Mỹ, Trung bất đồng quân sự sâu sắc

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Bảy, 16/07/2011, 07:54 (GMT+7)

Đô đốc Mỹ Mike Mullen: Mỹ, Trung bất đồng quân sự sâu sắc

TT - Trong chuyến thăm Trung Quốc ba ngày, tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - đô đốc Mike Mullen và các quan chức quân đội Trung Quốc đã cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự hai nước. Thế nhưng khi vừa rời Bắc Kinh, đô đốc Mullen khẳng định hai bên vẫn còn quá nhiều khác biệt.

Đằng sau cái bắt tay thân thiện giữa đô đốc Mike Mullen và tướng Trần Bính Đức là sự nghi kỵ sâu sắc - Ảnh: Reuters

Theo Fox News, tại cuộc họp báo ở Tokyo (Nhật), nơi ông kết thúc chuyến thăm châu Á, đô đốc Mullen cho biết các cuộc đối thoại giữa ông và giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc “nhìn chung là tích cực”.

Chuyến thăm của ông Mullen là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo quân đội Mỹ đến Trung Quốc trong vòng bốn năm qua. Mục tiêu là thúc đẩy trao đổi, đối thoại nhằm giảm căng thẳng đang gia tăng giữa hai nước về việc Trung Quốc ồ ạt tăng cường sức mạnh quân sự.

Còn một quãng đường dài

Đô đốc Mullen cho biết ông hài lòng về việc trao đổi với tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bính Đức, nhưng thừa nhận chuyến thăm đã phơi bày những bất đồng sâu sắc giữa hai nước.

“Vẫn còn một quãng đường rất dài - Fox News dẫn lời đô đốc Mullen - Sự khác biệt giữa hai bên là quá lớn”.

Những dấu hiệu của sự bất đồng thể hiện rất rõ. Trong cuộc gặp hôm 11-7, như Tân Hoa xã đưa tin, ông Trần Bính Đức chỉ trích Washington đã đổ quá nhiều tiền vào quân đội dù đang đối mặt với suy thoái kinh tế.

Ông Trần cho rằng Mỹ đã thổi phồng “mối đe dọa Trung Quốc” bởi cho rằng Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ xét về sức mạnh quân sự. Ông Trần khẳng định Trung Quốc đầu tư vào quốc phòng vì mục đích tự vệ. Tuy nhiên, đô đốc Mullen đã tỏ rõ sự nghi ngờ khi nhấn mạnh: “Hãy còn quá sớm để nói Trung Quốc sẽ đi đến đâu với sức mạnh quân sự của họ. Họ nói đầu tư quân sự mang mục đích tự vệ. Chúng ta hãy chờ xem sao”.

Theo đô đốc Mullen, các hành động của Bắc Kinh thời gian qua, đặc biệt trên biển Đông, đã gây quan ngại về ý đồ quân sự của Trung Quốc. Không chỉ gây căng thẳng với Việt Nam và Philippines trên biển Đông, Trung Quốc còn xung đột với Nhật và Hàn Quốc về vấn đề lãnh hải.

Ông cho biết Washington lo ngại việc Trung Quốc phát triển công nghệ tên lửa, vệ tinh quân sự và các hoạt động của Bắc Kinh trên mạng Internet. “Mỹ sẽ không đi đâu cả - ông Mullen khẳng định như đã nói với các quan chức Trung Quốc - Chúng tôi đã hoạt động trên biển Đông nhiều thập niên qua và chúng tôi sẽ tiếp tục điều đó”.

Một cuộc đối đầu “lạnh”?

Báo New York Times dẫn lời một số chuyên gia quân sự quốc tế bình luận sự nghi kỵ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc là hoàn toàn có cơ sở. Gần đây, quân đội Trung Quốc công bố sẽ hạ thủy tàu sân bay đầu tiên, cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và đang đóng thế hệ tàu ngầm mới. Quân đội Trung Quốc thừa nhận đang phát triển loại tên lửa có khả năng bắn tàu địch từ khoảng cách xa gần 2.000km.

Các chuyên gia phân tích Mỹ xác định việc Trung Quốc tăng cường đầu tư quân sự nhằm cạnh tranh với sức mạnh quân sự Mỹ trên Thái Bình Dương, chống lại hạm đội 7 của hải quân Mỹ vốn đã thống trị Thái Bình Dương hơn nửa thế kỷ qua. “Mỹ không muốn có một kẻ thù như kiểu Liên Xô - New York Times dẫn lời chuyên gia Bonnie S.Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington - Nhưng Mỹ phản ứng với việc Trung Quốc không minh bạch về ý đồ và mục tiêu của họ”. Nhiều nhà quan sát cho rằng vũ khí của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích tấn công các mục tiêu Mỹ.

Trong khi đó, phía quân đội Trung Quốc và giới lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng Mỹ muốn cản trở Trung Quốc trên con đường trở thành một siêu cường khi Mỹ đưa phần lớn tàu sân bay từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ quân sự với Singapore và Úc, thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ, đối thủ lớn của Trung Quốc ở châu Á, và muốn can thiệp vào xung đột trên biển Đông...

“Lầu Năm Góc và quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất” - New York Times dẫn lời chuyên gia Dennis J.Blasko. Một số nhà quan sát Mỹ bi quan cho rằng chiến lược của Mỹ và Trung Quốc ngăn cản cơ hội hợp tác quân sự và ngoại giao thật sự. Một số thậm chí còn dự báo Mỹ và Trung Quốc có thể bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang như thời chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi thế khi đang dư thừa tiền bạc để mua vũ khí, trong khi Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.

HIẾU TRUNG



Thứ bảy, 16/7/2011, 14:18 GMT+7
Mỹ vẫn lo ngại trước căng thẳng ở Biển Đông

Đô đốc Mỹ Mike Mullen hôm qua tuyên bố Washington tiếp tục quan ngại trước tình hình căng thẳng gia tăng vì những tranh chấp ở Biển Đông.
Đô đốc Mike Mullen
Đô đốc Mike Mullen phát biểu trong buổi lễ trao huân chương tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo hôm qua. Ông nhận được vinh dự này từ Nhật hoàng Akihito nhờ những đóng góp cho quốc phòng Nhật Bản. Ảnh: AFP

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho hay chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tuần của ông rất có hiệu quả. Tuy nhiên, theo VOA, ông đồng thời nhấn mạnh rằng Washington muốn tiếp tục thể hiện sự quan ngại trước những động thái của Bắc Kinh, nhất là về việc nước này tăng cường sức mạnh quân sự.

Tuyên bố này được ông Mullen đưa ra khi tới thăm Nhật Bản. Ông sẽ ghé thăm vùng bị thảm họa động đất sóng thần tàn phá hôm 11/3. Hàng nghìn binh sĩ Mỹ đã tham gia cứu hộ nhân đạo sau thảm họa này.

Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Mullen đã ghé qua một số cơ sở quân sự của nước này và có cơ hội hiếm hoi được tận mắt xem các tàu ngầm cũng như tên lửa hạt nhân của cường quốc mới nổi.

Phát biểu sau chuyến thăm, ông Mullen nhấn mạnh rằng việc xây dựng mối quan hệ quân sự - quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là điều cần thiết, nhưng hiện nay những khác biệt vẫn còn rất lớn, theo AP.

Trong cuộc họp báo chung với người đồng nhiệm Trần Bỉnh Đức ở Bắc Kinh, đô đốc Mullen nhận từ Trung Quốc lời phàn nàn về quan điểm của Mỹ cho rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với hòa bình tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng từ cuối tháng 5 sau một loạt va chạm giữa các tàu của Trung Quốc với các tàu của Việt Nam và Philippines. Việt Nam tuyên bố những hành động của phía Trung Quốc nằm trong toan tính biến yêu sách đường 9 đoạn thành hiện thực.

Trong khi đó, Philippines thậm chí còn đòi đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc. Trong một động thái khác, Philippines cùng Mỹ tổ chức cuộc tập trận hải quân chung tại vùng biển Sulu, gần Biển Đông. Trong cuộc gặp với đô đốc Mullen hồi đầu tuần, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cho rằng cuộc tập trận của Mỹ cùng Philippines diễn ra trong thời điểm không phù hợp.

Cuộc họp của các bộ trưởng ASEAN cuối tuần này dự kiến sẽ bàn bạc về vấn đề Biển Đông. Báo chí Nhật cho hay theo tài liệu dự thảo tuyên bố chung mà họ có được, văn bản này đề cập đến việc các nước muốn sớm hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc đối với các bên liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông.

Phan Lê


bbc.co.uk
Cập nhật: 08:53 GMT - thứ bảy, 16 tháng 7, 2011
Đô đốc Mike Mullen (Hình: AP)

Đô đốc Mike Mullen phát biểu trong buổi họp báo ở Tokyo.

Quan chức quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ, người kết thúc không lâu chuyến thăm Trung Quốc và mới tới Nhật Bản, cho biết khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là rõ rệt và "hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn" là điều cần thiết nếu hai bên muốn phát triển một mối quan hệ tin cậy.

Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, phát biểu tại Tokyo hôm thứ Sáu, cho hay ông tin rằng chuyến thăm gần đây tới Trung Quốc đã giúp cải thiện giao tiếp và các mối quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và cường quốc châu Á đang phát triển nhanh chóng này.

Thế nhưng lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ nói thêm rằng sự tăng trưởng sức mạnh quân sự củaTrung Quốc là một vấn đề "quan ngại nghiêm trọng."

Và ông Mullen cũng cho rằng "hiện vẫn còn quá sớm" để nhận định liệu việc tăng tốc quân sự của Trung Quốc chỉ để phục vụ "mục tiêu đơn thuần là quốc phòng" hay không, như tuyên bố của quốc gia cộng sản này.

Ông Mullen đến thăm Nhật Bản sau khi ở thăm gần bốn ngày tại Trung Quốc và Hàn Quốc.

Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã đưa ra các nhận xét trên tại một cuộc họp báo ở Nhật Bản sau chuyến thăm Trung Quốc và đồng minh ở khu vực, Hàn Quốc.

'Chặng đường dài'

Đô đốc Mike Mullen (Hình: AP)

Đô đốc Mullen thăm các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (Hình: AP.)

Đề cập đến Trung Quốc, tướng Mullen nói: "Chúng tôi bắt đầu xây dựng một mức độ tin cậy. Hiện vẫn còn cả một chặng đường dài."

"Tôi hiểu rõ điều đó. Và tôi không hề ảo tưởng rằng chúng tôi đã hàn gắn được một thứ gì đó như là quan hệ đối tác với Quân Giải Phóng Nhân dân TQ (PLA,)

"Có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ làm được điều đó.

"Sự khác biệt giữa chúng tôi vẫn còn lại một cách hoàn toàn, nhưng việc thiết lập một mối quan hệ phải bắt đầu ở một điểm nào đó."

Trước đó, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc phê phán việc Hoa Kỳ có những cuộc tập trận chung ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Mike Mullen ở Bắc Kinh, Tướng Trần Bỉnh Đức có vẻ ám chỉ các cuộc tập trận hải quân gần đây của Mỹ với Philippines, Nhật và Úc.

Tại cuộc họp báo hôm 11/7, Tướng Trần Bỉnh Đức nói các cuộc tập trận chung là "không phù hợp".

Ông Mike Mullen là tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đầu tiên thăm Trung Quốc kể từ năm 2007 và chuyến thăm của ông diễn ra trong bối cảnh mà các nhà báo nói là quan hệ quân sự giữa hai bên lại một lần nữa bị thử thách qua vấn đề Biển Đông.

Trước chuyến thăm các nước khu vực Đông Á của ông Mullen không lâu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, từng cảnh báo hồi tháng Sáu rằng các cuộc đụng độ có thể nổ ra ở trong vùng Biển Đông, trừ khi các quốc gia có tranh chấp lãnh hải, thông qua được một cơ chế giải quyết tranh chấp của họ một cách hòa bình.

Biểu tình lớn tại Syria, ít nhất 32 người chết

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Bảy, 16/07/2011, 13:28 (GMT+7)

TTO - Có ít nhất 32 người bị giết sau khi lực lượng an ninh Syria nổ súng vào đám đông trong một số cuộc biểu tình rầm rộ chống chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad vào ngày 15-7, theo Reuter.

Những người biểu tình tập trung ở thủ đô Damascus - Ảnh: AFP

Hãng tin SANA của Syria cho hay hàng ngàn người biểu tình tụ tập trên khắp nước hô hào những khẩu hiệu chống chính phủ, yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad từ chức trong các cuộc biểu tình được cho là lớn nhất kể từ khi cuộc nổi dậy chống lại chế độ cầm quyền suốt 11 năm của ông Assad bắt đầu hồi tháng Ba.

AFP dẫn lời các nhà hoạt động cho biết khoảng 350.000 người đã biểu tình ở thành phố Deir Ezzor, trong khi 150.000 người khác tuần hành ở thành phố Hama và hàng nghìn người biểu tình ở khu vực Midan của thủ đô Damascus.

