Elizabeth Taylor muốn đến muộn trong lễ tang chính mình

Tiền Phong Online:
19:55 | 25/03/2011

TPO – Là một người hài hước, tinh tế và rất nhạy cảm, Elizabeth Taylor đã biết được sự ra đi của mình sẽ diễn ra như thế nào và sắp xếp mọi chuyện theo ý của bà.


Với người bạn thân M.Jackson khi còn sống

Người đại diện của Liz đã nói với báo chí rằng bà muốn là người cuối cùng tới dự đám tang của mình. Tang lễ được dự kiến bắt đầu lúc 2h chiều, nhưng theo yêu cầu của Liz, mọi chuyện được bắt đầu muộn hơn. Liz đã để lại yêu cầu rằng tang lễ của bà sẽ được bắt đầu ít nhất là sau 15 phút so với kế hoạch cùng thông báo “Cô ấy đã muốn là người cuối cùng dự tang lễ của mình”.

Khi quan tài đã được đóng lại, bên ngoài trang trí một tấm khăn rất đẹp, hoa lily, hoa violet và hoa huệ thơm ngát được phủ lên phía trên.

Gần 30 người thân, bạn bè cùng thi hài Elizabeth Taylor được cảnh sát và máy bay trực thăng hộ tống tới nghĩa trang Forest Lawns đầu giờ chiều 24-3 trên năm chiếc xe Limousines. Vốn là người hài hước, theo ý nguyện của Liz nên chiếc xe chở thi hài của bà đến sau cùng.

Tang lễ diễn ra tại nghĩa trang Forest Lawn ở Glendale, California đã kéo dài gần một giờ. Taylor, biểu tượng sắc đẹp thế giới đã qua đời thứ tư ở tuổi 79, đã được để phần còn lại thân xác mình ở Great Mausoleum, trên mộ bà có tượng một thiên thần bay lên bằng đá cẩm thạch.

Mộ của Taylor không phải nằm ngay bên cạnh Michael Jackson như một vài báo đã đưa tin, nhưng cũng gần ông vua nhạc Pop và các ngôi sao Hollywood: Humphrey Bogart, Clark Gable, Jean Harlow...

Bạn thân của bà, Colin Farrell đã đọc bài thơ Gerard Manley Hopkins để tiễn biệt Liz, tiếp theo là con trai của bà, Michael Wilding, cháu trai Tarquin Wilding và con gái Liza Burton Tivey cũng tặng bà những bài thơ cuối cùng. Cháu trai Rhys Tivey đã thổi kèn trumpet để tiễn đưa bà về nơi an nghỉ.

Những hình ảnh của biểu tượng nhan sắc màn bạc TG:





N.Đinh (Theo Today)

Libya trước thảm họa nhân đạo

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 25/03/2011, 17:55 (GMT+7)

TTO - Ngày 24-3 theo giờ Mỹ, 28 thành viên của hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đạt sự đồng thuận về việc thực thi vùng cấm bay ở Libya trong bối cảnh các cuộc không kích của liên quân đã bước sang ngày thứ bảy.

Lực lượng nổi dậy Ajdabiya

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết hoạt động của NATO được giới hạn trong việc thực thi vùng cấm bay, tuy nhiên thông tin từ phía Mỹ cho biết NATO đã đạt thỏa thuận chính trị chỉ huy toàn bộ hoạt động quân sự ở Libya nhằm bảo vệ dân thường.

Giao tranh ở miền đông

Trong khi đó có ít nhất ba vụ nổ đã làm rung chuyển thủ đô Tripoli và khu ngoại ô Tajoura ở phía đông thủ đô này, súng phòng không của quân đội Libya đã lia khắp bầu trời Tripoli suốt đêm 24-3.

Đài truyền hình Libya tiếp tục cáo buộc tên lửa tầm xa của liên quân đã bắn vào dân thường và các cơ sở quân sự ở Tripoli và Tajura. Cùng lúc, người phát ngôn Chính phủ Libya Mussa Ibrahim cho biết khoảng 100 dân thường đã thiệt mạng sau gần một tuần liên quân tiến hành các cuộc không kích nhằm vào đất nước này.

Liên quân đã tiến hành các vụ không kích mới, phó đô đốc William Gortney cho biết 14 quả tên lửa hành trình Tomahawk đã tấn công các trận địa phòng không của Libya, trong khi máy bay tiêm kích tiếp tục oanh tạc các địa điểm bố trí tên lửa phòng không, thông tin liên lạc, các trung tâm chỉ huy và kho vũ khí của nước này. Tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ tại châu Phi Carter Ham tuyên bố liên quân đang chuyển mục tiêu tấn công lực lượng thân chính phủ.

Tại thành phố Misrata, cách Tripoli 214km về phía đông, giao tranh dữ dội đã diễn ra. AFP đưa tin ít nhất 109 người chết và 1.300 người bị thương do các cuộc tấn công từ lực lượng của ông Gaddafi từ ngày 18-3 đến nay.

Ngày 24-3, một chiếc máy bay chiến đấu của Libya đã bị máy bay chiến đấu của Pháp bắn hạ sau khi xâm phạm vùng cấm bay do Liên Hiệp Quốc áp đặt. Lực lượng của ông Gaddafi đã bắn súng phòng không chống trả liên quân ở thành phố miền đông Sirte và tấn công thành phố Zintan, phía đông Tripoli nhằm ngăn cản lực lượng nổi dậy tái chiếm các khu vực trên, trong đó có thành phố Ajdabiya, cửa ngõ quan trọng dẫn vào căn cứ địa của phe nổi dậy ở hai thành phố miền đông Benghazi và Tobruk.

Washington đã gửi thông điệp yêu cầu quân đội Libya không nghe theo lệnh của ông Gaddafi. "Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: ngừng giao tranh, ngừng giết hại nhân dân của các bạn, không tuân lệnh Gaddafi" - phó đô đốc William Gortney nói.

Cũng theo ông Gortney, đã có hơn 350 máy bay tham gia trong các hoạt động của chiến dịch, hơn ½ trong số đó là của Mỹ. Lầu Năm Góc xác nhận tính đến nay đã có 12 nước tham gia việc thực thi vùng cấm bay, trong đó có Qatar và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), riêng UAE đã đưa 12 máy bay đến tham gia chiến dịch.

Cùng lúc, Tổng thống Pháp Nicolas Sarcozy đề cập khả năng cấm vận dầu và gas đối với Libya nhằm đảm bảo ông Gaddafi không tiếp cận được các nguồn tài nguyên trên. Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24-3 đã quyết định cho quân đội tham gia chiến dịch thực thi cấm vận vũ khí Libya của NATO, nước này sẽ cử một tàu ngầm, 4 tàu khu trục và một tàu hỗ trợ tham gia nhiệm vụ trên.

Libya trước thảm họa nhân đạo

Phản ứng trước tình hình khủng hoảng ở Libya, AFP dẫn lời Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon cho biết Libya đang đối mặt với thảm họa nhân đạo lớn nhất từ trước đến nay do chiến tranh và giá lương thực đang tăng vọt trong vài tuần qua, khoảng 340.000 người đã chạy khỏi Libya để lánh nạn và khoảng 9.000 người khác vẫn đang bị mắc kẹt.

Trung Quốc trong cùng ngày đã lên tiếng kêu gọi các bên liên quân ngừng bắn ngay lập tức nhằm tránh gây thêm thương vong cho dân thường Libya. Đại diện thường trực Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông nhấn mạnh nghị quyết 1973 của LHQ là nhằm bảo vệ dân thường, không phải để gây ra một thảm họa nhân đạo.

Trong một diễn biến khác, ngày 24-3 kênh truyền hình Al Jazeera dẫn lời Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tuyên bố sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. "Quyền lực có thể được chuyển giao một cách hòa bình thông qua các thể chế hiến pháp thông qua các biện pháp đối thoại chính trị có thể" - ông Saleh nói rõ.

MỸ LOAN (Theo AFP, Reuters)

Đến lượt Philippines rung chuyển vì động đất

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :5:02 PM, 25/03/2011
Philippines vừa phải hứng chịu trận động đất mạnh 6,2 độ richter, không lâu sau khi các dư chấn động đất liên tiếp rung chuyển Myanmar và Thái Lan.

Theo Renato Solidum, Giám đốc Viện nghiên cứu địa chất Philippines, cơn địa chấn với cường độ 6,2 độ richter xảy ra tại tỉnh Mindoro Occidental, cách Thủ đô Manila khoảng 128 km. Khảo sát của Cơ quan địa chất Mỹ thì cho thấy, động đất mạnh 6.1 độ và tâm chấn nằm ở độ sâu 33 km.

Nhiều người dân địa phương cho hay, động đất làm rung lắc nhiều tòa nhà cao tầng tại Thủ đô Manila trong khoảng 30 giây. Tuy nhiên, con số thống kê chính thức về thiệt hại chưa được công bố. Ngoài ra, không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

Động đất rung chuyển Philippines. Ảnh minh họa.

Trước đó không lâu, Trung tâm Mạng lưới động đất của Trung Quốc cho hay, một trận động đất mới mạnh 5,2 độ richter tiếp tục xảy ra tại Myanmar. Tâm chấn ở độ sâu 10km dưới lòng đất. Hiện vẫn chưa có báo cáo thiệt hại.

Thông tin mới nhất đài truyền hình nhà nước Myanmar cho biết, số người thiệt mạng trong trận động đất tối qua lên tới 75 người ở các thị trấn Tarlay, Mine Lin và Tachileik của Myanmar. Khoảng 110 người khác bị thương. Tổng cộng 244 ngôi nhà, 14 tu viện và 9 tòa nhà Chính phủ bị phá hủy.

Chính quyền Myanmar đang đẩy nhanh công tác cứu hộ. Một trung tâm cứu trợ cũng vừa được lập ra tại Mae Sai nhằm đề phòng hậu quả của các dư chấn nhưng lực lượng cứu hộ hiện chưa thể đến được các khu vực bị thiệt hại nặng nhất do địa hình rừng núi khó khăn.

Trà My (theo CBS, Reuters)

Động đất ở Myanmar, Thái Lan: 75 người chết, con số còn tăng

Thế giới - Dân trí:
Thứ Sáu, 25/03/2011 - 07:15

(Dân trí) - Hơn 75 người đã thiệt mạng và hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy trong trận động đất mạnh vào tối qua tại Myanmar, ở khu vực giáp giới Thái Lan-Lào, giới chức trách hôm nay cho hay, khi một trận động đất mạnh 5,2 richter lại xảy ra ở Myanmar.



Người dân ở tỉnh biên giới Thái Lan-Myanmar ngủ ngoài trời vì lo dư chấn động đất
Trận động đất tối qua, với tâm chấn chỉ ở độ sâu 10km và nằm gần thị trấn Tachileik, thuộc vùng núi giáp giới với Thái Lan. Tuy nhiên rung chấn đã được cảm nhận ở tận Bangkok, khu vực cách tâm chấn 800km, cũng như ở Hà Nội và nhiều khu vực của Trung Quốc. Cơ quan địa chất Mỹ cho biết trận động đất có cường độ 6,8 richter. Thông tin trước đó cho biết cường độ của trận động đất là 7,0 richter.
Đài phát thanh Myanmar hôm nay cho hay 74 người đã thiệt mạng và 111 người bị thương trong trận động đất, nhưng con số này vẫn đang tiếp tục được cập nhật. Ngoài ra, 390 ngôi nhà, gồm 14 trường tu của đạo Phật và 9 tòa nhà chính phủ, đã bị hư hại.

Một quan chức thuộc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho hay có thương vong lớn và thiệt hại nghiêm trọng tại làng Mong Lin, cách thị trấn Tachileik 8 km. Đài phát thanh quốc gia cho hay 29 người thiệt mạng và 16 người bị thương tại đây.

Tờ báo nhà nước New Light of Myanmar cho hay 15 ngôi nhà ở thị trấn Tarlay bị sập, trong khi theo đào phát thanh quốc gia 11 người thiệt mạng và 19 người bị thương. Một quan chức khác của Liên hợp quốc cho hay một bệnh viện nhỏ cùng một cây cầu tại thị trấn đã bị hư một phần. Cầu bị hư hại khiến việc tiếp cận thị trấn trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, tờ New Light of Myanmar cho biết thêm 2 người khác thiệt mạng ở Tachileik, trong đó có một bé trai 4 tuổi. 6 người khác bị thương. Thị trấn Tachileik nằm ngang bên kia biên giới với Mae Sai, thuộc tỉnh Chiang Rai, Thái Lan.


Bệnh nhân tại một bệnh viện ở Chiang Rai, Thái Lan, được sơ tán ra bên ngoài khi xảy ra động đất.
Bên kia biên giới, động đất cũng ảnh hưởng đến 2 thành phố Chiang Rai và Chiang Mai. Thái Lan xác nhận 2 người đã thiệt mạng, mặc dù thiệt hại ban đầu khá nhỏ.

Động đất còn làm một số nhà và trường học ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, bị nứt tường, nhưng không có thương vong.

Hà Nội cảm nhận dư chấn khoảng 5,0 độ richter.

Trận động đất sáng nay, 5,2 độ richter, xảy ra lúc 8 giờ 22, giờ Bắc Kinh – Theo Trung tâm Mạng lưới dự báo Động đất Trung Quốc.

Hà Khoa -Phan Anh
Theo AFP, Xinhua

'Coi thường' LHQ, đặc nhiệm Anh tiến sâu vào Libya?

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :7:21 PM, 25/03/2011
Một nhóm đặc nhiệm Anh vừa bí mật vào sâu trong lãnh thổ của Libya trong khi nhiều binh sĩ khác cũng sẵn sàng chờ “giáp lá cà” với lực lượng của Tổng thống Gaddafi.

Dù Chính phủ Anh liên tục khẳng định bộ binh sẽ không tham chiến tại Libya nhưng báo chí Anh lại phát hiện, khoảng 350 lính âm thầm xâm nhập Libya kể từ khi liên quân bắt đầu không kích.

Đây là dấu hiệu cho thấy liên quân đang có ý định tăng cường tấn công các lực lượng trung thành với Tổng thống Moammar Gaddafi bởi liên quân cho rằng, việc triển khai lính bộ binh đặc nhiệm trong giai đoạn tiếp theo của chiến dịch là cần thiết để đảm bảo các phi công của họ không giết nhầm dân thường.

Daily Mail phát hiện một số lính đặc nhiệm Anh đang trà trộn vào phe nổi dậy.

Tuy nhiên, giới chức Anh khẳng định, lính đặc nhiệm của họ nhận được sự chỉ đạo rõ ràng là không tham gia vào các cuộc giao chiến trực tiếp với quân Chính phủ Libya, trừ phi tính mạng của họ bị đe doạ hoặc trong những trường hợp cực kỳ cần thiết khi quân của ông Gaddafi tấn công dân thường.

“Mục tiêu của chúng tôi là hoạt động bí mật và chỉ chuyển thông tin về cho lực lượng liên quân để họ xác định các mục tiêu cần phá huỷ”, một quan chức Anh nhấn mạnh.

Thông tin về việc Anh triển khai bộ binh vào Libya cũng khiến nhiều người hoài nghi về ước tính chi phi chiến tranh mà Chính phủ Anh đưa ra trước đó. Theo ước tính của Bộ Tài chính Anh, chi phí cho chiến dịch quân sự ở Libya của nước này sẽ ở vào khoảng 10 triệu bảng Anh.

