13/07/2011 15:34:02
- Cách nói mơ hồ được phía Trung Quốc sử dụng khiến dư luận Trung Quốc và thế giới hiểu lầm. Báo chí Việt Nam nhiều khi chưa để ý và nhắc lại cách nói đó mà không chỉ ra sự thật.
Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Vũ Cao Phan đã nêu nguyên văn câu nói của ông Đặng Tiểu Bình: "Chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp, cùng khai thác"(1).
Phía Trung Quốc thường nói “gác tranh chấp, cùng khai thác” với thế giới. Nghe có vẻ rất thiện chí. Họ không nhắc đến nửa trước “chủ quyền của ta”.
Người ngoài không để ý vế “chủ quyền của ta”. Nhiều báo Việt Nam cũng vô tình lặp lại cách nói mập mờ này. Theo tôi, nếu trích dẫn câu này, nên đưa nguyên văn “sở hữu của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” để bạn đọc tránh hiểu lầm.
Mới đây, trước khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phillippines đi thăm Trung Quốc, Philippines đã cấm một nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia các cuộc gặp giữa hai nước trong tương lai. Ông này đã có những hành vi thô lỗ khi tranh luận với quan chức sở tại về cáo buộc của Manila xung quanh việc Trung Quốc xâm phạm các vùng nước Philippines tuyên bố chủ quyền.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm Trung Quốc về, ngày 11/7/2011, Phillipines đặt vấn đề đưa tranh chấp biển Đông ra toà án Liên Hiệp Quốc. Ngày 12/7, Trung Quốc phản đối việc này và cho rằng “tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các nước có liên quan trực tiếp". Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn nói thêm các tranh chấp nên được dàn xếp theo "luật pháp quốc tế đã được thừa nhận".
Câu hỏi dễ đặt ra là: Nếu họ nói có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền của mình thì tại sao phải ngại đưa ra toà quốc tế, tại sao phải khăng khăng chỉ đàm phán song phương?
Thời gian gần đây, tàu Trung Quốc quấy nhiễu, bắt giữ ngư dân của Việt Nam trên vùng biển mà ngư dân Việt Nam đã làm ăn từ ngàn đời nay và Việt Nam có chứng cứ lịch sử, pháp lý mạnh mẽ để khẳng định chủ quyền. Tàu Trung Quốc phá hoại hoạt động thăm dò của Petrovietnam sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, Trung Quốc đã nói với nhân dân họ và thế giới rằng người gây hấn là Việt Nam.
Ngày 11/7/2011, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cũng đòi các nước liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương cách ngoại giao "khôn khéo" và nói rằng Trung Quốc đang đi theo hướng này.
Chẳng lẽ, theo họ “khôn khéo” đối với Việt Nam và Phillipines là “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong vùng mà họ khẳng định là “của họ” nhưng lại sợ không dám đưa ra toà quốc tế.
Còn họ đi theo hướng “khôn khéo” là vẽ ra đường lưỡi bò, là biến vùng của người khác vốn không có tranh chấp thành vùng tranh chấp và khẳng định là của họ để hào phóng chào mời “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Sợ rằng, “nói dối một lần không ai tin, nói dối một triệu lần sẽ thành sự thật”. Cần chỉ rõ sự mập mờ, nếu có mục đích như vậy.
(1) VietNamNet đăng lại bài trả lời ngày 29/06/2011.
Nguyễn Quang A
Người ngoài không để ý vế “chủ quyền của ta”. Nhiều báo Việt Nam cũng vô tình lặp lại cách nói mập mờ này. Theo tôi, nếu trích dẫn câu này, nên đưa nguyên văn “sở hữu của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” để bạn đọc tránh hiểu lầm.
Hướng ra Biển Đông. Ảnh: VNN |
Mới đây, trước khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phillippines đi thăm Trung Quốc, Philippines đã cấm một nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia các cuộc gặp giữa hai nước trong tương lai. Ông này đã có những hành vi thô lỗ khi tranh luận với quan chức sở tại về cáo buộc của Manila xung quanh việc Trung Quốc xâm phạm các vùng nước Philippines tuyên bố chủ quyền.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm Trung Quốc về, ngày 11/7/2011, Phillipines đặt vấn đề đưa tranh chấp biển Đông ra toà án Liên Hiệp Quốc. Ngày 12/7, Trung Quốc phản đối việc này và cho rằng “tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết qua đàm phán trực tiếp giữa các nước có liên quan trực tiếp". Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn nói thêm các tranh chấp nên được dàn xếp theo "luật pháp quốc tế đã được thừa nhận".
Câu hỏi dễ đặt ra là: Nếu họ nói có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền của mình thì tại sao phải ngại đưa ra toà quốc tế, tại sao phải khăng khăng chỉ đàm phán song phương?
Thời gian gần đây, tàu Trung Quốc quấy nhiễu, bắt giữ ngư dân của Việt Nam trên vùng biển mà ngư dân Việt Nam đã làm ăn từ ngàn đời nay và Việt Nam có chứng cứ lịch sử, pháp lý mạnh mẽ để khẳng định chủ quyền. Tàu Trung Quốc phá hoại hoạt động thăm dò của Petrovietnam sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, Trung Quốc đã nói với nhân dân họ và thế giới rằng người gây hấn là Việt Nam.
Ngày 11/7/2011, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cũng đòi các nước liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương cách ngoại giao "khôn khéo" và nói rằng Trung Quốc đang đi theo hướng này.
Chẳng lẽ, theo họ “khôn khéo” đối với Việt Nam và Phillipines là “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong vùng mà họ khẳng định là “của họ” nhưng lại sợ không dám đưa ra toà quốc tế.
Còn họ đi theo hướng “khôn khéo” là vẽ ra đường lưỡi bò, là biến vùng của người khác vốn không có tranh chấp thành vùng tranh chấp và khẳng định là của họ để hào phóng chào mời “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Sợ rằng, “nói dối một lần không ai tin, nói dối một triệu lần sẽ thành sự thật”. Cần chỉ rõ sự mập mờ, nếu có mục đích như vậy.
(1) VietNamNet đăng lại bài trả lời ngày 29/06/2011.
Nguyễn Quang A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét