Bí ẩn về tượng đá Lạc Sơn Đại Phật - Tiền Phong Online

Tiền Phong Online:
10:00 | 02/06/2011

Bí ẩn về tượng đá Lạc Sơn Đại Phật

TPO - Lạc Sơn Đại Phật là tượng phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này, được tạc vào vách đá của núi Lăng Vân, nơi hợp lưu của ba dòng sông và đối mặt với núi Nga Mi tuyệt đẹp.

Tượng Phật Lạc sơn này, được tạc từ một vách đá ở miền nam Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nó được xây dựng bởi một nhà sư Trung Hoa có tên là Haithong vào năm 713, công trình này được hoàn thành sau 90 năm và cho tới ngày hôm nay, nó vẫn là tượng đá Đức Phật lớn nhất trên thế giới cao 71m và rộng 28m.

Nhà sư Haithong xây dựng bức tượng phật này, với hy vọng rằng Đức Phật có thể giúp làm cho nước sông chảy êm đềm hơn, tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông, nơi mà ba con sông hợp lại có thể gây ra những dòng nước nguy hiểm nhấn chìm tàu bè. Vô tình những mảng đá vụn lấy ra để chạm khắc Đức Phật được đổ xuống dòng sông, tình cờ đã làm thay đổi và làm dịu lại dòng chảy. Cho tới ngày nay bức tượng Đức Phật đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm và hao mòn được gây ra bởi hàng ngàn du khách mỗi năm.

Mai Anh
Theo listversy

Khai quật đường hầm 1.800 tuổi

Tiền Phong Online:
20:38 | 01/06/2011

Khai quật đường hầm 1.800 tuổi

> Phát hiện 17 kim tự tháp ở Ai Cập

<="" p="">

TPO - Các nhà khảo cổ Mexico vừa tìm thấy đường hầm dài 120m, nằm cách mặt đất 13m, được xác định xây dựng cách đây 1.800 năm, nằm ở thành phố cổ Teotihuacan (Mexico) - nơi vốn nổi tiếng với hai công trình kim tự tháp "Mặt trăng" và "Mặt trời".

Khai quật sâu đường hầm này, các nhà khảo cổ xác định ba phòng lớn. Các chuyên gia giải thích, đây là nơi “an nghỉ’ của các vị vua, được an táng theo nghi lễ tín ngưỡng thời cổ đại.

Theo một tiến sĩ khảo cố, đường hầm này có thể bị vùi lấp vào khoảng năm 200 - 300 sau công nguyên. Toàn bộ đường hầm nằm dưới tầng đá có nhiều biểu tượng đặc sắc. Để khám phá vào sâu, các nhà khảo cổ phải phá bỏ một ngôi đền được xây chặn ngay trên đường hầm. Đây chính là chìa khóa cho bí ẩn lớn này.

Sergio Gomez Chavez - nhà khảo cổ thuộc Viện nhân chủng học và Lịch sử Mexico cho biết, công trình mới được phát hiện này được đánh giá là quan trọng nhất của thế kỷ 21, mang tính quy mô toàn cầu.

Cách đây một tuần (ngày 25 - 5), nhờ công nghệ thu hình ảnh từ vệ tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà khảo cổ đến từ Mỹ phát hiện 17 kim tự tháp mới, cùng hàng nghìn ngôi mộ và khu dân cư cổ đại.

Khám phá mới về đường hầm hàng nghìn tuổi tại Mexico này sẽ là dấu hiệu tốt mà các nhà Ai Cập học tin rằng, có thể giúp giải mã cánh cửa bí mật liên quan đến đường hầm, cửa vào và căn phòng bí ẩn trong Kim Tự Tháp.

Nguyễn Thủy

Việt Nam quan sát được nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Tiền Phong Online:
09:16 | 04/06/2011

Việt Nam quan sát được nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

> Sắp có nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

TP - Rạng sáng 16-6, Việt Nam cùng nhiều nơi trên thế giới sẽ quan sát được nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ông Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TPHCM, cho biết, nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 2 giờ 22 phút. Toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3 giờ 12 phút và kéo dài đến 4 giờ 02 phút.

Hiện tượng này hoàn toàn quan sát được bằng mắt thường và không gây hại đến sức khỏe con người. Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian kỷ lục 100 phút.

Những nơi sẽ quan sát được nguyệt thực bao gồm châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, miền Nam của Nam Mỹ và vùng đông nam của nước Mỹ.

Theo các nhà khoa học, mỗi năm có tối đa 2 lần nguyệt thực toàn phần (có năm không có). Năm 2011 có 2 nguyệt thực toàn phần quan sát được ở Việt Nam. Lần tiếp theo sẽ vào tối 10-12, kéo dài 52 phút.

Mỹ Hằng

Sony lên tiếng về vụ tấn công mới nhất của Lulzsec

Vietnam+ (VietnamPlus)
04/06/2011 | 11:49:00

Mạng trò chơi Sony PlayStation của Sony mới đây đã bị tin tặc tấn công. (Nguồn: Internet)

Sau khi nhóm tin tặc tự xưng là Lulzsec tuyên bố họ vừa tấn công vào hệ thống Sony Pictures Entertainment và thu được thông tin cá nhân của hơn 1 triệu khách hàng, hãng Sony Pictures đã chính thức lên tiếng về sự cố mới nhất này.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Sony Pictures, Michael Lynton cùng đồng chủ tịch Amy Pascal cho biết rằng, họ đang làm việc với FBI nhằm tìm ra danh tính của những kẻ đứng sau vụ tấn công.

Trong vụ việc mất mặt này, Sony còn bị Lulzsec chế giễu về khả năng bảo mật kém cỏi, khi họ có thể xâm nhập vào hệ thống khá dễ dàng sau những thủ thuật "hack" đơn giản. Không những vậy, Lulzsec còn đăng lên mạng khoảng 150.000 trong số 1 triệu tài khoản cá nhân mà nhóm này khai thác được, gồm mật khẩu, tên, địa chỉ nhà, email và số điện thoại của các khách hàng lấy từ trang SonyPictures.com và các website Sony BMG tại Bỉ và Hà Lan.

Thông báo chính thức của Sony có đoạn: "Làn sóng tấn công mạng từng gây ảnh hưởng tới hàng loạt công ty của Sony, cũng như tới các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân, đã lan tới Sony Pictures. Chúng tôi thực sự lấy làm tiếc và xin lỗi các khách hàng vì những bất tiện sau sự cố bảo mật vừa qua."

Bên cạnh đó, Lynton và Pascal cho biết thêm, họ đã mời một số chuyên gia tới để mở cuộc điều tra pháp lý về vụ tấn công của Lulzsec./.

Văn Hưng (Vietnam+)

Phe đối lập tấn công dinh thự Tổng thống Yemen

Vietnam+ (VietnamPlus)
04/06/2011 | 08:08:00



Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh. (Nguồn: Reuters)

Truyền hình nhà nước Yemen ngày 3/6 đã phát đi bài phát biểu được ghi âm của Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh sau khi ông này bị thương nhẹ trong một cuộc tấn công vào dinh tổng thống cùng ngày trước đó mà theo Tổng thống Yemen là do một 'băng nhóm tội phạm' thực hiện.

Trong bài phát biểu này, Tổng thống Saleh đã quy trách nhiệm vụ tấn công nhằm vào một thánh đường Hồi giáo nằm trong khuôn viên dinh thự tổng thống cho các tay súng thuộc bộ lạc Hashed do thủ lĩnh đối lập Sadeq al-Ahmar cầm đầu.

Tổng thống Yemen hoan nghênh các lực lượng vũ trang và an ninh đã xử lí kiên quyết vụ việc mà ông nói rằng do các băng nhóm tội phạm gây ra và không liên quan đến cái gọi là cuộc cách mạng thanh niên ở Yemen . Ông khẳng định nhà chức trách Yêmen sẽ sớm truy bắt được những hung thủ với sự phối hợp của tất cả các cơ quan an ninh.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin Yemen Abdu al-Janadi cho biết cuộc họp báo mà Tổng thống Saleh dự định tổ chức sau vụ tấn công nói trên đã bị hủy bỏ do ông Saleh bị thương. Tuy nhiên, quan chức này khẳng định nhà lãnh đạo Yemen chỉ bị thương nhẹ và vẫn trong "tình trạng sức khỏe tốt."

Một nguồn tin từ đảng cầm quyền tại Yemen cũng cho biết sau vụ tấn công, Tổng thống Saleh đã được điều trị tại bệnh viện của Bộ Quốc phòng ở Sanaa, cùng với Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Yemen.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ và Pháp đã lên án tình hình bạo lực hiện nay ở Yemen đồng thời kêu gọi tất cả các bên ngừng bắn ngay lập tức. Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã tuyên bố quan ngại trước diễn biến xấu đi nghiêm trọng và các cuộc giao tranh tiếp diễn hiện nay ở quốc gia Tây Á. Theo Tổ chức Hợp tác vùng vịnh, tình hình hiện nay ở Yemen là đáng tiếc và không mang lại lợi ích cho bất cứ phe nhóm nào./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nga cử phái đoàn hòa giải sang Libya

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 03/06/2011, 11:30 (GMT+7)
Nga cử phái đoàn hòa giải sang Libya
TTO - Nga muốn làm trung gian hòa giải cho cuộc nội chiến ở Libya và tìm kiếm một lối thoát cho nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, Hãng tin Bloomberg dẫn lời Mikhail Margelov, trưởng phái đoàn của Nga hiện đang có mặt ở Benghazi, căn cứ của lực lượng nổi dậy tại miền đông Libya.
Ông Mikhai Margelov (trái) - Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vẫn duy trì các liên lạc với Tripoli. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev từng nói ngày 27-5 rằng Matxcơva đang cố gắng sử dụng những mối liên lạc của mình với chế độ Gaddafi để thuyết phục nhà lãnh đạo này từ chức.
“Chuyến đi của tôi là một nỗ lực giúp những người lãnh đạo Libya tìm ra một sự đồng thuận dân tộc - ông Margelov nói và khẳng định - Nga có cơ hội có một không hai trở thành cầu nối giữa những thành phần khác nhau trong giới lãnh đạo chính trị ở Libya, những người coi tương lai của quốc gia này là một nhà nước thống nhất”. Bất cứ giải pháp nào cũng “phải được tất cả người dân Libya chấp nhận”, ông Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 2-6.
Bản thân Nga không liên quan đến việc thương lượng “bất cứ thỏa thuận nào về miễn trừ hay bảo đảm” cho ông Gaddafi, Lavrov nói.
Còn theo ông Margelov, cũng là người đứng đầu Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga, tương lai của nhà lãnh đạo này là “chủ đề nhạy cảm nhất”. “Câu hỏi về những sự bảo đảm và quyền miễn trừ, ngay cả khi được thảo luận ở cấp cao nhất, không phải là thông tin có thể công khai”, ông Margelov nói.
H.MINH

Diễn biến mới nhất chiến sự ở Libya


03/06/2011 11:00

(VTC News) - Đợt không kích đêm hôm qua rạng sáng ngày hôm nay của NATO nhắm vào thủ đô của Libya và các vùng ở miền Tây, trong khi lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đã nã pháo vào các vị trí phiến quân ở những tuyến đường phía đông.

Một quan chức chính phủ Lybia cho biết cuộc tấn công của NATO vào Al-Aziziya, thành phố cách Tripoli 55 km về phía tây, đã nhắm trúng vào một trụ sở cảnh sát và cướp đi sinh mạng của 2 nhân viên an ninh. Theo một nguồn tin không chính thức thì thị trấn Hirra và khu vực Twaisha cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng.
Theo CNN thì những nhân viên của họ đã nghe thấy có ít nhất 10 vụ nổ từ trước nửa đêm.


Diễn biến mới nhất chiến sự ở Libya
Không quân NATO tiếp tục tấn công vào thủ đô Lybia

Không lực NATO đánh mạnh vào Tripoli từ sau nửa đêm và đã có không dưới 4 tiếng nổ lớn ở trong thành phố. Theo các quan chức chính phủ Libya, hướng tấn công chính của NATO là chỗ đóng quân của một bộ lạc gần với doanh trại của Gadhafi ở Bab al-Aziziya. NATO trước đó đã gọi đến vị trí lưu trữ phương tiện cho các lực lượng của Gadhafi.

Các cuộc pháo kích gần Misrata, tuyến đầu của cuộc đụng độ giữa lực lượng ủng hộ chính phủ và phiến quân tìm cách lật đổ Gadhafi, theo những nhân chứng và nguồn tin y tế tại một bệnh viện tạm thời ở Dafniya đã làm 1 người chết và 3 người bị thương.

Trước đó, một quan chức chính phủ Lybia cho biết cuộc không kích của NATO vào rạng sáng đã diễn ra ở Tajura, một khu vực lân cận Tripoli, và ở Sawani, phía nam Tripoli. Ngoài ra, nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy vào hôm thứ năm ở Benghazi, thành phố phía đông nơi phe đối lập đóng trụ sở chính.

Các cuộc không kích mới nhất của NATO diễn ra chỉ một ngày sau khi liên minh công bố quyết định gia hạn sứ mệnh của mình tại Libya lên thành 90 ngày. Đây được coi là sự tiếp tục của chiến dịch trước đó bắt đầu từ tháng Ba.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an ban hành vào tháng ba đã chấp thuận cho các quốc gia thành viên có quyền "dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân khỏi đe dọa tấn công trong nước, bao gồm cả Benghazi, ngọai trừ lực lượng chiếm đóng nước ngoài dưới mọi hình thức trên bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Libya."


Diễn biến mới nhất chiến sự ở Libya
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phản đối Nghị quyết không ràng buộc

Tại Washington, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu vào thứ sáu để phê chuẩn một nghị quyết không ràng buộc rằng cần có nhiều thông tin hơn về các nhiệm vụ của Hoa Kỳ ở Lybia từ Tổng thống Barack Obama, cũng như các biện pháp riêng để Hoa Kỳ có thể rút NATO khỏi những hoạt động ở Libya.

Nghị quyết không ràng buộc được đề xuất nhằm tránh khả năng các biện pháp thu hồi có thể vượt qua và gây nên tình trạng khó xử cho chính phủ Hoa Kỳ và NATO.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lại lên tiếng phản đối các biện pháp thu hồi. Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết: “Bộ trưởng Gates tin rằng đối với Hoa Kỳ, một khi đã cam kết cho hoạt động của NATO thì việc đơn phương từ bỏ ý định đó sẽ để lại nguy hiểm rất lớn, hậu quả dài hạn”

Chính phủ Libya đã cáo buộc NATO giết chết hàng trăm thường dân và làm bị thương hàng ngàn người khác trong hai tháng của vụ đánh bom để hỗ trợ một nghị quyết Liên hợp quốc - kêu gọi bảo vệ người dân Libya khỏi các lực lượng của Gadhafi.

Nhiều người Libya đang chạy trốn khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá và có đến 270 người tị nạn bị mất tích trên biển sau khi thuyền của họ gặp phải thời tiết xấu, theo nguồn tin từ Tunisia. Cũng theo nhóm bảo vệ bờ biển nước này thì họ đã giải cứu thành công một con thuyền đánh cá bị mất liên lạc từ tối thứ tư gần quần đảo Kerkennah. Con tàu này được cho là đã chở khoảng 800 người tị nạn từ Libya tới đảo Lampedusa, Italia.

Lampedusa, đảo gần nhất của Italia với châu Phi, bỗng chốc trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng chục ngàn người tị nạn đang tìm cách vượt biên trái phép vào châu Âu. Còn nhớ hồi tháng hai, đã có tới hơn 30,000 dân di cư và người tị nạn từ Tunisia và Libya đã liều mình dấn thân vào một cuộc hành trình nguy hiểm để tới hòn đảo này.

Ở một diễn biến khác, cô sinh viên Eman al-Obeidy, người đã cáo buộc bị hãm hiếp bởi binh sĩ Lybia đã bị buộc phải trục xuất khỏi Qatar và gửi trả lại Benghazi, thành phố lớn thứ hai ở Lybia.

Dù trước đó cô sinh viên cao học ngành luật này đang chờ ngày được bắt đầu một cuộc sống mới và Văn phòng Liên Hợp Quốc của Cao ủy về người tị nạn đã chuẩn bị giấy tờ cho cô nhưng chính quyền Qatar đã bắt cô cùng gia đình tại một khách sạn ở thủ đô Doha, sau đó cho họ lên một máy bay quân sự từ sớm thứ năm.

Vài giờ trước khi bị trục xuất, al-Obeidy nói với CNN rằng lực lượng bảo vệ vũ trang đã được bố trí bên ngoài phòng của cô, ngăn chặn sự trợ giúp của đại diện các cơ quan tị nạn Liên Hiệp. Và theo tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch thì việc trục xuất như vậy là bất hợp pháp theo luật quốc tế. 


Quân Hào


vtc.vn:

Đạt lợi ích riêng, Nga theo phương Tây bỏ rơi Libya


02/06/2011 20:48

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev mới đây đã khiến nhiều người bất ngờ khi cùng với các cường quốc phương Tây lên tiếng kêu gọi Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từ chức. Động thái diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Pháp này đánh dấu một bước ngoặt trong lập trường của Nga về vấn đề Libya.
 
Các chuyên gia và nhà phân tích tin rằng sự thay đổi đột ngột của Nga là nhằm để bảo vệ lợi ích riêng của nước này ở đất nước Bắc Phi. Hơn nữa, Moscow cũng muốn có quyền lợi trong tương lai của Libya. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi khả năng Nga có thể giúp tạo ra sự khác biệt ở Libya.
 
Tại sao Nga lại thay đổi?
 
Kể từ khi cuộc nổi dậy đẫm máu ở Libya nổ ra hồi giữa tháng 2, giới lãnh đạo Nga đã phải bận rộn tính toán xem liệu ông Gaddafi có từ chức hay không và liệu các lợi ích của Nga ở Libya có thể được công nhận nếu phe đối lập lên cầm quyền. Và cuộc chiến bế tắc, giằng co giữa quân của ông Gaddafi với phe nổi dậy đã khiến Moscow khó đưa ra quyết định cuối cùng.
 
Đạt lợi ích riêng, Nga theo phương Tây bỏ rơi Libya
Tổng thống Nga Medvedev 

Cảm thấy còn quá sớm để lựa chọn phe nào trong hai phe ở Libya, Nga đã áp dụng một lập trường linh hoạt, lên án cả chiến dịch can thiệp quân sự của NATO lẫn những hành động thù địch chống lại dân thường của quân Tổng thống Gaddafi.

 
"Lập trường của Nga về vấn đề Libya dựa trên lập trường chung của nhóm BRICS là không can thiệp vào các cuộc xung đột và giữ thế cân bằng với cả 3 bên trong cuộc chiến ở Libya gồm quân chính phủ, lực lượng đối lập và các cường quốc phương Tây," ông Fedor Lukyanov, tổng biên tập tạp chí Nước Nga trên Chính trường Toàn cầu, đã nhận định như vậy.
 
