HN xin dừng xây dựng 5 cổng chào mừng Đại lễ - HN xin dung xay dung 5 cong chao mung Dai le - VTC News - Hơi thở cuộc sống - Hoi tho cuoc song

15/07/2010 10:53
(VTC News) - UBND Hà Nội vừa trình Thủ tướng cho phép dừng xây dựng 5 cổng chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lý do: thời gian đến Đại lễ quá ngắn, khó tìm được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, dư luận xã hội và giới chuyên môn...

Tin liên quan:

» Hội Kiến trúc sư phản bác thiết kế cổng chào Hà Nội
» "Mẫu cổng chào thiếu hình ảnh của HN tương lai"
» Đã duyệt 4 phương án cổng chào mới của Hà Nội

Một mẫu cổng chào đã được phê duyệt (Ảnh: internet)
UBND Hà Nội vừa có văn bản trình Thủ tướng cho phép được dừng xây dựng 5 cổng chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trước đó, căn cứ để đưa ra dự án làm cổng chào là theo quyết định 1470 của Thủ tướng Chính phủ (ngày 10/10/2008) về việc phê duyệt việc thiết kế, xây dựng cổng chào tại các cửa ngõ ra vào TP, những huyết mạch giao thông quan trọng. Theo đó, UBND Hà Nội đã quy hoạch chi tiết và thiết kế kiến trúc 5 cổng chào tại các vị trí đúng như chỉ đạo, xin ý kiến các tổ chức chuyên môn về phương án kiến trúc và kêu gọi các doanh nghiệp đóng góp kinh phí thực hiện.

Sáng nay 15/7, tại kỳ họp 21 HĐND TP.Hà Nội khóa XIII, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, trong quá trình chuẩn bị, Hà Nội đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong cộng đồng dân cư, dư luận xã hội và giới chuyên môn.

Theo đó, có ý kiến cho rằng cổng chào là cần thiết để tạo điểm nhấn, tăng thêm không khí vui tươi, khích lệ lòng tự hào của thủ đô. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng làm cổng chào chưa cần thiết, lãng phí và nên dành kinh phí để giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, giúp đỡ người nghèo... Có ý kiến gợi ý nên xây cổng chào gần trung tâm nơi diễn ra Đại lễ, ở trục đường 6, đường 32 hoặc giáp ranh Hà Nội với cá tỉnh lân cận... Cũng có ý kiến cho rằng nên xem xét hình thức kiến trúc văn hóa cổng chào thể hiện văn hóa đặc trưng của Hà Nội, không nên lạm dụng khai thác hình thức trống đồng, chim hạc không mang đặc trưng của Thủ đô...

Theo ông Thảo, dù đã đưa ra nhiều phương án để trao đổi cũng như đề nghị các Hội chuyên môn tham gia góp ý, đề xuất phương án kiến trúc nhưng cho tới nay chưa có phương án nào đạt sự đồng thuận và cũng chưa đưa ra được phương án khác. Ngay cả trong cuộc họp HĐND TP vừa qua cũng có nhiều ý kiến đề nghị thẳng không nên tiếp tục triển khai xây dựng cổng chào.

"Trong khi đó, thời gian đến dịp kỷ niệm đại lễ không còn nhiều, việc tiếp tục triển khai xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn. TP.Hà Nội đã báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xem xét cho phép dừng việc xây dựng 5 cổng chào", ông Thảo nói.

Không xây dựng cổng chào, TP.Hà Nội sẽ triển khai phương án trang trí bằng hoa, cây xanh, panô, có các điểm nhấn như vẫn làm vào các dịp có sự kiện quan trọng. Nguồn kinh phí do các doanh nghiệp ủng hộ, TP sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề dân sinh bức xúc, chỉnh trang đô thị, trang trí một số khu vực trung tâm mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Kiều Minh

Hà Nội đổi mẫu cổng chào, Hội Kiến trúc sư vẫn… “chê” - Sự kiện trong ngày - Dân trí

Thứ Hai, 12/07/2010 - 08:20
(Dân trí) - Sau khi đưa ra 5 mẫu cổng chào nhưng không nhận được sự đồng thuận của giới Kiến trúc sư, Hà Nội đã tiếp tục đưa ra 2 mẫu thiết kế mới (Khuê Văn Các và cột trụ tròn) để lấy ý kiến. Tuy nhiên, các mẫu thiết kế này vẫn tiếp tục bị… “chê”.
>> “Cả 5 mẫu cổng chào Hà Nội đều không đạt”
>> Cổng chào “mất lòng” giới kiến trúc Hà Nội
Ít ngày sau khi Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Kiến trúc sư Hà Nội có văn bản trả lời, thể hiện sự chưa đồng tình với 5 mẫu thiết thiết kế cổng chào (với các hình tượng Trống đồng, chim Lạc, rồng…), ngày 9/7, UBND Thành phố đã có văn bản đề nghị Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Kiến trúc sư Hà Nội góp ý lần hai cho các mẫu thiết kế mới (hình tượng Khuê Văn Các và cột trụ tròn).

Góp ý với thành phố, Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, các mẫu mới đưa ra có tiến bộ nhưng vẫn không đạt yêu cầu. “Đề xuất về trụ tròn là không nên, ban ngày không biểu hiện được các hình điều khắc, trời tối mới thấy. Hình tượng gần với linhga (sinh thực khí) hoàn toàn không nên sử dụng, quá nhạy cảm’, Hội Kiến trúc sư nhấn mạnh.

“Cổng chào Đại Lễ là cần thiết nhưng phải thể hiện tinh thần của Cổng chào, không nên thể hiện theo kiểu tượng đài”.

Cũng theo Hội, các hình tượng trên đặt bên đường không phù hợp, các dòng chữ đọc ngược khó xem và người đi đường không thể dừng lại xem.

Do cổng chào được làm ở các trục giao thông lớn, người đi đường di chuyển tốc độ cao, Hội cho rằng, nếu sử dụng hình tượng kiến trúc cụ thể, dễ gây chú ý, phân tâm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Hội tiếp tục bảo lưu quan điểm, cổng chào chỉ nên sử dụng vật liệu nhẹ, hình khối đơn giản, ấn tượng. Cụ thể, nên làm Cổng chào bằng Hoa hoặc Bóng bay lớn có hình tượng, mầu sắc rực rỡ… Theo Hội, những đơn vị như Công ty công viên cây Xanh và đơn vị Quân đội rất có kinh nghiệm, có nhiều sáng tạo thể hiện các hình thức này.
Ngoài việc góp ý cho các mẫu thiết kế cổng chào, Hội Kiến trúc sư cũng cho rằng, nên khuyến khích,vận động, tạo điều kiện tất cả các địa phương quận huyện phường xã phát huy sáng tạo dùng cây hoa, cờ phướn trang trí cũng làm cho Hà Nội ngày Đại lễ thực sự là ngày Hội của toàn dân, vui, tiết kiệm và rất ý nghĩa.
Kim Tân

Thứ Sáu, 02/07/2010 - 15:02

Cổng chào “mất lòng” giới kiến trúc Hà Nội

(Dân trí) - Đàn chim lạc bay quanh mặt trời là biểu tượng đoàn kết dân tộc bị tách làm đôi dễ gây suy diễn. Trống đồng nửa chôn nửa nổi như 2 cái triện cũ bỏ bên đường… Quá nhiều ý “phê” dự án xây cổng chào trong cuộc họp của Hội KTS Hà Nội sáng nay.
>> “Cách làm cổng chào chưa đủ thận trọng như 1.000 năm qua”
>> Hà Nội đồng ý phương án xây 4 cổng chào

Cổng “chào ngược”?

KTS Đào Ngọc Nghiêm đặt câu hỏi về quyết định chọn 5 hình ảnh như dự án đưa ra để làm cổng chào Hà Nội trong khi trước đó còn nhiều phương án dự thi tốt hơn. “Các phương án này liệu có là tinh túy của cả giới kiến trúc, quy hoạch, mỹ thuật?”, ông Nghiêm nghi ngờ.

Phương án thiết kế hình chim lạc dễ gây hiểm nhầm về sự chia tách.

Ông Nghiêm nêu quan điểm phải xác định rõ chủ thể, khách thể của dự án, cổng xây là “ai chào”, để “chào ai”. Theo đó, ông Nghiêm cho rằng, cổng chào phải thể hiện đặc trưng văn hóa của Hà Nội, không nên “vơ vét” những hình tượng mang tính khái quát của cả nước để chào đón người nơi khác đến thành phố.

KTS Nguyễn Trung Thanh tỏ ý tán đồng khi gọi đây là cách “chào ngược”. Trống đồng hợp với cổng chào dành cho đất Phú Thọ, bãi cọc Bạch Đằng thích hợp để ở đầu địa phận Hải Phòng hơn.

KTS Nguyễn Quốc Thái ví “ngoa”: “Đặt chim lạc ở hướng từ Phú Thọ về thì khác gì nhìn tấm biển vẽ hình con vịt để đánh dấu đất Hà Nam” (trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đến địa phận Phú Xuyên có biển báo trại vịt giống - PV).

KTS Ngô Huy Giao phân tích, hiện có “phong trào” sử dụng họa tiết trống đồng, chim lạc làm các biểu tượng tràn lan nhưng đặt vào Hà Nội rõ ràng không hợp. Ông Giao kiến nghị hướng đến họa tiết biểu tượng thành phố vì hòa bình. Tuy nhiên, ông Nghiêm lý giải cái khó, Hà Nội đã từng đề cập phương án này nhưng vướng vấn đề… bản quyền tác giả. Muốn dùng biểu tượng thành phố vì hòa bình phải trả rất nhiều tiền.

Bàn về từng hình ảnh cụ thể, ông Nghiêm “phê” đàn chim lạc bay quanh mặt trời trên trống đồng là biểu tượng đoàn kết của cả dân tộc, nay lại bị tách làm đôi dễ gây suy diễn, hiểu nhầm. Cũng hình ảnh trống đồng nhưng cắt xẻ “nửa chìm nửa nổi” có hợp lý? Ông Nghiêm kiến nghị, hình ảnh biểu tượng phải đơn giản để đại đa số người dân đều hiểu.

Ông Thái thêm: “Trống đồng nửa chôn nửa nổi có cảm giác như 2 cái triện cũ vứt bỏ bên đường. Mà cũng khó hình dung 2 nửa cái trống là “cổng” lắm”. Theo KTS này, “cổng” phải là một kết cấu vươn lên khỏi mặt đất nhưng cả 5 phương án thiết kế mới chỉ chú ý nhiều vào mặt bằng như hình ảnh trống đồng hay 8 con rồng chầu. Ông Thái đề xuất chỉ nên tập trung làm một mẫu hình tượng rồi áp cho tất cả các hướng đường vào thành phố.

Khái quát chung, KTS Trần Huy Ánh thẳng thắn cho rằng “buồn” vì cách suy nghĩ của tác giả các hình vẽ quá “gượng”, chưa chín chắn. “Cảm giác chung là xấu” - ông Ánh phân tích, về nguyên lý, các tượng đài này đặt trên đường, trong một không gian lớn sẽ chịu tác động của hiệu ứng “cinétique” khi người quan sát đang chuyển động. Những cánh chim hạc hay loạt rồng, bãi cọc, cánh buồm… trông đều như đổ sụp. Hiệu ứng hình ảnh như vậy là không đạt.

