Nhật: Đa phương hóa là giải pháp tốt nhất cho vấn đề Biển Đông

Thứ bảy, 28/08/2010, 17:14(GMT+7)

VIT - Các hành động của Trung Quốc phô trương sức mạnh để khẳng định chủ quyền tại Biển Đông đã làm tình hình căng thằng và gây lo ngại nơi các láng giềng, trong đó có Nhật Bản.

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật có đăng bài xã luận qua đó kêu gọi các nước có quan ngại hợp tác với nhau để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn hội nghị đa phương nhằm giảm căng thẳng tại Biển Đông.

Trung Quốc đang sử dụng lực lượng hải quân hùng mạnh của mình để “hung hăng” tiến vào Biển Đông, đầu mối quan trọng của các tuyến đường biển quốc tế. Hoa Kỳ và các nước châu Á ngày càng cảnh giác trước động thái của Trung Quốc.

Thứ Hai 16/08/2010, trong báo cáo hàng năm cho Quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng "xu hướng hiện nay trong khả năng quân sự của Trung Quốc là một nhân tố chủ yếu làm thay đổi cán cân quân sự trong vùng Đông Á", đề cập đến các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhật Bản cũng không thể xem nhẹ các hành động của Trung Quốc vì lẽ 90% năng lượng và 60% lương thực của Nhật phải nhập khẩu bằng đường biển. Do vậy, chính phủ Nhật phải tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, Việt Nam, Ấn Độ và các nước khác có liên quan để giải quyết vấn đề.

Trung Quốc kiểm soát Biển Đông để chiếm hữu tài nguyên và ngăn chặn hải quân Mỹ. Biển Đông có hơn 200 hòn đảo và đá ngầm rải rác, bao gồm cả quần đảo Trường Sa. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khiến không ít các quốc gia láng giềng “phật lòng” khi phái chiến hạm vào khu vực trên, với lý do bảo vệ tàu thuyền đánh cá của họ.

Trung Quốc hiện đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn trên đảo Hải Nam ở vùng Biển Đông. Một loạt hành động như trên trong thời gian gần đây có thể được hiểu là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đặt toàn bộ Biển Ðông dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc, không chỉ để bảo vệ quyền lợi về dầu hỏa và tài nguyên biển của họ, mà còn vì lý do quân sự, chẳng hạn như để ngăn chặn bất kỳ hành động can thiệp nào của lực lượng Mỹ trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến Đài Loan. Trung Quốc đã sử dụng khái niệm “quyền lợi cốt lõi" liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ khi đề cập đến Đài Loan và Tây Tạng. Gần đây, họ nói rằng cũng coi Biển Đông thuộc phạm vi “lợi ích cốt lõi" của họ, một động thái càng làm tăng những mối lo ngại về ý đồ có thể có của Trung Quốc đằng sau các hành động gần đây nhất.

Biển Đông là nơi đi qua của các tuyến đường biển quốc tế quan trọng, nối liền Trung Đông với Đông Bắc Á. Không một nước nào được phép độc quyền di chuyển trong khu vực. Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc tự kiềm chế. Việt Nam và các nước châu Á khác đang kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng đa quốc gia. Nhưng Trung Quốc không muốn buông lỏng lập trường, theo đó các nước có tranh chấp chủ quyền phải đàm phán song phương. Tuy nhiên, nếu tranh chấp lãnh thổ phát triển thành xung đột quân sự, thì chiến sự sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các nước sử dụng tuyến đường biển của khu vực. Trên cơ sở đó, sẽ là điều hợp lý khi tổ chức các cuộc đàm phán đa quốc gia giữa các nước có quyền lợi trong khu vực để thảo luận về phương cách giảm bớt căng thẳng và các biện pháp xây dựng lòng tin. Cũng có thể là một ý tưởng tốt khi đưa vấn đề này ra xem xét tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS, mà Hoa Kỳ cũng đã có kế hoạch tham gia.

Các nước cùng quan ngại về tình hình Biển Đông cần hợp sức “kéo” Trung Quốc vào bàn hội nghị. Để thuyết phục Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán đa quốc gia, điều thiết yếu là các nước cùng chung một mối quan tâm phải hợp tác với nhau. Chính phủ Nhật Bản đã khởi động các cuộc đối thoại về một quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ vào cuối năm ngoái và với Việt Nam trong tháng qua, với sự tham gia của các giới chức có thẩm quyền trong cả ngành ngoại giao lẫn quốc phòng.

Cao Phong (Theo Yomiuri )
Tin biên dịch
Nguồn tin: Yomiuri

“Tử huyệt” của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông

Thứ năm, 26/08/2010, 12:03(GMT+7)

VIT - Trung Quốc đã và đang hối hả đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực hiện mưu đồ thôn tính biển Đông. Tuy nhiên, đây là một hành động không “danh chính ngôn thuận”, do đó, Trung Quốc không thể khuất phục được các nước khác để đạt được mục đích của mình. Không “chính danh”- đó chính là “tử huyệt” của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Gần đây, Trung Quốc tuyên bố chính thức đưa biển Đông, cùng với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vào danh sách các “lợi ích cốt lõi” của mình. Điều đó đã đặt biển Đông ngang với các mối quan tâm truyền thống có tầm quan trọng đặc biệt đe doạ thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc như Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng. Nó thể hiện một thông điệp cứng rắn mang tính chất áp đặt trong ứng xử quốc tế của Trung Quốc là “không khoan nhượng, không thương thuyết”.




Khu vực biển Đông

Tử huyệt: Không “danh chính ngôn thuận”

Khu vực biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố có “lợi ích cốt lõi” không chỉ gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà gồm vùng biển lớn chiếm đến 80% diện tích biển Đông, thể hiện trong yêu sách “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã gửi cho Liên Hiệp Quốc vào tháng 5/2009.



“Đường lưỡi bò” theo yêu sách của Trung Quốc và
các vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm trong khu vực

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã được Việt Nam liên tục thực hiện chủ quyền đầy đủ từ nhiều thế kỷ qua. Hiện tại, quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc dùng bạo lực chiếm giữ hoàn toàn từ tháng 4/1974, còn tranh chấp chủ quyền- một phần hay toàn bộ- cũng đã diễn ra tại quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan.

Bao quanh biển Đông không chỉ có Trung Quốc mà còn có các nước và vùng lãnh thổ, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan. Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) không vượt quá 200 dặm. Do đó các nước quanh biển Đông đều có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền trên vùng biển thuộc lãnh thổ của mình. Mặt khác, dễ thấy rằng phần lớn các khu vực trong ranh giới “đường lưỡi bò” nằm trong vùng biển Đông đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền các quốc gia khác trong khu vực, nơi xa nhất cách thềm lục địa Trung Quốc tới hàng ngàn dặm. Điều đó chứng tỏ rằng Trung Quốc không có danh nghĩa để mà yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông.

Danh ngôn Trung Quốc xưa có câu “Danh bất chính, ngôn bất thuận, sự bất thành”- danh phận không chính đáng thì nói chẳng ai nghe và việc làm tất thất bại. Nhớ lại truyện Tam Quốc xưa, các phe phái tranh giành lãnh thổ và quyền lực như Tào Tháo, Lưu Bị… đều tìm cách dựa trên một danh nghĩa “chính thống” là phò nhà Hán để thu phục lòng người và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng khác. Có chính danh mới có chính nghĩa và đó chính là một điều kiện tiên quyết cho thành công. Vì vậy mà Tào Tháo giữ được quyền lực, Lưu Bị lập được nước. Trung Quốc không có “chính danh” tại biển Đông, họ không thể khuất phục được các nước khác để giành quyền bá chủ vùng biển này. Đó chính là tử huyệt của Trung Quốc trong mưu đồ biển Đông của mình.

Gây tâm lý “sự đã rồi”, ngụy tạo danh nghĩa


Tuy vậy, Trung Quốc vẫn ngang ngược thực hiện hàng loạt các hoạt động trên mọi phương diện nhằm tiến tới thôn tính biển Đông. Còn nhớ, một trong các hành động pháp lý mạnh mẽ đầu tiên của Bắc Kinh trong việc tranh giành chủ quyền ở biển Đông là việc tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, và Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa trong đó bao gồm cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam vào cuối năm 2007.

Các hành động trên thực tế cho thấy dường như Trung Quốc đã mặc nhiên coi mình là chủ nhân ông của biển Đông. Họ ỷ mạnh để tiến hành các hoạt động đánh bắt hải sản, thăm dò tài nguyên, ngăn cản việc làm ăn đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam, cản trở giao thông hàng hải quốc tế, tăng cường sức mạnh quân sự, tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập hải quân, không quân bắn đạn thật. Họ ráo riết củng cố, xây dựng quần đảo Hoàng Sa trở thành căn cứ quân sự quan trọng, làm bàn đạp tiến xuống phía Nam. Vào giữa tháng 6 gần đây, Trung Quốc đã xây dựng Cương lĩnh quy hoạch phát triển đảo "Tầm nhìn 2020" - trong đó "quy hoạch" cả các vùng biển và hải đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dư luận cho rằng, bản chất "Tầm nhìn 2020" của Trung Quốc là, bất chấp luật pháp quốc tế, từng bước thôn tính biển Đông. Những hành động trong một thời gian dài đó còn nham hiểm ở chỗ nó định hướng tâm lý rằng đó là “sự đã rồi”, rằng Trung Quốc có danh phận và do đó có quyền giành chủ quyền của mình trên các vùng biển đã nêu.

Các hành động đó của Trung Quốc hoàn toàn trái với cam kết về ứng xử trên biển Đông năm 2002 mà Trung Quốc đã ký và cam kết với các nước ASEAN, trái với Công ước LHQ về luật biển năm 1982, cũng như đang tỏ thái độ thách thức coi thường các nước, trong đó có cả Mỹ.