Trong khi Bộ Tài chính Anh công bố chi phí cho chiến dịch quân sự tại Libya là khoảng 10 triệu bảng Anh thì tờ Daily Mail lại khẳng định, chỉ trong 5 ngày qua, Bộ Quốc phòng Anh chi tới ít nhất là 29,2 triệu bảng Anh vào các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa. Nếu cuộc chiến kéo dài đến 17 ngày, chi phí sẽ là 100 triệu bảng.

Trà My (theo Daily Mail)

Campuchia phản ứng về việc Thái Lan "thất hứa" - Campuchia phan ung ve viec Thai Lan "that hua"

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 4:54 PM, 25/03/2011

Binh sỹ Thái Lan tại căn cứ quân sự gần biên giới Thái Lan-Campuchia(Ảnh: AFP)

Nguyên nhân do Thái Lan thông báo không tham gia dự các cuộc họp về phân định biên giới

Ngày 24/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Koy Kuong đã chỉ trích Thái Lan "thất hứa" khi quyết định không tham dự các cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp Phân định biên giới trên bộ Thái Lan - Campuchia (JBC) và Ủy ban Biên giới chung (GBC).
Phát biểu trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon thông báo sẽ không đến Indonesia dự các cuộc họp của JBC hay GBC, và tuyên bố chỉ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia nếu như cuộc gặp này được tổ chức tại Thái Lan hay Campuchia.

Về sự hiện diện của Indonesia tại các cuộc gặp này, ông Prawit cho biết sẽ chấp nhận nếu Indonesia tham gia với tư cách "bên lắng nghe".

Trước đó, Phó Thủ tướng phụ trách an ninh của Thái Lan, ông Suthep Thaugsuban cũng phản đối kế hoạch quân đội nước ngoài hiện diện tại khu vực biên giới đang tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia.

Tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Prayut Chan-ocha cũng nói rằng, không muốn bất kỳ bên thứ 3 nào tham dự các cuộc họp của JBC và GBC.

Indonesia, nước hiện giữ chức Chủ tịch ASEAN, xác nhận kế hoạch cử quan sát viên quân sự nước này tới khu vực tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia đã bị hoãn lại để chờ sự chấp thuận của Bangkok và Phnom Penh./.

Theo TTXVN

Thư du học sinh Nhật Bản: "Chúng tôi sẵn sàng đối mặt!"

Giáo dục - Khuyến học - Dân trí:
Thứ Sáu, 25/03/2011 - 08:00

Cho dù bất kỳ ở thành phố nào của Nhật Bản, cho dù là lớp mẫu giáo, tiểu học, hay lên đến đại học, bài học đầu tiên mà bạn được dạy sẽ là cách đối phó và ứng xử trong thảm họa. Khi mặt đất rung chuyển, bạn sẽ làm gì đây?

Chúng tôi đã được học thế này:

Nếu bạn đang ở trong phòng kín:
- Ngồi xuống sàn nhà hoặc chui xuống một gầm bàn/giường… những khung vững chắc để chống đỡ đồ vật rơi mà vẫn tạo khoảng trống để trú nấp và có khí thở. Nhớ giữ trong tư thế sẵn sàng di chuyển dưới vật cản.
- Tránh những nơi nguy hiểm như gần cửa sổ, bên dưới những vật treo trên trần nhà, đồ nội thất có chiều cao lớn (gương, tủ…) hoặc những đồ dể rơi vỡ.
- Nếu mất điện, dùng đèn pin, điện thoại để chiếu sáng, đừng dùng nến hay diêm, vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
- Không nên dùng thang máy.

Nếu đang đi trên đường:
- Hãy tránh xa các tòa nhà lớn, cột điện, cây cối... và di chuyển ngay tới vị trí thoáng đãng để ngồi hoặc nằm sát xuống đường.
- Khi đang lái xe, ghé vào lề đường và dừng lại. Nếu là ôtô, bật nhạc to hết cỡ, mở các cửa kính và ở lại trong xe cho đến khi hết chấn động.

Nếu đang ở nơi đông người:
- Không nên đổ xô đến lối ra. Tránh xa những kệ hàng chứa các vật dễ rơi. - Ngồi lại trong ghế, dùng tay bảo vệ đầu. Đừng nên di chuyển cho đến khi hết chấn động. Nếu thấy mọi thứ đã ổn, rời khỏi đó một cách trật tự.

Trong chuỗi thảm họa của Nhật Bản, theo Iesha, cô bạn người Mỹ hiện đang học tập tại Nhật cùng tôi thì tsunami (sóng thần) thực sự có sức tàn phá cực kỳ khủng khiếp khi quét qua và hủy diệt cả 3 thành phố ven biển của Nhật. Sóng thần có thể coi là một hiện tượng hy hữu, chỉ xảy ra sau những trận động đất cực lớn, nhưng hậu quả nó để lại rất ghê gớm. Với Iesha, người đã trải qua động đất nhiều lần, cô nàng cũng tự tích cóp cho mình một số kinh nghiệm đối phó với sóng thần:

- Cách nhận biết sóng thần: Động đất là dấu hiệu đầu tiên, sau đó mực nước biển thường rút đi rất nhanh trước mỗi trận sóng thần. Ngoài ra, các loài động vật sẽ nhanh chóng rời khỏi khu vực này hoặc tụ tập thành đàn tìm nơi ẩn nấp.
- Khi sóng thần ập vào, hãy lập tức tiến sâu vào đất liền, di chuyển đến những vị trí cao và khô ráo như vùng đồi núi.
-Trong trường hợp sóng thần đến quá nhanh, không kịp di chuyển, hãy leo lên những tòa nhà cao, vững chãi và bám chắc trên nóc nhà.
- Nếu bị nước cuốn trôi, kể cả biết bơi, bạn hãy bám vào ngay những vật dụng có thể nổi được như thân cây, đồ làm bằng gỗ nổi…
- Sau khi sóng rút đi, đừng quên đề phòng những đợt sóng khác rất có thể tràn vào sau đó, bằng cách tìm một chỗ trú ẩn an toàn và tìm cách liên hệ với đội cứu hộ.

Trận mưa lớn trưa ngày 15/3 tại Hà Nội đã khiến không ít bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải “sóng thần đã tới Việt Nam” hay “trận mưa lớn này là mưa axit?”. Hiện nay, rất nhiều bạn bè của tôi tại trường APU vẫn đang ở phía Nam Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.000km. Và đây vẫn là khoảng cách an toàn bởi phóng xạ chưa thể bay xa đến thế, nói gì đến chuyện “vượt biển” sang Việt Nam? Tuy nhiên, dù vậy chúng tôi vẫn luôn được học cách sẵn sàng đối phó nếu rò rỉ phóng xạ xảy ra:

- Khi được cảnh báo trước, nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực nhiễm phóng xạ càng nhanh và càng xa càng tốt. Còn nếu bạn bị bất ngờ, hãy lập tực tìm một nơi trú ẩn trong những tòa nhà xây bằng gạch hoặc bê tông.
- Tìm cách liên lạc bằng điện thoại, radio hay thậm chí bằng Facebook để biết rõ tình hình bên ngoài.
- Nếu vô tình bạn đi vào vùng nhiễm phóng xạ, hãy tạm tránh xa những người khác và tự vệ sinh cho mình:
+ Cởi bỏ quần áo cho vào một bao nhựa và buộc kín lại.
+ Tắm bằng thật nhiều xà phòng và nước để loại bỏ chất phóng xạ, nhưng lưu ý đừng làm trầy xước da.
+ Không dùng dầu xả tóc vì nó dễ gây kết dính chất phóng xạ vào tóc.
+ Nhẹ nhàng lau mũi, mí mắt, lông mi, tai bằng khăn sạch thấm nước.
- Sau đó hãy liên hệ với cơ quan chức năng và bệnh viện gần nhất để được khám tổng thể và đảm bảo an toàn cho những người xung quanh bạn

Theo SVVN

Du khách Nhật nhập viện tại Trung Quốc vì nhiễm phóng xạ

Thế giới - Dân trí:
Thứ Sáu, 25/03/2011 - 16:09

(Dân trí) - Sau khi bay từ Tokyo sang, hai du khách Nhật đã phải nhập viện tại Trung Quốc do trong người chứa hàm lượng phóng xạ cao. Trung Quốc đã cấm nhập sữa, rau quả, cá...khi chính phủ Nhật mở rộng bán kính sơ tán từ nhà máy điện đang gặp trục trặc.
Một em bé đang được kiểm tra độ phóng xạ tại thành phố Koriyama, cách nhà máy hạt nhân 60km về phía tây.

