Thủ đoạn của Trung Quốc chống giải Nobel Hòa bình bị phản tác dụng

RFI:
TRUNG QUỐC - NOBEL HÒA BÌNH 2010 -
Bài đăng : Thứ sáu 12 Tháng Mười Một 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 12 Tháng Mười Một 2010

Thủ đoạn của Trung Quốc chống giải Nobel Hòa bình bị phản tác dụng

Trọng Nghĩa

Nếu mục tiêu của Trung Quốc khi trấn áp nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình 2010 và tấn công vào Ủy ban Nobel Na Uy là nhằm dìm nhân vật này vào quên lãng, thì có thể nói rằng Bắc Kinh đã hoàn toàn thất bại. Lý do là các ngón đòn liên tiếp được Trung Quốc tung ra trong thời gian gần đây đều không đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí còn phản tác dụng.

Vào hôm nay 12/11, một « Hội nghị Thượng đỉnh » về giải trừ vũ khí hạt nhân, tập hợp những người đoạt giải Nobel Hòa bình đã mở ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Tham gia hội nghị này có Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng, ông Lech Walesa, cựu Tổng thống Ba Lan, hay ông Mohamed El Baradei, nguyên Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế AIEA cùng nhiều người khác.

Tuy nhiên, thu hút sự chú ý của mọi người lại là việc ông Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình năm nay lại không có mặt, mà được ông Ngô Nhĩ Khai Hy, một nhà ly khai khác hiện lưu vong tại Đài Loan đại diện. Bình thường ra, sự kiện này ít được dư luận quan tâm, nhưng theo AFP, chính việc ông Lưu Hiểu Ba không được chính quyền Trung Quốc cho đến dự, sẽ giúp cho hội nghị được nhắc tới nhiều hơn.

Tên tuổi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đã đặc biệt nổi lên từ ngày mồng 8/10 vừa qua, khi bất chấp các hành động dọa nạt, gây sức ép của Trung Quốc trước đó, giải Nobel Hòa bình 2010 đã được trao cho nhà ly khai này. Ông đã bị chế độ Bắc Kinh kết án 11 năm tù về tội "lật đổ quyền lực nhà nước" sau khi đồng soạn thảo bản "Hiến Chương 08" kêu gọi dân chủ hóa đất nước.

Quyết định của Ủy ban Nobel Hòa bình đã làm cho Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ. Ở trong nước, Bắc Kinh đã có một loạt những biện pháp cô lập nhắm vào ông Lưu Hiểu Ba và người thân, hay những đòn trấn áp nhắm vào giới ly khai Trung Quốc ủng hộ ông.

Ở ngoài nước thì Bắc Kinh dùng các biện pháp ngoại giao, hủy bỏ các chuyến viếng thăm chính thức đối với Na Uy, và gây áp lực trên các nước khác để họ không tham dự lế trao giải Nobel ngày 10/12. Mục đích của Trung Quốc không ngoài việc hạ thấp uy tín của giải Nobel Hòa bình.

Thậm chí, trong những ngày qua, đã xuất hiện nhưng bức email chứa virus tin học, giả mạo là thư mời đến dự lễ trao giải Nobel. Ai không cẩn thận mở ra là máy tính sẽ bị nhiễm ngay. Bản thân ông Geir Lundestad, Thư ký Viện Nobel cũng là đối tượng bị gởi email gài virus. Cách nay hai tuần, website của Giải Nobel Hòa Bình cũng bị tin tặc tấn công. Trước mắt chưa rõ ai là thủ phạm các vụ tấn công tin học đó, nhưng giới chuyên gia Na Uy xác định là có nhiều dấu hiệu cho thấy tin tặc là cùng một người, và đối tượng bị tấn công là Viện Nobel.

Dù sao thì các áp lực của Bắc Kinh không thấy có hiệu quả. Đa số các nước Châu Âu đều đã xác nhận sẽ cử người đến dự lễ trao giải Nobel, bất chấp áp lực của Trung Quốc. Mặt khác, các hành động của Trung Quốc đối với ông Lưu Hiểu Ba lại càng làm uy tín nhân vật này gia tăng.

Thậm chí, theo ông Geir Lundestad, thư ký Ủy ban Nobel của Na Uy, Giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc có thể đi vào hậu thế như là "một trong những giải Nobel quan trọng nhất" trong lịch sử trao giải thưởng của Ủy ban Nobel.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Pháp AFP ngay trong khuôn viên Viện Nobel tại Oslo, thủ đô Na Uy, ông Lundestad đã giải thích rõ vì sao ấn bản 2010 của giải Nobel Hòa bình có khả năng đi vào lịch sử. Đó là vì trong hơn một thế kỷ tồn tại, lần đầu tiên giải thưởng Nobel có thể sẽ không được trao tận tay cho bản thân người đoạt giải, hoặc cho đại diện của nhân vật này.

Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là thái độ không khoan nhượng của chế độ Trung Quốc, không những vẫn giam giữ ông Lưu Hiểu Ba trong tù, và quản thúc tại gia vợ của ông là bà Lưu Hà, mà lại còn có thể cấm hai người anh em của nhà ly khai xuất ngoại. Trong tình hình đó, Ủy ban Nobel không chắc là có được người nhận để trao giải Nobel Hòa bình 2010 vào ngày 10 /12 như thông lệ.

Trước đây, đã có trường hợp của Lech Walesa, không đến Oslo nhận giải vì lo sợ không thể quay trở lại Ba Lan, hay Andrei Sakharov, không được chính quyền Xô Viết cho phép xuất cảnh. Tuy nhiên cả hai đều đã được vợ đại diện. Đến năm 1991, giải được trao cho lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi vào lúc bà bị mất tự do, cũng như bây giờ. Thế nhưng giải cũng đã được trao cho hai người con trai của bà. Nhưng lần này, nếu Trung Quốc khăng khăng ngăn cản không cho Lưu Hiểu Ba hay người thân của ông đến Oslo nhận giải Nobel, thì theo ông Lundestad : "Đó sẽ là lần đầu tiên mà giải thưởng « vật chất », tức là giấy chứng nhận và huy chương Nobel không được trao tặng cụ thể, mà phải tạm lưu lại, chờ ngày trao cho thân chủ".

Nga không thay đổi lập trường trong tranh chấp với Nhật Bản

VOVNEWS.VN:
(VOV) - Tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Nga và Nhật Bản trở nên gay gắt hơn sau chuyến thăm mới đây của Tổng thống Medvedev đến một trong số các đảo tranh chấp.

>>Nhật - Nga bàn về tranh chấp lãnh thổ bên lề APEC

Bất chấp tranh cãi ngoại giao gần đây giữa Nga và Nhật Bản, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, bên lề Hội nghị Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/11 tới tại Nhật Bản. Bà Natalya Timakova, người phát ngôn của Tổng thống Nga đã khẳng định thông tin này ngày 12/11.

Liệu có diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản (Ảnh: AFP)

Nhật Bản cho rằng, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Nga đến vùng lãnh thổ này là điều đáng tiếc. Tuần trước Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cũng nói rằng không chắc cuộc gặp với Tổng thống Nga có diễn ra hay không.

Theo bà Timakova, Nhật Bản thường nêu vấn đề Kuril trong các cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước. Tuy nhiên, lập trường của Nga về vấn đề này không thay đổi./.

Huy Hoàng (theo Rian)

Cựu tổng thống Trần Thủy Biển bị 19 năm tù vì tham nhũng

RFA:

Tòa án tối cao Đài Loan hôm nay tuyên án 19 năm tù đối với cựu tổng thống Trần Thủy Biển về tội tham nhũng.

Theo cáo trạng, ông Trần Thủy Biển và vợ là bà Ngô Thục Trân đã biển thủ công quỹ số tiền lê tới 20 triệu đô la.
Ông cầm quyền tại Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2008. Tòa quyết định là ông không được quyền kháng cáo và cũng không thể tự biện hộ cho mình, cho dù ông là một luật sư nổi tiếng.
Đây là lần đầu tiên một cựu lãnh đạo Đài Loan bị ra hầu tòa và lãnh án tù giam nặng như vậy.

Biểu tình ở Matxcơva vì vụ hành hung nhà báo

VnExpress :
Thứ sáu, 12/11/2010, 17:32 GMT+7
Người biểu tình ở Matxcơva hôm nay để phản đối các cuộc tấn công nhằm vào nhà báo. Ảnh: Euro News.
Hàng trăm người biểu tình tập trung ở quảng trường Pushkin hôm nay để lên án loạt vụ tấn công gần đây nhằm vào các nhà báo.
> Nhà báo Nga bị hành hung

Euro News cho hay những người biểu tình mang các băng rôn "Chấm dứt khủng bố", "Chúng tôi không sợ". Nhiều người mang theo ảnh của nhà báo nổi tiếng Oleg Kashin, người bị hôn mê suốt 5 ngày qua.

Kashin của tờ Kommersant bị hành hung bên ngoài nhà riêng hôm 6/11. Đoạn băng dài 90 giây được cho là quay vụ đánh đập Kashin đã được tung lên mạng và chiếu trên truyền hình quốc gia khiến dư luận phẫn nộ. Trong đoạn băng trắng đen, hai người đàn ông đã đánh Kashin khoảng 50 lần bằng gậy sắt.

Kashin bị nứt quai hàm, gãy chân, các ngón tay và hộp sọ bị tổn thương. Nguyên nhân vụ hành hung được cho là do ông điều tra về các nhóm thanh niên cực đoan.

Ngay sau đó ba ngày, Anatoliy Adamchuk, phóng viên của tờ tuần báo Zhukovskiye Vesti ngoại ô Matxcơva, bị đánh đập bên ngoài tòa soạn. Nguyên nhân được cho là do Adamchuk đưa tin về các vụ biểu tình chống việc chặt cây để xây dựng đường cao tốc xuyên qua rừng ở thị trấn Khimki, gần Matxcơva. Trước đó, một người biểu tình phản đối xây dựng đường cao tốc cũng đã bị đánh đập hôm 4/11.

Giới chức Nga đang tiến hành điều tra các vụ hành hung vừa qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Dmitry Medvedev.

Hải Minh

Việt Nam - điểm du lịch được ưa chuộng - Viet Nam - diem du lich duoc ua chuong

VGP News:
1:23 PM, 12/11/2010
(Chinhphu.vn) – Là điểm đến được ưa chuộng của du khách quốc tế cùng mức tăng trưởng cao đạt được 10 tháng qua, ngành Du lịch Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế trong năm nay.

Khu du lịch Cát Bà. Ảnh Internet

Việt Nam hiện là một trong những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất đối với du khách quốc tế, đặc biệt là đối với khách du lịch đến từ Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore.

Đây là kết quả của cuộc khảo sát xu hướng du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2010 do Công ty Visa International (Visa) và Hiệp hội Du lịch khu vực châu Á Thái Bình Dương (PATA) công bố ngày 11/11/2010 sau khi thăm dò 7.000 người thuộc 13 quốc gia và vùng lãnh thổ (như Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ) độ tuổi 18 trở lên, đã du lịch nước ngoài trong 2 năm qua và có dự định du lịch nước ngoài trong 2 năm tới.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường cho biết, kết quả của cuộc khảo sát là tín hiệu đáng mừng cho ngành Du lịch Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để ngành Du lịch hợp tác với Visa nhằm xây dựng các chương trình đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu trong khu vực.

Trước đó, với kết quả bỏ phiếu bầu chọn từ các độc giả là những nhà quản lý và doanh nhân nổi tiếng của Tạp chí CEI Asia (một ấn phẩm uy tín của tập đoàn truyền thông Haymarket Media, chuyên cung cấp thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định tổ chức các sự kiện tại châu Á -Thái Bình Dương), Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 trong 3 điểm đến mới năm 2010 do có sự bùng nổ trong xây dựng khách sạn, resort cao cấp.

Từ đầu năm 2010 đến nay, tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam luôn ở mức 2 con số và ngay trong kỳ thấp điểm, du lịch Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng trên 30%. Với mức tăng này, Tổ chức Du lịch thế giới của LHQ (UNWTO) nhận định Du lịch Việt Nam có sự hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng.

Theo Tổng cục Thống kê, 10 tháng qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4 triệu lượt, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2009.

Cũng trong thời gian này, khách du lịch từ tất cả các thị trường đều tăng cao, trong đó tăng mạnh nhất là từ Campuchia với 97,2%, tiếp đến là Trung Quốc tăng 90,3 %; Thái Lan 41,1%; Hàn Quốc 36,2%; Australia 32,4%; Malaysia 28,4%; Đài Loan 25,8%, Nhật Bản 22,2%, Pháp 15,4% và Mỹ tăng 7%.

Kết quả nói trên cho thấy việc tuyên truyền quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đã được thực hiện hiệu quả và đây cũng là cơ sở cho mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế trong năm 2010.

Công Trí

Cụ già bị tàu hỏa đâm không chết

VnExpress:
Thứ sáu, 12/11/2010, 16:32 GMT+7
Ảnh minh họa wiltshirebikers.
Một tài xế 98 tuổi tại Pháp không bị thương tích gì sau khi xe hơi của ông bị một tàu hỏa tốc độ cao húc phải hôm qua.

Tàu hỏa đang phóng nhanh trên đường thì đâm phải phía sau của chiếc xe đỗ trên đường ray vào buổi chiều ở miền đông bắc nước Pháp. Rất may, cụ ông ngồi trong xe không bị ảnh hưởng, Xinhua cho hay.

Kể cả các hành khách trên tàu cũng không ai bị thương, hãng điều hành xe lửa SNCF cho biết.

Tai nạn khiến tàu hỏa phải ngừng hoạt động trong một giờ và một số chuyến tàu khác cũng bị trì hoãn.

Anh Minh

“Thành công nhờ thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị”

Xã hội - Dân trí:
Thứ Sáu, 12/11/2010 - 21:14

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần 2: “Thành công nhờ thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị”


(Dân trí) - Với tư cách một nhà đồng tổ chức, PGS.TS Dương Văn Quảng - Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng, hội thảo thành công tốt đẹp vì mọi người tôn trọng nguyên tắc: thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị.
>> Khai mạc hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 2
Đại biểu các nước trong buổi tọa đàm các vấn đề liên quan đến biển đông
Sau hai ngày làm việc sôi nổi với hàng chục tham luận, hàng trăm ý kiến thẳng thắn, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về Biển Đông đã bế mạc lúc 16h30 ngày 12/11 - trễ hơn dự kiến 30 phút.
Nếu hội thảo Biển Đông lần đầu là dịp để các học giả làm quen với quan điểm, cách tiếp cận, thì lần này, các đại biểu đã trao đổi thẳng vào các vấn đề nhạy cảm. Trên tinh thần dân chủ và thẳng thắn, các tham luận chứa đựng nhiều điều đáng suy nghĩ cho cả giới nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định chính sách.
Bên cạnh các ý kiến xoáy vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung tại khu vực biển tranh chấp này, câu chuyện về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cũng là một chủ đề rất nóng.
Những cuộc trao đổi cuối cùng với đại biểu các nước của báo chí
Trong phần phát biểu của mình, tướng Daniel Shaeffer (Trung tâm nghiên cứu Châu Á) và PGS. Irik Franckx (Tòa án trọng tài, Trưởng khoa Luật Quốc tế và châu Âu, Đại học Vrije Brussel, Bỉ) đều phân tích rất rõ sự phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò”. Sự bất hợp lý về cơ sở pháp lý, bản chất của việc công bố “đường lưỡi bò”.
Nhắc đến vấn đề cùng khai thác biển Đông, GS. Hasjim Djalal, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á đề nghị cần làm rõ “cùng khai thác chung ở vùng biển nào, hợp tác cái gì, với ai, theo cơ chế nào?”.
Hội thảo kết thúc tốt đẹp bằng những cái bắt tay thân mật.
“Làm thế nào để quản lý, kiểm soát được tranh chấp trong khi chưa có giải pháp lâu dài, công bằng và toàn diện cho Biển Đông” cũng là chủ đề mà nhiều đại biểu đề cập đến.
Nhiều đại biểu cũng tranh luận về vai trò và lợi ích của các nước bên ngoài Biển Đông. Dù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng có một thực tế là Biển Đông là vùng biển có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
PGS. TS Dương Văn Quảng gửi lời cám ơn và chúc sức khỏe đến các đại biểu.
Sự tự do đi lại, an toàn hàng hải phải được đảm bảo trong mọi trường hợp. Biển Đông cũng là vùng biển nửa kín, có hệ sinh thái và môi trường biển đa dạng. Sự bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường biển và hợp tác nghiên cứu khoa học biển cũng là vấn đề vì lợi ích chung không chỉ với các quốc gia trong Biển Đông mà còn cho cả các thế hệ sau của nhân loại.
Với cương vị là cơ quan tổ chức, Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam cam kết sẽ báo cáo với các nhà chức trách Việt Nam ý kiến của đại biểu và kết quả hội thảo.
Hồng Tâm
(Ảnh: Trung Kiên)


Bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần 2

Tiếp nối cho Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất vào năm ngoái, cuộc hội thảo lần 2 đã bế mạc vào chiều ngày 12/11, tại TPHCM.

Cuộc hội thảo diễn ra trong vòng 2 ngày 11 và 12 với sự tham dư của 66 học giả trong và ngoài nước, đặc biệt là các giáo sư, tiến sĩ và nghiên cứu gia trong vùng Châu Á.
Phát biểu trong cuộc hội thảo, Giám đốc Học viện Ngoại giao, ông Dương Văn Quảng cho rằng, tuy khu vưc Biển Đông vẫn duy trì được hòa bình nhưng không ít va chạm xảy ra.
Nhiều chuyên gia đã tranh luận một cách ôn hòa trong cuộc hội thảo và Trung Quốc đã cử một phái đoàn hơn 10 người tham dự kỳ này. Việt Nam có 4 chuyên gia đọc tham luận tại cuộc hội thảo. Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Australia một người có nghiên cứu sâu sắc về vấn đề Biển Đông cũng có bài tham luận trong cuộc hội thảo này.
Chúng tôi có bài phỏng vấn Giáo Sư Carl Thayer sau khi hội thảo bế mạc mời quý thính giả đón nghe trong phần thời sự.

Minh bạch chính sách - chìa khóa cho vấn đề Biển Đông

VnExpress:
Thứ sáu, 12/11/2010, 21:34 GMT+7

Cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử trong "đường lưỡi bò" của học giả Trung Quốc hiểu khác với Công ước Luật Biển, Giáo sư Stein Tønnesson, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế (Na Uy) đề nghị cần minh bạch chính sách và luật pháp ở khu vực Biển Đông.

Theo khuyến nghị của Giáo sư Stein Tønnesson, để đạt được giải pháp bền vững vấn đề Biển Đông thì các bên cần xem trọng công cụ pháp lý. Đồng quan điểm với học giả Na Uy, tại hội thảo Biển Đông diễn ra ngày 12/11, nhiều diễn giả quốc tế đã đề xuất giải pháp xây dựng nền hòa bình, an ninh tại Biển Đông thông qua việc minh bạch chính sách, hợp tác kinh tế và đối thoại.

Học giả Ian Storey (Singapore) cho rằng: "Trung Quốc cần làm rõ bản chất đường đứt khúc 9 đoạn, Asean và Trung quốc cần thẳng thắn trao đổi về Biển Đông trong khuôn khổ ARF (diễn đàn an ninh khu vực) và đối thoại Asean - Trung Quốc". Ông đề xuất một số biện pháp xây dựng lòng tin trong khuôn khổ DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông). Theo đó, các nước phải thông báo trước về các cuộc tập trận, thiết lập đường dây nóng trong khu vực, đàm phán Hiệp định tránh va chạm ở Biển Đông (INCSEA), hợp tác khu vực bảo vệ môi trường và nghề cá, tuần tra chung chống cướp biển, chống khủng bố và tìm kiếm cứu nạn ngư dân.

Trong khi đó, Đại sứ Rodolfo Severino (Philippines, Nguyên tổng thư ký Asean) cho rằng vấn về chủ quyền Biển Đông sẽ khó giải quyết trong một hai thế hệ tới do nhiều tranh chấp liên quan đến nhiều bên. Quan trọng hơn, tất cả các bên đều xem Biển Đông là lợi ích căn bản không thể thỏa hiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là xung đột ở Biển Đông không thể tránh được.

Các học giả châu Á đang tranh luận sôi nổi trong giờ giải lao hội thảo Biển Đông lần II, ngày 12/11. Ảnh: Thiên Chương.

Theo ông Severino, các bên có thể hợp tác giảm rủi ro và bất đồng bằng cách tuân thủ tốt hơn công ước luật biển 1982; cụ thể hóa DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông) như làm rõ thế nào là kiềm chế, bổ sung các điều khoản về đánh cá, bảo vệ môi trường… Về đường đứt khúc 9 đoạn, ông Severino cho rằng không phải chỉ riêng Trung Quốc mà Đài loan cũng nên có giải thích, vì Đài Loan đưa ra đường này lần đầu tiên năm 1947.

Trao đổi với VnExpress.net bên lề hội thảo Biển Đông lần II bằng góc nhìn của nhà kinh tế học, Nhà nghiên cứu Vladimia Mazyrin, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Nga cho biết: "Bên cạnh việc đối thoại, các nước cần tính đến bắt tay nhau cùng hợp tác kinh tế và xem đây là tiền đề xây dựng nền hòa bình, an ninh trên Biển Đông".

Theo ông Mazyrin, hợp tác kinh tế sẽ giúp cho các quốc gia khu vực Biển Đông có sự gắn kết về quyền lợi thực tế. Chẳng hạn như, các nước có thể áp dụng khu mậu dịch tự do trên Biển Đông hoặc cùng khai thác dầu, khí tự nhiên... "Dù cần nhiều thời gian để thực hiện nhưng các nước có thể tính đến việc xây dựng khu mậu dịch tự do Asean cộng một, cộng sáu thậm chí nhiều hơn. Asean cộng này có thể hợp tác kinh tế với Trung Quốc để gìn giữ hòa bình, an ninh trên Biển Đông", nhà nghiên cứu Nga đề xuất.