Nhiều người biểu tình đã bị bắn chết tại thành phố Daraa ở phía nam, thành phố Homs ở miền trung và tỉnh Idlib ở tây bắc Syria, và trong số 32 người bị giết, có ít nhất 23 người thiệt mạng tại thủ đô Damascus và vùng ngoại ô.

Các nhân chứng và các nhà hoạt động nói cảnh sát phản ứng bằng cách bắn đạn thật và hơi cay tại một số cuộc biểu tình, trong khi chính phủ tiếp tục tiến hành các chiến dịch trấn áp giới bất đồng chính kiến. Một nhân chứng cho AFP biết biết lực lượng an ninh Syria bắn đạn thật vào hàng nghìn người biểu tình ở trung tâm thủ đô Damascus.

Giới hoạt động tích cực kêu gọi người dân biểu tình phản đối vụ giam cầm hàng trăm người trong các cuộc đàn áp những người biểu tình. Lời kêu gọi biểu tình được đưa ra một ngày sau khi các nhà hoạt động nhân quyền Syria tố cáo các lực lượng chính phủ đã giết 6 người và bắt hơn 20 người trên toàn quốc hôm thứ tư.

Tin về số thương vong không được kiểm chứng một cách độc lập và Syria không cho phép truyền thông nước ngoài đến tác nghiệp tại các điểm nóng.

Trước đó, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên một các quan chức của Syria, trong đó có Tổng thống Bashar al-Assad của Syria và Iran có liên can đến các cuộc đán áp biểu tình chết người tại Syria. Các quan chức của Iran cũng bị tố giác là đã yểm trợ cho cuộc đàn áp của Syria.

Biện pháp trừng phạt của Mỹ là đóng băng tài sản của những người này đang có tại Mỹ và cấm các cá nhân hoặc công ty Mỹ làm ăn với những người đó.

Theo tờ Les Echos của Pháp, chính quyền Syria nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Iran, với 5,8 tỷ USD viện trợ, trong đó 1,5 tỷ USD được chuyển khẩn cấp để có một lực lượng hùng hậu nhằm đàn áp hàng ngàn người biểu tình.

DUY PHÚC

Hơn 30 nước công nhận phe đối lập ở Libya

Thanh Niên Online:

(TNO) Mỹ và hơn 30 nước khác đã chính thức công nhận phe đối lập của Libya là chính phủ hợp pháp của nước này vào hôm qua 15.7, theo AP.

Quyết định của các nước trên cũng đồng thời tuyên bố bộ máy cai trị của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi không còn hợp pháp nữa.

Phe nổi dậy với sự giúp sức của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chiếm nhiều vùng thuộc miền đông và các cửa ngõ miền Tây của Libya.


Người ủng hộ ông Gaddafi tuần hành ở Zintan, cách thủ đô Tripoli 150 km về phía đông, hôm 15.7 - Ảnh: AFP


Song nhà lãnh đạo Gaddafi, từ thành trì của ông ta ở Tripoli, thủ đô Libya, vẫn đang kiểm soát phần còn lại.

Các ngoại trưởng và đại diện khác của tổ chức "Nhóm tiếp xúc về Libya" gồm 32 quốc gia đã cho biết hôm 15.7 rằng: "Bộ máy cai trị của ông Gaddafi không còn bất kỳ quyền lực hợp pháp nào ở Libya. Ông ta cùng những thành viên trong gia đình phải ra đi".

"Nhóm tiếp xúc trên đã gửi đi một thông điệp rõ ràng cho ông Gaddafi rằng vị trí của ông ấy không còn hợp pháp và sẽ không có tương lai cho Libya nếu ông ta còn nắm quyền. Ông ta phải ra đi ngay lập tức", Bộ trưởng ngoại giao Anh William Hague phát biểu.

Các nước trên tuyên bố họ sẽ đối xử với lực lượng đối lập của Libya, Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC), như là một bộ máy chính quyền hợp pháp ở Libya.

Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ có thể sớm chuyển cho lực lượng đối lập một khoản tiền hơn 30 tỉ USD từ ngân sách thuộc bộ máy cai trị của nhà lãnh đạo Gaddafi vốn đang bị phong tỏa ở các ngân hàng Mỹ.

Nhiều nước khác được nói cũng sẽ thực hiện hành động tương tự.

Trí Quang

vietnamnet.vn:

Các lãnh đạo nổi dậy ở Libya vừa được Mỹ và các cường quốc khác công nhận như một chính phủ hợp pháp ở quốc gia Bắc Phi, một bước tiến lớn cho lực lượng đang cố hạ bệ Mummar Gaddafi này.

Các nước phương Tây cho biết họ cũng dự định tăng cường áp lực quân sự lên lực lượng của đại tá Gaddafi nhằm thúc ép ông này từ bỏ quyền lực sau 41 năm lãnh đạo Libya.

Một chiến binh nổi dậy giương vũ khí trong một cuộc trạm chán với lực lượng trung thành của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi ở ngoại ô Al-Briqa. (Ảnh: Reuters)

Việc công nhận quân nổi dậy, được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thông báo tại một cuộc gặp của nhóm tiếp xúc quốc tế về Libya ở Thổ Nhĩ Kỳ, là một bước tiến ngoại giao quan trọng, có thể giải phóng hàng tỷ đôla đang nằm trong các quỹ vốn đang bị đóng băng của Libya.

Quyết định trên được đưa ra giữa lúc có thông tin rầm rộ rằng Gaddafi đã cử các phái viên đi tìm kiếm một hồi kết qua thương lượng cho cuộc xung đột, mặc dù ông này vẫn tỏ ra kiên quyết trong các bài phát biểu công khai.

Trong một bài diễn văn được phát sóng trên truyền hình khi hàng nghìn người trung thành tập trung trong một cuộc biểu dương lực lượng, Gaddafi bác bỏ việc quốc tế công nhận quân nổi dậy.

"Coi khinh những công nhận đó, hãy giẫm đạp lên chúng bằng đôi chân của các bạn", Gaddafi nói với người ủng hộ. "Chúng không có giá trị".

Hội nghị ở Istanbul, với sự tham gia của hơn 30 nước và các tổ chức quốc tế, cũng công nhận một lộ trình mà Gaddafi phải từ bỏ quyền lực cùng các kế hoạch cho sự chuyển giao của Libya sang một nền dân chủ dưới sự lãnh đạo của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (TNC).

"Cho đến khi một chính quyền lâm thời có hiệu lực, Mỹ sẽ công nhận TNC như một chính phủ điều hành hợp pháp ở Libya, và chúng tôi sẽ làm việc với chính phủ này trên cơ sở đó", Ngoại trưởng Clinton nói.

Quyết định công nhận quân nổi dậy - lực lượng mở một chiến dịch quân sự kéo dài 5 tháng qua chống lại Gaddafi - có nghĩa là nhà lãnh đạo Libya không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải ra đi, Ngoại trưởng Italia Franco Frattini nói.

Phái viên đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ở Libya, Abdul Elah al-Khatib, sẽ được ủy quyền đưa ra các điều kiện để Gaddaf từ bỏ quyền lực song Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh rằng hành động quân sự chống Gaddafi nên được tăng cường cùng lúc đó.

Nhóm tiếp xúc Libya, được thành lập ở London hồi tháng 3, hiện đang cố gắng tìm ra một giải pháp chính trị thuyết phục Gaddafi từ nhiệm. Trong lần họp thứ 4 của nhóm, Trung Quốc và Nga, hai nước có quan điểm nhẹ hơn với Gaddafi, đã được mời tới tham dự song họ quyết định không liên quan.

Các nhà chức trách Mỹ cho hay, quyết định công nhận phe nổi dậy ở Libya là một bước quan trọng hướng tới giải phóng hơn 34 tỷ USD trong các tài sản Libya ở Mỹ song cảnh báo để dòng tiền được khơi thông thì cần phải có thời gian.

Thanh Hảo (Theo Reuters)

Google+ chạm mốc 10 triệu thành viên

Thanh Niên Online:
Dù chưa được chính thức tung ra thị trường nhưng mạng xã hội Google+ đã có 10 triệu người dùng - Ảnh: AFP
(TNO) Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn chạy thử nghiệm và chưa cho đăng ký rộng rãi nhưng theo ghi nhận của Google đến ngày 15.7, mạng xã hội Google+ của họ đã chạm mốc 10 triệu thành viên.

Theo AFP, ước tính mạng xã hội Google+ có khoảng 1 tỉ tin nhắn được các thành viên gửi đi mỗi ngày.

Vic Gundotra, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Google cho biết, với số lượng người dùng mà Google+ đạt được mặc dù chỉ trong giai đoạn thử nghiệm, hãng đang đi đúng hướng và sẽ hoàn thiện thật tốt sản phẩm trước khi chính thức tung ra thị trường.

Điểm mạnh của Google+ là định hình lại cách thức giao tiếp, cho phép người dùng tạo nên những nhóm (gọi là "Circle”). Các thành viên tham gia nhóm sẽ chia sẻ thông tin, nội dung hay chat video với nhau… Người dùng có thể mời thêm những người khác mà mình muốn gia nhập vào nhóm.

Gundotra lý giải, trong cuộc sống không phải mọi thông tin đều nên chia sẻ ngang hàng với nhau. Ví dụ: ta có thể chia sẻ điều gì đó với bạn bè mình nhưng không thể chia sẻ nó với gia đình mình. Điều này có thể gây ra những "hiểu lầm" mà Facebook đang vướng phải.

Google+ được công bố vào ngày 28.6 vừa qua và vẫn còn trong giai đoạn chạy thử nghiệm với số lượng người dùng giới hạn. Trong khi Facebook được thành lập từ tháng 2.2004, đến nay đã có khoảng 750 triệu người dùng toàn cầu.

Thành Luân



pcworld.com.vn
Thứ Ba, 12/07/2011 17:00 (GMT+7)




Đó là lời tuyên bố táo bạo về Google+ của doanh nhân thành đạt Bill Gross. Ông cho rằng Google+ sẽ thu hút 100 triệu người dùng nhanh hơn bất kỳ một một dịch vụ nào khác trong lịch sử.

Bill Gross là một nhà đầu tư năng động vào “hệ sinh thái” các sản phẩm ăn theo sự phát triển của mạng xã hội Twitter, vì vậy chúng ta hãy xem những suy nghĩ của ông về mạng xã hội mới mang tên Google+ này. Ông cũng không giải thích kỹ tại sao mình lại có một niềm tin như thế. Trên tài khoản Google+ của mình, Gross chia sẻ:

Bill Gross: Google+ sẽ là người chiến thắng thực sự trong tương lai.
”Tôi đoán lượng người dùng Google+ sẽ tăng từ 0 đến 100 triệu nhanh hơn bất kỳ dịch vụ nào. Dịch vụ này có mức độ đáp ứng tốt, kịp thời. Lượng người tham gia tăng nhanh kinh khủng. Có tin đồn rằng số người dùng đã lên tới 4,5 triệu người. Con số đó có thể là hơi quá. Trên thực tế có thể mới có 1 triệu, hoặc thậm chí thấp hơn, nhưng tôi cho rằng hiện giờ Google+ đã có hơn 1 triệu người tham gia.

Đây có lẽ là dịch vụ có số lượng người dùng tăng nhanh nhất (tính khoảng thời gian từ khi bắt đầu hoạt động đến mốc 1 triệu thành viên). So sánh trên cơ sở này có lẽ là không công bằng với các mạng xã hội khác như Facebook, Twitter và một số mạng khác ở giai đoạn đầu vì các công ty đó có quy mô nhỏ hơn nhiều so với Google. Mặc dù vậy vẫn phải thừa nhận sản phẩm này của Google được điều hành tốt và đang được rất nhiều người ưa chuộng.

Kết quả thế nào thì năm tới sẽ rõ. Chắc chắn sẽ diễn ra một cuộc chiến nóng bỏng giữa các mạng xã hội. Facebook và Twitter chắc chắn sẽ đổi mới và nâng cấp tính năng để cạnh tranh với Google+. Nhưng tôi có thể khẳng định rằng khi đó Google+ đã đủ lớn mạnh, và cách thức quản lý điều hành Google+ cho tôi thấy họ sẽ là người chiến thắng thực sự trong tương lai”.

Nguồn: Business Insider


Thứ Bảy, 16/07/2011 00:04 (GMT+7)


V.L

Sau 2 tuần ra mắt, Google+ được cho là đang thành công với sự hưng phấn của người dùng. Tuy nhiên, liệu điều này có hứa hẹn một tương lai, hay chỉ là bong bóng công nghệ trong chốc lát?

Google+, mạng xã hội mà Google dày công nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng đã thu được kết quả tốt với số lượng người dùng dự tính vào khoảng 10 triệu người chỉ sau 2 tuần đầu tiên. Quan trọng hơn, sự tương tác trên Google+ rất cao, khi người dùng thông báo rằng họ nhận được nhiều phản hồi trên Google+ hơn so với khi chia sẻ nội dung ở Twitter hay Facebook. Rõ ràng là Google+ đã tạo được đà rất tốt.

Tuy nhiên, dường như chính kết quả này lại đang làm “mờ mắt” những người sử dụng Google+ cũng như dư luận nói chung. Một thực tế là: Những người dùng hiện tại mà Google+ đạt được hầu hết là thuộc nhóm người dùng sẵn sàng tiếp nhận sớm. Trong khi đó, cần nhớ rằng nhóm người dùng ban đầu, mặc dù quan trọng, không hẳn là sự dự báo đáng tin cậy cho thành công lâu dài của một mạng xã hội.

Không ít các dịch vụ xã hội đã có những thành công tương tự với sự hưng phấn của những người dùng đầu tiên như thế. Hãy nhớ lại điều gì đã xảy ra với chúng và liệu điều đó có giống với tương lai của Google+?

Có lẽ bạn đã nghe về khái niệm “chu trình tiếp nhận công nghệ” (technology adoption lifecycle) và biểu đồ hình chuông của Rogers. Đây là một mô hình xã hội học được phát triển từ những năm 1950 để dự đoán về sự lan truyền thông thường của việc tiếp nhận công nghệ. Theo đó, trong bất kỳ trường hợp nào, thông thường những người tạo ra cái mới và lớp người dùng sớm sẽ chiếm 16% lượng công chúng đầu tiên của số người chấp nhận công nghệ mới. Họ có xu hướng chấp nhận rủi ro, và trở thành những người đi đầu trong cộng đồng khi thử những cái mới. Tuy nhiên, vẫn còn đến 84% công chúng cân nhắc chấp nhận của công nghệ mới.

Sơ đồ miêu tả sự thay đổi của số lượng người tiếp nhận cái mới theo từng thời kỳ. Nguồn: Wikipedia.
Hãy thử đặt con số này vào trường hợp của Facebook và Google+ bây giờ. Theo tuyên bố mới nhất của Zuckerberg vào tuần trước, Facebook đạt mức 750 triệu người dùng và có thể coi đây là số lượng tới hạn (critical mass). Giả sử 750 triệu người dùng là quy mô tiềm năng của việc tiếp nhận một dịch vụ truyền thông xã hội, thì Google+ cần đến 120 triệu người dùng thuộc nhóm sẵn sàng tiếp nhận đầu tiên (16% của 750 triệu). So sánh với số lượng người dùng hiện tại trên Google+ (khoảng 10 triệu, theo thông báo mới nhất từ Google+) sẽ thấy phía trước dịch vụ này vẫn còn một chặng đường dài.

Nhóm người dùng đầu tiên sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới là đối tượng rất cần để có thể thử nghiệm sản phẩm. Mọi sản phẩm đều bắt đầu với 1 lớp người dùng ban đầu, cho dù đôi khi chỉ là sự khởi đầu cho một nhóm người dùng nào đó (chẳng hạn, Facebook lúc đầu là 1 mạng xã hội cho sinh viên đại học).

Tuy nhiên, liệu lượng người dùng ban đầu có phải là một chỉ số tin cậy đánh giá cho những thành công tương lai của 1 sản phẩm công nghệ? Dưới đây là một số ví dụ về một vài sản phẩm công nghệ từng rất huyên náo với số đông người dùng đầu tiên sẵn sàng chấp nhận công nghệ mới.

Năm 2008 và 2009 là thời kỳ mà FriendFeed nổi đình nổi đám. Hệ thống các bài viết và luồng tin tức theo thời gian thực với các bình luận dài của họ từng là sáng kiến hấp dẫn (mà giờ đã trở thành một chuẩn mực trên Facebook và Google+). Giới công nghệ đã dự đoán rằng FriendFeed sẽ trở thành một sản phẩm đặc biệt, có thể đánh gục đối thủ cạnh tranh, vì lúc đó dịch vụ này thu hút được rất nhiều sự quan tâm, thậm chí đến mức sùng bái. Tuy nhiên, nó lại không bao giờ trở thành một xu hướng. Năm 2009, Facebook mua FriendFeed với cái giá 50 triệu USD. Có vẻ như đây là một cửa đi có lợi. Nhưng nếu so sánh với GrouponZynga, những công ty đang đệ trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với giá trị có thể lên đến 20 tỉ USD, thì FriendFeed rõ ràng là không chuyển được lượng người dùng chấp nhận sớm thành một trào lưu.

Quora là một ví dụ khác. Được khởi xướng bởi một thành viên đồng sáng lập Facebook là Adam D’Angelo, Quora hoạt động như một mạng hỏi đáp (Q&A) xã hội. Cuối năm ngoái, Quora cũng tạo ra không ít "sóng gió" trên Internet. Nhưng sau đó, những lời bàn tán xung quanh Quora cũng dần im ắng, và Quora lại quay trở về với vị thế của một trang hỏi đáp thông thường. Mức tăng trưởng người theo dõi (follower) liên tục giảm sút từ tháng 5/2011. Có vẻ như Quora cũng chịu những tác động từ hiệu ứng Robert Scoble – một blogger nổi tiếng - khi mà nhân vật này vẫn là một thành viên có số follower nhiều nhất trên Quora. Tất nhiên vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về Quora, nhưng rõ ràng đây là một minh chứng cho tính hay thay đổi của nhóm người sử dụng ban đầu.

Trong khi đó, Twitter lại là một ví dụ để nói đến tác động của nhóm người sử dụng ban đầu đối với việc đưa một sản phẩm trở thành xu hướng cho xã hội. Twitter là mạng xã hội dừng ở mức có số đông người sử dụng ban đầu trong thời gian dài nhất. Mãi đến khi diễn viên Ashton Kutcher, nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey và siêu sao bóng rổ Shaquille O’Nealan tham gia, dịch vụ này mới tăng trưởng đột biến. Đến nay, Twitter đang có hơn 200 triệu lượt tweet mỗi ngày, và những thành viên nổi tiếng nhất giờ đây không phải là Robert Scoble hay Kevin Rose, mà là Lady Gaga, Justin Bieber hay Barack Obama.

Chắc chắn không thể không nhắc tới Buzz, mạng xã hội của Google mới chào sân hồi năm ngoái với vô vàn lời chào mừng hân hoan của thế giới Internet. Thế nhưng, đến nay, Buzz coi như đã không còn nữa.

Lúc phải có thư mời thì nhiều người chầu chực, lúc được vào tự do thì lèo tèo? (Tranh vui của Mashable)
Quay về với Google+. Nếu đánh giá về tương lai của mạng xã hội này chỉ sau 2 tuần sử dụng có lẽ là quá sớm. Nhìn chung, phải thừa nhận là Google+ cũng có những cải tiến rất đáng kể. Tuy nhiên, những hưng phấn có phần thái quá của người dùng trong thời gian qua có thể chỉ là làn sóng do nhóm người dùng ban đầu tạo ra mà thôi. Trong khi đó, nếu đặt câu hỏi rằng: Liệu bao nhiêu người trong gia đình bạn đã biết sử dụng Google+? Liệu những người bạn làm về tài chính hay y tế đã biết về Google+? Có lẽ phần lớn câu trả lời sẽ là “Không”. Vì thế, cho đến khi Google+ trở thành xu hướng mới trên Internet, chúng tôi sẽ không khuyên bạn sớm từ bỏ Facebook.

Nguồn: Mashable, 15/7/2011


Thứ Sáu, 15/07/2011 15:49 (GMT+7)


Hãy cùng xem Facebook có thể làm gì để chống lại sự bành trướng của Google+ trong cuộc chiến giành ngôi bá chủ lĩnh vực mạng xã hội.
Facebook không thể ngồi yên trước sự phát triển mạnh mẽ của Google+. Đối thủ mới này có lượng thành viên tăng tới con số 1 triệu/ngày kể từ khi tiến hành thử nghiệm dịch vụ. Mặc dù Facebook đã có tới hơn 700 triệu thành viên, song Google+ được dự tính sẽ đạt 20 triệu thành viên vào cuối tuần này.

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg là người đầu tiên “tuyên chiến” với Google+ với việc loan báo rộng rãi “những điều thú vị” mà Facebook sẽ đem đến cho người dùng. Trong cuộc họp báo ngày 6/7 vừa qua, Zuckerberg nhấn mạnh (mặc dù có vẻ hơi khoa trương) rằng Facebook không hề lo ngại trước những ảnh hưởng có thể xảy đến từ phía mạng xã hội mới Google+. “Điều thú vị” mà anh giới thiệu hôm đó là tính năng tán gẫu theo nhóm và hội thoại có hình dành cho người dùng Facebook, các tính năng cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ của Google+. Nhưng các tính năng này có vẻ vẫn chưa đủ mạnh để khiến người dùng giảm quan tâm tới Google+.

Zuckerberg mô tả buổi họp báo trên như là khởi đầu của một "mùa" đầy những thông báo tính năng mới. Điều này cho thấy bên cạnh các tính năng đã công bố, Facebook vẫn đang còn những con bài tẩy khác trong tay áo để đấu với Google+. Nhưng Facebook sẽ cung cấp những dịch vụ gì và các dịch vụ ấy có giúp Facebook chiếm ưu thế trong cuộc chơi mạng xã hội hay không, Facebook sẽ làm gì để giành lại sự chú ý tuyệt đối từ cộng đồng người dùng?

Có 5 yếu tố mà giới phân tích cho rằng Facebook sẽ đẩy mạnh để cạnh tranh với Google+.

Kết nối mở

Facebook hiện đang chiếm ưu thế rõ rệt về số lượng người dùng, nhưng không nên lơ là và chủ quan đánh giá Google+ sẽ đi theo vết xe đổ của Google Wave hay Orkut. Facebook và Google đang cố gắng để các sản phẩm của mình tách biệt với nhau, nhưng người dùng có thể nản với việc phải lặp lại hành vi nhiều lần cũng như phải tải ảnh lên nhiều lần ở cả hai nơi, và điều đó có thể khiến họ quyết định chỉ dùng mạng xã hội mới mượt mà và nhiều tính năng hơn là mạng đã "cao tuổi" và mệt mỏi. Tình thế đó cũng giống như cuộc đối đầu giữa Facebook và MySpace trong giai đoạn 2004-2010, chỉ có điều lần này Facebook đang có nguy cơ lặp lại những sai lầm của MySpace.

Facebook nên tạm gác việc tỏ ra khác biệt và dừng việc ngăn chặn người dùng chuyển bạn bè và “tài sản” của họ sang Google+. Thay vào đó, Facebook nên làm theo cách họ hợp tác với Twitter: cho phép người dùng Google+ tạo "đường" thông để các nội dung cập nhật hiển thị trực tiếp trên Facebook và ngược lại.

Hãy thử tưởng tượng người dùng xuất danh sách bạn bè từ Facebook sang Google+, sắp xếp chúng vào các nhóm (Circle) nhỏ trong nhóm lớn mang tên Facebook, rồi sau đó cập nhật trạng thái trên Google+ với mã #fb hashtag (như cách Twitter cho phép bạn thực hiện) để nội dung đó xuất hiện ngay tức khắc trong dòng tin (news feed) trên Facebook của họ.

Facebook cũng nên có cơ chế mở hơn với việc chia sẻ thông tin trên site của mình, bằng cách cho phép hiển thị các nội dung cập nhật trên tài khoản Google+ và Twitter của người dùng trên news feed của Facebook, điều này sẽ có lợi cho việc thu hút quảng cáo hướng đối tượng. Biết đâu trong sự phối hợp qua lại giữa các mạng xã hội này, vô hình trung người dùng lại tạo nên một mạng xã hội phức tạp hơn và không ai phải thiệt cả.

Xây dựng hệ sinh thái (Ecosystem)

Facebook có được 700 triệu người dùng chỉ bởi vì nó thực sự hiệu quả. Cho dù có nhiều người dùng “càm ràm” về mặt này mặt khác, song Facebook có nhiều tính năng thực sự hữu ích như tán gẫu và thông tin sự kiện. Do vậy, muốn chiến thắng, Facebook phải tiếp tục phát triển những tính năng mới song song với việc nâng cấp các tính năng đã có để chúng càng trở nên hấp dẫn và hữu dụng hơn.

Mặc dù Facebook là một nền tảng cho nhiều hoạt động, song nó chưa phải là một trung tâm cung cấp các dịch vụ nền web như đối thủ của nó là Google+ đang hướng tới. Hãy nhớ là Facebook và Google đang cạnh tranh về thời gian người dùng sử dụng trên trang của mình. Vấn đề của Facebook là người dùng thỉnh thoảng lại phải rời trang này để tìm kiếm các dịch vụ cần thiết mà không có sẵn trên Facebook, hoặc khi “xử lý” xong các thông tin trên Facebook rồi thì sẽ đóng trang này lại.

