Thần đồng 10 tuổi thi đỗ ĐH, giáo sư cũng thán phục - Than dong 10 tuoi thi do DH giao su cung than phuc - VTC News - Hơi thở cuộc sống - Hoi tho cuoc song

09/07/2010 06:00

(VTC News) - Tờ Tinh báo ngày 8/7 đưa tin, thí sinh nhỏ tuổi nhất trong kỳ thi đại học vừa qua tại Trung Quốc, Tô Lưu Dật, 10 tuổi đã đỗ vào Đại học Công nghệ Nam Phương.

Tin này đã được ông Chu Thanh Thời, Hiệu trưởng nhà trường xác nhận. “Dật là cậu bé có tư chất rất thông minh, nếu đào tạo tốt rất có khả năng em sẽ trở thành nhân tài kiệt xuất”, ông Thời cho hay.

Thí sinh 10 tuổi thi đỗ đại học với 566/750 điểm

Thí sinh Tô Lưu Dật trong buổi phỏng vấn trực tiếp với một giáo sư của Đại học Công nghệ Nam Phương.

Kỳ thi đại học tổ chức trên phạm vi toàn Trung Quốc hàng năm diễn ra vào ngày 7, 8 tháng 6 luôn trở thành tâm điểm chú ý của các bậc phụ huynh và các thí sinh vừa rời ghế nhà trường phổ thông. Rất nhiều người quan niệm đại học là tấm vé đảm bảo cho con em họ bước vào đời và gặt hái thành công sau này nên ra sức ép con học thêm hết lớp này đến lớp khác.

Trong kỳ thi đại học năm nay, cái tên Tô Lưu Dật đã được báo giới và dư luận Trung Quốc hết sức chú ý. Thí sinh này sinh năm 2000, tính đến thời điểm dự thi em mới 10 tuổi nhưng vẫn xin ba mẹ cho đi thi đại học. Dật đăng ký thi vào trường Đại học Công nghệ Nam Phương.

Không phải đến lúc Dật đăng ký dự thi và thi đỗ đại học người ta mới chú ý đến cậu. Sức học và tư chất thông minh của cậu bé này khiến nhiều thày cô giáo phải khâm phục vì chưa từng gặp học sinh nào chỉ học đúng 2 ngày rưỡi bậc tiểu học, một năm cấp 2, một năm cấp 3, 10 tuổi thi đại học.

Mẹ Tô Lưu Dật đưa con trai 10 tuổi đi thi đại học.

Chế độ tuyển sinh đại học hiện hành ở Trung Quốc chia ra hai cấp, cấp toàn quốc do Bộ Giáo dục ra đề và tổ chức thi, chấm điểm, cấp tỉnh do các tỉnh tự ra đề.

Để có thể trở thành sinh viên đại học, các thí sinh phải trải qua kỳ thi 5 môn, ban xã hội thi văn, toán, ngoại ngữ, sử, địa; ban tự nhiên thi 5 môn văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, hóa học. Thang điểm tối đa cho một môn là 150, 5 môn là 750 điểm.

Tô Lưu Dật đăng ký thi khối tự nhiên và được 566 điểm, với số điểm này em chưa đủ đỗ vào Đại học Sơn Đông mà cậu bé mơ ước nhưng lại thừa điểm vào Đại học Công nghệ Nam Phương, Đại học Giao thông Tây An theo nguyện vọng 2.

“Cậu bé này tư chất rất thông minh, chúng tôi quyết định nhận cậu ấy!”

Mặc dù có số điểm khá cao như vậy nhưng trước khi nhận Tô Lưu Dật nhận được thông báo trúng tuyển, ngày 2/7 vừa qua Đại học Công nghệ Nam Phương đóng tại Thâm Quyến đã tổ chức một buổi phỏng vấn trực tiếp thí sinh nhỏ tuổi này.

Đích thân ông hiệu trưởng Chu Thanh Thời và một số giáo sư từ Hồng Kông qua để kiểm tra năng lực tư duy, sức tưởng tượng, trí nhớ, sức sáng tạo và các kiến thức văn hóa cơ bản. Phỏng vấn kết thúc, Hiệu trưởng Thời quyết định nhận cậu thí sinh 10 tuổi này vào học tại trường ông: “Cậu bé này tư chất rất thông minh, chúng tôi quyết định nhận cậu ấy!”.

Thần đồng 10 tuổi này rất thích đọc sách.

Trong buổi phỏng vấn này, Tô Lưu Phần tỏ ra đặc biệt xuất sắc về toán học khiến các giáo sư phải giật mình. Tuy nhiên về các môn xã hội thì kiến thức của em chưa “tương xứng” với những gì em biết về toán, lý, hóa, vi tính. Có lẽ một phần là do đam mê các môn tự nhiên, một phần là cách học lệch, dạy lệch của giáo viên.

Thi đỗ vào Đại học Công nghệ Nam Phương nhưng Dật không học cùng các anh chị sinh viên khác mà sẽ vào lớp tài năng đặc biệt nhà trường mở để thi tuyển học sinh lớp 11 xuất sắc ở các trường phổ thông, mỗi năm trường chỉ lấy 50 chỉ tiêu trên toàn quốc. Tô Lưu Dật sẽ là một và là sinh viên nhỏ tuổi nhất trong số 50 sinh viên tài năng ấy.

Sinh ra trong gia đình lao động bình thường như bao gia đình khác ở Thái An, Sơn Đông, cậu bé Tô Lưu Dật cũng bình thường như những đứa trẻ khác. Chị Lưu Hân Hân, mẹ bé Dật cho biết cậu bé học nói rất nhanh, chưa đầy một tuổi đã nói được cả câu liền mạch. Hàng ngày sau giờ làm, vợ chồng chị thường xuyên chơi và dạy chữ cho bé.


Nhiều người, đặc biệt là giới báo chí đều gọi Dật là thần đồng và ai cũng khâm phục thành tích tuyệt vời của cậu với 566/750 điểm đại học ở độ tuổi lên mười, tuy nhiên chị Hân không cho rằng cậu bé là thần đồng. “Tất cả chỉ là do cháu ham học, thấy vui vẻ và hứng thú trong học tập, rèn luyện thường xuyên nên mới có được kết quả đó.”, người mẹ chia sẻ.

Bình thường, trí nhớ của Dật cũng như các bạn cùng trang lứa, tuy nhiên cậu bé lại rất chăm chỉ luyện tập và tỏ ra thích thú khi nhận mặt chữ, học từ mới và các kiến thức khác từ thấp đến cao do chính ba mẹ cậu dạy. Đến tuổi đi mẫu giáo, chỉ được nửa buổi là cậu nằng nặc đòi về, thấy con không thích bố mẹ Dật để cậu ở nhà và tự dạy các kiến thức cho con.

Sách và laptop là hai thứ không thể thiếu được đối với Tô Lưu Dật.

Năm 2007, Tô Lưu Dật bước vào lớp 1 trong khi kiến thức của cậu đã vượt xa các anh chị lớp 3, lớp 4 rất nhiều. Bố mẹ cậu đề nghị cho Dật học thẳng lên lớp 5 nhưng rất nhiều trường không nhận, mãi sau đó một trường tiểu học cách nhà 3 km đồng ý cho cậu vào học lớp 5 sau khi đã kiểm tra kiến thức các môn.

Chỉ 1 năm, toàn bộ kiến thức cấp 2 cậu đã học xong, tháng 9/2008 Dật thi vào trường cấp 3 Thái An 2 và cũng chưa đầy 1 năm thì học hết chương trình phổ thông trung học nên đành ở nhà tự học tiếp. Tô Lưu Dật đặc biệt thích học tin học, cũng chỉ mất 1 năm cậu đã học xong 10 loại ngôn ngữ lập trình và tự thiết kế phần mềm, website cho riêng mình.

Vào phòng cậu bé, chỗ nào cũng thấy sách. Có thể nói sách và laptop là hai thứ không thể thiếu của cậu. Có thể nhiều người nghĩ Dật là thần đồng, nhưng với cậu thần đồng hay không không quan trọng, quan trọng hơn cả là ham học, thích học và cậu học rất chăm chỉ, nghiêm túc.

