Ngày 11/11, Hội thảo quốc tế lần thứ hai với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức tại TP HCM trong bầu không khí thẳng thắn, chân thành và xây dựng.
>> Hội thảo quốc tế về Biển Đông
>> 'Biển Đông không phải chuyện tranh nhau mảnh sân trước nhà'
Các học giả đã trao đổi về tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trường chiến lược khu vực đang có nhiều thay đổi và trình bày đánh giá của mình về những diễn biến xung quanh tình hình Biển Đông gần đây.
Mỹ sẽ không nhượng bộ Trung Quốc
Về việc đòi hỏi đưa Biển Đông vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đã làm tăng nghi ngại của các nước trong khu vực, học giả Bronson Percival có ý kiến: Mỹ có quan điểm rằng Trung Quốc muốn thử phản ứng của nước này ở Biển Đông trong bối cảnh Washington đang gặp nhiều khó khăn nội bộ. Song Mỹ sẽ không nhượng bộ Trung Quốc do Biển Đông liên quan tới vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản là tự do hàng hải và sẽ là một vấn đề thường xuyên trong quan hệ Mỹ - Trung.
Về việc đồi hỏi đưa biển Đông vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc đã làm tăng nghi ngại của các nước trong khu vực. Trong ảnh: Quang cảnh hội thảo. Ảnh: TTXVN |
Giáo sư Leszek Buszynski (Australia) cho rằng, Trung Quốc đang muốn tạo lập khu vực ảnh hưởng riêng, không để Mỹ can thiệp và hiện diện trong khu vực ảnh hưởng đó, nên một trong các biện pháp để hướng Trung Quốc ứng xử có trách nhiệm hơn là tạo ra một Nhóm hài hòa các nước lớn điều hành các vấn đề của thế giới, trong đó chia vùng ảnh hưởng cho Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là Mỹ phải chấp nhận chia sẻ một số lợi ích như Bắc Triều Tiên, Biển Đông.
Chia sẻ quan điểm của nhiều học giả cho rằng việc Trung Quốc chính thức đưa ra đường đứt khúc 9 đoạn là một phát triển đáng chú ý nhất ở khu vực trong hai năm qua, học giả Daniel Schaeffer (Pháp) nêu rõ: Trung Quốc nên công khai và làm rõ yêu sách của mình, đối thoại với các nước trong khu vực về các khác biệt nảy sinh. Nếu đối thoại giữa các bên để giải quyết xung đột không có tiến triển, cần tính đưa các tranh chấp khu vực ra Tòa án Luật biển hoặc Tòa án Công lý quốc tế.
Ổn định cơ bản được duy trì
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Dương Văn Quảng, Giám đốc Học viện Ngoại giao nêu rõ: trong suốt một năm qua, tình hình ở Biển Đông có nhiều chuyển biến quan trọng, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế. Về cơ bản, tuy có không ít va chạm ở quy mô nhỏ đã xảy ra làm cho bất đồng hiện có phần thêm phức tạp nhưng tình thế hòa bình và ổn định vẫn được duy trì ở Biển Đông. Bên cạnh các tranh cãi về chủ quyền và lãnh thổ vốn tồn tại thì cũng xảy ra nhiều va chạm liên quan đến an ninh và an toàn hàng hải; quản lý, khai thác tài nguyên biển, nhưng đều được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán trực tiếp, không dùng vũ lực trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Theo ông Quang, biển Đông nằm ở vị trí trọng yếu, nơi rất nhiều tàu thuyền quốc tế qua lại, do đó việc đảm bảo an ninh cũng như sự tự do qua lại là trách nhiệm của tất cả các quốc gia sử dụng biển Đông cả trong lẫn ngoài khu vực…
Tham dự hội thảo gồm 66 học giả trong nước và quốc tế, trong đó khu vực ASEAN ngoài nước chủ nhà Việt Nam, 9 nước còn lại đều có đại biểu, cùng các học giả đến từ Trung Quốc, Đài Bắc (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Đức, Canada, Australia, Nga, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Bỉ, Thụy Điển. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét