Mở quá nhiều hướng

Mở quá nhiều hướng
14:01 | 10/09/2011

Mở quá nhiều hướng

> Vui & lo

TP - Trong nội dung khoản 1, Điều 105, chương VII, Luật Giáo dục có quy định: “Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”.

Ảnh minh họa
Niềm vui ngày khai trường. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, 6 năm qua, kể từ khi luật được ban hành đến nay, nội dung này chưa bao giờ được triển khai trong thực tế. Ngoài các khoản thu pháp luật quy định, trong hệ thống văn bản quy định về tài chính của các cấp liên quan tới GD&ĐT luôn có một phần lớn để nói về “các khoản thu khác”.

Chỉ mỗi từ “khác” thôi, gánh nặng chi phí đè lên vai bao lứa phụ huynh khiến mọi nỗ lực của chính phủ dành cho giáo dục nhiều lúc gần như không được người dân để ý. Chẳng hạn, trò chuyện với chúng tôi, một bộ phận rất lớn phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên khi biết nhà nước miễn thu học phí ở cấp giáo dục tiểu học!

Thật ra, ngay cả các “khoản thu khác” cũng chỉ mới được Bộ GD&ĐT nhắc đến một cách chính thức trong các văn bản chỉ đạo của Bộ vài năm nay. Tuy nhiên, cũng có thể do chưa bàn bạc kĩ, hoặc có thể còn hoang mang chưa biết khả năng thực thi đến đâu, Bộ vẫn chưa mạnh tay cắt đi những khoản thu được xem là nguồn cơn của mọi nhức nhối lạm thu: các khoản nhân danh ban đại diện cha mẹ học sinh đứng ra thu.

Khi nhà nước chưa ban hành Luật Giáo dục 2005, cả nước có một tổ chức tên gọi là Hội Phụ huynh học sinh các cấp ở tất cả các địa phương. Hồi đó, quỹ để hội hoạt động được quy định nhất quán trong một tỉnh/ thành. Ở trường nào, hội phụ huynh cấp trường có một chút “linh hoạt” trong thu chi, các phụ huynh còn có chỗ để mà phản ánh.

Thực hiện Luật Giáo dục 2005, tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh không còn tồn tại dưới hình thức hội liên trường và ở các cấp hành chính. Đó cũng là nguồn cơn cho tình trạng “trăm hoa đua nở” trong việc thu các loại quỹ do các ban đại diện cha mẹ học sinh trường/ lớp lập ra.

Mạnh trường nào trường ấy thu, mạnh lớp nào lớp ấy thu. Tính sơ sơ, có nhiều trường ở Hà Nội, tiền quỹ phụ huynh các loại lên đến tiền tỷ, thậm chí nhiều tỷ đồng! Vậy mà nếu tính khoản ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động giáo dục cả một năm trời, tiền tỷ là con số mà nhiều trường học ở các địa phương có nằm mơ cũng chẳng bao giờ có!

Trong luật, một tổ chức không tồn tại thì đương nhiên, luật cũng sẽ không có điều khoản nào quy định quy cách tổ chức hoạt động của tổ chức đó. Và dĩ nhiên, việc thu chi của những nhóm người tự phát ấy luật cũng sẽ không với tới.

Vậy là đẻ ra các quy định mà nội dung chủ yếu của các quy định ấy liên quan trách nhiệm của các cơ sở giáo dục khi được thụ hưởng đóng góp từ những tập thể phụ huynh. Liên quan lợi ích của các trường, nhất là trong bối cảnh nhà nước kêu gọi “xã hội hóa” các nguồn lực chi giáo dục, việc các quy định hết mở ra lối này đến lối khác cho các cơ sở giáo dục âu cũng là điều dễ hiểu.

E rằng, dù Bộ có tiếp tục ban hành các văn bản chấn chỉnh lạm thu nhưng trong trạng thái “con cá rô cũng tiếc, con cá diếc cũng thèm”, phụ huynh vẫn tiếp tục đắng lòng nộp các khoản tự nguyện, và niềm tin vào hệ thống quản lý tài chính trong giáo dục vốn đã ít ỏi nay ngày càng thêm mất mát!

Quý Hiên

Truy tặng liệt sỹ cho xóm trưởng hi sinh vì cứu người trong lũ |

LAODONG:

Thứ Năm, 8.9.2011 | 21:37 (GMT + 7)

Dù đã đuối sức sau khi chèo thuyền vật lộn với dòng thủy thần để cứu sống hàng chục người trong lũ lịch sử, nhưng khi phát hiện thêm một người đang chới với giữa dòng nước xiết, ông liền bơi ra cứu và bị lũ nhấn chìm. Đó là tấm gương của ông Đặng Văn Ký, xóm trưởng xóm Tài Năng, xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), vừa được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ.

Ngày 7.9, chính quyền huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Tùng Lộc và gia đình tổ chức trọng thể lễ truy tặng danh hiệu liệt sĩ và lễ truy điệu cho ông Đặng Văn Ký, 58 tuổi, hy sinh khi cứu người và tài sản nhân dân trong cơn lũ dữ hồi tháng 10/2010.

Ảnh trận lũ lụt lịch sử tại hà tĩnh năm 2010 (nguồn internet).
Ảnh trận lũ lụt lịch sử tại hà tĩnh năm 2010 (nguồn internet).

Trước đó một năm trong trận lũ lịch sử tháng 10/2010, toàn tỉnh Hà Tĩnh bị nước nhấn chìm. Tại xóm Tài Năng, nước lên nhanh khiến bà con không kịp trở tay, nhiều người chới với trong dòng nước, thấy vậy, xóm trưởng Đặng Văn Ký đã bơi thuyền đi cứu được hàng chục người dân ở xóm Tài Năng, xã Tùng Ảnh, huyện Can Lộc. Lúc này, dù đã đuối sức sau khi chèo thuyền vật lộn với thủy thần để cứu sống hàng chục người trong lũ lịch sử, nhưng khi phát hiện thêm một người đang chới với giữa dòng nước xiết ông liền bơi ra cứu nhưng bị lũ nhấn chìm lúc 10h ngày 17/10/2010, hưởng thọ 58 tuổi.

Trước những nghĩa cử cao đẹp và công lao đóng góp của ông Đặng Văn Ký, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu liệt sỹ cho ông, đồng thời trao bằng Tổ quốc ghi công cho gia đình liệt sỹ Đặng Văn Ký.

Lễ truy điệu liệt sĩ Đặng Văn Ký được tổ chức tại nghĩa trang quê nhà trong niềm xót thương, cảm phục của nhân dân.

Được biết, liệt sĩ Đặng Văn Ký từng tham gia chiến trường, chịu thương tật vĩnh viễn với mức bệnh binh hạng 2/4.

Nguyên Thủy

Một đêm theo chân CSGT kiểm tra các tài xế “ma men”

Dân trí:
Thứ Bẩy, 10/09/2011 - 16:28

Cần Thơ: Một đêm theo chân CSGT kiểm tra các tài xế “ma men”

(Dân trí) - “Việc uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm. Sự nguy hiểm có thể đánh đổi cả tính mạng của mình và của người khác” - một chiến sĩ CSGT nhắn nhủ.
>> Uống rượu bia điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý nghiêm
>> Mở tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông do rượu bia


Kiểm tra nồng độ cồn các tài xế có dấu hiệu vừa rời quán nhậu

Đêm 9/9, chúng tôi theo chân đoàn CSGT đường bộ Công an TP Cần Thơ tuần tra một số tuyến đường chính trong nội ô TP. 19h tối, một tổ tuần tra do Thiếu tá Lê Vũ Tiến dẫn đầu rời trụ sở Phòng CSGT đường bộ đến chốt tại ngã tư đường Lê Lơi và Trần Văn Khéo (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều). Sau khi cho xe chiếc tải đặc chủng yên vị ngay góc sân vận động, Thiếu tá Tiến cử 4 chiến sĩ CSGT tuần tra trên các tuyến đường Lê Lợi, Trần Văn Khéo, Nguyễn Trãi, Đại lộ Hòa Bình…

Liên tục gọi điện… cho người thân

Chỉ ít phút sau, 2 chiến sĩ CSGT đưa về một người có dấu hiệu uống rượu bia. Người này tên T.C.T điều khiển xe mô tô BKS 65-H1 9099. Khi về tới chỗ kiểm tra, người đàn ông này chưa chịu cho kiểm tra nồng độ cồn mà đứng ra phía xa gọi điện thoại cho ai đó. Ông này gọi điện lâu đến mức các chiến sĩ CSGT và những người đứng xem “sốt cả ruột”. Một đồng nghiệp của chúng tôi nói vui: “Chắc ông này gọi nói chuyện cho bay hết hơi rượu bia”.

Sau nhiều lần nhắc nhở, ông T. cũng đành đến bàn để các chiến sĩ CSGT hướng dẫn kiểm tra nồng độ cồn. Khâu kiểm tra nồng độ cồn người vi phạm không hề đơn giản. Mất chừng gần 10 phút ông T. mới tiến hành cho kiểm tra xong; con số hiện lên trên màn hình máy đo là 0,860mg/lít khí thở. Với kết quả này, ông T. bị lập biên bản theo quy định.

Vài phút sau, thêm một người được đưa về chỗ kiểm tra, ông này tên L.N.T, điều khiển xe máy BKS 65-P9 4266. Ông N.T cũng xin vài phút để gọi điện cho người thân nhưng sau đó cũng chấp hành vào kiểm tra nồng độ cồn. Màn hình hiện lên con số 0,533mg/lít khí thở, ông T. bị lập biên bản giữ giấy tờ và xe theo quy định.

Trước khi có người thân đến đón về, ông T. nói với chúng tôi: “Hôm nay xui quá, vừa mới rời quán thì không biết từ đâu CSGT chạy tới rồi kè tôi về đây luôn. Mà cũng hay, một lần bị phạt xem như rút kinh nghiệm cho lần sau sẽ nhậu ít hơn hoặc đi taxi cho chắc”.

Cùng lúc này, các chiến sĩ CSGT phát hiện một thanh niên chạy xe SH có dấu hiệu “vừa rời quán nhậu”. Thiếu tá Tiến cho 2 chiến sĩ CGST đuổi theo, ít phút sau người và xe được đưa về kiểm tra. Người vi phạm là một thanh niên khá trẻ tên N.T.P, điều khiển xe máy BKS 65-B1 058.61. Kết quả kiểm tra P. là 0,467mg/lít khí thở, P. bị lập biên bản giữ xe và giấy tờ.
Việc làm hồ sơ rất thuận lợi khi phiếu kiểm tra nồng độ cồn được in tại chỗ (trên đó có ghi các thông tin cần thiết), 1 bản gửi cho người vi phạm, 1 bản lưu hồ sơ xử lý

Thách thức cả CSGT

Trong khi tuần tra gần công viên sông Hậu, nhóm của Thiếu tá Lê Vũ Tiến phát hiện một thanh niên điều khiển xe máy BKS 65-H6 4898 có biểu hiện vi phạm. Một chiến sĩ CSGT tuýt còi ra hiệu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, người thanh niên này không dừng mà rồ ga, tăng tốc như thách thức CSGT.

Các chiến sĩ tiến hành truy đuổi. Người thanh niên chạy thêm được hơn 300m thì bỏ chạy vào một quán nhậu trốn nhưng vẫn bị các chiến sĩ CSGT áp giải cả người và xe về nơi kiểm tra.

Người này tên T.M.L, kết quả nồng độ cồn đo được cũng vượt quy định cho phép. Khi được hỏi vì sao bỏ chạy, L. cho biết vì sợ bị kiểm tra nồng độ cồn, mất tiền phạt nên chạy trốn. Theo một chiến sĩ CGST thì L. còn có dấu hiệu chống cự khi bị CSGT bắt kịp nhưng chưa đến mức nghiêm trọng.

Gần 21h, trời bắt đầu lác đác mưa. Các chiến sĩ CSGT chuẩn bị trở về trụ sở thì từ đầu đường Trần Phú, một thanh niên điều khiển xe máy BKS 95-F4 3939 chạy với tốc độ cao; khi đi ngang qua các chiến sĩ CSGT còn rú ga, nẹt pô rồi lạng lách, đánh võng... Chưa dừng lại ở đó, đối tượng này còn vượt đèn đỏ ngay ngã tư đường Lê Lợi và Trần Văn Khéo trong sự “hú vía” của nhiều người đi đường.

Ngay lập tức, một tổ gồm 6 chiến sĩ CSGT đuổi theo. Cuộc rượt đuổi qua tuyến đường Lê Lợi khá đông khiến đường phố náo loạn. Cuối cùng các chiến sĩ CSGT cũng bắt được đối tượng, đưa về trụ sở Phòng CSGT. Qua kiểm tra giấy tờ xe xác định đối tượng tên L.T.P (SN 1989). Nồng độ cồn đo được là 0,621mg. Ngoài việc bị giữ xe và giấy tờ xe, P. còn bị lập biên bản vi phạm điều khiển xe lạng lách, đánh võng trong đô thị, mức phạt vào khoảng gần 7 triệu đồng.

P. nhận biên bản vi phạm mà “lòng nặng trĩu” vì “xe mượn” và “chưa biết lấy tiền đâu để nộp phạt”.

Qua thống kê của đoàn tuần tra, đêm ra quân 9/9 tổng cộng có 19 trường hợp vi phạm; trong đó có 8 trường hợp vượt độ cồn quy định, các trường hợp còn lại là không giấy tờ, không chấp hành hiệu lệnh, không mở đèn, không đội mũ bảo hiểm…

Khó khăn kiểm tra người vi phạm

Thiếu tá Lê Vũ Tiến cho biết, việc kiểm tra nồng độ cồn người vi phạm gặp khá nhiều khó khăn. Trước hết, do người vi phạm không tự nguyện nên không chịu thổi hơi đúng cách để kiểm tra.

Ngoài ra một số người còn có thái độ không đàng hoàng, cù cưa, thách thức, nhất quyết không cho kiểm tra. Song hiện cũng có một chế tài là “không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn” sẽ bị phạt đến 2,5 triệu đồng. Chế tài này khiến người vi phạm “tự nguyện” hơn.
Các chiến sĩ CSGT đưa xe người vi phạm về trụ sở tạm giữ để chờ xử lý

Cũng theo Thiếu tá Lê Vũ Tiến, hiện nay mức độ xử lý vượt độ cồn quy định có 2 khung đối với người điều khiển xe môtô. Khung 1 có tỷ lệ từ 0,25- 0,4mg/lít khí thở, bị phạt 200.000 - 300.000 đồng, bị giữ GPLX 30 ngày; khung 2 có tỷ lệ từ 0,4mg trở lên bị phạt tiền là 500.000 - 1.000.000 đồng, bị giữ GPLX 60 ngày, giữ xe 10 ngày. Hầu hết người vi phạm đều thuộc vào khung 2.

“Việc uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm, bởi hiện nay lượng xe rất đông nên khó tránh khỏi những va chạm khi người điều khiển xe có rượu bia không cầm vững tay lái. Sự nguy hiểm có thể đánh đổi cả tính mạng của mình và của người khác. Khi đi kiểm tra, chúng tôi luôn khuyên người dân nên hạn chế đi tình trạng này. Nếu có uống thì tốt nhất là nhờ người khác chở về hoặc đi taxi để đảm bảo an toàn cho mình”- một chiến sĩ CSGT Cần Thơ nhắn gửi.

Huỳnh Hải


vnexpress.net
Thứ sáu, 9/9/2011, 10:35 GMT+7

Uống 2 cốc bia, lái xe máy sẽ bị phạt 300.000 đồng

Theo Cảnh sát giao thông Hà Nội, thông thường nếu uống 2-3 cốc bia (loại 400 ml) thì nồng độ cồn đo được 0,25-0,4 mg trên một lít khí thở. Với mức này, người đi xe máy có thể bị phạt 200.000-300.000 đồng.
>Cảnh sát Hà Nội đo nồng độ cồn gần quán bia

*Clip: Cảnh sát Hà Nội đo nồng độ cồn người lái xe

Chiều 8/9, trao đổi với VnExpress.net, trung tá Hà Văn Tuân, Đội phó Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) cho biết, sau 4 ngày triển khai, đội đã xử lý được khoảng 20 trường hợp đi ôtô, môtô vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Trung tá Tuân cho hay, theo nghị định 34 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người điều khiển ôtô, môtô có nồng độ cồn từ 0,25 mg trên một lít khí thở bắt đầu bị xử phạt.

Cụ thể, nếu trong một lít khí thở có 0,25-0,4 mg cồn thì người điều khiển ôtô sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng, người lái môtô bị phạt 200.000-300.000 đồng, và cùng bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày; nếu nồng độ cồn vượt mức 0,4 mg, người lái ôtô sẽ chịu mức phạt 4-6 triệu đồng, còn người lái môtô bị phạt 500.000-1.000.000 đồng và cùng bị tước giấy phép lái xe 60 ngày. Riêng ở Hà Nội và các thành phố lớn, mức phạt này sẽ bị tăng gấp đôi.

nong do con
Kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện. Ảnh: Tiến Dũng.

Theo ghi nhận của VnExpress.net, tại các điểm xử lý, dù nhiều người thở ra nồng nặc hơi men nhưng làm đi làm lại cả chục lần vẫn không thể thổi đủ một lít khí vào máy nên không cho kết quả xét nghiệm. Lực lượng chức năng mất nhiều thời gian và không có căn cứ xử phạt. Ông Tuân khẳng định, do người vi phạm biết rằng nếu thổi thì sẽ bị phạt nên không muốn thổi và đã dùng mọi cách để làm không đúng yêu cầu.

“Đây là điều khiến chúng tôi đau đầu. Chúng tôi mong muốn bắt được 100 thì phải xử lý được 100 người chứ không phải như hiện nay. Ở nước ngoài, họ có túi chụp vào toàn bộ mặt nên người vi phạm không muốn thở cũng không được và kết quả xét nghiệm nồng độ cồn sẽ hiện ra ngay”, ông Tuân chia sẻ.

Ông Đội phó kiến nghị, với những trường hợp chống chế cần dùng biện pháp khác để xác định nồng độ cồn, như cách dùng túi thở mà nhiều nước đang áp dụng.

Trả lời câu hỏi uống bao nhiêu cốc bia thì không phạm luật khi tham gia giao thông, ông Tuân cho hay, điều này tùy thuộc vào cơ địa từng người, nhưng thông thường nếu uống 2-3 cốc bia Hà Nội (loại 400 ml) thì nồng độ cồn đo được 0,25-0,4 mg trên một lít khí thở. Nếu uống từ 4 cốc trở lên nồng độ này sẽ vượt quá 0,4 mg trên một lít khí thở.

Trung tá Tuân cho biết, do mỗi ống thổi bằng nhựa được dùng một lần, người vi phạm không phải dùng chung nên người dân không phải lo lắng về vấn đề vệ sinh, dịch bệnh.

"Chúng tôi cũng không kiêng nể trường hợp nào, kể cả xe công, vì xử lý lái xe vi phạm chứ không phải xử lý cán bộ nào đó ngồi trong xe. Thời gian tới đội sẽ tiếp tục xử lý ôtô vi phạm”, ông Tuân nhấn mạnh.

Lập biên bản những lái xe vi phạm. Ảnh: Tiến Dũng.

Còn trung tá Vũ Văn Ngoại, Đội phó Đội CSGT số 4 cho biết, sau 4 ngày đã xử lý được 55 trường hợp, trong đó tạm giữ 2 ôtô và 3 xe máy do những tài xế này có nồng độ cồn quá cao.

Với những người vi phạm không hợp tác, trung tá Ngoại cho rằng vẫn có cách xử lý mềm mỏng khiến họ thổi được, dù lắm khi phải mất tới cả nửa giờ. Cá biệt, có trường hợp ngoan cố phải nhờ cảnh sát 113 đưa vào công an phường thì người này mới chịu hợp tác.

“Tôi chỉ kiến nghị các VIP không nên gọi điện cũng như can thiệp mỗi khi có xe bị giữ vì vi phạm nồng độ cồn. Nhiều khi tôi phải nghe điện thoại nóng cả tai về các trường hợp vi phạm, rồi giải thích tế nhị và vẫn xử lý tài xế vi phạm”, trung tá Ngoại chia sẻ.

Hiện, Đội CSGT số 4 đã xử phạt một xe biển xanh vi phạm.

Tiến Dũng


cand.com.vn
17:10:00 08/09/2011
Việc kiểm tra vi phạm vào thời điểm đèn đường, đèn xe đã bật chói lòa là chuyện không đơn giản, vì các chiến sĩ khó có thể quan sát bằng mắt thường thấy sắc mặt đỏ hay tái lờ đờ của người điều khiển phương tiện, để tiến hành dừng xe. Vì thế tổ CSGT phải sử dụng đến bộ đàm, cắt cử một chiến sĩ lên phía trên quan sát, thấy người điều khiển phương tiện đi ra từ quán bia có dấu hiệu say xỉn thì báo về qua bộ đàm, để chiến sĩ chốt phía dưới nhận biết, tiến hành dừng xe.
>> CSGT đồng loạt kiểm tra nồng độ cồn từ 1/9

Thực hiện Tháng An toàn giao thông quốc gia 2011, với khẩu hiệu "đã uống rượu, bia thì không lái xe", Cảnh sát giao thông Hà Nội vừa triển khai đợt cao điểm kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông trên nhiều tuyến đường, đặc biệt tại các khu vực tập trung nhiều quán nhậu. Hơn 100 trường hợp người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đã bị xử lý nghiêm. Đa phần trong đó là nam giới, điều khiển môtô, xe máy.

Nhiều người mắc lỗi biết luật nhưng vẫn vi phạm

18h30', trời nhá nhem tối. Dù đã bước sang thu, nhưng dường như cái không khí oi ả, nóng bức của ngày hè vẫn hiện hữu. Chẳng thế mà, các quán nhậu trên đường Tăng Bạt Hổ, người ra, người vào cứ nườm nượp. Dường như ở "thế giới" nhậu này, đây mới là giờ vàng của cửa hàng, cũng như thực khách. Ai đã vào quán, khi rời khỏi nơi này, trong người ít nhiều cũng có một chút bia hay rượu, thế nhưng vẫn ngang nhiên điều khiển phương tiện lưu thông trên đường.

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho người đi đường, tối 6/9, lực lượng CSGT thành phố đã tung quân chốt chặn trên nhiều nẻo đường, nơi tập trung nhiều quán nhậu, kiên quyết xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia.

19h, theo chân tổ tuần tra thuộc Đội CSGT số 4 Công an TP Hà Nội, chúng tôi đã có mặt tại ngã ba Tăng Bạt Hổ - Yersin (khu vực trước cửa Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1).

Có tận mắt thực tế mới hay việc kiểm tra vi phạm vào thời điểm đèn đường, đèn xe đã bật chói lòa là chuyện không đơn giản, vì các chiến sĩ khó có thể quan sát bằng mắt thường thấy sắc mặt đỏ hay tái lờ đờ của người điều khiển phương tiện, để tiến hành dừng xe. Vì thế tổ CSGT phải sử dụng đến bộ đàm, cắt cử một chiến sĩ lên phía trên quan sát, thấy người điều khiển phương tiện đi ra từ quán bia có dấu hiệu say xỉn thì báo về qua bộ đàm, để chiến sĩ chốt phía dưới nhận biết, tiến hành dừng xe.

CSGT yêu cầu người điều khiển phương tiện thở vào ống để đo nồng độ cồn.

Là một trong những trường hợp đầu tiên bị lập biên bản tối 6/9 với nồng độ cồn là 0,38mg/lít khí thở (qua máy đo), anh Trương Quang Dương (Trương Định, Hà Nội) thừa nhận là mình đã uống bia, nhưng là… từ chiều. Anh Dương cũng cho biết, là người thường xuyên đọc báo chí nên rất rõ việc điều khiển phương tiện lưu thông trên đường sau khi uống rượu, bia là sai luật, thế nhưng khi bạn bè rủ đi nhậu, sao mà từ chối được.

Cùng thời điểm đó, hơn chục trường hợp khác đã được Đội CSGT số 4 tiếp tục dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Hầu hết, các lái xe đều tỏ ra khá hợp tác sau khi nghe lực lượng CSGT giải thích về việc kiểm tra này. Mặc dù, được hướng dẫn về cách thở vào máy, song theo quan sát của phóng viên, nhiều người khá lúng túng, thường phải thở đi thở lại đến lần thứ 2, thứ 3 mới đo được nồng độ cồn.

Một vài trường hợp, biết rằng mình vừa uống bia rượu, cố tình không hợp tác bằng cách thở nhẹ, để máy không đo được. Đối với những trường hợp này, lực lượng CSGT đã nhẹ nhàng hướng dẫn, yêu cầu thực hiện lại động tác. Thậm chí, có trường hợp CSGT đã bố trí cho người vi phạm nghỉ ngơi ít phút, để có thể ổn định lấy hơi. Sau khi thở, chiếc máy lập tức báo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện có nằm trong mức bị phạt hay không. Với bằng chứng hiện hữu, không ít lái xe đã phải nghiêm chỉnh ký vào biên bản nộp phạt.

Cũng trong buổi tối 6/9, tại nút giao thông Trần Khánh Dư, tổ công tác của Đội 1, Phòng CSGT Hà Nội đã tiến hành đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông và phát hiện rất nhiều trường hợp vi phạm.

Không có chuyện xử phạt lấy lệ, nương nhẹ xe biển đỏ, biển xanh

Trao đổi nhanh với phóng viên, Trung tá Đinh Thanh Thảo, Đội trưởng Đội Khám nghiệm và Tuyên truyền ATGT, Phòng CSGT Hà Nội cho hay: "Thực hiện biện pháp đo bằng máy đo hơi thở không khó khăn để phát hiện nồng độ cồn của người tham gia giao thông, nên sẽ không có chuyện xử phạt lấy lệ. Trước khi ra quân, Phòng CSGT thành phố đã mở lớp tập huấn cho tất cả các chiến sỹ CSGT để sử dụng máy đo này. Người bị đo chỉ cần ngậm vào đầu ống và thở đều từ 3-5 giây là máy đã đo được nồng độ cồn".

Còn Trung tá Vũ Văn Ngoại, Đội phó Đội CSGT số 4 chia sẻ: Trong quá trình xử lý vi phạm, lực lượng chức năng cũng gặp rất nhiều khó khăn do người vi phạm cố tình không hợp tác, tuy nhiên bằng các biện pháp nghiệp vụ, cùng với thuyết phục, giáo dục sẽ khiến người vi phạm hợp tác. Sau khi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục mà người vi phạm vẫn cố tình không hợp tác, chúng tôi sẽ áp lỗi không chấp hành việc kiểm tra xử lý của Cảnh sát. Lỗi phạt này còn nặng hơn lỗi vi phạm nồng độ cồn.

Chúng tôi cũng hy vọng việc tăng cường xử lý sẽ giúp cảnh báo người sử dụng rượu bia không lái xe dù biết việc này sẽ cần nhiều thời gian hơn. Song trong hoàn cảnh nào, lực lượng CSGT cũng sẽ cương quyết, mềm dẻo, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Không nương nhẹ xe biển xanh, biển đỏ. Trong ngày 6/9, đã có trường hợp xe của UBND tỉnh bị xử lý".

Theo quy định, đối với người điều khiển môtô vi phạm có nồng độ cồn vượt quá từ 0,25-0,4 miligam/lít khí thở thì mức xử lý hành chính trung bình từ 200.000đ-400.000đ; nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam thì sẽ bị xử phạt từ 500.000đ-1.000.000đ và tạm giữ xe 10 ngày. Đối với người điều khiển ôtô có nồng độ cồn thấp hơn 0,25 miligam/lít khí thở sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng, mức trung bình là 5 triệu đồng và tạm giữ xe 10 ngày.

Cuối năm sẽ có quy định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

Chính phủ vừa ra Nghị quyết số 88 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, thời gian qua, các vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng chưa bền vững, số người bị thương do tai nạn giao thông vẫn cao và còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vậy, Nghị quyết yêu cầu các bộ, ngành liên quan tăng cường phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu bia. Trong đó, Bộ Y tế và Bộ Công an trong quý IV năm nay phải ban hành được quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người tham gia điều khiển phương tiện giao thông

PV


Thanh Huyền

Tân Đại sứ Mỹ nhận lời thách của Chủ tịch nước

Người Lao Động Online:

Thứ Sáu, 09/09/2011 20:53

(NLĐO) - “Khi tôi gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 21-8, ông nói tiếng Anh tương đối tốt và ông đưa ra lời thách là sau 3 năm tôi làm việc tại Việt Nam, chúng tôi có thể nói với nhau bằng tiếng Việt. Tôi đã chấp nhận lời thách này” - Tân Đại sứ Mỹ David Shear nói trong cuộc họp báo chiều 9-9 ở Hà Nội.

Tại cuộc họp báo quốc tế đầu tiên sau khi nhận nhiệm vụ, Đại sứ David Shear bày tỏ ông đã bị “hút hồn” về cảnh sắc cũng như tấm lòng hiếu khách của người Việt Nam và món ăn ngon khi đến thăm Việt Nam cùng với gia đình với tư cách du khách từ năm 2007.

Đại sứ David Shear: "Tôi đã nhận lời thách học tiếng Việt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang"

Ông cho biết giờ đây với tư cách là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông sẽ cố gắng đi được càng nhiều càng tốt và gặp gỡ thật nhiều người Việt Nam.

Đại sứ David Shear cho biết ông có 3 ưu tiên lớn là: thúc đẩy hợp tác kinh tế, củng cố quan hệ đối tác chiến lược và giáo dục trong nhiệm kỳ 3 năm tới tại Việt Nam.

Đại sứ cho biết ưu tiên lớn nhất là tiếp tục gia tăng hợp tác kinh tế, đặc biệt là trong xuất khẩu giữa hai nước, nhằm tạo nhiều công ăn việc làm. Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ làm hết sức mình để gia tăng xuất khẩu sang Việt Nam trong khuôn khổ các sáng kiến xuất khẩu của Tổng thống Barack Obama và Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán giữa hai bên.

Ưu tiên thứ hai mà Đại sứ David Shear đặt ra là củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam. Khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sang thăm Việt Nam tháng 10-2010, bà đã đề xuất hai nước thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược.

Hai bên hiện đã có mối quan hệ ngoại giao, quốc phòng vững mạnh. “Công việc của tôi là xác định mối quan hệ này là gì, hai nước muốn gì và với nhịp độ ra sao để tăng cương mối quan hệ đó. Quan hệ Việt-Mỹ có nhiều cơ hội lớn” - Đại sứ David Shear tin tưởng.

Tân Đại sứ Mỹ cho biết ưu tiên thứ ba của ông là giáo dục. “Người tiền nhiệm Michael Michalak đã đặt ưu tiên rất cao cho giáo dục và đây cũng là ưu tiên của tôi. Tôi mong muốn thấy nhiều sinh viên Việt Nam hơn sang học ở Mỹ và tôi sẽ làm việc với các đối tác Việt Nam để tăng cường năng lực cho hệ thống giáo dục Việt Nam” - ông hứa hẹn.

Đại sứ David Shear cho rằng phần lớn những tiến bộ mà hai nước đạt được từ khi bình thường hóa quan hệ tới nay là dựa trên cơ sở những hiểu biết chung, thông cảm chung giữa hai bên.

“Điều chúng tôi muốn làm với đối tác Việt Nam là xây dựng lòng tin. Cơ sở cho một mối quan hệ tốt, có hiệu quả và tính cộng tác lâu dài là lòng tin. Mỹ luôn muốn xây dựng lòng tin với đối tác Việt Nam” - ông nhấn mạnh.

Ông David Shear là đại sứ Mỹ thứ 5 tại Việt Nam sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1995. Vào ngành ngoại giao từ năm 1982 đến nay, ông gắn bó hầu hết thời gian với khu vực Đông Á.

Đại sứ David Shear nói thành tạo tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản và đang học tiếng Việt. Đại sứ David Shear và vợ là Barbara đều xếp hạng nhất thực hành Kiếm đạo Nhật Bản (Kendo). Gia đình ông có một con gái đang học đại học.
Tin-ảnh: B. Diệp

Nhật ký 21 giờ: Ai cứu được con tôi? (kỳ 1đến kỳ 4)

Người Lao Động Online:

Nhật ký 21 giờ: Ai cứu được con tôi? (Phần 1)

Thứ Tư, 07/09/2011 21:00

Lời tòa soạn: Sau vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang, cùng bài viết “Kiểu ra tay của “đồ tể” Luyện giống game bạo lực” trên Báo NLĐ, chúng tôi đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi của bạn đọc chia sẻ, đồng thuận nhưng cũng có người cho rằng không nên đổ tội cho game online.

Tòa soạn Báo Người Lao Động đã nhận được quyển nhật ký của bạn đọc M.K (ngụ tỉnh Bình Dương). Gia đình ông K. là một gia đình gia giáo, con cái thành đạt (người con đầu từng đoạt giải 3 toán toàn quốc, người con thứ hai là sinh viên giỏi toàn diện). Bi kịch bắt đầu ập đến với gia đình ông kể từ khi cậu con trai út trở thành “tín đồ” của game online.
Cảm động, đau xót… là cảm xúc để lại cho chúng tôi khi đọc từng trang nhật ký. “Ai cứu được con tôi! Không lẽ làm cha mẹ đành bất lực nhìn con mình chết dần, chết mòn hay sao?”, những nỗ lực vô vọng đã được ông K. trải lên từng trang viết.
Được sự cho phép của ông K., ngay từ tối nay, chúng tôi sẽ trích đăng liên tục trên báo Người Lao Động Online những trang nhật ký này vào lúc 21 giờ mỗi ngày trên chuyên mục mới mở mang tên Nhật ký 21 giờ. Những ai đã và đang có những hoàn cảnh giống như ông K. hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm. Từ diễn đàn này, hy vọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh tìm được hạnh phúc cho chính cuộc sống của gia đình mình.
-------
Con hư lắm con có biết không?(*)
Ngày 22-4-10
Ít nhất đây cũng là lần thứ tư nó không dậy để đi học, có lẽ nó suy nghĩ là học cho có, cho cha cho mẹ, học phải thuê mướn nó mới học, chứ không phải học cho bản thân.
Trưa hôm qua sau khi cơm nước xong. Không thay quần áo (khoảng 12 giờ 45 phút) nó ngữa tay xin tiền mẹ, mẹ nó không cho. Thực ra thì chưa kịp cho… Nó mượn kế đi học thêm rồi chơi game. Nó không thèm, dắt xe mở cửa, đóng sầm coi cha mẹ không là cái gì hết.

Mình đang nằm trong phòng nghỉ trưa, nghe tất cả, cũng cố ý tránh chứng kiến cái cảnh xốn mắt đó xảy ra. Đi một lèo đến tối (khoảng 8 giờ tối) nó mới về, không thay quần áo, không thèm tắm rửa nằm trong phòng ngủ luôn đến trưa hôm nay mới dậy ăn cơm.
Đã bỏ học sáng nay (thứ năm 22-4-10), ngày thứ sáu là mồng 10/3 âm lịch - giỗ tổ HV ngày thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ có lẽ nó đã nghỉ học thực sự rồi.
Cái cảnh ngày hôm sau phải viết đơn xin phép nghỉ bệnh cho con mang lên trường sẽ không còn nữa.
23-4-2010
Đã hơn ba tháng rồi kể từ sau tết âm lịch đến nay gia đình xuống cấp hết sức trầm trọng. Chưa bao giờ có như trong thời gian này, ảnh hưởng nặng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Tinh thần lúc nào như cũng bị căng thẳng, kinh tế hụt hẫng, không khí ảm đạm, buồn bã chán chường đang trùm lấy ngôi nhà này.
Những giọt nước mắt của mẹ nó lăn dài mình cũng nghe nghẹn đắng trong lòng, nhìn chiếc áo trắng của nó treo đó, nhìn những đứa trẻ trạc tuổi nó tung tăng cắp sách đến trường sao con mình không đi học - ai không cho nó đi học? Quyền được đi học của nó đâu rồi?
Tôi đã thật sự mất con chưa? Vì đâu nên nỗi? Ai cứu được con tôi - Không lẽ làm cha mẹ đành bất lực nhìn con mình chết dần chết mòn hay sao?
Con hư lắm con có biết không?
Hay là mình thử đi tìm nguyên nhân nào dẫn đến nông nỗi này. Phải chăng là sự giáo dục.
Cách đây ít hôm có ông thầy N phòng GD chuyên ghé may quần áo, mình có hỏi thăm dò: “Ở huyện mình học sinh bậc THCS có em nào bỏ học không thầy?” Thầy nói rằng có, năm nào cũng có một số em bỏ học nhưng tỉ lệ ấy không cao. Đa số là các em con của những gia đình thiếu quan tâm đến con cái, cha mẹ cũng dạng hư hỏng không ra gì, còn những gia đình cha mẹ đàng hoàng thì chưa thấy. Có một vào trường hợp đặc biệt như các em bị bệnh tật ngặt nghèo, hay bị tai nạn thương tật nặng nề không thể đi học được mới nghỉ mà thôi”.
Mình thôi không hỏi nữa - con mình cũng đúng là một trường hợp đặc biệt, gia đình mình có truyền thống học tốt ai cũng phải nể nang. Anh chị nó học tốt làm cha mẹ tự hào, khu phố công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu.
Trước đây mình cũng hay nói, thấy những đứa học kém hay bỏ học giữa chừng thậm chí thi rớt tốt nghiệp mình coi rẻ, chê bai.
Những đứa con trong nhà đều hưởng sự giáo dục của cha mẹ giống nhau, thằng út có lợi thế hơn vì đã có anh chị nó đi trước đều học hành tốt, ngoan hiền hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
.......



Chúng tôi sẽ đăng tiếp nhật ký này lúc 21 giờ vào các ngày sau. Và cũng bắt đầu từ ngày 8-9-2011, trên Báo in Người Lao Động khởi đăng loạt bài "Game bạo lực và những đại bi kịch". Mời bạn đọc đón xem.
(*): Tít bài trích từ nhật ký của ông P.M.K
P.M.K
32 ý kiến

  • Trần Thế Dũng
    07/09/2011 22:01
    Tôi xin chia sẻ với sự đau khổ của gia đình ông K cũng như nhiều gia đình khác có con cái nghiện game. Vẫn biết mọi tội ác, dù là từ những kẻ nghiện game gây ra cũng không thể chắc chắn là do tác hại của game hoặc hoàn toàn đổ hết lỗi cho mặt trái của game gây nên. Nhưng rõ ràng ai cũng phải thừa nhận sự hấp dẫn, lôi cuốn đến mức gây nghiện của trò chơi này có tác động xấu đến giới trẻ. Các cơ quan quản lý Nhà nước, các bậc cha mẹ, chính những người chơi game và xã hội hãy nhìn nhận mặt trái của game, nhất là game online là một nguy cơ dẫn đến cái xấu.
  • Kiệt
    07/09/2011 22:46
    Tôi nghĩ là sự nguy hiểm của game online đối với thế hệ trẻ Việt Nam là quá rõ ràng rồi,không nên ngụy biện cho game online nữa. Tôi từng sống ở nhiều nước nhưng chưa thấy nơi nào có cái tình cảnh nhiều trẻ em nghiện game online như ở Việt Nam ta, ra đường thì quán game san sát đầy trẻ em chơi thâu đêm suốt sáng bỏ học bỏ hành để đắm đuối trong thế giới ảo tưởng không có thật, không lẽ tương lai của những đứa trẻ nghiện game này sẽ là tương lai của Việt Nam sao??? nếu như thế thì quá nguy hiểm rồi.Mong Nhà Nước vì tương lai của thế hệ trẻ mà có biện pháp với game online, đừng vì lợi ích nhỏ nhoi trước mắt là nguồn thu thuế do các công ty game nộp mà bỏ qua thiệt hại to lớn gấp ngàn lần về sau đó là một thế hệ trẻ bạc nhược suy đồi vì game online.
  • Khuê
    07/09/2011 22:56
    Nhiều người nói rằng nhờ có game online thì nhà nước mới có tiền thuế cao (do các công ty game nộp vào). Học kỳ quân đội, các tổ chức đoàn thể hiện nay vẫn không ăn thua khi mà phần lớn vẫn là hình thức. Có ai dành hết tâm sức vì trẻ em, vì thanh thiếu niên mà không vụ lợi? Hay tất cả cũng vì cố gắng làm thời gian để được gọi là có cống hiến, mang lại vụ lợi cho mình sau này?Có thầy cô nào mà hết lòng vì người học khi cơm gạo áo tiền đang réo rắt mỗi ngày. Tình thương, trách nhiệm và kỷ cương không có thì mọi hô hào cũng chỉ là chung chung và vô nghĩa
  • NGUYỄN TÍN
    07/09/2011 22:58
    Mình đang thắc mắc về tác dụng của game online có nội dụng chém giết, đấm đá, máu me... Mình đang tự hỏi và tìm hiểu xem nó có tác dụng như thế nào với đời sống con người. Những ai đã và đang ủng hộ loại game này, vui lòng giải đáp giúp, xin cám ơn....
  • Anh Thi
    07/09/2011 23:56
    Là một người mẹ có con đang học lớp 12 và ngoan hiền, tôi có thể góp ý với ông K "Con ông K hư không phải vì game mà vì cách giáo dục con của hai vợ chồng ông". Ông đã nói "những đứa con trong nhà đều hưởng sự giáo dục của cha mẹ giống nhau" nhưng ông phải nói thêm câu này "tình thương của vợ chồng ông với những đứa con không giống nhau" chính vợ chồng ông đã quá nuông chiều thói hư tật xấu của con mình hàng ngày, vì một đứa trẻ không bao giờ hư đột xuất mà sự hư hỏng được nuôi dưỡng từ từ hàng ngày. Cần phải lên án vợ chồng ông đã sản sinh mầm mống tai họa cho xã hội, hoàn toàn không phải con ông hư do nhiễm thói hư từ xã hội mà từ chính hai vợ chồng ông nuông chiều con thái quá, mù quáng.
  • Dai Nam
    07/09/2011 23:57
    Xin chia se cung bac K,khong biet vi muc dich gi ma Viet Nam minh lai cho luu hanh cai Game Online. Tu nguoi quan ly giao duc den cac bac Phu huynh deu thay tac hai cua no nhu the nao roi. Sao khong cam tuyet doi luon. Cai nao khong tot nen quan triet tu dau
  • quân thụy
    08/09/2011 00:08
    Cháu hiểu được nỗi trăn trở của chú K. Hy vọng em nó đọc được những dòng nhật ký của chú.
  • Trí Tâm
    08/09/2011 02:16
    Ước gì trẻ em mê toán học như gameonline. Cả hai thứ đó đều có sức hút rất hấp dẫn, vì khi đứa trẻ mê toán thì cũng sẽ cố gắng tìm tòi để giải, và game cũng như vậy vì mức độ khó sẽ kích thích niềm đam mê của con người. Giống như trên báo Thanh Niên từng có trò chơi ô chữ sudoku cũng làm nhiều người thích thú. Nhìn chung, những người nghiện game đều là người đó đầu óc phân tích khá tốt. Nhưng khi đã nhập tâm vào rồi thì không thể nào rời bỏ bởi sức hấp dẫn rất cao. Nếu ai đó đủ sức làm những chương trình toán học có sức hút như game online thì hay biết mấy. Tôi cũng từng nghiện toán một thời rồi đến nghiện game. Nhưng bây giờ thì không còn.
  • Hoàng Trung
    08/09/2011 06:43
    Ai nói game online không ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con em chúng ta hãy suy nghĩ lại! Khi đứa con duy nhất của tôi trong dịp hè này mỗi ngày chơi game hơn 3 giờ thì tôi bắt buộc phải vào chơi thử cái game Võ Lâm Truyền kỳ miễn phí của ViNaGam (tôi nghĩ miễn phí sẽ không tốn tiền và lành mạnh cho con mình) coi nó ra sao. - Thứ nhất, vừa vào game những dòng chat với nhau hiển thị trên game là cực kỳ vô văn hóa. Toàn là chửi bới khiêu khích rồi rủ ra đánh nhau. Tôi bị sốc! - Thứ hai, trong khi chơi thì mạnh được yếu thua, mạnh có quyền giết yếu bất cứ lúc nào nếu thích. Game khuyến khích mua đồ bằng tiền (thật) để trang bị cho mạnh thêm. Ai cũng phải mạnh thêm và cái mạnh đó không có giới hạn, được thể hiện bằng sự giết chóc với nhau. - Game trực tiếp bán tiền ảo bằng tiền thật nạp card vào mua liền.Vậy có gọi là miễn phí hay không? chẳng trách sao bao nhiêu vụ án cướp, giết để kiếm tiền thỏa mãn cơn nghiện game. - Hoàn toàn không có chuyện ngưng chơi sau 22 giờ theo quy định nhà nước. Game chơi suốt ngày này qua ngày khác, trừ thứ sáu bảo trì. Chơi game online là không có điểm dừng. Hoàn toàn không có 1 chút gì gọi là giáo dục những giá trị sống cho con tôi. Mong các bậc phụ huynh đừng xem thường!
  • Ngọc Mai
    08/09/2011 07:21
    Mình đọc rồi, thương lắm, cảm động lắm! Cậu bé ơi! em có nghe thấy không??? Đừng để những đau đớn xót xa dằn vặt cha mẹ nữa!... Mong các cơ quan chức năng ngó xuống và có biện pháp gì giúp đỡ cậu bé và cha mẹ cậu
  • Hai Nguyen
    08/09/2011 08:24
    Báo chí không thực hiện được công tác định hướng dư luận, hoặc cố tình định hướng theo hướng tiêu cực. Đánh đồng lập lờ "game online" với một số game bạo lực mức độ nặng chỉ dành cho tuổi trưởng thành, xoáy vào "gây nghiện" của game, trong khi cố tình không đề cập đến vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội.
  • nguyen minh tuan
    08/09/2011 08:39
    Nỗi buồn cháu tôi: Games online phá hoại một tương lai. Tôi có một người cháu ruột kêu tôi bằng cậu (em của Mẹ cháu) nổi tiếng chăm ngoan học giỏi ở Hậu Giang, cháu thi đổ đầu vào 2 trường đại học. Bản thân khi học PTTH không biết chơi bời, luôn ngoan hiền và rất có hiếu với cha mẹ. Chị tôi dù rất nghèo nhưng vẫn cố gắng cho con ăn học đến cùng. Khi vào đại học 2 năm đầu đại học cháu tôi đều có điểm trung bình nhất nhì lớp, được lĩnh học bổng, cả gia đình rất phấn khởi mừng thầm cho cháu. Vậy mà từ năm thứ 3 trở đi cháu bỏ học lúc nào không biết, khi biết ra thì cháu đã bỏ học gần 1 năm. Lúc đó gia đình giận dữ và buồn lắm, nhưng cũng động viên cháu dể cháu tiếp tục học, qua nhiều lần khuyên nhủ cháu cũng đồngn ý và hứa rất nhiều. Nhưng thế rồi 3 năm sau nhà trường thông báo đuổi học thì mới té ngữa ra cháu vẫn cứ mê games online và cứ bỏ học thường xuyên................. Ôi! Games online quá độc hại, nó đã phá hoại một tương lai. đó là một câu chuyện có thật và còn nhiều câu chuyện mà tôi chứng kiến khác, thật đau lòng vì games online.
  • Thuy
    08/09/2011 08:55
    Lời đầu tiên con xin chia sẽ sự đồng cảm cùng bác K, gia đình con cũng có hoàn cảnh gần giống như bác, ba mẹ con cũng rất buồn lòng vì em trai con. Ba mẹ con rất thương yêu em trai con. Tuy nhiên, nó cũng như con trai bác vậy, chẳng hiểu được tấm lòng của cha mẹ. Bọn trẻ bây giờ sống rất vô tâm, không riêng gì em trai con, hay con trai bác. Con thấy giới trẻ bây giờ là thế, nó nghĩ ba mẹ sinh nó ra là phải có trách nhiệm với nó. Thế mới thấy bi kịch này cũng không chỉ ở gia đình bác, vậy nên bác cũng đừng quá đau lòng mà ảnh hưởng sức khỏe. Còn cô Anh Thi, con rất vui vì cô có được đứa con ngoan, nhưng cũng chưa chắc…có rất nhiều gia đình con cái ở nhà rất ngoan nhưng khi ra đường thì nó hoàn toàn khác hẳn, đến lúc xảy ra chuyện thì ba mẹ mới biết đến lúc đó vừa đau đớn vừa xấu hổ vì mình đã quá coi thường , dè bỉu những gia đình chẳng may có con hư. Thế nên, cô cũng đừng trách cứ vợ chồng bác K như thế, hai bác ấy đã quá đau lòng rồi. Đáng lẽ cô phải đồng cảm, và lấy đó là tấm gương để có thể dạy bảo con mình thêm ngoan ngoãn. Chứ có đâu cô lại dùng những từ cay nghiệt để “lên án” vợ chồng bác K như vậy? Cái mà cô gọi là “ sản sinh mầm mống tai họa cho xã hội ” có quá nặng lời với đôi vợ chồng đã quá khắc khổ vì con cái không ?
  • tung lam
    08/09/2011 09:23
    Gửi bác K. Tôi thực sự cảm động với nỗi đau của bác và tôi biết một cách có thể cứu đứa con của bác. Bác hãy tìm hiểu và đăng ký cho con của bác theo học khóa học: "Tôi tài giỏi! Thanh niên" của anh Trần Đăng Khoa. Khóa học này được tổ chức tại TP HCM giành cho những thanh niên thường được coi là thường xuyên thất bại, không có chí tiến thủ, hư hỏng, bất tài, vô dụng. Bác có thể tìm hiểu qua website: toitaigioi.com. Tôi cũng đã từng là 1 đứa con như con của bác vậy. Chúc bác và gia đình sức khỏe.
  • Võ Lâm Truyền Kỳ
    08/09/2011 09:27
    Trong game, chuyện chém người dễ như trở bàn tay, muốn chém ai thì chém thì khi ra ngoài đời thật chuyện chém người cũng dễ và bình thường như thế thôi. Không khó hiểu, khi mà hung thủ Lê Văn Luyện chỉ trong vài tiếng đồng hồ mà chém 4 người một cách điên cuồng như thế, tay này trong game Kiếm Thế chắc đồ sát hàng ngàn mạng người rồi.
  • Ngô Anh
    08/09/2011 09:32
    Đọc bài này, tôi thấy phần lớn lỗi là ở gia đình . Cha mẹ nhà này không tìm được cách để dạy dỗ con cái nên xoay sang đổ hết tội cho game online như một cách để trốn tránh trách nhiệm và che dấu sự bất lực của mình .
  • Co
    08/09/2011 09:54
    Đề nghị các cơ quan chức năng dẹp ngay game online đi. Quản lý quá kém, để cho thế hệ chủ tương lai đất nước hỏng cả rồi đây này. Bây giờ kiếm được lợi nhuận đâu không biết nhưng nếu cứ thế này thì đất nước ta vào 30 năm sau sẽ ra sao đây?
  • Hoàng Hải
    08/09/2011 10:16
    Ở lứa tuổi thiếu niên, các em có sức khỏe, sinh lực sống tràn trề. Nếu hướng được nguồn năng lượng này vào những hoạt động tốt như chơi thể thao (đá bóng, bơi, ...) hay học tập, hoạt động xã hội .v.v. thì sẽ là rất tốt. Còn nếu nguồn năng lượng này được dùng cho game online, rượu chè ... sẽ là rất tai hại và dễ gây hậu quả lớn bởi các em chưa có nhận biết đầy đủ về VH-XH, pháp luật. Vấn đề là làm sao tạo được sân chơi lành mạnh và thu hút các em, tôi nghĩ việc này cần sự quan tâm và phát động của Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hôi như Đoàn thanh niên, Tổ dân phố bởi làm việc này cần có nguồn lực và lòng nhiệt huyết.
  • Bờm
    08/09/2011 10:17
    Tại kỳ họp QH tháng 6/2010. PTT Nguyễn Thiện Nhân cung cấp kết quả khảo sát trong tháng 5/2010, tại 5 thành phố với trên 100 điểm và hơn 1.000 học sinh từ tiểu học đến đại học.Theo đó: 77% trò chơi game online là bạo lực, đánh nhau, giết người các loại; 9% có tính cờ bạc và chỉ có 14% là bóng đá, múa và đua xe. Trong khi nhiều Đại biểu QH lo lắng về sự ảnh hưởng của game online đến thế hệ trẻ của đất nước thì Bộ trưởng Văn hóa lúc đó là Hoàng Anh Tuấn nói “Tôi biết quá rồi, tôi cũng thích chơi game lắm, nhà tôi có 3 đứa con, 3 máy thông nhau, rảnh chơi suốt còn bây giờ không có thời gian. Nhưng chúng tôi chơi game không bạo lực đâu, game vui vẻ, nhẹ nhàng”. Như vậy để hiểu đúng về tác hại về game online mọi người cần phải có cái nhìn đầy đủ và khoa học. Riêng tôi thì coi game online là loại ma túy "điện tử" cần phải tránh xa.
  • Minh
    08/09/2011 10:32
    Gửi bạn Anh Thi Theo bạn thì là do bạn có cách dạy con giỏi? bạn lên án vợ chồng Bác K.? Xin thưa với bạn cuộc đời còn rất dài, con bạn chỉ đang học, ngoan ư ? bạn có dám chắn chắn là nó sẽ ngoan trong suốt cuộc đời ? bạn đã không biết chia sẻ mà còn lên án bậc cha mẹ như thế , bạn quá tự cao rồi đấy. hãy để xem bạn nhé !
  • Hoàng Văn Thái
    08/09/2011 11:03
    Tôi từng là 1 con nghiện game online. Hồi khoảng năm 2003 hay 2004, đọc báo thấy nói về game MU, tôi tò mò lên mạng search xem nó là gì, thế là đâm đầu vào luôn. Lúc đó tôi đã đi làm mấy năm rồi, vậy mà mê nó đến mức đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến chuyện mở máy tính lên để luyện cho nhân vật mau lên cấp, nhân vật mạnh hơn. Vào công ty cũng lén lút mở máy lên những khi tới giờ có sự kiện trong game. Tiền bỏ ra cho nó cũng không hế ít, nhưng quan trọng là thời giờ thì vô cùng nhiều và tâm trí thì không còn tập trung được việc gì khác nữa. May mà tôi là người đi làm rồi, chứ nếu tôi là 1 học sinh hay sinh viên, chắc chắn chẳng còn đầu óc đâu mà học. Một thời gian sau, nhân dịp đi công tác nước ngoài 1 tháng, tôi mới bỏ hẳn được nó. Sau đó 1,2 năm lại thấy nhớ nhớ, mò lên chơi game khác. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra sự lãng phí mệt mỏi mà nó đem lại cho đời sống của mình, nên đã sớm dứt được sau 1 tháng chơi lại. Bây giờ nghĩ lại, thấy mình đã rất may mắn. Nó thật sự, thật sự là 1 thứ ma tuý làm người ta ghiền.
  • Trần Việt Khải
    08/09/2011 11:36
    Tôi hoàn toàn đồng ý: Con hư, lỗi phần lớn là do gia đình, nhưng môi trường xấu cũng góp phần không nhỏ trong đó! Chúng ta nên thông cảm với nổi khổ tâm của gđ bác K và càng không nên có những lời lẽ cay độc như bạn A.Thi, N.Anh. Người ta thường nói: "Cha -Mẹ sinh con, Trời sinh tính". Khi có những đứa con bất trị, lúc đó các bạn mới thấu hiểu... ở đời không việc gì nói trước 1 cách chắc chắn được..!
  • trương Tám
    08/09/2011 12:33
    Dù có đánh chết tôi, tôi cũng phải nói rằng: tôi phản đối game online. Tôi rất đồng tình với bạn Minh, nhưng tôi cũng thông cảm với bạn Minh Anh. Thực tế, tôi cũng gần giống như anh K, đứa lớn của tôi từng đoạt giải nhất cấp tỉnh năm lớp 9 ở Miền Trung, cháu là học sinh giỏi của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM, nay là sinh viên năm 4. Đứa thứ 2 của tôi cũng từng doạt giải nhì cấp tỉnh năm học lớp 12, nay là SV năm nhất. Nhưng thắng Út của tôi thì không như vậy, mặc dù được chăm sóc kỹ hơn, tuy nhiên chưa đến nỗi như con anh K. Nó cũng mê game hơn mê học, lỳ, khó bảo. Tôi thông cảm với bạn Minh Anh, vì nghĩ có lẽ do mình chiều chuộng nó hơn, cách giáo dục của mình chưa hợp lý (do có tác động của me, ông bà, cô, cậu chú bác,... nó là con trai duy nhất).Tôi đang lo quá, sợ rồi nó sẽ như con của anh K. Mong rằng đừng có Game online nữa thì các bậc phụ huynh cũng như xã hội đỡ khổ hơn
  • Người Việt chân chính
    08/09/2011 12:37
    Tôi năm nay cũng 55 tuổi rồi, xin có chút ý kiến. Xin lỗi trước nhé. Những ai đổ hết mọi tội lỗi lên game bạo lực là thiển cận. Nếu bọn côn đồ ngày nay thanh toán đâm nhau bằng dao thì chắc cũng đổ thừa tại dao và cấm buôn bán dao sao? Không một đứa trẻ nào đẻ ra đời mà bị ảnh hưởng game liền cả. Chúng cũng phải 10 tuổi trở lên mới bắt đầu "cày" game online. Sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong 10 năm đầu đời rất là quan trọng, thời gian này đã hình thành nhân cách của một đứa trẻ rồi. Giáo dục Việt Nam đã buông lỏng sự dạy dỗ về giáo dục đạo đức cơ bản (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Khi một cá nhân không dược trau giồi đạo đức cơ bản thì khi lớn lên chúng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những cái xấu. Mọi người nhìn lại thử xem những cái nhân, lễ, nghĩa, trí, tín thời nay có được tôn trọng không? Khi mà quản lý, giáo dục không được thì đổ lỗi tại này, tại nọ.
  • Nguyễn Chính Thư
    08/09/2011 12:40
    Game online không xấu, xấu hay không là do người chơi. Cờ bạc cũng vậy, bản thân cờ bạc cũng đâu có xấu, xấu là do người chơi ham mê và đánh bằng tiền. So sánh giữa game online và cờ bạc đều giống nhau hết, đều giết thời gian và tiêu tốn tiền bạc. Tại sao chúng ta cấm cờ bạc mà không cấm luôn game online đi?
  • mai thi chi
    08/09/2011 15:11
    Tôi xin thông cảm và chia sẻ với ông K. Tôi nghĩ vợ chồng ông K không đến nỗi không biết dạy con-những đứa con lớn của ông rất giỏi giang. Riêng cậu trai út hư hỏng bất trị ông đổ tội cho game online cũng có thể là do "cha mẹ sinh con trời sinh tánh". Còn ý kiến của Anh Thi tôi cho là tự tin hơi quá đáng.
  • Trang
    08/09/2011 16:27
    Phần lớn các bậc cha mẹ ở VN ít cho con cái làm việc nhà và con trai lại càng không, trong giao tiếp hằng ngày chúng ta thường cho rằng cha mẹ luôn luôn đúng nghĩa là chúng ta là người lớn còn con cái là con cái,. trong khi đó ở vài nước như Úc, MỸ..mà tôi biết, họ luôn dạy con cái làm việc nhà từ lúc nhỏ và luôn nói chuyện cởi mở với con như bạn bè, nghĩa là họ rất ít khi né tránh việc gì khi con cái hỏi, gặp những câu hỏi khó họ cũng tìm cách giải thích cho đúng tuổi của con hiểu.và khi cha mẹ làm gì sai họ cũng xin lỗi con cái. làm việc nhà nó cũng có cái lợi của nó giúp cho con cái tự lập và quan sát chung quanh mình, cới mở với con cái nghĩa là chúng ta vẽ đường đúng cho hưou chạy ( trong khi chúng ta luôn nghĩ rằng nói thẳng mọi chuyện nghĩa là vẻ đường sai cho hươu chạy). khi con nghiện gane, ai cũng đổ lỗi cho game, nhưng tận sâu trong đáy lòng anh đã làm hết cách vì con chưa?bây giờ con đã như vậy anh ko thể bắt nó làm việc nhà cũng không thể giáo điều với con được, nhưng anh có thể cứ mỗi cuối tuần cùng con chạy bộ, cùng vào trung tâm thể dục , hay cùng con đi câu cá, cắm trại, tham gia hướng đạo sinh, tham quan những nơi du lịch như thư viện, viện bảo tàng chưa? tôi tin chắc lúc con anh chưa nghiện game anh cũng chưa từng làm những việc này hoặc là làm rất ít. tiền anh chị kiếm nhiều thì nó nghiện nhiều, chi bằng anh chị và hai con lớn thành đạt dành chút thời giờ cùng con làm mọi việc, tôi tin sẽ lại tìm được đưa con của mình. vài hàng thẳng thắn
  • Sky_Angel
    08/09/2011 17:25
    "NGUYỄN TÍN 07/09/2011 22:58 Mình đang thắc mắc về tác dụng của game online có nội dung chém giết, đấm đá, máu me... Mình đang tự hỏi và tìm hiểu xem nó có tác dụng như thế nào với đời sống con người. Những ai đã và đang ủng hộ loại game này, vui lòng giải đáp giúp, xin cám ơn...". Tôi cũng hỏi lại bạn: phim hành động Mĩ, phim tình cảm Hàn Huốc, ca nhạc Việt Nam =))v.v... đem lại cho bạn cái gì (cứ lấy một món bạn thích)? Nếu bạn trả lời được câu hỏi của tôi thì đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Mà theo tôi được biết thì game online Việt Nam hiện tại chưa có game nào được xếp vào dạng "chém giết máu me" hết. Nếu có bạn cứ lấy ví dụ xem ;))
  • Hồ Văn Tèn
    08/09/2011 19:43
    Các bạn nhớ cho: chơi game bạo lực hoàn toàn khác xem phim bạo lực, không thể đưa ra so sánh. Xem phim chỉ đơn thuần là quan sát diễn viên đóng vai theo chỉ đạo của đạo diễn; còn chơi game là bạn đã trực tiếp dùng chính trí não và bàn tay của mình để điều khiển các hành động bạo lực. Xem phim không thành thói quen, nhưng chơi game thì thành thói quen. Đến khi người chơi đã mụ mị trong thế giới ảo đi rồi thì thế giới thực với họ cũng trở nên mù mờ, và những nhát chém trên bàn phím cũng rất gần với mã tấu thật...
  • Anh Thi
    08/09/2011 23:58
    Lời thật thường mất lòng, phải không các bác ? Nhưng các bác nhìn lại mà xem, có phải phần đông đều cho ý kiến "tại tính con', "tại game online" mà ra; nhưng còn "lỗi của cha mẹ, trách nhiệm của đấng sinh thành" thì không nói đến! Mạn phép bàn qua trường hợp của Luyện : đây là là lỗi của game, lỗi của Luyện (chắc chắn rồi), vậy cha mẹ của Luyện có lỗi không? Vậy Luyện có được xem là tai họa của xã hội không?
  • Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà
    09/09/2011 00:52
    Xin chào các bác, các anh chị, các bạn. Tôi cũng đọc qua nhật ký của bạn MK và cũng đọc một số ý kiến của các bạn đọc. Tôi thấy tác hại của game online chỉ là một phần thôi (gameonline không phải bắt nguồn từ Việt Nam, các bạn nhỏ ở các nước khác cũng đam mê gameonline vậy), cái chính chúng ta quan tâm chưa đúng, giáo dục, dạy bảo các cháu chưa tới hay nói khác chúng ta chỉ quan tâm tới trí dục và đòi hỏi cao ở các cháu, quên mất đức dục nơi gia đình (một đức tính phải giúp các từ rất rất sớm). Để rồi khi các cháu gặp phải các tình huống xấu không tự vượt qua được, và một lần vấp ngã sẽ tiếp tục vấp tiếp. Các bác, các anh chị hãy thử trở về với tuổi thiếu niên của mình với thời đại bùng nổ internet (game online, hình ảnh, phim ảnh ... xấu có, tốt có cộng với sự tò mò của các cháu- nhất là tò mò về giới tính) như bây giờ thì ngay cả những người lớn còn cho mình "quyền lớn" rồi không biết ... đi về đâu nữa. Nói tóm lại: Hiện nay xã hội và gia đình chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục đức dục cho các cháu.(Các bậc cha mẹ ngày nay có lỗi trong việc này).
  • Thuyên Nguyễn
    09/09/2011 07:53
    Tôi đã theo dõi bài viết "Ai cứu được con tôi" ở chuyên mục Nhật ký 21 giờ của quý báo - Nỗi cảm thương, chia sẻ với tình cảnh của gia đình bác K cứ mãi đeo đẳng tâm trí tôi suốt 2 ngày qua. Tôi cũng có 2 con nhỏ. Tuy các cháu vẫn ngoan ngoãn, học hành đàng hoàng nhưng tôi vẫn lo nhiều lắm. Chăm chút cho các con là một chuyện, nhưng gia đình có đủ sức đề kháng giúp trẻ vượt qua mọi cám dỗ của cuộc sống hay không lại là chuyện không ai dám nói chắc được. Đau đớn sinh con, nuôi con cực khổ, tâm huyết là thế, có ai mà muốn con mình hư hỏng. Nhưng nếu chúng lỡ hư hỏng rồi thì phải làm sao đây? Chắc chắn chúng ta rồi cũng như bác K: Không thể bỏ con được, nhưng sống cũng không bằng chết, lúc cùng quẫn quá rồi cũng phải thốt lên: "Ai cứu được con tôi?" mà thôi. Đọc những lời chia sẻ của bạn đọc, tôi thấy ai cũng có cái lý của mình, tâm huyết dành cho người trong cuộc cũng không phải ít. Ở đây tôi xin không tranh luận việc game online có lỗi hay không? ông K có lỗi hay không? Mội trường xung quanh con trẻ có lỗi hay không?... Tôi chỉ xin nếu 2 ý kiến chủ quan của cá nhân mình: 1- Với tư cách cũng là bậc cha mẹ, tôi xin bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với bác K. Dù bản thân ông có lỗi hay không đối với việc nuôi dạy con trẻ, song với tôi, ông vẫn là một người cha tốt, một bậc phụ huynh rất dũng cảm khi đã mạnh dạn đưa ra "cái nhọt" của mình để chia sẻ, góp phần cảnh tỉnh những bậc cha mẹ khác - Điều mà không phải người làm cha làm mẹ nào cũng có thể làm được vì sĩ diện bản thân. 2- Với tư cách là một công dân, tôi đề nghị báo Người Lao Động nên chuyển toàn bộ nội dung quyển nhật ký của ông K cùng với những comment của bạn đọc đến Bộ trưởng Bộ giáo dục, Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông để các cơ quan này xem xét, nghiên cứu để có một cái nhìn toàn diện hơn, sát thực hơn trong vai trò trách nhiệm và lĩnh vực quản lý của mình... Tin rằng cùng với việc thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng và việc nâng cao ý thức trách nhiệm, phương pháp giáo dục và tính cảnh giác của mỗi bậc phụ huynh, những thảm họa như vụ án Lê văn Luyện và nỗi đau xé lòng như trường hợp gia đình ông K sẽ không còn nữa. Một người tâm huyết Thuyên Nguyễn


Nhật ký 21 giờ: Ai cứu được con tôi? (Phần 2)

Thứ Năm, 08/09/2011 21:00

(NLĐO)- Mẹ nó vào phòng nằm khóc, bảo: “Nó ngày càng quá quắt, không còn coi cha mẹ ra gì, có hành động và lời lẽ vô cùng mất dạy". Nó nói: "Thà làm chó nhà người ta còn hơn làm con nhà này”. Mình cũng không hiểu được sao gia đình này lại có đứa con như vậy

Không thể bỏ con (*)
Sáng thứ hai (26-4-10)
Nó dậy ăn sáng và đi học, không mang giày. Hỏi: Sao không mang giày? Cô cho mang dép.
Học hành đàng hoàng, giỏi giang theo truyền thống hiếu học của gia đình đó là điều tất nhiên.
Nhớ năm rồi mình có gọi điện về nội khoe với mấy chú là thằng L. hiện nay nó học rất giỏi, sức học có thừa, sách nâng cao cũng giải được nhiều bài. Cô N. mở lớp dạy thêm toán dạy buổi chiều. Sau mỗi buổi học về có hỏi thăm học được không? Nó khoe là học tốt, thầy cho bài tập ở sách giáo khoa chỉ làm tích tắc là xong, sau đó chỉ bài cho một bạn học lớp 9 (lúc nó đang học lớp 8).
Cứ đem sự giáo dục của gia đình mình ra so sánh với nhiều gia đình khác thì không tha kém thậm chí có thể xếp loại là gia đình có giáo dục tốt...
1-5-10 (sáng thứ bảy)
Hôm thứ năm (29/4) có một ngày không thể tồi tệ hơn.
Sáng hôm ấy vẫn cái điệp khúc, mẹ nó lên lầu đánh thức để đi học, ít ra cũng mất 20 phút, rồi cũng dậy ăn sáng và đi học như mọi hôm.
Đến trưa học về không ăn cơm, phát hiện điện thoại đã bị xem tin nhắn, nó kêu mẹ để hoạnh họe bằng từ ngữ và hành động không thể chấp nhận được (không thể ghi ra đây).
Ảnh minh họa từ internet
Gia đình ăn cơm trưa xong, mình vào phòng nghỉ để tránh cái cảnh phải nhìn thấy nó xin tiền để đi chơi như mọi hôm. Trong phòng nghe loáng thoáng tiếng “chó nhà người ta” cứ tưởng chó nhà ai đó cắn dép của nó.
Và tiếng cửa sắt đóng sầm.
Mẹ nó vào phòng nằm khóc, bảo rằng: “Nó ngày càng quá quắt không còn coi cha mẹ ra gì, có hành động và lời lẽ vô cùng mất dạy". Nó nói: "Thà làm chó nhà người ta còn hơn làm con nhà này”. Mình cũng không thể nghĩ ra được tại sao gia đình này lại có một đứa con như vậy.
Và khi dắt xe ra khỏi nhà còn bảo rằng đi luôn có chết cũng không về cái nhà này nữa.
Sau khi nó đi cả nhà vào phòng đóng cửa, mẹ nó vẫn nằm khóc đây. Nói nhau rằng có thể hôm nay nó sẽ chết bằng tự tử, hoặc lang thang đầu đường xó chợ nào đó, rồi ít hôm sau nó cũng kiệt sức rồi chết. Thế là đã mất đi một đứa con, từ lúc chào đời, sống mươi lăm năm, ngắn ngủi quá!

Không thể bỏ con cho dù quá giận, nó còn quá nhỏ để suy nghĩ ra điều đúng, điều sai - Nó sẽ đi đâu? ở đâu? hay nó đã chết rồi? Chiều hôm ấy có dượng Chín - khoảng 6h chia nhau hai ngã - dượng Chín sẽ tìm hướng trường học nơi tập trung các tiệm net.
Hai vợ chồng tìm hướng hỏi thăm ở nhà Cu H. vì nghe đâu chiều nay có tiết dạy thêm Văn tại nhà H. Đến nhà thấy dạy thêm gọi điện thoại cô giáo thì cô nói rằng hôm nay là ngày sinh nhật cô. L. có hứa đi chúc mừng ở nhà cô nhưng giờ này không thấy.
Vừa xong thì nghe điện thoại dượng Chín báo là đã tìm được nó đang ngồi chơi game ở quán net 858, đối diện quán thịt mèo ở khu 18B. Hai anh em cùng ngồi ở quán thịt mèo để mẹ nó vào gặp. Khoảng 15 phút sau mẹ nó ra bảo rằng nó không về, và lạnh lùng bảo mẹ “về đi”.
Game bạo lực tràn ngập trên mạng (Nguồn: Internet)
Khoảng 8h tối mẹ nó buồn bỏ về ngoại sau đó dì Tư và dì Chín cùng ra. Dì Tư vào bảo về, nó hẹn 9h, sau đó dì Tư mua chai trà xanh cho nó uống đến 9h thì cũng tập trung về ngoại và ở luôn trong ngoại đến nay (2/5).
Phải chăng do bản tánh con người. Có câu “sanh tử bất sanh tâm, sanh ngựa vô sanh giác” hay “cha mẹ sanh con, trời sanh tánh” - Ông bà mình ngày xưa nói ít có sai, bản tánh con người thì có tánh tốt, tánh xấu.
Mong sao cho con mình đã đến nông nỗi này nhưng không phải do nơi bản tánh mà là do ở nguyên nhân nào khác, sợ câu “giang sơn dễ đỗi, bản tánh khó dời”.
Mẹ nó nói: “Cứ ngỡ như chiêm bao, không thể tưởng tượng, không thể nghĩ ra được là nhà mình có một đứa con như vậy".
Mình cũng nghĩ là nếu nó không ham học thì tà tà nó cũng hết phổ thông (mới suy nghĩ vậy thời gian gần đây thôi) chứ chuyện cứng đầu cứng cổ, hay có hỗn hào với ông bà cha mẹ thì mình không bao giờ nghĩ đến.
Cái tên mà chính mình đã đặt cho nó theo từ điển Hán Việt có nghĩa là trong sáng. Chính mình đã suy nghĩ điều đó trước và hơn cả kim tiền.
Mười lăm tuổi, tuy chưa đủ trí khôn để biết những chuyện lớn nhưng những chuyện tối thiểu của những người không học cũng biết mà nó lại không biết!
Ít ra nó cũng một vài lần nghe câu hát ru con:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
---------

Chúng tôi sẽ đăng tiếp nhật ký này lúc 21 giờ vào các ngày sau. Ngày mai 9-9, trên Báo in Người Lao Động tiếp tục đăng loạt bài "Game bạo lực và những đại bi kịch". Mời bạn đọc đón xem.
(*): Tít bài trích từ nhật ký của ông P.M.K
P.Miế
  • Có 23 ý kiến

  • quân thụy
    08/09/2011 22:14
    Thật sự không biết đã, đang và sẽ có thêm biết bao gia đình nữa sẽ giống cảnh gia đình của chú K nữa. Ngày xưa thế hệ bọn tôi làm gì có game online, mỗi khi chúng tôi ra đường, ba mẹ rất sợ vướng vào những tệ nạn xã hội như cờ bạc, đua xe..., đặc biệt là ma túy. Nhưng dường như hiện tại game online nó cũng đáng sợ không kém. Nó không ồn ào với những câu băng rôn, khẩu hiệu cảnh báo tác hại nhưng nó luôn cháy âm ỉ trong cuộc sống của thế hệ trẻ hiện tại mà khó có cách nào để dập tắt.
  • Nguyễn Thành Tân
    08/09/2011 22:33
    Anh K thân mến! Cái tuổi 14-15 của các cháu là ranh giới giữa người lớn và con nít. Cái sai lầm của người lớn là luôn coi các cháu là con nít. Vợ chồng phải lo mưu sinh nên thiếu sự quan tâm đúng mức đến con trẻ. Từ đó cháu sinh ra mặc cảm, tự ti... và hư hỏng.
  • phuonghong
    08/09/2011 22:42
    NHÌN THẬT KỸ VẤN ĐỀ LÊ VĂN LUYỆN CHỈ LÀ NẠN NHÂN. TỮ HÌNH NGAY NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ GAME. ĐÃ VÔ CÙNG THIẾU TRÁCH NHIỆM VÀ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ ĐỂ CẢ MỘT THẾ HỆ BĂNG HOẠI. NẾU XỬ LÝ KHÔNG NGHIÊM. CHÚNG TA LẠI CÓ HÀNG TRIỆU TRIỆU LÊ VĂN LUYỆN KHÁC.TÔI NÓI HẾT SỨC NGHIÊM CHỈNH ĐẤY PHƯỢNG HỒNG
  • Long Vũ
    08/09/2011 23:17
    Nếu chúng ta không có những biện pháp khẩn cấp và kiên quyết trong việc dẹp bỏ game online độc hại thì chỉ cần vài năm nữa thôi sẽ có thêm hàng triệu gia đình nữa sẽ tan nát vì con cái vướng vào vòng nghiện ngập game online mà Lê Văn Luyện là một ví dụ điển hình nhất. Tình hình nguy ngập lắm rồi vì chỉ cần 10% thanh thiếu niên của chúng ta nghiện game online thì tương lai của xã hội ta sẽ đầy bất trắc vì sẽ có hàng chục ngàn Lê Văn Luyện do game online đẻ ra và tương lai của dân tộc giống nòi sẽ suy đồi cùng với game online
  • Đóng cửa Vinagame
    08/09/2011 23:30
    Hãy đóng cửa công ty Vinagame nhà phát hành game hút máu người chơi nhất thì tự nhiên bạo lực đâm chém trong xã hội sẽ giảm bớt một phần đáng kể. Tất cả những hiện tượng đâm chém kinh hoàng hiện đang diễn ra trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi những game kiếm hiệp đâm chém như Võ Lâm, Kiếm Thế, Kiếm Tiên ...
  • Học Sinh
    08/09/2011 23:46
    Đồng ý là nên đóng của công ty Vinagame. Công ty này chỉ tổ rách việc chẳng làm được lợi ích gì cho ngành công nghệ thông của Việt Nam, ngoài việc rước mấy cái game kiếm hiệp Tàu rẻ tiền về đầu độc và bóc lột thanh thiếu niên Việt Nam...
  • mkmn65
    09/09/2011 05:42
    Đọc xong nhật ký của tác giả P.M.K, tôi thấy trường hợp này sao giống trường hợp của tôi quá. Tôi cũng có đứa con như vậy, cho nên tôi vô cùng thông cảm và chia sẻ đau buồn với tác giả ... Tôi chỉ mong muốn một điều là các cơ quan chức năng hãy hành động ngay để có biện pháp với game online, hạn chế hoặc dẹp luôn đi cho những người như chúng tôi có con em rơi vào hoàn cảnh bi kịch này được nhờ ! Đừng nói suông nữa mà hãy làm ngay không chậm trễ, vì trễ ngày nào là có thêm những nạn nhân như tôi và tác giả P.M.K!
  • Hoàng Châu
    09/09/2011 07:48
    Con tôi chẳng chơi game, nhưng ăn nói tính tình y như con của ông K. Lúc nào cũng quạu quọ, khó chịu, không hòa thuận với ai trong nhà hay hàng xóm. Tôi quá khổ tâm mà chẳng biết làm sao. Tôi khuyên giải con hết lời, từ dịu dàng giải thích đến la rầy, nhưng không có chút kết quả nào. Tôi phải làm sao đây?
  • Xuân Thời
    09/09/2011 07:52
    Có bao giờ bạn nghĩ con đường nào đưa bọn trẻ tới đó?. Học sinh vào 1 trường làng về khóc: "Cô giáo bắt giải toán trên mạng, Mẹ nối Int..". Lớp 1 Giải toán bắt buộc thì có nên không hay cơ hội để chơi Game sớm trước tuổi???.
  • Trần Thị Nhường
    09/09/2011 08:01
    Xem chuyện người buồn cho phận mình Sau khi xem xong nhũng dòng nhật ký của anh P.M.K nình thấy buồn quá, vì mìng cũng có đứa con gần giống như thế, nhưng chưa đến nổi bỏ nhà đi, thật buồn quá không biết xã hội này rồi sẽ đi về đâu khi ngày càng có nhiều cám dỗ.... xin hãy cứu con của chúng tôi.
  • Unlucky
    09/09/2011 08:24
    @Hoàng Châu: nếu cón bạn như vậy thì chưa chắc nó không chơi game đâu. Có lẽ nó đang nghiện game online mà bạn không biết đấy
  • Vô Danh
    09/09/2011 08:28
    Cuộc sống hiện giờ nhiều phụ huynh không chú ý nhiều đến các em, đôi khi chúng ta bỏ qua những lời nói các em khiến nó cảm thấy mình không có tiếng nói trong gia đình vì lý do đơn giản - chúng ta là người lớn. Để giải tỏa thì các em sẽ tìm đến game. Không cần phải game online, chỉ cần việc giải tỏa của em nó bị tắc như hết tiền là đã có động lực để xảy ra hành vi xấu dù là chơi game hay đánh bài... Tôi có quen 1 người bạn cho con chơi game từ hồi nó mới 5 tuổi nhưng giờ nó học giỏi, ngoan, chơi có giờ giấc vì khi chơi thì anh ấy chơi cùng con, chỉ con hành vi nào xấu, không đúng. Tóm lại đừng bỏ mặc con cái trong thời buổi thông tin tràn lan và nên lắng nghe, chú ý hơn về tâm sự của tuổi mới lớn.
  • NVD
    09/09/2011 08:49
    Ông bà ta có câu : "dạy con từ thuở còn thơ". Gia đình thiếu quan tâm đế trẻ nhỏ. Việc đổ lỗi cho những lý do khác chỉ thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm trong giáo dục con cái mà thôi. Thậm chí nó thay đổi thế nào cũng không biết mà ngăn chặn từ sớm, để tới giờ đã là quá trễ. Đọc vào thư của bác tôi biết đã lâu không có ai tâm sự với đứa con nên nó mới có hành động như vậy. Việc nó phản ứng như vậy là nó đang giấu giếm điều gì đó, giấu giếm mà không ai biết là giấu chuyện gì chứng tỏ là thiếu quan tâm hoặc là biết mà không đề cập ở đây. Phải biết con nó đang gặp vấn đề gì để gỡ chứ. Còn về cái truyền thống hiếu học thì phải xem lại liệu mình có tạo áp lực cho con cái quá hay không, việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho nó đã ổn hay không. Thường cái tuổi này chưa có định hướng rõ rành nên không biết học cái gì công với áp lực học hành tạo nên tâm lý chán nản. Và xem lại xem bác có hay so sánh con mình với con người khác hay không? Đối với một đứa trẻ có tinh thần học tập thì nó coi sự so sánh như một mục tiêu cần đánh bại để vươn lên, còn với một đứa trẻ đang chán học thì nó coi đó như một lời chê bai, xúc phạm, một gánh nặng trên vai, ví như :"thích con người khác thì đem về nuôi chứ sao phải nuôi mình", từ đó có hành động và lời nói coi thường cha mẹ vì bản thân nó nghĩ cha mẹ không coi nó ra gì thì hiển nhiên nó cũng chẳng coi cha mẹ ra gì. Cha mẹ không hiểu tâm lý con cái thì làm sao mà dạy con cho tốt được. Thậm chí ngay từ lúc đầu tiên nó phát ngôn như vậy cũng không có buổi họp mặt gia đình để chấn chỉnh, để lâu quen thói.
  • Nông cạn
    09/09/2011 09:06
    Anh chị biết con của anh chị hư vì game, tại sao anh chị không tìm giải pháp dạy dỗ cho con mình mà đổ thừa cho người này người nọ. Nói như anh chị thì hơn 5 triệu người chơi game hiện nay toàn là người hư hết sao.
  • Hulk
    09/09/2011 09:08
    Theo tôi nghĩ các gia đình có con nghiện game online nên gặp luật sư để kiện các công ty game online và các cửa hàng net, vì đã không quản lý khách hàng để trẻ em chơi game bạo lực.
  • Nguyen Nam
    09/09/2011 09:25
    Trường hợp này giống trường hợp cháu tôi cách đây 5-6 năm trước. Hồi đó là game Audition (không bạo lực), mới đầu, cháu cũng chơi ít, nhưng sau 1 thời gian, cháu đã nghiện từ đó bỏ học, trốn nhà chơi game thâu đêm, gia đình bỏ công sức săn đón, đi tìm nhưng không ăn thua, kể cả nhờ đến công an (nhưng cháu còn nhỏ nên mấy anh CA cũng không làm mạnh được). Khi không có tiền, cháu xin tiền Bà, không cho, cháu lăn từ trên lầu xuống đất, có khi cần dao đòi tự tự, thấy vậy Bà luền cho cháu tiền. Lúc đó, gia đình không còn hy vọng gì nữa, đành bỏ mặc. Nhưng đến năm 18, tình hình thay đổi 180 độ. Lý do: Hè vừa qua, tôi có gửi 2 đứa con tôi cho Trung tâm thanh thiếu niên Miền Nam để tham gia "học kỳ quân đội", tôi thấy hay nên nói với chị tôi cho cháu tham gia như thế nao. Và cháu đã đồng ý nhưng chỉ đi Singapo, khi tham gia, cháu thấy bạn bè trang lức học giỏi, hiểu biết và được các anh, các chị tại trung tâm tư vấn nên khi về, cháu đã thay đổi, không ở nhà ngoại nữa mà về ở hẳn nhà mình, không đi qua đêm, tụ tập và cháu đã tự đanh ký đi học bổ rúc văn hoá. Từ đó, tôi có hiểu vấn đề Thanh Thiếu niên hiện nay như: Trẻ thường có 3 mức đó là: Ích kỷ, ngang bướng và nổi loạn. 3 vấn đề này chắc chắn sẽ đến với 1 đứa trẻ vậy chúng ta phải làm sao? Phải quan tâm, tâm sự như 1 người bạn, thấy trẻ hư, không nên mắng nhiếc, không nên so sánh, không súc phạm. Nên cho trẻ sinh hoạt với đoàn, đội tại địa phương, nếu có điều kiện, cho sinh hoạt thường xuyên với các tổ chức thanh niên. Ông Bà, cha mẹ nói, trẻ có thể không nghe, nhưng với số đông là thanh niên ngang lứa họ nói trẻ sẽ nghe và làm theo. Hãy quan tâm tới trẻ nhiều hơn, đừng gần tiền mà xa trẻ.
  • Ngân Khánh
    09/09/2011 10:50
    Theo tôi các gia đình có con em đang bị thảm họa của game online làm hỏng cuộc đời như bạn K ở trên thì nên cùng nhau gặp các vị đại biểu quốc hội, mặt trận tổ quốc các vị đại diện cho các bạn trong cuộc bầu cửa vừa rồi để trình một thỉnh nguyện thư lên quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất xem xét rồi có thể thông qua một dự luật về việc quản lý những tác hại của game online trình lên Chính Phủ ký để thành luật và dựa vào luật thì những cơ quan công quyền mới có thể có những biện pháp chế tài mạnh mẽ đối với những công ty game online...chứ tình hình chẳng ai quản lý game online như ở Nước ta như hiện nay thì nguy hiểm quá, các vị mau hành động đi còn hơn ngồi đó cứ than vãn ...
  • Thật buồn cười.....
    09/09/2011 11:03
    Đóng cửa vinagame (như ý kiến của 1 bạn đọc) có chắc chắn rằng mâý đứa nghiền game sẽ ngoan không? Bản tính nó đã ham chơi, ko có game thì nó chơi cái khác (là cái gì thì cứ tưởng tượng đi nhé!). Mỗi hành động, cử chỉ cách ứng xử của con nhỏ điều xuất phát từ người gần gủi nó nhất. Cha, me có là người gần chúng nhất?
  • Hoàng Châu
    09/09/2011 11:07
    Rất cảm ơn bạn Unlucky đã trả lời cho trường hợp của tôi. Nhưng tôi dám quả quyết với bạn là con tôi không hề chơi game. Chắc chắn như vậy. Nhiều người đỗ lỗi cho cha mẹ ham làm ăn, kiếm tiền mà không dành thời giờ chăm sóc các con. Còn tôi suốt ngày chỉ lo cho con, quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ mà có được gì đâu. Càng được chăm sóc nó càng bực mình. Đôi khi tôi giả bộ ngó lơ thì cũng vậy thôi.
  • Đa Chánh
    09/09/2011 11:17
    Tôi cũng từng có con như vậy, nhiều lần quát nạt nó bỏ nhà đi, hai vợ chồng thức trắng.Có bữa tôi phải lên mạng chát để tìm quán của nó (nick của nó rất khó nhớ, một lần tình cờ đang online thì ra ngoài tôi tranh thủ nhắn một tin đến mail của tôi thế là có).Tôi nhờ công an phường, bác sĩ tâm lý...Nói chung không nên đối đầu,cực kỳ khó khăn , phải nhìn thẳng vào sự thật không O bế. Có những lúc tôi phái mua cà phê, cả thuốc lá, nấu cơm ,rửa chén (mẹ làm ca) để nó ôn học kỳ, sau đó tôi đùa . rứa mi cha tau hay tau cha mi hè....Nay cháu đã đi làm ổn định, thỉnh thoảng gửi tiền về cho mẹ....
  • Nguyễn kim Toàn
    09/09/2011 11:58
    Tôi cũng có cậu con trai ở tuổi như vậy , cũng học hành , cũng có chơi game online nhưng có hư thân đến như thế đâu. Thật tình lỗi là do người lớn thiếu quan tâm đúng mức đến con cái rồi đổ lỗi cho "sinh con trời sinh tính" hay đổ lỗi cho Game online , họ chỉ nghĩ họ lo cho con mọi thứ nhu cầu nó cần là đủ ,là có quan tâm , Ở cái độ tuổi lớn thì chưa lớn nhưng nhỏ thì không phải nhỏ này ,mình muốn con ngoan tốt thì phải "Sống cùng" với con mọi mặt . tôi và vợ đi làm bận rộn nhưng tất cả các bạn học trên lớp của con tôi đều biết tên, biết đứa nào học kém đứa nào học giỏi , hằng ngày con đi học về thường tâm sự với bố mẹ việc học hành vui chơi với các bạn trên lớp chúng tôi luôn lắng nghe và "Sống cùng" với những sinh hoạt của con, Tối thứ 7 sẽ được cùng Bố (có lúc cho chơi một mình)chơi Game online 2 tiếng vì chủ nhật nghỉ học , thế rồi sáng chủ nhật tôi tháo hộp ADSL và laptop cất vào tủ , thành một thông lệ rồi nên không buồn phiền gì khi bị cất máy tính.Hãy "sống cùng" với con để nghe và hiểu tâm sinh lý của con thay đổi từng ngày mà chấn chỉnh cho nó phù hợp,có thế thì con mình mới vui vẻ ngoan hiền và gia đình hạnh phúc .
  • LAH
    09/09/2011 14:06
    Tôi rất cảm thông với sự đau khổ của ông K. và gia đình, nhưng tôi vẫn cho rằng phần lỗi lớn vẫn xuất phát từ phía người cha, tức là ông. Con ông không thể một vài ngày mà trở nên hư hỏng, đó là một quá trình nhiều tháng nhiều năm, bắt đầu từ những việc rất nhỏ nhặt mà ông không để ý. Đọc nhật ký của ông, tôi cho rằng ông suy nghĩ rất chủ quan trong việc dạy con. Ví dụ, ông nói có những việc mà nhiều người không học cũng biết, mà con ông không biết, đó là suy nghĩ rất sai lầm. Con người ta không tự biết được bất cứ chuyện gì, chắc chắn là phải học từ đâu đó, ông không dạy mà cháu lại không có cơ hội học từ người khác thì đương nhiên là nó không biết. Ông tự hào là giáo dục con tốt, bằng chứng là nó giải được nhiều bài khó trong sách, nhưng thực tế là ông không dạy nó rèn luyện thế nào để trở thành người có những tính cách tốt. Cách giáo dục con của ông tôi thấy rất phổ biến, mục tiêu là để có nhiều điểm tốt trong học bạ của con, chứ không phải để có nhiều tính cách tốt trong con người nó. Hy vọng ông sẽ suy nghĩ lại, để giáo dục lại con cho tốt.
  • Cười ra nước mắt
    09/09/2011 14:31
    Thôi nói tóm lại là dẹp Internet đi, nói đóng cửa nhà phát hành game sao tôi thấy nực cười. Các vị nếu đóng được (nếu thôi mà chắc không đóng nổi đâu) thì còn game online nước ngoài thì sao, kiện tòa án quốc tế để kêu người ta đóng cửa luôn à, không khéo người ta cười cho :). Nhật kí của anh K đề cập cháu học giỏi như truyền thống hiếu học của gia đình, vậy anh có nghĩ 1 phần nào do việc áp đặt con phải học giỏi như người này người kia khiến cho cháu bị ức chế dưới áp lực đó. Học ở trường cả ngày (có thể cháu học lớp chuyên vì theo như anh nói giải được nhiều bài tập nâng cao), tối về lại đi học thêm, về nhà thì lại làm bài tập trong trường, với quĩ thời gian còn lại trong ngấy sau khi đã hoàn thành mớ bài tập đó thì liệu có đủ cho cháu vui chơi giải trí không hay là ngủ sớm để sáng mai đi học. Anh K có khi nào dừng lại một chút, đặt mình vào vị trí của con không, hay chỉ thấy cháu học giỏi, hàng xóm người thân khen ngoan hiền, gia đình được tiếng thơm là yên tâm về đứa con của mình? Chỉ có một chi tiết tìm thấy cháu ở quán net thì "À vì chơi game nên tính tình nó mới thay đổi", liệu có vội vàng quá không? Chỉ mong cánh nhà báo khi viết bài nên có lối suy nghĩ thoáng, đừng suy nghĩ tiêu cực 1 hướng như vậy, rồi khi thấy những comment phản đối thì lại nói "tất cả chỉ là ngụy biện". Thân !