“Chào mãi là vô duyên”

Về vấn đề kết cấu, cấu tạo, tính chất tạm thời hay bền vững, vĩnh cửu của công trình, các ý kiến trong Hội KTS Hà Nội khá trái chiều.

KTS Nguyễn Mai Long trích đọc bản thuyết trình, xin ý kiến của chủ đầu tư trong đó nêu: phần móng cổng chào sẽ làm bằng bê tông cốt thép, tức công trình kiên cố. Tuy nhiên, phần thân lại bằng vật liệu tạm. Ông Long băn khoăn, như vậy không biết công trình thực hiện cho thời gian bao lâu, sau đại lễ sẽ phá dỡ hay để lâu dài.

Trống đồng mọc lên từ đất, nước gây cảm giác đôi triện cũ bỏ bên đường?

Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội Lê Văn Lân quả quyết, cổng chào nhất định là tạm thời, làm để mừng một sự kiện, sau hội, lễ là tháo bỏ. Càng không thể xét làm lâu dài, vĩnh cửu với các phương án “ngây ngô”, không thể xét được cái nào như đề xuất của thành phố. “Chào mãi là vô duyên” – ông Lân cảnh báo.

Ông Lân giới thiệu mô hình cổng chào của Đà Lạt trong lễ hội hoa năm qua, chỉ kết bằng cây lá mà rất đẹp, thu hút và cũng duy trì được cả tháng. “Nói tới bê tông, gạch, đá thì không còn gì để bàn nữa” - vị Phó chủ tịch Hội giữ quan điểm cương quyết.

KTS Nguyễn Quốc Thái lại băn khoăn, theo thiết kế, mỗi cổng chào chiều cao tới hàng chục mét, khối lượng đồ sộ, làm bằng vật liệu tạm có đủ sức chịu đựng, đủ độ an toàn. KTS Trần Huy Ánh cũng cảnh báo tính khả thi về thời gian thi công. Một công ty xây dựng đã phân tích thẳng thắn, thời gian 3 tháng, riêng việc lên phương án neo giữ, chống gió cho những kiến trúc lớn như vậy cũng không đơn giản.

Ngược lại, KTS Lê Quang Ngọc lại cho rằng cần làm một công trình “cho ra công trình”, làm thật sự, đầu tư thích đáng để tạo nên một dấu ấn cho Hà Nội. Vấn đề chỉ là làm sao có được thiết kế đẹp, thuyết phục. Các phương án hiện tại, ông Ngọc bức xúc nhận xét: “8 con rồng tranh nhau làm tổ trưởng, không biết con nào biểu tượng cho Lý Thái Tổ, con nào đại diện cho Lý Thần Tông”. Ông Ngọc lo lắng, 4 cổng chào sẽ trở thành 4 khối “dị hình” chặn mỗi ngả đường vào thành phố.

Ông Thái gật đầu: “Những kiến trúc này nếu để làm lâu dài, là người Hà Nội, chúng ta đau lòng lắm”.

P.Thảo

Một kế hoạch tinh vi được tính toán kỹ lưỡng

Trung Quốc thông qua “Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010-2020”: 
Một kế hoạch tinh vi được tính toán kỹ lưỡng 
 
12/07/2010 4:23
Cụm tượng đài Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Vừa qua, phía Trung Quốc (TQ) đã có hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN với việc đưa Hoàng Sa và Trường Sa vào quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam (TQ).
Trong bản quy hoạch này, TQ cũng nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở. Thanh Niên đã phỏng vấn TS luật Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, xung quanh vụ việc này.
* Theo ông, đâu là mục đích của TQ khi thông qua “Cương yếu quy hoạch” này?
- Trước hết, phải khẳng định rằng việc làm này của phía TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà TQ và ASEAN đã cam kết thực hiện. Chính phủ VN đã chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu TQ phải chấm dứt ngay những hành động phi pháp đó. Điều này cũng cho thấy ý chí của Nhà nước VN trong việc bảo vệ chủ quyền của mình trước bất cứ hành động xâm phạm nào.

 
TS Trần Công Trục
Việc TQ thông qua quy hoạch này tiếp tục là một trong loạt chuỗi hoạt động của TQ nhằm thực hiện mục tiêu “hợp thức hóa chủ quyền” trên thực tế mà TQ muốn thực hiện với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN mà họ đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng. Nhìn rộng hơn, đây cũng là hoạt động nằm trong ý đồ chiến lược của TQ được họ kiên trì thực hiện từ nhiều năm qua.
* Ông đánh giá thế nào về kế hoạch của TQ tăng cường mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa?
- Nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta có thể thấy trong bối cảnh hiện tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Hai quần đảo này đều rất xa đất liền. Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (VN) khoảng 220 km, cách đảo Hải Nam (TQ) khoảng 260 km. Khoảng cách từ Hoàng Sa tới Trường Sa gần nhất cũng khoảng hơn 600 km. Các đảo thuộc hai quần đảo này đều có diện tích nhỏ: đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,5 km2, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa cũng chỉ khoảng 0,5km2. Chủ yếu là các đảo nửa chìm nửa nổi, điều kiện cho tổ chức du lịch là không lớn. Nếu nói để đầu tư du lịch thì rõ ràng đây không phải là khu vực hứa hẹn đem lại lợi nhuận. Đó là chưa kể đến việc đây là khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền, cực kỳ nhạy cảm, hoàn toàn không phải là nơi thích hợp để khai thác du lịch.
Như vậy, rõ ràng khi thông qua cương yếu này TQ đã có ý đồ hoàn toàn khác với những điều mà họ công bố. Không khó để có thể nhận thấy rằng TQ đã và đang tiếp tục có những hoạt động nhằm giành lấy sự công nhận trên thực tế cũng như về mặt pháp lý chủ quyền đối với các đảo mà họ đã giành được bằng các biện pháp quân sự. Trên thực tế, TQ đã có hàng loạt các hoạt động phi pháp nằm trong chiến lược chung đối với biển Đông được thực hiện hết sức tinh vi. Trong đó có thể kể đến việc phê chuẩn thành lập các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hải Nam để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN; hằng năm công bố lệnh cấm đánh bắt cá; cử các tàu ngư chính tuần tiễu trên biển Đông để “bảo vệ ngư trường của TQ”; ngăn cản, bắt giữ và bắt các tàu cá của VN phải nộp phạt...