» "Thần đồng" 3 tuổi ước mơ được đi học
» Nghẹn lòng giấc mơ của "thần đồng" bị lãng quên
» Thần đồng 2 tuổi có chỉ số IQ bằng... Einstein
» Thần đồng 8 tuổi biết 11 ngoại ngữ, soạn 44 bản nhạc
» Sự thật vụ 2 cô giáo mầm non “hành hạ” thần đồng
» Tìm hiểu luật chơi Thần đồng đất Việt
» Thần đồng Đất Việt: Khai hội trong tiếng trống trường
» Thần đồng Đất Việt – “Khai hội” trong tiếng trống trường
» "Thần đồng" 5 tuổi được đặc cách vào học lớp 1
» CLB Thần đồng Đất Việt: Tiếp cận mô hình lớp học thế giới
» “Thần đồng” ghi-ta 9 tuổi
» Thần đồng 19 tuổi trở thành “giáo sư trẻ nhất thế giới”
» Trò chuyện với thần đồng văn chương Mỹ

Hồng Vũ (Theo Tinh báo)

Khốn khổ với những chủ nhà trọ quái đản

- Kì thi đại học khối A chỉ kéo dài có ba ngày. Tuy nhiên, ba ngày đó đủ cho nhiều thí sinh và người nhà phải đối diện với biết bao gian nan vì gặp phải những chủ nhà trọ quái đản.
Có nhà trọ vẫn phải “vất vưởng
Có nhà trọ nhưng vẫn phải bơ vơ cả ngày, đó là trường hợp của thí sinh Phạm Thị Nga- quê Nam Định. Nga dự thi vào khoa Tin, ĐH Sư phạm Hà Nội. Nga giấu bố mẹ chuyện em đi thi vì: “Bố mẹ em không muốn con gái vất vả. Với lại lần thi này em cũng không tự tin lắm, nếu đỗ thì là một bất ngờ cho bố mẹ, nếu trượt cũng chỉ mình em biết”- Nga chia sẻ.
Một mình lên thủ đô ứng thí, Nga phải tằn tiện hết mức cho mấy ngày thi. Và tất nhiên, kinh phí cho việc thuê nhà trọ cực kì eo hẹp.
Mô tả ảnh.
Gia đình em Lê Viết Huy thở phào vì tìm được chỗ ở ổn định
Để tiết kiệm tiền, Nga đã xin đến ở “nhờ” nhà trọ với một người bạn đang học năm nhất trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Gọi là ở nhờ, nhưng Nga vẫn phải nộp cho bà chủ nhà trọ 30 nghìn đồng/ ngày. Nhà trọ là một căn phòng ngột ngạt, nóng nực ở khu HITC. Thế nhưng Nga vẫn bị bà chủ nhà bắt bẻ đủ điều.
“Chỉ có một ba lô quần áo sách vở mà bà chủ nhà đã cằn nhằn, lườm nguýt. Em không dám về ăn cơm và nghỉ trưa vì bà ta đã quy định chỉ được về ngủ vào buổi tối” – Nga tâm sự. Trót đóng tiền cả mấy ngày cho chủ nhà, nên Nga đành cắn răng chịu đựng. Sáng 3/ 7 sau khi làm thủ tục dự thi, Nga không về phòng trọ với bạn mà lặng lẽ vào khuôn viên kí túc xá ĐH Sư phạm nghỉ trưa.
4/ 7 là ngày thi đầu tiên, trời nóng và oi bức nhưng Nga không dám về phòng trọ, dù chỉ để rửa mặt cho tỉnh táo. “Em vào quán nước ngồi, uống một cốc trà đá mà được ngồi quạt mát, nghỉ qua buổi trưa là rẻ lắm rồi” - Nga tỏ ra khá vui vì “sáng kiến” này của mình.
Cùng cảnh vật vờ ngoài đường chỉ vì chủ nhà khó tính là trường hợp của Hoàng Thị Ngân- quê Phú Thọ. Ngân thuê ở ghép cùng một chị sinh viên trên đường Xuân Thủy, gần điểm thi vào ĐH Quốc gia. Được chị cùng phòng rỉ tai trước về độ “dã man” của chủ nhà trọ nhưng em vẫn liều thuê vì phòng rẻ, đi lại thuận tiện. Thế nhưng, mới dọn vào sáng mùng 2/7, chiều mùng 3/7 Ngân đã phải khăn gói đi tìm chỗ trọ khác.
