TT Gaddafi sắp ra lệnh tấn công châu Âu để “đòi nợ máu”

VTC News:
09/07/2011 15:12

(VTC News) - Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào hôm qua (8/7) đã tuyên bố rằng ông sẽ cử hàng trăm binh lính tới châu Âu để mở các cuộc tấn công ở đây nhằm trả thù chiến dịch không kích của NATO.
Tin liên quan

» Libya 6/7: Bác bỏ tin đồn Gaddafi từ chức
» Phiến quân tuyên bố "chào đón" Gaddafi ở lại Libya
» Ngoại trưởng Mỹ phớt lờ đe dọa "Âu tiến" của Gaddafi
» Phụ nữ Libya hưởng ứng lời kêu gọi cầm súng của Gaddafi
» Tổng thống Libya Gaddafi đe doạ toàn châu Âu

Trong một bài phát biểu được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia, trước đám đông phải đến 50 nghìn người tụ tập ở Sabha, nơi cách thủ đô Tripoli khoảng 500 dặm về phía Nam, nhà lãnh đạo Libya này đã nói: "Hàng trăm người Libya sẽ tử vì đạo ở châu Âu" và rằng NATO sẽ phải hối hận khi "cuộc chiến lan sang cả châu Âu".

Lời đe doạ trên được đưa ra sau khi những người ủng hộ ông phải chịu nhiều thương vong trong một cuộc không kích dữ dội mới đây nhất được thực hiện bởi các máy bay của NATO. Đây không phải là lần đầu tiên Gaddafi đe doạ sẽ tấn công toàn châu Âu để "trả thù".

TT Gaddafi sắp ra lệnh tấn công châu Âu để “đòi nợ máu”
Ông Gaddafi chuẩn bị ra lệnh tấn công châu Âu để trả thù.
Ông Gaddafi đã cam kết sẽ sử dụng nguyên tắc "ăn miếng trả miếng" để đối phó với NATO, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng ông và những người ủng hộ đã sẵn sàng để "tử vì đạo và chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng".


Cũng theo nhà lãnh đạo kì cựu này, quần đảo Canary, Sicily, các hòn đảo ở Địa Trung Hải khác, và Andalusia (ở miền Nam Tây Ban Nha) là những vùng đất cần được giải phóng. Ông Gaddafi khẳng định: "Nhân dân Libya chẳng có vấn đề nào cả, chỉ có các cường quốc thực dân kia mới có vấn đề. Họ muốn kiểm soát dầu của chúng ta. Họ đang ghen tị bởi vì Chúa đã ban cho chúng ta món quà quý báu – dầu mỏ. Chúng ta không sợ họ. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chống lại họ, trở thành những người tử vì đạo và chiến đấu tới hơi thở cuối cùng".

TT Gaddafi sắp ra lệnh tấn công châu Âu để “đòi nợ máu”
Phiến quân nổi dậy đang được sự hậu thuẫn lớn từ các nước phương Tây.
Sau nhiều tuần bế tắc, phiến quân nổi dậy trong những ngày gần đây đang bắt đầu tấn công theo hai hướng, nhằm tăng thêm hi vọng về việc các lực lượng này có thể giành lại thế thượng phong trong chiến dịch lật đổ Muammar Gaddafi của mình. Một mặt, họ tấn công vào thành phố lớn thứ 3 Libya, Misurata ở phía đông của thủ đô Tripoli. Mặt khác, họ tấn công trực tiếp vào thủ đô của nước này để làm suy yếu lực lượng của quân đội chính phủ với sự hậu thuẫn của NATO từ các cuộc không kích dữ dội.


Ông Mohamed Jernaz, một lãnh đạo của phiến quân nổi dậy ở Nalut nhận định: "Vấn đề là việc nã pháo bừa bãi. Hiện tại, có sự thâm hụt lớn trong kho vũ khí của chúng tôi. Thêm vào đó, một vài tài xế xe tải đã từ chối đi vào trong khu vực này".

Libya đã và đang bị rung chuyển dữ dội bởi cuộc giao tranh khốc liệt giữa những lực lượng ủng hộ và chống đối ông Gaddafi kể từ giữa tháng 2 đến nay. Các hoạt động quân sự quốc tế ở Libya được thực hiện kể từ ngày 19/3 sau một nghị quyết của Liên Hợp Quốc trong đó cho phép các quốc gia "sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ người dân nước này khỏi các cuộc tấn công của quân đội chính phủ. Chiến dịch này sẽ kéo dài tới cuối tháng 9 tới.

Vô Thường (tổng hợp)

Iran lần đầu bắn thử hai tên lửa vào Ấn Độ Dương

Vietnam+ (VietnamPlus)
09/07/2011 | 20:20:00

Một vụ bắn thử tên lửa của Iran. (Nguồn: Internet)

Hãng thông tấn bán chính thức Mehr, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 9/7 nói rằng Iran đã bắn thử hai quả tên lửa đạn đạo tầm xa vào Ấn Độ Dương trong tháng Bahman (từ 21/1-20/2) theo lịch nước này.

Đây là lần đầu tiên Iran bắn tên lửa vào vùng biển nói trên.

Tướng Hajizadeh được dẫn lời nói: "Chúng tôi đã phóng hai quả tên lửa tầm bắn 1.900km từ khu vực sa mạc thuộc tỉnh miền Trung Semnan vào Ấn Độ Dương."

Ông Hajizadeh cho hay do sự hiện diện của các máy bay do thám Mỹ trong khu vực nên thông tin trên đến nay chưa được công bố.

Kênh truyền hình Press TV dẫn lời Tướng Hajizadeh khẳng định với các phóng viên rằng tên lửa của Iran có tầm bắn lên tới 2.000km, và bất chấp việc sở hữu công nghệ này song Tehran không có ý định chế tạo quả tên lửa có tầm bắn xa hơn vì các mục tiêu quân thù của Iran đều nằm trong tầm bắn của những tên lửa hiện có.

Iran thường xuyên bắn thử tên lửa trong các sa mạc rộng lớn miền Trung nước này, vì vậy việc bắn tên lửa vào Ấn Độ Dương là một động thái bất thường, nhằm chứng tỏ những tuyên bố lâu nay của Tehran rằng họ có thể tấn công các mục tiêu nằm bên ngoài biên giới nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Hồi đầu tháng, Iran cũng đã tiến hành cuộc tập trận tên lửa kéo dài 10 ngày./.

(Vietnam+)

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bảo vệ sông Mê Kông

Thanh Niên Online:
Các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 7.7 kêu gọi có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ môi trường khu vực sông Mê Kông dưới tác động của các dự án đập thủy điện tại đây, theo AFP.

Các nghị sĩ đã trình Thượng viện dự thảo nghị quyết hoan nghênh Lào hoãn xây đập Xayaburi và kêu gọi tiếp tục ngừng các dự án khác trên sông Mê Kông cho đến khi bảo đảm có quy hoạch và hợp tác khu vực phù hợp.

AFP dẫn lời ông Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương Thượng viện, nói: “Tôi hy vọng các nước sẽ tuân thủ cam kết về việc đánh giá đầy đủ tác động của đập Xayaburi trước khi thực hiện bất kỳ công việc xây dựng nào. Thiếu hợp tác sẽ ổn định về sinh thái và kinh tế của Đông Nam Á”, ông Webb nói.

Dự thảo cũng kêu gọi Mỹ góp phần bảo đảm việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các dự án xây dựng trên sông Mê Kông.

Lê Loan

Tân Tổng giám đốc IMF bị cáo buộc lạm quyền

Kinh doanh - Dân trí:
Thứ Bẩy, 09/07/2011 - 11:29

(Dân trí) - Tân tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, đang phải đối mặt với khả năng sẽ bị điều tra về việc bà đã lạm dụng quyền lực, gây tổn thất khoản tiền lên tới 385 triệu euro vào năm 2008.
>> Tiết lộ mức lương "ngất ngưởng" của tân TGĐ IMF
>> Phụ nữ Pháp đầu tiên trở thành Tổng giám đốc IMF
>> 10 điều nên biết về người phụ nữ quyền lực hàng đầu thế giới
Cáo buộc đối với Tổng giám đốc IMF xoay quanh số tiền 385 triệu USD mà bà Lagarde, với tư cách là Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã quyết định chi vào năm 2008 để dàn xếp tranh chấp giữa ngân hàng quốc doanh Credit Lyonnais với một doanh nhân có tên là Bernard Tapie. Sau vụ tranh chấp đó, Bernard Tapie đã bỏ túi riêng khoản tiền gần 200 triệu euro được lấy từ công quỹ.
Câu chuyện quanh chiếc ghế "nóng" của IMF vẫn chưa dừng lại?

Công tố viên người Pháp Jean Louis Nadal lên tiếng muốn điều tra vai trò của Lagarde khi giải quyết vụ tranh chấp trên, ông nghi ngờ việc bà đã lạm dụng quyền hành.

Hôm qua (8/7), một ủy ban đã được triệu tập tại Tòa án Công lý của Đảng Cộng hòa, một tòa án được sự công nhận của các bộ trưởng, để đưa ra quyết định có tiến hành cuộc điều tra đối với bà Lagarde.

Tuy nhiên, do một thành viên của đoàn chủ tọa không bỏ phiếu vào phút chót nên quyết định cuối cùng sẽ chỉ có thể được đưa ra vào ngày 4/8 tới.Trả lời phỏng vấn của phóng viên, ông Gerard Palissem, người đã từ chối bỏ phiếu, cho hay ông không muốn dính líu tới vụ việc này.

Đây là vụ trì hoãn điều tra thứ hai của tòa án pháp lý - một tòa án đặc biệt chuyên xử lý các vụ việc liên quan đến các bộ trưởng.

Xuất hiện trước báo giới lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức tại IMF hôm 6/7, bà Lagarde một lần nữa khẳng định các cáo buộc bà lạm quyền là không có cơ sở và mang động cơ chính trị.

Trong bài phát biểu của mình trên France-24, bà Lagarde cho biết bất chấp quyết định của toà án như thế nào “tôi vẫn giữ sẽ giữ lập trường và sự bình tĩnh của mình”.

Ngọc Trang

(Tổng hợp từ báo nước ngoài)

Syria cáo buộc Mỹ can thiệp công việc nội bộ

Tin thế giới - NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ:
Cập nhật lúc 16:24, Thứ sáu, 08/07/2011 (GMT+7)

Lính Syria đưa tang đồng nghiệp bị sát hại trong các cuộc bạo loạn gần đây. Ảnh: SANA, AFP.
NDĐT- Syria hôm nay đã lên tiếng cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của họ sau khi đại sứ Mỹ đến thành phố “điểm nóng” Hama.

Bộ Ngoại giao Syria cho biết, chuyến thăm của Đại sứ Mỹ Robert Ford là “bằng chứng rõ ràng” chứng tỏ Mỹ đang tiếp tục dính líu đến các cuộc biểu tình ở nước này.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, chuyến thăm của ông Robert Ford đến Hama để thể hiện sự đoàn kết với những người biểu tình. Washington nói rằng ông For hy vọng sẽ ở lại Hamas với những người biểu tình chống chính phủ.

AFP đưa tin, một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên nói rằng, Đại sứ Ford đến thành phố Hama để “liên lạc” với các thủ lĩnh phe đối lập.

Động thái này đã khiến Damascus nổi giận. Bộ Ngoại giao Syria ra tuyên bố, cho biết: “Sự hiện diện của đại sứ Mỹ ở Hamas mà không được cho phép trước là bằng chứng rõ ràng về sự dính líu của Hoa Kỳ vào các sự kiện đang diễn ra tại đây và nỗ lực của họ tiếp tục làm gia tăng “căng thẳng”, gây ảnh hưởng đến an ninh và ổn định của Syria.