Tuy  nhiên, khi thời gian trôi đi, việc phương Tây liên tục kêu gọi lật đổ ông Gaddafi kèm theo hành động tăng cường các cuộc không kích vào thủ đô Tripoli có thể đã khiến Nga thay đổi quyết định.
 
NATO tuyên bố họ sẽ không chấm dứt hành động can thiệp vào Libya cho đến khi Gaddafi chịu ra đi.
 
Nga xem Libya là một đối tác quan trọng trong khu vực. Nước này đã rót hàng tỉ USD vào các lĩnh vực như khai thác dầu mỏ, xây dựng đường sắt và vũ khí ở Libya. Rõ ràng, một đất nước Libya hỗn loạn đang gây ảnh hưởng lớn đến các khoản đầu tư khổng lồ của Nga vào đây, đặc biệt là các khoản đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
 
Công ty dầu khí Tatneft của Nga đã đầu tư mạnh vào Libya trong suốt 6 năm qua trong khi Gazeprom, tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga, vừa mới tháng 2 vừa rồi đã chi khoảng 163 tỉ USD để mua cổ phần trong dự án sản xuất dầu và khí đốt Elephant của Libya. Hai công ty này đã buộc phải ngừng các hoạt động của mình ở đây và sơ tán các công nhân của mình về nước sau khi cuộc xung đột lan rộng ra khắp đất nước Bắc Phi.
 
Khi NATO thể hiện quyết tâm lật đổ ông Gaddafi bằng được và các cuộc không kích của liên mình này giành thêm được một số bước tiến thì Nga bắt đầu xem xét lại vai trò của mình bởi vì nước này thấy họ không thể đứng ngoài bức tranh ở Libya.
 
Ông Meisant al-Janabi, một giáo sư Nga, cho biết, điện Kremlin đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn không để xảy ra tình trạng tương lai của Libya chỉ do một mình phương Tây quyết định. Để tránh nguy cơ này, Tổng thống Medvedev đã buộc phải nhảy vào.
 
Hơn nữa, tại hội nghị G8, các nước phương Tây cũng đưa ra một số cam kết và đề nghị để lôi kéo Nga đứng về phía họ. Các nước phương Tây đã hứa sẽ tạo điều kiện cho Nga tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm nay. Pháp cũng đã ký một thoả thuận bán 4 chiếc tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.
 
Có thể nói, việc Nga thay đổi lập trường chẳng có gì là lạ. Điều này rất bình thường và xảy ra thường xuyên trên chính trường quốc tế. Đúng như giáo sư Al-Janabi nhận xét: “Không có gì bí mật khi nền chính trị của tất cả các cường quốc trên thế giới đều dựa vào lợi ích riêng của họ. Vì vậy, việc ông Medvedev làm chẳng có gì khác thường. Ông ấy chỉ đang thể hiện là Nga đã tính toán những lợi ích và mất mát có thể xảy ra trong cuộc khủng hoảng ở Libya để cân nhắc hành động”.
 
Liệu Nga có tạo nên sự khác biệt ở Libya?
 

Ngoài việc lên tiếng kêu gọi ông Gaddafi từ chức, Tổng thống Medvedev còn tỏ ra rất hăng hái trong việc đóng vai trò làm trung gian trong cuộc khủng hoảng ở Libya. Trước đó, Moscow luôn từ chối đóng vai trò này.
 
Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng, Nga có ảnh hưởng hạn chế đối với Libya mặc dù Moscow có liên hệ với cả chính phủ và phe nổi dậy ở đất nước Bắc Phi.
 
Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim mới đây đã phát biểu tại cuộc họp báo rằng, chính phủ Libya không quan tâm đến những sự kiện xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh G8. Ông Kaim cho biết, Libya chỉ ủng hộ đề xuất do Liên minh Châu Phi (AU) đưa ra. Theo ông này, “bất kỳ quyết định nào về tương lai của Libya đều phải do nhân dân Libya đưa ra chứ không  phải ai khác".
 
Ông Yevgeny Satanovsky, người đứng đầu Viện Trung Đông ở thủ đô Moscow, bày tỏ hoài nghi về việc ông Gaddafi sẽ đồng ý từ chức.Ông này tin rằng, Tổng thống Gaddafi sẽ “chiến đấu đến cùng".
 
Không chỉ chính phủ Libya phớt lờ vai trò của Nga mà phe nổi dậy cũng tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của Nga trong vai trò là người trung gian.
 
Đề cập đến việc Nga muốn làm trung gian trong cuộc khủng hoảng ở Libya, phát ngôn viên phe nổi dậy, Phó Chủ tịch Hồi đồng Chuyển tiếp Quốc gia – ông Abdel-Hafidh Ghoga cho rằng, đáng ra đề xuất này phải đến sớm hơn. “Nó đã đến quá muộn và đó không phải là một thoả thuận lớn".

Theo VnMedia

Taliban tấn công trạm kiểm soát biên giới Pakistan

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 02/06/2011, 16:07 (GMT+7)

Taliban tấn công trạm kiểm soát biên giới Pakistan

28 cảnh sát, dân thường thiệt mạng

TTO - Hàng trăm tay súng Taliban được vũ trang hạng nặng đã bao vây một trạm kiểm soát của Pakistan ở khu vực biên giới với Afghanistan và giao tranh đã diễn ra hai ngày liên tiếp làm 23 cảnh sát và năm dân thường thiệt mạng.

Theo AFP, đây là vụ bắn giết đẫm máu nhất ở Pakistan trong nhiều tháng qua.

Giao tranh ở biên giới Afghanistan - Pakistan - Ảnh: AFP

Hãng tin này dẫn lời một quan chức cảnh sát cấp cao nói 500 tay súng, bao gồm nhiều phần tử Taliban từ bên kia biên giới và Taliban Pakistan, đã tham gia cuộc tấn công bắt đầu từ chiều 1-6 và kéo dài suốt hai ngày sau đó. Các quan chức nói mục tiêu của những tay súng này là trạm kiểm soát Shaltalu ở quận rừng núi tây bắc Pakistan Thượng Dir, cách biên giới tỉnh Kunar của Afghanistan 6km.

Quân đội Pakistan đã cử lực lượng tiếp viện đến khu trạm kiểm soát cảnh sát này và triển khai trực thăng có trang bị súng máy để tấn công các tay súng Taliban.

“Chúng tôi đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn khu vực nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn ở một số vùng gần trạm kiểm soát, nơi đã bị khoảng 500 tay súng Taliban Pakistan và Afghanistan tấn công”, sĩ quan cảnh sất cấp cao Qazi Jamil ur-Rehman nói với AFP.

Ông cũng nói 28 người đã thiệt mạng, bao gồm 23 cảnh sát và năm thường dân, trong đó có hai phụ nữ. Những thường dân xấu số bị trúng đạn pháo do phiến quân bắn ra. Ông Rehman nói 20 cảnh sát khác đã bị thương, nhưng không rõ số thương vong của lực lượng tấn công là bao nhiêu. “Lính biên phòng, dân quân, trực thăng quân đội, pháo binh và cảnh sát đã tham gia chiến dịch này”, Rehman nói.

Taliban và các phần tử Hồi giáo vũ trang đi lại liên tục giữa vùng biên giới hai nước, khu vực mà Mỹ gọi là vùng nguy hiểm nhất thế giới. Thượng Dir là một quận thuộc tỉnh tây bắc Khyber Pakhtunkhwa, nằm gần khu vực quân đội Pakistan từng mở một chiến dịch lớn trấn áp Taliban vào năm 2009 trải rộng từ Hạ Dir, Buner tới Swat.

Kể từ khi tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda Osama bin Laden, Mỹ đã gây sức ép liên tục buộc Pakistan phải có những hành động cương quyết hơn với lực lượng phiến quân ở vùng tây bắc. Tỉnh Bắc Waziristan của Pakistan, cũng ở gần biên giới với Afghanistan, một vùng rừng núi xa xôi, được coi là đại bản doanh của Taliban ở nước này, với khoảng 4.000 tay súng.

H.MINH

Mỹ điều tra vụ Gmail bị tấn công

Thanh Niên Online:
Chính phủ Mỹ đang nỗ lực xem xét liệu an ninh mạng có bị xâm phạm hay không sau khi hãng Google phát hiện tin tặc nghi từ Trung Quốc tấn công tài khoản thư điện tử Gmail của quan chức Mỹ.

Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố: “Đây là những cáo buộc rất nghiêm trọng. Chúng tôi đang tiến hành điều tra”. Google và Chính phủ Mỹ không cáo buộc Chính phủ Trung Quốc đứng sau vụ tấn công nhưng các chuyên gia nói đã lần theo dấu vết của tin tặc tới Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Chưa hết, giới an ninh mạng nghi ngờ rằng tin tặc Trung Quốc cũng đứng sau vụ đột nhập hệ thống máy tính của Tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin hồi cuối tháng 5.

Trong một diễn biến khác, một nhóm tin tặc tên Lulz Security hôm qua tuyên bố đã xâm nhập và đánh cắp hơn 1 triệu mật khẩu, địa chỉ e-mail và các thông tin khác từ mạng của hãng Sony, theo BBC.