“Chỉ vì lúc phơi quần áo, em vô ý để nước nhỏ xuống tầng dưới, ướt quần áo đang phơi của bà chủ. Em đã xin lỗi nhưng bà ta vẫn mắng nhiếc rồi đuổi thẳng. Tiền trọ em đặt cược trước bà ta chỉ trả lại một nửa”, Ngân ngậm ngùi giải thích.
Nhiều thí sinh lần đầu ra Hà Nội nên bị chủ nhà trọ bắt nạt. Không có người quen lại nhút nhát, các em đành cay đắng nhận về mình những thiệt thòi.
Tan tác vì chủ trọ… quái đản
Gặp phải chủ nhà quái dị, nhiều thí sinh và cả phụ huynh đưa con đi thi đã rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.
Mô tả ảnh.
Em Phạm Thị Nga không dám về nhà trọ mà phải nghỉ trưa trên ghế đá trong KTX  ĐH Sư Phạm.
Nguyễn Văn Linh ở Yên Dũng, Bắc Giang tay xách nách mang một bên ba lô, một bên túi xách, đi bộ mấy cây số từ chợ Mỹ Đình lên kí túc xá HV Báo chí để thuê phòng trọ. Linh kể: “Em đi với một người bạn nữa cùng quê. Trước đó hai tuần chúng em đã lên thăm trường, được bạn học ở ĐH Thương mại rủ về ở “ké”.
Lần đi “tiền trạm” đó Linh ở lại Hà Nội ba ngày cùng phòng với bạn và không có chuyện gì xảy ra, cũng không bị bắt đóng góp bất cứ khoản nào nên các em rất yên tâm. Không ngờ đến khi lên thi đại học, vào ở thì lại đầy chuyện rắc rối.
“Mới ở được một đêm thì hôm sau chủ nhà lên “xua” hết chúng em ra, mặc kệ bạn em giải thích, xin xỏ và năn nỉ được đóng tiền nhà”- Linh vừa thở dài vừa thuật lại vụ ba người bạn bị “chia cắt tan tác” ngay sát ngày thi.
“Thảm” không kém gì Linh là trường hợp của gia đình em Lê Viết Huy (quê Quỳnh Phụ, Thái Bình). Huy thi vào ĐH Sư phạm, được cả bố và mẹ “hộ tống” lên Hà Nội.“Nhà cũng chẳng khá giả gì, nhưng một người đưa con đi, người kia ở nhà nóng ruột. Thôi thì cùng đi với cháu cho nó yên tâm, biết đâu lại làm bài tốt hơn”- bố Huy bộc bạch.
Thương con thì làm vậy, nhưng rút cục mong muốn được cùng sát cánh bên con mấy ngày thi của hai vợ chồng đã không thành, chỉ vì bà chủ nhà trọ… tai quái.
“Tôi được giới thiệu đến thuê phòng ở đường Xuân Thủy - Cầu Giấy với giá 250 nghìn trong ba ngày, phòng ở khép kín, giá cả phải chăng, rất phấn khởi. Ai ngờ, ba vợ chồng con cái dọn đồ, sắp xếp đâu vào đấy hết cả thì bà chủ nhà đột ngột bảo: Chỉ được trọ hai người. Dù chúng tôi xin được đóng thêm tiền trọ nhưng bà ta không đồng ý, bắt tội nhà tôi 9h tối còn gọi điện cho người quen ở tận Hoàng Mai xin “trú thân” nhờ”.
Ngay hôm sau, đợi con hoàn tất thủ tục dự thi, bố mẹ Huy lại tất tả vào kí túc xá của trường hỏi thuê phòng lần thứ hai. “Như thế này mới yên tâm, chứ ba vợ chồng con cái dắt díu nhau lên Hà Nội để rồi mỗi người một nơi thì còn ra sao nữa!”- bố em Huy cho hay.
Phải đến lúc được thảnh thơi cùng ngồi hóng mát trong khuôn viên trường, cả gia đình Huy mới thở phào nhẹ nhõm: Thi đại học đúng là không đơn giản!
  • Quỳnh Anh - Vân Anh