Có vẻ như Facebook không bỏ qua vấn đề này. Trong buổi họp báo, Zuckerberg có nói tới viễn cảnh Facebook sẽ hợp tác với các đối tác mạng khác để chia sẻ - cung cấp mọi thứ trong mạng xã hội. Ví dụ mới nhất là người dùng dịch vụ Hulu giờ đây có thể chia sẻ ngay trên Facebook.

Nhưng tốt hơn hết là Facebook nên có thêm nhiều những tính năng và tài nguyên chia sẻ ngay trên trang của mình. Facebook không nên coi các dịch vụ đó như các ứng dụng riêng lẻ mà cần liên kết chúng với nhau như cách mà Google đang làm. Các tính năng tạo nhóm, tán gẫu và sự kiện trên Facebook có vẻ bước đầu được tích hợp với nhau, nhưng gã khổng lồ mạng xã hội này còn nhiều việc phải làm cho đến khi người dùng có thể tức thời tạo ra, tổ chức, và chia sẻ một sự kiện chỉ trên Facebook.

Loại bỏ các ứng dụng

Cách đây mấy năm, thoạt nhìn thì có vẻ việc Facebook đưa ra nền tảng cho việc phát triển ứng dụng là một việc rất đúng đắn. Người dùng có thể “thêm nếm” rất nhiều thứ trên trang hồ sơ của mình, từ các trò vui hỏi đáp chính trị cho đến ứng dụng cho phép bạn bè vẽ chân dung mình, song có vẻ các ứng dụng “ngộ nghĩnh” này đang làm cho bộ mặt của Facebook trở nên có phần náo nhiệt ‘vô tổ chức”.

Mặc dù không phải ứng dụng nào cũng vậy, một số ứng dụng rất hữu ích như việc sử dụng StumbleUpon bằng tài khoản Facebook, hoặc tải ảnh lên Facebook trực tiếp từ iPhoto trong máy Mac mà không cần phải vào trang này. Nhưng các ứng dụng hữu ích chỉ như bề nổi của tảng băng trôi. Trên trang hồ sơ của người dùng giờ đây đầy rẫy các thông báo về game mà họ đã chơi qua hoặc những lời mời chơi game/sử dụng dịch vụ mới. Nhìn sang các nền tảng khác như các mạng xã hội Flickr và Twitter, họ không cần tới một cỗ máy khổng lồ như Facebook để tích hợp các ứng dụng vào trang web.

Chính các ứng dụng phần nào đã làm loãng đi “chất” của Facebook. Giai đoạn đầu, Facebook nhìn rất sạch sẽ, thiết kế hợp lý và giúp người dùng kết nối với những người quen biết một cách dễ dàng. Giờ đây có vẻ như chúng biến mất hết sau cuộc đổ bộ của các ứng dụng. Chưa biết trong tương lai thì Google+ sẽ như thế nào, song giao diện hiện nay của nó mang lại cảm giác như Facebook hồi còn nguyên sơ (!).

Cạnh tranh với Circles

Một trong các tính năng nổi đình đám nhất trên Google+ là "đặt vòng" (tổ chức nhóm các vòng tròn), giúp giải quyết việc phân nhóm quan hệ ai là bạn, ai là người quen biết sơ ngoài xã hội. Nhưng Facebook thực ra đã sớm có tính năng tương tự là Lists (Danh sách) mặc dù không được nhiều người dùng sử dụng. Trong phần giao diện của trang Friend (Bạn bè), người dùng có thể nhấn vào Manage Friend List (quản lý danh sách bạn bè) để sắp xếp lại các mối quan hệ của họ. Người dùng cũng có thể xếp bạn bè của mình vào nhiều nhóm khác nhau giống như khi sắp xếp Circle trong Google+. Tính năng Lists này chỉ dùng để quản lý việc ai được xem những phần nào trong hồ sơ của người dùng. Người dùng Facebook cũng có thể gửi tin nhắn chỉ cho những người trong nhóm, nhưng hiện số người nhận bị giới hạn ở 20 người.

Tất cả những việc Facebook cần làm giờ đây là cải tiến tính năng này sao cho nó tiện dụng và thu hút được sự chú ý của người dùng. Nếu thực sự người dùng Facebook có thể đăng thông tin trên tường ảo, chia sẻ ảnh/video, mời và thông báo sự kiện và chia sẻ mọi thông tin mang tính chất xã hội khác cho từng nhóm theo chỉ định thì nó thậm chí còn tạo ra hiệu ứng gấp đôi so với tính năng “đặt vòng” của Google+. Hiện nay, mỗi khi thêm vào các bạn bè mới, Facebook có đưa tùy chọn yêu cầu người dùng sắp xếp họ vào các nhóm đã có. Mặc dù vậy Facebook vẫn phải giải quyết ngay khâu cải tiến tính năng Lists này trong số các mục tiêu ngắn hạn. Họ cũng có thể mua/sáp nhập một công ty mới nổi khác là Katango để có thể tích hợp sâu hơn nữa công nghệ tổ chức, sắp xếp, quản lý các mối quan hệ trong mạng xã hội.

Sắp xếp lại cách thức thông báo

Rất nhiều người dùng Facebook chợt nhận ra rằng trang chủ tài khoản tự dưng tràn ngập các thông tin chẳng liên quan gì đến họ. Mỗi khi có ai đó trong danh sách bạn bè của họ kết bạn với một người mà họ không hề quen biết, Facebook rất “nhiệt tình” lưu ý điều này bằng cách gửi thông báo ngay lập tức tới trang chủ. Các ứng dụng cho phép dọn dẹp và ẩn các thông báo kiểu này hầu như chưa có trên Facebook. Mạng xã hội này nên nghĩ tới việc cung cấp cho người dùng các tùy chọn ẩn các thông báo không cần thiết đối với người dùng mà họ không phải xóa hay khóa bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu không làm ngay, rất có thể người dùng sẽ chuyển qua Google+ để tránh mớ lộn xộn đang hiện diện trên tài khoản Facebook.

Nguồn: PCW

Chủ động tránh kiện bán phá giá

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 15/07/2011, 07:20 (GMT+7)

TT - VN vừa “chiến thắng” trong lần đầu tiên kiện một quốc gia áp đặt thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôm của mình tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Một quá trình cam go, tốn kém vừa tạm khép lại nhưng đây sẽ lại là điểm khởi đầu một quá trình cam go khác. Có nhiều bài học cần được rút ra để tránh và giảm thiệt hại trước các vụ kiện mang tính quốc tế thời hội nhập.

Điều đầu tiên cần khẳng định là với phán quyết của WTO, không phải mai kia tất cả doanh nghiệp xuất khẩu tôm của VN sẽ được gỡ bỏ thuế chống bán phá giá. Luật pháp Mỹ có quy định về “Rà soát hoàng hôn” trong thời hạn năm năm liên tục, nếu kết quả rà soát hành chính ba lần liên tiếp khẳng định doanh nghiệp không còn là mối đe dọa về bán phá giá thì cơ quan có thẩm quyền của Mỹ có thể kết luận cụ thể về việc không còn cơ sở để áp thuế chống bán phá giá tiếp tục đối với một sản phẩm đó. Khi bị kiện, Mỹ đã tiếp tục rà soát năm thứ tư, thứ năm. VN mới kiện Mỹ về kết quả rà soát năm thứ hai và thứ ba, nên muốn bỏ hoàn toàn thuế chống bán phá giá với tôm, VN có thể còn phải thực hiện thêm một vụ kiện mới nữa ra WTO.

VN đã hành xử đúng khi kiện Mỹ ra WTO. Nhưng chi phí mỗi vụ kiện như vậy không nhỏ, riêng tiền thuê luật sư đã lên tới hàng trăm ngàn euro. Các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí cả doanh nghiệp lớn cũng khó theo đuổi những vụ kiện như vậy. Vì vậy, cần nhìn lại cách ứng xử của các doanh nghiệp. Thay vì phê phán, cần biết rằng hoàn toàn có thể tránh hoặc chủ động giữ được lợi ích ngay cả khi bị áp thuế chống bán phá giá.

Luật lệ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia không hề cấm bán phá giá. Theo thông lệ của WTO, nếu biên độ bán phá giá được xác định thấp hơn 2% thì việc bán phá giá đó được coi là không đáng kể, việc điều tra chống bán phá giá sẽ được dừng và sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi bán hàng vào Mỹ đã nghiên cứu kỹ và lợi dụng điều này. Thậm chí, họ chủ động bán phá giá và tính toán phá giá ở mức hợp lý để khi bị áp thuế chống bán phá giá (tương đương biên độ phá giá), họ vẫn có lợi. Các doanh nghiệp nước ngoài có hiểu biết nên họ chủ động được trong việc bán phá giá, cân bằng được lợi ích và thiệt hại. Nhiều doanh nghiệp VN chưa hiểu luật lệ thương mại quốc tế nên đã thiệt hại lớn, thậm chí tê liệt.

Các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp sản phẩm của VN ngày càng nhiều, trước là cá tra, cá ba sa, tôm rồi đến túi nhựa, giày dép, xe đạp, đèn compact, túi nhựa PE... Bài học qua vụ kiện tôm cho thấy đã gia nhập cuộc chơi quốc tế, doanh nghiệp phải nỗ lực để hiểu biết, nếu không sẽ trả giá đắt. Khi bị nước ngoài kiện, nhiều doanh nghiệp đã rất “vô tư” do không thấy tên mình trong danh sách kiện. Kết quả, khi bị áp thuế chống bán phá giá, tất cả doanh nghiệp trong danh sách, ngay các doanh nghiệp vừa thành lập, đều bị áp thuế...

Trong kinh doanh quốc tế, không thể có thái độ bất cần, không hợp tác. Theo luật pháp Mỹ, nếu không hợp tác, họ sẽ dựa vào tài liệu của chính người đi kiện. Và thực tế, những doanh nghiệp hợp tác đã được hưởng thuế suất thấp hơn và đã có cơ hội tồn tại, phát triển.

Điều đáng buồn nữa là khi bị điều tra, có doanh nghiệp đã không trả lời được các câu hỏi một cách có lợi nhất cho mình. Dù cá tra, ba sa ở ta là cá nuôi nhưng khi họ hỏi lưu lượng nước chảy qua, nhiệt độ trung bình trong lồng bao nhiêu... đều không biết. Rồi điều tra viên của họ hỏi tại sao VN bán rẻ thế, có người trả lời “do các cháu trong nhà tự làm”... Cách trả lời bất cẩn kiểu như vậy có thể bị xếp vào loại bất hợp tác, không những có thể bị áp thuế cao mà còn có thể bị coi là rơi vào vùng “cấm nhập vào Mỹ” chỉ vì giản đơn sản phẩm này tận dụng lao động trẻ em, theo luật Mỹ cấm ngặt.

Doanh nghiệp phải quan tâm đến khách hàng của mình. Đã qua thời xuất khẩu như “đánh quả”. Vì vậy, muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ luật pháp và thị trường nước mà các “thượng đế” của mình cư trú. Nếu không chuyên nghiệp, các vụ kiện sẽ còn kéo dài và tốn kém thời gian tới sẽ còn rất lớn.

CẦM VĂN KÌNH ghi
PGS.TS HOÀNG HIỆP PHƯỚC
(vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp)

Thứ Sáu, 15/07/2011, 07:20 (GMT+7)

Chủ động tránh kiện bán phá giá

TT - VN vừa “chiến thắng” trong lần đầu tiên kiện một quốc gia áp đặt thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôm của mình tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Một quá trình cam go, tốn kém vừa tạm khép lại nhưng đây sẽ lại là điểm khởi đầu một quá trình cam go khác. Có nhiều bài học cần được rút ra để tránh và giảm thiệt hại trước các vụ kiện mang tính quốc tế thời hội nhập.

Điều đầu tiên cần khẳng định là với phán quyết của WTO, không phải mai kia tất cả doanh nghiệp xuất khẩu tôm của VN sẽ được gỡ bỏ thuế chống bán phá giá. Luật pháp Mỹ có quy định về “Rà soát hoàng hôn” trong thời hạn năm năm liên tục, nếu kết quả rà soát hành chính ba lần liên tiếp khẳng định doanh nghiệp không còn là mối đe dọa về bán phá giá thì cơ quan có thẩm quyền của Mỹ có thể kết luận cụ thể về việc không còn cơ sở để áp thuế chống bán phá giá tiếp tục đối với một sản phẩm đó. Khi bị kiện, Mỹ đã tiếp tục rà soát năm thứ tư, thứ năm. VN mới kiện Mỹ về kết quả rà soát năm thứ hai và thứ ba, nên muốn bỏ hoàn toàn thuế chống bán phá giá với tôm, VN có thể còn phải thực hiện thêm một vụ kiện mới nữa ra WTO.