Trùng Quang

Nổ kho vũ khí ở Nga, 22.000 người sơ tán

Thanh Niên Online:
Ít nhất 2 người thiệt mạng, gần 60 người bị thương và khoảng 22.000 người phải sơ tán khi một kho vũ khí phát nổ tối 2.6 tại vùng Volga ở CH Udmurtia thuộc Nga, theo RIA Novosti hôm qua. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 23 giờ 50 (giờ địa phương) tại kho vũ khí gần thành phố Izhevsk, vốn được cho là chứa tới 10.000 tấn đạn pháo, theo truyền thông Nga. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng từ chối cho biết con số chính thức.

“Một loạt tiếng nổ đinh tai vang lên, mọi thứ rung chuyển và tôi thấy lửa ngùn ngụt bốc lên từ khu vực kho đạn”, trang tin Izhlife.ru dẫn lời một người dân kể lại. Các nhân chứng cho hay các mảnh vỡ của những quả pháo bị nổ rơi rải rác trong bán kính 2 km quanh kho vũ khí. Lãnh đạo chính quyền Udmurtia là ông Alexander Volkov cam kết nhà chức trách sẽ bồi thường cho những người bị thiệt hại và nói người dân có thể về nhà vào hôm 5 hoặc 6.6. Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã điều 7 máy bay và 500 người tới hiện trường để dập tắt các đám cháy. Vụ nổ khiến nhiều tuyến giao thông và đường ống dẫn dầu trong vùng phải tạm ngưng hoạt động. Giới hữu trách đang điều tra nguyên nhân vụ việc.


Lửa ngùn ngụt sau vụ nổ kho đạn ở Nga - Ảnh: AFP

Trong một diễn biến khác, BBC hôm qua đưa tin 4 người thiệt mạng trong vụ nổ và hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu của hãng Chevron ở Pembroke Dock, phía tây xứ Wales hôm 2.6. Khoảng 50 lính cứu hỏa và 10 xe chữa cháy được huy động và đám cháy được kiểm soát trong vòng 1 tiếng rưỡi.

Lê Loan

Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á - Nóng bỏng vấn đề biển Đông

SGGP Online
Thứ bảy, 04/06/2011, 02:59 (GMT+7)

Ngày 3-6, Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á hay Đối thoại Shangri-La đã khai mạc tại Singapore. Hội nghị được kỳ vọng là cơ hội để nâng cao sự minh bạch các chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự trong khu vực. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình biển Đông liên tục có những căng thẳng trong thời gian gần đây.

  • Thu hẹp khoảng cách bất đồng

Tham dự Đối thoại Shangri-La 10 có đại diện từ 28 quốc gia gồm Tổng thống, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao và các học giả. Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu, tham dự hội nghị.

Ra đời từ năm 2002, đây là diễn đàn an ninh cấp cao uy tín, giải quyết được hàng loạt vấn đề tranh chấp và xây dựng các liên minh an ninh, tạo điều kiện cho các bộ trưởng quốc phòng châu Á - Thái Bình Dương đối thoại, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác an ninh. Các phiên họp của hội nghị sẽ tập trung vào những vấn đề an ninh đang nổi lên, các học thuyết quân sự mới, ngân sách quốc phòng các nước, tranh chấp chủ quyền, sự phát triển vũ khí hạt nhân, vấn đề an ninh hàng hải.

Cuộc hội đàm quân sự giữa Mỹ và Nhật tại Shangri-La.

Trong thời điểm diễn ra hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tiến hành các cuộc hội đàm với những người đồng cấp Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, ông Robert Gates tuyên bố, quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang chuyển biến “theo chiều hướng tích cực hơn” sau những diễn biến căng thẳng mới đây giữa hai bên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng hai nước cần nỗ lực nhiều hơn để tăng cường quan hệ và phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề khu vực.

Quan hệ Mỹ-Trung thời gian qua nảy sinh mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vực: chính sách kinh tế và thương mại, các vấn đề khu vực và thế giới, chính sách quốc phòng... Vụ tranh cãi mới đây nhất liên quan đến những cáo buộc cho rằng các tin tặc ở Trung Quốc đã xâm nhập hệ thống thư điện tử Google và tài khoản cá nhân Gmail của hàng trăm người, trong đó có tài khoản của các quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố cáo buộc trên rất nghiêm trọng và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang tiến hành điều tra. Hãng tin AFP nhận định, cuộc hội đàm với Nhật Bản nhằm củng cố mối quan hệ quốc phòng đồng minh. Còn đối với cuộc gặp với Trung Quốc là nhằm thu hẹp khoảng cách bất đồng.

  • Trung Quốc không tuân thủ Công ước LHQ về Luật biển

Chủ đề liên quan đến biển Đông dự đoán sẽ được nhắc đến nhiều trong chương trình nghị sự. Trước thời điểm diễn ra hội nghị, phía Philippines đã lên tiếng phản đối việc các tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ tại biển Đông. Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét lại hệ thống an ninh dọc theo bờ biển của nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết, Bộ Quốc phòng Philippines đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc về các vụ việc mới nhất xảy ra.

Trong khi đó, hãng tin Kyodo cho biết, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, Manila sẽ nộp đơn phản đối lên LHQ về một loạt vụ xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh hải quốc gia Đông Nam Á này. Ông Aquino cho rằng, từ hôm 25-2, Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Philippines trên biển Đông ít nhất 6 hoặc 7 lần. Theo ông Aquino, việc Trung Quốc đang tuân theo cái gọi là đường 9 đoạn đã không tuân thủ Công ước LHQ về Luật biển.

THANH HẰNG



Dư luận quan ngại tình hình biển Đông

Dư luận nước ngoài cho rằng, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông sẽ là chủ đề lớn được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á. Giáo sư Peter Dutton thuộc Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc (Đại học Hải quân Mỹ) nhấn mạnh tuyên bố về khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Công ước LHQ về Luật biển.

Trong khi đó, Tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại.

Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines.

Cũng liên quan tới tình hình biển Đông, trả lời phỏng vấn báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở biển Đông, ủng hộ Tuyên bố của ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở biển Đông và khuyến khích các bên đạt được bộ quy tắc ứng xử đầy đủ. Người phát ngôn nói: “Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao mang tính cộng tác của tất cả các bên nêu yêu cầu chủ quyền nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải mà không có sự áp đặt”.

Người phát ngôn nêu rõ, Mỹ chia sẻ với cộng đồng quốc tế một số lợi ích quốc gia tại biển Đông, bao gồm ổn định khu vực, tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và thương mại không bị cản trở trong điều kiện hợp pháp.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy của Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard, cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng tại biển Đông, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực bảo đảm các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thông qua đối thoại và không xảy ra xung đột.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo, các vụ đụng độ trong vùng biển tranh chấp có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang. Tổng thống Aquino cũng khẳng định lại quan điểm rằng, các nước trong khu vực cần tháo gỡ căng thẳng và tập trung thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Cuộc hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở biển Đông” vừa tổ chức tại Jakarta khẳng định, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với “Đường 9 điểm” trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Tuyên bố kêu gọi các bên liên quan duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế.

P.NAM (Theo TTXVN)



Thứ Bẩy, 04/06/2011 - 07:17
(Dân trí) - Quan hệ Mỹ - Trung - Đông Nam Á và tình hình tại Biển Đông sẽ là những vấn đề nổi bật tại Diễn đàn Shangri-la lần thứ 10 vừa khai mạc tại Singapore. Hôm qua, mọi chú ý đều dồn vào cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc và Trung Quốc-Mỹ.
Đối thoại Shangri-La là sự kiện có tầm quan trọng lớn.

Biển Đông “là vấn đề phức tạp”

Trong bài diễn văn khai mạc diễn đàn tối qua, Thủ tướng Malaysia Dato’ Sri Mohd Najib Tun Abdul Razak đã đề cập tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, gọi đây là vấn đề “vô cùng phức tạp”. Ông nói: “Các bên liên quan nhìn chung đã rất kiềm chế. Các bên cần tìm giải pháp hòa bình và không để bất đồng leo thang”.

Thủ tướng Malaysia cũng bày tỏ hy vọng như mọi lần rằng Trung Quốc và ASEAN sẽ tiến tới một cơ chế pháp lý chặt chẽ hơn cho tranh chấp Biển Đông.

Được bắt đầu từ năm 2002 và tổ chức hàng năm, Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies -IISS), trụ sở chính tại London, chủ trì.

Đối thoại Shangri-La tuy là sự kiện không chính thống nhưng có tầm quan trọng lớn vì là cơ hội hiếm có cho các bộ trưởng quốc phòng các quốc gia trong khu vực gặp gỡ và trao đổi ý kiến; và các phát biểu tại diễn đàn luôn được trích dẫn rộng rãi như quan điểm của các nước.

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia cuộc họp kéo dài ba ngày từ 3 - 5/6 lần này. Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh dư luận trong nước vô cùng bức xúc trước các vụ gây hấn mới của Trung Quốc trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo dư luận quốc tế, việc Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ phản đối vụ tàu hải giám Trung Quốc gây hấn tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam cũng như uy hiếp tàu cá của Việt Nam cho thấy Việt Nam đã không thể im lặng trước các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc.

“Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để cất tiếng nói của mình”

Diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 vừa khai mạc tại Singapore, với sự tham dự của đại diện quốc phòng 35 nước châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin BBC hôm qua cho rằng như tại những lần diễn đàn trước, Việt Nam được trông đợi sẽ mang tranh chấp Biển Đông ra bàn thảo với các nước liên quan, nhằm thúc đẩy cách tiếp cận đa phương cho tiến trình phức tạp này. Ngay ngày đầu tiên tại diễn đàn, đoàn Việt Nam đã có tiếp xúc song phương với đoàn Trung Quốc để thảo luận các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt chiều qua đã có cuộc gặp và thảo luận sâu rộng về quan hệ giữa hai nước bên lề Đối thoại Shangri-La.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng ông Lương Quang Liệt lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La. Ông đánh giá quan hệ Việt - Trung đang phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh trong quan hệ giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/5 đã bị tàu Hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam “đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại”.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước; hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”. Ông cho biết bài phát biểu sẽ đề cập đến sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng.

Về phần mình, ông Lương Quang Liệt nhất trí với đánh giá của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về quan hệ Việt - Trung đang phát triển tốt đẹp và cũng cho rằng vấn đề còn tồn tại giữa hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ông cho biết quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao; Trung Quốc “cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”.

Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai”, ông Lương Quang Liệt khẳng định.

Vẫn theo BBC, lần đầu tiên, Việt Nam cũng sẽ tổ chức họp báo vào sáng 5/6 “để Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh giải thích thêm với giới quan tâm về các điểm trong bài phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh với chủ đề 'Phản hồi trước các Đe dọa An ninh Hàng hải mới'”. Dư luận nhận xét đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tận dụng được cơ hội để cất tiếng nói của mình.

Mỹ-Trung và quan hệ với Đông Nam Á

Đoàn Trung Quốc cũng đã có tiếp xúc với đoàn Mỹ ngay chiều hôm qua. Trái với không khí căng thẳng vào cuộc họp năm ngoái, năm nay, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nhấn mạnh đến chiều hướng cải thiện trong quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates mở đầu cuộc họp, nói với Tướng Lương Quang Liệt rằng ông kỳ vọng vào tương lai của mối quan hệ Mỹ Trung Quốc. Tướng Lương Quang Liệt nói ông cũng thấy những tiến bộ tích cực trong quan hệ giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ.

Dù có những lời thân thiện, cuộc họp hôm thứ Sáu đã diễn ra khi Mỹ đang điều tra những cáo giác của Google rằng các tin tặc từ Trung Quốc đã lấy cắp những mật mã email của các giới chức cao cấp Mỹ. Chính phủ Bắc Kinh đã phủ nhận các cáo buộc về vụ việc này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Singapore.
Đây là hội nghị thứ năm và cũng là hội nghị an ninh châu Á cuối cùng mà ông Gates tham dự với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trước khi ông từ chức vào ngày 30/6.

Trả lời báo chí trong chuyến bay đưa ông đến Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã xác nhận rằng lần này ông sẽ cho biết thêm chi tiết về chính sách tiếp cận mới của Mỹ tại vùng Đông Nam Á. Dư luận cho rằng nhìn chung, đó sẽ là việc gia tăng quan hệ quân sự của Mỹ với khu vực để làm phương tiện chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Một phần trong chiến lược Đông Nam Á mới của Mỹ sẽ được ông Gates công bố trong bài tham luận đọc tại cuộc Đối thoại Shangri-La, nhưng trước mắt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã phác họa những nét chính như tăng cường quan hệ quân sự cũng như quan hệ toàn diện với các nước như Singapore, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Australia, cũng như với các đồng minh truyền thống là Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chính quyền Obama đang chuyển hướng chiến lược châu Á, chú ý nhiều hơn đến khu vực Đông Nam Á, sau khi thấy rằng vùng này càng lớn càng trở nên quan trọng về mặt quân sự, ngoại giao và thương mại. Trung Quốc đã tìm cách tăng cường ảnh hưởng trong khu vực trong những năm gần đây, nhưng thái độ của Bắc Kinh đã khiến cho nhiều nước trong vùng quan ngại.

Trước cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc, ông Gates đã gặp Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Thủ tướng Malaysia. Ông Gates cũng đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng, người đã cùng ông Gates lên tiếng ủng hộ sự cam kết của Washington ở châu Á và sự hợp tác của Mỹ trong việc giải quyết các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia cũng như tăng cường an ninh trong khu vực.

Nguyễn Viết



tienphong.vn:
Quốc tế
09:08 | 04/06/2011

Điểm báo quốc tế về vấn đề biển Đông

> Phản đối tàu quân sự Trung Quốc uy hiếp tàu cá Việt Nam

TP - Mấy ngày qua, báo chí quốc tế viết nhiều về vấn đề biển Đông với các nước liên quan. Xin điểm qua vài nét chính của bức tranh toàn cảnh chưa đầy đủ này.

Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam
Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam .

Philippines sẽ phản đối ở cấp Liên Hợp Quốc

Trao đổi với báo chí trong chuyến thăm Brunei ngày 2-6, Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino III, cho biết nước ông đang chuẩn bị văn kiện về 6 hoặc 7 trường hợp Trung Quốc xâm nhập hoặc có hành động khiêu khích ở vùng biển phía tây thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines để gửi lên Liên Hợp Quốc.

“Chúng tôi đang hoàn thiện dữ liệu. Chúng tôi sẽ gửi văn kiện này tới Trung Quốc và sau đó gửi lên một cơ quan thích hợp, gần như chắc chắn là Liên Hợp Quốc”, hãng tin AP của Mỹ dẫn lời ông Aquino.

Tổng thống Philippines cho rằng, giải pháp tốt nhất để khẳng định chủ quyền biển đảo là thông qua ngoại giao. Tuy nhiên, ông Aquino III cũng cảnh báo rằng, không có nỗ lực ngoại giao nào có thể ngăn cản Trung Quốc xâm phạm vùng biển tranh chấp.

Ngoài việc phản đối tàu quân sự Trung Quốc xâm phạm hải phận Philippines hồi tháng trước, Philippines cũng gửi công hàm phản đối việc hai tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc ngày 2-3 quấy rối tàu khảo sát MV Veritas Voyager của Philippines đang hoạt động trong hải phận nước này.

Báo Philippine Star hôm 2-6 trích thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, cơ quan này triệu tập đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Philippines hôm 31-5 để phản đối sự việc các tàu hải quân Trung Quốc dựng cột trên biển phía tây của Philippines.

Bộ Ngoại giao Philippines yêu cầu ông Bai Tian giải thích việc một tàu hải giám và tàu hải quân Trung Quốc tiến vào khu vực biển phía tây của Philippines. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines, những tàu này đã dỡ nhiều vật liệu xây dựng, dựng một số lượng cột không xác định và thả một chiếc phao ở vùng biển đó.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert del Rosario, nói rằng “bất kỳ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên vùng phụ cận chưa có người sinh sống thuộc Iroquois Bank là vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông-DOC” được ký giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc năm 2002. Gần đây, Philippines cũng gửi công hàm phản đối việc 2 tàu tuần tra của Trung Quốc ngày 2-3 quấy rối một tàu khảo sát của Philippines đang hoạt động trong hải phận nước này.

Cuộc triệu tập ngày 31-5 diễn ra sau cuộc họp hôm 27-5 khi Bộ Ngoại giao Philippines bày tỏ quan ngại với Trung Quốc khi truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nước này có kế hoạch lắp đặt giàn khoan dầu công nghệ tiên tiến nhất trên biển Đông vào tháng 7.

Trong cuộc họp, phía Philippines yêu cầu Trung Quốc chỉ rõ vị trí lắp đặt giàn khoan dầu quy mô lớn và nhấn mạnh Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ hoặc lãnh hải của Philippines. Trong cả hai cuộc gặp, Philippines và Trung Quốc nhắc lại cam kết của mỗi nước nhằm duy trì ổn định và hòa bình trên khu vực tranh chấp, cũng như cùng nhau duy trì quan hệ song phương tốt đẹp.

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cách đây 2 tuần, Tổng thống Philippines cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang có thể xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục chọc tức Philippines bằng can thiệp quân sự trên các hòn đảo.

Gần 2 năm sau khi Trung Quốc chính thức công bố bản đồ “đường lưỡi bò” 9 đoạn làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, Philippines bác bỏ giá trị của bản đồ này trong văn kiện gửi Liên Hợp Quốc đề ngày 5-4.

Theo báo Japan Times của Nhật Bản, một giàn khoan dầu khí mà Trung Quốc sắp lắp đặt có thể là hành động khẳng định tham vọng của Bắc Kinh muốn kiểm soát hầu hết quần đảo, vùng biển và đáy biển ở Đông Nam Á, biến biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Được thiết kế để chịu đựng bão lớn, giàn khoan dầu quy mô lớn này thuộc về công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc mang tên CNOOC.

Hãng dầu khí lớn nhất Trung Quốc này cho biết sẽ bắt đầu khoan dầu từ tháng 7. Theo báo Global Times của Trung Quốc, giàn khoan sẽ “giúp Trung Quốc khẳng định sự có mặt quan trọng hơn trên khu vực biển phía nam rộng lớn chưa được khai thác”.

Theo Tân Hoa Xã, CNOOC có kế hoạch đầu tư hơn 922 triệu USD để khoan các giếng dầu khí mới nhằm tăng sản lượng dầu khai thác từ các khu vực nước sâu lên gần 500 triệu tấn vào năm 2020. Lượng đầu tư này được cho là sẽ được đổ vào khu vực biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và biển Đông.

Bản đồ “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ để đòi giành chủ quyền trên 80% vùng biển Đông Nguồn: Tuổi Trẻ
Bản đồ “Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ để đòi giành
chủ quyền trên 80% vùng biển Đông. Nguồn: Tuổi Trẻ.