“Phải khẳng định rằng việc làm này của phía TQ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông mà TQ và ASEAN đã cam kết thực hiện. Chính phủ VN đã chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu TQ phải chấm dứt ngay những hành động phi pháp đó”.

Không chỉ có vậy, TQ cũng tận dụng và tranh thủ các kênh quốc tế để thực hiện chiến lược này. Năm 1975, TQ đã yêu cầu Tổ chức Khí tượng thế giới cho đăng ký đài khí tượng TQ thay thế cho đài khí tượng Sài Gòn tại Hoàng Sa. Năm 1980, tại kỳ họp lần thứ 26 Hội Địa chất quốc tế ở Paris (Pháp), phía TQ đã báo cáo và cho lưu hành tài liệu địa chất “Biến đổi kiến tạo các bể dầu khí TQ” và đưa ra bản đồ các bể dầu khí trong đó có đoạn nói quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần kéo dài của lục địa Trung Hoa. Năm 1983, tại hội nghị về Hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương, TQ đưa ra hai tấm bản đồ vẽ đường biên giới trên biển bao quanh gần hết biển Đông... Trước những động thái này VN đã đấu tranh trực tiếp tại hội nghị, hoặc thông qua các văn kiện gửi chính thức lên án và phản đối các hành động của TQ.
* Theo ông, TQ được gì sau những hoạt động “khẳng định chủ quyền” bất chấp luật pháp quốc tế như vậy?
- Việc thông qua cương yếu này như đã nói cũng là một trong các hoạt động được TQ thực hiện nhằm đạt mục tiêu ý đồ chiến lược của họ. TQ đang muốn củng cố cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, thứ mà theo nhiều nhà nghiên cứu là điểm yếu nhất của TQ.
Trên thực tế, từ trước tới nay, sự có mặt của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa có được là do họ đã dùng vũ lực để chiếm đóng. Năm 1956, lợi dụng thời điểm chuyển giao của VN sau Hiệp định Geneve có khoảng trống, TQ đã chiếm đóng phía đông quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, họ lại tiếp tục đưa lực lượng chiếm phía tây Hoàng Sa nhưng đã bị quân đội Sài Gòn bắt giữ toàn bộ lực lượng này và đưa về giam giữ ở Đà Nẵng. Năm 1974, lợi dụng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, TQ đã đưa quân chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ chính quyền Sài Gòn. Năm 1988, TQ lại tiếp tục đưa quân tấn công, chiếm đóng một số bãi cạn ở Trường Sa. Tất cả các đảo mà TQ chiếm giữ hiện nay đều do họ giành được bằng vũ lực quân sự. Về mặt luật pháp quốc tế, việc sử dụng vũ lực để giành chủ quyền là không được phép. Nhưng thực tế, TQ đã chiếm đóng và bây giờ dùng mọi hình thức, thủ tục pháp lý và các hoạt động khác để củng cố “chủ quyền” của họ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là đối với phạm vi biển thuộc “đường biên giới hình lưỡi bò” trong biển Đông mà TQ đã công bố.

 
UBND tỉnh Quảng Ngãi bàn giao tờ lệnh quý cho Bộ Ngoại giao vào ngày 10.4.2009. Văn bản cổ này được ban hành ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (Giáp Ngọ - 1834) khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, được gia tộc Đặng ở đảo Lý Sơn gìn giữ ngót gần 200 năm qua
* TQ sẽ đạt được những điều gì thông qua những hoạt động này?
- Phải thấy rõ việc TQ thông qua quy hoạch này là có ý đồ về chính trị - pháp lý. Thậm chí, TQ sẽ sẵn sàng bù lỗ cho toàn bộ các hoạt động du lịch để thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế. Những hoạt động này chí ít sẽ giúp TQ đạt được mục tiêu của họ, ví dụ việc các đoàn khách quốc tế khi du lịch tại đây phải được phép của nhà chức trách TQ, đó là một cách để họ thể hiện chủ quyền mà họ cho là “hợp pháp” của mình. Có thể thấy sự khôn ngoan của TQ khi lấy danh nghĩa “Quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam”. Hải Nam hiện tại là một điểm du lịch rất nổi tiếng của TQ và họ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào đó khiến cho dư luận có thể khó phát hiện ý đồ của họ.
Về mặt tuyên truyền, đương nhiên họ sẽ cho in ấn và cung cấp bản đồ tới du khách trong đó thể hiện chủ quyền của TQ đối với Trường Sa, Hoàng Sa... Thậm chí, TQ cũng sẽ tổ chức các triển lãm cổ vật mà họ nói đã khai thác được ở khu vực này để chứng minh chủ quyền. Chưa kể đến khả năng các đoàn ngoại giao, quan chức nước ngoài hoặc các nhân vật nổi tiếng cũng sẽ được đưa tới đây để phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền của TQ.
Thủ thuật này còn tinh vi ở chỗ lấy danh nghĩa là một hoạt động thuần túy dân sự, hòa bình, kết hợp văn hóa, du lịch nhưng đằng sau đó là cả một chiến lược tinh vi được tính toán kỹ lưỡng.