VN đã hành xử đúng khi kiện Mỹ ra WTO. Nhưng chi phí mỗi vụ kiện như vậy không nhỏ, riêng tiền thuê luật sư đã lên tới hàng trăm ngàn euro. Các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí cả doanh nghiệp lớn cũng khó theo đuổi những vụ kiện như vậy. Vì vậy, cần nhìn lại cách ứng xử của các doanh nghiệp. Thay vì phê phán, cần biết rằng hoàn toàn có thể tránh hoặc chủ động giữ được lợi ích ngay cả khi bị áp thuế chống bán phá giá.

Luật lệ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia không hề cấm bán phá giá. Theo thông lệ của WTO, nếu biên độ bán phá giá được xác định thấp hơn 2% thì việc bán phá giá đó được coi là không đáng kể, việc điều tra chống bán phá giá sẽ được dừng và sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi bán hàng vào Mỹ đã nghiên cứu kỹ và lợi dụng điều này. Thậm chí, họ chủ động bán phá giá và tính toán phá giá ở mức hợp lý để khi bị áp thuế chống bán phá giá (tương đương biên độ phá giá), họ vẫn có lợi. Các doanh nghiệp nước ngoài có hiểu biết nên họ chủ động được trong việc bán phá giá, cân bằng được lợi ích và thiệt hại. Nhiều doanh nghiệp VN chưa hiểu luật lệ thương mại quốc tế nên đã thiệt hại lớn, thậm chí tê liệt.

Các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp sản phẩm của VN ngày càng nhiều, trước là cá tra, cá ba sa, tôm rồi đến túi nhựa, giày dép, xe đạp, đèn compact, túi nhựa PE... Bài học qua vụ kiện tôm cho thấy đã gia nhập cuộc chơi quốc tế, doanh nghiệp phải nỗ lực để hiểu biết, nếu không sẽ trả giá đắt. Khi bị nước ngoài kiện, nhiều doanh nghiệp đã rất “vô tư” do không thấy tên mình trong danh sách kiện. Kết quả, khi bị áp thuế chống bán phá giá, tất cả doanh nghiệp trong danh sách, ngay các doanh nghiệp vừa thành lập, đều bị áp thuế...

Trong kinh doanh quốc tế, không thể có thái độ bất cần, không hợp tác. Theo luật pháp Mỹ, nếu không hợp tác, họ sẽ dựa vào tài liệu của chính người đi kiện. Và thực tế, những doanh nghiệp hợp tác đã được hưởng thuế suất thấp hơn và đã có cơ hội tồn tại, phát triển.

Điều đáng buồn nữa là khi bị điều tra, có doanh nghiệp đã không trả lời được các câu hỏi một cách có lợi nhất cho mình. Dù cá tra, ba sa ở ta là cá nuôi nhưng khi họ hỏi lưu lượng nước chảy qua, nhiệt độ trung bình trong lồng bao nhiêu... đều không biết. Rồi điều tra viên của họ hỏi tại sao VN bán rẻ thế, có người trả lời “do các cháu trong nhà tự làm”... Cách trả lời bất cẩn kiểu như vậy có thể bị xếp vào loại bất hợp tác, không những có thể bị áp thuế cao mà còn có thể bị coi là rơi vào vùng “cấm nhập vào Mỹ” chỉ vì giản đơn sản phẩm này tận dụng lao động trẻ em, theo luật Mỹ cấm ngặt.

Doanh nghiệp phải quan tâm đến khách hàng của mình. Đã qua thời xuất khẩu như “đánh quả”. Vì vậy, muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ luật pháp và thị trường nước mà các “thượng đế” của mình cư trú. Nếu không chuyên nghiệp, các vụ kiện sẽ còn kéo dài và tốn kém thời gian tới sẽ còn rất lớn.

CẦM VĂN KÌNH ghi
PGS.TS HOÀNG HIỆP PHƯỚC
(vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp)

Đưa quan hệ Việt - Mỹ thành đối tác chiến lược

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 14/07/2011, 08:03 (GMT+7)

Tân Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường: Đưa quan hệ Việt - Mỹ thành đối tác chiến lược

TT - Phát biểu trước hơn 50 bạn bè quốc tế và khách ngoại giao tại buổi ra mắt đầu tiên ở New York tối 12-7, ông Nguyễn Quốc Cường, tân đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở Mỹ, khẳng định việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược là sứ mệnh quan trọng nhất của ông trong nhiệm kỳ này.

Tân đại sứ Nguyễn Quốc Cường và bạn bè quốc tế tại New York -Ảnh: T.TUẤN

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, người mới trình quốc thư lên Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7-7, cho biết trong buổi tiếp, Tổng thống Obama thừa nhận quan hệ hai nước đã phát triển vượt bậc và mong muốn thúc đẩy quan hệ thành đối tác. Ông Cường cho biết các đàm phán với phía chính quyền Washington về vấn đề này đã chính thức được khởi động.

“Tôi tin Việt Nam là nước sẽ đem lại lợi ích thương mại lớn nhất cho Mỹ ở Đông Nam Á” - đại sứ Cường nhấn mạnh. Thỏa thuận mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang được Mỹ đàm phán với tám nước là Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Đề cập thực tế Việt Nam là nước duy nhất trong số tám nước này chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, ông Cường cho đó là “sự thiếu bình đẳng” trong quan hệ thương mại. Ông cũng nêu rõ là “không thể tiếp tục dựng nên các hàng rào thương mại trong TPP, đặc biệt là với các sản phẩm giày da, may mặc” và kêu gọi bạn bè quốc tế tiếp tục lên tiếng hỗ trợ Việt Nam về các vấn đề này.

TPP là gì?

Đến nay, cuộc đàm phán xúc tiến thỏa thuận mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nhằm phác thảo đề cương cho một thỏa thuận trước khi diễn ra cuộc gặp của APEC vào tháng 11 năm nay tại Honolulu, Hawaii (Mỹ). Trước đó, sẽ còn có một số vòng thảo luận khác như tại San Francisco (Mỹ) vào tháng 9-2011 và tại Lima (Peru) vào tháng 10-2011.

Đại sứ Mỹ tại Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương Kurt Tong ngày 7-7 khẳng định TPP hoàn toàn là một sân chơi bình đẳng. “Mặc dù một số người có cảm giác rằng nếu có nền kinh tế lớn hơn và các công ty lớn hơn thì chẳng thể có sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, nó thật sự là một sân chơi công bằng nơi có rất nhiều cơ hội để làm ăn với một nước lớn” - ông Kurt Tong cho biết trên New Zealand Herald.

TRẦN PHƯƠNG

THANH TUẤN (từ New York)

Ấn Độ nâng cấp máy bay chiến đấu

Thanh Niên Online:
AFP hôm qua dẫn nguồn tin từ Không quân Ấn Độ cho biết Bộ Quốc phòng nước này đã đồng ý thỏa thuận trị giá 2,4 tỉ USD do Pháp đề nghị để nâng cấp 51 máy bay chiến đấu Mirage-2000. Đây là một phần trong kế hoạch nâng cấp khí tài quân sự của New Delhi.

Theo đó, các chiến đấu cơ Mirage sẽ được lắp đặt thêm hệ thống định vị hiện đại, máy tính, hệ thống điều khiển chiến tranh điện tử và radar. Toàn bộ quá trình này sẽ mất đến 9 năm và do các công ty Dassault, Thales và MBDA của Pháp đảm nhiệm.

Ngoại trừ 2 chiếc Mirage được mang về Pháp sửa chữa, những chiếc còn lại sẽ được nâng cấp tại cơ sở công nghiệp hàng không Hindustan ở Bangalore. Chính quyền Ấn Độ chưa xác nhận thông tin trên nhưng hãng tin PTI dẫn lời một quan chức quốc phòng cho hay thỏa thuận được ủy ban an ninh thuộc nội các thông qua hôm 13.7.

Thụy Miên

Cộng hòa Nam Sudan gia nhập Liên hiệp quốc

Saigon Times Online - Thời báo Kinh tế Sài gòn - Thoi bao Kinh te Sai gon:
Chánh Tài
Thứ Sáu, 15/7/2011, 12:44 (GMT+7)









Phó Tổng thống Nam Sudan, ông Riek Machar Teny-Dhurgon, phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ sau khi Nam Sudan được thu nhận làm thành viên LHQ. Ảnh: Getty

(TBKTSG Online) - Đại Hội đồng Liên hiệp quốc (LHQ) ngày 14-7 đã kết nạp Cộng hòa Nam Sudan làm thành viên thứ 193 của tổ chức này, chính thức công nhận nền độc lập của Nam Sudan.

>> Nam Sudan thành lập chính phủ lâm thời

>> Nam Sudan độc lập

>> Nam Sudan sẽ tuyên bố độc lập vào ngày 9-7

Ngay sau đó, quốc kỳ của Nam Sudan được kéo lên bên ngoài trụ sở LHQ ở New York (Mỹ).

Cộng hòa Nam Sudan trở thành nước độc lập thứ 54 của châu Phi vào ngày 9-7 vừa qua với dân số 8 triệu người và chọn thành phố Juba làm thủ đô. Đây là kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 1-2011, theo đó, 99% người dân Nam Sudan đồng ý tách khỏi Cộng hòa Sudan.

Cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện căn cứ theo các điều khoản của thỏa thuận hòa bình vào năm 2005, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 20 năm giữa bắc và nam Sudan khiến hơn hai triệu người thiệt mạng. Cộng hòa Sudan, nước lớn nhất châu Phi, giành độc lập vào năm 1956 nhưng sau đó lâm vào cuộc xung đột triền miên giữa người gốc Ả-rập theo đạo Hồi ở phía bắc và người gốc Phi thiểu số theo các tín ngưỡng truyền thống khác và đạo Cơ đốc.

Cộng hòa Nam Sudan tiếp tục đối mặt với nhiều tranh chấp tồn tại bấy lâu nay với Cộng hòa Sudan. Lãnh đạo hai nước đã đồng ý gác lại quá khứ và cùng giải quyết các vấn đề tồn đọng một cách hòa bình, bao gồm phân định chính xác đường biên giới, giải quyết quốc tịch cho người dân và chia sẻ nguồn lợi dầu mỏ.

Hai nước vẫn đang giao chiến ở bang Nam Kordostan và tranh chấp vùng giàu tài nguyên dầu lửa Abyei. LHQ ước tính 73.000 người dân đã phải tháo chạy khỏi Nam Kordostan để lánh nạn. Hiện Mỹ đang xúc tiến kế hoạch ngừng bắn trong 72 giờ ở Nam Kordofan để thực hiện cứu trợ nhân đạo cho người dân.

Mặc dù có nhiều dầu nhưng Nam Sudan là một trong những nước nghèo nhất thế giới và cần viện trợ đáng kể của nước ngoài. Nam Sudan đang nắm giữ 75% sản lượng khai thác dầu hàng ngày của toàn Sudan nhưng nước này không có nhà máy lọc dầu.

Quốc gia trẻ nhất thế giới này cũng nằm chót bảng ở hầu hết chỉ số phát triển con người với tỷ lệ người dân biết chữ rất thấp, còn cơ sở y tế thì thiếu trầm trọng. Tổng cộng đường sá được tráng nhựa ở Nam Sudan chỉ khoảng vài chục kilomét.

(Theo Reuters, AP)

Mỹ có nguy cơ vỡ nợ

SGGP Online
Thứ sáu, 15/07/2011, 01:32 (GMT+7)

Theo THX, ngày 13-7, Bộ Tài chính Mỹ công bố thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong 9 tháng đầu năm là 970,5 tỷ USD. Như vậy, thâm hụt cả năm hoàn toàn có thể vượt mức 1.000 tỷ USD trong năm thứ 3 liên tiếp, khiến chính quyền Tổng thống Barack Obama và Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát càng bế tắc trong thỏa thuận giảm chi tiêu liên bang.

Nếu chính quyền và Quốc hội không đạt được thỏa hiệp vào ngày 2-8, nền kinh tế lớn nhất thế giới lần đầu tiên sẽ vỡ nợ.

Trong năm tài khóa 2011, chi tiêu của Chính phủ Mỹ tiếp tục gia tăng. Lãi suất các khoản nợ quốc gia tăng 9% lên mức 386 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

Đ.Hải

NATO kêu gọi tăng cường không kích Libya

Thanh Niên Online:
(TNO) Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen vừa lên tiếng kêu gọi các nước thành viên gửi thêm máy bay để tăng cường chiến dịch không kích nhằm vào chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, theo hãng tin RIA Novosti vào hôm nay, 15.7.


Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp - Ảnh: AFP

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, ông Rasmussen phát biểu mong muốn tất cả các nước thành viên trong NATO gửi chiến đấu cơ tham gia các cuộc không kích Libya.

Ông Rasmussen cho biết, việc bảo vệ dân thường tại Libya theo Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc sẽ có hiệu quả nếu các cuộc không kích phá hủy được các căn cứ quân sự quan trọng của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi.