Nhiều vấn đề của Biển Đông được đem ra bàn luận, trong đó, vấn đề minh bạch pháp lý đặc biệt được nhấn mạnh. Ảnh: Thiên Chương.

Tương tự, Nghiên cứu viên cao cấp Viện nghiên cứu biển Malaysia, Nazery Khalid nhấn mạnh: "Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước Asean và Trung Quốc có thể là chìa khóa để gìn giữ hòa bình, an ninh và phát triển khu vực Biển Đông trong thời gian tới".

Theo ông Nazery Khalid, sự gắn bó về lợi ích kinh tế cùng với chiến lược đối thoại bền bỉ được xem là giải pháp tốt nhất cho vấn đề Biển Đông trong tương lai. Ông cũng cho rằng, việc giải quyết các xung đột bằng vũ lực không chỉ mang lại tổn thất cho một nước mà còn ảnh hưởng xấu đến lợi ích của cả khu vực Biển Đông.

Nghiên cứu viên cao cấp Ramses Amer đến từ Trung tâm nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương (Thụy Điển) đưa ra lời khuyên, các nước cần tăng cường sử dụng các cơ chế của khu vực, nhất là cơ chế ASEAN để kiểm soát xung đột. Trong đó, vai trò của Trung Quốc là then chốt và không nên giải quyết vấn đề bằng cách kiện ra tòa án quốc tế. Bởi lẽ, đưa nhau ra tòa án quốc tế không có lợi cho bên nào vì rất tốn kém tiền bạc; mất hòa khí nếu có người thắng kẻ thua; đồng thời cũng mất thời gian không cần thiết.

Đến từ Đại học Malaysia, học giả Ba Hamzah nhận định, quan hệ Trung Quốc – Asean không chỉ có vấn đề Biển Đông mà trải rộng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, thương mại, văn hóa… "Không có lý do gì biện minh cho việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề chủ quyền ở Biển Đông của bất cứ nước nào trong và ngoài khu vực", Hamzah khẳng định.

Học giả châu Âu vẫn nán lại trao đổi sau khi hội nghị kết thúc. Ảnh: Vũ Lê.

Trong các phiên thảo luận, nhiều ý kiến kêu gọi Trung quốc làm rõ bản chất đường đứt khúc 9 đoạn, làm rõ việc xem Biển Đông là lợi ích cốt lõi, kêu gọi Asean và Trung Quốc sớm tiến tới đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Phát biểu đánh giá kết quả hai ngày Hội thảo, ông Stein Tønnesson nhấn mạnh: "Cách ứng xử của Trung Quốc có tác động quyết định tới khả năng hợp tác trong khu vực nhằm kiểm soát và bảo đảm hòa bình và ổn đinh chung".

Các học giả đã đưa ra nhiều kiến nghị về biện pháp kiểm soát tình hình, phòng ngừa xung đột để hướng tới giải pháp cho các tranh chấp về chủ quyền ở khu vực. Theo đó, những nước liên quan đến Biển Đông cần tăng cường kiềm chế, minh bạch chính sách của mình, nhất là chính sách quốc phòng. Đặc biệt, các nước cần tăng cường sử dụng các cơ chế hợp tác khu vực, nhất là quy tắc DOC, trước hết cần hướng tới các hoạt động hợp tác chung của khu vực trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo tồn môi trường, bảo vệ nguồn cá, cứu hộ cứu nạn.

Kết thúc hội thảo, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, Dương Văn Quảng nhấn mạnh: "Đối thoại về vấn đề Biển Đông là cần thiết nhưng chưa đủ. Sự minh bạch trong quan điểm, minh bạch trong chính sách cùng với thiện chí là điều kiện tiên quyết cho quá trình tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vùng biển này".

Ông Quảng cho hay, dù còn nhiều ý kiến không thống nhất, nhưng có một thực tế ai cũng công nhận là Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với thương mại quốc tế và là lợi ích chung không chỉ với các quốc gia trong Biển Đông mà cho cả thế giới.

Hà Thanh

Không thể biện minh việc dùng vũ lực ở Biển Đông

tuanvietnam.vnn:

Kiềm chế, minh bạch yêu sách và chính sách, tăng sử dụng cơ chế hợp tác khu vực, bắt đầu từ những lĩnh vực dễ, ít nhạy cảm... là con đường để kiểm soát xung đột Biển Đông, các học giả kết luận tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông chiều 12/11.

>> VN tổ chức hội thảo quốc tế lần 2 về Biển Đông
>> Biển Đông: Hết mưa trời lại nắng

Sau hai ngày thảo luận với 7 phiên, Hội thảo Quốc tế: ""Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" đã kết thúc chiều 12/11 tại Hà Nội.

Ghi nhận thành công của Hội thảo, GS Leszek Buszynski, Trung tâm Chiến lược và quốc phòng, Đại học quốc gia Úc còn gợi ý "thậm chí cần tính trao giải Nobel Hòa bình cho các hội thảo này vì đã có đóng góp thực sự hữu ích đối với hòa bình trên thế giới".

"Vẫn trong tầm kiểm soát"

Trên tinh thần "thảo luận thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị" như đánh giá của Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng, đơn vị đồng chủ trì Hội thảo với Hội Luật gia Việt Nam, trong hai ngày hội thảo, các học giả và giới làm chính sách đã cùng thảo luận về tình hình Biển Đông với những biến động khu vực, trong cán cân sức mạnh cũng như những hành xử của các bên liên quan đến Biển Đông.

Các học giả cho rằng, tình hình Biển Đông đang có xu hướng gia tăng căng thẳng, nhất là hai năm trở lại đây. "Các bên hiểu và diễn giải luật quốc tế khác nhau, làm nóng tình hình Biển Đông", GS Mark Valencia (Mỹ) đánh giá.

Ảnh Huỳnh Phan.
Vấn đề chủ quyền Biển Đông sẽ khó giải quyết trong một hai thế hệ tới do nhiều tranh chấp liên quan tới nhiều bên, và quan trọng hơn, tất cả các bên đều coi Biển Đông là lợi ích căn bản không thể thỏa hiệp, Đại sứ Rodolfo Severino (Philippines, nguyên tổng thư ký ASEAN) nhận định.

Tuy nhiên, "điều đó không có nghĩa là xung đột ở Biển Đông không thể tránh được", ông nói.

Dù tình hình "phức tạp hơn", nhưng "vẫn còn trong tầm kiểm soát", GS Hamzah (Malaysia) đánh giá.

"Việc kiểm soát xung đột ở Biển Đông có thể làm được và đã làm được", Đại sứ Hasjim Djalal (Indonesia), người từng có kinh nghiệm 20 năm đưa ra sáng kiến và thúc đẩy các hoạt động hợp tác nhằm kiểm soát xung đột và tìm kiếm giải pháp ở Biển Đông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, "nếu dừng các hoạt động này thì xung đột có thể lại xảy ra", vị đại sứ kì cựu khuyến nghị.

Hợp tác từ việc dễ, ít nhạy cảm

Tại hội thảo, Đại sứ Hasjim Djalal đã chia sẻ những bài học đúc rút trong quá trình hoạt động vì một Biển Đông hòa bình và ổn định.

Ông chỉ rõ, điều kiện để có thể thúc đẩy hợp tác là các bên không sử dụng vũ lực, phải có quyết tâm chính trị, không khuấy động dư luận trong nước, cần minh bạch chính sách và luật pháp.

Nguyên tắc thúc đẩy hợp tác là cần cởi mở; bắt đầu từ những việc dễ, ít nhạy cảm.

Theo Đại sứ Djalal, việc giải quyết vấn đề Biển Đông cần lãnh đạo cấp cao nhưng với tư cách cá nhân, không chính thức, không thể chế hóa.

Trong quá trình giải quyết, các bên "nhấn mạnh điểm đồng, không xoáy vào những điểm bất đồng; làm từng bước, bắt đầu từ những vấn đề có tính kỹ thuật; không lùi bước nếu không có được kết quả ngay".

Tuy còn nhiều tranh cãi, các học giả đều thống nhất ở một điểm: các bên liên quan cần tăng cường kiềm chế, minh bạch yêu sách và chính sách của mình, nhất là chính sách quốc phòng.

Đồng thời, cần tăng cường sử dụng các cơ chế hợp tác khu vực, nhất là DOC, trước hết cần hướng tới các hoạt động hợp tác chung của khu vực trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như bảo tồn môi trường, bảo vệ nguồn cá, cứu hộ cứu nạn vv.v...

"Không thể có lý do gì để biện minh cho việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề chủ quyền ở Biển Đông của bất cứ nước nào trong và ngoài khu vực", Đại sứ Rodolfo Severino nói.

Trung Quốc cần làm rõ yêu sách, đối thoại khác biệt

Trong quá trình đó giải quyết tranh chấp, theo các học giả, vai trò của Trung Quốc là then chốt.

Cách ứng xử của Trung Quốc có tác động quyết định tới khả năng hợp tác trong khu vực nhằm kiểm soát và bảo đảm hòa bình và ổn định chung, GS Stein Tønnesson, Viện nghiên cứu Hòa bình Oslo nhận định .

Khi có quyết tâm chính trị, các nước lớn nói chung và Trung Quốc nói riêng cũng sẵn sàng nhượng bộ để giải quyết vấn đề lâu dài, GS Ramses Amer từ Thụy Điển nhận định.

Việc giải quyết các vùng chồng lẫn ở Vịnh Bắc Bộ là tiến bộ rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề biên giới biển trong khu vực. Điều này phần nào thể hiện thiện chí của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng. Với Việt Nam, phân giới cắm mốc trên bộ cũng là một ví dụ.

Muốn như vậy, trước hết, Trung Quốc cần "làm rõ yêu sách của mình, nhất là đường đứt khúc 9 đoạn", Đại sứ Hjala, Indonesia, vị tướng về hưu người Pháp Daniel Schaeffer... và nhiều học giả đặt ra tại hội thảo.

Bởi như học giả Stein Tønnesson (Na Uy), cách lí giải của vị Giáo sư người Trung Quốc, Tô Hạo rằng Trung Quốc luôn quan niệm vùng nước bên trong đường đứt khúc là vùng nước lịch sử. Trong công ước luật biển quốc tế cũng thừa nhận về các vùng biển lịch sử, như trường hợp vùng biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là không hợp lý.

Học giả Stein Tønnesson (Na Uy) chỉ rõ vấn đề vùng nước lịch sử trong công ước luật biển được hiểu rất khác.

"Trung Quốc nên công khai và làm rõ yêu sách của mình, đối thoại với các nước trong khu vực về các khác biệt nảy sinh", ông Daniel Schaeffer nói.

Cựu Tổng thư kí ASEAN, ông Severino nói thêm, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà Đài Loan cũng nên có giải thích về đường đứt khúc 9 đoạn, vì Đài Loan đưa ra đường này lần đầu tiên năm 1947.

Cụ thể hóa Tuyên bố Ứng xử Biển Đông

Các học giả nhấn mạnh, các cơ chế hợp tác khu vực cần được tăng cường sử dụng, nhất là Tuyên bố của các bên về ứng xử tại Biển Đông DOC và tăng cường trao đổi thẳng thắn về Biển Đông trong khuôn khổ ARF và đối thoại ASEAN-Trung Quốc.

Trong đó, DOC là công cụ quan trọng nhất để kiểm soát xung đột ở khu vực, GS Ian Storey (Singapore) nhấn mạnh.

Ông cũng thừa nhận một thực tế, việc triển khai DOC chưa thực sự có kết quả: DOC yêu cầu các bên tự kiềm chế, nhưng điều khoản này quá chung chung và các bên đã không tuân thủ một cách chặt chẽ.

DOC kêu gọi các bên thực hiện các hoạt động xây dựng lòng tin, nhưng từ năm 2002 tới nay chỉ mới thực hiện được 1 hoạt động chung giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Theo GS Ian Storey, các bên cần nghiêm túc thực hiện DOC, ASEAN cần có tiếng nói chung thúc đẩy thực hiện Tuyên bố này.

Tại hội thảo, vị GS người Singapore này khuyến nghị một số biện pháp xây dựng lòng tin sau trong khuôn khổ DOC: thông báo cho nhau trước về các cuộc tập trận, thiết lập đường dây nóng trong khu vực, đàm phán Hiệp định tránh va chạm ở Biển Đông (INCSEA), hợp tác khu vực bảo vệ môi trường và nghề cá, tuần tra chung chống cướp biển, chống khủng bố và tìm kiếm cứu nạn ngư dân.

Hàng loạt nước Bắc Âu điều tra hoạt động gián điệp của sứ quán Mỹ

hanoimoi.com:
12/11/2010 14:22


Chính phủ Iceland đã trở thành quốc gia mới nhất tại vùng Bắc Âu mở cuộc điều tra về việc liệu đại sứ quán Mỹ tại nước này có thực hiện hoạt động tình báo bất hợp pháp hay không.


Đại sứ quán Mỹ ở Oslo, Na Uy.

Trước đó, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan đã mở các cuộc điều tra về hoạt động gián điệp của các đại sứ quán Mỹ.

Các cáo buộc nổ ra khi truyền hình Na Uy khẳng định hàng trăm công dân đã bị chụp ảnh, giám sát và tên của họ được đưa vào một cơ sở dữ liệu.

Mỹ cho biết nước này đã thực hiện một chương trình chống theo dõi hợp pháp để đối phó với các mối đe dọa an ninh nhằm vào các đại sứ quán của nước này.

Mặc dù các quan chức sứ quán Mỹ tại thủ đô Reykjavik đã phủ nhận hoạt động gián điệp, Bộ tư pháp Iceland vẫn yêu cầu giám đốc cảnh sát quốc gia tiến hành một cuộc điều tra để tìm ra sự thật.

Bộ tư pháp Iceland cho hay bộ này phải hành động trước những tiết lộ rằng “các đại sứ quán Mỹ đã thực hiện việc giám sát bên trong các quốc gia mà không được sự cho phép của chính quyền sở tại”.

Hồi đầu tuần này, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ PJ Crowley giải thích tại Washington rằng các biện pháp chống khủng bố liên quan tới các cuộc tấn công nhằm vào các sứ quan Mỹ tại Kenya và Tanzania cách đây 12 năm, làm 250 người thiệt mạng.

“Chúng tôi thừa nhận có một chương trình trên khắp thế giới nơi chúng tôi luôn cảnh giác với những người có thể đang theo dõi các sứ quán của chúng tôi vì các sứ quán là mục tiêu tiềm năng của khủng bố”.

Nhưng thông tin trên kênh truyền hình TV2 của Na Uy nói rằng hàng trăm công dân nước này bị các cựu cảnh sát và quân nhân giám sát đã gây lo ngại cho các quốc gia láng giềng.

Bộ trưởng tư pháp Thụy Điển Beatrice Ask khẳng định đại sứ quán Mỹ tại Stockholm đã tiến hành theo dõi các công dân nước này kể từ năm 2000 nhưng hoàn toàn không thông báo cho các nhà chức trách Thụy Điển.


An Bình Theo BBC/Dân trí

Nhật Bản lập đài quan sát hoạt động của hải quân Trung Quốc

Thế giới - Dân trí:
Thứ Sáu, 12/11/2010 - 11:51

(Dân trí) - “Nhật Bản đang có kế hoạch theo dõi sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc tại vùng biển Hoa Đông, bằng cách thiết lập một đài quan sát quân sự mới trên một hòn đảo hẻo lánh của Nhật Bản” - báo chí Nhật Bản đưa tin.


Tranh cãi về chủ quyền quanh các hòn đảo ở Hoa Đông đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình ở cả hai nước.

Nhật Bản sẽ cửu 100 lính đến hòn đảo Yonaguni, hãng tin Jiji của Nhật Bản dẫn lời các quan chức quốc phòng nước này cho biết. Tokyo cũng đã lên kế hoạch tăng gấp đôi số lính đồn trú tại Yonaguni - hòn đảo nằm về phía cực tây Nhật Bản, cách Đài Loan 100km về phía đông.

Theo Jiji, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa hôm qua nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực quần đảo này, trong đó có đảo Yonaguni, trước một cuộc họp an ninh của Hạ viện.

Tin dẫn lời các giới chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ khoảng 200 binh sĩ được điều động đến đảo Yonaguni để thi hành nhiệm vụ dùng radar theo dõi hoạt động của hải quân Trung Quốc.

Các quan chức Nhật Bản cho rằng “trong bối cảnh hải quân Trung Quốc ngày càng tăng cường hoạt động trong vùng, tình trạng không có trạm để giám sát các diễn tiến trên các vùng biển đã đẩy Nhật Bản vào thế dễ bị xâm phạm”.

Không quân Nhật Bản vẫn giám sát các vùng lãnh hải, nhưng hiện Nhật Bản không có đài quan sát thường trực trên đảo Yonaguni.

Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên một quần đảo trong vùng biển Hoa Đông mà Tokyo gọi quần đảo này là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Trà Giang
Theo AFP, AP

Nhật tính đưa quân tới vùng tranh chấp với Trung Quốc

VnExpress:
Thứ sáu, 12/11/2010, 10:01 GMT+7
Binh sĩ Nhật. Ảnh: brecorder.com.
Binh sĩ Nhật. Ảnh: brecorder.com.

Tokyo đang cân nhắc việc lập "đội giám sát an ninh bờ biển nhằm theo dõi hoạt động của hải quân Trung Quốc tại biển Hoa Đông".
> Tàu Trung Quốc rút khỏi vùng tranh chấp

Tờ Yomiuri Shimbun dẫn nguồn tin Cục phòng vệ Nhật Bản cho rằng họ đang xem xét việc đưa 200 binh sĩ tới Yonaguni, một trong những hòn đảo ở cực tây của Nhật, cách Đài Loan khoảng 100 km về phía đông. Quân đội Nhật thường xuyên đưa máy bay do thám tới khu vực đó nhưng không có cơ sở giám sát thường xuyên.

Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa hôm qua nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phòng thủ tại các khu vực đảo không người ở, trước một cuộc họp của ủy ban an ninh quốc hội Nhật.

Vùng biển Hoa Đông là nơi Nhật và Trung Quốc có tranh cãi về chủ quyền. Hồi tháng 4 năm ngoái, một đội tàu Trung Quốc tiến gần nhóm đảo tranh chấp với Nhật ở vùng biển này và trực thăng Trung Quốc lượn phía trên tàu hải quân Nhật.

Căng thẳng giữa hai nước tăng cao sau vụ va chạm giữa thuyền đánh cá Trung Quốc với tàu tuần tra của Nhật hôm 7/9 tại chuỗi đảo mà tiếng Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản giữ lại thuyền trưởng để điều tra, hành động khiến Bắc Kinh tuyên bố cắt đứt quan hệ cấp cao. Thuyền trưởng này được thả hôm 25/9.

Quan hệ hai nước đã có dấu hiệu hàn gắn sau khi Thủ tướng Nhật Naoto Kan và người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhất trí nối lại tiếp xúc cấp cao bên lề hội nghị thượng đỉnh Á-Âu tại Brussels, Bỉ, đầu tháng trước.

Sau đó, bên lề cuộc họp bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Hà Nội, hôm 11/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa và người đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt nhất trí thiết lập hệ thống liên lạc nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra các cuộc xung đột trên biển.

Ngọc Sơn

Mổ xẻ vấn đề biển Đông

Thanh Nien Online:
12/11/2010 1:07
Các đại biểu tại hội thảo “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” - ảnh: Nghĩa Phạm

* Đường đứt khúc 9 đoạn rất yếu về mặt pháp lý

Biển Đông đã trở thành một vấn đề mang tầm quốc tế, thu hút sự quan tâm và chú ý của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu từ nhiều nước trên thế giới.

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức khai mạc hôm qua tại TP.HCM và kéo dài trong 2 ngày.

Danh sách các học giả quốc tế tham dự là 59 người, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam có 9 người, ngoài ra còn có khoảng gần 50 đại biểu Việt Nam.


Chưa bao giờ, tôi xin nhắc lại là chưa bao giờ Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Ngoại giao)

Trong bài diễn văn khai mạc, Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng nhấn mạnh: “Trong suốt một năm qua, tình hình ở biển Đông có nhiều chuyển biến quan trọng, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế… hòa bình và ổn định vẫn được duy trì ở biển Đông nhưng không ít va chạm ở quy mô nhỏ đã xảy ra, phần nào làm cho tình hình thêm căng thẳng và các bất đồng hiện có thêm phức tạp”. Ông cũng kêu gọi các học giả tiếp tục tôn trọng các nguyên tắc thẳng thắn, khách quan, trung thực, xây dựng và cầu thị để cho hội thảo được thành công.

Các học giả quốc tế thảo luận nhiều mặt của các vấn đề ở biển Đông - ảnh: Nghĩa Phạm

Trong lần hội thảo này thời gian dành cho sự trao đổi và tranh luận chiếm khá nhiều. Các học giả đã đặt các câu hỏi cũng như đưa ra ý kiến cá nhân rất thẳng thắn, đụng chạm ngay cả những vấn đề gai góc nhất, nhưng với một thái độ rất điềm tĩnh, lịch sự, đúng tinh thần khoa học.

Thiếu tướng (đã nghỉ hưu) Vinod Saighal của Ấn Độ và GS Bronson Percival của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược CAN (Mỹ) đã nhận được những câu hỏi chất vấn từ một đại diện của Trung Quốc yêu cầu cho biết “lợi ích của Ấn Độ và Mỹ trong tranh chấp biển Đông là gì?”. Tướng Vinod cho rằng tuy Ấn Độ không tham gia trực tiếp tranh chấp nhưng Ấn Độ có lý khi lo lắng về hòa bình trong khu vực bị những căng thẳng của tranh chấp biển Đông đe dọa. GS Bronson thì cho rằng Mỹ muốn duy trì tự do hàng hải và muốn các bên tranh chấp tìm kiếm biện pháp giải quyết một cách hòa bình và tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế.