Phóng viên BBC tại Washington nói rằng, sự hiện diện của đại sứ Mỹ tại Hama có thể can ngăn Tổng thống Syria Bashar al-Assad dốc toàn lực mở cuộc tiến công vào thành phố.

Cuộc biểu tình diễn ra vào thứ sáu tuần trước được coi là một trong số cuộc biểu tình lớn nhất xảy ra ở Syria trong ba tháng qua. Một ngày sau đó, Tổng thống Assad đã sa thải thị trưởng Ahmad Khaled Abdel Aziz vì đã để xảy ra tình trạng bất ổn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, cho biết, Washington “rất lo ngại” về tình hình ở Hama. Chính phủ của ông Obama đã bị chỉ trích về không phản ứng đủ mạnh đối với các vụ trấn áp người biểu tình ở Syria. Washington đã cảnh báo Tổng thống Assad đang hết thời gian để cải cách, nhưng chưa kêu gọi ông từ chức.

Phe đối lập cho rằng đã có tới 1.300 người biểu tình thiệt mạng trên khắp Libya kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình vào tháng hai vừa qua.

Tại Geneva, Tổng thư ký LHQ Ki-moon đã kêu gọi Tổng thống Syria thực hiện tốt những cam kết của mình.

)

ĐÌNH TUẤN (Theo BBC, AFP

Cựu thủ tướng Ukraine bị đuổi khỏi phòng xử án

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 07/07/2011, 11:37 (GMT+7)

TTO - Cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko đã bị đuổi ra khỏi phòng xử án sau khi buông lời lăng mạ thẩm phán tại chính phiên tòa xét xử nữ chính khách xinh đẹp này vào ngày 6-7.

>> Mở lại điều tra tham nhũng với “nữ hoàng Cách mạng Cam”
>> Phe đối lập gây náo loạn Quốc hội Ukraine

Nữ cựu thủ tướng của Ukraine, bà Yulia Tymoshenko - Ảnh: AFP

Phiên tòa được truyền hình trực tiếp tại Ukraine. Phòng xử án nhỏ đông đúc phóng viên đến đưa tin. AFP cho biết căng thẳng trong phiên tòa tăng cao khi thẩm phán Rodion Kireyev ra lệnh đuổi nghị sĩ Yevgen Suslov, là người ủng hộ nữ cựu thủ tướng, ra khỏi phòng xử án vì có hành vi gây rối. Những nghị sĩ khác cũng về phe bà Tymoshenko và đã xảy ra cuộc ẩu đã với cảnh sát.

Theo hãng tin Interfax, một nhóm cảnh sát từ bên ngoài xông vào để dẫn ông Suslov ra ngoài cùng một số người ủng hộ khác.

AFP cho biết bà Tymoshenko sau đó đã lớn tiếng phỉ báng Kireyev là "ông không phải con người. Ông ra lệnh cho cảnh sát khống chế những người không có vũ trang. Ông là đồ quái vật". Đáp trả, vị thẩm phán đã tuyên bố bà Tymoshenko "vi phạm nghiêm trọng" các luật lệ của tòa án trong buổi xét xử, và ra quyết định đuổi bà khỏi phòng xử vì gây rối.

Quyết định này của thẩm phán đã bị đông đảo những người ủng hộ bà Tymoshenko đang tham dự phiên tòa ồ ạt phản đối. Cảnh sát đã áp giải bà ra khỏi phòng xử. Sau khi giải lao nhanh, phiên tòa được tiếp tục với sự hiện diện của luật sư đại diện cho bà Tymoshenko.

Bà Tymoshenko bị cáo buộc đã lạm dụng chức quyền khi ký hợp đồng mua khí đốt từ Nga năm 2009, làm thất thoát ngân sách Ukraine tới 190 triệu USD. Nếu bị kết án, hình phạt dành cho bà là từ 7-10 năm tù.

Bà Tymoshenko phủ nhận cáo buộc, và nói phiên tòa là một thủ đoạn của Tổng thống Viktor Yanukovych nhằm ngăn chặn bà tham gia chính trường. Vì dẫu có thoát khỏi án tù thì với tiền án này, bà sẽ không đủ tư cách để tham gia bầu cử quốc hội trong năm tới cũng như không thể chạy đua ghế tổng thống vào năm 2015.

Ngày 5-7, Reuters cho biết cơ quan An ninh quốc gia Ukraine (SBU) đã bắt đầu điều tra một vụ án hình sự mới liên quan tới công ty năng lượng United Energy Systems mà bà Tymoshenko từng điều hành. Theo SBU, công ty này đã liên kết với một số cựu quan chức nhà nước để ăn cắp 405 triệu USD tiền ngân sách.

TẤN KHOA

Đảng Dân chủ đòi giải tán Puea Thai - Tuổi Trẻ Online

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Bảy, 09/07/2011, 00:05 (GMT+7)

TT - Sau thất bại trong cuộc bầu cử, Đảng Dân chủ của Thái Lan hôm 8-7 tuyên bố sẽ yêu cầu tòa án giải tán Đảng Puea Thái của nữ thủ tướng tương lai Yingluck Shinawatra vì vi phạm hiến pháp khi cho phép các chính trị gia bị cấm tham gia chiến dịch tranh cử.

Thông tấn xã Thái Lan dẫn lời ông Wirat Kalayasiri, trưởng nhóm pháp lý của Đảng Dân chủ, khẳng định cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, Jaturon Chaisaeng và các thành viên khác của Đảng Thai Rak Thai đã bị giải tán có can thiệp vào công việc của Đảng Puea Thai, cụ thể là chiến dịch tranh cử vừa qua.

“Chúng tôi đã yêu cầu Ủy ban bầu cử yêu cầu Tòa án hiến pháp giải tán Đảng Puea Thai” - ông Wirat Kalayasiri tuyên bố. Tuy nhiên quá trình pháp lý dự kiến có thể kéo dài vài tháng và sẽ khó ảnh hưởng đến sự kiện bà Yingluck nhậm chức.

Cùng ngày, bà Yingluck đã lên tiếng bác bỏ các tuyên bố vô căn cứ về việc bà bay sang Hong Kong gặp gỡ anh trai Thaksin để bàn về việc tổ chức nội các tương lai.

Trả lời phỏng vấn Reuters, bà Yingluck cho biết sẽ thả nổi đồng baht theo sự chi phối của thị trường. “Chúng tôi không có ý định kiểm soát đồng baht” - bà nhấn mạnh. Ngoài ra, bà cũng cho biết ý định sẽ thúc đẩy tư nhân hóa các công ty nhằm nâng cao tính cạnh tranh.

TR.PHƯƠNG

Chủ đầu tư cố tình đẩy các nhà thầu nội ra rìa?

CAND Online
15:36:24 08/07/2011

Ngày 23/6/2011 Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội phát hành Hồ sơ mời sơ tuyển – quốc tế gói thầu xây lắp số 2: các ga trên cao; thuộc dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, khi nhìn vào hồ sơ mời thầu, các nhà thầu Việt đã “khóc ròng”...

Bởi trong phần tiêu chí về năng lực tài chính, các nhà thầu phải có ít nhất 40.000.000 EUR hay tương đương 1.080.000.000.000 VND. Với số tiền khổng lồ này thì rõ ràng không có “chỗ” cho các nhà thầu trong nước.

Đưa ra tiêu chí cao cho nhà thầu nội “khóc”

Theo một số nhà thầu phân tích: xét ở mức độ phức tạp về kỹ thuật, phương pháp thi công thì đây là công trình Nhà ga cao 2 tầng - thuộc Loại công trình Dân dụng - nhóm công cộng - cấp III (theo phụ lục số 01 -– phân cấp, phân loại công trình xây dựng kèm theo Nghị định số 209/2004/NDD-CP ngày 16/12/2004) có yêu cầu kỹ thuật bình thường, giá trị trung bình 1 nhà ga không cao - khoảng 135 tỷ đồng. Có rất nhiều nhà thầu trong nước đã có kinh nghiệm thi công nhóm công trình này.

Và thực tế, nếu chia bình quân giá trị hợp đồng 1.080 tỷ cho thời gian thi công công trình trong 57 tháng (mục 1.3 Phần VI, phạm vi Hợp đồng) thì mỗi năm chỉ quản lý hợp đồng 227 tỷ đồng - một con số về doanh thu rất nhiều doanh nghiệp xây dựng trong nước đạt được.

Nhưng nếu gộp 8 nhà ga lại để tính giá trị hợp đồng gần như lên tới 1.080 tỷ đồng thì loại đi gần hết các nhà thầu trong nước.

Mô hình của một phần Dự án.

Chưa hết, nếu xem xét kinh nghiệm về mặt giá trị thì 1.080 tỷ chỉ nói lên quy mô quản lý hợp đồng về mặt giá trị, nếu chia bình quân cho thời gian thi công công trình 57 tháng ( mục 1.3 Phần VI, phạm vi Hợp đồng) thì mỗi năm chỉ quản lý hợp đồng 227 tỷ đồng - một con số về doanh thu rất nhiều doanh nghiệp xây dựng đạt được. Trong điều kiện cụ thể nền kinh tế nước nhà, các hợp đồng xây dựng dân dụng trong các năm gần đây rất ít hợp đồng có giá trị lớn hơn 1.000 tỷ đồng đã hoàn thành, do vậy nếu đưa tiêu chí 2 hợp đồng tương tự có giá trị tương đương 1.080 tỷ đồng thì đã loại hết các nhà thầu trong nước.

Có thể thấy việc Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội đưa tiêu chí lựa chọn nhà thầu sơ tuyển quá cao như trên sẽ loại hết các nhà thầu trong nước, “vô tình” giao thầu cho các nhà thầu nước ngoài và tất nhiên sau khi trúng thầu - ký kết hợp đồng với Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, thì các nhà thầu nước ngoài sẽ giao thầu lại cho nhà thầu trong nước thực hiện với giá thấp hơn rất nhiều.

Ở đây cần đặt ra câu hỏi là do “tin tưởng” vào tư vấn mời thầu nước ngoài hay sự thiếu trách nhiệm trong việc xem xét các tiêu chí cụ thể phù hợp với đặc điểm nền kinh tế đất nước mà Ban Dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã góp phần cho hiện tượng “thua ngay trên sân nhà” của nhà thầu Việt Nam.

Cố tình “sính ngoại”?

Việc Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội đưa ra các tiêu chí cao, không phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước đã đi ngược lại với Chỉ thị 734/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC”.