Mức phóng xạ “vượt xa giới hạn” đã được phát hiện thấy ở hai người Nhật trên khi họ tới thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, miền tây Trung Quốc, Tổng cục Giám sát, Kiểm tra và Kiểm dịch chất lượng của Trung Quốc hôm nay cho hay.

Theo cơ quan này, hai người Nhật trên sống ở những khu vực cách nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố tại Nhật, Fukushima I, tới 200-350km.

Ngoài ra, quần áo, hành lý của họ cũng bị phơi nhiễm phóng xạ, nhưng các chuyên gia tin rằng họ không gây nguy hiểm cho các hành khách khác.

Trong khi đó, giới chức ở Đài Loan cho hay tuần trước họ cũng phát hiện thấy các phân tử phóng xạ ở 26 hành khách đi máy bay từ Nhật tới. Tuy nhiên lượng phát hiện được hầu hết chỉ ở quần áo, dày dép và không gây nguy hại tới sức khỏe.

Tổng cục Giám sát, Kiểm tra và Kiểm dịch chất lượng của Trung Quốc hôm nay cũng cho hay đã ra lệnh cấm nhập khẩu một số thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp từ 5 tỉnh gần nhà máy điện hạt nhân đang gặp trục trặc Fukushima I. Các mặt hàng bị cấm gồm các sản phẩm sữa, rau quả, động vật sống dưới nước và các sản phẩm liên quan.
Nhật mở rộng vùng cách ly

Chính phủ Nhật hôm nay đã yêu cầu người dân vẫn sống trong vòng bán kính từ 20-30km từ nhà máy Fukushima I rời đi. Trước đó, chính phủ khuyên họ chỉ cần ở trong nhà.

Hàng trăm ngàn dân đã được sơ tán trong vòng bán kính 20km sau khi Fukushima I bị trận động đất/sóng thần gây hư hại, làm phát tán phóng xạ ra ngoài.

Khi hơi và khói phóng xạ thoát ra ngoài, và khi hàng trăm công nhân vật lộn để cứu nhà máy, nhiều chính phủ nước ngoài đã kêu gọi công dân của mình rời các khu vực cách nhà máy từ 80-100km.

Song cho đến hôm nay, người phát ngôn chính phủ Nhật chỉ yêu cầu những người sống trong bán kính 30km tự nguyện rời đi, vì sự thoải mái của riêng họ và vì nồng độ phóng xạ có thể tăng lên.

“Họ gặp khó khăn khi mua nhu yếu phẩm hàng ngày bởi việc phân phối hàng hóa bị đình trệ”, Chánh văn phòng Nội các Yukio Edano cho hay. “Tốt nhất là họ tự nguyện sơ tán đi. Tôi không thể loại trừ khả năng chính phủ sẽ phát lệnh sơ tán cho khu vực này nếu mức phóng xạ tăng cao hơn nữa”.

Phan Anh

Theo AFP

Tuoitre Online
Thứ Sáu, 25/03/2011, 13:47 (GMT+7)

Nhật: Vỏ lò phản ứng hạt nhân số 3 có thể đã vỡ

TTO - Sáng nay 15-3, hãng tin Kyodo dẫn lời Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho hay có lượng phóng xạ lớn rò rỉ ra ngoài lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 và đây là minh chứng khả năng hư hỏng ở vỏ lò, ống hoặc van.

Lò phản ứng số 3 đang ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất tại Fukushima 1 - Ảnh: AP

Ông Hidehiko Nishiyama, phát ngôn viên của cơ quan này, nói trong cuộc họp báo sáng nay 25-3: “Hiện tại, dữ liệu quan sát của chúng tôi cho thấy lò phản ứng số 3 vẫn còn chức năng bao bọc nhưng có khă năng nó đã bị hỏng ở một bộ phận nào đó”.

Mới chiều qua, tại khu nhà chứa turbine của lò phản ứng số 3, có 3 công nhân bị bỏng phóng xạ khi chạm chân vào nước nhiễm xạ cao gấp 10.000 thông thường và hai người trong số họ phải nhập viện cấp cứu.

Tính đến trưa nay, số lượng người chết trong thảm họa động đất - sóng thần ở Nhật Bản đã ở mức 10.035 người. Hiện vẫn còn 17.443 người mất tích.

Ông Nishiyama nói rằng các chuyên gia đang nghi ngờ mức phóng xạ cao này bốc ra từ lò phản ứng 3 - nơi các thanh nhiên liệu quá nóng đã bị tan chảy một phần, hoặc bể chứa nhiên liệu hạt nhân qua sử dụng đang bốc hơi vì nhiệt độ cao. Hiện lò số 3 được đánh giá ở mức nguy hiểm nhất trong 6 lò của Fukushima 1 do chứa nhiên liệu hỗn hợp uranium và plutonium.

Sau các sự cố này, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản yêu cầu Công ty Điện lực Tokyo phải tăng cường quản lý phóng xạ ở nhà máy. Sáng nay, chính phủ Nhật Bản cũng đề nghị những người dân sống cách xa nhà máy Fukushima 1 trong bán kính 30km tình nguyện di chuyển chỗ ở. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản nói rằng yêu cầu này không phải do mức độ nguy hiểm của phóng xạ mà vì muốn người dân sống thoải mái hơn, không phải ở trong phòng để tránh phơi nhiễm.

Hôm nay, Công ty Điện lực Tokyo cũng chuẩn bị bơm nước ngọt vào các lò 1,2,3,4 thay cho nước biển để tránh hiện tượng đọng muối quanh các thanh nhiên liệu hạt nhân. Hiện tượng khói đen dù đã hết ở lò phản ứng số 3 nhưng ở các lò 1, 2, 4 vẫn xuất hiện các đám mây hơi nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa hôm nay cũng cho biết lực lượng quân đội của Mỹ ở Nhật đã đề nghị giúp sức phun nước ngọt vào các lò phản ứng. Hiện họ đang dùng nước ngọt từ một đập nước gần nhà máy này.

Hôm nay 25-3, Kyodo cho biết chính phủ đã kiểm tra tuyến giáp cho 66 trẻ từ 1-15 tuổi ở Kawamata, tỉnh Fukushima và kết luận các em không bị ảnh hưởng từ phóng xạ của nhà máy. Lượng phóng xạ mới ở dưới mức 2 microsievert/giờ và không nguy hiểm đến sức khỏe trẻ nhỏ.

PHAN ANH


VOV News:

Cập nhật lúc : 11:04 AM, 25/03/2011

Nhật Bản: Nỗ lực khắc phục sự cố hạt nhân gặp khó khăn

(VOV) - 3 nhân viên nhiễm phóng xạ, trong đó có 2 người phải nhập viện sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực khắc phục sự cố tại nhà máy điện hạt nhân

Đã 2 tuần kể từ ngày động đất và sóng thần gây sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Mặc dù công tác khắc phục sự cố tại nhà máy đang được tiến hành khẩn trương nhưng việc 3 nhân viên làm việc tại lò phản ứng số 3 nhiễm phóng xạ, trong đó có 2 người bị tổn thương phải nhập viện có thể sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực khắc phục sự cố tại nhà máy điện hạt nhân này.

Theo Công ty Điện lực Tokyo, đơn vị quản lý Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, 3 nhân viên trong khi đang làm việc tại lò phản ứng số 3 ngày 24/3 đã nhiễm mức phóng xạ khá cao lên tới 180mili sievert. Trong đó 2 người phải đưa đến bệnh viện kiểm tra do có những tổn thương da nghiêm trọng. Theo các kết quả kiểm tra, nồng độ phóng xạ tại khu vực 3 nhân viên gặp nạn lên tới 200mili sievert, cao gấp 10 lần mức độ giới hạn cho phép.

Những "cảm tử" tại Nhà máy Fukushima số 1 (Ảnh: Reuters)

Tại lò phản ứng số 2, nồng độ phóng xạ tăng cao cũng đã trì hoãn việc kiểm tra hệ thống bơm nước làm mát lò phản ứng. Theo Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, nhiều khu vực trong các lò phản ứng đã xuất hiện nồng độ phóng xạ quá cao. Công ty Điện lực Tokyo cho biết sẽ tăng cường đảm bảo an toàn cho các nhân viên làm việc tại đây. Tuy nhiên, chắc chắn cuộc chiến với tia phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ khẩn cấp hiện nay là khôi phục hệ thống làm mát tại các lò phản ứng.

Trong khi đó, nhiều ý kiến lo ngại về việc muối và rác của nước biển được bơm vào để làm mát lò phản ứng có thể cản trở nỗ lực khôi phục hệ thống làm mát vốn có của các lò phản ứng. Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản cho biết sẽ nhanh chóng thay thế nước biển bằng nước tinh khiết để làm mát lò phản ứng. Dự kiến trong ngày 25/3, phương án thay nước biển bằng nước tinh khiết cho lò phản ứng số 3 sẽ được quyết định.

Cung cấp nước đóng chai cho trẻ em (Ảnh: Reuters)

Bất chấp những khó khăn chồng chất, các kỹ sư Nhật Bản vẫn đang chạy đua cùng thời gian để khắc phục sự cố tại nhà máy điện hạt nhân. Sáng 25/3, công tác khôi phục hệ thống điện của 4 lò phản ứng từ số 1 đến số 4 đã được nối lại. Dự kiến cùng ngày, hệ thống điện thắp sáng trong phòng điều khiển trung tâm của lò phản ứng số 2 sẽ được khôi phục.

Liên quan đến vấn đề nước máy nhiễm xạ, có thêm một địa phương nữa phát hiện nước máy có nồng độ phóng xạ vượt ngưỡng tiêu chuẩn đối với trẻ sơ sinh. Thành phố Utsunomiya tỉnh Tochigi, cách Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 160km về phía tây nam sáng 25/3 đã ra thông báo cho biết nước máy trong thành phố đã vượt tiêu chuẩn đối với trẻ sơ sinh. Bắt đầu từ 25/3, chính quyền thành phố sẽ cung cấp nước đóng chai cho các gia đình có trẻ sơ sinh.

Như vậy, cho đến nay đã có 6 tỉnh thành có nước máy nhiễm xạ. Tuy nhiên, ngày 24/3, thủ đô Tokyo và tỉnh Saitama đã gỡ bỏ hạn chế dùng nước máy đối với trẻ sơ sinh do nồng độ phóng xạ giảm xuống dưới ngưỡng tiêu chuẩn./.

Hoàng Liên Sơn (từ Tokyo)

Sưa đỏ bị treo ngọn, "nẫng" gốc bên bờ hồ Giảng Võ

Xã hội - Dân trí:
Thứ Sáu, 25/03/2011 - 13:03

Hà Nội: Sưa đỏ bị treo ngọn, "nẫng" gốc bên bờ hồ Giảng Võ

(Dân trí) - Kẻ gian dùng thủ đoạn khá… độc đáo: treo ngọn cây sưa lên một cây khác rồi cưa gốc, cắt đi một phần thân lớn nhất. Hiện trường vụ việc chỉ còn trơ gốc cây và phần ngọn lơ lửng trên trời.
Cây sưa đỏ bị chặt hạ có đường kính thân 25cm, đường kính lõi 10cm.
Sáng nay, một cây sưa đỏ tại khu vực vườn hoa hồ Giảng Võ (quận Ba Đình) được phát hiện đã bị kẻ gian đốn hạ. Cây sưa đỏ này chừng 20 năm tuổi, có đường kính thân 25cm và cao 10m. Phần lõi thân bị đốn có đường kính tới 10cm.

Tại hiện trường, gốc cây bị cưa sát đất. Mùn cưa vương vãi khắp nơi. Phía trên trời, phần ngọn khá lớn treo lơ lửng.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, kẻ gian đã buộc ngọn cây sưa này vào một cây khác rồi cưa gốc, cắt đi phần thân lớn nhất dài hơn 1m.
Phần ngọn cây treo lơ lửng trên trời.

Lực lượng bảo vệ của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng, Công an phường sở tại tiến hành lập biên bản hiện trường vụ việc để phục vụ công tác truy tìm thủ phạm.

Từ đầu tháng 3/2011 đến nay, đã có gần 20 cây sưa đỏ bị kẻ gian chặt hạ trên địa bàn Hà Nội. Trước đó, tối 22/3, một nhóm “sưa tặc” đã bị Công an huyện Chương Mỹ bắt quả tang khi hạ gục 7 cây sưa đỏ trên núi Luốt (thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ).

Tiến Nguyên

Obama bị khóa bên ngoài Nhà Trắng

Sự kiện - Dân trí:
Thứ Sáu, 25/03/2011 - 11:20

(Dân trí) - Người đàn ông quyền lực nhất thế giới đã nếm trải giây phút nhắc nhở ông rằng không phải mọi cánh cửa đều rộng mở đối với ông, thậm chí ngay cả ở chính văn phòng của ông.



Obama đối mặt với cánh cửa khóa chặt tại chính phòng Bầu dục của mình.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bị máy quay “bắt quả tang” “đối mặt” với cánh cửa khóa chặt khi ông cố gắng bước vào Phòng Bầu dục, Nhà Trắng. Ông đã trở về từ chuyến công du châu Mỹ Latinh sớm hơn dự kiến.

Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ đã bình thản huýt sáo và thả bộ sang một cánh cửa khác, nhưng cũng bị khóa, trước khi cuối cùng cũng tiếp cận được chiếc ghế quyền lực của mình.
Tổng thống Mỹ huýt sáo bước sang cánh cửa khác.

Được biết các nhân viên Nhà Trắng đã không được thông báo rằng Tổng thống sẽ tới phòng làm việc luôn khi trở về vào đêm ngày thứ tư.

Ông Obama đã phải cắt ngắn chuyến công du tới El Salvador vài giờ, để về nước đối phó với chỉ trích ngày một tăng trước quyết định tham gia không kích Libya của ông.
Và cuối cùng cũng tìm được cách tiếp cận với chiếc ghế quyền lực của mình.

Các lãnh đạo đảng Cộng hòa đã yêu cầu lời giải thích đầy đủ cho quyết định đánh bom các lực lượng của Đại tá Gadhafi và muốn có các câu trả lời về chiến lược rút lui của Mỹ.

Hôm qua, Nhà Trắng đã phản bác lại những chỉ trích nhằm vào ông Obama. Họ cho rằng quyết định tấn công Libya phù hợp với nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và ông đã báo cáo ngắn gọn với Quốc hội cũng như công bố rộng rãi với công chúng Mỹ trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Libya.