Đối trọng cân bằng sức mạnh

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, sự ngang ngược của Trung Quốc đang khiến các bên liên quan ở biển Đông hết sức lo ngại. Vì thế, chính sách mà các quốc gia ASEAN theo đuổi sẽ là tìm đối trọng cân bằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc khi nước này công bố vùng lợi ích của họ bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ vùng biển Đông, cũng như sự tấn công, uy hiếp của các tàu hải quân và hải giám Trung Quốc.

Năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói nước Mỹ có “lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải và sự tôn trọng luật pháp quốc tế tại khu vực biển Đông”.

Theo báo The Nation của Thái Lan, nếu không được giải quyết thỏa đáng, những tranh chấp hiện nay sẽ tác động đến sự ganh đua Mỹ-Trung trong khu vực. Chính phủ Philippines tin rằng, bất kỳ vụ tấn công nào đối với tàu của nước này trong khu vực thuộc sự quản lý của họ cũng giống như tấn công trực tiếp vào Mỹ, như được nêu trong Hiệp ước Quốc phòng đã ký giữa Philippines với Mỹ.

Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm 31-5 nói rằng, hải quân Mỹ có kế hoạch tham dự cuộc đối thoại không chính thức của các nước nhằm tìm kiếm chủ quyền trên biển Đông để giải thích lý do sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi nói rằng, sáng kiến này rất quan trọng vì Mỹ muốn nhấn mạnh sự hiện diện của họ nhằm duy trì ổn định trong khu vực được coi là giàu tài nguyên dầu khí này. “Họ cũng muốn bảo đảm rằng, tài nguyên thiên nhiên được chia sẻ và phục vụ nhu cầu phát triển của các nước”, ông Hamidi nói sau khi đón tiếp Đô đốc hải quân Mỹ Robert Williard hôm 31-5.

Theo báo The Nation của Thái Lan, tranh chấp ở biển Đông đe dọa quan hệ ASEAN - Trung Quốc sau 15 năm thực hiện chính sách ngoại giao thận trọng. Quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục được thử thách mạnh. Nếu không có bộ quy tắc mang tính ràng buộc thì khó dự đoán khu vực biển Đông sẽ có hòa bình và ổn định lâu dài hay không.

* Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm trong khoảng vĩ độ 15o45’ đến 17o15’ Bắc, kinh độ 111o đến 113o Đông, án ngữ ngang cửa vào Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý.

Quần đảo gồm trên 30 hòn đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn nằm trên một vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng 100 hải lý, từ bắc xuống nam khoảng 85 hải lý, chiếm diện tích biển khoảng 15.000-16.000 km2.

* Quần đảo Trường Sa ở về phía đông nam nước ta trong khoảng vĩ độ 6o50’ đến 12o bắc; kinh độ 111o 30’ đến 117o20’ đông, gồm hơn một trăm hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải trên một vùng biển rộng từ tây sang đông gần 350 hải lý, từ bắc xuống nam hơn 360 hải lý, chiếm diện tích biển từ 160.000 đến 180.000 km2.

Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hoà) khoảng 250 hải lý. Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước từ 3 đến 5m.

Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất quản lý liên tục, hòa bình, phù hợp các quy định của luật pháp quốc tế đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

TTXVN


Thái An tổng hợp


Thứ bảy, 4/6/2011, 09:11 GMT+7

Châu Á không cần phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Các nước châu Á không nên đặt mình trước sự lựa chọn làm đồng minh của Mỹ hay Trung Quốc, và cần tránh tình trạng đơn cực kiểu Chiến tranh Lạnh trong khu vực, Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh trong lời khai mạc diễn đàn an ninh châu Á.

Thay vì lựa chọn, châu Á cần đẩy mạnh hợp tác với Mỹ - siêu cường quân sự của thế giới; và với Trung Quốc - một cường quốc đang lên, nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khu vực như chống nạn buôn người, khủng bố, buôn lậu thuốc phiện và phổ biến hạt nhân, Thủ tướng Najib Razak nói.

"Trung Quốc là đối tác của chúng ta và Mỹ cũng là đối tác của chúng ta", AP dẫn phát biểu của Najib hôm qua. "Chúng ta không đứng hẳn về bên nào".

"Chúng ta phải thay đổi chủ nghĩa lưỡng cực của Chiến tranh Lạnh, nhưng không phải bằng một lưỡng cực khác mà bằng chủ nghĩa đa cực".

Nhân viên an ninh đứng gác trước khách sạn Shangri-la, nơi bộ trưởng quốc phòng các nước tham gia Diễn đàn an ninh. Ảnh: AFP
Nhân viên an ninh đứng gác trước khách sạn Shangri-la, Singapore, nơi bộ trưởng quốc phòng các nước tham gia Diễn đàn an ninh. Ảnh: AFP

Chiều qua Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Hôm nay ông Gates sẽ có bài phát biểu tại Diễn đàn, dự kiến nhằm nhấn mạnh vai trò cũng như cam kết hiện diện quân sự lâu dài trong khu vực. Bài phát biểu của ông Lương đưa ra một ngày sau đó, nói về hợp tác an ninh quốc tế của Trung Quốc.

Tướng Phùng Quang Thanh của Việt Nam cũng có bài phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể, với chủ đề đối phó với các thách thức an ninh biển mới.

Đối thoại Shangri-la quy tụ 28 phái đoàn quốc phòng an ninh đến từ các nước. Thành phần tham dự Đối thoại có những người đứng đầu chính phủ, các bộ trưởng quốc phòng, các tổng tư lệnh hoặc tham mưu trưởng quân đội. Đây là diễn đàn an ninh đa phương quan trọng nhất của châu Á Thái bình dương, diễn ra thường niên kể từ năm 2002, do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tổ chức.

Thanh Mai

Đại tá Quách Hải Lượng: Phải vạch rõ cái phi nghĩa của TQ

Xã hội - Dân trí:
Thứ Sáu, 03/06/2011 - 11:40

Là một chuyên gia nghiên cứu đã hàng chục năm về Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc (ảnh), cho rằng sự cố cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi là hành động tất yếu sẽ xảy ra.
>> Tàu Bình Minh 02 đã về đến Cảng Nha Trang
>> Việt Nam có thể khiếu nại lên Hội đồng Bảo an
Việc Việt Nam cần làm bây giờ là: Về đối ngoại, ngay lập tức vạch rõ tính phi chính nghĩa của Trung Quốc và nêu rõ tính chính nghĩa của ta, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế; về đối nội, lãnh đạo phải tin vào nhân dân.

Ông Quách Hải Lượng khẳng định: Không nên quá lo sợ và chỉ tập trung chú ý vào tiềm lực quân sự của Trung Quốc, mà nên cảnh giác với cả các lĩnh vực khác có sự tham gia rất mạnh mẽ của Trung Quốc như đầu tư, kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng… ở Việt Nam.

Đối phó với nhiều mũi

Vì sao ông lại cho rằng việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam qua sự cố tàu Bình Minh 02 vừa rồi là tất yếu?
Để trả lời câu hỏi này, phải phân tích chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Đối với riêng vấn đề biển Đông, Trung Quốc có hai lợi ích: Một là muốn có một chỗ đứng chân chiến lược để phát triển vào Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và nói chung là đi ra thế giới. Hai là thèm khát năng lượng. Hai yếu tố đó trở thành động cơ cho chiến lược chung của Trung Quốc, cả toàn cầu lẫn khu vực. Và Trung Quốc đã có nhiều hoạt động nhằm thực thi chiến lược ấy bao nhiêu năm qua.

Thứ nhất là họ tăng cường sức mạnh quân sự để đe dọa và giữ quyền khống chế, chủ động trên toàn bộ biển Đông.

Thứ hai, họ tham gia các dự án đầu tư lớn và các khối thị trường tự do để xâm nhập Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm những con đường chiến lược xuyên Đông Dương, xuyên Á và liên Á, để có thể phát triển ra thế giới bằng đường bộ và đường sắt. Cộng thêm vào biện pháp kinh tế-đầu tư là chính sách di dân của Trung Quốc: Ở tất cả những nơi Trung Quốc đến làm ăn kinh tế, họ đều muốn người của mình ở lại.

Với riêng Việt Nam, thật ra vấn đề nổi cộm giữa ta và Trung Quốc là biển Đông nhưng để ép ta về vấn đề biển Đông thì Trung Quốc sử dụng nhiều mũi nhọn: kinh tế, đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở… Cho nên, việc Việt Nam xử sự với Trung Quốc là phải đối phó lại rất nhiều mũi nhọn chứ không phải chỉ riêng biển Đông.

Trung Quốc đối xử với tất cả các nước đều như vậy hay với mỗi nước một khác?

Tôi cho rằng họ đối xử với mỗi nước mỗi khác, rất khác biệt nhau. Với Philippines thì họ hơi chờn, nhất là từ khi Philippines trở thành đồng minh của Mỹ. Với một số nước khác như Myanmar, Indonesia thì họ có cách đối xử khác. Riêng đối với Việt Nam thì họ coi như đối tượng để bắt nạt, lợi dụng. Trong quan hệ thương mại, ta nhập siêu của Trung Quốc gần đây tới hơn 12 tỉ USD. Họ còn gạ Việt Nam làm “một trục hai cánh”, “một hành lang hai vành đai”, thì cũng nhằm thâm nhập kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam vào tiểu vùng kinh tế của Trung Quốc, là Quảng Tây - Vân Nam, hai tỉnh lạc hậu nhất...