Sau đó, học giả Daniel Shaeffer của Pháp khẳng định: “Trong lịch sử, Trung Quốc chưa bao giờ thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và hành động chiếm đóng Hoàng Sa bằng vũ lực là trái với các quy định của luật pháp quốc tế và không được cộng đồng thế giới công nhận”. Liên quan tới đường đứt khúc 9 đoạn thì GS Hasjim Djalal của Indonesia nhắc lại: “Đến giờ, chúng tôi vẫn chưa hiểu được thực sự của các yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông là gì? Chúng tôi cũng chưa bao giờ nhận được giải thích thỏa đáng từ các học giả Trung Quốc về vấn đề này”.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy của Học viện Ngoại giao nhắc tới việc bắt giữ ngư dân của chính quyền Trung Quốc và GS Tô Hạo của Đại học Ngoại giao Trung Quốc đặt câu hỏi về quan điểm của tác giả trong vấn đề này. Tiến sĩ Thủy cho rằng có những cách nhìn khác nhau trong vấn đề chủ quyền, đặc biệt là Trung Quốc cho rằng vùng biển này thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc” cho nên đã thành lập những đội tàu ngư chính để thực thi “pháp luật Trung Quốc” nhưng lại trên vùng biển thuộc chủ quyền của những nước khác.

Trả lời ý kiến của các đại biểu Trung Quốc rằng từ những năm 1950, Việt Nam đã chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao khẳng định: “Chưa bao giờ, tôi xin nhắc lại là chưa bao giờ Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả”.

Đường đứt khúc 9 đoạn rất yếu về mặt pháp lý

Học giả Daniel Schaeffer (Pháp), từng là tùy viên quân sự tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc chia sẻ quan điểm của nhiều học giả khác cho rằng việc Trung Quốc chính thức đưa ra đường đứt khúc 9 đoạn là phát triển đáng chú ý nhất ở khu vực trong 2 năm qua.

Ông nói Trung Quốc nên công khai và làm rõ yêu sách của mình, đối thoại với các nước trong khu vực về các khác biệt nảy sinh. Ông Schaeffer cũng cho rằng, nếu đối thoại giữa các bên để giải quyết xung đột không có tiến triển, cần tính đưa các tranh chấp khu vực ra Tòa án Luật Biển hoặc Tòa án Công lý quốc tế.

Trong tham luận của mình, GS Erik Franckx, Trưởng khoa Luật quốc tế và châu Âu, Đại học Brussels (Bỉ) phân tích tính pháp lý về bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn ở biển Đông do Trung Quốc tuyên bố. Theo ông Franckx, việc Trung Quốc đơn phương vẽ ra một bản đồ như vậy gây phản ứng mạnh trên quốc tế, làm nảy sinh nhiều câu hỏi về nguồn gốc, ý nghĩa và tác động của nó đối với biển Đông.

Bằng cách phân tích các dữ kiện dựa trên Luật Biển nói riêng và luật quốc tế nói chung, GS Franckx kết luận rằng nếu đem ra phân xử thì cơ sở của đường 9 đoạn rất yếu.

Trọng Kha

Dịch vụ bản đồ trực tuyến của Trung Quốc không đáng lo

Trao đổi với Thanh Niên, GS Peter Dutton thuộc Viện Nghiên cứu về hàng hải Trung Quốc, Học viện Hải quân Mỹ và GS Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Na Uy cho rằng việc Trung Quốc gần đây mở dịch vụ bản đồ trực tuyến trong đó thể hiện đường đứt khúc 9 đoạn ở biển Đông không có tác dụng gì lớn. “Đây là hành động không có gì mới và chẳng đáng lo ngại của Trung Quốc”, ông Tonnesson nói. GS Dutton khẳng định: “Ai cũng biết về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực này nên các bản đồ sẽ không có tác động gì mới”.

Đánh giá với Thanh Niên về tác động của hội thảo về biển Đông lần này so với hội thảo năm ngoái, GS Tonnesson và GS Carlyle A. Thayer của Úc cho rằng hội thảo sẽ càng thu hút sự chú ý của quốc tế về vấn đề này. “Qua hội thảo, vấn đề biển Đông sẽ càng được quốc tế hóa, đa phương hóa và giúp làm rõ nhiều vấn đề cũng như góp phần xây dựng lòng tin để tìm tiếng nói chung”, ông Thayer nói.

T.Kha

“Lợi ích cốt lõi” là lợi ích gì?

Cùng với đường đứt khúc 9 đoạn, việc Trung Quốc tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của mình cũng thu hút nhiều chú ý và được các đại biểu tập trung thảo luận. GS Leszek Buszynski thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc phòng của Đại học Quốc gia Úc cho rằng Trung Quốc có nhiều trường phái với quan niệm và lợi ích khác nhau nên không đồng nhất trong quan niệm về lợi ích cốt lõi, lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia. Vì vậy Trung Quốc sử dụng các thuật ngữ này một cách lỏng lẻo, chứ không có định nghĩa chính thức, rõ ràng. Còn theo đồng hương của ông Buszynski là giáo sư Carlyle A. Thayer, Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) là nhân tố thúc đẩy Trung Quốc coi biển Đông là lợi ích cốt lõi. PLA đang tăng cường năng lực hải quân để khẳng định chủ quyền ở biển Đông, hạn chế Mỹ tiếp cận vùng biển này.

Học giả Bronson Percival cho rằng đường đứt khúc 9 đoạn và đòi hỏi đưa biển Đông vào "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc đã làm tăng nghi ngại của các nước trong khu vực.

Ở Mỹ có quan điểm cho rằng Trung Quốc muốn thử phản ứng của Mỹ ở biển Đông trong bối cảnh Mỹ đang gặp nhiều khó khăn nội bộ. Song ông cho rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ Trung Quốc do biển Đông liên quan tới vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản là tự do hàng hải và đây sẽ là một vấn đề thường xuyên trong quan hệ Mỹ - Trung.

Phản hồi các ý kiến xung quanh “lợi ích cốt lõi”, GS Tô Hạo nói chưa bao giờ Trung Quốc sử dụng thuật ngữ đó trong các tài liệu chính thức.

Các đại biểu cũng lặp lại lời kêu gọi từ hội nghị năm ngoái ở Hà Nội là Trung Quốc phải rõ ràng về các yêu sách của mình. Trước nay, Bắc Kinh chưa bao giờ làm rõ muốn hợp tác cùng phát triển ở vùng biển nào, hợp tác cái gì, với ai, theo cơ chế nào.

Trọng Kha

Luật gia Hoàng Việt

Hải quân Mỹ muốn Trung Quốc hợp tác trên Biển Đông

VnExpress:
Thứ sáu, 12/11/2010, 10:31 GMT+7
Đô đốc Gary Roughead. Ảnh: US Navy.

Một quan chức cấp cao của hải quân Mỹ nói rằng Trung Quốc và Mỹ nên hợp tác với nhau trên Biển Đông, nơi có tới hơn nửa số chuyến tàu chở dầu của thế giới qua lại.

Hãng tin Reuters dẫn lời Đô đốc Gary Roughead, tư lệnh tác chiến hải quân Mỹ, phát biểu hôm thứ tư rằng hai nước cần hợp tác ở Biển Đông, bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với vùng nước này.

Biển Đông bao quanh nhiều nước Đông Nam Á, là nơi đang tồn tại các tranh chấp chủ quyền biển và đảo. Trung Quốc năm ngoái đã đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò" để coi toàn bộ vùng biển này thuộc về chủ quyền của họ. Tuy nhiên điều đó gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Hồi tháng 7, vấn đề Biển Đông nóng lên và thu hút sự quan tâm của nhiều người, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong diễn đàn an ninh khu vực, nói rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Clinton khẳng định Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện để các bên giải quyết tranh chấp trong hòa bình, nhằm đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.

Đô đốc Gary Roughead có nhắc đến sự hợp tác giữa hải quân Mỹ với quân đội Trung Quốc trong các chiến dịch chống cướp biển Somalia. Trong lúc nạn cướp biển ở vùng vịnh Aden lên cao những năm vừa rồi, Bắc Kinh đã cử tàu tới khu vực để hộ tống các thương thuyền. Việc Trung Quốc cử tàu đi thực hiện nhiệm vụ ở đại dương đánh dấu một bước tiến lớn mạnh của hải quân Quân đội Giải phóng - hoạt động lâu dài và xa bờ.

Mai Trang

Mỹ không nhượng bộ Trung Quốc tại biển Đông

BAODATVIET.VN:
Cập nhật lúc :8:19 AM, 12/11/2010

Ngày 11/11, Hội thảo quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức tại TP HCM trong bầu không khí thẳng thắn, chân thành và xây dựng.

>> Hội thảo quốc tế về Biển Đông
>> 'Biển Đông không phải chuyện tranh nhau mảnh sân trước nhà'

Các học giả đã trao đổi về tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chiến lược khu vực đang có nhiều thay đổi và trình bày đánh giá của mình về những diễn biến xung quanh tình hình Biển Đông gần đây.

Mỹ sẽ không nhượng bộ Trung Quốc

Về việc đòi hỏi đưa Biển Đông vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đã làm tăng nghi ngại của các nước trong khu vực, học giả Bronson Percival có ý kiến: Mỹ có quan điểm rằng Trung Quốc muốn thử phản ứng của nước này ở Biển Đông trong bối cảnh Washington đang gặp nhiều khó khăn nội bộ. Song Mỹ sẽ không nhượng bộ Trung Quốc do Biển Đông liên quan tới vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản là tự do hàng hải và sẽ là một vấn đề thường xuyên trong quan hệ Mỹ - Trung.


Về việc đồi hỏi đưa biển Đông vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đã làm tăng nghi ngại của các nước trong khu vực. Trong ảnh: Quang cảnh hội thảo. Ảnh: TTXVN

Giáo sư Leszek Buszynski (Australia) cho rằng, Trung Quốc đang muốn tạo lập khu vực ảnh hưởng riêng, không để Mỹ can thiệp và hiện diện trong khu vực ảnh hưởng đó, nên một trong các biện pháp để hướng Trung Quốc ứng xử có trách nhiệm hơn là tạo ra một Nhóm hài hòa các nước lớn điều hành các vấn đề của thế giới, trong đó chia vùng ảnh hưởng cho Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là Mỹ phải chấp nhận chia sẻ một số lợi ích như Bắc Triều Tiên, Biển Đông.

Chia sẻ quan điểm của nhiều học giả cho rằng việc Trung Quốc chính thức đưa ra đường đứt khúc 9 đoạn là một phát triển đáng chú ý nhất ở khu vực trong hai năm qua, học giả Daniel Schaeffer (Pháp) nêu rõ: Trung Quốc nên công khai và làm rõ yêu sách của mình, đối thoại với các nước trong khu vực về các khác biệt nảy sinh. Nếu đối thoại giữa các bên để giải quyết xung đột không có tiến triển, cần tính đưa các tranh chấp khu vực ra Tòa án Luật biển hoặc Tòa án Công lý quốc tế.

Ổn định cơ bản được duy trì

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Dương Văn Quảng, Giám đốc Học viện Ngoại giao nêu rõ: trong suốt một năm qua, tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến quan trọng, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế. Về cơ bản, tuy có không ít va chạm ở quy mô nhỏ đã xảy ra làm cho bất đồng hiện có phần thêm phức tạp nhưng tình thế hòa bình và ổn định vẫn được duy trì ở Biển Đông. Bên cạnh các tranh cãi về chủ quyền và lãnh thổ vốn tồn tại thì cũng xảy ra nhiều va chạm liên quan đến an ninh và an toàn hàng hải; quản lý, khai thác tài nguyên biển, nhưng đều được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán trực tiếp, không dùng vũ lực trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Theo ông Quang, biển Đông nằm ở vị trí trọng yếu, nơi rất nhiều tàu thuyền quốc tế qua lại, do đó việc đảm bảo an ninh cũng như sự tự do qua lại là trách nhiệm của tất cả các quốc gia sử dụng biển Đông cả trong lẫn ngoài khu vực…


Tham dự hội thảo gồm 66 học giả trong nước và quốc tế, trong đó khu vực ASEAN ngoài nước chủ nhà Việt Nam, 9 nước còn lại đều có đại biểu, cùng các học giả đến từ Trung Quốc, Đài Bắc (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Đức, Canada, Australia, Nga, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Bỉ, Thụy Điển.

Thu Thảo

Biển Đông: Hết mưa trời lại nắng...

tuanvietnam.vnn:

Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ Trung Quốc muốn hợp tác cùng phát triển ở vùng biển nào, hợp tác cái gì, muốn hợp tác cùng ai, hợp tác theo cơ chế nào", nguyên đại sứ Hjala từ Indonesia than thở.

>> VN tổ chức hội thảo quốc tế lần 2 về Biển Đông

Vào thời điểm các đại biểu tham dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ hai làm thủ tục đăng ký đại biểu từ 5 giờ chiều ngày 10.11.2010, qua lớp tường kính ở sảnh ra vào của khách sạn New World, họ nhìn thấy một bầu trời đầy u ám. Sài Gòn đang ở trong những ngày cuối mùa mưa.

Khi được phóng viên Tuần Việt Nam hỏi vui rằng "liệu đây có là điềm báo gì cho không khí buổi khai mạc hội thảo sáng hôm sau không", Nazery Khalid, một học giả từ Trung tâm Kinh tế và Công nghiệp Biển của Malaysia - người đã tham dự cuộc hội thảo về khai thác chung các nguồn năng lượng biển châu Á cũng tại thành phố Hồ Chí Minh cách đây ba tháng, điềm nhiên trả lời: "Cứ yên tâm, ngày mai trời lại nắng!"

Cộng hưởng giữa hội thảo Biển Đông và ASEAN 2010

Quả vậy, đại sảnh của Khách sạn New World sáng 11.11 lại tràn ngập ánh mặt trời. Sau phiên khai mạc của hội thảo với tên gọi "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực", Giáo sư Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, đã chủ trì phiên thảo luận đầu tiên với chủ đề "Tầm quan trọng của Biển Đông trong một môi trường chiến lược đang thay đổi".

Hamzah B.A, vị học giả cao niên đã nghiên cứu về Đông Nam Á và Biển Đông từ những năm '70 của thế kỷ trước, tỏ ra rất ấn tượng với bài tham luận của hai học giả từ Trung Quốc là Giáo sư Tô Hạo và Tiến sĩ Nhậm Nguyên Chiết, và coi đó là hướng đi tích cực để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Giáo sư Tô Hạo, người trình bày, đã cho rằng Trung Quốc luôn hành xử có trách nhiệm ở Biển Đông do Trung Quốc cần môi trường hòa bình với các nước xung quanh để phát triển. Theo ông, nếu Trung Quốc không hòa bình thì không thể có không khí hợp tác trong khu vực như hiện nay.

"Rõ ràng Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong một thập kỷ kỷ rưỡi qua, từ tham gia đàm phán về ứng xử trên Biển Đông với ASEAN, phân định biên giới trên bộ và tại Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam, đến thúc đẩy khu vực thương mại tự do Trung Quốc ASEAN - khu vực thương mại tự do lớn nhất hành tinh với dân số gần hai tỷ người", vị học giả từ Đại học Quốc gia Malay nhận xét.

Cũng chia sẻ với vị học giả người Malaysia, nhưng Tiến sĩ Trần Công Trục lại nhìn nhận sự nỗ lực của Trung Quốc dưới một góc độ khác - những tiến bộ đạt được trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2010.

"Với những diễn đàn mà Việt Nam chủ trì thành công, như ARF, ADMM+8, ASEAN - Trung Quốc, hay EAS, khi vấn đề tranh chấp Biển Đông được nêu ra, dù có hay không trong nghị trình, những thoả thuận hợp tác đạt được trong lĩnh vực quốc phòng, hay thúc đẩy DOC, đã đóng góp vào việc duy trì ổn định trên Biển Đông", Tiến sĩ Trục nói.

Tiến sĩ Trục cũng cho rằng cũng có sự cộng hưởng của các sự kiện ASEAN 2010 với hai hội thảo quốc tế về Biển Đông - được coi sự mở đầu và khoá đuôi, nếu lấy năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN làm điểm nhấn.

"Hội thảo đầu tiên rõ ràng đã thu hút được sự chú ý của bên ngoài đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông - một nội dung quan trọng mà Việt Nam muốn đưa vào nghị trình. Còn kết quả đáng khích lệ của cấp cao ASEAN và các cấp cao liên quan cũng khiến các học giả thêm hào hứng."

"Bởi những phân tích khách quan của họ có những ý nghĩa nhất định đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của từng quốc gia có liên quan", nguyên trưởng ban biên giới chính phủ Việt Nam nhận định.

Một số học giả trong và ngoài khu vực Biển Đông lại có cái nhìn thận trọng hơn. Mặc dù, họ cũng công nhận rằng những kết quả đạt được trong năm qua ở Hà Nội thực sự đã tiếp thêm sinh lực cho xu hướng đối thoại trong khu vực.

Nguyên đại sứ Hjala từ Indonesia, từ kinh nghiệm của nước ông, đã chỉ ra rằng trong suốt hai thập kỷ qua, Indonesia đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông theo tinh thần mà Trung Quốc kêu gọi, thông qua hàng loạt hội thảo về kiểm soát xung đột ở Biển Đông hàng năm, hay lập các Nhóm công tác về Hợp tác cùng phát triển...

"Tuy nhiên Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ Trung Quốc muốn hợp tác cùng phát triển ở vùng biển nào, hợp tác cái gì, muốn hợp tác cùng ai, hợp tác theo cơ chế nào", ông than thở.

Còn Giáo sư Thayer nói rằng, khi ông đọc những thoả thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về DOC và COC, cảm giác của ông là sự pha trộn giữa lạc quan và thận trọng. Lạc quan về DOC, và thận trọng về COC.

Giáo sư Thayer giải thích rằng ông có những lý do xác đáng để có cái nhìn thận trọng. Nếu không nói là mang chút bi quan.

"Mất những 8 năm, DOC mới khởi động được. Huống hồ là với COC, một cam kết mang tính ràng buộc về pháp lý, hoàn toàn khác với DOC chỉ là một cam kết mang tính chính trị", Giáo sư Thayer nói.

Theo ông, việc Mỹ can dự trở lại Đông Nam Á là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc nối lại đàm phán về việc triển khai DOC. "Họ e ngại rằng việc lần lữa thực hiện DOC sẽ khiến cho nhiều nước ASEAN xích gần lại với Mỹ", Giáo sư Thayer nói.

"Hơn nữa, COC bao gồm cả Hoàng Sa - quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm giữ hoàn toàn, và Việt Nam có yêu sách chủ quyền. Đời nào họ chịu nhả", Giáo sư Thayer quả quyết.

Giáo sư Ramses Amer, từ Trung tâm Nghiên cứu (phần) Thái Bình Dương của châu Á thuộc Đại học Stockholm, bổ sung thêm rằng DOC chính là sự thoả hiệp khi Việt Nam không đưa được Hoàng Sa vào thoả thuận về nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc.

"Mọi chuyện phải chờ đến tháng 12 này, xem cuộc họp đầu tiên về COC có diễn ra như thoả thuận hay không, diễn ra ở đâu, và kết quả như thế nào", cả hai vị học giả trên đều nói như vậy.

Việt Nam tự tin hơn

Với tư cách một nhà đồng tổ chức, Giám đốc Học viện Ngoại giao Dương Văn Quảng tỏ ra kín đáo hơn.

"Việc các học giả đã tham dự lần đầu lại quay lại Việt Nam lần thứ hai chứng tỏ họ thấy chủ đề này đáng quan tâm, và có những ý nghĩa nhất định về mặt thực tiễn", ông nói.

Thống kê của ban tổ chức đã khẳng định điều này. Và không chỉ dừng ở đó. Đã có thêm hơn mười học giả trong và ngoài khu vực tham gia ở hội thảo lần thứ hai này. Quan trọng hơn cả 10 nước ASEAN đều có đại diện tham dự.

"Nhưng điều tôi thấy đáng chú ý nhất là ở hội thảo lần thứ hai này, qua chương trình và các bản tham luận, là các học giả đã tập trung bàn sâu những cách tiếp cận cụ thể, cũng như những thách thức, đối với an ninh khu vực, hay phương hướng hợp tác để giải quyết tranh chấp. Tất nhiên, dưới góc độ học giả", Giáo sư Quảng nói.

Ông còn nhận xét thêm rằng hội thào đầu tiên chỉ là dịp để các học giả làm quen với quan điểm và cách tiếp cận của nhau.

Tuy chưa biết các nội dung tham luận, các phóng viên, nhất là những người đã theo dõi hội thảo lần thứ nhất, có thể mục sở thị được "sự tập trung", theo lời Giáo sư Quảng, ở một góc nhìn khác. Phòng hội thảo ở New World nhỏ hơn so với phòng hội thảo ở Daewoo (Hà Nội), trong khi đó số đại biểu tham dự đông hơn, kể cả khách mời lẫn chủ nhà, khiến cho số chủ đề thảo luận tuy khá nhiều, nhưng không tạo cảm giác bị loãng.

Nhưng một người quen của Giáo sư Quảng, Giáo sư Ramses Amer từ Thụy Điển, lại đánh giá rất cao cuộc hội thảo đầu tiên. Theo lời ông nói, cái "vạn sự khởi đầu nan" đó đã tạo ra sự mạnh dạn, tự tin hơn đối với chủ nhà cho những hội thảo tiếp theo.

"Với việc thành công trong việc tổ chức hội thảo đầu tiên, Việt Nam đã "thắng" Trung Quốc trong việc thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu quốc tế", Giáo sư Amer nhận xét.

Ông cũng khẳng định rằng việc giới truyền thông, nhất là của Trung Quốc, nói rằng Việt Nam muốn "quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông" là không có cơ sở. "Quốc tế hoá tranh chấp tức là lôi nhau ra toà án công lý quốc tế, hay sử dụng một bên thứ ba làm trung gian hoà giải", Giáo sư Amer giải thích.

Báo giới có thể là những người cảm thấy rõ ràng nhất "sự tự tin" của ban tổ chức. Ngay từ đầu giờ sáng, bản tóm tắt các tham luận dưới dạng "hard copy" bằng tiếng Anh đã được cung cấp cho báo chí. Còn đến cuối giờ chiều, các phóng viên chủ nhà nhận được bản tiếng Việt của những ý kiến chính của các học giả về những chủ đề nổi cộm.

