Cuộc đàm phán mới về chương trình hạt nhân của I-ran

Thế giới - Tin chung - NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ:
Cập nhật lúc 03:03, Thứ bảy, 22/01/2011 (GMT+7)

Theo Roi-tơ, ngày 21-1 tại Thủ đô I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) nhóm P5+1 (gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ và Ðức) do người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu C.A-stơn dẫn đầu đã tiến hành đàm phán về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran với Trưởng đoàn đàm phán về hạt nhân của I-ran, ông X.Gia-li-li. Ðây là cuộc đàm phán đầu tiên về chương trình hạt nhân của I-ran sau hơn một năm.

Trước đó, ngày 20-1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ M.Tô-nơ cho biết, P5+1 không hy vọng có bất cứ bước đột phá lớn nào tại cuộc đàm phán mới này và chỉ trông đợi một bước tiến xây dựng và tin cậy từ phía I-ran về chương trình hạt nhân của nước này. Cùng ngày, phát biểu ý kiến trong cuộc họp báo sau khi gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ A.Da-vu-tô-glu,

Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp nêu rõ, Mát-xcơ-va phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương chống I-ran và hy vọng rằng các biện pháp này có thể được hủy bỏ trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran.

Triều Tiên lần đầu tiên đưa tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 8:59 PM, 22/01/2011

(VOV) - Tuy nhiên, trong thông báo vắn tắt của mình hãng thông tấn chính thức của nước này không đưa ra bất kỳ bình luận nào về Tuyên bố chung Mỹ-Trung.

Ngày 22/1, lần đầu tiên hãng thông tấn chính thức của CHDCND Triều Tiên đưa tin về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại thủ đô Washington mới đây.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, tuyên bố chung sau các cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung ngày 19/1 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện các mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên và kêu gọi hai bên tiến hành đối thoại. Tuyên bố chung cũng hối thúc sớm nối lại các cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, trong thông báo vắn tắt của mình hãng thông tấn này không đưa ra bất kỳ bình luận nào về Tuyên bố chung Mỹ-Trung.

Ngày 20/1, Hàn Quốc cũng đã chấp thuận đề xuất của Triều Tiên về việc tiến hành các cuộc đàm phán quốc phòng cấp cao./.

Huy Hoàng (theo AP)


VOV: Cập nhật lúc : 5:48 PM, 22/01/2011

Chủ tịch Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Mỹ

Chuyến thăm mở cơ hội để đặt nền móng cho mối quan hệ Mỹ-Trung trong vòng 3 thập kỷ tới.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ngày 21/1 đã rời Chicago, kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mỹ.

Theo Tân Hoa Xã, trong chuyến thăm lịch sử này, lãnh đạo hai nước đã đạt được đồng thuận trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác Mỹ-Trung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích của cả hai bên.

Trong cuộc họp báo chung trước đó tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá cao chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, coi đây là một cơ hội để đặt nền móng cho mối quan hệ Mỹ-Trung trong vòng 3 thập kỷ tới.

Tổng thống Obama khẳng định: "Dù hai quốc gia có quan điểm khác biệt liên quan đến nhân quyền và một số vấn đề khác, song điều đó không ngăn cản Mỹ và Trung Quốc hợp tác trong các vấn đề quan trọng".

Chuyến thăm Mỹ mở ra mối quan hệ mới của hai nước Trung Quốc- Mỹ (Ảnh: Reuters)

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: "Trong hoàn cảnh mới với thách thức mới, Trung Quốc và Mỹ cần chia sẻ các lợi ích chung và có trách nhiệm chung lớn hơn đối với các vấn đề toàn cầu".

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhận định với tư cách là những nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ nay có cơ sở lớn hơn để gánh vác những trách nhiệm chung quan trọng và hợp tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, duy trì hòa bình và ổn định, thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn cầu.

Hai nước cũng gánh vác những trách nhiệm chung quan trọng hơn trong các vấn đề này.

Theo Chủ tịch Hồ Cẩm Đào,hợp tác kinh tế vì lợi ích chung là sự hỗ trợ mạnh mẽ và không thể thiếu đối với việc xây dựng mối quan hệ đối tác Trung-Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc cùng bày tỏ mong muốn phối hợp với Mỹ nhằm phát huy hết tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính, năng lượng, môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng và nhiều lĩnh vực khác.

Ông hy vọng Mỹ cũng sẽ làm việc trên tinh thần như vậy và sớm nới lỏng các rào cản đối với xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc./.

TTXVN

Tương lai Mỹ-Trung đan xen trong mối quan hệ kinh tế

Thế giới - Dân trí:
Thứ Bẩy, 22/01/2011 - 14:27

Qua chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc: Tương lai Mỹ-Trung đan xen trong mối quan hệ kinh tế

(Dân trí) - Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc - hoạt động ngoại giao quan trọng nhất của Bắc Kinh trong 30 năm qua tại Washington, dù chưa giải quyết được ngay các bất đồng, nhưng mối liên hệ kinh tế đã chứng minh nhu cầu cần có nhau của hai cường quốc thế giới.
Trung-Mỹ cố gắng không chỉ trích nhau về những vấn đề còn bất đồng

Cuộc đối thoại khéo léo

Trong cuộc gặp thượng đỉnh chính thức Trung - Mỹ lần này, hai bên không giấu giếm những điểm xung khắc, bất hòa đôi khi dẫn đến căng thẳng trong quan hệ hai nước- từ quan hệ buôn bán thương mại quốc tế cho đến những căng thẳng trên Biển Đông hay vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Trước chuyến đi Mỹ của ông Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Barack Obma đã phải chịu sức ép từ nhiều phía ở trong nước khi dư luận Mỹ yêu cầu ông phải cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Nhưng rõ ràng, đây là lần đầu tiên nước Mỹ phải đối mặt với một cường quốc muốn cạnh tranh với họ trên mọi mặt trận từ kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và cả văn hóa. Trung Quốc giờ đây cho thấy họ muốn trở thành một nước lớn có vai trò chiến lược, không chỉ giới hạn trong khu vực.

Trước chuyến thăm, ông Hồ Cẩm Đào thừa nhận hai bên “có những khác biệt và những vấn đề nhạy cảm”. Tại Washington, những “bất đồng và nhạy cảm” này, theo báo giới, được Tổng thống Mỹ nói ra một cách thẳng thắn, bình đẳng với lãnh đạo Trung Quốc, không che đậy bằng những thứ ngôn ngữ ngọai giao, dù hai bên cũng cố gắng không chỉ trích nhau. Tất cả những vấn đề đó đều đã được đề cập đến một cách khéo léo, và đã có những tiến triển từng bước.

Theo Tổng thống Obama, Chủ tịch Trung Quốc đã nhất trí cùng với Mỹ về việc tăng cường cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong các cuộc đàm phán quốc tế.

Về vấn đề bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Mỹ khẳng định Bắc Kinh và Washington đã thống nhất yêu cầu Triều Tiên từ bỏ mọi hành động khiêu khích. Ông Obama tuyên bố hai nước Trung - Mỹ sẽ cùng nhau phối hợp trong việc giảm căng thẳng tại khu vực này, với mục đích cuối cùng là phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Trên lĩnh vực kinh tế chung, theo một thông điệp Trung - Mỹ chính thức, được công bố bên lề chuyến công của Chủ tịch Trung Quốc, Mỹ ủng hộ các nỗ lực của phía Trung Quốc trong việc đưa đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền mạnh trên thế giới.

Về quan hệ kinh tế Mỹ - Trung, Tổng thống Mỹ đã ca ngợi những cố gắng của Trung Quốc trong việc thả nổi dần dần tỷ giá đồng Nhân dân tệ, đồng thời khuyến cáo Trung Quốc nên nỗ lực hơn nữa trong việc điều chỉnh đồng Nhân dân tệ theo thị trường, và đặc biệt là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ tham gia vào thị trường Trung Quốc. Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh đến vấn đề nâng cao việc bảo vệ tác quyền là điều đã được hai phía cùng trao đổi.

Tổng thống Obama cũng không quên nhắc đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, tuy nhiên ông nhấn mạnh vấn đề này không ngăn cản hai nước hợp tác với nhau và bản thân Mỹ cũng có những lo lắng về vấn đề nhân quyền. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đáp lại bằng việc thừa nhận “còn nhiều việc phải làm” trên vấn đề nhân quyền và Trung Quốc và Bắc Kinh vẫn “mong muốn học hỏi thêm” về vấn đề này.

Đề cập quan ngại của Mỹ về ảnh hưởng của Trung Quốc đang lan rộng tại châu Á, ông Hồ Cẩm Đào nói Trung Quốc không có ý định chạy đua vũ trang hay tìm cách xác lập bá chủ quân sự đối với nước khác. Ông kêu gọi hai nước đẩy mạnh hợp tác về kinh tế và an ninh.

Mục tiêu đã xác định

Tổng thống Mỹ đã tuyên bố tại Nhà Trắng rằng “với chuyến viếng thăm này, chúng ta có thể đặt nền tảng cho 30 năm tới”. Rõ ràng, các lãnh Mỹ muốn khẳng định mục tiêu lâu dài cho mối quan hệ Trung-Mỹ.

Trong diễn văn tại Washington, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu rõ “lợi ích chung của hai nước Trung-Mỹ chưa bao giờ rộng rãi như ngày nay và hai nước chưa hề đứng trước trọng trách lớn như ngày nay”. Ông tuyên bố chủ trương hai nước Trung-Mỹ cùng nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi cùng thắng; nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì chính sách mở cửa đối ngoại, tiếp tục tranh thủ môi trường hòa bình quốc tế cho phát triển đất nước mình.

Trong khi đó, 21 phát súng đại bác danh dự đón chào vị khách của Nhà Trắng đã thu hút sự chú ý của báo chí Bắc Kinh. Nhật báo Tham Khảo Tiêu Tức nhận định: “Loạt pháo 21 phát này là một thông tin rất rõ ràng: đây là một gặp gỡ giữa hai cường quốc thế giới có vị thế ngang hàng”.

Còn báo chí Mỹ nói Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có thể nói là một hoạt động ngoại giao quan trọng nhất của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua đối với Mỹ, đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Trung-Mỹ đã đến.

Báo chí châu Âu thì cho rằng Trung Quốc tìm kiếm vị thế mới trong quan hệ Trung-Mỹ nói riêng và quan hệ Trung-Âu nói chung vào thời điểm đầu tiên của năm mới 2011, không những thể hiện sự coi trọng trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc, mà còn chứng tỏ Trung Quốc sẽ càng chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng lại bố cục chính trị -kinh tế quốc tế.

Dư luận đặc biệt chú ý đến chi tiết nổi bật trong hành trình 4 ngày của ông Hồ Cẩm Đào đến Mỹ: đó là và việc Trung Quốc đã ký với Mỹ nhiều đơn đặt hàng trị giá tổng cộng là gần 50 tỷ USD - thông tin do một viên chức cao cấp trong chính phủ Mỹ, yêu cầu giấu tên, cung cấp cho báo giới.

Một phần lớn của các hợp đồng này là đơn đặt hàng mua 200 máy bay Boeing của Mỹ, trị giá khoảng 19 tỷ USD. Các đơn đặt hàng này cho phép bảo vệ 235.000 việc làm tại Mỹ. Bên cạnh hợp đồng mua Boeing, các doanh nghiệp Trung Quốc còn ký kết 70 hợp đồng trị giá khoảng 25 tỷ USD xuất khẩu với 12 tiểu bang Mỹ. Các hợp đồng được ký kết với cả các công ty vừa và nhỏ. Một hợp đồng lớn khác trong gói tiền này được ký kết với nhóm Caterpillar, với trị giá 1,4 tỷ USD. Mặt hàng được Trung Quốc đặt mua mà các máy công cụ dùng trong ngành khai mỏ và xây dựng. Nhóm General Electric cũng ký được nhiều hợp đồng với tổng trị giá 2 tỷ USD...