Phan Anh

Theo Telegraph

WikiLeaks tiết lộ 9 bí mật 'động trời'

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :6:52 AM, 25/03/2011
Tài liệu mới nhất của WikiLeaks “phơi bày” những thông tin giật gân như âm mưu chống lại Iran của Arabia Saudi, Phó Tổng thống Afghanistan mang trong người 52 triệu USD tiền mặt hay mối “thâm tình” giữa Berlusconi và Putin...

1. Yemen “bao che” cho máy bay không người lái của Mỹ

Những tài liệu “rò rỉ” tiết lộ rằng Yemen bao che cho Mỹ trong cuộc chiến chống lại al Qaeda khi công khai thừa nhận rằng, các cuộc tấn công gây thiệt hại cho dân thường là do Mỹ khởi xướng nhưng thực chất là Yemen chỉ đạo.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nói rằng các cuộc ném bom này là của chúng tôi chứ không phải của Mỹ”, Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh khẳng định với Tướng David Petraeus hồi tháng 1/2010.

Sự bao che này được cho là cần thiết vì Mỹ bị “tổn hại” lòng tin nghiêm trọng đối với Trung Đông. Tuy nhiên, Thủ tướng Yemen tỏ ra không đồng tình với Tổng thống và nói bóng gió về việc Tổng thống nói dối Quốc hội về các cuộc tấn công trên.

2. Trung Quốc ‘hack’ Google và Daila Lama

Wikileaks dẫn một nguồn tin giấu tên ở Trung Quốc cho biết là nước này “đứng sau” vụ tấn công vào hệ thống máy tính của Google. Người này thông báo cho Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh về “chiến dịch kết hợp phá hoại máy tính được tiến hành bởi các đặc vụ của Chính phủ”.

Các quan chức Mỹ trước đó từ chối bình luận về vấn đề này nhưng WikiLeaks nói rằng Bắc Kinh “hack” không chỉ Google mà còn cả các máy tính của Mỹ và đồng minh phương Tây... Trung Quốc luôn bác bỏ thông tin trên.

3. Hillary Clinton ra “theo dõi” Liên Hiệp Quốc

Theo WikiLeaks, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton muốn các nhà ngoại giao Mỹ phải “thuộc lòng” số tài khoản, thời gian biểu, địa chỉ email, số di động và thậm chí là cả mã DNA của các thành viên trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Điều đó có nghĩa là cả Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng trong danh sách đó. Ngoại trưởng Clinton cũng yêu cầu đầy đủ thông tin về “phong cách ra quyết định và quản lý cũng như ảnh hưởng của ông tới hội đồng thư ký LHQ”.

Yêu cầu này được thực hiện từ tháng 7/2009, theo sau những yêu cầu tương tự từ người tiền nhiệm, bà Condoleezza Rice.

Bà Hillary ra lệnh theo dõi mọi thông tin thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ. Ảnh: AP.

4. “Quan hệ” bất thường giữa Berlusconi và Putin

Dường như WikiLeaks không mấy thiện cảm với Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi khi cho rằng ông là người “tắc trách, tự phụ và vô tích sự”. Một tài liệu bị rò rỉ còn cho thấy chi tiết sở thích “bay đêm” của Thủ tướng Italy.

Không chỉ vậy, báo cáo cũng đặt nghi vấn về mối quan hệ thân tình giữa ông Berlusconi và Thủ tướng Nga Vladimir Putin, khi họ thường xuyên “hào phóng” tặng nhau những món quà đắt tiền. Ngoại trưởng Clinton yêu cầu các đại diện ngoại giao Mỹ ở hai quốc gia báo cáo đầy đủ về bất kỳ thỏa thuận kinh doanh cũng như mối quan hệ thân thiết của hai ông.

5. Vua Arab muốn Mỹ tấn công Iran

Vua Arab Abdullah không ít lần kêu gọi Mỹ tấn công Iran. “Hãy cắt đầu con rắn đó đi”, nhà vua nói năm 2008 khi yêu cầu tấn công quân sự chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Chính phủ Arab cũng yêu cầu “cấm vận hoàn toàn đối với Iran từ phía Mỹ và thế giới”.

Israel cũng kêu gọi hành động tương tự. Một thông điệp hồi tháng 6/2009 miêu tả Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak vạch kế hoạch “tấn công từ 6 đến 18 tháng để ngăn chặn Iran hình thành vũ khí hạt nhân”. Những nguồn tin khác cũng cho hay Mỹ tin rằng Iran nhận được những tên lửa tiên tiến từ Triều Tiên, có thể tấn công Moscow và châu Âu.

6. Phó Tổng thống Afghanistan bị bắt với 52 triệu USD

Các quan chức làm việc với Cơ quan chống ma túy của liên minh các Tiểu vương quốc Arab năm ngoái phát hiện Phó tổng thống Afghanistan Ahmed Zia Massaoud mang theo 52 triệu USD tiền mặt trong người. Gọi đó là một khoản tiền khổng lồ, đại sứ Mỹ vẫn để ông giữ số tiền này mà không cần tiết lộ về nguồn gốc hay “điểm đến”.

7. Mỹ trả tiền để “cho bớt” tù nhân Guantanamo

Chính quyền Mỹ quá lo sợ việc phải lo cho số phận của những tù nhân Guantanamo nên sẵn sàng làm mọi cách để một quốc gia khác có thể mang họ đi. Các quan chức Mỹ đề nghị Kiribati, một quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương với dân số 98.000 người, hàng triệu USD với mục đích nước này nhận những tù nhân Hồi giáo Trung Quốc. Mỹ cũng “hối lộ” các quan chức Slovenia để họ gặp gỡ và thương lượng với Tổng thống Obama.

8. Mỹ, Hàn Quốc lên kế hoạch thống nhất Triều Tiên

Khi những căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đã sẵn sàng thảo luận kế hoạch để thống nhất hai miền Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc cũng cân nhắc việc thuyết phục Trung Quốc tham gia vào kế hoạch này khi đại sứ Hàn Quốc cho rằng việc đó có lợi cho Bắc Kinh.

9. Thủ tướng Đức không được lòng Mỹ

Cựu đại sứ Mỹ William Timken từng viết rằng “bà Merkel đã không tiến hành những bước cần thiết để thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước”. Bà Merkel cũng bị cho là “thích chống đối và thiếu sáng tạo”.
Phan Anh (theo DailyBeast)

Mỹ mất gì cho Nga, Trung để được lập vùng cấm bay ở Libya?

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :10:00 AM, 25/03/2011
Trung Quốc, Nga, Đức, Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng khi họp nhằm thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Có lẽ Washington phải nhượng bộ với Bắc Kinh và Moscow nhiều vấn đề thì mới được họ "bật đèn vàng".

Việc Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng không gây nhiều ngạc nhiên bởi họ từ lâu nổi tiếng là hoài nghi về các chiến dịch quân sự, kể cả các hoạt động dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc.

Berlin “bật đèn vàng” cũng không có gì khó hiểu khi mà Đức luôn cố gắng tách mình ra khỏi các hoạt động quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong đó có Anh, Pháp và thậm chí là cả Mỹ.

Tuy nhiên, việc cả Trung Quốc và Nga đồng thời bỏ phiếu trắng, qua đó cho phép Mỹ dẫn đầu liên minh tấn công Libya là dấu hiệu lạ.

Nghị quyết nhận được 10 phiếu thuận, không phiếu chống. Trung Quốc, Nga, Đức, Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng.
Có lẽ sẽ chẳng ai có thể giải thích rõ và chính xác động cơ của Nga, Trung Quốc cho tới khi các văn bản mật được "gỡ dấu niêm phong". Còn từ nay tới đó, đây sẽ vẫn là câu hỏi cho các nhà nghiên cứu, để họ đưa ra các kiến giải của mình.