 
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một phần máu thịt của người dân Lý Sơn, được lưu truyền và bảo tồn từ hàng trăm năm nay để tri ân các bậc tiền nhân đã hy sinh vì lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc nơi Hoàng Sa - Ảnh: Hiển Cừ
* Đâu là những hệ lụy đối với VN khi TQ thực hiện những hoạt động này ?
- Về phương diện pháp lý, trong nhiều năm qua VN đã liên tục phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải do phía TQ thực hiện. VN không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Tuy nhiên, nếu các hoạt động này của TQ thành công, họ sẽ có nhiều lợi thế, đặc biệt là việc tranh thủ hợp pháp hóa tạo thuận lợi sau này khi phải giải quyết tranh chấp ở cơ quan tài phán quốc tế. Về mặt dư luận họ cũng sẽ tranh thủ để vận động, tuyên truyền chủ quyền của mình ra quốc tế. Mới đây chúng ta cũng đã có bài học nhãn tiền về vụ bản đồ của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ ghi nhận tên gọi của TQ đối với hai quần đảo này. Rõ ràng những vụ việc tương tự có khả năng tiếp tục xảy ra làm cho ngày càng có nhiều người, thậm chí là cả giới chính trị và khoa học quốc tế, tin vào chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này là vô cùng nguy hiểm và bất lợi đối với VN. Đó là những thủ thuật của TQ mà VN phải hiểu và ngăn chặn. Bên cạnh đó nhiều khả năng họ cũng sẽ lợi dụng danh nghĩa xây dựng du lịch, phát triển kinh tế để đầu tư về quân sự.
Điều đáng mừng là VN đã có thái độ rất cương quyết về vấn đề này. Ví dụ như việc những ngư dân của VN kiên quyết không nộp phạt, không ký văn bản khi bị TQ bắt giữ khi đang đánh cá hợp pháp trên vùng biển của VN. Vùng biển của mình mà để họ bắt giữ rồi phải nộp phạt vì “đã xâm phạm chủ quyền của TQ” là điều không thể chấp nhận được.
* Trong bối cảnh này theo ông VN nên làm gì?


Ông Lê Văn Thịnh, nguyên Phó trưởng Ban Biên giới Chính phủ:
Hành động đi ngược lại tuyên bố...
Lập trường VN trước sau như một, khẳng định chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi. Hành động TQ thông qua Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010 - 2020, trong đó xác định Khu tổ hợp chức năng biển do tỉnh Hải Nam quản lý, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa, nêu kế hoạch tăng cường mở tuyến du lịch đường không và đường biển ra quần đảo Hoàng Sa, đồng thời khuyến khích việc đăng ký quyền sử dụng đối với các đảo không người ở... đã làm phức tạp thêm tình hình, thể hiện sự không thiện chí, phá vỡ thỏa thuận mà chính TQ đã ký với các nước ASEAN.
TQ làm gì cũng phải nhìn sang các nước ASEAN, phải nhìn vào EU, nhìn vào hợp tác của TQ với các nước khác để cần có hành xử thích hợp. Vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, nếu TQ tiếp tục hành động khẳng định chủ quyền, vi phạm quy tắc ứng xử biển Đông sẽ gây ảnh hưởng đến giao lưu quốc tế, giao thông đi lại vốn đã được quy định rõ trong Luật Biển quốc tế (quyền tự do đi lại và lưu thông hàng hải quốc tế). Hành động của TQ đi ngược lại tuyên bố mà TQ cùng các nước ASEAN đã cam kết trong khi rõ ràng đó là thỏa thuận mang tầm quốc tế, thỏa thuận đa phương, cả thế giới đều biết.
Rõ ràng, việc thông qua Cương yếu quy hoạch xây dựng và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam 2010 - 2020 là hành vi đe dọa nước khác, đe dọa cả an toàn giao thông hàng hải quốc tế. Trên cương vị là một nước lớn, đang phát triển mà hành động như vậy thì chính TQ bị mất uy tín, bị thiệt hại vì làm sứt mẻ quan hệ anh em láng giềng, làm mất niềm tin trong hợp tác quốc tế.
Hải Âu (ghi)