Song đây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và nhân lực, gánh vác phần lớn các công trình đầu tư cơ bản của toàn xã hội. Song, thực tế đáng buồn là hầu hết các công trình lớn có vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA… đều do nhà thầu nước ngoài đảm nhận, nhà thầu Việt vẫn chỉ là “kép” phụ.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là do những bất cập về cơ chế chính sách, đã làm năng lực cạnh tranh của các nhà thầu Việt “thất thế” ngay trên sân nhà. Trong khi, các nhà thầu tư nhân vẫn phải chắt chiu từng đồng vốn góp, các nhà thầu nhà nước thì bị ràng buộc bởi các rào cản khắt khe, phiền hà… thì các nhà thầu nước ngoài lại được hưởng nhiều ưu đãi về xúc tiến đầu tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng, tỷ giá ngoại tệ…

Trong khi đó, các nhà thầu nội cho biết như dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, nếu chia thành nhiều gói thầu thì các nhà thầu nội đã có thêm cơ hội. Thực tế, việc chia thành nhiều gói thầu đã được thực hiện rất tốt ở dự án Nhà máy xi măng Cẩm Phả, Xi măng Hà Tiên 2…

Rõ ràng, đã đến lúc để phát huy thế mạnh của nhà thầu trong nước, và cái quan trọng hơn là để chọn các nhà thầu có công nghệ thiết bị tốt nhất, giảm chi phí trung gian (nhà thầu chính trúng thầu, mua lại thiết bị của một số nhà thầu ăn chi phí trung gian 10 - 15%)… cần có những quy định cụ thể về việc đấu thầu các công trình trọng điểm, gói thầu lớn phức tạp nên chia gói thầu thiết bị ra nhiều gói thầu theo từng công đoạn như các dự án nêu trên


Theo Công luận

ANTĐ - Báo điện tử An Ninh Thủ Đô | Nạn nhân tử vong vì không đường thoát

ANTĐ

Thứ bảy 09/07/2011 00:50

Vụ cháy tại EZ Club, 55 Mã Mây:Nạn nhân tử vong vì không đường thoát

(ANTĐ) - Triệt để tận dụng mọi khoảng trống trong quán để phục vụ kinh doanh, lối thoát nạn không đảm bảo an toàn PCCC, là nguyên nhân khiến 2 nạn nhân không kịp thoát nạn, tử vong trong vụ cháy quán EZ Club ở 55 Mã Mây.

Như Báo ANTĐ đưa tin, khoảng 17h10 ngày 7-7, hỏa hoạn bất ngờ bùng phát dữ dội tại EZ Club, địa chỉ tại 55 phố Mã Mây, quận Hoàn Kiếm. Nhận được tin báo, Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã điều 9 xe chữa cháy đến hiện trường. Sau gần 2 giờ tích cực cứu chữa, đến 20h30 cùng ngày, vụ hỏa hoạn cơ bản được khống chế và dập tắt. Tuy nhiên, hỏa hoạn đã làm 2 người tử vong. Ngay trong tối 7-7, xác 2 nạn nhân xấu số đã được cơ quan chức năng chuyển đến bệnh viện để tiến hành pháp y. Bước đầu, nguyên nhân nạn nhân tử vong được xác định do ngạt khói.

Không gian được tận dụng triệt để cho kinh doanh nên lối thoát nạn
không đảm bảo an toàn PCCC

Sáng 8-7, Viện Khoa học kỹ thuật hình sự - Bộ Công an; Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội; Phòng Kỹ thuật hình sự - CATP Hà Nội; CAQ Hoàn Kiếm, VKSND quận Hoàn Kiếm… đã tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ cháy. Ông Nguyễn Văn Khánh (SN 1959), trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng - quản lý quán EZ Club cho biết: Từ tháng 4-2011, ông đã ủy quyền cho một nhân viên Trần Lê Minh chịu trách nhiệm quản lý tầng 2 của EZ Club. Ngày 7-7, anh Minh có thuê 2 người thợ hàn là Nguyễn Khắc Đức (SN 1992) và Nguyễn Văn Sơn (SN 1992), nhà ở Khoái Châu - Hưng Yên; ông Nguyễn Văn Hoan (SN 1962), nhà ở Hà Tĩnh - thợ xây dựng đến sửa chữa, lắp đặt hệ thống vách cách âm tại tầng 2 của quán Bar EZ Club. Vách cách âm được hàn ngoài bằng khung sắt, ốp thạch cao, bên trong lót xốp và trấu để cách âm, cách nhiệt. Trong quá trình làm việc, đến 17h, do bất cẩn, các thợ hàn để tia lửa rơi vào các vật dụng dễ cháy, bùng phát thành hỏa hoạn. Đám cháy bùng phát quá nhanh khiến anh Nguyễn Khắc Đức và Nguyễn Văn Hoan không kịp thoát ra ngoài. Khói, lửa bao trùm tầng 2 của quán bar, không còn cách nào khác, họ đành trốn vào khu vệ sinh tầng 2 và tử vong sau đó do hít phải khói độc.

Theo ghi nhận của PV ANTĐ tại hiện trường vụ hỏa hoạn, căn phòng xảy cháy rộng khoảng 80m2. Quán EZ Club có 3 tầng, song chỉ có duy nhất một lối thoát nạn, với cầu thang đủ cho một người đi. Quán bar được thiết kế trên cơ sở tận dụng mọi khoảng không có thể để kinh doanh, lối thoát nạn không đảm bảo an toàn PCCC. Đây chính là nguyên nhân khiến 2 nạn nhân xấu số tử vong do không kịp thoát nạn, không có lối thoát nạn khi xảy ra sự cố.
Trao đổi với PV ANTĐ, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC Hoàn Kiếm cho biết: Sau khi được khống chế và dập tắt, đến 1h30 sáng 8-7, hỏa hoạn bất ngờ bùng phát trở lại tại EZ Club. Cảnh sát PCCC một lần nữa được điều động đến hiện trường tổ chức cứu chữa.
Cùng thời điểm với vụ cháy tại EZ Club, một nhà dân tại 87-89 Mã Mây cũng “bỗng dưng” bốc cháy dữ dội. Theo thông tin chúng tôi có được, do thời điểm trên tuyến phố Mã Mây bị cắt điện để phục vụ công tác chữa cháy tại EZ Club, gia chủ ngôi nhà xảy cháy đã thắp nến lấy ánh sáng. Do không trông nom, lửa đã bén vào các vật dụng dễ cháy gây hỏa hoạn. Rất may, đám cháy đã kịp thời được dập tắt.

Thu Hạnh

Nửa đêm xem Hà Nội khoan địa chất, làm Metro

ANTĐ - Báo điện tử An Ninh Thủ Đô

Thứ sáu 08/07/2011 11:15

ANTĐ - Mũi khoan khảo sát địa chất đầu tiên được triển khai lúc 23h30 ngày 7/7, ngay cửa chính ga Hà Nội.

Cho đến trước 21h ngày 7/7, trời Hà Nội vẫn nóng hầm hập. Thêm vào đó là làn khói dày đặc do người dân ngoại thành đốt rơm rạ bay vào khiến không khí hết sức ngột ngạt. Trước cửa ga Hà Nội phía đường Lê Duẩn, mấy anh xe ôm uể oải dựng chân chống giữa ngồi trên xe máy của mình; cạnh đó là mấy bác tài taxi đứng đợi khách, hạ hết cửa kính, mở phanh áo ngực…

Họ chợt ngạc nhiên khi thấy mấy chiếc xe xây dựng tiến đến khu vực phía trước sảnh chính của ga, rồi các công nhân lỉnh kỉnh hạ xuống hàng đống máy móc lớn nhỏ. Không lâu sau đó, một hệ thống khoan khảo sát địa chất đã được dựng lên, tiếng máy nổ ầm ầm vang động cả góc ngã 3 Lê Duẩn- Trần Hưng Đạo.

Đó chính là mũi khoan đầu tiên khảo sát cho tuyến dự án Metro (tàu điện ngầm) ở Hà Nội. Theo đại diện của nhà tư vấn SYSTRA (tư vấn tuyến đường sắt đô thị), dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (đoạn từ Nhổn đến ga Hà Nội - tuyến số 3) bước vào giai đoạn tiến hành khảo sát địa chất.

Mô hình nhà Ga tuyến đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội

Trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, khoảng cách giữa các lỗ khoan được giảm đi nhằm hiểu rõ hơn về các điều kiện địa chất và để đảm bảo thiết kế an toàn khi vị trí chính xác của các kết cấu (tuyến hầm, các ga, các móng cọc…) được xác định. Chiều sâu của các lỗ khoan nằm trong phạm vi từ 30 m đến 57 m.

Một lát sau, một đoàn khách ngoại quốc tiến lại tiểu công trường- đó là bà Marie-Cécile Tardieu-Smith, Tham tán kinh tế, Trưởng đại diện Cơ quan Kinh tế Đại sứ quán Pháp; ông Bechereau, Giám đốc dự án tuyến Metro cùng các chuyên gia cao cấp.

Họ cẩn thận xem xét các mẫu đất vừa được mũi khoan rút lên, chứa trong các hộp gỗ chuyên dụng. Một công nhân cho hay, chỉ riêng mũi khoan đầu tiên này cũng sẽ phải tiến hành ít nhất trong hai đêm.

Một chi tiết thú vị là trong khi báo giới có mặt tại hiện trường đoán già đoán non là “phải khoan vào lúc nửa đêm vì đó là giờ hoàng đạo đã được chọn”, thì một đốc công cười lớn- anh này cho hay: Phải khoan vào lúc 23h30 vì đơn giản tới giờ đó ga Hà Nội mới đóng cửa, vắng người để dựng tiểu công trường.

Mũi khoan khảo sát địa chất được tiến hành ngay trước cửa ga Hà Nội

Thợ cả điều khiển máy khoan

Tấm biển đề các thông tin liên quan dựng phía trước tiểu công trường

Đoàn chuyên gia Pháp xem xét các mẫu vật lấy lên từ sâu trong lòng đất

Một kĩ sư đứng ghi chép...

...trong khi người thợ đỡ đầu mũi khoan

Làm việc dưới sự giám sát của chuyên gia

CAO MINH

Tranh cãi với chính quyền vì giá trị ngôi nhà

BBC Vietnamese - Việt Nam
Cập nhật: 12:15 GMT - thứ năm, 7 tháng 7, 2011

Ngôi nhà nằm ở vị trí rất tốt cho kinh doanh

Sáng nay 7/7 có biểu tình ở Phố Huế, Hà Nội, với sự hiện diện của hơn 100 cảnh sát và xe cứu hỏa, theo tin loan trên cộng đồng mạng.

Dân chúng đã dùng xe ba bánh chặn trước ngôi nhà 149 Phố Huế, và treo băng-rôn phản đối cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng đuổi người ra khỏi nhà.

Được biết ngôi nhà này là một trong những tài sản được dùng để thế chấp cho một khoản vay 5 tỉ đồng của công ty Bắc Sơn mà người chủ đã qua đời.

Công ty trách nhiệm hữu hạn này nợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam 15 tỉ đồng và cam kết hoàn trả trước cuối tháng Ba năm 2007, nếu không ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp.

Nhưng đến đầu năm 2009 công ty Bắc Sơn vẫn chưa thanh toán được nợ nên cơ quan thi hành án của quận ra quyết định kê biên diện tích nhà đất tại 194 Phố Huế và đem ra bán đấu giá.

Vấn đề gây bức bối cho nhiều người liên quan là ngôi nhà trị giá trên 100 tỷ được định giá có 30 tỷ và quận vẫn thi hành án dù tòa đã quyết định không công nhận sự thỏa thuận ban đầu của các bên.

Công an tháo dỡ băng-rôn trước khi đuổi người ra

'Sai phạm'

Theo các luật sư thủ tục bán đấu giá có nhiều sai phạm vì khi kê biên quận đã không hỏi ý kiến của tất cả những người đồng thừa kế căn nhà.

Những người con của nguyên giám đốc công ty Bắc Sơn cho biết từ khi cha họ qua đời năm 2006, mọi người chưa tiến hành thủ tục thừa kế theo pháp luật qui định.

Họ cũng cho rằng căn nhà phải có giá tới 1.7 triệu đôla.

Theo luật chỉ khi nào đã làm thủ tục mở thừa kế thì các đồng thừa kế mới phải thực hiện nghĩa vụ đối với những gì họ kế thừa.

Người ta tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng rất quyết tâm khi ra thông báo mọi người đang sống trong ngôi nhà phải dọn ra trước ngày 24/5/2011. Và việc đuổi nhà đã được thực hiện hôm thứ Năm 7/7.

Pháp luật quy định nếu người bị thi hành án chỉ có một ngôi nhà duy nhất để ở thì sẽ xem xét đến những tài sản khác của người đó.

Công ty Bắc Sơn muốn kê biên nhà máy lắp ráp xe máy của họ bên Đông Anh nhưng cơ quan thi hành án không chịu.

Sáng nay trên băng-rôn phản đối có hàng chữ 'Công lý ở đâu?' do những người trong ngôi nhà đã viết và tự treo lên trước khi bị công an gỡ xuống.

Cựu ngoại trưởng Vương Văn Bắc qua đời

BBC Vietnamese - Việt Nam
Cập nhật: 10:46 GMT - thứ ba, 5 tháng 7, 2011
Luật sư Vương Văn Bắc

Luật sư - Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa và Trường Sa

Cựu Ngoại trưởng của Chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng nhất ở thập niên 1970, ông Vương Văn Bắc đã qua đời.

Tin từ Pháp cho hay luật sư Vương Văn Bắc qua đời tại Paris hôm 20/6.

Sinh năm 1927, quê Bắc Ninh, ông Vương Văn Bắc cũng từng làm đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Anh Quốc năm 1972.

Báo chí của người Việt ở hải ngoại cũng nhắc rằng ông Vương Văn Bắc có mặt trong phái đoàn của Chính quyền Sài Gòn tham dự hòa đàm Paris năm 1973 và thay ông Trần văn Lắm làm Tổng trưởng Ngoại giao sau đó.

Nhân danh quốc gia

Được biết vào tháng 1/1974, ông đã lên án trước thế giới hành động xâm lấn của Trung Quốc và tuyên bố tác khẳng định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa sau vụ tiến chiếm của hải quân Trung Quốc cộng sản.

Văn bản này hiện được nhiều trang web tiếng Việt ở nước ngoài lưu lại có nội dung như sau:

Sự kiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần tử bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là một sự kiện hiển nhiên và không chối cãi được

Bộ trưởng Vương Văn Bắc

Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng bỗng nhiên lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa đã bác bỏ đòi hỏi vô căn cứ đó. Mặc dầu vậy, trong những ngày gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng không những đã không rút lại sự đòi hỏi vô lý của mình lại còn ngang nhiên xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa bằng cách cho người và tàu bè xâm nhập vào vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của Việt Nam Cộng Hòa. Thậm chí bọn người này còn dám đặt chân lên các hòn đảo này, dựng chòi và kéo cờ Trung Cộng, trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa."

Nhân danh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Luật sư - Ngoại trưởng Vương Văn Bắc nói:

"Trước những sự vi phạm thô bạo đó, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam Cộng Hòa rất công phẫn và quyết không dung thứ. Sự kiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần tử bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là một sự kiện hiển nhiên và không chối cãi được, căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử và pháp lý quốc tế..."

Cũng vào giữa năm 1974, ông Vương Văn Bắc đã phát biểu tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Kỳ III về Luật Biển ở Caracas gồm 150 nước tham dự về Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo lời kể của ông Bấm Trần Văn Khởi, nguyên Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa và Khoáng Sản VNCH thì ông Bắc đã "lưu loát trình bày nội dung khúc chiết lập trường chính thức của Việt Nam Cộng Hòa để đưa vào biên bản của Liên Hiệp Quốc".

Như thế, vẫn theo ông Khởi trong bài trên trang web của mình, "Lịch sử Hoàng Sa- Trường Sa ở Liên Hiệp Quốc, trước đây đã có tuyên bố Trần Văn Hữu ở San Francisco 1951, nay lại ghi thêm tuyên bố Vương Văn Bắc ở Caracas 1974".

Theo các báo tiếng Việt ở Mỹ, vào những giờ phút nóng bỏng nhất của chế độ Sài Gòn, tháng 4 năm 1975, ông Vương Văn Bắc được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử sang Ảrập Saudi để tìm cách vay tiền cho Việt Nam Cộng Hòa.

Khi Sài Gòn thất thủ, ông Vương Văn Bắc bị kẹt lại ở Anh Quốc lúc ghé thăm gia đình trên đường về nước.

Sau cuộc chiến Việt Nam, ông định cư tại Pháp cho tới lúc qua đời.

-----

hd media:

"Sự kiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần tử bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là một sự kiện hiển nhiên và không chối cãi được"

Câu trên của ông Bắc có thể nói một cách gẫy gọn, với trình độ ngôn ngữ chuẩn, chỉ bằng một sửa đổi đơn giản là:

Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần tử bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa là một sự kiện hiển nhiên và không chối cãi được

Nghĩ gì về trình độ văn hóa dân tộc, khả năng hành văn?

Văn hóa - Sách về tội ác của Mao đoạt giải BBC

BBC Vietnamese
Cập nhật: 12:50 GMT - thứ năm, 7 tháng 7, 2011

Hình ông Mao được tôn thờ ở Trung Quốc

Giải BBC Samuel Johnson danh giá bậc nhất ở Anh Quốc vừa được trao cho cuốn "Nạn đói lớn do Mao gây ra" (Mao's Great Famine) của tác giả người Hà Lan, ông Frank Dikotter.

Cuốn sách tổng kết lại nạn đói do chính sách Đại Nhảy Vọt của ông Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản đưa ra trong thập niên 1960 ở Trung Quốc và cho rằng số nạn nhân bị chết là 45 triệu.

Tác giả Dikotter, một tiến sĩ chuyên về môn Trung Hoa học tại Đại học Phương Đông -SOAS - ở London kêu gọi chính quyền Trung Quốc hiện nay cho người dân của họ đọc cuốn sách.

Giải thưởng danh giá của BBC cho thể loại phi tiểu thuyết được trao chỉ 10 ngày sau chuyến thăm Anh của Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhằm ký các hợp đồng làm ăn Anh - Trung trị giá tới 2 tỷ đô la.

'Chết 45 triệu'

Số người chết đói tới 45 triệu ở Trung Quốc vào thời kỳ cực tả Đại Nhảy Vọt mà ông Dikotter nêu ra nhiều hơn so với con số từ 30 đến 35 triệu như một vài tác giả khác tại Phương Tây ước tính.

Khen tác giả về công trình này, Ben Macintyre, nhà bình luận văn chương ở Anh nói đây là "bản án cho thảm họa khủng khiếp chính vì con người tàn bạo gây ra".

Hiện nay, tại Trung Quốc ông Mao vẫn được đảng Cộng sản tôn thờ.

Trong các bình luận chính thức, ông chỉ bị đánh giá là "công bảy, tội ba", hàm ý vẫn là nhân vật vĩ đại dù có sai lầm.

Ngoài chuyện nông dân, công nhân chết đói vì bị hành hạ trong các đợt Đại Nhảy Vọt, Cách mạng Văn Hóa, báo giới nước ngoài còn nhắc đến cách hành x̉ử của ông Mao với các đồng chí của chính ông ta.

Lâm Bưu và Mao Trạch Đông trong tranh cổ động Trung Quốc

Lâm Bưu và Mao Trạch Đông trong tranh cổ động 'đỏ' lúc còn thân nhau. Sau ông Lâm bị ông Mao ra lệnh giết

Nhiều nhân vật từng theo ông bị giết thẳng tay trong các cuộc đấu đá chính trị nội bộ.

Nhưng nay, trong dịp kỷ niệm 90 năm 'Sinh Nhật Đảng', chính quyền Trung Quốc vẫn bỏ nhiều tiền vào việc phục hồi các chiến tích của ông Mao thời xưa.

Đảng Cộng sản Trung Hoa, hiện có trên 80 triệu người, cũng liên tục cổ vũ cho làn sóng "nhạc Đỏ", nhắc lại thời kỳ vinh quang của họ trong quá khứ.

Cuối tháng 6 vừa qua, một bộ phim lớn được trình chiếu về 'Ṣự Phục Hưng" của dân tộc Trung Hoa nhờ Đảng.

Điều này tạo ra sự trái ngược lớn trong cách nhìn ông Mao ở Trung Quốc và tại Phương Tây.

Nhìn chung, dư luận Âu Mỹ coi ông Mao là một 'Stalin của Phương Đông' với các tội ác khủng khiếp gây ra với chính nhân dân Trung Quốc.

Cuốn sách "Mao's Great Famine" được trao giải trị giá 20 nghìn bảng Anh hôm thứ Tư 6/7 tại London.

Ông Macintyre, chủ tịch ban giám khảo nói rằng cuốn sách đã ghi lại một dấu tích lớn về nỗi đau của loài người.

Sách đã vượt qua cả năm tác phẩm khác, gồm các cuốn về Bismarck của Jonathan Steinberg và cuốn về Caravaggio của Graham Dixon.

Giải BBC Samuel Johnson tặng cho các sách viết bằng tiếng Anh trong những lĩnh vực từ thời sự, lịch sử, chính trị, thể thao, lữ hành cho đến tự truyện và nghệ thuật.

Theo ông Ben Macintyre, tác phẩm của Dikotter là sách "không thể thiếu cho những ai muốn hiểu lịch sử Thế kỷ 20".

Từ 31/7, người dùng Google không còn bí mật

ICTnews:
07/07/2011 08:00:19 AM

ICTnews - Người dùng không được phép giữ bí mật thông tin trên Google sau 31/7. Trước đây, người dùng Google có thể tạo và duy trì tài khoản mà không cần công khai sự tồn tại của mình.

Sự thay đổi này được cho là để thúc đẩy sự phát triển của mạng xã hội mới Google+. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ phải công khai ít nhất tên đầy đủ và giới tính mới có thể gia nhập Google+.

Dưới đây là những thông tin Google vừa cập nhật lên tài khoản Google+ của mình:

"Mục đích của Google Profiles là cho phép bạn quản lý lai lịch trực tuyến của mình. Hôm nay (5/7) hầu như mọi thông tin trên Google Profiles đã được công khai. Chúng tôi hi vọng sử dụng Google Profiles sẽ giúp mọi người tìm thấy và kết nối bạn bè dễ dàng hơn. Việc giữ bí mật hồ sơ không hỗ trợ điều này, vì thế, chúng tôi quyết định yêu cầu mọi thông tin phải được công khai.

Ghi nhớ rằng tên đầy đủ và giới tính của bạn là những thông tin duy nhất hiển thị trên trang hồ sơ; bạn hoàn toàn chỉnh sửa hoặc xóa bỏ bất kì thông tin nào không muốn chia sẻ.

Nếu bạn đang sở hữu hồ sơ riêng tư nhưng không muốn công khai, bạn có thể xóa tài khoản này hoặc đơn giản không cần làm gì cả. Mọi hồ sơ riêng tư đều sẽ bị xóa từ sau 31/7/2011.”

Trong bối cảnh Google+ sẽ trở thành một mạng xã hội với các thiết lập mặc định “public (công khai)”, thay đổi này rất có ý nghĩa. Ở chế độ mặc định, thông tin bạn chia sẻ sẽ hiển thị với tất cả mọi người.

Người dùng vẫn nắm được một số quyền kiểm soát bất kể hồ sơ của họ được công khai. Người dùng có thể thiết lập để profile của mình không xuất hiện trong các trang kết quả tìm kiếm bằng cách truy cập vào trang cài đặt bảo mật hồ sơ và thay đổi tùy chọn “Cho phép tìm kiếm.”

Ngoài ra, đối với các thông tin và bài gửi, thậm chí là những thứ công khai, bạn đều quản lý được phạm vi hiển thị tới những người trong circles của mình. Vì thế, chỉ có một số ít thông tin của bạn bị công khai và tài khoản của bạn cũng không hoàn toàn “vô hình”.

Những người hoài nghi đã đưa ra nhận xét về thực tế: nếu bạn giữ bí mật hoàn toàn hồ sơ của mình, Google sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận bạn bằng các quảng cáo mục tiêu từ mạng quảng cáo của nó.

Hải Lam

Theo Thenextweb

Pháp bầu nhà sử học hàng đầu VN là viện sĩ

VietNamNet

Ngày 27/5/2011, tại phiên họp của Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn - thuộc Học viện Pháp quốc, GS. Phan Huy Lê đã được bầu làm Viện sĩ Thông tấn nước ngoài. Ông là giáo sư ngành khoa học xã hội đầu tiên của Việt Nam nhận vinh dự này.

GS Phan Huy Lê

GS Phan Huy Lê được bầu vào vị trí "ghế bành" (fauteuil) trước đây của VS Francisco Rico (Tây Ban Nha). Thông báo chính thức đã được gửi đến nhà sử học Phan huy Lê vào ngày 5/7/2011.

Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn (Académie des Inscriptions et Belles-Letres), được thành lập từ năm 1663, là một trong 5 Viện hàn lâm khoa học trực thuộc Học viện Pháp quốc (Institut de France) của Cộng hòa Pháp. Đây cũng là một trong những Viện Hàn lâm lâu đời và danh tiếng của Học viện Pháp quốc.

Viện Hàn lâm Văn khắc và Mỹ văn là một Viện Hàn lâm về khoa học nhân văn, nghiên cứu các lĩnh vực khảo cổ học, lịch sử và ngữ văn thời cổ đại, trung đại cho đến thời Cổ điển trên không gian lịch sử rộng lớn từ Tây Âu đến Viễn Đông.

GS Phan Huy Lê (ngoài cùng bên phải) chụp cùng với vợ chồng GS Trần Văn Giàu, GS Hà Văn Tấn, GS Đinh Xuân Lâm, GS Trần Quốc Vượng ngày 5/9/1995 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Ảnh Bee.net.vn

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934 tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ của Thượng thư, nhà ngoại giao Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, Thượng thư - nhà văn hóa Phan Huy Vịnh. Thân sinh Phan Huy Tùng (1878- ?) (đỗ Hội nguyên và Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu - năm 1913), Lang trung Bộ Hình triều Nguyễn, nổi tiếng thanh liêm, phúc đức, nhân hậu, hết mực yêu con, quý cháu. Mẹ ông là người dòng họ Cao Xuân giàu truyền thống khoa bảng với các danh nhân: Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy...

Năm 1956, sau khi tốt nghiệp cử nhân Sử - Địa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. , GS Phan Huy Lê làm trợ lý tập sự tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của vị Giáo sư nổi tiếng Đào Duy Anh. Ông được các giáo sư Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh giao cho viết bài giảng và đảm nhiệm các công việc của những chuyên gia thực thụ. Chỉ hai năm sau, thầy giáo trẻ Phan Huy Lê mới 24 tuổi đời đã được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại và liên tục giữ trọng trách này hàng chục năm liền.

GS Phan Huy Lê đặc biệt quan tâm đến lịch sử kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp nghiên cứu, những ấn phẩm đầu tiên của ông chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, tự ý thức trách nhiệm ông dân trước vận mệnh dân tộc, GS Phan Huy Lê chuyển sang nghiên cứu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và những đánh lớn trong lịch sử. Những công trình "Khởi nghĩa Lam Sơn"; "Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam", "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc", "Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và 1288"...đã trở thành những tác phẩm lịch sử quân sự tiêu biểu. Sau khi thống nhất đất nước, ông tiếp tục tổng kết lịch sử chống ngoại xâm. Trong khoảng 15 năm tính từ 1975, ông đã viết đến hơn 80 công trình loại này. Tổng số công trình về lịch sử chống ngoại xâm là 120, chiếm đến 27% trong tổng số 445 công trình ông đã hoàn thành.

GS Phan Huy Lê tại một hội thảo Việt Nam học. Ảnh. TTX

Từ năm 1975 đến năm 1999, bên cạnh việc nghiên cứu về lịch sử chống ngoại xâm, ông nghiên cứu 114 công trình về các vấn đề kinh tế-xã hội. Tiêu biểu cho mảng đề tài này ngoài "Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ", các tác phẩm viết về phong trào nông dân Tây Sơn, các bộ địa bạ Hà Đông, Thái Bình, Hà Nội, chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam, các cuốn sách, chuyên đề về hình thái kinh tế - xã hội, kết cấu kinh tế - xã hội, làng xã người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ...

Từ những năm 80, song song với hai đề tài trên, GS Phan Huy Lê mở rộng nghiên cứu sang lĩnh vực văn hóa-truyền thống với khoảng 20 công trình trong thời gian 5 năm. Tổng số công trình cho lĩnh vực này của ông lên đến 104. Bên cạnh đó, ông còn dành tâm sức cho nhiều công trình lịch sử địa phương, nhất là lịch sử Hoàng thành Thăng Long và Hà Nội.

GS Phan Huy Lê tại buổi thuyết trình về Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: VTC

GS Phan Huy Lê cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổng kết lịch sử đất nước với số công trình lên tới 107 và nhiều tác phẩm tiêu biểu như "Lịch sử Việt Nam từ 1406 đến 1858", "Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam" tập II (1960) và "Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam" tập III (1961). Cuốn sách Lịch sử Việt Nam tập I do ông viết cùng GS Trần Quốc Vượng năm 1971 được coi là thông sử đầu tiên của chế độ mới...Trong đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước xây dựng bộ sách "Lịch sử Việt Nam" 4 tập, GS. Phan Huy Lê vừa là chủ biên, vừa là tác giả chính của 2 tập I và II, được coi là tổng kết cao nhất về giai đoạn lịch sử từ nguồn gốc cho đến giữa thế kỷ XIX.

Theo dõi lịch sử đất nước ở cả 4 mảng lớn nhưng mỗi lĩnh vực, Gs Phan Huy Lê đều đạt đến đỉnh cao chuyên môn với số lượng trước tác đồ sộ lên đến hàng trăm công trình. Bên cạnh đó, ông còn là người xây dựng hai ngành học mới quan trọng và nổi tiếng của trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG Hà Nội: Đông Phương học và Việt Nam học.

GS Phan Huy Lê
trong ngày vui Hoàng thành Thăng Long mở cửa đón khách tham quan.

Đối với các thế hệ sinh viên, GS Phan Huy Lê là người thầy dành nhiều tâm huyết truyền thụ kiến thức cho các thế hệ sinh viên. Ông được mệnh danh là một trong “Tứ trụ” của nền sử học hiện đại Việt Nam như cách vinh danh của nhiều thế hệ học trò: “Lâm – Lê – Tấn – Vượng” (các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng).

Từ năm 1988 cho đến nay, GS. Phan Huy Lê liên tục là Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam. Ông còn giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt hay là uỷ viên của nhiều Hội đồng Quốc gia như Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Hội đồng Quốc gia Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia...

GS. Phan Huy Lê được phong học hàm Giáo sư (1980), Nhà giáo ưu tú (1988), Nhà giáo nhân dân (1994); Giải thưởng Nhà nước (2000), Giải thưởng Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996), Huân chương Cành cọ Hàn lâm của chính phủ Pháp (2002).

  • Nguyễn Hường

'Kẻ chiến bại' của Thaksin sẽ đi về đâu?

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :6:37 AM, 08/07/2011
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu sơ bộ được công bố, nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ Abhisit Vejjajiva thừa nhận thất bại trước đảng Puea Thai đối lập và ngày hôm sau tuyên bố từ chức chủ tịch đảng này.

"Kết quả bầu cử vừa công bố cho thấy đảng Dân chủ giành ít số phiếu và ít ghế hơn trong Hạ viện so với cuộc tổng tuyển cử năm 2007. Trên tinh thần là nhà lãnh đạo tốt của một tổ chức, tôi phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, tôi quyết định từ chức thủ lĩnh đảng Dân chủ”, ông Abhisit tuyên bố.

Sao đổi ngôi

Đảng Dân chủ chỉ giành được 159/500 ghế, cách rất xa so với 265 ghế mà đảng Puea Thai thân ông Thaksin Shinawatra giành được tại cuộc bầu cử ngày 3/7. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007, đảng lâu đời nhất ở Thái Lan này giành được 170/480 ghế hạ nghị sĩ, so với 188 ghế mà đảng Người Thái yêu người Thái hồi đó của ông Thaksin có được.

Ông Abhisit là người đứng đầu đảng Dân chủ năm 2005 và trở thành Thủ tướng Thái Lan từ giữa tháng 12/2008, song lên nắm quyền qua cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội sau khi đảng PPP thân ông Thaksin bị tuyên bố giải thể vì bị cáo buộc bê bối trong bầu cử. Chính việc đó khiến một bộ phận dân chúng, nhất là phe “áo đỏ” tức giận vì cho rằng ông Abhisit và đảng Dân chủ lên nắm quyền là nhờ quân đội trợ giúp.

Chiến thắng của đảng Puea Thai phần nào phản ánh sức mạnh của tầng lớp lao động và nông dân nghèo ở Thái Lan, nhưng đồng thời nó lặp lại câu chuyện về một hệ thống “bảo trợ dân nghèo” ở đất nước này.

Ông Abhisit ngậm ngùi ra đi sau thất bại của đảng Dân chủ.

Được hưởng lợi nhiều từ các chính sách dân túy triển khai dưới thời cựu Thủ tướng Thaksin, những người nông dân ở các vùng nông thôn thuộc miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan lệ thuộc quá nhiều vào hệ thống bảo trợ đó, nên rất mong muốn tìm được một nhà lãnh đạo có thể giúp họ bằng mọi cách để cải thiện cuộc sống.

Không kể đến các vụ biểu tình bạo lực làm tổn hại sản xuất kinh doanh, rất không may cho đảng Dân chủ và Thủ tướng Abhisit là kể từ khi lên cầm quyền nền kinh tế của Thái Lan cũng rơi vào suy thoái. Không chỉ người lao động và dân cư sống ở những vùng nông thôn mà ngay cả những tầng lớp trung lưu từng ủng hộ đảng Dân chủ đều cho rằng nền kinh tế nước này suy yếu là do sự lãnh đạo kém của Chính phủ do đảng Dân chủ lãnh đạo.

Kinh tế châu Âu suy yếu cộng với những vụ biểu tình trong nước và thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản làm ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế Thái Lan đúng thời điểm đảng Dân chủ đang cầm quyền. Giá lương thực hay thực phẩm phi mã là một thực trạng toàn cầu nhưng nhiều người dân Thái Lan lại không hiểu được điều đó, gây nhiều bất lợi cho phe Dân chủ trong cuộc bầu cử.

Nguyên nhân thất cử

Những sai lầm dẫn đến việc đảng Dân chủ bị thất cử bước đầu được đánh giá như sau: đảng không giải quyết được các vấn đề về xung đột sau hơn hai năm cầm quyền, không nâng cao được uy tín cũng như hình ảnh của mình; phản ứng chậm và quá yếu đối với các vụ quấy rối bạo lực của phe “áo đỏ” tại (Hội nghị cấp cao ASEAN ở) Pattaya năm 2009 và tại Bangkok năm 2010, chưa tốt ứng phó với thiên tai lũ lụt.

Phương pháp PR (tiếp cận và truyền lửa đến công chúng) nghèo nàn nên không tận dụng được thời gian tranh cử để nói rõ những hành vi mà những người “áo đỏ” làm thời gian qua.

Lý do nhiều người ủng hộ đảng là cung cách quản lý điều hành tốt đất nước nhưng điều này bị phá hỏng bởi cuộc họp nội các kéo dài vào ngày 5-6/5, khi họ thông qua 137 tỷ bạt dù trước đó ông Abhisit nói rằng ông ông có thông qua bất kỳ sáng kiến nào vào phút chót.

Việc ông Abhisit đề ra 9 điểm các thành viên nội các cần tuân thủ nhưng hình như chỉ có thể áp dụng đối với những thành viên của đảng Dân chủ, chứ chưa đụng đến người của đảng Bhumjaithai và các đảng nhỏ trong Chính phủ liên hiệp.

Kết quả của bầu cử không hẳn phản ánh rằng đảng Puea Thai hay ứng viên Yingluck tốt hơn đảng Dân chủ và Thủ tướng Abhisit. Nhiều nhà quan sát cho rằng, ông Abhisit phạm sai lầm khi không giải tán Hạ viện và tiến hành tổng tuyển cử ngay sau khi chấm dứt cuộc biểu tình và các vụ gây bất ổn và đốt phá hồi tháng 5/2010. Nếu làm như vậy thì các công kích của đảng Dân chủ nhằm vào Puea Thai và những đồng minh của họ sẽ hiệu quả hơn nhiều và dễ thắng cử.

Trong khi đó, gần một năm qua các kẻ thù chính trị của đảng Dân chủ thành công trong việc tạo ra cảm giác rằng đảng Dân chủ phải chịu trách nhiệm về cái chết của 91 người trong vụ rối loạn hồi tháng 4-5/2010. Các yếu điểm của Chính phủ bộc lộ dần trong thời gian qua và có thể thấy qua cách xử lý giải quyết vấn đề lạm phát, tham nhũng, thiếu quyết đoán và có vấn đề trong thuyên chuyển nhân sự.

Một số thành viên trong nội các bị cáo buộc mắc sai phạm hay hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn giữ được ghế, cộng với nhiều vấn đề khác chưa giải quyết được nên đảng Dân chủ bị xem như là “chỉ biết nói giỏi”. Trong khi Puea Thai có chiến thuật và người thân cận hỗ trợ tốt hơn, rất mạnh tay chi tiêu mà biết cách thuyết phục cử tri không bỏ phiếu cho Bhumjaithai - đảng có số ghế nhiều thứ hai trong chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Abhisit.

Chính phủ do đảng Dân chủ lãnh đạo tuy thành công trong việc cải thiện về mặt kinh tế, với chỉ số chứng khoán và xuất khẩu cũng như đầu tư đều tăng. Tuy nhiên, sự chuyển biến đó chỉ có lợi cho người giàu và những nhà đầu tư mà chưa giúp gì cho người sống vất vưởng trên đường phố. Còn dân thường thì bị tác động bởi giá hàng tiêu dùng tăng cao và lầm tưởng đảng Puea Thai sẽ đại diện cho họ.

Cố thu phục người nghèo ở nông thôn bằng chính sách dân túy là chưa đủ bởi các đảng tiền thân của Puea Thai thực hiện điều đó 7 năm trước nên đã tạo ấn tượng sâu đậm hơn đối với dân thường có dân trí thấp. Trong lúc Liên minh vì dân chủ (PAD), hay là phe “áo vàng” quay lưng lại với đảng Dân chủ.

Ông Abhisit nói rằng, đảng của ông đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng, (nhưng) đảng cần xem xét lại chiến lược và đường hướng của mình sau thất bại trong cuộc bầu cử. Đây là bước cần thiết nhằm đảo ngược cảnh trắng tay trong các cuộc tổng tuyển cừ hơn 10 năm qua.

Đảng này dự định sẽ tổ chức một phiên họp toàn thể trong vòng ba tháng tới để lựa chọn ban chấp hành và người lãnh đạo kế nhiệm ông Abhisit. Ông Abhisit sẽ vẫn là nghị sĩ của đảng Dân chủ mà nay trở thành đảng đối lập và sẽ đấu tranh đến cùng chống lại mọi mưu toan phá hoại sự pháp trị và nguyên tắc quốc gia.

>> Bầu cử Thái Lan - rối ren và căng thẳng

Theo Vietnamplus

'Hà Nội, Bắc Kinh kiên định, hòa bình biển Đông tái lập'

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :8:54 AM, 08/07/2011
"Nếu Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên trì biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa bình đối thoại, thì ổn định biển Đông sẽ gần như chắc chắn được tái lập", chuyên gia Nazery Khalid, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề biển Nam Á (Malaysia) khẳng định.

"Trung Quốc phải thật sự sáng suốt để xứng đáng với hình ảnh nước lớn của mình. Càng hung hăng đối đầu, nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và các bên càng dễ phát sinh. Chỉ có ngoại giao mới là biện pháp duy nhất và hợp lý nhất để làm dịu sóng tại vùng biển tranh chấp này", ông Khalid nhấn mạnh.

Theo ông, dù các bên vẫn chưa thống nhất và giải quyết triệt để vấn đề vạch định ranh giới lãnh hải, Bắc Kinh trước hết hãy “hạ hỏa” và “nhu mì” khởi động tiến trình hòa giải biển Đông bằng việc “vui vẻ” bắt tay với các nước trong khu vực để xử lý ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khảo sát sinh vật biển. Nghe có vẻ “lạc đề”, nhưng đây lại là “khúc dạo đầu” đầy ý nghĩa để giúp các bên dần xóa bỏ nghi ngại và bằng lòng ngồi vào bàn đàm phán.

Đồng thời, Trung Quốc nói riêng và các nước liên quan nói chung cần hết sức kiềm chế những phát ngôn hung hăng, “sặc mùi” khẩu chiến, bởi động thái này càng khiến mọi chuyện thêm rối ren, phức tạp.

Vì vậy, hãy chấm dứt mọi tranh luận, đấu khẩu công khai trên các phương tiện truyền thông và cùng ngồi bàn bạc để tìm ra phương án hợp lý nhất. Chuyên gia Khalid ví von tiến trình này phải tuần tự như công việc của người nông dân thu hoạch quả chín. Bước đầu hãy hái quả ở những cành thấp, rồi với tới cành cao. Giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông cũng vậy, các bên và đặc biệt Trung Quốc không thể nóng vội và đốt cháy giai đoạn. Chấm dứt “đấu khẩu” chính là công đoạn đầu tiên nhưng vô cùng hiệu quả, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo trong tiến trình hòa giải.

Vài ngày trước, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiếp xúc, thẳng thắn bàn luận về vấn đề này. Ông Khalid nhấn mạnh, động thái phần nào cho thấy thành ý và nguyện vọng của hai bên trong giải quyết tranh chấp bằng hòa bình đối thoại. Đây là màn khởi đầu khá suôn sẻ và hứa hẹn nhiều thuận lợi. Nếu Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên trì biện pháp này, hòa bình ổn định biển Đông sẽ gần như chắc chắn được tái lập.

Với tư cách là một nước lớn trong khu vực, Trung Quốc nên giải quyết vấn đề một cách khéo léo và êm xuôi. Chỉ có thể tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm ngoại giao của mình, tăng cường tiếp xúc với các bên liên quan mới xóa bỏ tận gốc những quan ngại của các nước về một “rồng Trung Quốc” đang ôm mộng bá chiếm biển Đông.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần kiên nhẫn giải thích nhiều hơn và tỉ mỉ hơn về chủ quyền tại vùng biển này và sử dụng luật pháp quốc tế để chứng minh Trung Quốc không hề cậy lớn để uy hiếp nước bé.

Ông Khalid khẳng định, Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng làm tốt những điều này, quan trọng là đôi khi cần bình tâm suy ngẫm và đặt mình vào vị trí của nước khác để thấu hiểu và cảm thông với quan điểm, tâm trạng của láng giềng.

Không khó để các chính trị gia, các học giả nước này đưa ra những phát ngôn, tuyên bố thuyết phục hơn tại các hội nghị quốc tế bằng việc vận dụng tài ngoại giao mềm dẻo của mình, quan trọng là Chính phủ biết tận dụng mọi phương tiện, mọi cá nhân đủ khả năng để tuyên truyền đường lối chính sách, lập trường tư tưởng và bảo vệ uy tín của nước này trước cộng đồng quốc tế.

Chuyên gia này gợi ý, kênh tiếng Anh của đài truyền hình trung ương Trung Quốc có thể mời các chuyên gia nước ngoài tham dự và phát biểu tại các buổi hội đàm, thảo luận về vấn đề biển Đông. Đừng nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm mà né tránh. Mặt khác, cần tăng cường biện luận, đặc biệt là biện luận với các chuyên gia nước ngoài để bày tỏ lập trường rõ ràng của mình với các bên liên quan trên biển Đông và với toàn thế giới.

Nazery Khalid nhắc khéo: Trung Quốc nên tự tin với vị trí quan trọng của mình tại châu Á, mà trước hết là tầm ảnh hưởng sâu rộng của kinh tế nước này với toàn khu vực. Ông nhấn mạnh, nếu tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc không thể duy trì đà tăng từ 9 - 10%, các quốc gia khác trong khu vực cũng khó lòng đứng vững. Do vậy, vấn đề biển Đông cũng phụ thuộc khá nhiều vào động thái của Bắc Kinh. Với vai trò nước lớn của mình, hy vọng Trung Quốc sẽ nổi lên là người “phất cờ”, làm gương trong việc sử dụng biện pháp ngoại giao để giải tỏa căng thẳng và tái thiết môi trường hòa bình, ổn định toàn khu vực.

>> Trung Quốc: Mỹ chẳng tốt gì với 'hổ ẩn mình' Việt Nam
>> Phanh phui 'kế mới' độc chiếm biển Đông của Trung Quốc
Mai Anh (theo Thời báo Hoàn cầu)

Cập nhật lúc :1:42 PM, 05/07/2011
(ĐVO) Trong bối cảnh biển Đông vẫn chưa lặng sóng, ông Zhu ChengHu, Giáo sư ĐH Quốc phòng, một trong những học giả có tiếng của Trung Quốc lại “đổ thêm dầu vào lửa” với chiêu hiến kế giúp Bắc Kinh độc chiếm biển Đông trên Thời báo Hoàn cầu.

Theo ông Zhu, truyền thông và học giả nước ngoài đang có thành kiến với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, khiến "rồng Trung Quốc" lâm vào thế bị động trước dư luận quốc tế.

Nghiên cứu, hoạch định chiến lược biển

Giáo sư Zhu khẳng định, để bảo vệ chủ quyền quốc gia tại biển Đông, trước hết Chính phủ cần tập trung nghiên cứu và hoạch định chiến lược biển nói chung và biển Đông nói riêng.

Ông Zhu nhấn mạnh, kỹ thuật chế tạo tàu và sức mạnh hàng hải của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới. Triều đại nhà Nguyên có công đầu trong việc mở ra tuyến thương mại hàng hải nối liền Đông – Tây. Đây là một ví dụ điển hình cho sức mạnh siêu cường biển của Trung Quốc qua nhiều thế kỷ.

Sau cuộc cách mạng công nghiệp, các nước phương Tây bắt đầu ý thức được vai trò quan trọng của biển đảo và nhanh chóng triển khai sức mạnh trên biển. Trong khi đó, triều đại nhà Minh lại ban bố lệnh “đóng cửa biển”, khiến sức mạnh hàng hải của Trung Quốc bị suy giảm trong bối cảnh mục nát của chế độ thực dân nửa phong kiến. Từ đó về sau, chiến lược biển gần như không có vị trí quan trọng và xứng đáng trong chiến lược phát triển quốc gia.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương. Do vậy các quốc gia ven biển đều ra sức khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là tại các vùng lãnh hải tranh chấp chủ quyền. Vì vậy, Bắc Kinh cần nỗ lực hoạch định chiến lược biển nói chung và biển Đông nói riêng.