Một trong số này là có khả năng là Mỹ phải “đưa chân giò” để Trung Quốc và Nga “thò chai rượu”. Theo đó, có lẽ Mỹ hứa hạn chế bán vũ khí cho Đài Loan, ít bình luận về Tân Cương, Tây Tạng hay các vấn đề nhân quyền; “hạ giọng” trong căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và định giá đồng nhân dân tệ…với Trung Quốc.

Về phần Nga, có thể Mỹ cam kết hoãn mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (dừng kết nạp Ukraine và Gruzia); trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu và đồng ý cho Nga vào Tổ chức thương mại thế giới...

Trên đây chỉ là một trong rất nhiều dự đoán về lý do thực sự khiến cả Trung Quốc và Nga đồng thời bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, nó có cơ sở bởi lợi ích quốc gia là quan trọng nhất và chúng ta đang sống trong kinh tế thị trường: thuận mua vừa bán.

Trần Lâm

Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :7:09 AM, 25/03/2011
Lần đầu tiên máy bay Pháp bắn hạ một phi cơ Libya từ khi thiết lập vùng cấm bay được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn. Điểm xảy ra va chạm là gần thành phố miền Tây Misrata và lý do là máy bay Libya không tuân thủ nghị quyết 1973.

Trước đó, Anh thông báo không lực Libya không còn đủ mạnh như một lực lượng tác chiến. Liên quân phóng nhiều tên lửa vào các căn cứ quân sự với mục đích triệt hạ không lực của ông Gaddafi.

Trong khi đó, tiếp tục xảy ra giao tranh ở Misrata và ở Ajdabiya. Nhiều đơn vị phòng không ở Tripoli vẫn hoạt động khi các chiến đấu cơ của liên minh đánh bom các mục tiêu quân sự bên trong Thủ đô và nhiều nơi khác.

Lần đầu Pháp bắn hạ máy bay Libya. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, đài truyền hình nhà nước Libya phát đi hình ảnh nhiều xác người bị cháy đen mà họ nói là do liên minh gây ra. Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khalid Kaim khẳng định là liên minh tấn công các mục tiêu dân sự và yêu cầu chấm dứt các cuộc không kích.

Ông tuyên bố: “Các cuộc không kích không phân biệt thường dân hay quân đội. Ông kêu gọi đối thoại và đưa đời sống trở lại bình thường và các cuộc không kích phải chấm dứt ngay lập tức”.

Ngược lại, Ngoại trưởng Pháp là Alain Juppe khẳng định rằng các cuộc không kích của liên minh chỉ nhắm vào các cơ sở quân sự.

Một bác sĩ Libya ở Tripoli tên Haitham al Traboulsi nói với đài truyền hình Arabiya rằng: “Không có thường dân nào bị trúng đạn” trong các cuộc không kích mới đây của liên minh và những cuộc tấn công này “cực kỳ chính xác”. Hình ảnh những xác người được chiếu trên đài truyền hình Libya là xác của những người thiệt mạng trong những cuộc giao tranh trước tại Zawiya và Tripoli.

Cùng lúc, nhiều người trong khu vực bị phe Chính phủ bao vây như Misrata khẳng định, lực lượng ủng hộ ông Gaddafi pháo kích bừa bãi.

Ngoài ra, một bác sĩ trong thị trấn này tiết lộ là nhiều người bắn tỉa nhắm vào thường dân, các xe tăng bắn vào các tòa nhà, cuộc sống tại đây không có nước máy, thực phẩm thì khan hiếm và điều kiện tại bệnh viện rất tồi tệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Kaim khẳng định rằng quân đội Chính phủ tôn trọng cuộc ngưng bắn tại Misrata: “Tình hình chỉ xảy ra ở một vài nơi có bạo động và những người bắn tỉa rải rác ở những khu vực khác nhau của Misrata. Không có cuộc tấn công nào của quân đội Libya, từ trên không hay trên bộ, và không có cuộc hành quân nào của quân đội trong địa phận Misrata”.

Vu Lan (theo BBC, VOA, Ria)

Nhật khủng hoảng, Trung Quốc ‘bồi thêm đòn đau’

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :11:54 AM, 25/03/2011
Trung Quốc vừa thông báo tăng thuế xuất khẩu đất hiếm ít nhất 10 lần. Hiện, thuế chỉ dừng ở mức ba nhân dân tệ một tấn nhưng sẽ bị áp thành 30-60 nhân dân tệ trên một tấn từ ngày 1/4.

Cắn răng chịu đựng

Theo Japan Today, việc tăng thuế với đất hiếm ảnh hưởng tới các nhà sản xuất Nhật Bản bởi Bắc Kinh là nguồn cung 90% nhu cầu đất hiếm của Tokyo.

Đất hiếm rất quan trọng trong sản xuất công nghệ cao như ổ đĩa máy tính, điện thoại di động, radar quân sự hay điều khiển tên lửa...

Nhật từ lâu nhận thức được sự nguy hiểm khi lệ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, nhất là sau khi quan hệ Trung - Nhật diễn biến thất thường và Bắc Kinh ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Tokyo sau tranh cãi về lãnh thổ hồi năm ngoái.

Do đó, tới đầu năm nay, Nhật ký hiệp định với Ấn Độ, qua đó Tokyo tăng thêm đầu tư vào ngành khai thác đất hiếm của New Delhi. Đồng thời, theo hai công ty Nhật là Toyota Tsusho và Sojitz, họ cũng muốn hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, những giải pháp của Nhật cần có thêm thời gian mới có thể phát huy tác dụng. Nguyên nhân là dù có muốn thì một số nước cũng phải mất từ 10-15 năm để phát triển công nghiệp đất hiếm từ đầu.

Nhật Bản là nơi cung cấp hơn 10% linh kiện điện tử được dùng trong các màn hình tinh thể lỏng (LCD). Nước này cũng cung cấp hơn 40% bộ nhớ NAND Flash, 15% DRAM được dùng trong điện thoại, máy tính, camera, máy tính bảng và khoảng 1% thị phần sản xuất chip bán dẫn trên toàn thế giới.

Còn hiện tại, có lẽ Nhật chỉ biết “khóc thầm” mà nhập khẩu đất hiếm với giá cao. Còn người tiêu dùng hàng điện tử trên toàn thế giới cũng phải chịu tác động gián tiếp bởi chi phí sản xuất ở Nhật tăng đồng nghĩa với việc hàng điện tử của Nhật tăng giá.



Thủ tướng Nhật Naoto Kan (phải) muốn khai thác đất hiếm ở Ấn Độ. Ảnh minh họa.

Bảo vệ môi trường

Trung Quốc thường tự hào rằng, Trung Đông có dầu mỏ thì họ có đất hiếm. Trong khi các nước phương Tây đình chỉ sản xuất đất hiếm từ những năm 80 do các phí tổn khai thác quá cao, lại lo sợ trước các tác hại đối với môi trường thì Trung Quốc, dù chỉ với 1/3 trữ lượng đất hiếm được khảo sát của thế giới, lại không ngừng đẩy mạnh hoạt động khai thác. Thống kê năm 2009 cho thấy, Trung Quốc sản xuất tới 97% sản lượng đất hiếm tiêu thụ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, vị trí nhà xuất khẩu đất hiếm hàng đầu khiến Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề. Chính phủ nước này sợ rằng, nếu việc khai thác thô sơ như hiện nay tiếp diễn và hệ thống luật pháp còn thiếu sót, thì sớm hay muộn, họ cũng thành nước nghèo hay thậm chí không còn đất hiếm.

Ngoài ra, một vấn đề nổi cộm khác là nạn buôn lậu, khai thác trái phép, ô nhiễm môi trường do khai thác thô sơ và thách thức ngày càng tăng trong việc đảm bảo nhu cầu đất hiếm nội địa.