- Từ trước tới nay lập trường không thay đổi của VN là chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, tinh thần DOC năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển Đông và khu vực. VN cũng đã liên tục lên tiếng khi các quốc gia liên quan có hành động xảy ra việc xâm phạm chủ quyền của VN.
Trong trường hợp này VN cần tiếp tục tuyên truyền ra quốc tế để họ thấy được mặt trái của vấn đề. Đưa ra các khuyến cáo và phân tích cần thiết để tránh việc công dân các quốc gia khác vô tình tham gia vào hoạt động trên danh nghĩa du lịch nhưng thực tế nhằm âm mưu xâm phạm chủ quyền của VN. Cần nêu rõ hoạt động này của TQ không chỉ tạo nên sự mất ổn định của khu vực mà còn đe dọa đến an ninh của thế giới. Rõ ràng với việc ký kết DOC, TQ đã có cam kết về việc không áp dụng các hành động mở rộng, làm phức tạp hóa tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuy nhiên TQ lại có những hành động hoàn toàn trái ngược.
* Bất chấp những phản đối của VN cũng như các quốc gia liên quan, TQ ngày càng thể hiện thái độ mạnh mẽ đối với vấn đề biển Đông. Nếu VN chỉ đơn thuần thể hiện lập trường của mình mà không có các hành động cụ thể, theo ông có phải là cách thức hiệu quả?
- Đúng là VN đang ở một vị thế cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên khó khăn không có nghĩa là phó mặc số phận của mình. Ngoài việc tiếp tục đấu tranh về mặt ngoại giao, pháp lý VN cũng cần tranh thủ và tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. Phải nói rõ để dư luận quốc tế hiểu rõ tránh đi theo cái guồng mà TQ đã định sẵn. Nên nhớ rằng TQ sẵn sàng chi rất nhiều tiền để vận động hành lang.
VN cũng có thể đưa vấn đề này ra giải quyết ở quốc tế. Trong quá trình xử trí VN cũng cần hết sức tỉnh táo, nghiên cứu, dự báo, tính toán kỹ các động thái của họ từ đó đề ra đối sách thích hợp. Cần phải xác định đây là vấn đề đại sự, liên quan đến sự sống còn của quốc gia mà có chuẩn bị kỹ lưỡng tránh tình trạng khi xảy ra chuyện mới tìm cách xử lý.
Một ví dụ mà chính báo chí TQ đưa ra cũng rất đáng để VN suy nghĩ. Cuối tháng 4 vừa qua khi TQ cử các tàu ngư chính đi “bảo vệ ngư trường” đã bị tàu hải quân và máy bay chiến đấu của Malaysia áp sát, xua đuổi suốt 17 tiếng liền khi các tàu này xâm phạm lãnh hải của Malaysia. Rõ ràng trong phạm vi, điều kiện cụ thể, chúng ta phải có đối sách cần thiết chứ không thể ngồi yên để họ dễ dàng muốn làm gì cũng được.
* Chân thành cảm ơn ông!
Nguyên Phong
(thực hiện)

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ thôn Ngọc Quỳnh

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ

Di vật trong mộ dùng để yểm bùa.
Di vật trong mộ dùng để yểm bùa.

Người thì xin đinh về đuổi tà ma, người thì xin chiếc hộp và chiếc xương quạt về để yểm bùa. Ngôi mộ bị xới tung lên đau đớn.

Chiếc tiểu sành mà ông Ngô Bẩm mua về để chứa xương cốt, không thể nhét vừa một ông quan có dáng vóc cao lớn, còn nguyên thịt da. Vì thế, họ đào ngay một cái hố ở cạnh chỗ vừa khai quật mộ, rồi dùng bồ cào kéo xác xuống, lấp đất kín lại.

Sau khi phá tan ngôi mộ, tìm kiếm khắp nơi, không thu được vật gì giá trị, mà xác chết lại phân hủy, bốc mùi, nên những người trong tổ đào bới, san lấp gò đống quyết định “xử lý” xác chết. Tuy nhiên, chiếc tiểu sành mà ông Ngô Bẩm mua về để chứa xương cốt, không thể nhét vừa một ông quan có dáng vóc cao lớn, còn nguyên thịt da.

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Người dân thôn Ngọc Quỳnh vẫn thường xuyên hương khói ở ngôi mộ mà họ tin là của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Vì thế, họ đào ngay một cái hố ở cạnh chỗ vừa khai quật mộ, rồi dùng bồ cào kéo xác xuống, lấp đất kín lại. Ông Mai Văn Tòng, người trực tiếp đào phá mộ ngậm ngùi kể rằng, trong lúc chôn cụ, mọi người đẩy những miếng hợp chất cứng như “bê tông” xuống hố khiến vỡ cả sọ, gẫy cả chân của cụ.

Không thu hoạch được tài sản gì từ ngôi mộ, lại còn mất nhiều công sức hoàn táng, nên đội san lấp gò đống thôn Ngọc Quỳnh đã bàn bạc và thống nhất tận thu những tấm ván thiên để bán. Tấm ván dày làm bằng gỗ tốt đó đã được bán cho một thợ mộc trong xóm với giá 400 đồng, đủ một bữa liên hoan.

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Ông Phan Văn Sợi, người trực tiếp "tắm rửa" hài cốt của vị quan.

Ông Phan Văn Sợi, là người trực tiếp theo dõi vụ phá mộ và sau này “tắm rửa” cho vị quan kể: Sau khi đào phá ngôi mộ, dân làng cứ đồn đại ầm ầm rằng, đó là mộ của Lý Thường Kiệt. Bà Ỷ Lan sinh ra, chết đi, lại có đền thờ ở thôn Ngọc Quỳnh, mà Lý Thường Kiệt từng phục vụ bà Ỷ Lan, thì chắc chắn ngôi mộ đó là của Lý Thường Kiệt (?!).

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Có lẽ do đền thờ bà Ỷ Lan ở thôn Ngọc Quỳnh, nên người dân tin rằng, ngôi mộ cổ ở gần đó là của Lý Thường Kiệt!

Cứ đồn đoán, cứ suy diễn như thế, rồi dần dần, cái ngôi mộ với xác ướp đó, đã biến thành ông Lý Thường Kiệt thực sự. Thậm chí, trong một số giá đồng trong đền thờ bà Ỷ Lan, người ta còn đồn, ông Lý Thường Kiệt… hiện về quở trách những người phá mộ!

Chính vì niềm tin vị quan trong mộ kia là Lý Thường Kiệt, nên dân làng rất kính trọng. Cứ đến ngày hội, ngày lễ, thậm chí ngày rằm, hoặc gia đình có việc đại sự, người dân lại ra mộ thắp hương, khấn vái cầu phúc, cầu lộc.