Chiến dịch chống lại chế độ cầm quyền kéo dài 42 năm của đại tá Gaddafi tại Libya do Pháp, Anh, Mỹ lãnh đạo diễn ra từ ngày 19.3. Sau đó, chiến dịch này được trao lại cho NATO và đã được tổ chức này quyết định kéo dài cho đến tháng 9 tới.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng mười nước trong số 28 thành viên của NATO là tham gia tích cực vào chiến dịch, trong đó Anh và Pháp thực hiện hầu hết các cuộc không kích. Một số khác đảm nhiệm vài nhiệm vụ nhỏ, còn hơn 12 nước không có bất cứ đóng góp nào, theo AFP.


Trực thăng chiến đấu Tigre của Pháp được triển khai đến tham chiến tại Libya. Pháp đã gửi hai loại trực thăng là Tigre và Gazelle; trong khi Anh gửi trực thăng Apache đến tham gia không kích - Ảnh: AFP

Tiến Dũng

VN mua cổ phần của ConocoPhillips ở Biển Đông?

BBC Vietnamese
Cập nhật: 13:29 GMT - thứ sáu, 8 tháng 7, 2011

Ảnh của Thông Tấn xã Việt Nam về sự cố các tàu Trung Quốc vào cắt cáp của tàu Việt Nam

ConocoPhillips đưa ra quyết định sau những căng thẳng trên Biển Đông

Tập đoàn dầu khí Việt Nam và các đối tác có thể mua lại 1,5 tỷ đô la cổ phần của ConocoPhillips ở Biển Đông, hãng Reuters đưa tin.

Hãng tin này trích một tuyên bố của Tổng Giám đốc Phùng Đình Thục nói điều này thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Trước đó có tin một số nhà đầu tư Trung Quốc hoặc Ấn Độ có thể mua lại số cổ phần này.

Reuters nói họ không gọi điện được cho các quan chức ConocoPhillips để có phản ứng trong khi một Phó Tổng giám đốc của tập đoàn dầu khí cũng không nghe điện thoại di động khi BBC gọi tới.

Trước đó ông Thục nói với truyền thông trong nước trong một họp báo mới đây về lý do ConocoPhillips rút khỏi các mỏ đang khai thác: "Nguyên nhân hãng này rút lui có thể do họ đang cơ cấu lại. Cũng có ý kiến cho rằng mỏ này đang trong giai đoạn phức tạp và họ không gia tăng khai thác nữa."

ConocoPhillips sở hữu hơn 23% cổ phần trong tổ hợp năm giếng dầu ở lô 15-1 thuộc bể trầm tích Cửu Long.

Tập đoàn này cũng nắm giữ 36% cổ phần mỏ Rạng Đông tại lô 15-2 và hơn 16% cổ phần trong dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn.

'Dồn vốn đầu tư'

Một số nhà phân tích nói một trong những nguyên nhân ConocoPhillips muốn rút khỏi Việt Nam là hoạt động kinh doanh của họ ở đây không tương xứng tầm vóc công ty và họ muốn dồn vốn đầu tư cho các dự án lớn hơn.

Bên cạnh đó, có thể ConocoPhillips đánh giá rằng trữ lượng dầu thô ở Việt Nam không đủ để hãng có cam kết lâu dài trong khi thăm dò ngoài Biển Đông đang phức tạp do tranh chấp lãnh hải.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói họ khai thác được hơn 7,2 triệu tấn dầu thô và 4,7 tỷ m3 khí đốt trong sáu tháng đầu năm, đạt doanh thu 340.000 tỷ đồng so với kế hoạch doanh thu cho cả năm là 640.000 tỷ.

Trước ConocoPhillips, tập đoàn BP của Anh cũng đã thu hẹp hoạt động của họ tại Việt Nam.

Hồi năm 2009, BP tuyên bố rút lui khỏi hai lô 5.2 và 5.3, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh nằm ở khu vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối Việt Nam cho các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí tại vùng biển này.

Đài Loan không bàn với TQ về biển đảo

BBC Vietnamese - Thế giới
Cập nhật: 16:50 GMT - thứ tư, 13 tháng 7, 2011

Hình bác sĩ Tôn Dật Tiên tại Trung Quốc

Bác sĩ Tôn Dật Tiên được kính trọng tại Trung Quốc nhưng phe Quốc Dân Đảng thì vẫn bị coi là thù địch với đảng Cộng sản

Đài Loan không đàm phán gì với Trung Quốc lục địa về chính trị hay lãnh hải ở Biển Đông và vẫn nêu cao ý nghĩa cuộc Cách mạng Dân Quốc.

Trước dịp kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi (1911-2011) dẫn tới sự ra đời của nước Trung Hoa Dân Quốc sau nhiều triều đại phong kiến, Đài Loan cho hay họ không thảo luận chính trị gì với Bắc Kinh.

Theo tin của hãng thông tấn Đài Loan CNA hôm 12/7/2011, Bộ trưởng Thông tin của đảo quốc đã trả lời một giáo sư Mỹ rằng nước ông không có “ý định đàm phán chính trị gì với Bắc Kinh”.

Đáp lời giáo sư luật Jerome Cohen từ Đại học New York, Bộ trưởng Philip Yang cũng nói Đài Bắc “không đàm phán gì với Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa”.

Gần đây các động thái tăng cường quân sự của Đài Loan tại vùng Trường Sa đã thu hút chú ý của Trung Quốc và cả các nước Đông Nam Á.

Đài Loan hiện chiếm đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình), nơi chính quyền Đài Bắc cho xây dựng một căn cứ đồn trú của quân đội với đường băng dài.

Nói chuyện tại Asia Society ở Hoa Kỳ hôm thứ Ba, Bộ trưởng Philip Yang cho hay chính phủ của nước ông vẫn chỉ coi quan hệ kinh tế là hàng đầu trong đối thoại xuyên eo biển với Bắc Kinh.

Ông Yang khẳng định với vị giáo sư Mỹ và các khách dự cuộc trao đổi rằng “Đài Bắc sẽ không đàm phán gì” về biển Nam Trung Hoa với Trung Quốc.

̣Đài Loan hiệm chiếm đảo Thái Bình (Ba Bình) trong quần đảo Trường Sa

Trên thực tế, đường chữ U hiện Bắc Kinh nêu ra ở Biển Đông chính là do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới quyền ông Tưởng Giới Thạch nêu ra năm 1947 tại Nam Kinh.

Gần đây có ý kiến từ một số giới nghiên cứu ở Mỹ nói Đài Loan nên bác bỏ đường chữ U này để có cử chỉ thiện chí với các nước Đông Nam Á.

Có vẻ như Trung Quốc mặc nhiên thừa nhận các tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải của Trung Hoa Dân Quốc là của mình nhưng cũng không vì thế mà “ưu ái” gì hơn với Đài Bắc.

Vẫn không tiến triển

Trước dịp kỷ niệm 10/10/2011 đánh dấu ngày nổ ra khởi nghĩa Vũ Xương, dẫn tới sự sụp đổ của Thanh Triều vào tháng 2/1912, khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc, đối thoại giữa Quốc Dân Đảng ở Đài Loan và chính quyền cộng sản ở Trung Quốc không có tiến triển gì thêm.

Đài Bắc không đàm phán gì với Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa

Bộ trưởng Philip Yang

Theo BBC Tiếng Trung, Đài Loan kêu gọi Trung Quốc nhìn nhận di sản của phong trào Dân Quốc và tinh thần cộng hòa và cuộc Cách mạng 1911 đem lại cho toàn thể các dân tộc Trung Hoa.

Nhưng trong các phim ảnh, triển lãm và sách báo Bắc Kkinh tung ra dịp tháng 7, đánh dấu kỷ niệm 90 năm ngày thành lập của Đảng Cộng sản, chế độ Quốc Dân Đảng vẫn bị coi là “phản động”.

Đặc biệt, trong một bộ phim ca ngợi Mao Trạch Đông vừa trình chiếu, hình ảnh của lãnh tụ Quốc Dân Đảng và sau là tổng thống Đài Loan, ông Tưởng Giới Thạch bị lăng mạ trong một vở kịch của "Hồng quân Trung Hoa" như một “Hán Gian”.

Trong cuộc chiến Kháng Nhật tại Trung Quốc, hai lực lượng Quốc Dân Đảng và Cộng sản đã có những lúc hòa hoãn, hợp tác nhưng cũng có xung khắc, thậm chí bắn vào nhau.

Sau Thế Chiến 2, hai phe Quốc – Cộng rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu, kết thúc bằng thất bại của quân đội Tưởng Giới Thạch năm 1949.

Ông Tưởng đưa tàn quân chạy ra Đài Loan và duy trì chế độ Dân Quốc tại đó nhưng có thêm xu hướng chống Cộng suốt thời Chiến Tranh Lạnh.

Những thành phần của Quốc Dân Đảng không chạy kịp ra Đài Loan bị chế độ Mao truy bắt và tiêu diệt.

Nhãn hiệu 'Quốc Dân Đảng' cũng được dùng để trừng phạt tàn khốc các kẻ thù chính trị nội bộ tại nước Cộng h̀òa Nhân dân Trung Hoa.

Thống chế Tưởng Giới Thạch lúc sinh thời và phu nhân Tống Mỹ Linh

Còn tại Đài Loan, sau nhiều năm Quốc Dân Đảng độc đoán, xã hội dần chuyển sang chế độ dân chủ và tại cuộc bầu cử năm 2000, lần đầu tiên, chính trị gia không thuộc đảng này, ông Trần Thủy Biển đã trúng cử tổng thống.

Quan hệ hai bên Trung - Đài cải thiện dần, nhất là về kinh tế và giao lưu dân chúng nhưng vẫn có các cáo buộc lẫn nhau về chuyện làm Bấm gián điệp.

Khác biệt lên cao trong thời kỳ ông Trần Thủy Biển và Dân Tiến Đảng với xu hướng đòi độc lập nắm quyền, nhưng đã dịu đi sau khi Quốc Dân Đảng trở lại nắm quyền với ông Mã Anh Cửu làm tổng thống hồi 2008.

Tuy thế, có vẻ như các nỗ lực tìm tiếng nói chung với Bắc Kinh của ông Mã, người cũng là Chủ tịch Quốc Dân Đảng từ 2009, không được đáp ứng.

Chính thức mà nói, Bắc Kinh vẫn chỉ coi Đài Loan là một tỉnh còn chưa được thu phục về với 'đất mẹ'.

Bác sĩ Tôn Dật Tiên được kính trọng tại Trung Quốc nhưng phe Quốc Dân Đảng thì vẫn bị coi là đối thủ của đảng Cộng sản dù hai bên có các cuộc tiếp xúc.

Giới quân sự Trung Quốc cũng chưa bao giờ từ bỏ kế hoạch tiến chiếm Đài Loan khi cần.

Nhờ luật Taiwan Act của Mỹ, đảo quốc dù ít được công nhận quốc tế, vẫn có độc lập trên thực tế và được Hoa Kỳ bảo vệ.

Nay, Bộ trưởng Philip Yang của Đài Loan hy vọng Hoa Kỳ hiểu được việc tăng cường giao lưu với Trung Quốc không chỉ có lợi cho Đài Loan mà còn "có ích cho Hoa Kỳ và đóng góp vào phát triển khu vực".


bbc.co.uk
Cập nhật: 15:16 GMT - thứ sáu, 11 tháng 2, 2011

Vụ tướng La Hiền Triết bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ xuyên eo biển, và cũng không làm Washington ngưng bán vũ khí cho Đài Bắc, theo tin tưởng của phía Đài Loan.

Tuy thế, phe quân sự tại Đài Loan vẫn e ngại về tác động của vụ việc trong lúc có tiếng nói từ phía lập pháp đòi giới chức quốc phòng phải từ nhiệm.

Hôm 27/1 vừa qua, thiếu tướng La Hiền Triết, Chỉ huy trưởng Cục Thông tin điện tử thuộc Bộ Chỉ huy quân đội Trung Hoa Dân quốc ở Đài Bắc bị bắt và phải đối mặt với cáo buộc làm tình báo cho Trung Quốc lục địa.

Tuy thế, Văn phòng chuyên về Đài Loan của Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc, cho báo chí hay hôm 10/2 rằng họ "không biết về việc này", và từ chối bình luận.

Đây có vẻ là dấu hiệu Bắc Kinh không muốn làm to sự việc.

Tướng La là sĩ quan cao nhất của Đài Loan trong vòng 50 năm qua bị bắt vì tội làm gián điệp cho nước Trung Quốc cộng sản.

Tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu được trích lời nói rằng ông La sẽ "bị trừng phạt nghiêm khắc, không dung thứ".