Tin vào nhân dân

Trở lại chuyện căng thẳng mấy hôm nay, ông nghĩ Trung Quốc được lợi gì, bị thiệt hại gì?

Thực sự là Trung Quốc đã làm điều rất không có lợi cho chính Trung Quốc: Thứ nhất là phá tình hữu nghị Trung-Việt. Thứ hai là phá luật pháp quốc tế, làm cho quốc tế lên án. Thứ ba là phá lòng tin. Họ yêu cầu xây dựng lòng tin mà bây giờ họ làm thế thì ai tin họ? ASEAN, Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể tin Trung Quốc được.

Sâu xa hơn nữa, cái rất nguy hiểm là họ làm cho dân tộc hiểu nhầm dân tộc, dân tộc oán thù dân tộc. Một vài người, một tập đoàn, một nhóm người mà oán hận Trung Quốc là chuyện cứ cho là nhỏ đi. Nhưng nếu cả dân tộc này oán hận Trung Quốc thì họ sẽ nghĩ như thế nào về cái lợi trước mắt và lâu dài của họ?

.Bây giờ Việt Nam nên ứng xử như thế nào?
Trước mắt ta phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc, nêu cái chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế.

Về dài hạn là đấu tranh pháp lý. Đấu tranh vô hiệu hóa “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi hỏi ta phải có tài liệu nhiều nữa và phải phát biểu nhiều, phải huy động toàn thể nhân dân, cả trong và ngoài nước. Phải đấu về pháp lý, về lịch sử, về ngôn luận, truyền thông và ngoại giao, rồi phải làm cho sức mạnh quân sự lên nữa.

Cuối cùng tôi muốn nói rằng: Trước hết ta phải để cho thế giới thấy Trung Quốc đã tự bỏ cái mặt nạ của họ và họ trở thành không chính nghĩa. Việc ta làm tốt nhất hiện nay là để cho chính trị đi trước: Vạch mặt bằng hết cái không chính nghĩa của Trung Quốc, làm thật rõ sự chính nghĩa của Việt Nam. Như thế là tạo lợi thế trên trường ngoại giao quốc tế. Thứ nữa là phải tin vào nhân dân. Cũng phải thấy rằng, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam với Đảng và Nhà nước phải là một. Nhân dân cũng như quân đội hết sức tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước cũng không bao giờ ngăn cản, cấm đoán lòng yêu nước của người dân.

Xin cảm ơn ông!
Theo Đoan Trang

Pháp luật Tp HCM

Liên quan vụ chìm tàu Dìn Ký: Đang xem xét trách nhiệm hình sự chủ doanh nghiệp

Van Hoa Online:
(03/06/2011)


VH- Lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi nhận quyết định đình chỉ hoạt động bến tàu khách và buộc di dời công trình nhà hàng nổi không phép vì toàn bộ hệ thống nổi của khu du lịch này được làm bằng thùng phuy nên thiếu độ an toàn, phía Dìn Ký đã đề nghị các cơ quan chức năng cho thời hạn 45 ngày để tự tiến hành tháo dỡ với lý do là hệ thống nhà hàng nổi này có quá nhiều công trình phụ khác.

Trước đó, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Lao Văn Quang (SN 1983, quản lý nhà hàng) về tội “giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy” và Văn Đức (SN 1987, là lái tàu để xảy ra tai nạn) về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện đường thủy gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngoài ra, cơ quan CSĐT đang tiến hành hoàn tất các thủ tục trưng cầu giám định cần thiết để tiến hành giám định làm rõ nguyên nhân vụ chìm tàu, cũng như xem xét trách nhiệm hình sự của chủ doanh nghiệp Dìn Ký.

Liên quan đến việc giải quyết bồi thường cho 4 nạn nhân người Trung Quốc, đại diện gia đình các nạn nhân đã đạt được thỏa thuận khi phía doanh nghiệp Dìn Ký bồi thường cho bốn nạn nhân hơn 68.000 USD, gồm chi phí đưa thi thể nạn nhân về nước, chi phí đi lại, ăn uống cho người thân của nạn nhân. Ngoài ra, gia đình 4 nạn nhân còn đòi phía Dìn Ký bồi thường về vật chất và tinh thần, bởi theo họ, những nạn nhân tử nạn là nguồn sống chính trong gia đình.

Tuy nhiên, ngày hôm qua 2.6, sau khi làm việc, hai bên vẫn chưa thỏa thuận được số tiền bồi thường khi gia đình các nạn nhân Trung Quốc đòi 60.000 USD/người. Vì vậy, đại diện phía Dìn Ký nói, sẽ có văn bản báo cáo với Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương về các vấn đề mới phát sinh để xin ý kiến chỉ đạo.

LÊ HẢI

Hành khách nước ngoài la hét, đánh tiếp viên bị phạt 5 triệu đồng

Tiền Phong Online:
07:09 | 03/06/2011

TP - Chiều 2-6, nguồn tin từ Cảng vụ Hàng không miền Nam cho biết vừa quyết định xử phạt hành khách người Úc có hành vi gây rối trên máy bay Vietnam Airlines (VNA) 5 triệu đồng.

Ảnh minh họa - Internet
Ảnh minh họa - Internet.
Trên chuyến bay số hiệu VN 780 từ Melbourne (Úc) về TP HCM chiều 1-6, hành khách Barnes Graeme (53 tuổi), sau khi xin tiếp viên vài chai rượu nhỏ để uống nhằm làm dịu cơn đau răng đã bất ngờ nổi đóa, hét ầm ĩ. Tiếp viên chuyến bay yêu cầu hành khách giữ trật tự, ông Barnes Graeme vẫn la hét và ném đồng hồ vào một hành khách ngồi cạnh. Nam tiếp viên đến can thiệp cũng bị vạ lây.

Trước tình thế trên, cơ trưởng chuyến bay đã ra lệnh giám sát hành khách Barnes Graeme và chuyển ông xuống phía cuối máy bay, sau đó trói vào ghế. Khi máy bay hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng an ninh đã lên tận khoang hành khách áp giải vị khách gây rối xuống để xử lý. Lúc đó, ông Barnes Graeme đã tỉnh táo và tỏ ra hối lỗi trước hành vi do mình gây ra trên máy bay.

Một quan chức Cảng vụ Hàng không miền Nam, cho biết: “Khi tỉnh táo trở lại, ông Barnes Graeme nói xấu hổ không biết chui vào đâu vì đã làm phiền nhiều người. Ông ấy kể lại rằng không phải say rượu mà khả năng do tương tác giữa thuốc đau răng đã uống trước đó cộng với rượu khiến mất kiểm soát hành vi”.

Hành khách Barnes Graeme là một doanh nhân Úc đến TP HCM làm ăn. Trước đó, khi ở trên máy bay, hành khách này có hình thể cao to (nặng cỡ 100kg) đã khiến những người có trách nhiệm trên máy bay phải vất vả để kiềm chế hành vi có thể gây nguy hiểm cho các hành khách khác.

Trước vụ việc này, ngày 17-5, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã xử phạt hành khách Mariano Francois Xavier Jean Agostini (người Pháp) 15 triệu đồng vì nói đùa có bom trên máy bay (chuyến bay từ TP HCM đi Đà Nẵng ngày 14-5).

Đình Thắng

Khuẩn E.coli gây tử vong ở châu Âu là chủng mới, cực độc

Khoa Học - KhoaHoc.vn - KhoaHoc.com.vn:
Cập nhật lúc 16h51' ngày 03/06/2011

Tổ chức Y tế thế giới hôm qua tuyên bố, vi khuẩn E.coli đang gây ổ dịch tiêu chảy nghiêm trọng ở nhiều nước châu Âu là một chủng hoàn toàn mới, có độc lực mạnh và nguy hiểm hơn rất nhiều so với những chủng cũ.

>> Nhận biết dưa chuột nhiễm khuẩn

Tại châu Âu, chủng vi khuẩn này đã khiến 17 người tử vong và ít nhất 1.500 người khác mắc bệnh, trong đó một phần ba bị suy thận.

Khuẩn E.coli
Khuẩn E.coli (Ảnh: popsci).

Theo Medical news, phân tích gene ban đầu cho thấy chủng này có thể là một dạng đột biến của hai chủng nguy hiểm khác của khuẩn E.coli, tạo thành một chủng mới "siêu độc".

Hilde Kruse, một chuyên gia về an toàn thực phẩm của WHO cho biết: "Đây là chủng hoàn toàn mới, chưa từng được phát hiện trước đây. Nó mang một vài đặc điểm khiến nó có độc lực mạnh và nguy hiểm hơn những chủng khác của khuẩn này mà chúng ta vẫn có trong ruột".

Theo Viện nghiên cứu Gene Bắc kinh (Trung Quốc), nó còn chứa một số gene kháng với thuốc kháng sinh.

Các chuyên gia nhận định việc vi khuẩn trao đổi gene là một điều không bình thường và thật khó để có thể giải thích chủng mới này đến từ đâu.

Tiến sĩ Paul Wigley, giảng viên về nhiễm trùng sinh học tại Đại học Liverpool (Anh) cho rằng, phần lớn các chủng vi khuẩn E.coli không gây bệnh nặng như chủng mới này. Nó tạo ra các độc tố làm hỏng đường ruột, gây tiêu chảy có máu và cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phân khác của cơ thể, trong đó có thận.

"Biến chứng nghiêm trọng nhất là hội chứng tán huyết urê, dẫn đến suy thận, kết quả là cần phải chạy thận nhân tạo hoặc trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong", tiến sĩ Wigley nói.