Nhật ký 21 giờ: Ai cứu được con tôi? (phần 3)

Thứ Sáu, 09/09/2011 21:00

Đi một vòng để khảo sát tiếp xúc nhiều phụ huynh, thầy giáo lẫn học sinh đã học trường này, mới xác định được rằng gần như 100% học sinh vào trường này đều mắc phải tệ nạn xã hội: “chơi game bỏ học”.

Con đã được học một trường đàng hoàng
9/6/2010
Chiều tối hôm qua - Về trong ngoại khoảng 7h (có cả mẹ nó) - gọi điện thoại đến chỗ game bà già - nó không về - coi CT game show “Ai là triệu phú” xong nhờ bé nữ tặc trực tiếp vào gọi nó về. Sau khi nữ tặc về bảo: Nó còn nạt: “Hãy về trước đi” có lẽ mình không còn bị sốc nữa vì đó cũng là điều bình thường - Sau đó cùng mẹ nó chạy thẳng vào điểm chơi (xe Exciter of Ch.), thấy nó đang ngồi nhưng không chơi, bảo nó về ngoại để chuẩn bị ngày mai nhập học (9-6-2010) vào trường TB về nhà hỏi nó sao không về - nó bảo “quên”.
Tối hôm nay khoảng sau 9h30. Ra chợ Dĩ An để mua một ít đồ lặt vặt cho nó nhưng các chỗ đều đóng cửa cuối cùng mua được một đôi sandal ở đầu chợ trên.
Game bạo lực tràn lan trên mạng
Sáng sớm Dì Tư + nữ tặc + bé Q. xuống nhà thấy cửa khóa ngoài cứ tưởng đã đi SG rồi, nhưng không phải. Mẹ nó ra chợ mua thêm một ít đồ lặt vặt cho nó. Đúng 7h10 taxi đến rước đi - 346 ngàn là tiền fải trả cho taxi đến trường TB.
Một buổi sáng ở trường TB (dì Tư + ba mẹ + nữ tặc + bé Quỳnh) lo cho nó. Vào lớp nghe thầy quản nhiệm (thầy D.D.) dặn dò nội quy của trường - theo dõi nhìn vào lớp thấy con mình ngồi gục đầu trên bàn học, trong lúc các bạn đều ngẩng đầu lắng nghe, tim mình nghe như se thắt lại - Có phải thật sự tồi tệ lắm phải không?
Đi một vòng để khảo sát tiếp xúc nhiều phụ huynh thầy giáo lẫn học sinh đã học trường này mới xác định được rằng gần như 100% học sinh vào trường này đều mắc phải tệ nạn xã hội “chơi game bỏ học”.

Tiếp xúc với một ông thầy đến nhận lịch dạy, ông thầy bảo rằng “không phải tệ nạn này của riêng gia đình”. “Game” đã rộng khắp trên toàn thế giới đã đang và sẽ giết chết đi những mầm non - ta chưa thể cứu và ngăn chặn được. Mình cho rằng đây là “Quốc nạn” - nó sẽ đầu độc và còn giết chết lần mòn từ thế hệ này đến thế hệ khác của con em chúng ta.
Trưa khoảng 11h thầy quản nhiệm (hai thầy) dẫn hết cả lớp đi “ăn trưa”. Dì Tư, nữ tặc, bé Q. cùng vợ chồng mình ra ăn cơm quán bên đường - Sau khi ăn trưa xong quay trở lại phòng ngủ của nó ở trường, chờ thầy quản nhiệm ghi tên vào quần áo mà được phép nhà trường cho mặc. Nó đã ngủ được trưa hôm ấy, có lẽ vì thấm mệt.
Ảnh minh họa
Sau đó mình ngồi tâm sự với thầy quản nhiệm lớp - thầy Đ.H.- cũng người Tuy Hòa, thầy rất hiền và dễ thương. Mình hỏi “xưa nay có em nào đào ngũ không thầy? Thầy bảo đào ngũ là thế nào? Trốn luôn phải không?” - Đúng rồi - thầy nói xưa nay chưa có trường hợp nào bỏ học luôn, nếu có về nhà thì bố mẹ hôm sau cũng đưa đến. Thỉnh thoảng có em trốn ra ngoài chơi game, các thầy cũng đi tìm cho được rồi dẫn vào trường.
Chiều hôm ấy cả nhà cùng về bằng xe buýt - mừng thầm rằng con đã được học một trường đàng hoàng. Có thể nó nên người - Mình đã may mắn đi thăm dò kịp lúc - và có quyết định đúng.
Tiếp theo phần 4: Bắt đi học thì mua cho chiếc...quan tài
Chúng tôi sẽ đăng tiếp phần 4 lúc 21 giờ ngày 10-9. Trên Báo in Người Lao Động phát hành ngày 10-9 tiếp tục đăng loạt bài "Game bạo lực và những đại bi kịch". Mời bạn đọc đón xem.
(*): Tít bài trích từ nhật ký của ông P.M.K
P.M.K


17 ý kiến
  • NGUYỄN TÍN
    09/09/2011 22:06
    Hởi các game thủ, giải thích giúp tôi rằng các trò chơi đấm đá chém giết cảnh hút máu ....trong các game online lẫn offline ...nó có tác dụng gì trong đời sống con người..?????
  • Nguyễn Thành Tân
    09/09/2011 22:22
    Anh k thân mến ! Đã 2 đêm rồi tôi vẫn đợi tới 21 giờ để được đọc những giòng tâm sự của anh . Tôi đã hiểu thấu hoàn cảnh của anh ngay từ lần đăng tin thứ nhát. Tôi có hoàn cảnh khá giống anh ....nhưng tôi may mắn hơn anh là tôi vừa thoát ra được cái "cục nợ". Nếu kể ra đây thì không thể nói hết được , tôi chỉ mong anh ngay từ bây giờ hãy thay đổi hoàn toàn cách cư xử với con . Hãy coi con mình như một người bạn , để rồi hai người đàn ông ngồi lại với nhau ... Bước đầu hơi khó khăn một chút nhưng tôi hi vọng anh sẽ làm được
  • Long Vũ
    09/09/2011 22:37
    Ngồi đó than thở cũng chẳng ích lợi gì! những bậc phụ huynh như bạn K nên đồng lòng thuê luật sư khởi kiện tới cùng những công ty phát hành game online những kẻ đang làm giàu trên nổi đau khổ của đồng bào vì đang nhập những game online ngoại nhập về đầu độc giới thanh thiếu niên.
  • Anonymous
    10/09/2011 00:05
    Lúc nào cũng kêu vì game này nọ mà không chịu nhìn lại chính mình và cách giáo dục con em mình. Game bạo lực à? Thử hỏi tỉ lệ người phạm tội do chịu ảnh hưởng của game bạo lực trên thế giới là bao nhiêu, ít hay nhiều? Sao không nhìn vào những nước có "nền công nghiệp game" lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản xem họ sống ra sao, như thế nào?... Trên đây là những bức xúc không chỉ của cá nhân tôi mà cũng là của đại đa số những game thủ chân chính, đóng góp không ít lợi ích cho xã hội nhưng lại bị quy chụp, mang tiếng xấu.
  • Red
    10/09/2011 01:47
    Gửi bạn Phúc Tín ... thế bạn trả lời hộ mình bia, rượu và thuốc lá có gì hay và giúp ích gì cho xã hội? Game online phải là đánh đấm, chém giết bạo lực à? Đừng bao giờ hỏi những câu hỏi vô nghĩa thế! Cái gì cũng có mặt tốt - mặt xấu, phát biểu một cách phiến diện thế ko tốt đâu. Mình ko phủ nhận cái xấu của game, nhưng nhìn từ nhiều nguyên nhân nó còn do con người chứ mỗi game ko làm được điều đó. Chẳng nhẽ cứ chơi game thì phải bỏ học, phải hỗn láo, phải giết người à? Mình chơi phần lớn là game MMOFPS, vậy chẳng lẽ mình sẽ rút súng bắn người khác sao? Đùa chứ con gà mình còn ko dám cắt tiết đây này. Mình là game thủ bán chuyên, chơi game với mục đích giải trí, giao lưu kết bạn. Mình đã học xong đại học, đang đi học tiếp một chứng chỉ quản trị mạng của MS và sắp tới sẽ được đi làm @@
  • Thanh Thoa
    10/09/2011 03:56
    Chuyện cấm đâu có khó, khó vì người có trách nhiệm không thực lòng chống lại tệ nạn. Xin nhắc lại, năm 1996 nạn con nit coi phim người lớn khi phụ huynh vắng nhà. Tức thì có luật gắn chip điện tử vào TV không cho trẻ con coi phim người lớn. Các hãng TV phải thực hiện, cha mẹ yên lòng và từ đó tệ nạn hết luôn. Mong đem lại nền văn hóa dân tộc từ người có trách nhiệm.
  • Vuong
    10/09/2011 07:45
    Bạn đã từng nghĩ tác động của từng dòng game chưa? Mỗi game đều có ưu diểm và nhược điểm của mình. Như game bạo lực đâu chỉ có tác hại, nó có tác dụng giải tỏa stress rất tốt, dạy chúng ta phản ứng nhanh trong nhiều tình huống. Còn các dòng game trí tuệ thì mở mang được đầu óc nhưng rất mất thời gian và yêu cầu trình độ phải tương đối mới giải được. Điều ta cần quan tâm là vấn đề nghiện game. Mình nghĩ vấn đề gây bức xúc trong nhiều gia đình này cần giải quyết ngay tại gia đình! Chơi game là nhu cầu "không thể thiếu" trong XH hiện nay. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải chính là người hiểu rõ về các dòng game; đôn đốc con em chơi đúng giờ đúng giấc; và quan trọng nhất là cha mẹ nên dành chút ít thời gian để tự chơi 1 số game, nếu thấy game hay và phù hợp thì nên "giới thiệu" cho con chúng ta chơi hoặc "cùng chơi" cũng được. Mình hi vọng biện pháp trên sẽ phần nào giúp con em chúng ta coi game là 1 hình thức giải trí chứ không còn bị "nghiện" nữa!
  • Hồ Khánh
    10/09/2011 08:28
    Nói như các bạn đang ngụy biện cho game online thì chúng ta cũng nên cho bán tự do chất ma túy, chất gây nghiện chắc cũng không sao đâu, quan trọng là cha mẹ phải biết quản lý thế nào để cho chúng đừng...nghiện ma túy thôi và cũng không nên đánh thuế thuốc lá hay rượu bia quá cao để cho công bằng với game online bởi vì đâu thiếu người từng uống rượu bia say xỉn quá trời nhưng chay xe có bao giờ bị tai nạn giao thông đâu.Nhiều người ngụy biện cho game online thấy mắc cười quá.
  • Minh
    10/09/2011 09:23
    Bạn Đỗ Khánh sao so sánh khập khiễng thế nhỉ! Nhìn nhận của bạn rất tiêu cực. Tôi cũng là game thủ, mỗi ngày chơi khoảng 4-6 tiếng, game hay chơi là warcraft. Tôi chẳng bị nghiện hay có vấn đề gì về tinh thần gì cả. Vấn đề là biết phân phối thời gian hợp lý, lựa chọn game chơi. Và vấn đề này tôi được ba mẹ tư vấn rất nhiều. Nhiều lúc họ còn chơi game cùng tôi nữa. Mấu chốt lại là bản thân người chơi game tự nhận thức được được cách chơi game như thế nào là tốt, nếu không thì lúc đó cha mẹ là những người giúp đỡ gamer cân bằng được thế giới game và thực tế. Đừng trách tại sao nhiều người nghiện game, hãy trách những người cha mẹ không quan tâm đúng mức cho con mình mà thôi! Cha mẹ mà không cứu được con cái thì không ai cứu được cả, game sẽ trở thành căn bệnh nan y!
  • huynhhoa
    10/09/2011 10:47
    Theo tôi thì không thể đổ lỗi cho ai cả mà chỉ đổ thừa cho cái nền giáo dục của VN chúng ta quá tệ, cả xã hội và gia đình !!!!! Kiện ai? Kiện nhà nước cho mở cửa cho phòng máy internet hoạt động để hại dân sao? Kiện nhà phát hành game cho ra game để hại người sao? Sao không nghĩ tại trình độ dân trí của ta quá kém sao không nhận thức được Internet mang lại ích lợi như thế nào với con người? Game online? Nước người ta dùng để giải trí, để xả stress còn ở nước mình .....là 1 công cụ để hại người, là 1 tệ nạn thì xin hãy suy nghĩ lại đi. Quán cafe, vũ trường tràn ngập đó mới là tệ nạn, hút chích, ăn chơi đàng điếm đó là gì, đó là chỗ giải trí xả stress đó sao? Xã hội thời mở cửa văn minh mà cứ nhốt con em mình trong 1 cái văn hóa cổ hủ, lạc hậu, thì đất nước biết bao giờ mới phát triển, để không bị người ta đè đầu cuỡi cổ. Hãy nhìn thoáng hơn 1 chút ... Nhìn lại cách giáo dục của mình với bọn trẻ, sẽ thấy sự mê game của chúng không là gì cả.
  • lô vũ
    10/09/2011 10:50
    Hài hước cho mấy Game thủ cứ bênh chằm chặp cho Game online, các bạn bảo là 1 ngày bỏ ra 4-6h chơi game mà ko gọi là nghiện thì đúng là đầu óc hài hước thật, bạn Red chưa đi làm còn ngửa tay xin tiền gia đình rồi nướng vô game mà cũng tự hào sao. Các bạn sao không thử dành thời gian đó làm những việc có ích hơn cho gia đình và xã hội xem. 1ngày có 12tiếng,4-6h là dành cho game thì thời gian kia làm được gì mà tự hào. Các bạn bảo là gia đình không quan tâm đúng mức, thế có khi nào các bạn nghĩ là mình quan tâm tới bố mẹ ko, có nghĩ được là mình làm gì tốt cho bố mẹ chưa hay chỉ toàn là đòi hỏi là bố mẹ phải thế này thế kia. Thiết nghĩ các nhà quản lý Game nên đọc hết nhật ký của Bác PMK để có cái nhìn xác đáng và quản lý game cho tốt, nó đã và đang là bảo tố thời đại với giới trẻ bây giờ đấy.
  • NGUYỄN VĂN TÍN
    10/09/2011 12:11
    Thật nực cười cho những ai bao biện game online, cho rằng game online đấm đánh đá chém giết...lại xả stress, giúp con người phản ứng nhanh, thật nực cười cho những game thủ bước ra từ phòng game đầu tóc bù xù như con cừu, đi dáng đi xiêu vẹo , tinh thần thì lừ đừ như con cá ngừ vậy mà tự hào cho rằng giúp giải tỏa stress, giúp phản ứng nhanh....!
  • Vinh
    10/09/2011 14:26
    Vấn đề này tranh cãi sẽ không bao giờ có hồi kết. Ai cũng có lý do để biện hộ cho những luận điểm của mình. Riêng mình thì cho rằng: "Con dao không có tội, tội là người cầm dao không biết sử dụng nó vào mục đích gì thôi"! Game là do mình điều khiển, để nó điều khiển lại mình thì gọi là "nghiện game". Đơn giản vậy thôi!
  • Binh
    10/09/2011 14:54
    Gửi Lô Vũ: "quản lý game cho tốt"! Theo bạn "quản lý" là "xóa bỏ" phải không? Quản lý được game online thì có game offline, quản sao cho nổi. Nhà quản lý cùng nhất chỉ có quyền hạn đối với bề mặt cộng đồng, nhưng không thể vươn tay đến từng gia đình được. Có lẽ xóa bỏ INTERNET là hợp lý hơn cả! "Bão tố thời đại với giới trẻ bây giờ", đã là bão tố thì liệu giới trẻ có tự mình chống trả được không?! Lúc này, các bậc phụ huynh cần phải sẵn sàng "tiếp sức" cho con em chúng ta vượt qua "bão tố" như bạn Vũ đã đề cập! Có câu rằng "Tu thân, tề gia, trị nước, bình thiên hạ". Mọi việc đều do "tu thân" mà ra. "Tu thân" mà không được thì lúc đó chỉ có "gia" mới giúp được "thân" mà thôi, đừng chờ "nước" đến vì "nước xa không cứu được lửa gần"!
  • Nguyễn Trung Quốc
    10/09/2011 15:04
    Các vị cứ kêu ca, nghĩ thử xem ai đã khởi đầu cho bọn trẻ chơi game? Ai chiều chuộng cho tiền bọn trẻ chơi game? Không lẽ ông hàng xóm cho tiền chúng chơi game? Khi con cái hư hỏng lại kêu ca nỗi gì. Có trách là tự trách mình. Chiều con, cái dại trước mắt cũng đi chiều. Không hiểu nổi các vị.
  • Nguyễn Quang Vũ
    10/09/2011 17:27
    Mình nói thật, mặc dù rất thông cảm với hoàn cảnh gia đình của bác K, nhưng mình không thể chịu nổi cái lối suy nghĩ "tất cả là do game" của bác ấy. Bác K. à, đâu phải cứ 2 đứa con đầu của bác đầu chăm ngoan học giỏi thì đứa con thứ 3 cũng vậy. Bác than thở con bác hỗn hào, bỏ học làm bác xấu hổ. Do game ư? Xin hỏi bác từ trước tới giờ bác giáo dục con cái thế nào mà để bây giờ nó về vòi tiền rồi mắng cha chửi mẹ mà chẳng thấy bác có 1 lời dạy dỗ, chỉ thấy bác "tránh mặt để khỏi thấy cảnh nó xin tiền...", mẹ thì chỉ biết khóc. Kiểu giáo dục như vậy hỏi sao con không hư? Bác khỏi phải tìm ai cứu con bác, chẳng ai ngoài chính bác và gia đình có thể cứu nó đâu. Giáo dục thì phải có rắn có mềm. Bác cứ thử xem lại mình xem.
  • Khoinguyen
    10/09/2011 20:53
    Mỗi người một quan điểm, mỗi người có một cái nhìn theo góc độ khác nhau, vì vậy có rất nhiều ý kiến trái chiều với nhau. Chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát hơn, xa hơn thì theo tôi may ra mới tìm ra được con đường mở cho vấn đề đặt ra. Nếu cho rằng game online là nguyên nhân chính dẫn đến tệ nạn xã hội, là căn bệnh mang tầm quôc gia thì hoàn toàn sai. Cái gì cũng có cái giá của nó (tích cực và tiêu cực)nếu chúng ta biết vận dụng nó một cách khoa học thì chắc chắn cái mặt tích cực sẽ chiếm ưu thế, mà muốn vận dụng được cái mặt tích cực đó thì đòi hỏi con người phải có ý thức. Chúng ta nhìn ra các nước tiên tiến khác xem nước của họ được tiếp cận công nghệ sớm hơn chúng ta mà game online, offline họ đâu có thiếu thứ gì mà sao họ vẫn tiến bộ, vẫn phát triển thậm chí còn tốt hơn nhiều nhờ vào công nghệ. Nói như vậy để thấy rằng cái cốt lõi ở đây là nhận thức của con người trong mọi hoạt động đời sống xã hôi. Ở nước ta có từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã sớm phát triển vượt bậc so với các nước trong khu vực, nhưng đó là sự phát triển về kinh tế còn về mặt giáo dục thì hình như nó bị chựng lại từ lâu, chính vì vậy mà sự phát triển về mặt bằng chung của xã hội còn chưa được đồng đều. Các bạn cũng thấy đó những năm gần đây về lính vực giáo dục, đào tạo có quá nhiều điều để nói, nào là chất lượng giảng dạy sa sút, hình thức đào tạo thì muôn màu, muôn vẽ ngày càng phát triển rầm rộ. Năm học 2011 - 2012 này thôi đi thi có 7 - 8 điểm cũng vào được Đại Học thì thử hỏi chất lượng moi ở đâu ra và điều đó chứng tỏ rằng nghành giáo dục đang đi xuống.
    Còn về bài nhật ký của ông P.M.K tôi cũng đã theo dõi và những ý kiến của bạn đọc, tôi cũng xin góp ý với ông một số ý như sau: Tôi tin là bây giờ nhắc đến từ "Game" là ông ghét cay, ghét đắng, mà không chỉ riêng ông có rất nhiều bạn đọc khác cũng nghĩ vậy, tuy nhiên về chủ quan mà nói con trai của ông đã bị hư hỏng từ nhỏ do cách nuông chiều, giáo dục thiếu kiên quyết (có thể là do con út trong gia đình), các anh chị của nó được dạy dỗ đến nơi đến chốn và kết quả là thành đạt. Nếu bây giờ ông một mực cho là vì game làm con ông hư hỏng rồi đưa ra những giải pháp khắt khe theo nhận định đó tôi tin là không đem lại kết quả, mà bây giờ ông phải quay lại cái cách như trước đây gia đình đối xử với nó để "dụ hổ về chuồng" rồi với vai là người cha, người mẹ cũng có thể là người anh, người chị để lấy lại cân bằng về mặt tình cảm, một khi tình cảm được thắt chặt lại được rồi thì phần còn lại ông muốn dắt con ông đi đường nào nó sẽ đi theo ông, tuy trễ nhưng chưa muộn. Vì trong đầu nó hiện nay nó không biết là nó nghiện game mà nó chỉ nghĩ rằng gia đình đang đối xử tệ với nó không giống như nuông chiều trước đây và cứ thế cắm đầu vào game để giết chết cuộc đời nó mà nó không hay không biết. Làm lại từ đầu thôi!


Nhật ký 21 giờ: Ai cứu được con tôi? (Phần 4)

Thứ Bảy, 10/09/2011 21:00

(NLĐO)- "...Mình không đánh nó, đã kìm được. Nó bảo nếu bắt buộc nó đi Sài Gòn học thì mua cho nó chiếc quan tài...".

Bắt đi học thì mua cho nó chiếc quan tài...(*)
Ngày 16-6-2010



Không thể tin được những chuyện xảy ra lại là sự thật. Tại sao lại có cái thứ rác rưỡi ấy ở trong nhà này? Cứ ngỡ như giấc chiêm bao, xem phim “người giàu cũng khóc” thấy gia đình ông Anbasto lúc nào cũng rối rắm nhưng rồi mọi chuyện cũng gỡ được.
Sau hai ngày ở nội trú lại trường, đến ngày thứ bảy phải rước về nhà rồi chiều chủ nhật, phải về lại trường để thứ hai, bắt đầu học cho tuần mới.
Suốt ngày đêm, các game thủ "bám" máy vi tính chơi game (Ảnh minh họa từ internet)
Có đắn đo, suy nghĩ rất nhiều, có thể là nó sẽ không trở lại trường nếu đã rước về, đem chuyện bàn với mẹ nó, mẹ nó bảo “không rước về mà được với nó”. Thôi thì cứ rước về theo ý mẹ nó.
Trên đường đi rước, trong đầu chỉ có suy nghĩ về chuyện của nó, hay là cứ làm hiện trường giả gọi điện đến trường báo thầy là mình bị tai nạn trên đường đi không rước được, nhưng suy nghĩ không thắng đành phải rước về.
Đến lớp gặp thầy quản nhiệm (thầy D.) báo nó có ba rước, thấy nó mang tất cả hành lý về xách lớn, xách nhỏ, mền, cả đôi giày sandal nhà trường quy định phải mang trong khi nó không cần mang giày mà đi dép. Lúc ấy thật sự mình thấy bối rối nghĩ chắc là nó không trở lại trường.
Những nhát dao oan nghiệt từ game đã có nhiều bạn trẻ đem áp dụng ngoài đời (Ảnh: Internet)

Sau hai ngày ở lại trường nó mất đi 2 kg (còn khoảng 44 kg) về đến nhà nó lao vào chơi game đến 12 giờ đêm và cả ngày hôm sau, bù cho hai ngày không được chơi.
Chiều chủ nhật mình và mẹ nó phải vào tận quán game để kêu về đi học nó cũng lên xe đạp về nhà - sau khi về nhà nó không chuẩn bị gì hết mà nằm ì trong buồng.
Sự thật khủng khiếp đã xảy ra y như rằng mình đã tiên đoán nó không đi - phải trả 50.000 đồng cho taxi chờ sẵn. Mình không đánh nó, đã kìm được. Nó bảo nếu bắt buộc nó đi Sài Gòn học thì mua cho nó chiếc quan tài...
Tre già suýt phải khóc măng non (*)
25-9-2010
Thật may mắn hôm nay nhà không có đám ma, không phải thấy cảnh tang thương “tre già phải khóc măng non”. Ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh - Xin cám ơn hết lòng đến đấng thiêng liêng, trời phật, ông bà xin cám ơn các thầy cô Trường Phan Chu Trinh, đội ngũ y bác sĩ từ trường đến bệnh viện V-N, Bệnh viện đa khoa TĐ đã cứu con mình thoát khỏi ngọn hái tử thần.
Nếu chuyến đi về quê thăm nội lần này cũng là lúc đứa con trai út vĩnh viễn ra đi thì đúng là chuyến đi định mệnh ngày giỗ của nó so le với ngày giỗ ông ngoại (ngày giỗ ông ngoại 18-8 âm lịch).
Có lẽ đây là sự linh cảm, thấy trong bụng cứ nao nao, nửa muốn đi, nửa muốn không. 7h tối phải lên xe mà sáng nay vẫn chưa đặt vé xe - Bà nội nói: Nghe vợ chồng con về quê ai cũng mừng, thà không nói trước, chứ đã hứa rồi ai ở ngoài này ai cũng trông đợi.

Thực sự thì cũng có dự định về thăm quê một chuyến ít ngày thôi thứ nhất là thăm má, thăm nhà mới xây, sau đó thăm anh em con cháu trong nhà. Kêu mẹ nó lại ghế nói chuyện rằng “Sao chuyến đò này anh thấy không hăng hái như những lần trước, anh cảm giác như chuyến đi lành ít dữ nhiều, nhưng cũng phải đi, vì đã hứa rồi”.
Khoảng 1h trưa ngày hôm qua (ngày đầu ở nhà nội) sau khi ăn trưa xong, anh em ngồi nói chuyện thì mẹ nó trong buồng bước ra mếu méo nói là ở trường điện ra bảo thằng L. đã đưa đi cấp cứu sau khi trường phát hiện nó sùi bọt mép - chắc không sống nổi.
Nghe qua hung tin mình cảm thấy như choáng - trong người cảm giác như những luồng máu nóng chạy khắp chân thân - nghe nói có thể nó chết thật rồi, sợ không khả năng cứu được - Thầy giám thị nói chưa xác định nó bị sốc thứ gì - nhưng nghi ngờ là nó bị sốc thuốc hoặc ma túy.
Thật sự là vợ chồng vô cùng bối rối: Không biết phải làm sao - liên hệ mua vé máy bay nhưng không được - Nhà vé đã hết giờ giải quyết (nhờ Quang liên hệ cuối cùng buộc lòng phải đặt vé xe Cúc Tư – 7h tối).
Bạo lực tràn ngập trên các game
Sáng nay xuống bệnh viện - được vào thăm lúc 11h- 12h trưa đang nằm chăm sóc vẫn phải thở bằng oxy - đã tỉnh táo hẳn - với thân hình tiều tụy.
Thảm cảnh gia đình một lần nữa đã xảy ra - nó vẫn còn sống - gây như một hệ quả tất yếu - Con còn nhỏ lắm nhưng không biết nghe lời cha mẹ, cha mẹ đã bất lực trước sự dạy dỗ con cái.
Buổi sáng hôm qua, trống tiết năm, nó cùng 3 đứa trong lớp lên lầu trên uống khoảng 2 lít rượu. Uống xong về nằm phòng bán trú ngủ thì hôn mê luôn.
Đến khi sùi bọt mép, bất động thì những đứa bạn phát hiện báo lên trường, bộ phận y tế của trường không còn khả năng nên kêu taxi đi sơ cứu ở V.N, lúc này đã tụt huyết áp, giãn đồng tử, chỉ còn tim thoi thóp yếu ớt.
Bác sĩ ở V.N sơ cứu và tức tốc chuyển đi bệnh viện V.Th. - lúc chuyển đi bác sĩ đi theo hô hấp nhân tạo và có thở ô xy - may mắn V.Th. đã cứu sống.
Tiếp theo phần 5: Nó đã bị TT?
Chúng tôi sẽ đăng tiếp phần 5 lúc 21 giờ ngày 11-9. Trên Báo in Người Lao Động phát hành ngày 11-9 tiếp tục đăng loạt bài "Game bạo lực và những đại bi kịch". Mời bạn đọc đón xem.
(*): Tít bài trích từ nhật ký của ông P.M.K
P.M.K.

3 ý kiến
  • Huỳnh Đạt
    10/09/2011 21:27
    Nghĩ ra cũng ngộ, cha mẹ không quản được con cái rồi đổ thừa này nọ, sao bác không nghĩ lại đi bac K ơi. Nếu không nuông chiều con thì không xảy ra chuyện vậy đâu, quản lý con cái bất lực thì đổ cho cái này cái kia, tôi nghĩ bác nên suy nghĩ lại cách răn dạy con cái của mình...
  • VIET NHAT
    10/09/2011 21:58
    Vẫn còn vài người cố chấp biện minh cho game online bạo lực là vô tội, thử hỏi làm sao có chuyện game online mang tính bạo lực đấm đá chém giết....lại giúp xả stress, giúp con người phản xạ nhanh hơn...trong khi đó bằng chứng là rất nhiều game thủ bước ra từ phòng net đều giống nhau là mặt mày bơ phờ, tóc tai bù xù, mắt nhìn xa xăm vô định, dáng đi lững thững xiêu vẹo....bước tới nhưng có vẻ như đi thụt lùi...
  • Phạm Phúc Thịnh
    10/09/2011 22:11
    Càng đọc càng thấy sai lầm to nhất của ông K và vợ là quá chiều theo những yêu cầu của con. Anh K ơi, vui lòng nhìn lại cách giáo dục của mình anh nhé.