Theo ông Zhu, việc nghiên cứu và hoạch định chiến lược này phải do Trung tâm nghiên cứu chiến lược phát triển hải dương, trực thuộc Cục Hải dương Trung Quốc chịu trách nhiệm thực hiện. Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giao thông, Cục Hải quan, chính quyền địa phương các tỉnh thành ven biển và những đơn vị có liên quan đều phải tham gia hoạch định chiến lược này.

Hoàn thiện hệ thống chính sách an ninh quốc gia

Không chỉ chú trọng hoạch định chiến lược biển, Trung Quốc cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách an ninh quốc gia. Giải quyết những vấn đề liên quan tới biển đảo như: tranh chấp lãnh thổ, hoạch định đường biên trên biển, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trên biển… đều là những nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, Giáo sư Zhu khẳng định, một số vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia, trong đó có biển đảo thường do Chính phủ chỉ định một Bộ ngành nhất định giải quyết. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, Bộ ngành chịu trách nhiệm thường xuất phát từ nhu cầu và đặc thù công tác của mình, thậm chí đặt lợi ích của đơn vị lên lợi ích của quốc gia và không chịu tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ ngành khác. Những thói quan liêu, cửa quyền này sẽ gây tổn hại nặng nề tới an ninh quốc gia.

Tăng cường lợi ích kinh tế biển

Kế sách thứ ba theo ông Zhu là cần tăng cường lợi ích kinh tế trên biển Đông. Các nước tranh chấp chủ quyền đang ráo riết tận dụng mọi biện pháp để củng cố, tăng cường lợi ích căn bản tại biển Đông. Trong đó, có bên ngang nhiên chiếm hữu một số đảo, tuyên bố chủ quyền và phát triển du lịch quốc tế; có bên khai thác trái phép dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên trong vùng lãnh hải hợp pháp của Trung Quốc.

Trong khi đó, dù có chủ quyền không thể tranh cãi tại vùng biển này, Trung Quốc vẫn bền bỉ chịu đựng. Những nhún nhường thời gian qua đã khiến các bên lầm tưởng có thể dễ dàng "nắn gân" và bắt nạt chúng ta. Do vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là duy trì và tăng cường lợi ích kinh tế tại biển Đông.

Để giải quyết được vấn đề này, trước hết, Chính phủ nên kêu gọi các công ty dầu khí nhanh chóng tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác độc lập tài nguyên biển, cổ vũ những công ty này liên kết với các công ty, tập đoàn dầu khí lớn thuộc các nước phát triển, thậm chí là móc nối với các công ty của chính những nước đang tranh chấp chủ quyền biển Đông để cùng phối hợp khai thác.

Ngoài ra, các Bộ ngành cần khai thông tư tưởng, cổ vũ các công ty du lịch lập đoàn khảo sát tại Hoàng Sa và Trường Sa, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư khai thác du lịch tại đây và xây dựng một vài thiên đường “Maldives” để du khách trong nước và bạn bè quốc tế tới thưởng ngoạn.

Mặt khác, cần tăng cường thăm dò, khảo sát tài nguyên biển vì biển Đông ngoài nguồn tài nguyên thủy sản, thủy triều, sức gió, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên vô cùng phong phú, còn rất nhiều khoáng sản giá trị khác chưa khám phá.

Tận dụng quyền ngôn luận

Một nội dung quan trọng cuối cùng được học giả này đưa ra là cần tận dụng quyền ngôn luận để bảo vệ hình ảnh của Trung Quốc. Theo ông Zhu, các Bộ ngành chức năng cần xây dựng cơ chế thông tin kịp thời, định kỳ và sâu rộng những sự kiện thời sự trong ngoài nước tới giới học thuật, giúp các chuyên gia có thêm dữ liệu chính thống để tham gia hội đàm, phát biểu đầy sức thuyết phục tại các hội nghị quốc tế, khiến những quan điểm của Trung Quốc ngày càng được quan tâm và đón nhận.

Muốn tận dụng quyền ngôn luận, cần hoàn thiện cơ chế giao lưu đối ngoại, xây dựng đội ngũ học giả, nhân tài có trình độ ngoại ngữ tốt, thậm chí thông qua các đại sứ quán Trung Quốc tại nước ngoài để lựa chọn các học giả gốc Hoa đủ năng lực.

Đồng thời, các Bộ ngành cần lên dự toán cụ thể, hỗ trợ các chuyên gia tham gia những hội thảo học thuật quốc tế. Đây là một phương pháp hiệu quả góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách và hình ảnh chân thực nhất của Trung Quốc tới cộng đồng quốc tế.

>> Nhật Bản ‘trách' Trung Quốc về căng thẳng biển Đông
>> Máy bay lạ xâm nhập vùng biển Trường Sa
>> Mổ xẻ 'vòi bạch tuộc' của TQ trên biển Đông

Mai Anh (theo Thời báo Hoàn cầu)

So tài Google+ và Facebook

PC World VN:
Thứ Năm, 07/07/2011 18:55 (GMT+7)

V.Lê


Google+ hay Facebook mới thực sự xuất sắc? So sánh 8 tính năng cơ bản của 2 mạng xã hội này sẽ giúp giải đáp câu hỏi đó.

1. Thoại có hình (video chat)

Cho tới tận hôm qua, chức năng giao tiếp theo thời gian thực của Google+ vẫn là một ưu thế lớn mà Facebook không có. Tuy nhiên, có vẻ như Facebook đã rất thức thời khi nhanh chóng trang bị cho mạng xã hội của mình tính năng này cùng tính năng chat văn bản theo nhóm. Và tình thế đã thay đổi.

Với tính năng chat video 1-1 của Facebook, người dùng có thể thực hiện các cuộc gọi video cho nhau ngay trên cửa sổ Profile của họ bằng cách nhấn nút “Call” nằm giữa các nút “Message” và “Poke”.

Tuy người dùng chưa có nhiều thời gian trải nghiệm tính năng này, nhưng có thể thấy Facebook đã làm rất tốt khi hình ảnh truyền khá tốt, không bị dừng hay đứt quãng.

Trong khi đó, Google+ cũng cung cấp video chat với tên gọi “Hangouts”. Hangouts thực hiện những cuộc chat video theo nhóm, thậm chí có thể kết nối thành một phòng chat với 10 người tham dự cùng lúc.

Hangouts trên Google+.
Mặc dù cả chức năng thoại có hình (trên Facebook) và chat video theo nhóm (trên Google+) đều không phải là điều hoàn toàn mới mẻ, nhưng tính năng này là một trải nghiệm rất đáng nói trên mạng xã hội.

Đánh giá: Hangouts rất tốt, nhưng "vòng đấu" này Facebook đạt nhiều điểm hơn, vì tính năng thoại có hình 1-1 sẽ được dùng phổ biến và có ích hơn về lâu dài so với chat video theo nhóm. Thêm vào đó, Facebook đã liên kết với Skype, dựa trên nền tảng của Sypke với khả năng đáp ứng nhu cầu của một số lượng cực lớn người dùng. Với Hangouts, vẫn còn cần chờ xem liệu có bị treo (hang) hay không khi có rất đông người dùng cùng lúc.

Thắng cuộc: Facebook

2. Đăng nội dung mới (Feeds)

Cả Facebook và Google+ đều cho phép người dùng đăng và chia sẻ bài viết, hình ảnh và video. Nhưng theo trải nghiệm người dùng, chức năng "News Feed" của Facebook và chức năng Stream trên Google+ hoàn khác nhau.

Trong khi Facebook tạo các News Feed bằng cách cập nhật tin tức từ chính những người được kết nối thường xuyên nhất, hiển thị dưới dạng các đoạn thoại, thì Stream lại tập trung vào những thứ “hot” nhất trên cộng đồng vào thời điểm hiện tại.

Tất nhiên, Facebook cũng cung cấp chức năng “Most Recent” cho những nội dung đăng tải mới nhất. Nhưng phần hiển thị này thỉnh thoảng lại bị biến mất một cách rất khó chịu chỉ sau vài click mà không có cách nào để biến những cập nhật mới nhất này thành một cài đặt mặc định.

Hiển thị News Feed trên trang Facebook.
Nhìn chung, chức năng News Feed của Facebook khiến cho người dùng có cảm giác khá tĩnh và chậm thay đổi. Trong khi đó, Google+ dường như lại được cập nhật liên tục (bình luận trên Google+ được hiển thị ngay lập tức theo thời gian thực), tạo nên một vòng các thông tin đăng tải gần như không bao giờ ngừng, cho cảm giác dày đặc như feed trên Twitter.

Thêm nữa, điều này cũng đưa đến một cách thức giống như đưa tin nhanh. Tuy nhiên, hạn chế của nó là có thể sẽ khiến người dùng tốn thời gian khi quá tải, đặc biệt là đối với những post có tính phổ biến cao.

Bên cạnh đó, một trong những ưu thế của Google+ là khả năng chia sẻ. Với cách tổ chức bạn bè theo “Circle”, các đăng tải mới trên Google+ có thể được chia sẻ chỉ với 1 số rất ít người, hoặc với tất cả cộng đồng như bạn muốn.

Trong khi đó, Facebook cho phép bất kỳ ai đã kết nối bạn bè đều có thể xem được những gì bạn đăng, trừ phi bạn muốn hạn chế họ bằng cách vào phân chia danh sách bạn bè thành các nhóm và thiết lập cài đặt riêng tư cho từng nội dung đăng tải. Quá trình này hiện vẫn khá cồng kềnh.

Thắng cuộc: Google+

3. Sự riêng tư (Privacy)

Rất dễ nhận thấy là Facebook có một hệ thống theo dõi hồ sơ khá khủng khiếp. Điều khoản chính sách hiện tại "lê thê" đến khoảng 6.000 từ, viết bằng thứ ngôn ngữ chỉ dành riêng cho các luật gia (Tham khảo: Đánh đố người dùng bằng "chính sách riêng tư"?). Khi đã tạo một tài khoản trên mạng xã hội thì việc không đăng tải các ý nghĩ và hoạt động của bản thân cho cả thế giới biết là một điều quá khó. Và nếu bạn không để ý, một bức ảnh say rượu của bạn cũng có thể xuất hiện trong một chiến dịch quảng cáo nào đó của Facebook mà hàng triệu, hàng triệu người sẽ xem được.

Nhưng Google+ đang tìm cách để biến chức năng kiểm soát sự riêng tư trở thành đặc điểm quan trọng nhất của mạng xã hội. Các điều khoản trong chính sách này dài chỉ khoảng 1.000 từ và viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, dù vẫn có những phiền toái nhất định về việc liệu có cho phép khai thác dữ liệu qua hoạt động người dùng để tạo các quảng cáo hướng đối tượng (như đang làm với YouTube) hay không. Một điều đáng tiếc nữa là Google+ không cho phép bất cứ ai có một Profile hoàn toàn riêng tư. Trong khi đó, Facebook lại có thể khiến tài khoản người dùng ẩn hoàn toàn trên cộng đồng nếu muốn.

Nhìn chung, Google đang hướng tới sự riêng tư như mục đích cốt lõi của Google+. Điều này có thể được xem như là một động thái khôn ngoan, bất kể bạn nhìn nhận vấn đề này thế nào chăng nữa.

Thắng cuộc: Google+

Thứ Năm, 07/07/2011 18:55 (GMT+7)


V.Lê

Google+ hay Facebook mới thực sự xuất sắc? So sánh 8 tính năng cơ bản của 2 mạng xã hội này sẽ giúp giải đáp câu hỏi đó.

4. Kết nối bạn bè (Friends)

Thêm các kết nối vào danh sách bạn bè trên Facebook dựa trên cơ chế 2 chiều. Bất cứ ai muốn trở thành bạn phải chấp nhận và được bạn đồng ý kết nối. Nhưng đây không phải là cách Google+ thực hiện. Thay vào đó, bất kỳ ai cũng có thể tìm bạn và bạn cũng có thể tìm bất kỳ ai mà không cần “xin phép” gì cả. Chính vì lẽ này mà Facebook và Google+ là 2 mạng xã hội rất khác nhau, trong đó, Google+ gần giống hơn với Twitter, Tumblr hay một số dịch vụ khác.

Google+ tạo các Circle theo nhóm.
Google+ kết nối bạn bè bằng các Circle, công cụ tổ chức danh sách bạn theo nhóm. Người dùng có thể giao tiếp với chỉ một nhóm, nhiều nhóm, hoặc tất cả các nhóm cùng lúc. Về điểm này, Google+ “ăn đứt” Facebook.

Nhưng vào thời điểm này, hệ thống của Google+ có thể nói là một mớ hỗn độn. Bởi tất cả mọi người, thậm chí không phải là thành viên của Google+, cũng có thể được/bị kéo thả vào các Circle. Và nếu như bạn có nhiều hơn 1 địa chỉ email của họ, điều đó cũng có nghĩa là họ xuất hiện đến vài lần trong các nhóm danh sách bạn.

Hơn hết, Google cho phép người dùng có thể tạo Profile người dùng bằng bất kỳ tên nào họ thích, chứ không buộc phải theo 1 tên thực duy nhất như trên Facebook. Điều này có thể rất thú vị, nhưng đôi khi lại khiến bạn rối tinh khi muốn tìm kiếm tên ai đó.

Kết quả: Facebook thắng

5. Quản lý dữ liệu (Data liberation)

Về mặt quản lý thông tin, Google+ hơn hẳn Facebook, nhờ vào một công cụ mới được gọi là Google Takeout chạy song song với Google+. Với Google Takeout, người dùng có thể tải về toàn bộ các dữ liệu họ có trên Google, kể cả Buzz, Contacts, Circle, Profile, Stream, và cả các thư viện ảnh trên Picasa. Các thông tin được lưu trữ và có thể tải nhanh về máy dưới dạng file .zip. Định dạng tệp tin trong thư mục phụ thuộc vào dịch vụ bạn sử dụng để kéo dữ liệu (chẳng hạn như dữ liệu trên Buzz sẽ có định dạng văn bản HTML…)

Facebook cũng cho phép người dùng tải về dữ liệu của họ, bao gồm hình ảnh, Wall post, và danh sách bạn. Nhưng các file này không được lưu dưới bất kỳ định dạng nào mà các trang web khác có thể đọc được, nên hầu như dữ liệu này chẳng có mấy giá trị.

Thắng cuộc: Google+

6. Thông báo (Notifications)

Hệ thống tin báo của Google+ và Facebook hoạt động khá giống nhau, cho phép nhắc nhở về các bình luận mới của bạn bè trên các bài viết của người dùng, về các hình ảnh được tag, hay ai đó đề nghị kết bạn…

Tuy nhiên, Google+ đang cung cấp các thanh thông báo với mức hữu ích cao hơn. Cụ thể là, các thông báo mới của Google+ nằm trên đầu trang của bất kỳ một trang web nào thuộc Google. Nội dung thông báo có thể được hiển thị trên thanh này, và người dùng có thể phản hồi (như trả lời bình luận, đánh dấu nút +1…) ngay tại đó mà không cần phải mở Google+.

Thắng cuộc: Google+

7. Các nút (Button)

Có vẻ như nút công cụ +1 của Google được học tập từ nút Like trên Facebook. Người dùng có thể bấm vào nút này để tỏ thái độ với bài viết được đăng tải.

Tuy nhiên, khác với +1, nút Like có thể được thông báo chia sẻ. Có nghĩa là khi có ai đó “Like”, hành động này sẽ được báo cáo và tạo nên một liên kết với bài viết. +1 thì không làm được điều này, thậm chí nút +1 lại còn bị giấu một cách khéo léo trong một tab, và chỉ có thể nhìn thấy khi đăng nhập vào trang profile của người dùng. Nói cách khác, nút bấm +1 hầu như không có mấy tác dụng.

Thắng cuộc: Facebook

8. Hình ảnh (Photos)

Hình ảnh là một phần quan trọng của mạng xã hội với nhu cầu chia sẻ rất cao của người dùng. Facebook đang có tham vọng trở thành mạng chia sẻ hình ảnh lớn nhất thế giới. Vì vậy, không có lí do nào để nói rằng chức năng về hình ảnh của Facebook là dở tệ. Facebook trang bị chức năng này khá đơn giản để tải hình ảnh về máy và chia sẻ chúng, Việc tải hình ảnh lên cũng được thực hiện rất dễ dàng.

Nhưng, chức năng này trên Google+ cũng chạy khá “nuột”, thậm chí còn được trang bị những đặc điểm mà Facebook không hỗ trợ. Chẳng hạn, người dùng có thể chỉnh sửa hình ảnh của họ như xoay ảnh, cắt cúp ảnh, xử lý màu sắc và các hiệu ứng khác… ngay trên album ảnh bằng cách nhấp chuột vào thanh Actions ở dưới bức ảnh. Khả năng hiển thị hình ảnh trên trang cũng tốt hơn, người dùng có thể xem trên toàn màn hình, lời bình chú được hiển thị bên tay phải và có thể vừa xem ảnh vừa đọc lời bình mà không cần phải di chuyển lên xuống.

Thắng cuộc: Google+

Google+ trang bị cảc tính năng chỉnh sửa ảnh.
Kết luận:

Tỷ số 5/3 nghiêng về phía Google+. Và mặc dù mạng xã hội mới của Google mới chỉ ra mắt được 1 tuần lễ, thậm chí vẫn ở dạng “đóng” để tiếp tục thử nghiệm trong 1 bộ phận người dùng, nhưng sự hào hứng của cộng đồng mạng cho thấy Facebook chắc chắn phải dè chừng với đối thủ lớn này.



dantri.com.vn:
Thứ Năm, 07/07/2011 - 08:07
(Dân trí) - Chậm chân hơn Facebook và Twitter đến nhiều năm nhưng có vẻ như Google đang bắt đầu “lấn lướt” trong cuộc đua với các mạng xã hội với dịch vụ thử nghiệm Google+. Tuy nhiên, ngược thời gian có thể thấy gã khổng lồ Internet đã mất 7 năm để tạo được dấu ấn này.
>> Google+: Bản sao của Facebook?
>> Google thách thức Facebook với mạng xã hội Google+
Trước khi Google+ ra đời, Google đã trải qua 7 năm gian nan trong công cuộc chinh phục người dùng mạng xã hội.
Google đã gia nhập cuộc đua trên thế giới mạng xã hội từ nhiều năm qua, nhưng chưa bao giờ nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm này tạo được hiệu ứng tốt. Cùng nhìn lại chặng đường 7 năm gian nan của Google trước khi Google+ ra đời. Liệu mạng xã hội mới nhất của Google được đánh giá là “bom tấn” có thể “vượt mặt” Facebook với hơn 500 triệu thành viên?

2004 - Orkut: Google đã tung ra mạng xã hội từ lâu trước khi bạn biết đến Facebook. Orkut lặng lẽ ra mắt từ 7 năm trước để cạnh tranh với Friendster. Tuy nhiên, mạng xã hội này trầm lắng tại Mỹ và ở hầu khắp các nước trên thế giới. Mặc dù vậy, Orkut lại là mạng xã hội “vua” ở một số nước, điển hình như Brazil. Điều thú vị là sau 7 năm, Orkut vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm (Beta).

2006 - Gchat trong Gmail: Tưởng như việc tích hợp Gchat trong webmail nổi tiếng của Google là một điều rất đơn giản nhưng chính động thái này là một trong những bước đi đúng đắn của Google để đưa sản phẩm cốt lõi của mình trở nên xã hội hơn.

2007 - OpenSocial: Không chọn giải pháp “khai sinh” lại mạng xã hội mà Google lại tìm cách thử nghiệm nhiều mạng xã hội cùng tồn tại song song, giống như MySpace, LinkedIn, và Friendster hoạt động trên nền tảng mã nguồn mở. Tuy nhiên, sáng kiến này một lần nữa lại mang lại nỗi thất vọng cho Google. Dự án xã hội mở (OpenSocial) nhanh chóng bị vùi vào quên lãng trước sức lan tỏa của Facebook.

2008 - FriendConnect: Mạng xã hội mang tính chiến lược tiếp theo của Google là FriendConnect. Dịch vụ này hoạt động như một widget, cho phép các quản trị mạng chèn mạng xã hội của mình trên website của họ. Tuy nhiên, số lượng website sử dụng FriendConnect giảm nhanh chóng và đến thời điểm này chỉ còn chừng khoảng 138.000 site trên khắp thế giới tích hợp dịch vụ này.

2008 - Lively: Lời đáp trả của Google với mạng xã hội Second Life chính là Lively. Mạng xã hội này được thử nghiệm chỉ chưa đầy 6 tháng và đến ngày 31/12/2008 thì chính thức bị “khai tử”.

Tháng 2, 2009 - Latitude: Google Latitude ra đời nhằm cạnh tranh với dịch vụ FourSquare. Tuy nhiên, đến thời điểm này đối thủ của Latitude vẫn là công cụ dẫn đường tốt nhất. Latitude không thể nào đuổi kịp FourSquare nhưng giới công nghệ tin chắc công cụ này sẽ trở thành thành phần chính của Google+.

Tháng 5, 2009 - Google Wave: Ngày ra mắt, Wave được tin là sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong môi trường liên kết thời gian thực. Tuy nhiên, mọi chuyện không dễ dàng như Google tưởng.

Tháng 8, 2009 -- Social Gadgets cho iGoogle: Google lại tiếp tục thất bại với chiến lược phát triển widget cho mạng xã hội giống như FriendConnect, với một loạt trò chơi và ứng dụng tương tác trên trang chủ được cá nhân hóa iGoogle.

Tháng 2, 2010 - Google Buzz: Buzz là lời đáp trả cho những dịch vụ, như Digg và làn sóng chia sẻ link trên Facebook, Twitter. Tuy nhiên, dịch vụ này chưa bao giờ “bốc lửa”, và rất có thể nó sẽ được “hồi sinh” trên Google+.

Tháng 2, 2010 - Aardvark: Mạng xã hội mà Google mua lại từ đầu năm 2010 chưa một lần được “tỏa sáng”, hiện dịch vụ này vẫn được lưu trong Google Labs để chờ ngày xuất hiện trên Google+.

Tháng 10, 2010 - Social Search: Đây là nỗ lực của Google nhằm thu thập các dữ liệu quan trọng trên kho tàng mạng xã hội. Google tin tưởng công cụ tìm kiếm từ mạng xã hội sẽ là một cuộc cách mạng trên thị trường search. Nhiều người dùng Google đã trở nên quen thuộc với những kết quả tìm kiếm này, nhưng cũng không ít người hoan nghênh.

Tháng 8, 2010 - Slide: Google mua lại công ty sản xuất game cho mạng xã hội Slide từ cách đây hơn 1 năm, nhưng gã khổng lồ này chưa hề đề cập đến dự án nào liên quan đến Slide.

Tháng 7, 2011 - Google+: Mặc dù mới chỉ là phiên bản thử nghiệm giới hạn nhưng Google+ đã tạo được những hiệu ứng tốt. Google+ có tiềm năng sẽ là đối thủ của Facebook. Có vẻ như Google đã lĩnh hội từ những thất bại trước đó trong nỗ lực phát triển mạng xã hội.

Khôi Linh
Theo PCWorld