Hãi hùng “công nghệ” trồng rau muống

thanhnien.com.vn:
05/07/2010 2:30 
Pha nhớt thải và nước rửa chén
Rau muống là loại rau phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Nhưng ít ai ngờ mớ rau non mởn, bắt mắt lại được không ít người trồng rau ở TP.HCM sử dụng những thuốc cấm, thuốc kích thích tăng trưởng..., thậm chí cả nhớt thải để mau thu hoạch.

 Xem video clip
Được ông chủ tên T., chuyên đi thu gom rau đồng ý, PV Thanh Niên đã cùng đi thu gom rau từ các làng rau muống ở Bình Mỹ (Củ Chi), Đông Thạnh (Hóc Môn) và khu Gò Sao (Q.12) để giao cho các công ty, xí nghiệp. Từ đây, PV làm quen được với một số người dân có thâm niên trong nghề trồng rau muống với mục đích ghi nhận “công nghệ” trồng rau muống của họ. Trong các mối cung cấp rau của T., PV "kết bạn" được rất nhiều, nhưng trong đó H. ở khu Gò Sao (P.Thạnh Xuân, Q.12) là người có thâm niên nhiều nhất trong nghề trồng rau muống.

 
Pha thuốc với nước - Ảnh: Hoài Nam
Nhớt thải và nước rửa chén
H. và vợ từ Thanh Hóa vào TP.HCM mướn 6 công ruộng trồng rau muống từ 10 năm trước. Những năm đầu, vợ chồng H. sinh hoạt tại chòi lá sát với ruộng rau, nhưng 3 năm sau đã tậu được một miếng đất và thêm một năm nữa thì xây được căn nhà cấp 3, có diện tích gần trăm m2 và đón hai con từ quê vào ở ăn học. Hỏi về chuyện trồng rau, H. nói gọn: "Cứ khoảng 16 đến 20 ngày là thu hoạch một lứa, nhưng có 4 công đoạn để bón các loại thuốc". Khi được hỏi thuốc gì thì H. chỉ cười, bảo "đó là bí quyết của dân trồng rau".
Để nắm bắt cho được quy trình làm rau muống của H., cứ vài ngày tôi lại ghé cùng H. "nói chuyện về rau". Cứ thế, sau nửa tháng tôi phát hiện quy trình làm rau muống sử dụng thuốc "đa năng".
Theo H., rau muống chỉ phải cấy một lần gốc, rồi cứ thế thu hoạch. Nhưng từ khi "kích hoạt mau ra rễ" đến khi thu hoạch phải học thuộc 4 công đoạn "đánh thuốc" (hay gọi là tưới, phun, xịt) cho rau theo trình tự: gốc rau mới cắt xong, đợi cho nhú mầm sẽ tưới lên một lớp nhớt thải của xe máy pha nước rửa chén. Sau một ngày tưới nhớt, các loại phân kích thích gốc, rễ, mầm, chồi và các loại thuốc sâu được hòa chung để tưới thêm. 5 ngày sau, các loại thuốc như mềm cọng, dưỡng cọng, mập cọng, đẹp lá... tiếp tục được sử dụng (nếu có sâu sẽ đánh thêm thuốc sâu).
Trước khi thu hoạch 3 ngày, một loại thuốc "siêu vượt" sẽ được tung vào ruộng rau, nhưng đây vẫn chưa phải là lần cuối, bởi buổi chiều cắt rau thì buổi sáng họ sẽ tưới thêm một lớp mỏng thuốc gọi là "đánh trắng rau"...


Nhiều người dân ở Bình Mỹ còn cho biết nếu đem rau đi bỏ mối thì tưới thuốc mềm cọng, mập cọng 1 lần hoặc thuốc "mo" tùy theo ý thích. Còn rau bán chợ tưới 2 lần. Riêng rau bào (tức loại dùng bào nhỏ thành từng sợi) tưới đến 3 lần trước khi cắt 3 ngày, mỗi lần tưới cách nhau 1 ngày.

Mặc dù nắm bắt khá tường tận về quy trình làm rau muống nhưng để kiểm chứng thực tế, một ngày khác tôi tiếp tục đeo bám H. ra tận ngoài ruộng rau. Vừa trò chuyện với tôi, H. vừa xách can nhớt thải có màu đen óng ánh chiết ra chiếc ca nhựa rồi đổ vào thùng (loại thùng sơn nước). Tiếp đến H. lấy can có chứa nước rửa chén cũng chiết ra nửa ca rồi đổ vào thùng. Dùng ca khuấy đều hai chất "đen", "vàng" này với nhau, H. múc nước cặn đen xì ở rìa ruộng rau đổ vào thùng. Dùng ca khuấy đều lên rồi cứ thế H. cầm ca múc từng tí nước tổng hợp ở trong thùng té đều khắp ruộng. "Dùng nhớt thải và nước rửa chén trị bọ rầy cực kỳ hiệu quả", H. khoe.
Thuốc "đa năng"
Cứ như vậy, H. tưới nhớt thải đến đâu vợ H. dùng một cây gỗ lớn kéo lần lượt cho mầm rau nằm xẹp xuống ruộng đến đó. Thấy lạ, tôi hỏi tại sao phải kéo để mầm rau nằm xẹp xuống, H. giải thích kéo như vậy thì mầm rau nào cũng ngấm nhớt đều.
Thực hiện việc tưới nhớt xong, H. tiếp tục đến mảnh ruộng mới tưới nhớt trước đó một ngày để làm công đoạn của bước 2. Tại đây tôi thấy H. lấy 3 chai thuốc sâu từ trong bịch bóng màu đen cùng với 3 gói thuốc gì đó bỏ vào thùng. Sau đó H. múc nước vào thùng và khuấy đều lên tạo thành thùng thuốc đa năng, rồi lần lượt múc từng ca tưới lên ngọn rau. Cứ mỗi thùng (khoảng 20 lít) tưới được một mảnh ruộng ước chừng hơn 100m2.
Xong bước 2, lại tiếp tục đến mảnh ruộng mà ngày hôm trước tưới lần 2 để "đánh" thuốc lần 3. Ở mảnh ruộng này rau đã lên cao trên 25 cm, H. dùng "tổ hợp" thuốc mềm cọng, mập cọng, trắng cọng, dưỡng lá, diệt sâu bọ...

 
Phun bằng máy ở Bình Mỹ (Củ Chi, TP.HCM) - Ảnh: Hoài Nam
Tưới xong mảnh ruộng này, H. đến mảnh ruộng kế tiếp để... tưới thuốc lần 4. Rau ở đây đã non mởn, lá, cọng rất đẹp và bắt mắt, nhưng H. bảo 3 ngày nữa mới đến lượt cắt, vì vậy "hôm nay phải sử dụng viên độc". Vừa nói H. vừa xé vỏ giấy lấy ra một viên thuốc to như viên C sủi bỏ vào thùng. "Viên này rất hiệu quả, chỉ cần đánh buổi sáng là buổi chiều toàn bộ lá rau dựng ngược lên để vượt. Sau 3 ngày không cắt kịp phần ngọn sẽ cuốn lại. Vì vậy khi đánh thuốc là phải cắt bằng hết", H. nói. Giải thích xong H. bỏ thêm một số gói thuốc khác vào thùng rồi múc nước đổ vào, viên thuốc "siêu vượt" kia sủi ùng ục. H. đợi cho tan đều rồi múc từng ca tưới lên rau.
Tưới xong thuốc đợt 4, tôi cứ tưởng đây là công đoạn cuối cùng, nhưng H. bảo còn phải tưới thêm một lần thuốc nữa cho ruộng rau cắt vào buổi chiều. Nói rồi H. lấy kéo cắt một gói thuốc nhỏ xíu, cỡ 5x4 cm, khoảng 10g bỏ vào thùng. Múc nước đổ vào thùng và tưới xong, H. mới tiết lộ đó là thuốc "tốt lá, sáng màu...".
Chứng kiến H. sử dụng nhiều loại thuốc cho các công đoạn trồng rau muống tôi không khỏi rùng mình. Nhưng ám ảnh nhất là viên thuốc "siêu vượt" được H. sử dụng cho ruộng rau chuẩn bị thu hoạch và loại thuốc "tẩy trắng" rau có tên gọi là "mo". Tôi không tin viên "siêu vượt" kia có thể khiến cho độ tăng trưởng "vượt bậc" như lời H. nói nên buổi chiều đã lẻn ra ruộng kiểm chứng lại thì quả thật, cả ruộng rau lá đều dựng đứng bên dòng nước sền sệt đen xì.

Một cọng rau "cõng" 5 lần thuốc
Lần 1: Khi rau mới cắt xong, đợi cho nhú mầm sẽ tưới lên một lớp nhớt thải của xe máy pha nước rửa chén.
Lần 2: Sau một ngày tưới nhớt, các loại phân kích thích gốc, rễ, mầm, chồi và các loại thuốc sâu được hòa chung để tưới lên rau.
Lần 3: Cách từ 5 đến 7 ngày sau các loại thuốc như mềm cọng, dưỡng cọng, mập cọng, đẹp lá (nếu có sâu sẽ đánh thêm thuốc sâu) được sử dụng.
Lần 4 (gọi là đánh đi): Trước khi thu hoạch 3 ngày một loại thuốc "siêu vượt" và thuốc đánh trắng làm cho mềm cây (dùng thuốc "mo", hoặc thuốc trắng cọng) sẽ được tưới đều vào ruộng rau.
Lần 5 (gọi là đánh lại): Trước khi cắt 1 ngày tưới một lượt thuốc mo để đánh trắng rau, hoặc thuốc trắng lá.
Điều tra của Hoài Nam