Cũng qua chi tiết trên và các cuộc thảo luận Obama-Hồ Cẩm Đào, giới phân tích kết luận: chuyến đi của ông Hồ Cẩm Đào đến Mỹ dù chưa thể giải quyết hết được ngay các bất đồng giữa hai nước, nhưng kinh tế hai nước Trung-Mỹ đã đan xen lẫn nhau, tương lai của hai nước cũng như vậy.

Hà Khoa
Tổng hợp

Tham nhũng đất đai ngày càng tăng lên

LAO ĐỘNG:

Thứ Sáu, 21.1.2011 | 17:01 (GMT + 7)

(LĐO) – Bà Lis Rasmussen Rosenholm, phó đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam thì nêu quan điểm, tham nhũng trong đất đai ngày càng tăng lên, làm cho người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn.

Tham nhũng nhiều nhất ở cấp giấy chứng nhận

Theo báo cáo “Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam” của Đại sứ quán Đan Mạch, Thụy Điển và Ngân hàng Thế giới vừa mới công bố thì tham nhũng trong việc cấp giấy chứng nhận khá phổ biến. Bởi lẽ, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, mất nhiều thời gian đã kích thích người dân sẵn lòng chi thêm tiền cho cán bộ để lấy được giấy chứng nhận nhanh hơn.

Tham nhũng trong việc cấp giấy chứng nhận khá phổ biến. Ảnh minh họa.
Tham nhũng trong việc cấp giấy chứng nhận khá phổ biến. Ảnh minh họa.

Tại Bắc Ninh, hướng dẫn về “cơ chế một cửa” của thành phố không thống nhất với các phường, nên một số người dân phải nhờ sự giúp đỡ của các lãnh đạo địa phương hoặc trả hoa hồng hay sử dụng “dịch vụ trung gian phi chính thức”. Còn ở Bình Định “thậm chí cán bộ cấp cao nghỉ hưu cũng khó có thể lấy được Giấy chứng nhận nếu không hối lộ”.

Cũng theo điều tra năm 2010, 78% cho rằng có tình trạng tham nhũng liên quan đến quá trình giao, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, tham nhũng còn do mức thu nhập của cán bộ quản lý đất đai còn thấp. Điều này dẫn đến việc họ thà sẵn sàng tham nhũng còn hơn là bị đói. Bên cạnh đó, cơ chế trong quản lý đất đai của Việt Nam còn nhiều điều bất cập. Vị này đưa dẫn chứng, Việt Nam định giá đất bồi thường thấp, người được giao đất sau khi bồi thường một cục tiền cho dân thì hết trách nhiệm. Trong khi đó, nước láng giềng Trung Quốc áp dụng hình thức truy thu hàng năm. “Nhà đầu tư phải trả một khoản thuê đất hằng năm cho người có đất bị trưng dụng. Chính điều này đảm bảo sự công bằng và quyền lợi người mất đất hơn”, ông Võ nói.

Bà Lis Rasmussen Rosenholm, phó đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam thì nêu quan điểm, tham nhũng trong đất đai ngày càng tăng lên, làm cho người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn. Việc chuyển hình thức sử dụng đất với giá đền bù thấp so với giá thị trường khiến những người nông dân càng nghèo, trong khi các nhà đầu tư được lợi.

Tham nhũng đất đai ngày càng phổ biến

Báo cáo Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai của Việt Nam chỉ ra rằng, cuộc điều tra năm 2010 tiến hành tại 5 tỉnh nghiên cứu tình huống cho thấy, gần 80% những người được hỏi tin rằng, có tình trạng tham nhũng liên quan đến quá trình giao, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Trong đó 38% ý kiến cho rằng hình thức tham nhũng này rất phổ biến.

Theo nhóm chuyên gia nghiên cứu cho rằng, nên hình thành các ủy ban độc lập để xem xét bồi thường và giá đất cấp dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia minh bạch với khung giá đất tham khảo. Điều này giúp giảm các lợi ích kinh tế và dễ phát hiện tham nhũng.

Đối với việc cấp giấy chứng nhận, có 2 cải cách mang lại lợi ích lớn là thực hiện ở tất cả các xã việc đăng ký đất đai, khảo sát bản đồ hiện trạng đồng loạt và tăng cường vai trò cung cấp thông tin của văn phòng đăng ký đất đai.

Ông Võ cho rằng, việc chống tham nhũng đất đai ở Việt Nam còn phải phụ thuộc vào sự hoàn thiện pháp luật và quan trọng là đến lúc đảm bảo được thu nhập mà “cán bộ, người dân không cần tham nhũng”.

Vì thế, ông Võ nhấn mạnh chống tham nhũng là một quá trình dài hơi, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Khó có thể hy vọng trong năm 2011 có một bước nhảy về chống tham nhũng nhưng mỗi năm tình trạng tham nhũng sẽ giảm đi.

Lê Thảo

Thanh Nien Online
19/01/2011 23:29

Giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai

Hôm qua, Đại sứ quán Đan Mạch, Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Thụy Điển đã công bố báo cáo “Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam”.

Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ quy trình để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quy trình khác liên quan đến việc giao đất và thu hồi đất, bản báo cáo xác định, các chính sách hiện tại tạo ra kẽ hở khiến tham nhũng trở nên nghiêm trọng.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, người tham gia xây dựng báo cáo cho biết có hai hình thức tham nhũng chủ yếu trong lĩnh vực này, trong đó có việc cán bộ địa chính cấp xã, cấp huyện tạo ra những khó khăn trong việc giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tìm cách kéo dài thời gian cấp giấy, buộc người dân phải bỏ thêm “phí” ngoài quy định của Nhà nước hoặc nhờ “cò” chạy giúp...

Để cải thiện hiện trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, báo cáo cho rằng công khai minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan chức năng liên quan là những khâu đột phá.

Q.Duẩn - T.Sơn


VnExpress: Thứ năm, 20/1/2011, 09:23 GMT+7

'Văn hóa' hối lộ trong đất đai đã trở nên quen thuộc

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng Đặng Ngọc Dinh, nhận định, văn hóa hối lộ trong lĩnh vực đất đai trở nên bình thường giống như việc người dân quen với hiện tượng ngập lụt mỗi khi mưa lớn ở Hà Nội.

Báo cáo "Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai của Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới, Đại sứ quán Đan Mạch và Thụy Điển thực hiện đã được công bố ngày 19/1. Tại đây, Đại sứ Đan Mạch John Nielsen cho rằng, tham nhũng liên quan đến đất đai đang là một thách thức của Việt Nam làm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội càng lớn. Theo ông, nguyên nhân làm nảy sinh tham nhũng chủ yếu là độc quyền ra quyết định của một số tỉnh và thiếu minh bạch thông tin.

Theo báo cáo, một số chính sách hiện tại khiến tham nhũng liên quan đến lĩnh vực đất đai trở thành nguồn lợi bất thường. Cụ thể, việc thực hiện cưỡng chế thu hồi và định giá đất thấp hơn giá thị trường tạo ra những khoản lợi nhuận lớn đã góp phần nảy sinh tham nhũng. Thêm vào đó, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, mất nhiều thời gian đã kích thích người dân sẵn lòng chi thêm các khoản “lót tay” cho cán bộ để rút ngắn thời gian chờ đợi. Thậm chí các cán bộ cao cấp về hưu cũng khó có thể nhận được Giấy chứng nhận nhà đất nếu họ không đưa hối lộ. Điều này gây phiền phức cho những người dân nghèo không thể chi cho các dịch vụ kiểu này.

Ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng, Tổng cục quản lý đất đai lý giải nguyên nhân của tham nhũng là mỗi đơn vị có quá ít cán bộ quản lý về đất đai. Ví dụ, Bình Thuận có xã sở hữu tới 20.000-30.000 ha đất nhưng chỉ có một cán bộ làm về lĩnh vực địa chính. Do đó, để khắc phục tình trạng trên cần tăng cường cán bộ cho trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Ảnh: Hoàng Lan
Đất đai của Việt Nam đang trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Ảnh: Hoàng Lan.

Giáo sư Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES), một thành viên tham gia nghiên cứu cho hay, văn hóa hối lộ trong lĩnh vực đất đai trở nên bình thường giống như việc người dân quen với hiện tượng ngập lụt mỗi khi mưa lớn ở Hà Nội. Chính quyền địa phương cấp tỉnh được tập trung quyền quyết định quá lớn làm nảy sinh những tiêu cực. Những cán bộ cấp tỉnh giữ toàn quyền giao đất thậm chí định ra giá cả. Do đó, theo giáo sư Dinh cần hạn chế quyền quyết định của cấp huyện, tỉnh.

Ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, tham nhũng còn do mức thu nhập của cán bộ quản lý đất đai còn thấp. Điều này dẫn đến việc họ thà sẵn sàng tham nhũng còn hơn là bị đói.

Ngoài ra, theo ông Võ, cơ chế trong quản lý đất đai của Việt Nam còn nhiều điều bất cập. Chuyên gia về đất đai này dẫn chứng, Việt Nam định giá đất bồi thường thấp, người được giao đất sau khi bồi thường một cục tiền cho dân thì hết trách nhiệm. Trong khi đó, nước láng giềng Trung Quốc áp dụng hình thức truy thu hàng năm. “Nhà đầu tư phải trả một khoản thuê đất hằng năm cho người có đất bị trưng dụng. Chính điều này đảm bảo sự công bằng và quyền lợi người mất đất hơn”, ông Võ nói.

Vị chuyên gia này cho rằng, đất đai của Việt Nam đang trong tình trạng "tranh tối tranh sáng" và chống tham nhũng là một quá trình dài hơi, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. “Khó có thể hy vọng trong năm 2011 có một bước nhảy về chống tham nhũng nhưng chúng tôi tin rằng, mỗi năm tình trạng tham nhũng sẽ giảm đi”, ông Võ nói.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam lại lạc quan về vấn đề chống tham nhũng khi Đại hội Đảng vừa có kết quả. “Tôi kỳ vọng những nhân sự cấp cao mới của đất nước có thể đưa ra những hành động để giải quyết các vấn đề thách thức như chống tham nhũng”, bà chia sẻ.

Báo cáo Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai của Việt Nam chỉ ra rằng, cuộc điều tra năm 2010 tiến hành tại 5 tỉnh nghiên cứu tính huống cho thấy, gần 80% những người được hỏi tin rằng, có tình trạng tham nhũng liên quan đến quá trình giao, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Trong đó 38% ý kiến cho rằng hình thức tham nhũng này rất phổ biến.

Trong câu hỏi: "Không khó tìm thấy tham nhũng trong quản lý đất đai, tỉnh nào cũng có tình trạng bán đất và giao đất trái phép" có tới 92% ý kiến đồng ý hoàn toàn hay một phần với ý kiến trên. Trong đó có tới 41% đồng ý hoàn toàn.

Hoàng Lan



Thứ năm, 25/11/2010, 17:41 GMT+7

'Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai ngày càng tinh vi'

Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền cho rằng tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Một số công chức coi việc nhận tiền của dân là đương nhiên.

Bên lề buổi đối thoại về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai sáng nay, tiến sĩ Nguyễn Đình Quyền, Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Quyền. Ảnh: Hoàng Lan
Tiến sĩ Nguyễn Đình Quyền. Ảnh: Hoàng Lan

- Ông nhận định thế nào về tình hình tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai trong những năm gần đây?

- Với hàng nghìn tỷ đồng, hàng nghìn tỷ ha đất bị thất thoát, hàng nghìn cán bộ bị xử lý trong những năm qua cho thấy tỷ lệ tham những chưa giảm. Cả nước 63 tỉnh mà mới chỉ có 25-26 đơn vị phát hiện tham nhũng, tôi cho rằng con số đó còn quá ít.

Các địa phương phải xin ngân sách, xin quy hoạch, xin dự án nhiều nên tỷ lệ tham nhũng chủ yếu ở cấp phường xã. Ở các cấp trung ương, không có nhiều vụ tham nhũng nhưng khi phát hiện ra vụ nào thì thường rất lớn và có tổ chức. Riêng trong lĩnh vực đất đai, rất nhiều khâu có tham nhũng kể cả khâu quy hoạch.

- Đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, ở Việt Nam xuất hiện nhiều tình trạng cán bộ tham nhũng vì mức lương của họ thấp, ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Đây là một nguyên nhân làm nảy sinh tham nhũng. Nhưng cũng phải thẳng thắn thừa nhận là có những người lương thấp mà vẫn không tham nhũng. Và có những người lương rất cao mà vẫn tham nhũng. Tôi chưa có điều tra cụ thể, nhưng rõ ràng lương thấp là nguyên nhân phát sinh nhũng nhiễu. Những người này tìm cách để người dân tự đưa chứ không trực tiếp đòi.

- Vậy theo ông đâu là nguyên nhân cơ bản để nảy sinh tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai?

- Do người dân chưa được nâng cao nhận thức rằng họ phải tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Không nhất thiết phải đưa tiền cho cán bộ khi xin cho con nhập học cũng như khám bệnh, hay xin giấy tờ liên quan đến đất đai. Ai cũng nghĩ là người khác "lót tay" cho cán bộ mà mình không thì sẽ gặp khó khăn. Điều này tạo ra một thói quen cho các cán bộ. Hệ quả là một số công chức Nhà nước coi việc nhận tiền người dân đưa là chuyện bình thường và đương nhiên.

- Đại sứ quán Thụy Điển có đưa ra một con số, 86% các hộ gia đình ở Việt Nam nhận biết có tham nhũng trong quản lý sử dụng đất đai. Liệu người dân có giảm lòng tin vào việc chống tham nhũng không thưa ông?

- Chính phủ đã có nhiều cố gắng, đề ra nhiều biện pháp nhưng hiệu quả chưa cao. Khi hiệu quả cao thì người dân sẽ tin, đó là quy luật. Chúng ta không bất lực nhưng rõ ràng hiệu quả chống tham nhũng, đặc biệt là lĩnh vực đất đai chưa đáp ứng được mục tiêu mà người dân kỳ vọng.

Chính phủ cho rằng, đất đai vi phạm pháp luật đều bị thu hồi lại nhưng chúng tôi đề nghị hành vi vi phạm pháp luật đó phải được bóc tách, cái gì liên quan đến tham nhũng và cái gì không liên quan đến tham nhũng. Nhưng điều này chính phủ chưa làm được.

- Được đánh giá là vấn đề nhức nhối, vậy theo ông cần phải làm gì để hạn chế tham nhũng nói chung và trong vấn đề quản lý đất đai nói riêng?

- Vấn đề quản lý đất đai ở Việt Nam rất lớn. Năm 1993, chúng ta mở ra 6 quyền cho tổ chức cá nhân, tôi coi đây là một cuộc cải cách về việc quản lý và sử dụng đất đai. Chúng ta đã kỳ vọng với tài nguyên đất đai quý giá, cả nước sẽ sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Nhưng thực tế, tình hình tham nhũng đặc biệt trong lĩnh vực đất đai ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và tinh vi hơn.

Khi sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự, Chính phủ có đề nghị Quốc hội đưa ra giải pháp trinh sát điều tra như đặt máy nghe trộm, kiểm soát thư tín để theo dõi nhưng Quốc hội không cho phép vì đối với Nhà nước pháp quyền mọi hoạt động tố tụng phải được tiến hành công khai. Nhưng khi tiến hành tố tụng công khai thì các đơn vị tham nhũng có thể phòng ngừa được.

Để ngăn chặn tham nhũng thì cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát, tòa án, giám sát Quốc hội, giám sát Hội đồng nhân dân lại phải có năng lực về nghiệp vụ, bản lĩnh để phát hiện ra vấn đề. Chúng tôi kỳ vọng Trung ương Đảng sẽ có nghị quyết chuyên đề, định hướng chiến lược để hoàn thiện cơ chế quản lý trong lĩnh vực đất đai.

Hoàng Lan

Dạy đúng, dạy đủ, bám sát chuẩn kiến thức

VTC News - Hơi thở cuộc sống - Hoi tho cuoc song:
22/01/2011 07:58

(VTC News) – Đó là một trong những nội dung trong công văn Sở GD&ĐT Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị về việc chuẩn bị kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011.

Học sinh Hà Nội tham gia kì thi tốt nghiệp THPT năm 2010 (Ảnh: Phạm Thịnh)

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu, các trường xây dựng kế hoạch dạy và học hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định để học sinh có đủ kiến thức, kỹ năng dự thi.

Các trường phải thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo dạy đủ các tiết thực hành.

Đặc biệt các trường cần phổ biến kỹ năng cho học sinh khi làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Kịp thời thông báo cho cha mẹ học sinh nắm rõ tình hình học tập của con em mình, đặc biệt là những học sinh có học lực yếu, kém.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị rà soát hồ sơ của học sinh đang học lớp 12 đảm bảo chính xác các thông tin về họ tên, giới tính, dân tộc, ngày sinh, nơi sinh. Những trường hợp đi học sớm tuổi phải có giấy cho cho phép của Sở GD&ĐT theo quy định.

Ngoài ra các trường cần kiểm tra các giấy chứng nhận chế độ ưu tiên (con thương binh, bệnh binh, con dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu vùng cao, vùng sâu, xã đặc biệt khó khăn …) để được đảm bảo chế độ cho học sinh.

Phạm Thịnh

Sẽ sớm kết thúc điều tra vụ án trạm cân Dầu Giây

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Bảy, 22/01/2011, 04:10 (GMT+7)

Sẽ sớm kết thúc điều tra vụ án trạm cân Dầu Giây

TT - Sáng 21-1 tại buổi gặp gỡ với các cơ quan báo chí, thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh - giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai - cho biết vụ án trạm cân Dầu Giây không chỉ là câu chuyện gắn chip điện tử, bắt quả tang nhân viên ở trạm nhận hối lộ, cơ quan điều tra còn phát hiện có những lỗi liên quan đến nhiều ngành. Thiếu tướng Khánh khẳng định việc điều tra vụ án sẽ sớm kết thúc trong quý 1-2011.

Đề cập vấn đề một số cán bộ có liên quan đến các băng nhóm hoạt động kiểu xã hội đen, ông Khánh nói việc 14 cán bộ, chiến sĩ vừa bị xử lý kỷ luật bằng nhiều hình thức là do mất cảnh giác trước tội phạm.

Về tội phạm môi trường, lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai cho biết trong năm 2010 đã phát hiện 276 vụ, hầu hết đều vi phạm dưới các hình thức tinh vi, ngụy trang khéo léo và có sự chuẩn bị để đối phó. Đại tá Nguyễn Phi Hùng, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, dẫn chứng trường hợp vi phạm của doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài, coi đây là một vụ rất lớn, phức tạp.

HÀ MI

Thứ Hai, 11/10/2010, 18:37 (GMT+7)

Khen thưởng lực lượng phá án vụ trạm cân Dầu giây

TTO - Ngày 11-10, ông Đinh Quốc Thái - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - đã trao bằng khen, giấy khen và tiền thưởng của UBND tỉnh cho tập thể Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh và bốn cá nhân của PC46 vì đã có thành tích trong việc phá án vụ nhận hối lộ tại trạm cân Dầu Giây.

Trạm cân Dầu Giây hướng từ ngã ba Dầu Giây về TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Như tin đã đưa, trước đó lực lượng PC46 đã phát hiện vụ đặt “thiết bị lạ” tại trạm cân Dầu Giây. Vụ án này sau đó được khởi tố và lực lượng PC46 đã trinh sát nhiều tháng để nắm các phương thức, thủ đoạn nhận tiền của một số nhân viên ở trạm cân để cho xe quá tải qua trạm.

Sáng 10-9, lực lượng PC46 đã bắt quả tang 3 nhân viên ở trạm cân là Nguyễn Quốc Hùng, Diệp Báo Phú, Nguyễn Thái Tuấn đang nhận 1,5 triệu đồng của tài xế và 8,3 triệu đồng của các lái xe khác vi phạm quá tải, để không xử lý buộc hạ tải.

H.MI - A.QUÂN

Chủ Nhật, 12/09/2010, 07:03 (GMT+7)

Trạm cân Dầu Giây: bao giờ mới hết ăn hối lộ?

TT - Chuyện trạm cân Dầu Giây lại tiếp tục nóng lên sau vụ Công an Đồng Nai bắt quả tang một thanh tra viên Thanh tra Cục Đường bộ và hai nhân viên của trạm nhận hối lộ (Tuổi Trẻ ngày 11-9).

Trạm cân Dầu Giây (Đồng Nai) - Ảnh: T.T.D.

Cái giá mà các xe quá tải qua trạm phải chung chi là từ 1-3 triệu đồng/lượt. Trong lúc lương nhân viên của khối hành chính sự nghiệp có tổng thu nhập chưa vượt quá 3 triệu đồng/tháng thì một ca trực ở trạm cân này đến thời điểm bị bắt quả tang đã được mãi lộ 9,8 triệu đồng.

Con số đó thật sự cho chúng ta thấy tình trạng đặc quyền, đặc lợi của một bộ phận không nhỏ công chức, viên chức nhà nước khi thực thi nhiệm vụ ở các lĩnh vực “nhạy cảm” như ở trạm cân này.

Tại sao có biết bao bài báo với đủ bằng chứng về tiêu cực ở trạm cân Dầu Giây rồi mà việc xử lý của Bộ Giao thông vận tải vẫn giậm chân tại chỗ, dẫn đến tình trạng hết lần này tới lần khác nhân viên của trạm vi phạm pháp luật?

Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết dứt điểm các sai phạm ở trạm cân này nói riêng cũng như ở các lĩnh vực “nhạy cảm” khác, tạo được niềm tin của nhân dân vào bộ máy thực thi pháp luật. Tôi xin có một vài góp ý sau:

Một là, cần nghiên cứu lại việc quản lý trạm cân có nhất thiết phải do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý như hiện nay hay không? Nếu làm như hiện nay thì việc tham gia quản lý của tỉnh Đồng Nai với trạm cân này phải có cơ chế phối hợp và trách nhiệm thật rõ ràng.

Hai là, cần đầu tư nâng cấp hệ thống đường bộ để đảm bảo tải trọng cho các xe tải lưu thông, nhất là xe kéo container.

Ba là, phải sử dụng cán bộ, viên chức thật sự có đức, có tài và có chính sách lương thưởng để sao cho họ có thể sống bằng thu nhập chân chính từ công sức của mình. Đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh với nhân viên.

Bốn là, cần kết hợp nhiều biện pháp quản lý, giám sát đối với trạm cân. Như việc thanh tra, kiểm tra đột xuất, quản lý bằng hệ thống camera, kiểm tra bí mật...

Năm là, tích cực vận động những doanh nghiệp vận tải, tài xế chấp hành nghiêm quy định chuyên chở, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và người dân. Có chính sách khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phát hiện sai phạm.

NGUYỄN HẢI NGUYÊN (hainguyen6813@...)

Bắt kẻ nhận hối lộ không khó

Đọc tin trên, tôi không bất ngờ lắm vì những chuyện nhận hối lộ như vậy đã được phóng viên báo Tuổi Trẻ phản ánh nhiều lần trên báo.

Vấn đề được đặt ra lúc này là những người có trách nhiệm có kiên quyết dẹp trừ tình trạng nhũng nhiễu, ăn hối lộ hay không, bởi việc bắt đó sẽ không khó nếu như chịu khó “vi hành” kiểm tra giám sát cấp dưới.

Ai cũng biết nạn nhũng nhiễu đòi ăn hối lộ trong một bộ phận cán bộ viên chức nhà nước đã gây bức xúc trong dư luận.

Mặc dù thiệt hại vật chất do những “con sâu” đó có thể không nhiều nhưng thiệt hại do niềm tin bị giảm sút lại rất nghiêm trọng, do vậy cần bắt cho được “sâu” và xử phạt thật nghiêm minh để răn đe những kẻ khác.