Các vùng biển theo qui ước của UNCLOS 1982

Lời nói và việc làm của Trung Quốc gây lo ngại và lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ của của các nước trong khu vực và quốc tế. Đã nhiều lần, Việt Nam lên tiếng kịch liệt phản đối các hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên biển Đông. Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với Hoàng Sa và Trường Sa với những bằng chứng pháp lý, thực tiễn, lịch sử và khoa học xác đáng. Các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định rằng, với tư cách nhà nước, trong suốt chiều dài hơn 400 năm, từ thế kỷ XVII đến 1974 (đối với Hoàng Sa) và sau này, Việt Nam đã chiếm hữu thực sự, hòa bình, theo đúng nguyên tắc quốc tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong thời gian đó, nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã liên tục quản lý về mặt hành chính, bảo vệ, khai thác nguồn lợi kinh tế của 2 quần đảo này qua các hành động như đặt đơn vị hành chính, lập đồn binh, thành lập các đội dân binh khai thác sản vật, đào giếng, trồng cây, lập trạm khí tượng, vẽ bản đồ, khảo sát thủy văn, biên chép vào chính sử và các tài liệu pháp lý chính thức… Nhiều tài liệu trong số đó còn lại tới ngày nay. Nhiều nhà nghiên cứu và các tài liệu phương Tây từ xưa cũng đã công nhận các hành động thực thi chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa…

Trong một hành động thể hiện sự tôn trọng sự thật trên đây, một cơ quan lớn và có uy tín bậc nhất trên thế giới, Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (US National Geographic), trên bản đồ biển Đông, đã cho sửa chữ Xisha (Tây Sa - theo tiếng Trung Quốc đặt cho Hoàng Sa) thành Paracels (tên quốc tế của Hoàng Sa) và bỏ đi những chữ Hán bị chú. Điều đó phần nào phản ánh những quan điểm của Chính phủ Mỹ và của giới khoa học trên thế giới.

Trước vấn đề biển Đông ngày càng nóng bỏng, Mỹ đã vào cuộc và ngày càng tỏ thái độ quyết liệt hơn. Được biết, trong đối thoại Shangri-La hồi tháng 6/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn trước bất cứ hành động nào gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ trên biển Đông. Trong một diễn biến có liên quan, ngày 23/7, tại Diễn đàn ARF, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong việc duy trì giao thương đường biển trên biển Đông, đồng thời cho rằng tranh chấp cần và có thể giải quyết bằng thương lượng hòa bình, song phương và đa phương.

Không chỉ có thế, trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ đầu tháng 8/2010, tàu sân bay USS Geoge Washington đã cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm Việt Nam. Trước đó, Mỹ đã có hành động được cho là tham gia an ninh hải quân trong những vùng biển xung quanh Trung Quốc là tập trận chung hải quân và không quân với Hàn Quốc bên bờ biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Sự kiện này truyền đi tín hiệu rằng Trung Quốc không phải là một đại quốc duy nhất hiện diện trong vùng.




Tàu sân bay USS George Washington đến Việt Nam

Phản đối quan điểm của Mỹ, ngày 30/7/2010, Trung Quốc tuyên bố sẽ thúc đẩy cách giải quyết khác nhau về Biển Đông với “các nước có liên quan” thông qua đối thoại và đàm phán, đồng thời bác bỏ quốc tế hóa vấn đề này. Được biết, cho đến nay, vì đuối lý, Trung Quốc đã nhiều lần từ chối đề nghị giải quyết tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng trọng tài hoặc trước toà án quốc tế.

Không chỉ mưu đồ thâu tóm biển Đông, Trung Quốc còn có tham vọng xa hơn, thể hiện qua những tuyên bố bóng bẩy đầy ngụ ý về vấn đề tranh chấp lãnh thổ hay đảm bảo tài nguyên ở những nơi xa xôi, như trong Sách trắng quân sự 2008 của Trung Quốc đã khẳng định: “cuộc đấu tranh cho tài nguyên chiến lược, các vị trí chiến lược, và ưu thế chiến lược phải được tăng cường”.

Được biết Trung Quốc đang có các tranh chấp với Nhật Bản về việc khai thác mỏ khí đốt và cách phân định khu vực đặc quyền kinh tế ở vùng biển đông Trung Hoa, yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư (hay Điếu Ngư Đài)… Cách phản ứng của Nhật Bản là thể hiện những động thái mạnh mẽ, không để Trung Quốc lấn lướt. Dư luận cho biết, gần đây nhất, vào ngày 21/8/2010, chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ “quốc gia hóa”, tức là tuyên bố chủ quyền, 25 đảo nhỏ rải rác vào tháng 3/2011, bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau. Trước các hành động dứt khoát, cụ thể, rõ ràng như vậy, Trung Quốc không thể biến quần đảo Senkaku thành “đài câu cá” của họ được!

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong cuộc gặp gỡ với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara tháng 6/1997, đã nói: “Không có nước nào có thể áp đặt được ý định của mình cho các dân tộc khác, nhất là với Việt Nam. Phải tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”.


NVC (Tổng hợp)
Nguồn tin của VITINFO

Vùng Vịnh đổ xô mua vũ khí, người Mỹ thắng lớn

28/08/2010 08:40

(VTC News) – Sau khi Mỹ chính thức thừa nhận từng có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran, thị trường vũ khí tại khu vực vịnh Péc-xích trở nên sôi động hẳn lên, các quốc gia trong khu vực đổ sô đi mua vũ khí, trang thiết bị quân sự của Mỹ.

Việc Mỹ thừa nhận có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran đã "vô tình" làm kích động cuộc chạy đua vũ trang trên vùng Vịnh.

Tiêu biểu trong số này có Ả Rập Saudi, một trong số các quốc gia đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực. Quốc gia này đã tuyên bố kế hoạch mua vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự của Mỹ với tổng trị giá lên tới 60 tỷ USD.

Theo Lenta, một quan chức quân sự cấp cao dấu tên trong Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, Mỹ đang tiến hành đàm phán cung cấp cho Ả Rập Saudi 84 máy bay tiêm kích mới Boeing F-15 Eagle, đồng thời giúp Ả Rập Saudi sửa chữa, nâng cấp 72 máy bay tiêm kích loại này hiện đang có trong biên chế.

Máy bay tiêm kích F-15 Eagle.

Tuy chưa biết Mỹ sẽ bán cho Ả Rập Saudi loại máy bay chiến đấu mới nào, song không loại trừ khả năng đó sẽ là dòng máy bay tàng hình F-15 Silent Eagle do Tập đoàn Boeing chế tạo với tổng trị giá lên tới 30 tỷ USD.

Không dừng lại ở đó, Ả Rập Saudi còn dự định đặt mua thêm 60 trực thăng tấn công Boeing AH-64D Apache Longbow Block II và 70 trực thăng vận tải quân sự Sikorsky UH-60 Black Hawk.

Ngoài ra, Ả Rập Saudi còn đặt mua cả radar APG-63(v)3 mang mạng an-ten xoay tích cực giành cho F-15 cùng một vài thiết bị bổ sung cho máy bay tiêm kích và trực thăng chiến đấu.

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot.

Tiếp đến là Oman, quốc gia đã đặt mua 18 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon, một trong những biến thể mới nhất của dòng máy bay phản lực này với giá 3,5 tỷ USD bao gồm cả máy bay, động cơ, hệ thống radar và vũ khí, trang bị đi kèm cũng ngay sau khi Mỹ chính thức thừa nhận có kế hoạch sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.

Trong trường hợp này thì mọi thể thức thông qua chỉ là mang tính hình thức bởi vì Oman, Kuwait và Ả Rập Saudi là những đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực – Cục hợp tác quân sự Lầu Năm Góc (DSCA) khẳng định. Tuy nhiên, đối tác số 1 của Mỹ tại Trung Đông từ trước tới nay vẫn là Israel.

Máy bay tiêm kích F-16 Block 52.

Trước đó, Oman đã từng tiến hành đàm phán với Hãng Eurofighter để mua máy bay tiêm kích Typhoon nhưng không hiểu vì lý do gì sau đó Oman lại đặt mua máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ. Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng, Oman đã chủ động từ chối mua máy bay của châu Âu.

Máy bay tiêm kích F-16 Block 50.

Tuy nhiên, sau đó Bộ Quốc phòng Oman và Anh cùng đưa ra tuyên bố rằng, đàm phán cung cấp máy bay tiêm kích Typhoon vẫn đang được tiếp tục. Trong thời gian này Oman sẽ mua thêm cả máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ vì thời gian cung cấp rất ngắn kể từ khi hai bên thỏa thuận xong.

Máy bay vận tải quân sự S-130J Super Hercules.

Còn nhớ, lần cuối cùng Oman mua máy bay chiến đấu của Mỹ là vào năm 2005, khi đó Mỹ đã cung cấp cho Oman 12 máy bay tiêm kích F-16 Block 50. Trong lần đặt hàng này, rất có thể Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Oman F-16 Block 50 hoặc Block 52 mang động cơ Pratt & Whitney F100-PW-229 và hệ thống radar Northrop Grumman APG-68(v)9.

Do đơn đặt hàng của Oman, Hãng Lockheed Martin sẽ phải tiếp tục duy trì sản xuất máy bay tiêm kích F-16 cho tới năm 2013-2015. Ngoài ra, Oman còn đặt hàng thêm hai chiếc máy bay vận tải quân sự S-130J Super Hercules của Tập đoàn Lockheed Martin.

Máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ.

Nhìn Ả Rập Saudi và Oman dồn dập mua vũ khí, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại của Mỹ, Kuwait cũng thấy nóng lòng không chịu ngồi yên.

Ngày 12/8 vừa qua Bộ Quốc phòng Kuwait đã đặt mua ở Mỹ 209 tên lửa với giá 900 triệu USD cho tổ hợp tên lửa phòng không MIM-104 Patriot để tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ vững chắc không phận quốc gia trước nguy cơ tấn công đường không từ Iran.

Máy bay trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ. (Ảnh minh hoạ).

Hiện nay, trong biên chế của lực lượng vũ trang Kuwait có khoảng 5 tổ hợp tên lửa phòng không Patriot biến thể RAS-2 và RAS-3. Với số lượng tổ hợp vũ khí này cộng thêm số tên lửa đang đặt mua của Mỹ Kuwait tự tin có thể tiêu diệt mọi phương tiện tấn công của Iran nếu vi phạm không phận quốc gia này.

Máy bay không người lái tàng hình Sofreh Mahi của Iran.

Ngoài các đồng minh thân cận (Israel, Ả Rập Saudi, Kuwait và Oman), Mỹ cũng đã thu hút được thêm một số quốc gia khác trong khu vực (Qatar, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) quan tâm tới hệ thống vũ khí, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại của mình, trong đó Qatar cũng đã sở hữu một số lượng nhất định tên lửa đối hạm hiện đại Exocet MM40 Block 30. Rất có thể trong tương lai gần Mỹ cũng sẽ nhận được các hợp đồng quân sự từ phía Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.

Tên lửa đối hạm Exocet MM-4 Block 30.

Tất cả những hoàn động này đã chứng tỏ một điều khá rõ ràng là các quốc gia vùng Vịnh đang tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra trong tương lai giữa Mỹ và Iran, cái mà ít nhiều đều ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích của họ trong khu vực, đặc biệt là sau khi Mỹ thừa nhận có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran.

Máy bay tiêm kích F-14 Tomcat.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ liệu có đủ điều kiện cần thiết để tấn công Iran hay không nhưng một thực tế mà ai cũng dễ dàng nhận ra là các Tập đoàn xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Mỹ đã thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các đơn đặt hàng mới của các quốc gia vùng Vịnh.

Máy bay tiêm kích Saeqeh của Iran.

Giới chuyên gia phân tích đang tỏ ra nghi ngờ rằng, đằng sau lời thừa nhận có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran của giới chức quân sự Mỹ còn ngầm chứa ý đồ khác. Ngoài việc đe dọa Iran, có thể Mỹ còn nhằm kích động chạy đua vũ trang trên vùng Vịnh để thừa cơ trục lợi.

Máy bay tiêm kích Azarakhsh của Iran.

Về phần mình, ngay từ đầu năm 2010 Iran đã tích cực đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm các loại vũ khí mới, đặc biệt là sản xuất máy bay tiêm kích Saeqeh và Azarakhsh, nâng cấp máy bay chiến đấu F-14 Tomcat theo công nghệ riêng của Iran, thử nghiệm máy bay không người lái tàng hình Sofreh Mahi và mới đây nhất là máy bay ném bom không người lái Karrar, khánh thành nhà máy sản xuất tên lửa Qaem và Toofan-5.

Tên lửa Qaem của Iran.
Tên lửa Toofan-5 của Iran.
Máy bay ném bom không ngườ lái hủy diệt Karrar của Iran.
Máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon.
Tin liên quan

» Iran đủ khả năng chế tạo 2 quả bom hạt nhân
» Iran chế tạo tàu cao tốc nhanh, mạnh hơn của Mỹ
» Iran tiết lộ máy bay không người lái huỷ diệt
» Tên lửa "Hồi sinh" của Iran có gì đặc biệt
» Iran chuẩn bị xuất xưởng “S-300” tự chế đầu tiên

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)

Khởi công tàu điện ngầm dài 11 km tại TP HCM

Thứ ba, 24/8/2010, 13:11 GMT+7

Tuyến tàu điện ngầm (metro) số 2 dự kiến đưa vào hoạt động năm 2016. Với giá vé mỗi lượt là 3.000 đồng, khách đi tuyến Bến Thành - An Sương, TP HCM có chiều dài 11 km chỉ mất 20 phút.

Sáng nay, TP HCM đã khởi công xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tuyến Bến Thành - An Sương tại phường Tân Thới Nhất, quận 12. Tham dự lễ khởi công có Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài...

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và các lãnh đạo ban ngành tại lễ khởi công. Ảnh: Hội An.

Theo quy hoạch, tuyến tàu điện ngầm số 2 được đặt tại khu đất phía bắc kênh Tham Lương (quận 12, TP HCM) với diện tích khoảng 26 ha. Điểm đầu của trạm là bến xe Tây Ninh (An Sương) chạy dọc đường Trường Chinh, Cách Mạng Tháng Tám, Phạm Hồng Thái, Bến Thành, Hàm Nghi, qua sông Sài Gòn sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tuyến metro này có chiều dài hơn 11,3 km, bao gồm hơn 9,3 km đi ngầm với 10 nhà ga ngầm gồm: ga Bến Thành, Tao Đàn, Công trường Dân Chủ, Hòa Hưng, Lê Thị Riêng, Phạm Văn Hai, Bảy Hiền, Nguyễn Hồng Đào, Bà Quẹo, Phạm Văn Bạch). Ngoài ra, còn có một đường nhánh dài gần 1 km nối với nhà ga depot Tham Lương và 1 km đường nằm trên cao.

Thời gian đưa vào vận hành tuyến metro dự kiến năm 2016 với tốc độ khai thác cho phép là 80 km một giờ. Hành khách đi tuyến này chỉ mất từ 18 đến 20 phút và với giá vé dự kiến vào thời điểm năm 2017-2019 sẽ là 3.000 đồng hành khách.

Phối cảnh depot Tham Lương.

Tổng mức đầu tư của dự án tuyến metro số 2 là 1,25 tỷ USD (tương đương 23.670 tỷ đồng). Trong đó, phần vốn vay khoảng 195 triệu USD, khoản viện trợ không hoàn lại là 85,75 triệu Euro.

Trước đó, TP HCM đã khởi công xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, dài 19,7 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Dự kiến, tuyến này hoàn thành vào cuối năm 2014 và đến đầu năm 2015 sẽ đưa vào khai thác.

Hội An - An Nhơn

Trung Quốc đầu tư dự án nhà máy điện lớn nhất tại Việt Nam

Thứ bảy, 28/08/2010, 17:09(GMT+7)

VIT - Công ty trách nhiệm hữu hạn Lưới điện Phương Nam Trung Quốc ngày 27 cho biết, mới đây, Uỷ ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc đã chính thức phê duyệt dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Hưng Việt Nam giai đoạn một do Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc đầu tư.

Được biết, tháng 11 năm 2006, Công ty này và Bộ Công nghiệp Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ với Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc về đầu tư dự án Nhà máy điện Vĩnh Hưng Việt Nam giai đoạn một.

Dự án nói trên nằm ở tỉnh Bình Thuận, xây dựng hai tổ máy nhiệt điện công suất mỗi tổ máy khoảng 600 nghìn kw, sử dụng than gầy của Việt Nam. Toàn bộ điện do Tập đòn Điện lực Việt Nam mua và tiêu thụ tại miền Nam Việt Nam.

Tổng mức đầu tư của dự án này gần 1 tỉ 750 triệu USD, là dự án đầu tư lớn nhất của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay. Dự án này sẽ do Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc huy động vốn. Hiện nay, dự án đã bước vào giai đoạn chót đàm phán ký kết hợp đồng, dự kiến tổ máy đầu tiên sẽ phát điện vào năm 2014.

Cao Phong (Theo NBD)
Tin dịch
Nguồn tin: Nbd

Biên giới biển không rõ ràng – nguyên nhân xung đột giữa Hải quân Indonesia và Malaysia

Thứ năm, 26/08/2010, 12:05(GMT+7)
Hải quân Indonesia

VIT - Đường biên giới biển không được phân định rõ ràng thường là nguyên nhân gây ra sự hiểu lầm, nếu không muốn nói là xung đột giữa Indonesia và Malaysia, cựu bộ trưởng quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono phát biểu ngày 20/8.

Ngoài ra, một yếu tố khác thường tạo ra các vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước là các hành vi thái quá và cư xử không hợp lý của lực lượng cảnh sát biển trong quá trình tuần tra tại các khu vực biên giới biển, ông Juwono Sudarsono phát biểu hôm thứ Sáu (20/8).

“Trong lĩnh vực này, cảnh sát biển Malaysia thường cư xử rất xấu và hành động thái quá. Họ luôn luôn muốn chứng tỏ sức mạnh của họ khi mà họ biết rõ đó là những điểm yếu”, cựu bộ trưởng quốc phòng Juwono Sudarsono bày tỏ.

Được biết, Malaysia đã vi phạm lãnh thổ của Indonesia 14 lần trong năm 2009 và 10 lần vào năm 2010.

Ông Juwono Sudarsono nói khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông đã cảnh báo bộ trưởng quốc phòng Malaysia thời bấy giờ là M Najib về vấn đề này.

Ông Juwono đã yêu cầu Malaysia kiềm chế không gây các hành động khiêu khích chống lại lực lượng tuần tra của Indonesia.

“Tôi đã nói với ông Najib là không được khiêu khích chúng tôi ở cả eo biển Malacca hoặc ở Ambalat. Tôi đề nghị các sĩ quan của Malaysia chỉ kiểm tra trong giới hạn lãnh thổ của mình”, Juwono nói.

“Tôi nhấn mạnh với ông M Najib rằng, nếu chính phủ của Malaysia không thể kiểm soát được cán bộ sĩ quan trong chiến trường này, thì nó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh. Và các sĩ quan của Indonesia có thể sẽ phải hy sinh tính mạng để bảo chủ quyền lãnh thổ”, ông Juwono phát biểu.

“Vào thời điểm đó, ông M Najib đã phải xin lỗi và bày tỏ rất lấy làm tiếc về sự việc đã xảy ra trước đó”, Juwono, người cũng là cựu đại sứ Indonesia tại Anh, cho biết.

Và khi một sự cố tương tự xảy ra lần nữa, ông Juwono cho biết, ông đã yêu cầu chính phủ Malaysia điều tra nguyên nhân của sự việc.

“Thực tế là, các mệnh lệnh từ Kuala Lumpur đã không được truyền tới các sĩ quan trong khu vực biển giữa Indonesia và Malaysia”, ông Juwono cho biết thêm.

Vì thế, Indonesia đã gửi không dưới 9 kháng nghị ngoại giao về hành vi vi phạm biên giới của quốc gia láng giềng Malaysia kể từ đầu năm nay, theo Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết gần đây.

Vụ phản đối mới nhất về sự kiện xảy ra ngày 13 tháng 8, khi ba sĩ quan của Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia (DKP) đặt tại tỉnh đảo Riau đã bị các thủy thủ trên một tàu cảnh sát Malaysia bắt giữ và đưa về Malaysia.

Các sĩ quan Malaysia đã chặn thuyền của các sĩ quan Indonesia khi đang trên hành trình đến đảo Batam, trong khi đang dẫn giải một chiếc tàu đánh cá của Malaysia bị bắt trước đó vì bị cho là đã săn bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Indonesia.

“Các ghi chú ngoại giao là rất quan trọng trong trong quá trình tiến hành hội đàm với Malaysia. Các ghi chú đó khẳng định vị thế của chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền, chúng tôi phải nỗ lực bảo vệ nước Cộng hoà Indonesia (NKRI)”, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Natalegawa phát biểu.

Thành Long (Theo Antara)
Tin dịch
Nguồn tin: Antaranews

Công nhận độc lập Abkhazia – Nam Ossetia: 2 năm nhìn lại

Thứ năm, 26/08/2010, 13:35(GMT+7)
Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia ngày 26/8/2008

VIT - Hôm nay (26/8) là tròn 2 năm kể từ ngày Nga công nhân độc lập cho Abkhazia và Nam Ossetia. Được biết, những nước cộng hòa này đã quyết định "rút khỏi" Gruzia sau cuộc chiến năm 1989-1992 và 1992-1993. Độc lập của Nam Ossetia được tuyên bố vào ngày 19/5/1992 và Abkhazia – 26/11/1994.

Năm 2006, 2 nước cộng hòa này đã công nhận độc lập cho nhau. Cùng lúc đó, nước cộng hòa khác chưa được công nhận độc lập - Transnistria - cũng công nhận độc lập cho 2 khu vực này. Tuy nhiên, sự công nhận quốc tế chính thức đầu tiên cho Abkhazia và Nam Ossetia chỉ diễn ra vào năm 2008 sau khi các đại diện của họ gửi yêu cầu tới lãnh đạo Nga. Ngày 26/8, Moscow đáp lại nguyện vọng của các dân tộc 2 nước cộng hòa này. Cuộc tấn công của binh lính Gruzia hồi tháng 8 vào Nam Ossetia đã đưa đến sự công nhận này của Nga.

Đáp trả sắc lệnh công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia của Liên bang Nga, quốc hội Gruzia đã thông qua nghị quyết “Về sự xâm chiếm lãnh thổ Gruzia của Liên bang Nga”, sau đó Tbilisi đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.

Nhưng như đại sứ thường trực Nga tại NATO Dmitry Rogozin, việc Moscow công nhận độc lập cho Sukhumi và Tskhinvali một lần nữa chứng nhận sự cự tuyệt của Nga khỏi sự xâm chiếm 2 lãnh thổ này. “Quyết định này là câu trả lời cho những kẻ đầu cơ chính trị nói rằng Nga cần những mảnh đất mới”, Rogozin tuyên bố. Hiện nay, 2 bên đã trao đổi đại sứ mà không ai có thể cáo buộc Nga “chiếm mất những lãnh thổ xa lạ”.

Việc công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia đã gây ra phản ứng tiêu cực của hầu hết những quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược Pháp Pascal Boniface cho biết, “các quốc gia châu Âu - những nước đã nhất trí công nhận độc lập cho Kosovo – trong chừng mực nào đó đã rơi vào cái bẫy riêng, vì thế cuối cùng, Nga hành động với Nam Ossetia và Abkhazia cũng như chính họ đã làm với Kosovo”.

2 năm trôi qua kể từ ngày công nhận độc lập cho 2 nước cộng hòa này, Moscow đã đạt được những thành công không nhỏ trong việc phát triển đối thoại với Sukhumi và Tskhinvali cũng như được sự ủng hộ cho những hành động của mình tại những quốc gia này. Hiện nay, ngoài Nga, Venezuela, Nicaragua và Nauru đã công nhận độc lập cho Abkhazia và Nam Ossetia.

Kể từ sau căng thẳng đỉnh điểm tháng 8/2008, cho đến nay, mâu thuẫn giữa Nga và Gruzia vẫn chưa dịu bớt. Quan hệ ngoại giao đến nay vẫn chưa được khôi phục, và về bản chất, 2 nước vẫn đang trong tình trang “chiến tranh”. Tbilisi cũng dứt khoát từ chối thậm chí hội đàm với 2 nước cộng hòa tự xưng là Abkhazia và Nam Ossetia.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Gruzia Irakli Menagarishvili khẳng định, việc Nga công nhận độc lập cho 2 “lãnh thổ của Gruzia” là hành động vô trách nhiệm từ giới lãnh đạo Nga. “Đó không chỉ là sự vô trách nhiệm trong cách ứng xử về quyền quốc tế mà còn với riêng quốc gia mình. Thế giới không công nhận quyết định này. Nga thực sự vẫn cô độc và hiện nay buộc phải xây dựng phòng thủ tại những vùng chiếm đóng của Gruzia. Tuy nhiên, dân tộc chúng tôi muốn hòa bình và tôi hy vọng rằng sớm hoặc muộn chúng ta sẽ khôi phục quan hệ. Vấn là ở chỗ, cuộc chiến năm 2008 không phải lỗi của Putin và Saakashvili mà là sự xung đột những lợi ích của 2 dân tộc Nga và Gruzia. Để lập lại hòa bình, lãnh đạo 2 nước chúng ta cần phải từ bỏ những kiêu ngại cũ”, chuyên gia này chia sẻ với tờ Pravda.

“Sự công nhận từ phía nước Nga khẳng định những thành tựu của dân tộc Abkhazia”, đại sứ Abkhazia tại Nga Igor Akhba cho hay. Ông cho rằng, nhờ đó, chúng ta đã kí những thỏa thuận quan trọng trong đó có thỏa thuận liên quan đến bảo vệ chung ranh giới quốc gia; những gì Nga làm vào ngày 26/8/2008 là vì lợi ích đối với toàn khu vực; bình thường hóa tình hình phụ thuộc vào lãnh đạo Gruzia, phụ thuộc vào mong muốn và ý nguyện chính trị của họ. Ông cũng chia sẻ, giới lãnh đạo Gruzia cần phải công nhận rằng dân tộc Abkhaza cũng có quyền quốc gia như Gruzia và từ bỏ hành động gây hấn, xâm lăng đối với những quốc gia láng giềng.

Chính trị gia Nam Ossetia Inal Pliyev tin rằng, Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia đã cứu dân tộc chúng ta khỏi sự hủy diệt.

Lần đầu tiên sau vài trăm năm trở lại đây, người Nam Ossetia đã nhận có sơ hội được sống bình yên và phát triển mà không sợ sự diệt chủng từ phía Gruzia.

P. Thảo (Theo Pravda)
Tin dịch
Nguồn tin: Pravda

Ẩn họa từ cây xanh bật gốc ngày mưa

Thứ Sáu, 27.8.2010 | 17:36 (GMT + 7)

(LĐO) - Liên tiếp trong những ngày qua, trên các tuyến phố Hà Nội nhiều cây xanh bật gốc gãy, đổ gây ùn tắc giao thông, người đi đường luôn phải đối mặt với nguy hiểm rình rập.

Cây đổ ra đường gây ùn tắc giao thông tại ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến.
Cây đổ ra đường gây ùn tắc giao thông tại ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến.

Hễ mưa là cây đổ

Chiều 23.8 sau một trận mưa lớn, một cây phượng tại ngã tư giao nhau giữa phố Trần Hưng Đạo – Yết Kiêu bất ngờ gãy một cành lớn, đổ gục xuống đường khiến người tham gia giao thông được phen hú vía.

Sáng ngày 26.7 tuyến đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân ùn tắc kéo dài hàng km, người đi đường trong cảnh nhích từng cm dưới trời mưa tầm tã. Chị Hoàng Thị Hoa (phố Ao Sen, quận Hà Đông) bày tỏ: Những ngày này đi làm phải đối mặt với cảnh tắc đường triền miên, trời mưa lầy lội, khi vượt qua ngã tư đường vành đai ba thì mới biết là cây xanh bật gốc chắn hết lòng đường. Đi ngược thêm một đoạn, bất chợt một cành cây gãy đổ sầm ngay trước mặt. Tôi và nhiều người khác sợ sởn da gà!...”.

Theo ghi nhận của PV laodong.vn, trận mưa lớn kéo dài suốt đêm qua đến sáng nay (27.8) khiến cho khá nhiều cây lớn trên nhiều tuyến phố đã bị đổ, giao thông tại nhiều điểm bị tắc nghẽn.

Tại phố Nguyễn Lương Bằng, rạng sáng nay một cây bàng khoảng 12 năm tuổi đã bị gió kéo bật gốc. Toàn bộ thân cây ngả hẳn ra, chắn ngang đường, tạo thành một barie chắn toàn bộ dòng phương tiện đang lưu thông theo hướng Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn. Ngọn cây đổ vào một xe tải nhỏ đang lưu thông trên đường, giao thông một bên đường bị tê liệt.

Sáng 27.8 cây bàng đổ chắn ngang đường Nguyễn Lương Bằng.
Sáng 27.8 cây bàng đổ chắn ngang đường Nguyễn Lương Bằng.

Anh Nguyễn Đình Bách (số nhà 224, Tây Sơn, Đống Đa) người chứng kiến sự việc cho biết: “Cây bàng đổ từ sáng sớm, lại gần điểm giao cắt Nguyễn Lương Bằng – Hồ Đắc Di nên giao thông nhanh chóng bị tắc nghiêm trọng. Nhiều phương tiện phải tìm lối thoát bằng cách len vào các ngõ ngách…”.

Cây xanh bị triệt hạ - Thực trạng đáng lo ngại!

Để khắc phục sự cố cây đổ trên phố Nguyễn Lương Bằng, khoảng 7h 20’ công ty Công viên Cây xanh Hà Nội đã cho nhân viên đến tiến hành cưa, cắt cây thành từng khúc nhỏ để giải quyết việc ùn tắc trước mắt. Khoảng 8h 30’, toàn bộ tuyến đường đã được thông.

Chỉ trong buổi sáng 27.8, theo thống kê nhanh của Công ty công viên cây xanh Hà Nội, đã có 5 cây xanh bị đổ và bật gốc tập trung trên phố Nguyễn Lương Bằng, Quán Thánh, Điện Biên Phủ.

Tại nhiều tuyến phố, nhiều cây xanh đứng trước nguy cơ đổ, gãy.
Tại nhiều tuyến phố, nhiều cây xanh đứng trước nguy cơ đổ, gãy.

Lý giải cho hiện tượng cứ khi có mưa là các cây bật gốc hoặc đổ, ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó Giám đốc Công ty công viên cây xanh Hà Nội ông Hưng cho hay: Do mưa lớn kéo dài suốt đêm qua, nước thấm vào đất một lượng lớn khiến lớp đất bị nhão ra và gốc cây trơ ra rất dễ bị gãy đổ.

Theo quan sát của PV, sau khi xảy ra các sự cố cây đổ gãy phía công ty Công viên cây xanh thường điều động công nhân cùng nhiều phương tiện chuyên dụng đến hiện trường khắc phục sự cố bằng cách cắt vụn cây xanh. Tuy nhiên, với cách xử lý như vậy cũng khiến nhiều người dân lo lắng trước nguy cơ cây xanh cổ thụ trên tuyến phố sẽ bị xóa sổ nếu trời mưa lớn.

Lê Đạt

Bắt giữ lượng thịt thú rừng lớn nhất từ trước đến nay

Ngày 26/8, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng thực hiện chiến dịch truy quét các nhà hàng buôn bán trái phép động vật hoang dã trên toàn thành phố Đà Lạt.


Các cán bộ thực thi pháp luật trước tang vật tịch thu.
Các cán bộ thực thi pháp luật trước tang vật tịch thu.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng đã thu giữ được hơn 300kg thịt thú rừng bao gồm: lợn rừng, cầy, tê tê, nhím, cheo cheo, kì đà, tay gấu, dúi, rắn, nai, da nhồi, các loại vooc chà vá chân đen, mèo rừng, báo gấm, sơn dương, mang...
Đây là vụ bắt giữ lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Lâm Đồng nằm trong chiến dịch ngăn chặn mạng lưới buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Đà Lạt.
Ông Trần Thanh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết đây là "một phát súng cảnh báo với các chủ buôn bán động vật hoang dã rằng tỉnh Lâm Đồng sẽ không dung tha cho bất cứ đối tượng vi phạm nào liên quan đến động vật hoang dã”.
Hiện các cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc và đường dây buôn bán các tang vật trên đang được triển khai.
Gửi vào 26/08/10 21:09

Phát hiện dầu khí ngoài khơi cách Hải Phòng 75km

Thứ Sáu, 27/08/2010 - 17:12

Công ty chuyên thăm dò và khai thác dầu, khí Petronas Carigali Overseas Bhd của Tập đoàn Petronas (Malaysia) đã phát hiện dầu và khí ở ngoài khơi, cách Hải Phòng 75km về phía Đông Nam.

Dầu và khí thương mại được phát hiện tại giếng Hàm Rồng - 2X (mỏ dầu Hàm Rồng, thuộc lô 102 và 106) với dòng dầu cực đại là 6.300 thùng/ngày và 8 triệu bộ khối khí/ngày.

Đây là phát hiện thương mại đầu tiên do liên doanh của lô 102 và 106 thực hiện. Tính từ lúc tiến hành mũi khoan đầu tiên (11/2009) tới thời điểm này, Petronas Carigali Overseas Bhd đã khoan 7 giếng trong diện tích hợp đồng và đã phát hiện dầu, khí.

Theo Huyền Anh
DĐDN

GDP thành phố Hồ Chí Minh có thể đạt 12%

Cập nhật lúc : 4:07 PM, 27/08/2010
Tốc độ tăng trưởng trên có hiệu quả từ việc TP Hồ Chí Minh tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu.

Tại cuộc họp kiểm điểm tình hình kinh tế - xã hội thành phố tháng 8 và 8 tháng đầu năm. Lãnh đạo UBND thành phố Hồ Chí Minh nhận định “Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 và 8 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực. Doanh thu dịch vụ - thương mại, giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng trưởng khá…”

Đến thời điểm này TP Hồ Chí Minh có 233 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn 1.333 triệu USD, chiếm 35% số dự án đầu tư cả nước. Điều này cho thấy môi trường đầu tư tại TP Hồ Chí Minh có sức hút lớn. Vốn đầu tư trong nước cũng tăng đáng kể: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 8 tháng tăng 17,5%; thương mại cũng tăng đến 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của nhiều sở ngành, chỉ số tăng trưởng GDP năm 2010 của thành phố có thể lên đến 11% - 12%.

Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhận định, tốc độ tăng trưởng trên có hiệu quả từ việc TP Hồ Chí Minh tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu.

Bài học kinh nghiệm về bình ổn giá của TP đạt hiệu quả cao là nhờ thực hiện tốt các khâu quan trọng, có vai trò điều tiết kịp thời của bộ máy nhà nước trong cơ chế thị trường; doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư và mở kênh phân phối ngay tại chợ truyền thống; phát triển nhanh hệ thống phân phối hàng hóa (trong 6 tháng đầu năm 2010 phát triển đến 1.500 điểm bán mới); tăng cường kiểm tra chống đầu cơ, tích trữ hàng…

Trong thời gian tới, UBND TP Hồ Chí Minh đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như, tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn giá; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu, chú trọng phát triển thị trường nội địa; hoàn thành, tổ chức thực thi nghiêm phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính…/.

Theo SGGP

Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter và tù nhân người Mỹ đã rời Bình Nhưỡng


Thứ sáu, 27/08/2010, 15:19 (GMT+7)

(SGGPO).- Hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên KCNA sáng 27-8 cho biết, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã thành công trong việc thương thuyết giải thoát công dân Mỹ Aijalon Mahli Gomes (31 tuổi, một giáo viên dạy tiếng Anh tại Hàn Quốc) ra khỏi CHDCND Triều Tiên (gọi tắt là Triều Tiên). Gomes bị chính quyền Triều Tiên bắt giữ hồi tháng 1-2010 và kết án tù khổ sai vì tội đột nhập trái phép vào nước này.

Chủ tịch Quốc hội CHDCND Triều Tiên Kim Yong-Nam (phải) tiếp cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (ảnh: AFP)

Sau hai ngày điều đình tại Bình Nhưỡng, chuyến đi được coi như một hoạt động nhân đạo riêng tư của cựu Tổng thống Jimmy Carter, sáng nay ông Carter cùng Gomes đã lên đường về nước.

Tù nhân Aijalon Mahli Gomes bị bắt và kết án vì tội xâm nhập trái phép vào Triều Tiên đã rời Bình Nhưỡng về nước.

Các phương tiện thông tin đại chúng của Triều Tiên đưa tin, trong dịp ông Carter tới Bình Nhưỡng đàm phán về việc phóng thích tù nhân Gomes, nhà chức trách nước này cho biết sẵn sàng quay lại bàn đàm phán 6 bên về chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã bị ách tắc nhiều tháng qua.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết, trong chuyến viếng thăm lần này, ông Carter đã gặp gỡ với ông Kim Kye-gwan, người phụ trách việc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Chủ tịch Quốc hội Kim Yong-nam.

Ông Carter tới Bình Nhưỡng lần này trong bối cảnh mối quan hệ giữa Triều Tiên và thế giới bên ngoài đang gia tăng căng thẳng sau vụ chìm tàu của Hàn Quốc vào cuối tháng 3 khiến 46 thủy thủ thiệt mạng và sau đó là cuộc tập trận Mỹ- Hàn trên biển Hoàng Hải cũng như việc Hàn Quốc từ chối tham gia đàm phán 6 bên nếu không nhận được lời xin lỗi từ CHDCND Triều Tiên về vụ chìm tàu chiến. Tuy nhiên, dưới sức ép của Trung Quốc, Triều Tiên buộc phải đồng ý quay lại bàn đàm phán.

K.Minh - H.nguyên theo BBC

Người phụ nữ nặng nhất Thái xuất hiện sau 3 năm

Thứ Sáu, 27.8.2010 | 16:19 (GMT + 7)

(LĐO) Người phụ nữ nặng nhất Thái Lan lần đầu tiên bước ra khỏi nhà sau 3 năm cùng với sự trợ giúp của chiếc xe nâng.

d
Bà Umnuayporn Tongprapai ra khỏi nhà trên một chiếc xe nâng.

Bà Umnuayporn Tongprapai năm nay 40 tuổi, bà nặng khoảng 270 kg và được coi là người nặng cân nhất Thái Lan.

Người hàng xóm của bà đã phải liên hệ với chính quyền thành phố Bangkok để báo bà cần đi viện phẫu thuật cắt bỏ khối u ở chân phải. Thị trưởng Bangkok đã cử một nhóm quay phim đến để ghi lại sự kiện bà Tongprapai ra khỏi nhà. Một đội kỹ sư, công nhân phá dỡ, công nhân cứu hộ, bác sĩ và y tá cũng tới trợ giúp để đưa người phụ nữ khổng lồ này tới bệnh viện. Họ đã phải phá dỡ tường nhà để người phụ nữ này có thể đi qua.

Ngồi bệt dưới sàn nhà trong căn hộ khiêm tốn ở tầng 3 một khu chung cư ở ngoại ô Bangkok, bà Umnuayporn cho biết bà chỉ tự đi được vài bước và chỉ sống quanh quẩn trong nhà cùng với sự giúp đỡ của 2 người con nuôi suốt 3 năm qua.

Người phụ nữ khổng lồ chậm chạp bước tới chiếc xe đẩy, tay vịn vào con trai. Sau đó bà được đẩy dọc theo hành lang tới một căn hộ bỏ trống, nơi các công nhân đã phải phá bỏ một bức tường bên trong để bà lọt vào, sau đó họ phá nốt một phần của toà nhà để đưa bà ra ngoài.

Hàng xóm đứng đầy vỉa hè vỗ tay khi bà thoát ra ngoài căn hộ và từ từ được hạ thấp xuống đường bằng một chiếc xe nâng ở phía ngoài. Bà mỉm cười và giơ tay hình chữ V - biểu tượng chiến thắng với những người hàng xóm. Sau đó, bà được đưa vào xe cứu thương đang chờ sẵn để tới bệnh viện Bangkok.

Giám đốc Bệnh viện đa khoa BMA cho biết, nhiều khả năng bà Umnuayporn là người nặng nhất Thái Lan. Bà sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u và điều trị giảm cân. Nguyên nhân béo phì của bà có thể liên quan đến tuyến giáp.

Bà Umnuayporn thổ lộ, khi kết thúc đợt điều trị, mong ước lớn nhất của bà là được đi tắm biển.

Minh Khánh (Theo Telegraph)

Mỹ siết chặt luật buôn bán với hàng giá rẻ châu Á

Mỹ siết chặt luật buôn bán với hàng giá rẻ châu Á
ảnh minh họa

Chính phủ Mỹ sẽ siết chặt các luật buôn bán đối với dòng hàng hoá giá rẻ từ các nước châu Á bắt đầu từ cuối năm 2010.

Ngày 26/8, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, họ đã đề xuất 14 quy chế để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu hàng hóa bất hợp pháp vào nước Mỹ và truy thu đầy đủ mọi khoản thuế. Các quy chế này đặc biệt nhằm vào các nước mà Mỹ cho là chính phủ kiểm soát thị trường.

Mỹ luôn cho rằng hàng hoá giá rẻ từ các nước châu Á vào Mỹ là do được hưởng trợ cấp của chính phủ trong quá trình sản xuất và xuất khẩu.

Ngay từ tháng 1/2010, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Obama cam kết tăng cường mạnh mẽ luật buôn bán của Mỹ để tạo sân chơi bình đẳng cho các công ty và người lao động Mỹ.

Trong năm 2009, Cơ quan Thương mại quốc tế Mỹ đã thực hiện 34 cuộc điều tra các công ty nước ngoài về bán phá giá và nhận trợ cấp sản xuất và xuất khẩu từ chính phủ.

Gửi vào 26/08/10 22:10

Nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu

Thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc chiến thương mại mới do thâm hụt thương mại gia tăng của Mỹ - nền kinh tế số 1thế giới - có thể khiến Washington phải lựa chọn giải pháp duy nhất là chính sách bảo hộ.


Liệu thế giới có sa vào cuộc chiến tranh thương mại mới? (Ảnh minh họa: Internet)
Liệu thế giới có sa vào cuộc chiến tranh thương mại mới? (Ảnh minh họa: Internet)

Trong chuyên mục bình luận trên tờ “Thời báo Tài chính” (Anh), chuyên gia tài chính Michael Pettis và là thành viên cao cấp của Viện Carnegie Endowment, cho rằng nếu Mỹ quyết liệt thực hiện chính sách bảo vệ hàng hóa nội địa, thời kỳ của chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu chắc chắn sẽ xảy ra và sẽ tác động mạnh tới các nước có thặng dư thương mại.

Hiện Mỹ và châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp) là những khu vực có mức thâm hụt thương mại cao nhất thế giới. Thâm hụt thương mại của Mỹ tháng 6/2010 đã lên tới 50 tỷ USD, tăng so với mức 42 tỷ USD trong tháng 5/2010. Đây là mức cao nhất kể từ giữa năm 2008 và chưa từng có trước năm 2004. Thâm hụt thương mại gia tăng là hệ quả tự nhiên của tình trạng mất cân bằng thương mại toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua đã huỷ hoại trạng thái cân bằng tạm thời giữa các khối bằng cách buộc các quốc gia thâm hụt thương mại phải cắt giảm nợ, điều này sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới, đặc biệt ở Mỹ, giảm sút. Các nước thặng dư thương mại, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, đã kháng cự lại mạnh mẽ bằng việc cố gắng duy trì hay thậm chí tăng mức thặng dư của mình.

Tuy nhiên, thặng dư thương mại tăng ở nước này lại đồng nghĩa với thâm hụt thương mại ở nước khác. Cuộc khủng hoảng nợ đã khiến cho các nước thâm hụt thương mại ở châu Âu không thể tìm ra các nguồn tài chính mới. Cũng như nhiều nước thâm hụt thương mại khác ở châu Âu, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp sẽ phải chứng kiến một sự sụt giảm nhanh chóng trong thặng dư tài khoản vãng lai.

Do không thể kiểm soát lãi suất và can thiệp tiền tệ đối với các quốc gia thặng dư thương mại chủ chốt, Mỹ buộc phải sử dụng các hình thức khác của chủ nghĩa bảo hộ thương mại - đó là hàng rào thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại qui mô toàn cầu.

Chính vì vậy, thay vì ủng hộ các chính sách đùn đẩy thâm hụt sang nơi khác, các nền kinh tế lớn cần phải chấp nhận chia sẻ một phần khó khăn ở châu Âu, nếu không muốn Mỹ thực hiện các biện pháp trả đũa.

Gửi vào 25/08/10 22:10

Gió Đông thổi bạt gió Tây?

Những dự báo cách đây một năm về kinh tế thế giới của Diễn đàn toàn cầu Weiss đã trở thành hiện thực. Nay diễn đàn này lại đưa ra 8 dự báo về kinh tế toàn cầu trong năm 2010.


Chú Sam: Bơm vào hay hút ra? (Ảnh: Internet)
Chú Sam: Bơm vào hay hút ra? (Ảnh: Internet)

Diễn đàn toàn cầu Weiss lần thứ nhất ở Mỹ đã dự báo về việc chuyển dịch ồ ạt sự giàu có từ các nước phương Tây bị sa lầy trong suy thoái và nợ nần sang châu Á và các thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Cho đến nay, điều này đã trở thành hiện thực.

Dự báo kinh tế thế giới năm 2010, Diễn đàn toàn cầu Weiss lần thứ 2 với sự tham dự của nhiều nhà kinh tế nổi tiếng thế giới đã đưa ra 8 nhận định sau đây:

- Mỹ không thể đưa ra gói kích thích kinh tế khổng lồ mới và cũng không thể chặn nền kinh tế số 1 thế giới này rơi vào suy thoái kép. Điều đó có nghĩa là kinh tế Mỹ vừa phục hồi ngắn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 lại tiếp tục rơi vào đợt suy thoái mới. Cơ quan ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ lên tới 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2010 và 1,3 nghìn tỷ USD năm 2011. Tình hình kinh tế ảm đạm này đòi hỏi Chính phủ Mỹ phải tung ra một gói kích thích kinh tế mới, song hai ngành hành pháp và lập pháp Mỹ khó có khả năng nhất trí với nhau về các biện pháp cứu nguy.

- Toàn bộ gánh nặng chống suy thoái và bù đắp thâm hụt ngân sách đều rơi vào các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu sẽ khởi động một đợt in tiền mới lớn hơn đợt in tiền chống khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Tuy nhiên, số tiền mới in ấn này chỉ tạo nên “thịnh vượng ảo” và phần sẽ chảy sang các nước có mức tăng trưởng cao.

- Cuộc khủng hoảng nợ công sẽ bùng phát trở lại với mức độ cao hơn trước: đầu tiên ở Đông Âu, sau đó đến Mỹ và Anh. Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho biết nợ công của Mỹ thậm chí còn “tệ” hơn cả những nước bị coi là “nợ như Chúa Chổm” như Tây Ban Nha, Ailen, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp.

- Tình hình kinh tế Mỹ sẽ còn xấu hơn Hy Lạp, nước vừa thoát nguy cơ vỡ nợ nhờ sự bảo lãnh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU). Suy thoái sâu hơn ở Mỹ và châu Âu, việc in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tình trạng giảm giá mạnh của đồng USD và đồng Euro cùng với “thịnh vượng ảo” càng khiến cho gánh nặng nợ nần ở Mỹ ngày càng nặng hơn.

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ gấp ít nhất 4 lần tăng trưởng GDP của Mỹ và Tây Âu trong những năm tới. Trung Quốc hiện có dự trữ vàng và dự trữ ngoại tệ trị giá 5 nghìn tỷ USD. Trừ khoản nợ nước ngoài 374 tỷ USD, Trung Quốc vẫn còn 4,6 nghìn tỷ USD để đầu tư vào nền kinh tế. Trong khi đó, Mỹ hiện nợ tới 1,6 nghìn tỷ USD. Trung Quốc đang ngồi trên núi tiền lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ đang trở thành con nợ lớn nhất thế giới.

- Trong 12 tháng tới, các nhà đầu tư vào Inđônêxia sẽ kiếm được nhiều tiền hơn các nhà đầu tư vào Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Inđônêxia tăng 20% trong năm nay, đồng nội tệ tăng giá 5%. Đầu tư nước ngoài vào nước này từ đầu năm đến nay tăng 51% so với cùng kỳ năm 2009. Xu hướng này đang được mở rộng vì các nhà đầu tư đã thu được lợi lớn khi đầu tư vào Inđônêxia.

- Trong khi các nền kinh tế châu Á tăng trưởng tốt hơn Mỹ và châu Âu, trong khi các nền kinh tế Braxin và Chilê còn tăng trưởng tốt hơn châu Á. Hai nền kinh tế Braxin và Chilê đang tăng trưởng mạnh nhờ các nhà lãnh đạo sáng suốt, năng động và có tầm nhìn xa, cũng như nhờ nhu cầu nội địa. Mảng sáng của
bức tranh kinh tế thế giới hiện nay rõ ràng thuộc về châu Á và Nam Mỹ.

- So với tháng 3/2009, Quỹ buôn bán chứng khoán quốc tế (ETF) của Chilê hiện tăng 104%, ETF của Ôxtrâylia tăng 105%, Braxin tăng 114%, Xinhgapo tăng 127%, Hàn Quốc tăng 130%, Thái Lan tăng 143%, Ấn Độ tăng 158%.