Các phóng viên, khi chuông reo báo hết giờ giải lao, vẫn có thể nấn ná lâu hơn trong phòng hội thảo để tranh thủ kiếm thêm vài "pô" ưng ý, hay vài lời bình luận từ các học giả. Và ban tổ chức hoàn toàn không phải nhờ đến cảnh vệ để đảm bảo an ninh cho các học giả, trước sự đeo bám của các phóng viên.

Giáo sư Thayer cho rằng, với tất cả những gì đạt được trong vòng một năm qua, kể từ hội thảo đầu tiên, Việt Nam thực sự đã "vào số", và nên tiếp tục "phóng" lên phía trước, theo con đường mà ở đó đã có sự hiện diện của Mỹ, ít nhất là thông qua các động thái ngoại giao, hoặc những tuyên bố công khai.

Tranh cãi về vai trò của Trung Quốc và Mỹ

Nhưng điều mà Giáo sư Thayer nhấn mạnh ở trên về Mỹ và Trung Quốc lại chính là chủ đề chính cho những cuộc tranh luận, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, giữa các học giả trong ngày đầu tiên, trong đó có chính phiên do ông chủ trì.

Giáo sư Tô Hạo giải thích rằng, về "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông, chưa bao giờ Trung Quốc sử dụng thuật ngữ đó trong các tài liệu chính thức. Và, theo quan điểm của ông, thời gian vừa qua Trung Quốc chỉ phản ứng trước những tiến triển của tình hình khu vực, chứ không đe doạ ai.

Trong khi đó, Giáo sư Thayer chỉ ra rằng cho biết Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) là nhân tố thúc đẩy Trung Quốc coi Biển đông là lợi ích cốt lõi. "PLA đang tăng cường năng lực hải quân để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, hạn chế Mỹ tiếp cận vùng biển này", ông nói.

Ông cho biết, theo quan sát riêng của mình, rằng Mỹ sẵn sàng tạo điều kiện để các bên đàm phán thực hiện DOC, nhưng Mỹ sẽ không can dự trực tiếp.

Giáo sư Leszek Buszynski, người đồng hương của Giáo sư Thayer, cũng đồng ý với điều này. Nhưng ông lý giải rằng do Trung Quốc có nhiều trường phái với quan niệm và lợi ích khác nhau, không đồng nhất trong quan niệm về lợi ích cốt lõi, lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia.

"Vì vậy Trung Quốc sử dụng các thuật ngữ này một cách lỏng lẻo, chứ không có định nghĩa chính thức, rõ ràng", ông nói.

Chuyên gia về biển của Mỹ Mark Valencia lại tỏ ý nghi ngờ sự nhất quán trong quan điểm can dự hoà bình của Mỹ. Ông dẫn ra ví dụ Mỹ phản đối các bên đe doạ sử dụng vũ lực ở Biển Đông, nhưng lại tập trận hàm ý đe doạ dùng vũ lực ở Hoàng Hải.

Học giả Geoffrey Till từ Anh lại nhìn nhận những phản ứng mạnh mẽ của Mỹ đối với Trung Quốc từ khía cạnh khác. Cũng giống như Anh trước đây, Mỹ là một cường quốc toàn cầu, trong đó lợi ích cơ bản là tự do hàng hải, gắn liền với vị thế của nước Mỹ và giá trị của nước Mỹ.

Theo ông, từ quan niệm đó, Mỹ cho rằng mình có quyền làm chủ biển cả và có quyền dùng vũ lực bảo đảm quyền đó. Vừa qua, Mỹ có cảm thấy rằng Trung Quốc muốn thách thức quyền đó của Mỹ, và đã phản ứng.

Câu chuyện về đường lưỡi bò của Trung Quốc cũng là một chủ đề nóng khác, khi Giáo sư Tô Hạo nêu quan niệm của Trung Quốc rằng vùng nước bên trong đường lưỡi bò là vùng nước lịch sử. Vị học giả này thậm chí còn dẫn rằng Công ước luật biển quốc tế cũng thừa nhận về các vùng biển lịch sử, như trường hợp vùng biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, giải thích này không thuyết phục được các học giả khác.

Giáo sư Robert Beckman từ Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét với phóng viên Tuần Việt Nam rằng nói quan niệm "vùng nước lịch sử" là hoang đường thì hơi quá, nhưng, thực sự, qua nghiên cứu của ông, nó chẳng có cơ sở gì cả.

"Việc năm ngoái Trung Quốc đưa tấm bản đồ này ra Uỷ ban về ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, chẳng qua là động thái phản đối lại bản đăng ký thềm lục địa mở rộng của các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, nhất là Việt Nam và Malaysia mà thôi", vị chuyên gia về luật quốc tế nhận xét.

Còn nhà ngoại giao kỳ cựu Hjala nêu thẳng trong tham luận của mình rằng Trung Quốc cần phải làm rõ yêu sách của mình ở Biển Đông, nhất là đường lưỡi bò. Trong khi đó, người đồng hương của cựu Đại sứ Hjala, học giả Djalal thì nhìn nhận câu chuyện này đơn giản hơn nhiều.

"Thảo nào Trung Quốc chưa sẵn sàng tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, mặc dù họ không muốn thấy Việt Nam làm việc này", học giả Djalal nhận định với phóng viên Tuần Việt Nam.

Người phụ nữ bị bắt cùng Cù Huy Hà Vũ khởi kiện

Ngôi Sao:
Thứ sáu, 12/11/2010, 09:02 GMT+7
Bà Hồ Lê Như Quỳnh, người bị tạm giữ cùng ông Cù Huy Hà Vũ rạng sáng 5/11 tại một khách sạn ở TP HCM có đơn khởi kiện một tờ báo vì cho rằng cơ quan này đã đăng sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà.

Luật sư Trần Đình Triển vừa bay từ Hà Nội vào TP HCM, cho biết ông được bà Hồ Lê Như Quỳnh nhờ tư vấn để khởi kiện, tố cáo, khiếu nại một tờ báo vì cơ quan này đã "đăng sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" của bà. Tuy nhiên, việc khởi kiện mới bắt đầu ở giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và tên tờ báo cũng chưa thể được tiết lộ.

Ông Cù Huy Hà Vũ và người phụ nữ lúc ở trong khách sạn Mạch Lâm. Ảnh cơ quan công an cung cấp.
Ông Cù Huy Hà Vũ và người phụ nữ ở trong khách sạn Mạch Lâm. Ảnh cơ quan công an cung cấp.

Theo luật sư Trần Đình Triển, bà Hồ Lê Như Quỳnh được cơ quan công an cho về nhà vào ngày 8/11, một ngày sau người phụ nữ này đã gọi điện nhờ ông tư vấn đồng thời quyết định mời ông tham gia quá trình hỗ trợ pháp lý để theo đuổi vụ việc.

"Thủ tục khởi kiện mới ở giai đoạn đầu và theo dự kiến sẽ được thúc đẩy trong vài ngày tới. Thực hiện đưa tin liên quan vụ việc có nhiều tờ báo, nhưng trước hết hồ sơ khởi kiện chỉ có tên tờ đầu tiên đưa tin về sự kiện này mà thôi", luật sư nói. Ông cũng cho hay, bà Quỳnh cũng đã cung cấp nhiều thông tin xung quanh việc bị tạm giữ cùng ông Cù Huy Hà Vũ.

Theo đó, bà Quỳnh cho rằng tình cảm của bà với ông Vũ "như một người anh, một người bạn thân thiết". Người phụ nữ trình bày với luật sư, trưa 4/11, bà đón ông Cù Huy Hà Vũ ở sân bay sau đó hai người cùng ăn cơm và đi mua sắm một số đồ quần áo, tư trang "anh Vũ nói để tặng vợ".

Cũng theo lời kể của bà Quỳnh với luật sư, khoảng 20h, hai người về đến khách sạn và cùng tranh luận về vấn đề pháp lý trong một số vụ kiện tụng, cụ thể có một vụ kiện liên quan đến đất đai của người thân bà Quỳnh. 0h ngày 5/11, khi công an ập vào khách sạn kiểm tra hành chính, cửa phòng không chốt. Ông Cù Huy Hà Vũ không mặc áo "vì nóng". Còn bà vẫn mặc nguyên trang phục.

Bà Hồ Lê Như Quỳnh (36 tuổi) hiện làm nghề tư vấn kinh doanh, trước đây từng làm ở một số văn phòng luật sư và quen biết ông Cù Huy Hà Vũ.

Luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân tại Hà Nội, cũng được gia đình ông Cù Huy Hà Vũ mời tham gia bào chữa cho ông Vũ. Ông Cù Huy Hà Vũ bị cơ quan an ninh bắt để điều tra về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCH Việt Nam" theo điều 88, Bộ luật Hình sự.

Cẩm Trang

Hỏi chuyện luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ

Xã hội - VietNamNet:
,

– Được biết, gia đình bị can Cù Huy Hà Vũ – người vừa bị cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88, Bộ luật Hình sự - đã mời Tiến sĩ, Luật sư Trần Đình Triển (Văn phòng luât sư Vì Dân) vào cuộc bào chữa cho ông Vũ ngay trong giai đoạn điều tra. Để chuyển đến bạn đọc thông tin đa chiều, từ nhiều phía khác nhau, VietNamNet xin giới thiệu bài phỏng vấn Luật sư Trần Đình Triển xung quanh vụ việc này.

>> Cô gái “bí mật” với ông Cù Huy Hà Vũ khởi kiện

- Thưa ông, thủ tục để một luật sư được bào chữa cho bị can Cù Huy Hà Vũ đã đến đâu?

Ngay sau khi anh Cù Huy Hà Vũ bị bắt thì chị Dương Hà (tức luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, là vợ của bị can Cù Huy Hà Vũ - PV) có gọi điện mời tôi chính thức làm luật sư bào chữa cho anh Vũ ngay từ giai đoạn khởi tố bị can. Về các thủ tục thì văn phòng luật sư đã làm đầy đủ. Cơ quan An ninh Điều tra đã tiếp nhận và quyền của họ xem xét.

Mô tả ảnh.
LS Triển - Ảnh: DT

- Đến nay, ông đã tiếp xúc được với ông Cù Huy Hà Vũ trong trại tạm giam chưa?

Vì chưa cấp giấy chứng nhận quyền bào chữa nên tôi cũng chưa được tiếp xúc với anh Cù Huy Hà Vũ. Nếu có thì tôi có quyền tham gia các buổi hỏi cung và mỗi khi gặp anh Vũ thì phải có mặt điều tra viên.

- Xin ông cho biết, lý do vì sao ông lại nhận lời bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ?

Sau khi có thông tin tôi nhận lời bào chữa cho bị can Cù Huy Hà Vũ thì có nhiều luồng dư luận khác nhau. Có luồng tin cho đó là một việc làm theo đúng các quy định của pháp luật, có tình anh em và cần thiết, nhưng cũng có thông tin cho rằng tôi nhận để "đánh bóng thương hiệu".