B.H. (bthien_123@...)

LHQ tăng thêm 2.000 quân tại Bờ Biển Ngà

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 5:09 PM, 20/01/2011

Lực lượng của Liên Hợp Quốc tại Bờ Biển Ngà (Ảnh: Reuters)

(VOV) - Động thái này của Liên Hợp Quốc diễn ra trong hoàn cảnh lực lượng của Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo đã nổ súng vào Lực lượng gìn giữ hòa bình

Triển vọng tìm ra một giải pháp giúp giải quyết tình trạng bế tắc chính trị tại Bờ Biển Ngà vẫn rất mờ nhạt, sau khi các nỗ lực hoà giải của Liên minh châu Phi không đạt kết quả. Trong khi đó, tình trạng bất ổn an ninh vẫn tiếp diễn khi các lực lượng trung thành với Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo đã nổ súng vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại quốc gia châu Phi này.

Ngày 19/1, Hội đồng Bảo an đã thông qua Nghị quyết cho phép tăng cường ngay lập tức 2.000 quân và 3 máy bay trực thăng vũ trang cho Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Bờ Biển Ngà, nhằm giúp bảo vệ dân thường trong bối cảnh tình trạng bất ổn sau bầu cử ở quốc gia châu Phi này đang leo thang.

Theo Nghị quyết, lực lượng bổ sung sẽ được triển khai cho đến ngày 30/6/2011 và 3 máy bay trực thăng chiến đấu của Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Liberia sẽ được điều động tạm thời sang cho Phái bộ Bờ Biển Ngà trong thời gian 4 tuần.

Hội đồng Bảo an cũng tuyên bố sẽ xem xét trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi bạo lực chống lại các nhân viên Liên Hợp Quốc và dân thường.

Phản ứng trước kế hoạch triển khai thêm quân của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, một cố vấn đặc biệt của Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo cho biết, quyết định này sẽ không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tại đây.

Triển vọng về khả năng tháo gỡ cuộc khủng hoảng chính trị tại Bờ Biển Ngà vẫn rất mờ nhạt, trong bối cảnh các nỗ lực hòa giải của Liên minh châu Phi không đạt kết quả.

Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo vẫn khẳng định sẽ bác bỏ mọi đề nghị từ chức, kể cả khi những đề nghị này kèm theo quyền lưu vong và quyền miễn trừ truy tố. Còn ông Ouattara vẫn nêu điều kiện tiên quyết để đối thoại là ông Gbagbo phải từ chức.

Trong khi đó, tình hình an ninh vẫn tiếp tục diễn biến biến phức tạp. Các cuộc đụng độ đã nổ ra tại quận Abobo, khu vực đông dân nhất thành phố Abidjan, làm một người thiệt mạng./.

Phạm Hà

Mỹ phát hiện balô chứa bom trên đường diễu hành

Thế giới - Dân trí:
Thứ Tư, 19/01/2011 - 11:35

(Dân trí) - Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã tuyên bố treo thưởng 20.000 USD cho người nào cung cấp thông tin về một quả bom có khả năng gây chết người, được tìm thấy trên lộ trình dự kiến diễn ra cuộc diễu hành nhân Ngày Martin Luther King Jr.
Chiếc balô chứa bom được phát hiện.

Quả bom được phát hiện giấu trong chiếc ba lô khả nghi vứt trên một tuyến đường ở thành phố Spokane, bang Washington. Vụ phát hiện diễn ra trước cuộc diễu hành hôm thứ Hai để tưởng nhớ nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi bị ám sát Martin Luther King Jr.

Phát hiện trên đã làm nảy sinh nghi ngờ về một động cơ chủng tộc tại một khu vực vốn là “lãnh địa” của nhóm phân biệt chủng tộc Aryan Nations.

“Cuộc diễu hành và bỏ bom có liên quan tới nhau”, mật vụ Frank Harrill, phát ngôn viên văn phòng FBI tại Spokane, cho biết. “Nhưng hiện tại chúng tôi chưa xác định được động cơ cụ thể”.

Ông Harrill gọi việc đặt bom là hành động khủng bố trong nước đã được lên kế hoạch rõ ràng nhằm thúc đẩy một âm mưu chính trị hoặc xã hội.

Balô khả nghi được 3 nhân viên thành phố phát hiện chỉ 1 giờ trước khi cuộc diễu hành bắt đầu. Họ xem xét bên trong túi, nhìn thấy các dây điện và ngay lập tức thông báo cho các nhà chức trách.

Lộ trình cuộc diễu hành đã được thay đổi sau đó. Một đội phá bom đặc biệt đã vô hiệu hóa quả bom mà không gặp phải sự cố gì.

Ông Harrill từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về thiết bị nổ mà chỉ nói đó là một quả bom thể gây nhiều thương vong. “Khả năng gây thương tích và chết người đã rõ ràng”, ông Harrill nhấn mạnh.

FBI không nhận được cảnh báo trước và hiện chưa bắt giữ nghi phạm nào. Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm đặt bom.

FBI tuyên bố treo thưởng 20.000 USD cho ai cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ nghi phạm.

An Bình
Theo AP

Mỹ -Trung đặt nền móng phát triển quan hệ

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 5:16 PM, 20/01/2011

(VOV) - Tổng thống Mỹ Obama:“Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ đặt nền móng cho các mối quan hệ tốt đẹp Mỹ-Trung trong tương lai”.

Đồng thời, nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hy vọng nhiều khúc mắc giữa 2 nước trong thời gian qua sẽ được giải quyết.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau khi kết thúc cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama nhấn mạnh, chuyến thăm Mỹ lần này của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đóng góp "một phần to lớn" trong việc tăng cường quan hệ hợp tác song phương. "Với chuyến thăm này, chúng ta có thể đặt nền móng cho 30 năm tới. Trong một thế giới liên kết và một nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia gồm cả Mỹ và Trung Quốc sẽ thịnh vượng hơn và an toàn hơn khi hợp tác với nhau. Trung Quốc có tiềm lực đạt được tăng trưởng trong một năm, 10 năm hay hàng trăm năm tới. Người dân hai nước Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng hưởng lợi, khi cùng hợp tác hữu nghị…” – Ông Obama nêu rõ.

Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong cuộc gặp mặt tại Nhà trắng (Ảnh: Getty Images)

Liên quan đến vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT), Tổng thống Obama hy vọng, Trung Quốc sẽ định giá đúng đồng NDT nhằm đảm bảo lợi thế kinh tế công bằng cho các nước.

Về phần mình, Chủ tịch Hồ Cầm Đào khẳng định, lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương hướng tới mối quan hệ đối tác tích cực dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của hai nước nói riêng và thế giới nói chung.

Theo ông Hồ Cẩm Đào, cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, xây dựng và thiết thực, hai bên đã đạt sự đồng thuận quan trọng về các mối quan hệ Trung - Mỹ và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng mối quan hệ giữa hai nước đã và đang ghi nhận những tiến bộ mới. Kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức hồi tháng 1/2009, với những nỗ lực chung, sự hợp tác của hai nước đã mang lại nhiều kết quả, không chỉ trong các vấn đề khu vực mà còn trên trường quốc tế.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đánh giá cao cam kết của chính quyền Obama theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực và xây dựng với Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc cho biết, hai nước chủ trương tìm kiếm lập trường chung, tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, môi trường, giáo dục, khoa học-công nghệ, chống chủ nghĩa khủng bố...

Ngoài ra, ông cũng kêu gọi mở rộng hoạt động trao đổi và hợp tác giữa quân đội hai nước để xây dựng lòng tin và phát triển mối quan hệ song phương.

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đã thẳng thắn đề cập đến các vấn đề gây bất đồng trong quan hệ song phương như nhân quyền. Về tình hình bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đều nhất trí sẽ hợp tác với các nước liên quan nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo, thúc đẩy việc giải giáp vũ khí hạt nhân nhằm đem lại hòa bình và an ninh cho khu vực Đông Bắc Á.

Trong vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Iran, lãnh đạo hai nước tái khẳng định cam kết tìm kiếm một giải pháp toàn diện và lâu dài nhằm khôi phục niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng cam kết tăng cường hợp tác đối phó với những thách thức chung của toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế…

Cuối buổi hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ Mỹ-Trung; mở rộng, thúc đẩy việc hợp tác trao đổi, đặc biệt là trao đổi cấp cao, trong các lĩnh vực từ xã hội, quốc phòng, an ninh đến kinh tế; hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với các thách thức trong khu vực, quốc tế trong đó có năng lượng, môi trường và việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu; xây dựng mối quan hệ đối tác kinh tế có lợi và toàn diện.

Mỹ và Trung Quốc hiện là những đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau với kim ngạch ngoại thương hai chiều năm 2010 lên tới 380 tỷ USD./.

Hoàng Lê


RFA:

Bên lề thượng đỉnh Mỹ - Hoa

2011-01-20

Câu hỏi đầu tiên của cánh nhà báo Mỹ là câu hỏi về nhân quyền. Câu trả lời đầu tiên của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama ngay sau thượng đỉnh Mỹ- Trung cũng là nhân quyền. Tránh né đầu tiên của Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng là chuyện… nhân quyền.

AFP

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

Hoa Kỳ chào đón vị quốc khách

Tính từ khi Tổng Thống Obama đặt chân đến Washington D.C. cho đến giờ, hôm qua là ngày bận rộn nhất của Tòa Bạch Ốc. Từ 5 giờ sáng các nhà báo đã đứng xếp hàng để chờ qua trạm kiểm soát an ninh, và những ai không may đến sau 8 giờ thì chỉ có cách đứng tường thuật ở ngoài đường. Lý do: bên an ninh quyết định nhà báo cuối cùng được vào cổng đúng 8 giò 30 phút, tức nửa tiếng đồng hồ trước khi nhà lãnh đạo xứ đông dân nhất xuất hiện trên khán đài danh dự.
Cũng giống như cuộc tiếp đón diễn ra hồi 2006 khi ông George W.Bush còn làm chủ Tòa Bạch Ốc, khoảng 50% nhà báo có mặt là những ký giả gốc Trung Hoa đi theo máy bay chở ông Hồ Cẩm Đào sang Mỹ. Cánh nhà báo nước ngoài này bận rộn chụp hình cho nhau, chụp cả cái sân chơi nhỏ bé dành cho hai Đệ Nhất Cô Nương Sasha và Malia, hay dùng ống kính ghi lại khoanh vườn nơi Tổng Thống Hoa Kỳ dùng làm sân tập đánh golf.
Ông Bà Obama đến tận xe chào đón vị khách quý. Thủ tục chào đón quốc khách bắt đầu bằng nghi lễ chào quốc kỳ, duyệt hàng quân danh dự, bắn 21 phát đại bác chào mừng
Đúng 8 giờ 35 phút, ban nhạc lục quân Hoa Kỳ trổi bản đầu tiên. Năm phút sau đó phái đoàn quan khách Trung Quốc xuất hiện, theo sau là đoàn quan khách Mỹ. Mọi người bắt tay nhau, nói chuyện, lại chụp hình kỷ niệm và chỉ đứng ngay hàng thẳng lối khi loa phóng thanh loan báo Tổng Thống Hoa Kỳ và Đệ Nhất Phu Nhân xuất hiện. Đúng 2 phút sau đó, chiếc limo màu đen chở Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào cũng từ ngoài cổng chạy vào. Ông Bà Obama đến tận xe chào đón vị khách quý. Thủ tục chào đón quốc khách bắt đầu bằng nghi lễ chào quốc kỳ, duyệt hàng quân danh dự, bắn 21 phát đại bác chào mừng. Mất đúng 15 phút, Tổng Thống Mỹ mới đứng trước bục gỗ đọc bài diễn văn .
“Thay mặt cho Michelle, nhà tôi, chúng tôi xin chào mừng ông đến Tòa Bạch Ốc. Thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi chào mừng ông đến thăm nước Mỹ”. Bài diễn văn kéo dài gần 10 phút dồng hồ của ông Obama nhắc đến những thành quả
Nghi lễ đón tiếp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011.
Nghi lễ đón tiếp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011. RFA
về kinh tế của Trung Quốc, về nhân quyền, và về ước mong 2 nước sẽ bắt tay làm việc chung trong những vấn đề mang tính toàn cầu khác. Ông Obama kết thúc bằng câu “chúng ta hãy cùng nhau nắm bắt lấy cơ hội”.
“Thay mặt cho Michelle, nhà tôi, chúng tôi xin chào mừng ông đến Tòa Bạch Ốc. Thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi chào mừng ông đến thăm nước Mỹ”.
TT.Obama
Tiếp lời ông Obama là phát biểu của vị khách quý. Ông Hồ Cẩm Đào cho biết ông sang Mỹ “để xây dựng niềm tin” giữa 2 quốc gia và 2 nhà lãnh đạo. Ông cũng bảo Trung Quốc muốn mở một trang sử quan hệ mới với Hoa Kỳ “dựa trên căn bản tôn trọng lẫn nhau” để “cả hai bên cùng có lợi”. Ông nói thêm với trang sử mới về ngoại giao này, cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ “chỉ thắng chứ không thua”.

Nhân quyền, quyền căn bản của con người

Cuộc họp báo bắt đầu với câu trả lời của Tổng Thống Hoa Kỳ về những gì liên quan tới nhân quyền mà ông đã trình bày cho ông Hồ Cẩm Đào Ông Obama cho hay “cái nhìn cốt lõi” của nước Mỹ về vấn đề này rất đơn giản: mọi quốc gia, mọi chính phủ đều phải tôn trọng tất cả những quyền căn bản của con người, như “quyền tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tự do hội họp”.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ cũng nhìn nhận Trung Quốc và Hoa Kỳ khác nhau về nhiều mặt, từ lịch sử, văn hóa cho tới thể chế chính trị, nhưng quyền căn bản cốt lõi thì ở bất kỳ nơi đâu cũng là những quyền tự do căn bản mà tất cả mọi quốc gia đều phải tôn trọng. Ông cũng cho biết đã trình bày điểm này một cách thẳng thắn và mạnh mẽ trong các cuộc thảo luận với phía đối tác, cũng như “đôi khi còn tạo căng thẳng giữa hai chính phủ” nhưng “điều đó không ngăn cản chúng ta hợp tác để giải quyết những vấn đề quan trọng khác”.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ cũng nhìn nhận Trung Quốc và Hoa Kỳ khác nhau về nhiều mặt, từ lịch sử, văn hóa cho tới thể chế chính trị, nhưng quyền căn bản cốt lõi thì ở bất kỳ nơi đâu cũng là những quyền tự do căn bản mà tất cả mọi quốc gia đều phải tôn trọng.
Ông Hồ Cẩm Đào không trả lời câu hỏi này. Đến khi nhà báo Mỹ thứ nhì nhắc lại, lúc đó ông mới cho biết vì hệ thống máy của người phiên dịch gặp trở ngại nên ông không nghe hết câu hỏi, chứ không phải ông không muốn trả lời.
Trước hết, ông nói rằng trong tất cả những lần gặp và bàn thảo với Tổng Thống Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền bao giờ cũng được nói tới, và điều ông nhắc đi nhắc lại với vị nguyên thủ của Mỹ là “Trung Quốc luôn luôn thực hiện đúng lời cam kết bảo vệ và cổ võ nhân quyền” và Bắc Kinh đã “tiến bộ rất nhiều” trong lãnh vực này.
Theo lời người đang lãnh đạo đảng và nhà nước Hoa Lục, một mặt tôn trọng những quyền căn bản của con người, nhưng mặt khác cũng cần phải hiểu là mỗi quốc gia ở trong những điều kiện khác nhau. Trung Quốc là một nước đang phát triển với dân số thật đông, và cũng là một nước đang phát triển trong giai đoạn đổi mới nghiêm trọng”.
“Trung Hoa đang đối diện với những thử thách về phát triển kinh tế lẫn phát triển xã hội, thành thử ra vẫn còn rất nhiều điều phải làm trong lãnh vực nhân quyền”... nhưng không quên nhắc lại câu nói muôn thủa: các nước phải biết áp dụng “quy luật căn bản là đừng can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”.
Tổng thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011.
Tổng thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011. RFA
Giai đoạn hiện nay, theo ông, “nước Trung Hoa đang đối diện với những thử thách về phát triển kinh tế lẫn phát triển xã hội, thành thử ra vẫn còn rất nhiều điều phải làm trong lãnh vực nhân quyền”. Ông cũng cho hay sẵn sàng thảo luận tiếp với Hoa Kỳ và các nước khác về vấn đề gai góc này, nhưng không quên nhắc lại câu nói muôn thủa: các nước phải biết áp dụng “quy luật căn bản là đừng can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”.

Không chỉ bàn về nhân quyền

Đừng quên Thượng đỉnh Mỹ-Trung không chỉ nói về nhân quyền
Bên cạnh căng thẳng giữa đôi bên về quyền căn bản của con người, hai chính phủ cũng đạt được một số thành quả, cho dù chính các viên chức thân cận với Tổng Thống Obama cũng phải nói “thành quả có được không nhiều bằng những trở ngại chưa giải quyết xong”.
Thành quả đầu tiên là những hợp đồng thương mại trị giá tổng cộng lên tới 45 tỷ dollars hàng hóa mà Hoa Kỳ sẽ bán sang Hoa Lục. Theo trình bày của Tổng Thống Obama, các hợp đồng thương mại này sẽ giúp “tạo 235,000” việc làm cho người Mỹ. Ông cũng lên tiếng ca ngợi việc Bắc Kinh giúp bài trừ tệ trạng hàng giả, đồng thời cũng nhắc lại chuyện Trung Quốc phải định lại tỷ giá đồng nhân dân tệ cho đúng, để tránh thâm thủng mậu dịch mà Hoa Kỳ và những nước bạn hàng khác đang phải gánh chịu.
Thành quả đầu tiên là những hợp đồng thương mại trị giá tổng cộng lên tới 45 tỷ dollars hàng hóa mà Hoa Kỳ sẽ bán sang Hoa Lục. Theo trình bày của Tổng Thống Obama, các hợp đồng thương mại này sẽ giúp “tạo 235,000” việc làm cho người Mỹ.
Về mức phát triển của Trung Quốc, Tổng Thống Hoa Kỳ nói rằng một nước Trung Hoa phát triển là “điều tốt cho thế giới và cho nước Mỹ”, nhưng cũng nhấn mạnh mức phát triển đó phải được dùng để xây dựng an ninh và hòa bình, không được sử dụng là phương tiện tạo tranh chấp ở khu vực hay ở những nơi khác trên thế giới.
Chương trình kết thúc với bữa dạ tiệc do Tổng Thống Hoa Kỳ và Đệ Nhất Phu Nhân khoản đãi.
Hai nhà lãnh đạo mời mọi người nâng ly, chúc mừng mối quan hệ ngày một gần gũi hơn giữa 2 quốc gia từng có thời xem nhau là thù nghịch. Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào nhắc lại điều ông đã trình bày trong quốc họp báo lúc xế trưa, rằng ông và Tổng Thổng Obama “đồng ý chia sẻ và mở rộng những điểm tương đồng”, xem đó là bước đầu để xây dựng một mối quan hệ “đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, để có lợi cho nhân dân 2 nước và cho toàn thế giới”. Ông cũng cho biết trong những năm qua, Washington và Bắc Kinh đã mở rộng quan hệ hợp tác trong nhiều lãnh vực, và đóng vai trò tích cực trong việc “cổ võ hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương và tòan cầu”.
Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, ông và Tổng Thổng Obama “đồng ý chia sẻ và mở rộng những điểm tương đồng”, xem đó là bước đầu để xây dựng một mối quan hệ “đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, để có lợi cho nhân dân 2 nước và cho toàn thế giới”
Cả ông Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner lẫn ông Chủ Tịch Khối Thiểu Số Thượng Viện Mitch McConnell đều từ chối dự bữa tiệc khoản đãi ông Hồ Cẩm Đào. Trong cuộc họp báo, câu hỏi liên quan đến chuyện này đã được đặt ra, đi kèm với giải thích là phe Cộng Hòa vẫn nghĩ Trung Quốc là đối thủ kinh tế của Mỹ và không biết ông Chủ Tịch Nhà Nước Hoa Lục có định làm gì để giải tỏa thắc mắc của phía đảng Cộng Hòa hay không. Câu trả lời của ông Hồ Cẩm Đào: “chuyện mời ai, ai nhận lời, ai từ chối thì nên hỏi thẳng Tổng Thống Obama”.
Chuyện bên lề: trong số khách được mời dự tiệc có nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Vera Wang và tài tử lừng danh Jackie Chan. Người đẹp Vera Wang nhất định không cho biết chiếc áo dạ hội cô mặc là do chính cô hay do người khác vẽ kiểu, tài tử Jackie Chan thì nói hôm nay đi ăn tiệc với Tổng Thống và Chủ Tịch Nước nên phải nghiêm chỉnh, không biểu diễn nhào lộn như lúc đóng phim. Nhưng thú vị nhất là khi nhìn thấy diva Barbara Streisand với chiếc áo sọc rạng rỡ có hàng cúc gắn kim cương, và nghe cô trả lời tại sao lại được mời dự tiệc khoản đãi ông Chủ Tịch Nước của Trung Quốc. Cô bảo lý do được mời “vì tôi làm việc cho nhà hàng Tầu”!!!

Trung Quốc và Hoa Kỳ - Thế và Lực

2011-01-19

Chủ tịch Trung Quốc chính thức thăm viếng Hoa Kỳ trong chuyến đi được Tổng thống Mỹ mô tả là quan trọng nhất từ 30 năm nay, kể từ chuyển đi lịch sử của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình thăm nước Mỹ.

AFP PHOTO / Saul Loeb

Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong cuộc họp báo chung tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 19 tháng 1 năm 2011.

Hiển nhiên vấn đề kinh tế là một vấn đề quan trọng trong lịch trình thăm viếng của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Việt-Long tìm hiểu về hồ sơ này cuộc trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.

Vị trí tương xứng?
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm viếng Hoa Kỳ trong bốn ngày. Khác với lần trước vào năm 2006, lần này, có lẽ ông được đón rước trọng thể hơn, nhưng quan hệ giữa hai quốc gia lại có nhiều vấn đề khá gay gắt, trong đó tất nhiên là có hồ sơ kinh tế. Để dễ theo dõi diễn biến của chuyến thăm viếng và những mâu thuẫn trong hồ sơ kinh tế, chúng tôi đề nghị ông trình bày về bối cảnh của vấn đề.
Dù mới chỉ bằng 40% của Mỹ thì cũng vượt qua Nhật từ năm ngoái để thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, nếu kể về mệnh giá của đồng bạc.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nói về bối cảnh, tôi xin trình bày sự thể khách quan trước, sau đó sẽ nói về các vấn đề riêng của từng nước, rồi mình mới đề cập tới hồ sơ kinh tế giữa hai quốc gia.

Trước hết, Hoa Kỳ là siêu cường Á châu từ 60 năm nay, đã buôn bán với châu Á nhiều hơn với châu Âu từ gần ba chục năm nay. Với dân Mỹ, đại lục địa này là vùng địa dư chiến lược cho quyền lợi quốc gia, nơi mà họ đầu tư trực tiếp nhiều gấp rưỡi tổng số đầu tư ngoại quốc của tất cả 24 nước Á, kể cả Nhật Bản, Hong Kong hay Úc Đại Lợi. Hoa Kỳ cũng tiếp nhận gần 300 tỷ đô la đầu tư của các nước Á châu, kể cả Trung Quốc hiện nay thật ra chưa sánh vào đâu.

Với dân số là một tỷ 300 triệu, đông hơn bốn lần nước Mỹ, Trung Quốc có sản lượng gần 6.000 tỷ đô la. Dù mới chỉ bằng 40% của Mỹ thì cũng vượt qua Nhật từ năm ngoái để thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, nếu kể về mệnh giá của đồng bạc. Trung Quốc là một cường quốc đang lên và muốn có vị trí tương xứng với thế lực kinh tế của mình, trước tiên là tại châu Á.

Việt Long: Thưa ông, như vậy, khách quan mà nói thì Hoa Kỳ là siêu cường toàn cầu và coi châu Á là khu vực chiến lược. Trung Quốc là cường quốc mới nổi và đòi có cái thế xứng đáng với cái lực kinh tế của mình, trước tiên là tại Á châu. Thế rồi, quan hệ đôi bên xoay chuyển ra sao mà sau khi giải tỏa cho Trung Quốc mở ra ngoài từ năm 1972, và cho xứ này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 10 năm về trước, Hoa Kỳ lại thấy Trung Quốc là vấn đề?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Lý do thì có rất nhiều. Lãnh đạo Trung Quốc cho là mình có cái thế kinh tế và cái quyền chính đáng sau khi xứ sở bị lụn bại trong hơn một thế kỷ và bị liệt cường sâu xé. Tinh thần "tự kỷ ám thị" truyền thống khiến họ cho rằng các nước khác - nhất là Mỹ - có ý đồ thù nghịch khi đòi họ phải tuân thủ những nguyên tắc hành xử có thể thu hẹp khả năng của họ.

Lãnh đạo Mỹ thuộc cả hai đảng thì trông đợi Trung Quốc là cường quốc biết điều và cùng thế giới tham gia giải quyết các vấn đề lớn của địa cầu nên muốn hợp tác trong tinh thần tích cực đó. Từ mấy năm nay, họ thấy sự thể lại không tốt đẹp như vậy, nhất là khi Hoa Kỳ còn mắc bận vào trận chiến chống khủng bố thì Trung Quốc trở thành ngang ngược hơn.

000_Was3653558250.jpg
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong bữa tiệc trưa ở Bộ Ngoại giao Mỹ Ngày 19 tháng 1 năm 2011, tại Washington. AFP Photo / Paul J. Richards.
Quốc hội Mỹ có nêu vấn đề, như Bắc Kinh thiếu thiện chí hợp tác trong nhiều hồ sơ của thế giới, từ việc giải trừ nguy cơ nhiệt hoá địa cầu tới việc can gián các chế độ gây bất ổn, như Iran tại Trung Đông và Bắc Hàn tại Đông Bắc Á hay nguy cơ nội chiến tại Sudan. Đã chẳng hợp tác, Bắc Kinh còn tìm lợi thế riêng khi khai thác sự bất ổn do các chế độ ấy gây ra, lẫn lợi dụng diễn đàn quốc tế, kể cả Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, để cản trở cộng đồng thế giới. Bên trong, Bắc Kinh chà đạp nhân quyền và đàn áp các khu vực như Tân Cương, Tây Tạng. Bên ngoài, Bắc Kinh bành trướng thế lực quân sự để uy hiếp các nước Á châu và còn trực tiếp đe dọa quyền lợi Mỹ bằng các nghiệp vụ tình báo, phá hoại mạng lưới điện toán, tuyên truyền và xuyên tạc.

Loại vấn đề ấy khiến quan hệ đôi bên căng thẳng và thượng đỉnh bị trở ngại cho tới khi lãnh đạo hai nước đồng ý là phải gặp gỡ, dù để nói ra chuyện bất đồng. Lần này người ta cho rằng có ít ra năm đề mục then chốt sẽ phải được thảo luận. Thứ nhất là nhân quyền, thứ nhì là Bắc Hàn, thứ ba là Iran, thứ tư là đối thoại về quân sự và thứ năm mới là hồ sơ kinh tế.

Mâu thuẫn
Việt Long: Bây giờ, bước qua hồ sơ kinh tế và tiến vào loại vấn đề chủ quan của hai nước, thưa ông, mâu thuẫn ở đây là gì?
Mỹ và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc neo giá đồng bạc của họ vào Mỹ kim theo tỷ giá quá thấp làm hàng Trung Quốc thành quá rẻ nên thực tế là cạnh tranh bất chính.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trước hết là vấn đề ngoại hối, nhưng không chỉ có chuyện ấy.

Kinh tế Hoa Kỳ có sức tiêu thụ trị giá hơn 10.000 tỷ đô la một năm và là thị trường nhập khẩu số một của thế giới. Trung Quốc là nước xuất khẩu số một và bán cho Mỹ hơn 290 tỷ đô la hàng hóa mà chỉ mua có hơn 70 tỷ, nhờ đó đạt xuất siêu mạnh với Hoa Kỳ và càng ngày càng nhiều.

Từ năm năm nay, Hoa Kỳ thấy đó là vấn đề và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc neo giá đồng bạc của họ vào Mỹ kim theo tỷ giá quá thấp làm hàng Trung Quốc thành quá rẻ nên thực tế là cạnh tranh bất chính. Vì bị áp lực, Bắc Kinh có điều chỉnh tỷ giá đồng bạc, mà chỉ được vài năm và lên chừng 20% thì kinh tế thế giới bị Tổng suy trầm 2008-2009 nên lại trở về nếp cũ là định giá đồng Nguyên rất thấp để xuất khẩu dễ hơn hầu kinh tế của họ khỏi suy sụp. Do đó, Quốc hội Mỹ mới gây áp lực suốt năm ngoái và lần này, vấn đề ngoại hối sẽ lại được đặt ra.

Việt Long: Ông nói hồ sơ kinh tế không chỉ có chuyện ngoại hối, tức là còn vấn đề khác? Thí dụ như việc Trung Quốc nay đã thành chủ nợ của Mỹ và than phiền về chính sách kinh tế Hoa Kỳ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Quả là có vấn đề này thật, nhưng chỉ là ấn tượng xoay thành chính trị.

Sau nhiều năm xuất siêu và gom vào dự trữ ngoại tệ nay đã lên tới 2.850 tỷ đô la, Trung Quốc quả là cho Mỹ vay tiền và nắm trong tay hơn 900 tỷ đô la Công khố phiếu Hoa Kỳ, chưa kể hơn 450 tỷ đầu tư vào hai doanh nghiệp bán công là Fannie May và Freddie Mac. Vì vậy, lãnh đạo xứ này nghĩ là ta nắm dao đằng chuôi và trên thế mạnh đó có thể gây áp lực về nhiều chuyện khác. Kể cả đòi triệt hạ Mỹ kim và đưa đồng Nhân dân tệ lên loại ngoại tệ dự trữ. Nhưng sự thật nó lại rắc rối hơn vậy, vì cái thế của Trung Quốc chưa thể bằng cái lực của Mỹ!

Ta biết Hoa Kỳ mắc nợ cỡ 14.000 tỷ đô la, trong đó nợ công chúng là hơn 9.000 tỉ, phần còn lại là chính phủ nợ nhà nước! Phân nửa khoản 9.000 này là nợ nước ngoài; phân nửa số ngoại trái hơn 4.000 tỉ đó là nợ các nước Á châu, là hơn 2.000 tỷ. Khoản nợ với Trung Quốc chưa bằng phân nửa số đó, tức là chỉ ở khoảng 10% tổng số nợ của Mỹ với công chúng mà thôi.

white_house_hu-305.jpg
Nghi lễ đón tiếp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011. RFA Photo by Wei Ling/Cantonese.
Thật ra, nếu đầu tư cách khác mà an toàn và có lời hơn thì Bắc Kinh đã chẳng mua Công khố phiếu Mỹ. Khốn nỗi, thị trường trái phiếu Mỹ có mức lưu hoạt và có độ sâu và rộng nhất so với các thị trường khác, kể cả thị trường lớn hơn mà kém giá trị là Nhật Bản. Vì vậy Bắc Kinh cho Mỹ vay thì vẫn an toàn hơn cả, nhưng vẫn gây ấn tượng, tức là làm ra vẻ, cứu giúp nước Mỹ.

Thứ nữa, Mỹ kim vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất, sử dụng cho 40% lượng giao dịch toàn cầu và chiếm 70% số dự trữ ngoại tệ của các nước trên thế giới nên vẫn duy trì được thế đứng của nó ít ra vài chục năm nữa. Trong khi ấy, đồng Nhân dân tệ chưa thể là ngoại tệ giao hoán phổ biến và càng khó là ngoại tệ dự trữ khi chưa được trao đổi tự do, với giá trị lên xuống theo quy luật cung cầu. Muốn như vậy thì Bắc Kinh phải thả nổi đồng bạc, như các nước yêu cầu từ lâu mà họ không dám làm! Tựu trung thì đây chỉ là chuyện tuyên truyền của lãnh đạo để ru ngủ dư luận người dân ở nhà về thế lực của quốc gia và để dọa nạt những người ít hiểu biết ở bên ngoài. Thật ra, tranh chấp kinh tế giữa hai nước nằm ở chỗ khác.

Đồng tiền mạnh
Việt Long:
Vậy theo ông thì mối tranh chấp đó là gì khi mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vừa trả lời báo Washington Post và New York Times đại kháo rằng thời đại mà đồng mỹ kim thống trị nền tài chính thế giới bây giờ đã chấm dứt?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Sau nhiều thập niên tiêu thụ nhiều mà tiết kiệm ít đi, Hoa Kỳ lại bị nạn Tổng suy trầm 2008-2009 và năm qua gây bội chi quá lớn rồi vay mượn quá nhiều. Vì vậy, nước Mỹ đang bước vào chu kỳ điều chỉnh để chi tiêu dè xẻn hơn hầu còn trả nợ. Và phải xuất khẩu nhiều hơn, hết nhập khẩu dễ dàng như trước. Đó là một lẽ khách quan. Khi Tổng thống Obama ban bố quốc sách xuất khẩu vào tháng Ba năm ngoái, với chủ trương là bộ máy công quyền phải yểm trợ các doanh nghiệp tăng gia xuất khẩu, Bắc Kinh coi đó là điều cực bất lợi. Lý do là kinh tế Trung Quốc vẫn còn quá lệ thuộc vào xuất khẩu và vào thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh bất trắc đó, Trung Quốc lại e sợ là đà tăng trưởng năm nay có thể giảm, chỉ còn hơn 8%, là điều rất nguy vì sẽ gây ra thất nghiệp và động loạn xã hội. Đã vậy, xuất khẩu năm nay có lẽ chỉ tăng 10% thay vì 30% như năm ngoái. Vì đôi bên đều cần bán hàng nhiều hơn nên yêu cầu đối nghịch về ngoại thương đưa hai quốc gia này vào mọi loại tranh chấp kinh tế.
TQ không tôn trọng những cam kết về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cản trở doanh nghiệp My đầu tư vào Hoa lục trong khi vẫn nâng đỡ và trợ cấp doanh nghiệp.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Ngoài vấn đề ngoại hối, hai bên cùng tranh cãi tội vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và phía Hoa Kỳ còn khiếu nại nhiều chuyện. Như Trung Quốc không tôn trọng những cam kết về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cản trở doanh nghiệp My đầu tư vào Hoa lục trong khi vẫn nâng đỡ và trợ cấp doanh nghiệp của mình một cách bất chính. Vì những mâu thuẫn chằng chịt và phải nói là sinh tử cho cả hai, tôi trộm nghĩ là thượng đỉnh kỳ này sẽ không thể giải quyết được hết và kết quả là sẽ gây căng thẳng cho quan hệ giữa hai nước trong năm nay.

Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông, Chủ tịch Hồ Cầm Đào sẽ về hưu sau Đại hội 18 trong hai năm tới, cũng là khi Tổng thống Obama lại tái tranh cử, vào năm 2012 đó. Vì vậy, hai người phải chứng tỏ là mình có đạt thành quả gì từ Thượng đỉnh này chứ?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là có. Ông Hồ Cẩm Đào có nhu cầu tuyên truyền về thành quả với dân chúng và nhất là thuyết phục các lãnh tụ khác ở nhà về sự cứng rắn của mình khi đi Mỹ. Với dư luận Mỹ, ông cũng cần phô bày thiện chí hợp tác của Trung Quốc. Ông ta vận dụng các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Hoa lục để nói tốt cho Trung Quốc; hứa hẹn nhiều hợp đồng lên tới cả chục tỷ để chiêu dụ doanh gia Mỹ; sẽ thăm một hãng sản xuất phụ tùng có vốn đầu tư Trung Quốc tại Chicago để nói tới sự đóng góp của Trung Quốc cho kinh tế và công nhân Mỹ, sẽ nói tới hy vọng hợp tác để phát triển công nghệ sạch, v.v... Nhưng kể về thực lực thì phần đóng góp đó của Trung Quốc chưa có gì đáng kể và thua xa nhiều nước Á châu khác, từ New Zealand nhỏ xíu tới Đài Loan, Ấn Độ, Nam Hàn đến Úc hay Nhật.

Phần mình, Tổng thống Obama có nhu cầu chứng tỏ sự ôn hoà nhũn nhặn của mình, nhưng khó chờ đợi gì hơn từ phía Bắc Kinh về chuyện kinh tế. Trong khi về an ninh, ông không thể nhượng bộ gì thêm khi mà đảng Cộng Hoà đã chiếm thế mạnh trong Quốc hội và đòi hỏi một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh về các hồ sơ an ninh và quân sự. Vì vậy mà thượng đỉnh này sẽ có ấn tượng hào nhoáng tưng bừng, nhưng khó san bằng những dị biệt giữa hai nước.

Việt Long: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.


Hy vọng gì từ chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc?

Chủ tịch Trung Quốc đáp máy bay đến Washington hôm thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức của ông tại Hoa Kỳ.

RFA Photo by Wei Ling/Cantonese

Tổng thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011.

Đây có phải là động thái làm ấm lại mối quan hệ Mỹ - Trung sau những bất đồng trong thời gian qua?

Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Elizabeth Economy, Chuyên viên cao cấp đồng thời là Giám đốc nghiên cứu Châu Á thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ.

Tiền đề phát triển quan hệ

Quỳnh Chi: Chào bà Elizabeth Economy, cám ơn bà đã sắp xếp thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Trước tiên bà có thể nói sơ qua lịch trình của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến công du Hoa Kỳ không ạ?

Ông Hồ Cẩm Đào cũng sẽ về hưu năm 2012 và tôi nghĩ chuyến đi này là nổ lực nhằm duy trì mối quan hệ hai nước cũng như tạo tiền đề cho mối quan hệ đó phát triển thêm.

Bà Elizabeth Economy

Elizabeth Economy: Ông Hồ Cẩm Đào tới Washington, ăn tối với Tổng thống Barck Obama. Sau đó, ông ta sẽ đến Chicago, tiếp xúc Thị trưởng ở đó cũng như những công ty Trung Quốc và trường học để thể hiện sự hợp tác của 2 quốc gia về phương diện văn hóa và đầu tư. Nói chung, mục đích của chuyến viếng thăm không chỉ là về chính trị.

Quỳnh Chi: Vậy mục đích của chuyến đi này của ông Hồ Cẩm Đào là gì thưa bà?

Elizabeth Economy: Tôi nghĩ chuyến đi này của ông Hồ Cẩm Đào là việc đáp lại chuyến đi của Tổng thống Obama tháng 11 năm 2009. Thêm vào đó, ông Hồ Cẩm Đào cũng sẽ về hưu năm 2012 và tôi nghĩ chuyến đi này là nỗ lực nhằm duy trì mối quan hệ hai nước cũng như tạo tiền đề cho mối quan hệ đó phát triển thêm.

Quỳnh Chi: Chúng ta biết rằng trong năm qua mối quan hệ của hai nước không được mặn mà vì những bất đồng về trị giá đồng Nhân dân tệ, thương mại, nhân quyền, vấn đề Đài Loan và Bắc Triều Tiên. Bà có nghĩ rằng chuyến đi này nhằm xoa dịu những căng thẳng đó hay không?

Elizabeth Economy: Tôi nghĩ là chuyến đi này đã được lên kế hoạch từ trước nhằm đáp lại chuyến viếng thăm của ông Obama năm 2009. Cho nên theo tôi nghĩ thì nó không hẳn là vì mục đích giải quyết những căng thẳng hai nước phải đối mặt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tôi cũng không phủ nhận rằng cuộc gặp gỡ của hai vị Tổng thống là rất tốt vì tôi cho rằng những bất đồng còn tồn tại giữa 2 nước cần được giải quyết.

Quỳnh Chi: Tôi được biết ông Hồ Cẩm Đào có buổi ăn tối riêng với Tổng thống Mỹ vào tối thứ 3 và một buổi dạ tiệc chính thức vào thứ 4. Chắc chắn họ có rất nhiều việc để nói. Vậy nội dung chính sẽ được trao đổi sẽ là vấn đề gì thưa bà?

000_Was3650675-250.jpg
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đón Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại sân bay ngày 18 tháng 1 năm 2011. AFP Photo.
Elizabeth Economy: Những vấn đề sẽ được bàn thảo là thương mại hai nước, tiền Nhân dân tệ, và công nợ của Hoa Kỳ. Ngoài ra về an ninh, vấn đề Bắc Hàn và Iran sẽ là những điểm chính. Và tôi nghĩ là Hoa Kỳ sẽ thúc giục Trung Quốc có những thỏa thuận nhằm tiến hành các cuộc đàm phán những vấn đề về chương trình hạt nhân cũng như an ninh mạng. Về chính trị thì Hoa Kỳ sẽ thúc giục những vấn đề về cải cách hệ thống chính trị, nhân quyền của Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ nói về vấn đề Đài Loan hay về Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các vấn đề liên quan đến chính sách quốc nội và quốc tế của nước này.

Quỳnh Chi: Theo bà thì hai bên trông đợi gì từ cuộc gặp này thưa bà?

Elizabeth Economy: Phía Trung Quốc chắc là mong muốn hình ảnh tích cực của ông Hồ Cẩm Đào xuất hiện trên truyền thông. Ông Hồ Cẩm Đào sẽ về hưu trong năm tới nên muốn để lại những ấn tượng đẹp để mọi người thấy rằng Trung Quốc có một mối quan hệ tốt với quốc tế. Hoa Kỳ thì muốn thấy kết quả rõ rệt hơn đối với những vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm. Nói chung là chúng tôi ít quan tâm đến hình ảnh mà quan tâm hơn đến kết quả những vấn đề bàn thảo.

Quỳnh Chi: Cho đến bây giờ đã có những tiên đoán nào về kết quả của cuộc gặp này không?

Elizabeth Economy: Nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc gặp này là một trong những cuộc gặp quan trọng nhất trong thời gian qua khi mà hai nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất gặp mặt. Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng đây là một hội nghị thượng đỉnh ở giai đoạn mở đầu mà qua đó, chúng ta không nên hi vọng có những đột phá lớn trong quan hệ Mỹ - Trung. Và cái mà chúng tôi hy vọng chỉ là tiến triển trong những vấn đề vừa nêu và chúng tôi chỉ tiếp tục tìm những điểm chung trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Quỳnh Chi: Vậy bà có nghĩ là cuộc gặp này là một cách tốt để phát triển giao bang 2 nước?

Elizabeth Economy: Tôi nghĩ là mối giao hảo giữa lãnh đạo 2 nước là rất quan trọng nhưng mà tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó. Tôi nghĩ là chúng ta đã biết rằng tính cách của 2 vị lãnh đạo này không giống nhau nhiều. Và có thể là Hoa Kỳ đang mong rằng trong tương lai Chủ tịch nước mới của Trung Quốc sẽ có nhiều điểm chung hơn với lãnh đạo Hoa Kỳ.

Quỳnh Chi: Vâng, chúng ta sẽ đợi xem những gì xảy ra trong những ngày ông Hồ Cẩm Đào lưu lại nơi đây. Cám ơn bà đã dành thời gian cho đài chúng tôi.

Cuba ngừng mọi dịch vụ thư tín với Mỹ

Thế giới - Dân trí:
Thứ Bẩy, 22/01/2011 - 13:46

(Dân trí) - Cuba đã ngưng các chuyến thư từ và bưu kiện sang Mỹ để phản đối các biện pháp an ninh của Mỹ, cơ quan bưu chính của Cuba hôm qua thông báo.
Hiện mọi thư từ từ Cuba đến Mỹ đều qua Mexico và Canada.
Theo Correos de Cuba, cơ quan bưu chính của Cuba, cho đến khi có lệnh mới, các bưu trạm Cuba sẽ không nhận bất kỳ loại bưu phẩm nào gửi qua Mỹ.

Việc ngưng chuyển thư sang Mỹ là hệ quả của Mỹ đưa ra quy định về an ninh chặt chẽ hơn, từ cuối 2010, sau âm mưu cài chất nổ vào máy bay chở bưu phẩm từ Yemen.
Bưu điện Cuba cho hay một số lớn thư từ gửi đến Mỹ bị chặn và trả về trong các tháng gần đây. Chi phí để giải quyết lượng thư tồn đọng bị trả khiến Bưu điện Cuba ngưng dịch vụ chuyển thư sang Mỹ.
Ông P.J. Crowley, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nói động thái của Cuba chỉ là một ví dụ về phản ứng của các nước đối với các qui luật mới của Cơ quan An ninh Vận chuyển của Mỹ.

Dịch vụ bưu điện giữa Mỹ và Cuba bị ngưng trệ trong 42 năm sau cuộc cách mạng tại Cuba. Liên hệ bưu điện chỉ phục hồi năm 2009, qua nước thứ ba. Quyết định của tổng thống Barack Obama nối lại liên lạc thư tín giữa hai nước khi ấy được xem như là nỗ lực nhằm hàn gắn quan hệ song phương.
Mỹ vẫn giữ cấm vận đối với Cuba từ những năm đầu của thập niên 1960.

Trước đây, Mỹ đã từng đề xuất đàm phán với Cuba để nối lại dịch vụ thư tín, nhưng Cuba đã ra điều kiện Mỹ phải cho phép nối lại các chuyến bay thương mại thông thường tới Cuba. Cho tới nay, Mỹ chỉ cho phép các chuyến bay thuê bao tới nước này để phục vụ mục đích thăm thân nhân.
Việt Hà
Theo AFP, Reuters
Laodong.com.vn

Cuba cắt dịch vụ chuyển thư từ tới Mỹ 


Thứ Bảy, 22.1.2011 | 08:39 (GMT + 7)
(LĐO) - Chính quyền Cuba vừa tuyên bố ngừng mọi dịch vụ vận chuyển thư từ điện tín đến Mỹ cho tới khi nào "có thông báo tiếp theo" để phản đối những biện pháp siết chặt an ninh của Mỹ sau những vụ khủng bố bom thư.
Các công ty chuyển bưu kiện Cuba đã phải xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện trên.
Các công ty chuyển bưu kiện Cuba đã phải xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện trên.
Ngành bưu điện Cuba cho hay, một lượng lớn những thư từ đã bị từ chối không được chuyển và sẽ bị gửi trả lại cho người gửi trong vài tháng tới. Đại diện ngành bưu điện Cuba cũng cho biết, cho tới khi có quyết định mới, các công ty chuyển bưu kiện và thư từ ở nước này không được phép nhận bưu phẩm gửi tới Mỹ.

Dịch vụ vận chuyển thư từ giữa Mỹ và Cuba từng phải ngừng hoạt động trong suốt 42 năm. Mãi tới năm 2009, dịch vụ này mới hết bị "cấm vận" và được hoạt động trở lại. Mọi thư, bưu phẩm gửi từ Cuba tới Mỹ hoặc ngược lại sẽ được chuyển qua một nước thứ ba.

Quyết định nối lại ngành bưu điện giữa hai nước của Tổng thống Obama năm 2009 được xem như những nỗ lực để hàn gắn quan hệ giữa hai quốc gia Châu Mỹ. Tuy nhiên, đến nay quyết định này coi như đổ xuống sông xuống biển sau lệnh "cấm vận" mới do chính quyền Cuba đưa ra.
Cách đây một tuần, Mỹ cũng vừa tuyên bố nới lỏng cấm vận với Cuba.
Sau hàng loạt vụ bom thư khủng bố trong những tháng cuối năm 2010, Mỹ quyết định đưa ra những quy định an ninh nghiêm ngặt hơn. Việc Cuba ngưng chuyển thư từ qua Mỹ được xem như một động thái bộc lộ sự phản đối của nước này đối với những quy định mới hà khắc mà Mỹ thực hiện trong vấn đề siết chặt an ninh.
Lan Phương (Theo BBC)

Campuchia kết án tù 5 người Thái

VnExpress:
Thứ bảy, 22/1/2011, 09:46 GMT+7
Veera Somkwamkid, một trong 7 người Thái Lan bị Campuchia giam giữ vì tội danh thâm nhập bất hợp pháp.
Veera Somkwamkid, một trong 7 người Thái Lan bị Campuchia giam giữ vì tội danh thâm nhập bất hợp pháp. Ảnh: The Nation.
5 người Thái Lan thâm nhập Campuchia bất hợp pháp vừa bị tuyên án mỗi người 9 tháng tù và phải nộp phạt 250 USD.
> Campuchia cho nghị sĩ Thái tại ngoại

"Tòa quyết định kết án 9 tháng tù đối với 5 người Thái và mỗi người phải nộp phạt một triệu riel (250 USD) vì thâm nhậm và tiếp cận căn cứ quân sự bất hợp pháp. Tuy nhiên, án được hoãn thi hành", AFP dẫn lời thẩm phán Suos Sam Ath cho biết.

Trong số 5 bị cáo nói trên có nghị sĩ đảng Dân chủ Thái Lan Panich Vikitsreth. Hai người còn lại đang đối mặt với tội danh tìm cách thu thập thông tin có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Campuchia. Theo luật Campuchia, hai người này có thể phải ngồi tù từ 5 đến 10 năm nếu bị kết tội.

5 người này thuộc nhóm 7 công dân Thái bị bắt hôm 29/12 vì vượt biên và thâm nhập khu vực quân sự. Mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng vốn căng thẳng vì tranh cãi về biên giới, đặc biệt từ tháng 7/2008 khi ngôi đền cổ Preah Vihear được UNESCO công nhận di sản thế giới.

Cả Campuchia và Thái Lan đều khẳng định ngôi đền thuộc về họ. Tòa án Quốc tế giao đền Preah Vihear cho Campuchia năm 1962 song chủ quyền lãnh thổ khu vực quanh đó không được phân xử rõ ràng. Có thời điểm căng thẳng lên đến mức hai nước đưa quân đội đến khu vực đó và giao tranh xảy ra. Sau hàng loạt cuộc thương lượng, Phnom Penh và Bangkok đồng ý tuần tra chung dọc biên giới.

Ngọc Sơn

Gạo giả làm từ khoai lang, nhựa… ở Trung Quốc

Thế giới - Dân Việt:
Thứ bảy, 22/01/2011 14:42

Dân Việt - Một bài báo đăng trên tờ Weekly Hong Kong trích dẫn các tin tức của báo chí Singapore đang gây xôn xao dư luận khi cho biết “Gạo giả làm từ nhựa đang bày bán khá nhiều trên thị trường Trung Quốc”.


Theo bài báo này, gạo giả hiện đang được bày bán khá nhiều và công khai ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Gạo này thực chất là hỗn hợp của khoai lang, khoai tây và nhựa.

Một chuyên gia về thực phẩm cho biết: “Gạo này được hình thành từ bột khoai tây và khoai lang. Ban đầu, bột được kết lại có hình dáng như hạt gạo, sau đó cho thêm nhựa công nghiệp tổng hợp”.

“So với gạo bình thường, gạo này cứng như đá ngay cả khi đã nấu chín, hơn nữa loại nhựa tổng hợp được dùng rất có hại cho cơ thể”.

Một quan chức Trung Quốc cảnh báo, nếu một người ăn ba bát cơm “gạo nhựa”, tương đương với ăn một túi milon.

Theo KR

Một con bò biển chết tại vùng biển Côn Đảo

BAODATVIET.VN
10:28 AM, 21/01/2011

Ngày 20/1, một cá thể Dugong (bò biển), nặng khoảng 80 kg, chết tại vùng biển Vịnh Côn Sơn (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Bước đầu, các cán bộ khoa học của Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu tìm hiểu nguyên nhân chết của Dugong. Dugong (Dugong dugon) thuộc họ cá Cúi (Dugongidae), bộ Hải ngưu (Sirenia) là loài thú biển lớn quý, hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam và của thế giới. Đây là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

Cán bộ khoa học đang đo kích thước con bò biển bị chết (Ảnh: T.Đ.Huệ)

Hiện nay, ở Việt Nam Dugong thỉnh thoảng được tìm thấy ở vùng biển Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và vùng biển Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Năm 1998, theo thống kê của các Nhà khoa học ở vùng biển Côn Đảo, quần thể Dugong có khoảng 8 – 12 cá thể; do thiếu về phương tiện, chuyên môn và kinh nghiệm cho nên bảo tồn Dugong ở Côn Đảo chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền vận động, xử lý vi phạm các quy định quản lý, bảo vệ và khoanh vùng phục hồi sinh cảnh của Dugong.

Giải phẫu tìm nguyên nhân chết của bò biển (Ảnh: T.Đ.Huệ)

Việc có 1 cá thể Dugong chết không rõ nguyên nhân đang đặt ra cho các nhà quản lý và các nhà bảo tồn sinh vật biển quý hiếm về tính cấp thiết của kế hoạch bảo vệ số cá thể Dugong ít ỏi còn sót tại vùng biển Việt Nam.

Trần Đình Huệ

Đánh cắp 150.000 USD bằng đơn xin việc “có độc”

PC World VN:
Thứ Sáu, 21/01/2011 11:01 (GMT+7)


Bạch Đình Vinh


Các doanh nghiệp nhỏ lại có thêm mối lo lắng về một kiểu mưu đồ bất lương mới: những lá đơn xin việc trực tuyến có thể bị tin tặc "nhúng" mã độc hòng đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng trực tuyến.

Hôm thứ Tư 19/1/2011, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo về khuynh hướng mới dựa trên kỹ thuật lừa đảo máy tính đã có từ lâu, được biết tới với cái tên Automated Clearing House (ACH).

Với kỹ thuật lừa đảo ACH, bọn tội phạm cài đặt phần mềm độc hại (malware) trên máy tính của doanh nghiệp nhỏ, sử dụng nó để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến của công ty. Chúng thiết lập quỹ chuyển tiền “ma”, thêm nhân viên giả hoặc người thụ hưởng giả, và sau đó chuyển tiền ra nước ngoài.

Những kẻ lừa đảo có thể chuyển hàng trăm nghìn USD trong vài giờ bằng cách sử dụng kỹ thuật này. Chúng thường nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ sử dụng ngân hàng khu vực hoặc liên hiệp tín dụng - những đơn vị thường không có các nguồn lực để xác định và ngăn chặn sự chuyển tiền gian lận.

Bọn tội phạm ngày nay dùng kỹ thuật này theo hướng mới. Chúng thường tìm kiếm các công ty đang tuyển dụng trực tuyến, sau đó gửi các chương trình malware trông giống như những đơn xin việc.

Trung tâm ICCC của FBI cho biết, gần đây một công ty Mỹ (giấu tên) đã mất 150.000 USD (~3 tỷ đồng) theo cách này. "Malware được nhúng vào trong một e-mail phản hồi thông báo việc làm mà doanh nghiệp đăng trên một website tuyển dụng", FBI cho biết trong một thông cáo báo chí. Malware là một biến thể của Trojan Bredolab, "cho phép kẻ tấn công có được thông tin đăng nhập ngân hàng trực tuyến của người được ủy quyền thực hiện các giao dịch tài chính trong công ty".

Kiểu lừa đảo này đã xảy ra ít nhất 6 tháng, theo SonicWall, nhà sản xuất bảo mật đã báo cáo về Trojan này hồi tháng 7/2010. FBI cho biết, Trojan này đã được sử dụng để chuyển tiền tới Ukraina và 2 tài khoản ngân hàng khác của Mỹ.

Các chuyên gia bảo mật khuyên người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ khi không chắc chắn về e-mail có file đính kèm, an toàn nhất là xóa file đính kèm và viết lại cho người gửi, yêu cầu gửi cho một phiên bản thuần văn bản. Ngoài ra, họ có thể mở tài liệu trong Gmail của Google để xem nó có hợp pháp không.

Từ khóa: malware
Nguồn: IDG News Service, 20/1/2011

PCWorld VN:
Thứ Hai, 18/10/2010 16:54 (GMT+7)


Bạch Đình Vinh


Google đã liệt kê một số thủ thuật trong danh sách các biện pháp bảo mật trực tuyến (online security checklist), giúp mọi người tránh xa những kẻ lừa đảo.

Giờ đây, do phần lớn người dùng Internet đều đã cảnh giác với thư rác (spam), bọn lừa đảo ngày càng tập trung vào những dịch vụ web phổ biến như Gmail, Facebook, Yahoo và Hotmail. Chúng đột nhập vào tài khoản, sau đó sử dụng tài khoản này gửi thông điệp tới các đầu mối liên lạc (contact) trong sổ địa chỉ của nạn nhân, hy vọng rằng spam sẽ có hiệu quả hơn vì người nhận thấy nó đến từ một người bạn. "Mọi người thường trả lời thông điệp được gửi tới từ người họ biết", ông Andrew Brandt, nhà nghiên cứu của hãng chống virus Webroot nói.

Spam có thể chứa liên kết đến những website dược phẩm bất hợp pháp, các trang giả mạo để lừa đảo, hoặc yêu cầu giúp đỡ tiền bạc. Một trong những vụ lừa tiền như vậy đã xuất hiện từ hơn 1 năm nay: tên tội phạm giả vờ rằng hắn bị mắc kẹt ở nước ngoài và đề nghị bạn bè của nạn nhân gửi tiền giúp hắn.

Nạn nhân thường không biết tại sao các tài khoản của họ bị đột nhập, nhưng theo Google, điều này có thể xảy ra theo một số cách. Tên người dùng và mật khẩu (username/password) thường bị đánh cắp trong các vụ tấn công lừa đảo, hoặc thông qua malware ghi nhớ phím bấm. Đôi khi, bọn tội phạm đột nhập vào những website được liên kết đến các tài khoản Google. "Nếu website đó bị hack và thông tin đăng nhập (sign-in) của bạn bị phát hiện, tin tặc sẽ dễ dàng truy cập vào tài khoản Google của bạn”, hôm thứ Sáu 15/10/2010, ông Priya Nayak, nhà chiến lược về các hoạt động trực tuyến của Google viết trong một bài đăng blog.

Và đôi khi những kẻ xấu chỉ cần đoán đúng. "Bạn sử dụng mật khẩu dễ đoán, như tên cộng với ngày sinh của bạn, hoặc bạn cung cấp câu trả lời thông thường cho một câu hỏi bí mật và do đó, tin tặc rất dễ đoán. Ví dụ, câu hỏi là ‘Thức ăn ưa thích của bạn?’ thì bạn trả lời 'pizza'”, ông Navak viết.

Thường xuyên thay đổi mật khẩu của bạn, và sử dụng mật khẩu khó đoán, có thể giúp cản trở nhiều kỹ thuật trong số những cách nói trên.

Ông Brandt nói rằng, lời khuyên thay đổi mật khẩu 2 lần/năm của Google là hợp lý. Theo ông, mọi người nên thường xuyên thay đổi mật khẩu của mình ngay khi có thể. Nên sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu như Webroot, LastPass, Keepass.