Trước đó, Tướng Vương Minh Ngã của quân đội Đài Loan đã lên án ông La "làm xấu mặt quân đội" và nói:

"Cho dù quan hệ hai bên bớt căng thẳng trong hơn hai năm qua, cộng sản Trung Quốc vẫn không ngưng xâm nhập Đài Loan,"

Từ nghị viện Đài Loan cũng có tiếng nói kêu gọi Bộ trưởng Quốc Phòng Cao Hoa Trụ phải từ chức để chịu trách nhiệm về vụ gián điệp mới nhất.

Thủ phạm vụ làm gián điệp sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, không dung thứ

Tuyên bố của Phủ Tổng thống Đài Loan

Dù vậy, truyền thông Trung Quốc trích lời giới nghiên cứu ở Hoa lục chuyên về quan hệ xuyên eo biển cho rằng căng thẳng hai bên không vì vụ bắt tướng La Hiền Triết mà tăng lên.

Phía Trung Quốc cũng nói họ ghi nhận thời gian gần đây, Tổng thống Mã của Đài Loan ra lệnh cho các quan chức dưới quyền gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc.

Đài Loan có tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc và trong cơ cấu chính trị của đảo quốc vẫn có cả phần đại diện cho các tỉnh ở Hoa lục như thời trước năm 1949, khi chính quyền Quốc Dân Đảng bỏ chạy sang hòn đảo.

Bắc Kinh không công nhận Trung Hoa Dân Quốc và luôn coi Đài Loan là một tỉnh của mình.

Với bên ngoài, Trung Quốc buộc các tổ chức quốc tế gọi Đài Loan là 'Trung Hoa Đài Bắc' (Chinese Taipei).

Bước chuyển biến về tên gọi này, từ chính quyền Quốc Dân Đảng của Tổng thống Mã Anh Cửu thể hiện "cách nhìn cân bằng hơn về Trung Quốc lục địa", theo báo chí Trung Quốc.

Nhưng đây cũng là hệ quả của quá trình giao lưu kinh tế, xã hội từ nhiều năm qua giữa hai bên, vốn theo hai thể chế chính trị khác nhau.

Tướng La Hiền Triết hồi 2006

Đài Loan nói sẽ trừng phạt nghiêm khắc ông La Hiền Triết, thiếu tướng bị bắt vì tội 'làm gián điệp cho Trung Quốc'

Phòng ngừa lẫn nhau

Tuy thế, khác biệt vẫn còn đó, nhất là về quan hệ quân sự.

Và vụ gián điệp dù gây điều tiếng cho Đài Loan lại không làm tổn hại đến bang giao của chính quyền ở Đài Bắc với đồng minh Hoa Kỳ, nước cam kết bảo vệ Đài Loan theo luật Taiwan Act 1979.

Đài phát thanh quốc tế Đài Loan vừa trích lời quan chức nước này nói vụ bắt tướng La sẽ không cản trở kế hoạch bán vũ khí cho Đài Bắc.

Họ cho biết phía Đài Loan đã thông báo ngay cho Hoa Kỳ về vụ La Hiền Triết ngay khi vụ việc vừa vỡ lỡ.

Theo chính quyền Đài Loan, tướng La bị Trung Quốc thu phục khi đóng tại Thái Lan trong thời gian 2002 và 2005.

Có tin nói Trung Quốc dùng "mỹ nhân kế" để gài bẫy ông La, năm nay 51 tuổi.

Báo chí tiếng Hoa nói một phụ nữ Trung Hoa mang hộ chiếu Úc đã làm quen và lôi kéo tướng La bán các tin mật cho Trung Quốc.

Vẫn theo báo chí Đài Loan, các tài liệu tướng La Hiền Triết tiết lộ cho Trung Quốc gồm những phần về hệ thống thông tin liên lạc và do thám, trinh sát (C4ISR) của quân đội Đài Loan.

Người ta cũng tin rằng ông ta trao cho TQ cả tài liệu về vụ mua 30 chiếc trực thăng quân sự do Mỹ sản xuất.

Các phi cơ này dự tính được chuyển cho Đài Loan vào năm 2013.

Vụ Hoa Kỳ đồng ý bán khoản vũ khí trên 6 tỷ USD cho Đài Loan để phòng thủ trước đe dọa từ Trung Quốc đã khiến quan hệ Mỹ - Trung xấu đi.

Việc do thám hoặc dùng gián điệp chống lại nhau giữa Đài Loan và Trung Quốc là chuyện không có gì mới.

Các nguồn tin cho rằng từ 2002 có chừng 19 người ở Đài Loan, gồm cả các nhà khoa học, bị bắt vì các cáo buộc tiết lộ tin mật cho Trung Quốc.

Năm ngoái, một đại tá quân đội Đài Loan cũng bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc.

Hồi tháng 3 năm 1999, Lưu Liên Côn, một thiếu tướng của quân đội Trung Quốc cộng sản bị bắt vì "làm gián điệp cho Đài Loan".

Trang web China Times ở Đài Loan cho rằng sau đó ông Lưu, người làm việc trong Tổng cục Hậu cần của Quân Giải phóng đã bị xử tử.

Trung Quốc ngụy tạo chủ quyền ở biển Đông

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :9:32 AM, 15/07/2011

Hơn nửa thế kỷ nghiên cứ địa lý và lịch sử, nhà nghiên cứ Nguyễn Đình Đầu có một bộ sưu tập bản đồ Việt Nam lên tới hàng nghìn tấm. Những tài liệu này giúp giải mã rất nhiều vấn đề về lịch sử, địa lý Việt Nam. Trước những tuyên bố trắng trợn của Trung Quốc về đường lưỡi bò và chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, học giả nổi tiếng này đã có cuộc trả lời phỏng vấn.

Hành động sai với công pháp quốc tế.

PV: Được biết, ông là người có rất nhiều bản đồ cổ - là kho tư liệu quý để xác định chủ quyền Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về hành vi gây hấn của tàu Trung Quốc?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Các tàu di thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 đã quy định rất rõ ràng như thế.

Tôi không hiểu tại sao Trung Quốc lại không tôn trọng luật pháp Quốc tế như thế. Hiện nay có thể nói, Trung Quốc là một siêu cường trên thế giới nhưng cách hành xử của họ thật đáng ngại. Thứ nhất đó là hành động sai với công pháp Quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam với Trung Quốc là hai nước láng giềng từ xưa tới nay. Tuy có những sự va chạm nhỏ nhưng có thể coi là hai nước thân thiết với nhau. Việc tàu Trung Quốc lại có những hành động xâm phậm nghiêm trọng chủ quyền, tài sản của Việt Nam như vậy làm tôi rất ngạc nhiên.

Tôi là người có nghiên cứu về văn hóa cổ, tôi rất kính trọng Trung Quốc. Trước cái hôm tàu Trung Quốc gây hấn lần thứ 2, buổi chiều tối ngày 4/6, khi chứng kiến một vận động viên nước bạn giành cúp vô địch thế giới về quần vợt, tôi đã rất thán phục và muốn chia sẻ niềm vui ấy với dân tộc Trung Quốc.

Nhưng chuyện một nước siêu cường về mọi phương diện như thế mà lại có hành động như vậy thì tôi nghĩ là không xứng tầm.

PV: Với những tấm bản đồ trong tay, ông nhận định như thế nào về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Thứ nhất, những bản đồ cổ không những của Tây phương và thậm chí những bản đồ từ thế kỷ 15 của chính Trung Quốc đều nói là biển Giao Chỉ tức là biển của Việt Nam. Đến thế kỷ XIX và XX, họ mới bắt đầu gọi là Đông dương tức là Biển Đông.

Bao năm qua, một luồng quan điểm lớn ở Trung Quốc đã cố tình gây ra sự hiểu nhầm khi lợi dụng tên gọi

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Ảnh: Pháp luật TPHCM
biển Nam Trung Hoa (do người phương Tây gọi) để phán rằng biển của Trung Quốc bao chiếm gần như toàn bộ biển Đông.

Thế nhưng sự thật khoa học cho thấy tên gọi biển Nam Trung Hoa (chỉ biển Đông) mà Trung Quốc lợi dụng để gây ra sự hiểu nhầm ấy chưa thấy xuất hiện ở những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ từ hàng trăm năm trước.

Giao Chỉ là tên gọi do các triều đại phong kiến Trung Quốc dùng chỉ người và nước Việt Nam xưa. Thời Hùng Vương, Giao Chỉ là một trong 15 bộ của nước Văn Lang… Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau này nhiều khi vẫn dùng tên Giao chỉ cũng như tên An Nam để chỉ quốc gia và nhân dân Đại Việt. Trong nhiều văn bản và bi ký, tên Giao Chỉ vẫn còn chỉ nước ta tới hết thế kỷ XIX.

Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa

Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí (ghi lại cuộc hành trình của Trịnh Hòa trong thời gian 1405-1433 đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ dương tới Phi Châu) có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí mô tả và khắc vẽ bản đồ tất cả các nước trên thế giới và toàn thể năm châu bốn bể, theo phương pháp khoa học với kinh tuyến và vĩ tuyến. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).

Đến giữa thế kỷ XX, Trung Quốc vẽ lên cái bản đồ có đường lưỡi bò.

Tôi chỉ có hơn trăm cái bản đồ, tôi nghĩ là trên thế giới còn có hàng ngàn cái bản đồ nhưng do điều kiện đi lại nên tôi không thể sưu tầm hết được. Trong tất cả những bản đồ mà tôi nghiên cứu thì không thấy một cái bản đồ nào của phương Tây nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của nước nào khác mà đều nói là của Việt Nam. Sử liệu ghi rõ, biển Hoàng Sa, Trường Sa là biển Giao Chỉ gần Trung Quốc.

PV: Với những tấm bản đồ trong tay thì ông có thể cho biết, Hoàng Sa và Trường Sa được khai phá từ khi nào?

Ông Nguyễn Đình Đầu: Trên bình diện quốc tế, thế giới chỉ mở rộng ra sau khi phát hiện ra Châu Mỹ nên họ tiếp tục đi sang Châu Á tức là miền Đông của Ấn Độ. Họ bắt đầu phát hiện ra bờ biển Việt Nam từ năm 1523. Đến năm 1525, họ bắt đầu vẽ Hoàng Sa, Trường Sa.

Những nhà địa lý,lịch sử thế giới khi đó đã nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam bằng cách họ ghi: bờ biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trong mấy trăm bản đồ mà tôi được nghiên cứu, tiếp xúc, không có một bản đồ nào nói là bờ biển Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc hay của Malaixia, hay Philippin…

Tất cả các bản đồ đó đều vẽ nhất loạt na ná như nhau. Quan trọng nhất là trên các bản đồ đó ghi tên đảo, tên biển là gì và ở đâu thì đều nói là ở Việt Nam. Nếu có một hoặc hai cái bản đồ thì còn nói là có sự nhầm lẫn. Đằng này, tất cả các bản đồ và trong suốt 5 thế kỷ liền đều ghi là của Việt Nam.

Về sau thì có những sự hiểu lầm, trước nói là Giao Chỉ gần Trung Quốc sau đó họ bỏ chữ Giao Chỉ đi thì thành ra biển Trung Quốc thôi. Mà bản thân Trung Quốc khi vẽ các bản đồ thì không bao giờ nói là đó là biển Trung Quốc. Điều này được chứng minh cụ thể bằng các hình ảnh, bản đồ một cách rất rõ ràng.

PV: Cá nhân ông còn có tài liệu, bản đồ nào chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chưa được công bố?

Nguyễn Đình Đầu: Trong số những chứng cứ của Việt Nam đưa ra nhằm khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo, có nhiều tài liệu là công trình nghiên cứu của tôi. Tuy nhiên, có một số tài liệu còn chưa đưa ra, chúng ta còn giữ làm tin. Nhưng cũng phải nói rõ, những cái đã công bố rồi đều khẳng định những tư liệu đó chính xác, chủ quyền Việt Nam xác lập trên hai quần đảo đó là không thể chối cãi.

Ngay cả trong ca dao bao đời nay của dân tộc cũng đã nói “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Thế thì biển Đông đó là cái gì? Đó sự thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển và các quần đảo rất rõ ràng.

Tôi nghĩ là không chỉ để cho nhân dân Việt Nam hiểu rõ mà chúng ta phải làm cho cả nhân dân thế giới hiểu. Có một thực tế, ngay cả trên thế giới cũng có nhiều người hiểu nhầm. Đã đến lúc phải tiếp tục đưa ra những bằng chứng đó.

Tôi tiếc là bao lâu nay chúng ta chưa chú ý thu thập tư liệu của người khác viết về mình, người ta công nhận chủ quyền của ta tại hai quần đảo đó không những bằng bút tích, văn bản cổ mà còn bằng các bản đồ cổ một cách toàn diện.

Với những bằng chứng mà tôi nghiên cứu, thu thập được đã khẳng định một cách chắc chắn và toàn diện, tổng thể về chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông cũng như đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

PV: Xin ông nói cụ thể hơn…

Ông Nguyễn Đình Đầu: Tôi có những bản đồ gốc rất quý và là nguyên bản, khi đưa ra thì ai cũng phải công nhận đó là những tư liệu khảo cổ. Tôi lấy thí dụ bản đồ của Pháp vẽ có hai trạm khí tượng một ở Hoàng Sa và một ở Trường Sa nằm trong hệ thống khí tượng Quốc tế. Đây là tài liệu không ai có thể chối cãi được vì nó là bản đồ quốc tế.