Gửi vào 25/08/10 22:10

Trung-Nhật "tranh giành" ảnh hưởng kinh tế với ASEAN

Trung-Nhật "tranh giành" ảnh hưởng kinh tế với ASEAN
ảnh minh họa

Theo tờ Kyodo của Nhật Bản, nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế Đông Á lấy ASEAN làm trọng tâm, Trung Quốc và chính phủ Nhật Bản đã lần lượt xây dựng kế hoạch hành động.

Hai hành động sẽ được lên kế hoạch vào cuối năm 2015 trước khi thực hiện chính sách xúc tiến thương mại gồm các quy tắc thống nhất về xuất xứ. Ngày 26/8, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đề xuất hành động riêng của họ tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ diễn ra ở Đà Nẵng - Việt Nam, đồng thời nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia.

Tờ Kyodo cũng cho biết, hội nhập kinh tế Đông Á sẽ là cơ sở cho ý tưởng hình thành "Cộng đồng Đông Á", trong khi cuộc đấu tranh xoay quanh quyền lãnh đạo tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á giữa hai nước Trung - Nhật sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Trung Quốc đề xuất chương trình "10+ 3" (gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), còn Nhật Bản đề xuất ý tưởng 16 nước trong chương trình "10+6" , trong đó 16 quốc gia bao gồm: 10 nước ASEAN hợp tác cùng 6 thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand .

Hai nước đề nghị lần lượt ký kết thỏa thuận thương mại tự do (FTA) trên hình thức 13 quốc gia hoặc 16 quốc gia, để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Chương trình hành động của Trung Quốc đã đưa ra "lộ trình xúc tiến thương mại ASEAN+3" , nỗ lực thông qua các quy tắc thống nhất nguồn gốc sản xuất ở 13 quốc gia và đơn giản hóa thủ tục hải quan. Trước năm 2015, giá thành thương mại trong khu vực sẽ giảm 5%, ngoài ra còn đặt ra chỉ tiêu đánh giá thành tích mà mục tiêu đạt được. Trong khi đó, chương trình hành động "bước đầu hướng tới hội nhập kinh tế ở Đông Á" của Nhật Bản thì khuyến mãi 16 quốc gia hãy đưa ra hành động cụ thể thúc đẩy hợp tác trên 7 lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và thương mại trước khi hết năm 2015.

Dự tính trước khi kết thúc năm 2012 sẽ tiến hành xác minh thỏa thuận FTA giữa ASEAN với các nước láng giềng, sau đó dựa trên quyết định cụ thể về phương hướng nguyên tắc thống nhất xuất xứ, xây dựng chính sách đảm bảo nguồn vốn xây dựng cơ bản quy mô lớn. Chương trình năm 2012 sẽ chính thức bắt đầu thực hiện vào năm tới.

Các nhà phân tích cho biết, hai bờ eo biển gần đây đã ký kết ECFA , trong khi Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán hiệp định thương mại tự do, Nhật Bản bị tụt lại phía sau nhằm mục đích để bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước. Do đó, cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do vẫn chưa hề có bước tiến triển nào.

ASEAN lo ngại cuộc tranh giành giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể sẽ gây trở ngại cho tiến trình thực hiện hội nhập kinh tế, bởi vậy "cũng có thể áp dụng đồng thời hai chương trình."

Gửi vào 26/08/10 03:03

Tồn tại hay không tồn tại?

(27/08/2010)


VH- Chuyện công bố những tài liệu mật của Cơ quan Tình báo Mỹ CIA trên trang web WikiLeaks đang biến dạng theo hướng trở thành cuộc đối đầu giữa thế giới ảo và bộ máy quyền lực của nhà nước, giữa quan niệm về tự do báo chí trên mạng Internet và nhu cầu của nhà nước về kiểm soát hoạt động của mạng Internet cũng như giữa cá nhân một trong những người sáng lập ra WikiLeaks là ông Julian Assange (người Australia) và CIA.

Đối với cả CIA lẫn WikiLeaks và cá nhân ông Assange, bản chất cuộc đối đầu là tồn tại hay không tồn tại. WikiLeaks được lập ra với tôn chỉ mục đích là công bố những thông tin vốn được kẻ khác giữ kín. Đấy là bản sắc và cơ sở tồn tại của trang web này. Để đạt được mục đích ấy, WikiLeaks cần tự do gần như không giới hạn trên mạng Internet và không chịu sức ép từ bất cứ phía nào, càng không phải từ phía các cơ quan nhà nước. Đấy cũng chính là ý tưởng kinh doanh độc đáo của những người đã sáng lập ra WikiLeaks. Nếu như có một kiểu ý thức hệ về chuyện này thì tôn chỉ mục đích của WikiLeaks rất tương đồng với Đảng Cướp biển đã xuất hiện và hoạt động trong thời gian gần đây ở một số quốc gia với chủ trương không áp dụng chế tài về bản quyền cho mọi thông tin được công bố, sao chép và lan truyền trên mạng Internet. Có người đề cập đến một kiểu “văn hoá mạng” chính vì thế.

Đối với CIA nói riêng và bộ máy chính quyền nhà nước nói chung, những thông tin mật do WikiLeaks công bố không chỉ có tác động rất tai hại. Chúng đưa lại những hình ảnh hoàn toàn khác về cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Chúng phơi bày không ít điều mà họ muốn che giấu dư luận. Chúng đưa lại bằng chứng về mức độ yếu kém của họ trong việc bảo quản tài liệu mật. Cho nên chẳng có gì là lạ khi CIA và cả chính quyền một số quốc gia khác tìm mọi cách để ngăn cản WikiLeaks tiếp tục khai thác nguồn thông tin mật và công bố mới như vừa rồi. Cho nên cuộc đối đầu về pháp lý và văn hoá giữa hai bên sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Hà An

Wikileaks tung báo cáo Mỹ “xuất khẩu khủng bố”

Thứ Năm, 26/08/2010 - 11:56

(Dân trí) - Trang Wikileaks, trang web mới đây đã tung hàng chục ngàn tài liệu mật liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan, lại vừa tung ra một bản báo cáo của CIA về việc điều tra thông tin cho rằng Mỹ đang bị xem là “nhà xuất khẩu khủng bố”.
>> 90.000 tài liệu mật của quân đội Mỹ bị rò rỉ

Julian Assange, người sáng lập ra Wikileaks, cho biết sẽ tiếp tục công bố 15.000 tài liệu mật của quân đội Mỹ.

Bản báo cáo dài 3 trang cho thấy hiện tượng nhiều cá nhân ở Mỹ tham gia vào hoạt động khủng bố “không phải là một hiện tượng mới có”. Bản báo cáo đã trích dẫn rất nhiều trường hợp chứng tỏ các hoạt động được cho là khủng bố do chính người sống trên đất Mỹ thực hiện.

Bản báo cáo có tiêu đề “Điều gì sẽ xảy ra nếu người nước ngoài coi Mỹ là nhà xuất khẩu khủng bố” của cơ quan Red Cell, thuộc CIA, đưa ra vào tháng 2/2010.

Tuy nhiên, một quan chức Mỹ cho rằng bản báo cáo củaRed Cell không phải “là tài liệu bom tấn”.

Còn theo trang web của CIA, Red Cell được thành lập sau vụ khủng bố 11/9, nhằmcung cấp cách tiếp cận “ngoài luồng” và “cung cấp các báo cáo nhằm đưa ra các ý tưởng chứ không phải là những đánh giá xác thực”.

Người phát ngôn của CIA George Little cho hay: “Những sản phẩm kiểu phân tích này, được xác định rõ là của cơ quan Red Cell, chỉ đơn giản nhằm đưa ra các ý tưởng và thể hiện những quan điểm khác”.

Song báo cáo đã nhấn mạnh tới các vụ tấn công do những kẻ khủng bố sống ở Mỹ, hoặc được người Do Thái, Hồi giáo, gốc Ireland ở Mỹ ủng hộ về tài chính.

“Gần đây người ta quan tâm nhiều đến việc gia tăng những kẻ khủng bố Hồi giáo lớn lên tại Mỹ tiến hành các vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu Mỹ, ngay chính trên đất Mỹ. Nhưng người ta lại ít quan tâm đến những kẻ khủng bố do chính Mỹ “nuôi dưỡng”, được xuất ra nước ngoài để nhắm vào các mục tiêu không phải là của Mỹ”, báo cáo cho biết.

Báo cáo kết luận rằng nếu Mỹ bị các nước khách coi là “nhà xuất khẩu khủng bố”, các nước này sẽ không sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong việc bắt giam, chuyển giao và thẩm vấn các nghi phạm trong tương lai.

Ngày 23/7 vừa qua, Wikileaks đã cho đăng tải 76.000 tài liệu quân sự mật của Mỹ, cho biết chi tiết các hành động quân sự của nước này tại Afghanistan. Giới chức Mỹ mô tả vụ tiết lộ là vô trách nhiệm.

Hiện trang web này cho biết sẽ tiếp tục công bố thêm 15.000 tài liệu nhạy cảm, khi họ hoàn tất việc xem xét giảm thiểu nguy hiểm đối với mạng sống của những người có thể bị ảnh hưởng nếu tài liệu được công bố.

Phan Anh

Theo BBC

Người đàn ông tự tay mổ thận

25/08/2010 10:22:04

- “Vì đau quá, tôi đã dùng lưỡi lam và dao nhọn chọc mạnh vào chỗ đau, cạy viên sỏi ra khỏi cơ thể… Sau đó dùng nước giếng xối lên vết thương cho đến lúc cầm máu…”, ông Nguyễn Hai (77 tuổi) Đội 6 Long Hồ, xã Hương Hồ (Hường Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) kể lại “ca mổ” không bác sĩ, băng, gạc, thuốc giảm đau…

Ca mổ kinh hoàng

Từ lúc mắc căn bệnh sỏi thận ông đêm nào cũng mất ngủ vì đau, nương rẫy đành bỏ dở. “Một mình tui phải đi trông con cho người ta, dăm bữa nửa tháng mới mang gạo về nấu cháo cho ông ăn…” Bà Trần Thị Khướu, vợ ông Hai, nói.