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Ông Ngô Vui, Trưởng Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam có niềm tin vững chắc rằng người nằm dưới mộ là Thái úy Lý Thường Kiệt.

Niềm tin đó lớn đến nỗi, khiến những người trong tổ đào phá mộ năm xưa rất ăn năn. Thế rồi, năm 1998, dân làng quyết định cải táng cho cụ. Một tổ gồm hơn chục người được phân công đào mộ, còn ông Phan Văn Sợi và ông Cảnh – người trông nom đền thờ Ỷ Lan nhận nhiệm vụ “tắm rửa” xương cốt cho cụ để “đưa” cụ vào tiểu sành.

Ông Sợi kể: “Đời tôi bốc cả trăm ngôi mộ, nhưng chưa từng thấy xương ai to và dài như xương ông quan này. Nhìn cái tiết diện xương sống to đúng bằng cái đèn pin, tôi đoán chắc chắn ông quan này phải cao tầm 1,9m. Người xưa mà cao to như thế thì đúng là nhân vật đặc biệt. Xương cốt lớn, lại rắn chắc, râu dài ngang ngực, thì quả là một vị quan võ đầy uy phong”.

Cũng theo ông Sợi, mặc dù xương lẫn trong đất, màu đen xỉn, song ông vẫn nhận ra dấu vết mà những người chôn cụ ứng xử không phải. Hộp sọ cụ bị thủng một lỗ, ống chân bị gãy làm đôi do những miếng “bê tông” ném trúng.

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Đại diện của họ Ngô Việt Nam thảo luận tại đền thờ bà Ỷ Lan ở thôn Ngọc Quỳnh.

Sau khi cải táng cho ông quan, đích thân ông Bảng và một số ông trông coi ngôi đền thờ Ỷ Lan ở Ngọc Quỳnh đã tiến hành xây một ngôi mộ nhỏ. Họ làm hình thù ngôi mộ như một ông quan đang ngồi, đầu đội mũ tai chuồn.

Lại nói về di vật trong ngôi mộ. Chỉ có duy nhất chiếc hộp sáp bằng gỗ, bé bằng miệng cái chén và chiếc quạt còn nguyên vẹn. Cụ Thực đã xin cái quạt đó, rồi đứng ngay bên mộ, vừa phe phẩy vừa bông đùa: “Ta là quan hoạn đây, hi hi”.

Ông đội trưởng thì xin 10 chiếc đinh, mỗi chiếc dài chừng 10cm, lượm được trong mộ đem về yểm trong nhà… đuổi tà ma. Theo ông này, ma quỷ thường sợ quan, nên lấy đinh của quan cắm ở nhà, nhất định ma quỷ không dám vào!

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Những di vật thu được trong mộ được ông Bảng cất giữ cẩn thận.

Ông Bảng thì xin đội đào bới cái hộp đựng sáp nhỏ xíu và một mẩu xương quạt về làm kỷ niệm. Hiện tại ông Bảng vẫn giữ hai di vật này. Ông cho vào bao thuốc lá, gói lớp nữa bằng túi nilon và cất giữ cẩn thận. Mỗi khi có nhà khoa học về tìm hiểu ngôi mộ, ông Bảng lại cẩn thận lôi ra, cho các nhà khoa học nghiên cứu, quay phim, chụp ảnh.

Ông Bảng đã mang cho tôi xem hai di vật này. Tôi thấy, trên chiếc xương quạt có khắc một số hoa văn và một loại ký hiệu giống như chữ triện. Tuy nhiên, những nhà khoa học, những nhà nho từng xem đều chưa đọc được. Nhiều người đã chụp ảnh, mang chữ đi, song vẫn chưa có hồi âm.

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Liệu đây có phải chữ triện?

Ông Lê Ngọc Cam, trưởng thôn Ngọc Quỳnh, người cũng chứng kiến đầy đủ cuộc khai quật mộ cho biết, trên tấm ván thiên và dưới đáy bể hợp chất có một số chữ Hán. Các cụ già hiểu biết chữ Hán đã được mời ra đọc. Thế nhưng, việc dịch mấy chữ trên ván thiên cũng mỗi người một kiểu. Người thì dịch là “Đại thị công khanh”, người lại ra “quan hoạn”…

Sau đó, tấm ván thiên bị ông thợ mộc xẻ ra làm tủ, nên chả còn nữa. Còn mấy chữ khắc ở đáy bể hợp chất thì không ai dịch được, nên phá bỏ. Ông Cam kể rằng, sau khi phá mộ, dân công khuân những tấm “bê tông” làm kè mương, làm chỗ đứng tát nước, nên giờ khai quật cánh đồng lên, có thể sẽ tìm thấy những chữ đó.

Bí ẩn đau đớn trong ngôi mộ cổ, Tin tức trong  ngày, chiếc hộp,ngôi  mộ cổ,đinh,xương,tấm  bê tông,

Ông Lê Ngọc Cam tin rằng, đào bới cánh đồng Ngọc Quỳnh sẽ tìm thấy tấm "bê tông" có chữ cổ.

Có lẽ, vì những lời dịch đó, nên ngay lúc ấy, ai cũng tin đây là mộ của ông Lý Thường Kiệt. Những lời đồn đại mỗi ngày dày thêm và giờ đây, sau 30 năm đồn đoán, trong tâm tưởng của người dân Ngọc Quỳnh, vị quan nằm dưới mộ, đã đúng là… Thái úy Lý Thường Kiệt – một vị tướng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Vậy, người nằm dưới ngôi mộ đầy kỳ lạ và đau thương kia, có phải Lý Thường Kiệt?