Chúng ta còn có hàng trăm những tài liệu như thế, rất chính xác. Và còn những tài liệu cổ viết bằng chữ cổ và chữ các nước khác thì không thể nói là của Trung Quốc được.

PV: Vậy ông đánh giá thế nào về những chứng cứ mà người Trung Quốc đưa ra để khẳng định 2 quần đảo trên của họ?

Nguyễn Đình Đầu: Trung Quốc đã chuẩn bị 50 – 70 năm nay nhằm đưa ra những chứng cứ nói rằng Trường Sa, Hoàng Sa hay phần lớn biển Đông là của họ. Chủ quan tôi thấy rằng, tài liệu mà Trung Quốc công bố gần đây thể hiện sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đi ngược lại sự hòa hiếu, tình hữu nghị giữa hai nước là láng giềng với nhau từ bao đời nay.

Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình, không có tinh thần xâm chiếm ai cả. Với tư cách là một siêu cường, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động đó.

Các nhà hiền triết đã từng nói: “Tứ hải giai huynh đệ” tức là người trong bốn bể đều là anh em. Vậy mà Trung Quốc lại cư xử như thế thì tôi rất buồn. Tôi nghĩ những người cư xử như vậy là những người không có tinh thần cao, hiểu biết cao về lịch sử.

Cũng phải nói lại, những chứng cứ, tài liệu mà Trung Quốc đưa ra đó, thì không có một cơ sở nào cả. Tôi có bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ cho thấy cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Vậy hà cớ gì, nay lại cho rằng biển Đông là của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc). Điều đó là hết sức sai trái về mặt khoa học. Và điều đó là không bao giờ, ít nhất là từ 5 thế kỷ nay rồi.

Tất cả những bản đồ của Trung Quốc và phương Tây vẽ đều không bao giờ nói là biển Đông nằm trong địa giới của đảo Hải Nam.

Theo Giáo dục Việt Nam


Trung Quốc tuyên bố rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết theo con đường song phương giữa lúc các giải pháp đa phương được nhiều quan chức Đông Nam Á thúc đẩy. Các quan chức này sẽ tham dự Diễn đàn an ninh khu vực ở Bali, Indonesia vào cuối tuần này.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói, quan điểm của chính phủ nước này về Biển Đông “là rõ ràng và nhất quán”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: ibtimes
“Trung Quốc luôn luôn duy trì quan điểm, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan trực tiếp”, ông Hồng nói trong cuộc họp báo mà nội dung được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Vị phát ngôn này đưa ra tuyên bố trên nhằm phản ứng với đề xuất của Philippines để đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án Quốc tế về Luật biển.

Trong cuộc họp báo ở Manila sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, ông đã đưa ra đề xuất liên quan tới quần đảo Trường Sa với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh khi hai bên gặp nhau. "Tôi đề xuất cần đi tới Tòa án Quốc tế về Luật biển", ông Del Rosario nói.

"Philippines đã chuẩn bị để bảo vệ quan điểm của mình theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, của Công ước LHQ về Luật Biển và chúng ta đã yêu cầu họ nếu họ sẵn sàng làm như vậy”.

Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương hơn là đa phương, một chiến lược mà các nhà phê bình mô tả là cách thức “chia để trị”.
"Tôi không nghĩ rằng quan điểm của họ đã thay đổi”, ông del Rosario nhấn mạnh. "Trung Quốc duy trì cách tiếp cận song phương. Họ muốn vấn đề được thảo luận chỉ giữa các bên tuyên bố chủ quyền, chứ không phải ở một diễn đàn quốc tế”.

Hồi đầu tháng này, báo chí Philippines đã đưa tin, Mỹ và Philippines sẽ thúc giục ARF giải quyết những căng thẳng hiện tại xung quanh vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi diễn đàn khai mạc.

Là một diễn đàn an ninh quan trọng, vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ có thể là chủ đề chính tại ARF", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói. Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas cũng nhất trí rằng, ARF “là cơ hội tuyệt vời để giải quyết xung đột ở Biển Đông”.

Từ 16-18/7, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ở Bali, Indonesia, sẽ là nơi tập trung ngoại trưởng của 27 nước gồm các nước thành viên ASEAN và những đối tác khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Diễn đàn nhằm mục đích tăng cường sự tham gia khu vực "thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa".

Các quan chức tham dự diễn đàn sẽ không chỉ đề cập tới tranh chấp Biển Đông mà còn nói tới những nguy cơ đe dọa an ninh khu vực như khủng bố, cướp biển, buôn người, an ninh hàng hải…

  • Thái An (Theo gmanews)


baodatviet.vn:
Cập nhật lúc :4:51 PM, 15/07/2011

Trong 50 ngày qua, kể từ sự kiện ngày 26/5 tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp cách mũi Đại Lãnh 120 hải lý, Biển Đông nổi sóng với các cuộc tập trận hải quân và vùng biển này trở thành phép thử về chiến lược, sách lược của Trung Quốc, cũng như về quan điểm, thái độ của tất cả các bên liên quan.

Phép thử và ba kết quả

Về phía Trung Quốc thấy rõ ba điểm.

Một, Trung Quốc xác định Biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” và “tiền duyên” của cuộc tranh bá trên các vùng biển Đông Á. Vụ Bình Minh 02 bộc lộ việc Trung Quốc triển khai chiến lược Biển Đông sang giai đoạn mới áp đặt “đường lưỡi bò” và thăm dò khai thác dầu khí vùng biển sâu, trọng tâm là vùng Trường Sa – Nam Biển Đông. Chỉ lệnh tháng 4.2011 của bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra bốn nguyên tắc chỉ đạo đấu tranh trên các lĩnh vực, “tăng cường công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như tại vùng biển gần các đảo này”. Ngày 10.6, bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập tổ lãnh đạo xử lý sự kiện khủng hoảng Biển Đông gồm 11 nhân vật trọng yếu, do phó Chủ tịch quân uỷ Trung ương Tập Cận Bình làm tổ trưởng, có chức trách, nhiệm vụ “xử lý quyết sách ngay phút đầu xảy ra sự kiện bất ngờ và thay đổi tình hình quân sự ở khu vực tiền duyên Biển Đông”.

Cuộc tập trận hải quân vừa diễn ra giữa Mỹ – Nhật – Úc tại Biển Đông là hoạt động phối hợp đầu tiên giữa ba nước, nằm trong tầm nhìn kiềm chế phòng ngừa đối với Trung Quốc.
Biển Đông như vậy đã thành sự đặt cược chính trị lớn khi nhiều nhân vật chóp bu của thế hệ lãnh đạo thứ năm trực tiếp xử lý vấn đề này. Dư địa thoả hiệp từ phía Trung Quốc càng thu hẹp trước thềm đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Người thử thách khả năng thoả hiệp của Bắc Kinh không ai khác là ngoại trưởng Philippines ông Del Rosario. Sau chuyến thăm Bắc Kinh từ ngày 7 – 9.7, ông nhận xét: “Trung Quốc vẫn không thay đổi lập trường khi cho rằng nước này có chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và vùng biển Tây Philippines”.

Hai, dư luận nội bộ Trung Quốc hình thành hai loại quan điểm: phái cứng rắn và phái thực tiễn, tìm cách giải quyết tranh chấp. Quan điểm thực tiễn, theo lời cựu thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ngô Kiến Dân, Trung Quốc không nên hễ động đến lợi ích cốt lõi là “đánh đánh, giết giết”, kiên quyết phản đối Trung Quốc diễu võ dương oai ở Biển Đông, việc làm này chỉ khiến có thêm nhiều người nguyền rủa, thậm chí căm hận Trung Quốc. Ông này cho rằng khả năng Trung Quốc khai chiến gần đây có chiều hướng tăng, nhưng về tổng thể vẫn không xảy ra chiến tranh.

Ba, lập trường của Trung Quốc về giải quyết vấn đề Biển Đông bộc lộ hai điểm mơ hồ lớn về “đường lưỡi bò” và “gác tranh chấp, cùng khai thác”.

Vén màn sương mờ chiến lược

Trước dư luận thế giới, xuất hiện hình ảnh Trung Quốc “nói một đường làm một nẻo”, “kẻ mạnh chèn ép kẻ yếu”. Điều không được chấp nhận là ở thế kỷ 21 một quốc gia còn tìm cách áp đặt “học thuyết Monroe”, với đòi hỏi 85% diện tích Biển Đông, cự tuyệt mọi sự can dự đa phương và bên ngoài, làm suy yếu chế độ pháp lý quốc tế cho một trật tự toàn cầu mới. Đòi hỏi này sẽ xâm phạm 75% vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam và với Philippines, theo lời của Tổng thống Benigno Aquino ngày 5.7, nếu người Philippines “cam chịu bị nước lớn bắt nạt thì có lẽ ngày mai, 7.100 hòn đảo của Philippines sẽ chỉ còn lại vài chục”.

Nhưng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không chỉ nhằm vào Việt Nam hay Philippines mà tác động đến nhiều quốc gia khác. Vì vậy, hành động gây hấn của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế và làm cho nước này bị cô lập hơn nữa.

Người đeo chuông ắt phải là người tháo chuông. Nhưng tình thế Trung Quốc hiện nay muốn giải quyết cũng khó giải quyết. Thành ra cứ phải bám giữ lập trường cũ.

Mỹ là đối tượng tranh thủ chủ yếu của Trung Quốc từ đầu năm đến nay. Mục tiêu trước hết của hoà hoãn mới là giữ Mỹ đứng trung lập trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, và những gì diễn ra sau các cuộc đối thoại chiến lược kinh tế quân sự Mỹ – Trung tại Washington hồi tháng 5 cho thấy Trung Quốc đã phần nào thành công. Nhưng trước các hành động gây hấn quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, Mỹ trở lại lập trường “can dự”.

Cuộc tập trận hải quân vừa diễn ra giữa Mỹ – Nhật – Úc tại Biển Đông là hoạt động phối hợp đầu tiên giữa ba nước, nằm trong tầm nhìn kiềm chế phòng ngừa đối với Trung Quốc. Nó cho thấy các nước lớn đã không bị đẩy vào sự chập chững, mơ hồ về chiến lược.

Mặc dù Trung Quốc ra sức khẳng định tôn trọng tự do thông thương hàng hải quốc tế tại Biển Đông, nhưng sự leo thang của họ đã gây phản tác dụng. Các nhà phân tích cho rằng một khi kiểm soát được Biển Đông, Trung Quốc sẽ áp đặt luật chơi của họ đối với vùng biển Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vai trò Mỹ như một cường quốc hàng hải, một “quốc gia Thái Bình Dương” như lời Tổng thống Mỹ Barack Obama, sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Nga – một cường quốc hàng hải, và Ấn Độ – một quốc gia hàng hải đang trỗi dậy, cũng không ngồi nhìn Trung Quốc đặt mọi sự trước việc đã rồi. Cho nên chủ tịch hội đồng tham mưu Liên quân Mỹ, đô đốc Mullen, ngay khi đặt chân đến Bắc Kinh trong cuộc đi thăm đáp lễ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông khi khẳng định: “Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi ở khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng với các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập kỷ qua, và chúng tôi sẽ tiếp tục đóng vai trò như vậy”.

Trung Quốc một mặt phê phán sự can dự của Mỹ tại Biển Đông, mặt khác vẫn ra sức tranh thủ Mỹ, chủ động thúc đẩy cơ chế an ninh quân sự Mỹ – Trung nhằm gắn kết một mắt xích còn khuyết trong quan hệ chiến lược Mỹ – Trung. Trung Quốc hẳn đang thực hiện phương châm Mao Chủ tịch nêu ra 40 năm trước khi Trung – Mỹ bắt đầu cuộc hoà hoãn đầu tiên: “Đánh vẫn cứ đánh, đàm vẫn cứ đàm, hoà vẫn cứ hoà”. Kéo dài hoà hoãn với Mỹ để có thêm thời gian củng cố thực lực quân sự tiến tới đẩy hải quân Mỹ ra khỏi các vùng biển Tây Thái Bình Dương. Biển Đông nằm trong ván bài ngửa của quan hệ an ninh quân sự Mỹ – Trung cũng như cuộc cạnh tranh quyền chủ đạo trên biển.

Trước những bất trắc khôn lường tại Biển Đông, mỗi quốc gia liên quan sẽ tuỳ vào vị trí địa – chiến lược của mình mà hành xử. Nhưng tăng cường thực lực và tự cường dân tộc vẫn là mấu chốt cho việc bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp.

TS Nguyễn Ngọc Trường/Sài Gòn tiếp thị