Tôi đồng tình với luồng tư tưởng thứ nhất. Cụ thể là người luật sư phải có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ cái đúng chứ không bảo vệ cái sai. Trong trường hợp này, anh Cù Huy Hà Vũ cũng là một bị can được quyền bình đẳng như các bị can khác.

Được quyền tự bào chữa và mời người khác tự bào chữa. Pháp luật cũng không cấm các luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Sở dĩ tôi nhận vụ việc này, cũng là theo quy định của pháp luật.

Còn một lý do nữa, tôi với anh Vũ trong cuộc sống đời thường là anh em bạn bè. Trong cuộc sống đời thường ai lo việc đó, ai lo cuộc sống nhà đó nhưng khi vui buồn thì phải có nhau, "tối lửa tắt đèn có nhau". Nếu có lâm sự thì "chị ngã em nâng", đó là đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Nếu tôi không nhận thì ai nhận đây? Tóm lại, chỉ có 2 khía cạnh là luật pháp và tình cảm.

- Ngoài ông ra, gia đình ông Cù Huy Hà Vũ có mời luật sư nào khác tham gia bào chữa cho ông Vũ hay không?

Trong quy định của pháp luật, không hạn chế là mời bao nhiêu luật sư. Thời điểm này, tôi có biết là chị Dương Hà mời tôi là luật sư. Đồng thời, chị Dương Hà, bản thân chị cũng là luật sư chuyên nghiệp cũng đang trong quá trình làm việc với cơ quan An ninh Điều tra để làm thủ tục để được là luật sư bảo vệ cho anh Vũ. Về quan hệ gia đình thì họ là vợ -chồng; về quan hệ tố tụng thì một bên là luật sư và một bên là bị can.

- Ý kiến riêng của ông như thế nào về việc tạm giữ hành chính ông Cù Huy Hà Vũ tại 1 khách sạn ở Q.6, TP.HCM về "quan hệ nam – nữ"?

Thật sự là giờ phút này biên bản kiểm tra hành chính rồi tạm giữ theo thủ tục hành chính đối với anh Cù Huy Hà Vũ thì tôi chưa có trong tay...

- Ông đánh giá như thế nào về việc gia đình bị can Cù Huy Hà Vũ có đơn gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét cho ông Vũ được tại ngoại?

Ngay sau khi anh Vũ bị bắt thì vào ngày 6/11, chị Dương Hà có nói với tôi ký đơn xin cho anh Vũ tại ngoại. Chị Hà có nói tôi ký, nhưng tôi nói là người thân của anh ấy ký thì hay hơn. Nên sau đó em gái anh Vũ cùng chị Hà ký vào đơn đó...

- Xin cảm ơn ông!

Đ.Đ (thực hiện)

Diễn biến bất ngờ vụ Cù Huy Hà Vũ

VTC News:
11/11/2010 15:59

(VTC News) – Bà Hồ Lê Như Quỳnh, người bị tạm giữ cùng ông Cù Huy Hà Vũ tại khách sạn Mai Lâm (quận 6, TPHCM) vào đêm ngày 4, rạng sáng ngày 5/11 đã làm đơn mời luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân tư vấn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện một tờ báo mà theo bà, thông tin được đăng tải sai sự thật.

Trao đổi với VTC News, luật sư Trần Đình Triển cho rằng đây là việc làm dễ hiểu vì đó là quyền của mỗi công dân.. "Tuy nhiên, bà Quỳnh mới chỉ làm đơn mời tôi. Tôi còn phải trao đổi và xem xét thông tin trên báo chí sau đó mới đi đến thống nhất soạn thảo đơn kiện", ông Triển nói.

Theo luật sư Triển, bà Quỳnh khiếu nại hai nội dung mà bà phản ánh đã xúc phạm nhân phẩm, danh dự của bà trong vụ có liên quan tới ông Cù Huy Hà Vũ. Thứ nhất, bà Quỳnh cho rằng thông tin đăng tải rằng bà mặc “mát mẻ” khi bị cơ quan CA kiểm tra là không đúng sự thật mà khi ấy bà ta mặc đầy đủ quần áo bình thường.

Đối với thông tin 2 chiếc bao cao su mà cơ quan CA phát hiện trong tại phòng (nơi mà ông Vũ và bà Quỳnh bị lập biên bản), theo bà Quỳnh là không phải của hai người.

Cũng theo trình bày của bà Quỳnh với luật sư Triển, ngay tại khách sạn Mai Lâm, bà đã đề nghị phải đem đi giám định hai bao cao su đó.

Ông Triển cũng cho biết thêm, "việc tờ báo đó lấy thông tin ở đâu để đưa lên thì phải có trách nhiệm vì cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra, chưa đưa ra thông tin gì".

Nam Phong

Cô giáo bị tố hành hạ 4 đứa trẻ: "Tôi bị oan"

VTC News:
11/11/2010 16:57

(VTC News) - “Tôi đang rất sốc sau khi nghe tin. Tôi không thể ngờ được sự việc lại diễn biến đến mức như hiện nay. Không bao giờ có chuyện tôi hành hạ các em…” - đó là khẳng định của cô Lê Thị Thanh Lan, người bị tố hành hạ 4 cháu nhỏ ở Đồng Nai gây bức xúc dư luận trong mấy ngày vừa qua.

» Vụ 4 đứa trẻ bị hành hạ khiến đại biểu Quốc hội phẫn nộ
» Vụ 4 trẻ bị hành hạ man rợ: Công an chính thức vào cuộc
» Đình chỉ công tác cô giáo hành hạ man rợ 4 trẻ em
» Đồng Nai: Cuộc đào tẩu của 4 đứa trẻ bị hành hạ man rợ

Cô Lê Thị Thanh Lan - Phó Chủ nhiệm Nhà mở tỉnh Đồng Nai - đã có buổi trả lời phỏng vấn VTC News vào hôm qua (11/11), sau khi thông tin cô Lan hành hạ dã man 4 em ở Nhà mở lan truyền khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Để rộng đường dư luận, VTC News đăng tải nội dung cuộc phỏng vấn này.

- Chị có thể kể lại bối cảnh sự việc của ngày hôm đó?

- Sáng sớm ngày 8/11, vẫn như thường lệ, tôi và chồng tôi (ông Lê An Thanh – pv) dậy sớm, ra mở cửa và vào phòng các em gọi dậy để làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi chồng tôi chở đi học. Thế nhưng, khi vào phòng mấy em ngủ thì không thấy cả 5 em đâu cả. Quá hoảng hốt, tôi kêu chồng tôi, hàng xóm cùng anh em, người quen tôi tá hỏa đi tìm khắp nơi, trong nhà và ngay cả các nhà bên cạnh.

Khi tôi ra tới ngoài cổng (cổng bằng sắt cao gần 2m, có cọc hàng rào nhọn) thì thấy có chiếc dép trẻ con, dưới đó có một vết máu dính lại, nên chúng tôi biết ngay là các em đã leo rào để trốn đi chơi.

Ngay sau khi biết tin, tôi đã báo hết cho mọi người có liên quan cùng nhau tập trung đi tìm các em. Khi tới trưa, hơn 11h vẫn không thấy. Lúc đó, chúng tôi cũng chỉ nghĩ là các em bỏ đi chơi thôi, nhưng chúng tôi vẫn buộc phải báo cáo sự việc lại cho Ban lãnh đạo Tỉnh Đoàn Đồng Nai cùng với Hội LHTN tỉnh. Chiều cùng ngày, các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức ngay một cuộc họp, tôi cũng có tham dự, cũng có làm bản tường trình sự việc cho cơ quan chủ quản.

Mọi người cũng đã có thông báo tìm trẻ lạc khắp nơi nhưng không thấy tung tích. Và rồi, tới tối cùng ngày thì chúng tôi có nhận được thông tin là các em đã leo lên xe buýt lên tới TP.HCM như các anh đã biết.

Cô Lê Thị Thanh Lan - Phó Chủ nhiệm Nhà mở tỉnh Đồng Nai trò chuyện cùng VTC News sáng 11/11


- Theo như các em khẳng định với chúng tôi, các vết thương trầm trọng trên người các em hiện đang mang là do chị có các hành động bạo hành, đánh đập dã man. Chị trả lời thế nào về việc này?

- Tôi xin khẳng định lại chắc chắn rằng, các vết thương trên người 4 em đang mang là hoàn toàn không phải do tôi đánh đập gì các em. Ngay cả chồng tôi cũng không bao giờ làm việc đó. Vì buổi sáng anh ấy chỉ chở các cháu đi học, tối đón về, và anh cũng là một người rất hiền, quan tâm, lo lắng, chăm sóc các cháu chẳng kém gì tôi.

Các em được nuôi tại Nhà mở Đồng Nai hầu hết đều là các trẻ có hoàn cảnh rất đặc biệt (không cha, không mẹ, không nơi nương tựa…) nên việc dùng đòn roi nặng nề với các em là chuyện không thể.

Tôi không phủ nhận là tôi đã từng có những hành động đánh các em, nhưng đó là đánh nhẹ, khẽ vào tay hay đánh vào mông. Mục đích chính của những việc này là nhằm giáo dục, răn đe khi các em làm những việc làm sai trái, chứ hoàn toàn không có chuyện tôi hành hạ dã man các em như lời khai của các em với các cơ quan chức năng.

- Cảm giác của chị vào lúc này?

- Tôi không thể ngờ các em lại dám làm việc này. Đây là một cú sốc cực lớn trong vòng 10 năm quản lý Nhà mở của tôi. Tôi đã hơn 22 năm có kinh nghiêm làm công tác Đoàn, đi từ địa phương phường, rất nhiều năm đi làm từ thiện, nhưng đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy buồn đến như vậy. Tôi hết sức thương yêu, quan tâm, lo lắng và chăm sóc các em, cho các em ăn uống, học hành, đi chơi đầy đủ, nhưng giờ lại bị như vậy. Nhiều đêm nay tôi đã không thể ngủ được sau khi hay tin vụ việc này.

Những hình ảnh chứng tỏ các em sinh sống tại Nhà mở Đồng Nai được cô Lan quan tâm, chăm sóc chu đáo về mặt sức khỏe, vui chơi, giải trí

- Nếu như chị nói chị không hành hạ các em, vậy thì theo chị những vết thương trên người các em là do nguyên nhân từ đâu?

- Tôi nghĩ là có thể do trong quá trình leo rào trốn, vì hàng rào cao đến gần 2m, lại có cọc nhọn. Ngoài ra, có thể trong quá trình các em chạy trốn, ngủ trên đường ray xe lửa như các em đã khai… Cái này phải đợi các cơ quan điều tra làm việc thì sẽ rõ vấn đề thôi. Việc xảy ra bên trong Nhà mở là hoàn toàn không có, vì người dân khu này qua lại thường xuyên, ai cũng biết và gặp mặt các em hằng ngày.

- Chị mong muốn gì vào lúc này?

Tôi có mong muốn duy nhất rằng cơ quan Công an sớm làm việc, đưa ra kết luận thật nhanh, càng nhanh chừng nào càng tốt chừng ấy để có thể minh oan cho tôi. Chứ để việc này lâu, tôi bị tai tiếng quá, không thể chịu nổi. Nhà mở chính là những gì tâm huyết nhất của tôi.

Việt Dũng (thực hiện)