Gửi vào 01/06/10 14:02

Chuyện của những người gặp nhau ở tuổi xế chiều - Xã hội - VietNamNet

,

- Họ không hẹn nhau, nhưng họ cùng gặp nhau vào tuổi xế chiều. Mỗi người mỗi câu chuyện. Nhưng tất cả đều cùng chung một nỗi niềm, ước muốn được sống trong sự chăm sóc, yêu thương của con cháu.

TIN LIÊN QUAN



Những cụ già “tự nguyện” vào viện dưỡng lão

Câu chuyện khác nhau, nhưng họ cùng chung một nỗi niềm mong có người thân sum tụ, cùng ăn bữa cơm như cụm từ mọi người thường nhắc: “Gia đình”.

Cụ đi vào viện dưỡng lão, đôi mắt người bảo vệ nhướn lên rồi nhanh chóng cụp xuống. Lóng ngóng với khuôn viên rộng, chằng chịt lối đi, cụ quay lại cổng: “Muốn vào ở trong này phải làm thủ tục thế nào vậy chú?” .

Cụ Lâm Cảnh Tuế vỗ tay bắt theo nhịp hát.



Đó là một buổi sáng đẹp trời, nhưng trĩu nặng tâm trạng. Nắng gắt, rọi thẳng lên mái đầu bạc của người đàn bà 75 tuổi, băn khoăn mãi hi vọng. Người bảo vệ cất tiếng: “Cụ vào đây ở theo dạng dịch vụ ạ?”. “Vâng!”. “Hôm nay Chủ nhật, phòng hành chính không làm việc, sáng mai cụ quay lại liên hệ nhé”. Bà nở nụ cười buồn: “Bọn nó bận lắm. Ở nhà thui thủi một mình mấy năm nay, tôi buồn, tôi đau ốm mà không ai biết. Thôi thì xin vào đây ở, lâu lâu bọn nó còn vào thăm”.
Bà là Nguyễn Kim Lan, nhà ở Bình Tân (TP.HCM), có hai người con trai đã lập gia đình. Hiện bà sống cùng con trai cả. Ở chung nhà mà ít gặp được con.

Hỏi con bà có biết bà xin vào đây không? Bà chặc lưỡi, những vết nhăn trên trán hiện rõ hơn: “Không. Tôi định làm xong thủ tục rồi nói”.
Theo lời kể của bà, sau khi ly dị vợ, người con trai cả lao đầu vào công việc, quên mất cả mẹ. Người con út ở cách nhà mẹ 3 cây số cũng bận tối tăm mặt mũi, bà ở nhà với 4 bức tường, cơm nước tự lo, lại mắc chứng cao huyết áp, có hôm lụy xuống hàng xóm đưa vào viện mà con vẫn không biết. Vì thế, sau nhiều năm suy nghĩ, bà quyết tự đi đến trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè.

Thèm một bữa cơm gia đình

Tâm sự của một người phụ nữ sống trong nhà dưỡng lão tình thương dành cho người neo đơn Vinh Sơn (số 469, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM) khiến người nghe thấy đắng ngắt bởi ước nguyện bình dị nhưng không bao giờ thành hiện thực.

“Giá mà biết cảm giác có một gia đình cùng quây quần chung bữa cơm thôi, tôi cũng thấy mãn nguyện rồi”. Bà dùng kéo cắt bớt đi chân quần vì “ nó dài vướng víu dễ ngã”, đường kéo méo xệch.

Cụ Nguyễn Thị Khuê, 76 tuổi, trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, lăn lộn kiếm từng đồng nuôi cha mẹ, em gái, để khi nhìn lại thấy mình đã ở tuổi lục tuần. Sau khi ba mẹ mất, em gái lấy chồng, thấy em gái cũng khổ, bà lại lang bạc khắp Sài Gòn buôn bán. Cho đến một ngày bà lâm bệnh nặng, nằm liệt được các sơ đưa vào trung tâm điều trị hơn nửa năm. “Bây giờ sức khỏe đỡ rồi, mọi sinh hoạt đều có thể tự lo, chỉ là tôi thèm có gia đình để gọi như người ta thôi”.

Một buổi ăn tập thể của các cụ già tại nhà dưỡng lão Vinh Sơn.



Cũng tại đây, căn phòng dành cho những cụ bị liệt hôm nay sôi động hơn bình thường. Một đoàn từ thiện đến từ Nam Phi, khua trống, vỗ tay khiến các cụ cười nhiều đến nỗi chảy cả nước mắt.

Cụ Lâm Cảnh Tuế (92 tuổi), mặc dù không thể đi lại được cũng cố gắng vỗ tay để bắt theo nhịp hát. “Vui lắm, lần đầu tiên nghe tiếng trống to như vậy”. Cụ là một trong số 62 người già neo đơn được trung tâm đưa về nuôi dưỡng cách đây hơn 20 năm. Cụ kéo tay đoàn khách liên tục nói: “ Nhanh quay lại nhé, hết nhạc, ở đây cụ buồn lắm”. Cụ tâm sự: “Vô đây cho bọn nó có nhà ở, nếu không bọn nó lấy nhà đâu mà ở”. Thấy tôi không hiểu, bà xua tay, khóe mắt trào ra giọt nước mắt.

Bà Nguyễn Thị Hồng, một người nằm cạnh giường liền giải thích: “Bà bị con cái ruồng bỏ, cả chục năm nay bà chờ con đến đón về nhà, chờ hoài không thấy đâu cả”.
Hai cụ thân nhau như chị em, mỗi khi có bánh của khách tặng, hai cụ lại mở ra ăn cùng. “Ai được khách tặng bánh nhiều hơn sẽ mở của người đó trước, có bữa bệnh không ăn được, người kia lại ăn một mình, buồn lắm”.

  • Sau Bình - A Sám