Mô tả ảnh.
Hai ông bà đã ngoài 75 chống chọi với số phận trong căn lều sơ sài.

Bệnh ngày càng nặng khiến ông nằm một chỗ, khuôn mặt hốc hác vì thiếu ăn và những đêm thức trắng. Tiền bà kiếm được chỉ đủ cho ông bát cơm, bát cháo qua ngày chứ không thể nào đưa ông đi mổ. “Nhìn ông quằn quại trên giường mà tui chỉ biết đứng khóc chứ biết làm răng. Động viên ông gắng chịu đựng rồi tui gom tiền để đưa đi mổ…” - Bà Khướu tâm sự.

Biết chẳng bao giờ có đủ tiền để đi mổ, có lần đau không chịu nổi, ông đành đánh thức bà dậy: “Bà lấy cái lưỡi lam rạch mổ lấy viên sỏi ra cho tôi với. Tôi xin bà đấy! Chết cũng được, chứ sống ri tui khổ quá bà ơi…!”. Nước mắt ứ đầy đôi mắt sâu hoắm rồi lăn dài trên gò má gầy guộc, bà ôm ông vào lòng. “Tui xin ông, hãy chờ tui thêm vài ngày nữa tui sẽ kiếm đủ tiền đưa ông đi mổ…”, bà nói.

Suốt đêm đó bà chỉ biết ngồi xoa bóp cho ông, khi ông chìm vào giấc ngủ cũng là lúc nước mắt bà đã phủ ướt vạt áo.

Trời vừa rạng sáng bà liền chạy tới nhà chủ mà bà đã trông con, ứng tiền để chạy chữa cho ông. Nhưng bà đã ứng 2 lần nên họ không cho ứng tiếp, bà đành ngậm ngùi về.

Sau nhiều lần năn nỉ bà “phổ thuật” lấy sỏi không được. Ông quyết định tự tay mình sẽ làm việc này. “Lần nào thấy bà về ngoài cổng là hai con mắt thâm quầng vì lo cho tui. Tui biết dù bà có lo mấy đi nữa cũng không bao giờ đủ tiền, nên một lần bà đi trông con cho nhà người ta tui đã tự tay lấy lưỡi lam và dao cạy viên sỏi ấy ra…” - ông nhìn vết thương kể. "Lúc đó tui lấy quần cắn ngang miệng, nhắm mắt sờ vào sau lưng, lấy lưỡi lam rạch mạnh vào chỗ đau. Rồi nhìn vào gương lấy dao nhọn cạy tìm viên sỏi".

“May lúc đó có một anh đi rừng nghe có tiếng rên mạnh của tui nên chạy vào hốt hoảng nhìn. Lúc đó tui nửa tỉnh nửa mơ, mồ hôi và máu ướt đẫm người. Thấy thế anh lại giúp tui một tay lấy nước giếng rửa vết thương, cứ rửa đến lúc máu đỏ không chảy nữa, đến lượt máu vàng ra thì biết là đã cầm máu. Sau đó thấy tui vẫn còn tỉnh nên anh ấy cũng yên tâm lên rừng… Vì mệt quá tui cũng quên hỏi tên… Đến giờ tui chưa gặp lại anh ấy…”

Mô tả ảnh.
Vết sẹo trên cơ thể do chính tay ông “phẫu thuật” cách đây gần 1 năm.

Những ngày ông mổ bà Khướu không có ở nhà, một mình ông xoay xở với vết thương của mình. “Tui nằm bất tỉnh hai ngày mà không ai biết. Sang ngày thứ 3 tui bắt đầu tỉnh dậy. Bụng thấy đói, bà nó chưa về, tui gượng dậy lấy xoong bắc cháo rồi vào ngủ tiếp, đến tối tỉnh dậy soong cháo đã bị cháy phần dưới, tui hớt phần trên ăn. Thấy mình ăn được tui nghĩ là mình còn sống…”, ông kể lại.

Khi vết thương của ông đã gần lành bà Khướu mới trở về. Nhìn vết thương bà chẳng biết nói gì cứ ngồi khóc. “Phận mình nghèo tui không biết làm răng, tui đã cố hết sức ông ơi…!”- bà nói trong nước mắt. Ông vuốt nhẹ mái đầu bạc của bà: “Thôi mọi chuyện đã qua rồi bà đừng trách mình nữa…!”

“Vì thương bà nên tui mới sống”

Trước đây (1976), ông đã trải qua 2 lần phẫu thuật vì bệnh khó tiểu (do không tự chủ được nên phải mổ để thông tiểu). Cuộc sống khó khăn, ông phải đi làm nhiều nơi để kiếm sống nên bị nhiễm trùng rồi nổi lên một khối u ở bụng. “Vì không có tiền nên đành để vậy… Giờ mỗi lúc thấy đầy tiểu tui lại lấy tăm chích mạnh vào cho nước tiểu chảy ra…”, ông nói.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Vết thương bị nhiễm trùng và sưng phù vẫn đeo bám ông từ lần mổ trước (ảnh trái). Bà Khướu trước túp lều của hai ông bà (ảnh phải).

Từ đó, phải đeo bên mình một khối u nặng nề đó để kiếm sống nuôi thân, nhưng bệnh tật cứ tiếp tục dồn khiến ông tiều tụy: “Hai vợ chồng tui được một đứa con gái, nhưng nó lấy chồng cũng cực lắm, cơm không đủ nuôi chồng con. Hai vợ chồng tui cố bám vào nhau sống qua ngày đoạn tháng. Quần áo, chăn màn đều bà con làng xóm cho cả, chứ lấy đâu ra…”.

Gần 20 năm sống trong căn lều thủng lỗ chỗ nằm chênh vênh bên mép núi, mỗi lúc mưa gió đứng trong nhà mà như ở ngoài trời. Đồng “lương” quý nhất của hai ông bà là từ mấy con gà do bà nuôi, để lúc nào hết gạo lại đưa gà đi bán.

Nói chuyện với tôi lâu lâu ông lại nhỏ giọt nước mắt. “Nói thật với chú giờ tôi chỉ muốn chết đi cho khỏe thân xác. Vì thương bà nên tui mới sống, khổ mấy cũng có ông có bà…!”, ông buồn nói.

Nhưng tuổi già sức yếu, bệnh tật tái phát, không biết hai ông bà có chống chọi nổi với cuộc sống này không…

Phương Trà

Cứu tinh thầm lặng của vịnh Mexico

Thứ tư, 25/8/2010, 11:08 GMT+7

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một chủng vi khuẩn ăn dầu mới đang sinh sôi rất nhanh trên vịnh Mexico và giúp tiêu hủy các hạt dầu.

Những con bồ nông
Những con bồ nông trên vịnh Mexico vào ngày 24/8. Ảnh: AP.

AP đưa tin các chuyên gia của Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, Mỹ phát hiện chủng vi khuẩn hấp thụ dầu trong lúc nghiên cứu mức độ phát tán dầu trong các tầng nước sâu của vịnh Mexico sau vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của tập đoàn BP. Điều khiến họ ngạc nhiên là chủng vi khuẩn này chưa từng được biết tới.

“Phát hiện của chúng tôi cho thấy vi khuẩn có tiềm năng to lớn trong việc giúp con người loại bỏ dầu ra khỏi nước biển”, Terry Hazen, trưởng nhóm nghiên cứu, tuyên bố trên tạp chí Sciencexpress.

Một báo cáo được công bố vào tuần trước khẳng định các nhà khoa học nhìn thấy những giọt dầu nhỏ li ti tạo thành một thứ giống như màn sương mù có chiều dài hơn 35 km dưới mặt biển.

“Chúng tôi nhận thấy sự bành trướng của dầu kích thích sự sinh sôi của một chủng vi khuẩn ưa môi trường lạnh dưới đáy biển. Chúng có quan hệ họ hàng với những chủng vi khuẩn ăn dầu mà chúng ta đã biết”, Hazen phát biểu.

Nhóm của Hazen thu thập hơn 200 mẫu nước tại 17 vị trí dưới tầng nước sâu. Họ nhận thấy chủng vi khuẩn thống trị các mẫu nước có dầu là một loài mới và có quan hệ họ hàng với chủng Oceanospirillales. Chúng sống trong tầng nước sâu gần đáy biển, nơi nhiệt độ trung bình vào khoảng 5 độ C.

Vi khuẩn mới phát hiện (bên trong vòng tròn đỏ). Ảnh: AP.

Giới khoa học lo ngại trong quá trình hấp thụ dầu các chủng vi khuẩn có thể lấy nhiều oxy trong nước biển khiến các sinh vật khác không có dưỡng khí để hô hấp. Nhưng nghiên cứu của Hazen và đồng nghiệp cho thấy vi khuẩn mới không lấy oxy. Độ bão hòa oxy trong nước không có dầu đạt 67%, trong khi độ bão hòa oxy trong nước có dầu là 59%.

Giàn khoan dầu Deepwater Horizon của tập đoàn dầu khí BP nổ tung vào tối 20/4 khiến hàng chục công nhân thiệt mạng. Giếng dầu bên dưới giàn khoan rò rỉ khiến hàng chục nghìn lít dầu thoát ra mỗi ngày. Tập đoàn BP cố gắng bịt miệng giếng rò rỉ bằng nắp đậy nhiều lần, song mãi tới ngày 4/8 họ mới đạt được kết quả mong đợi.

Ngay sau đó Cơ quan Hải dương và Khí quyển quốc gia Mỹ và Cục Địa chất Mỹ tuyên bố đa số dầu trong vịnh đã bị thu hồi, đốt cháy, phân hủy hoặc bay hơi. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Đại học Georgia và Đại học Florida tại Mỹ khẳng định 70-79% dầu trên vịnh Mexico vẫn chưa biến mất. Họ cho rằng dầu lắng xuống các tầng nước bên dưới khiến bề mặt vịnh có vẻ sạch hơn.

Minh Long