Đến nay, Đức đã ghi nhận 470 ca bị biến chứng nghiêm trọng này, trong đó 16 người đã tử vong. Thụy Điển cũng báo cáo có 15 ca và một người chết. Một số nước khác cũng ghi nhận các ca mắc tiêu chảy do chủng E.coli mới này là Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha.

Suy đoán về nguồn gốc của chủng mới, Wigley cho rằng động vật và đặc biệt là gia súc có thể mang những chủng vi khuẩn E.coli nguy hiểm hơn trong ruột mà không có biểu hiện bị ốm và chúng phát tán ra ngoài qua phân. Theo ông nguồn gốc của chủng này có thể là phân gia súc được sử dụng như phân bón trong một số trang trại để trồng rau hữu cơ trong đó có dưa chuột.

Theo Vnexpress

Ít nhất 10 người Đức tử vong sau khi ăn phải dưa chuột nhiễm khuẩn E.coli nhập từ Tây Ban Nha. Theo các chuyên gia, không chỉ có dưa chuột ở nước ngoài nhiễm khuẩn mà dưa chuột trồng tại Việt Nam cũng có khả năng nhiễm khuẩn cao.

Dịch bệnh từ rau sống và dưa chuột

Theo báo cáo của các cơ quan y tế Đức, tính đến hết ngày 28/5 có 270 trường hợp phải nhập viện vì nhiễm vi khuẩn Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC), gây hội chứng tăng urê huyết - huyết khó đông (HUS) và 10 người trong số đó đã tử vong. EHEC là một dòng của vi khuẩn E.coli khá phổ biến, gây hội chứng HUS có thể dẫn đến suy thận cấp, co giật, đột quỵ và hôn mê. Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết, vi khuẩn EHEC xuất hiện lần này tại Đức rất đáng ngại vì có dấu hiệu kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh.

Chính phủ các nước Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch cũng thông báo đã phát hiện ra một vài trường hợp mắc hội chứng do vi khuẩn E.coli gây ra sau khi những người này du lịch từ miền bắc nước Đức trở về. Theo Cơ quan bảo vệ sức khoẻ Anh (HPA) cảnh báo, dịch bệnh có thể sẽ lây lan thứ cấp từ người qua người nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Cơ quan này cho rằng, nguồn lây nhiễm có khả năng là rau sống và khuyến cáo khách du lịch khi đến Đức tránh ăn cà chua sống, xà lách và dưa chuột.

Dưa chuột ở Việt Nam cũng bị nhiễm khuẩn
Dưa chuột ở Việt Nam cũng bị nhiễm khuẩn

Theo GS.TS Phùng Đắc Cam, trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, không chỉ có dưa chuột ở nước ngoài nhiễm khuẩn mà dưa chuột trồng tại Việt Nam cũng nhiễm khuẩn khá nhiều. Nguồn lây nhiễm hiện nay chủ yếu từ đường nước tưới, rửa hay làm tươi dưa. Cụ thể, nguồn nước tưới dưa chuột hiện nay vẫn chủ yếu được người dân lấy là nước thải, lắng đọng từ ao hồ gần đó. Tất nhiên, nước ở khu vực này sẽ nhiễm khuẩn E.coli cao nên khi tưới lên dưa sẽ làm nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cũng có những người dân sử dụng nước máy để tưới, tuy nhiên điều này cũng chưa đảm bảo không nhiễm khuẩn. Bởi nước máy trong nguồn sẽ an toàn nhưng khi được đựng vào xô, chai lọ để tưới, rưới - là những vật dụng nhiễm khuẩn E.coli sẵn, từ đó làm lây truyền nguồn bệnh.

Thêm các ký sinh trùng

Cũng theo GS.TS Phùng Đắc Cam, không chỉ có nguy cơ nhiễm khuẩn E.coli mà dưa chuột và các loại rau quả tương tự như cà chua, các loại rau sống... còn có nguy cơ nhiễm các loài khác như trứng và ấu trùng các loại giun ống, giun Giardia làm bia, giun đũa chó, ký sinh trùng amip dạng bào nang... Mỗi loài đều sản sinh ra các bệnh khác nhau cho người ăn, trong đó chủ yếu gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, làm suy dinh dưỡng... Đặc biệt, nếu khuẩn E.coli chỉ tồn tại được ngoài không khí khoảng 15 phút thì các loại ký sinh trùng này tồn tại lâu hơn, khoảng vài ngày mới chết, đặc biệt trong thời gian này chúng còn sinh sôi nảy nở lên.

Vì dưa chuột thường được dùng để ăn sống nên để loại bỏ các nguy cơ nhiễm khuẩn, tốt nhất trước khi ăn cần rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó gọt vỏ. Khi gọt vỏ dưa cũng cần rửa tay sạch, dao sạch nhằm mục đích tránh lây nhiễm. Ngoài ra, yếu tố nhiễm khuẩn E.coli khi ăn dưa chuột sống cũng mang tính du lịch, tức là những người nước ngoài đến Việt Nam ăn dễ bị nhiễm hơn chính người dân bản địa vì họ chưa có kháng thể để quen với loại ký sinh trùng. Trong khi, người dân bản địa tiếp xúc nhiều nên có sức đề kháng cao hơn nên cũng ít bị ảnh hưởng hơn.

Nguy cơ nhiễm nitra và thuốc trừ sâu

Theo TS Phạm Minh Cương, nguyên giám đốc Công ty rau, Viện Rau quả: Hiện nay, chương trình chất lượng nông sản Vietgap mới chỉ triển khai được khoảng 700ha, so với diện tích đất trồng trọt thì con số này chỉ chiếm khoảng 7%, một con số quá ít để đảm bảo an toàn nông sản thực phẩm. Đối với dưa chuột cũng không nằm ngoại lệ đó.

Hiện có hai mối nguy cơ cao là dưa chuột nhiễm nitrat từ qua trình bón phân đạm và thuốc trừ sâu. Đặc điểm chính của dưa chuột là phát triển nhanh, nếu không phun thuốc trừ sâu dưa sẽ bị sâu, vỏ da sần sùi, quả quắt queo. Tuy nhiên, khi phun thuốc trừ sâu cần có thời gian cách ly khoảng 15 ngày, nếu đúng quy trình này dưa sẽ bị già và không ai ăn. Vì thế, hiện nay ta vẫn đang trong tình trạng "điếc không sợ súng".

Theo Bee.net

EU kêu gọi Nga bỏ lệnh cấm nhập khẩu rau quả

Vietnam+ (VietnamPlus)
03/06/2011 | 14:29:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ngày 2/6, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Nga bãi bỏ ngay lập tức lệnh cấm nhập khẩu tất cả các loại rau quả từ EU mà Mátxcơva vừa áp đặt một ngày trước đó, do lo ngại nguy cơ những thực phẩm này nhiễm khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột có thể dẫn đến tử vong.

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề y tế John Dalli cho biết sẽ gửi thư cho nhà chức trách Nga để thông báo những diễn biến mới về tình hình dịch bệnh, theo đó khẳng định những kết quả xét nghiệm dưa chuột tại Tây Ban Nha và Đức đều không phát hiện thấy khuẩn E.coli, khiến 18 trường hợp tử vong tại Đức.

Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã xóa tên dưa chuột Tây Ban Nha khỏi danh sách báo động về thực phẩm trong EU, đồng thời cho biết hiện các nhà chức trách châu Âu đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh trong khu vực.

Trong khi đó, ngày 2/6, Nga tuyên bố sẽ chỉ bãi bỏ lệnh cấm trên khi EU chứng minh được thực phẩm có nguồn gốc từ các nước trong EU là an toàn và khu vực này đã hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh.

Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov khẳng định trước đó, EU đã không thông báo đầy đủ cho Nga tình hình các trường hợp tử vong do khuẩn đường ruột E.coli gây ra, trừ một trường hợp tại Đức.

Hơn một tháng kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm khuẩn E.coli gây chết người, Nga chưa nhận được một thông tin nào từ EU. Ông Vladimir Chizhov bác bỏ ý kiến cho rằng việc áp đặt lệnh cấm của Nga là bất ngờ.

Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời ông Chizhov nói rằng Nga biết các nhà sản xuất rau quả tại EU đang chịu những tổn thất to lớn, song những thiệt hại về tài chính không thể so sánh với những mất mát về tính mạng và sức khỏe.

Cùng ngày, Nga tuyên bố sẽ tạm thời cấm nhập khẩu các sản phẩm động vật từ ba bang của Brazil kể từ ngày 15/6 này. Theo Cơ quan kiểm duyệt nông sản của Nga, Mátxcơva đưa ra quyết định trên sau khi các nhà chức trách Nga tháng Tư vừa qua phát hiện thấy một số công ty của Brazil không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của Nga về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo quyết định trên, Nga sẽ hạn chế nguồn cung ứng từ tất cả các doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện vệ sinh tại các bang Mato Grosso, Parana và Rio Grande do Sul của Brazil.

Liên quan đến dịch bệnh do nhiễm khuẩn E.coli, ngày 2/6, các quan chức y tế Mỹ thông báo đã có ba trường hợp tử vong nghi là bị nhiễm chủng vi khuẩn này sau khi đi du lịch từ Đức về. Hiện Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ đang đợi kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm trước khi đưa ra tuyên bố về dịch bệnh.

Trước đó, Anh thông báo phát hiện bảy trường hợp nhiễm khuẩn E.coli, trong đó có ba công dân Anh đi du lịch từ Đức về và bốn công dân quốc tịch Đức./.

TTXVN/VietNam+