Theo báo China Business News, nhu cầu đất hiếm ngày càng tăng khiến những người có nhu cầu phải mua hàng lậu từ Trung Quốc. Năm 2008, gần 20.000 tấn đất hiếm bị xuất lậu, trong khi 39.500 tấn được xuất khẩu qua hải quan, nghĩa là số lượng xuất lậu chiếm tới 1/3 tổng số đất hiếm bị mang ra khỏi Trung Quốc.

Buôn lậu cũng chỉ ra sự thiếu kiểm soát của Chính phủ đối với ngành này và có thể dẫn đến nhiều hậu quả lớn hơn như phá hoại môi trường, một phần do luật pháp quy định thiếu chặt chẽ.

Theo báo cáo của Hội đất hiếm Trung Quốc, chế biến mỗi tấn đất hiếm sinh ra 8,5 kg flo và 13 kg bụi; sử dụng công nghệ nung nhiệt độ cao dùng axit sulfuric đậm đặc để tạo ra một tấn quảng đất hiếm nung sẽ sinh ta 9.600-12.000 m3 khí chứa nồng độ bụi đậm đặc, axit flohydric, sulfur dioxit, axit sulfuric, khoảng 75 m3 nước thải chứa axit, khoảng một tấn phụ phẩm có tính phóng xạ...

Số liệu từ cuộc khảo sát ở thành phố Bao Đầu cho thấy, tất cả các doanh nghiệp khai thác đất hiếm ở Bao Đầu thải ra khoảng 10 triệu tấn nước thải đủ loại mỗi năm, làm ô nhiễm nguồn nước, môi trường và đất canh tác ở khu vực gần sông Hoàng Hà, nơi có 150 triệu người đang sinh sống.

Đất hiếm được gọi là kho báu của ngành vật liệu mới, là “vitamin của công nghiệp hiện đại”...nhưng tinh chế ra nó gây ô nhiễm môi trường.

Do tác động xấu như trên, Trung Quốc từng bước áp dụng tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với ngành khai thác đất hiếm nhằm “hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường” dù điều này làm tăng chi phí khai thác và chế biến đất hiếm....

Từ năm 2006, Trung Quốc bắt đầu siết chặt hơn trong bối cảnh các nước lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc. Hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm giảm từ 5 đến 10% mỗi năm với lý do nguồn dự trữ đất hiếm có thể cạn kiệt.

Và lần tăng thuế này, theo phía Trung Quốc, mục đích vẫn là ngăn chặn nạn khai thác, sản xuất và xuất khẩu lậu, thiếu tổ chức, gây tổn hại tới môi trường. Chỉ có điều, hành động của Trung Quốc khiến cả thế giới bị ảnh hưởng.

Đất hiếm, là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học, là nguyên liệu tối cần thiết cho các ngành công nghệ mũi nhọn tại các quốc gia phát triển. Các nhà phân tích nói rằng không có những kim loại này, nhiều nền kinh tế hiện đại sẽ không vận hành được.

Các nhà sản xuất linh kiện điện tử cho hay: thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản ảnh hưởng đến cả giá của các loại linh kiện điện tử trên toàn thế giới.

Toshiba, nhà sản xuất bộ nhớ NAND Flash cho iPhone, iPad và nhiều loại máy tính bảng khác phải tạm ngưng cung cấp linh kiện này ra thị trường.

Cũng tương tự như vậy, hãng điện tử nổi tiếng trên thế giới là Sony cũng buộc phải đóng cửa 6 nhà máy của mình, khiến cho những sản phẩm đang được ưa chuộng như đầu đĩa Blu-ray, máy chơi game PlayStation càng “hot” hơn trên thị trường.

Theo các nhà phân tích, tình trạng linh kiện điện tử sẽ bị khan hiếm và tăng giá kéo dài tới đầu quý III năm 2011.


Nam Việt (tổng hợp)

baodatviet.vn
Cập nhật lúc :5:59 AM, 25/03/2011
Nhật Bản luôn được cho là có nguồn nhu yếu phẩm dồi dào nhưng không hiểu sao quốc gia này lại chậm trễ trong việc chuyển lương thực và đồ dùng thiết yếu đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất, tờ China Post đặt câu hỏi.

Theo tờ báo này, hàng trăm nghìn người tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản vẫn phải trải qua những đêm dài lạnh giá mà không có thiết bị sưởi ấm.

“Nhiều người dân đang phải di tản, phàn nàn rằng họ không có đủ lương thực, nước uống cũng như các nhu yếu phẩm khác. Họ cho rằng, nguồn lực của Chính phủ đang đổ dồn vào việc xử lý sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 mà quên đi những nhu cầu khác của người dân”, China Post cho hay.

China Post cho rằng, nhiều nhu yếu phẩm cứu trợ vẫn chưa đến được với người dân vùng thiên tai.

China Post cũng dẫn một số lời chỉ trích ngay trong dư luận Nhật Bản đối với Chính phủ nước này. Toshiyuki Shikata, giáo sư luật tại ĐH Teikyo cho rằng: “Nỗ lực tập trung xử lý nhà máy điện hạt nhân của Chính phủ là chính đáng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ nội các của ông Kan rất yếu kém trong việc phối hợp với các ban ngành khác để đảm bảo cho cuộc sống của người dân di tản”.

Theo giáo sư này, Thủ tướng Nhật lập ra quá nhiều bộ ban ngành mà lại thiếu khả năng chỉ huy. “Trong bối cảnh khủng hoảng, điều các cơ quan ban ngành cần nhất là ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên, Thủ tướng lại quên đi vai trò chỉ đạo của mình và phụ thuộc quá nhiều vào người khác”, ông Shikata nhấn mạnh.

Giáo sư Shikata cho biết thêm, thảm họa mới nhất này của Nhật Bản phức tạp hơn nhiều so với trận động đất năm 1995 ở Kobe. Khi đó, thảm họa xảy ra tại khu vực trung tâm hơn hiện nay và cũng không có sóng thần kèm theo đó.

Còn hiện giờ, động đất xảy ra tại khu vực Đông Bắc xa xôi với rất nhiều ngôi làng, thị trấn nhỏ nằm ở trên đồi cao.

Bên cạnh đó, Mao Sato, phát ngôn viên của tổ chức Peace Winds Japan cũng cho rằng, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là việc thiếu hụt nhiên liệu, dẫn đến khả năng di chuyển đến các vùng xa xôi bị hạn chế.

“Ngay cả khi một chiếc xe tải chở đầy lương thực đến gần được khu dân cư nhưng các phương tiện nhỏ hơn cũng không có nhiên liệu để đưa nhu yếu phẩm vào sâu trong các ngõ ngách”, ông Sato nhấn mạnh.

Trà My (theo China Post)

Chernobyl tiếp tục làm Ukraine ‘đau đầu’ sau 25 năm

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :11:45 AM, 25/03/2011
Việc xây vỏ bọc mới cho nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trong năm 2011 sẽ tốn tới 125 triệu USD nhưng đến nay Chính phủ mới duyệt chi một nửa trong số đó do thiếu ngâ sách, một quan chức Chính phủ Ukraine cho hay.

Trong khi Nhật Bản đang phải “oằn mình” ứng phó với nguy cơ nóng chảy các thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 thì giới chức Ukraine cũng đang “đau đầu” với dự án xây dựng vỏ bọc mới quanh nhà máy Chernobyl.

Dù các tổ chức quốc tế đều ủng hộ dự án này nhưng ngân sách cho quá trình xây dựng vẫn chưa đủ.

“Nguồn tài chính hạn hẹp đang cản trở nỗ lực của Ukraine cũng như cộng đồng quốc tế”, Volodymyr Holosha, quan chức Bộ Tình trạng khẩn cấp Ukraine, người chịu trách nhiệm chính đối với dự án này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Holosha khẳng định, dù kế hoạch xây vỏ bọc có được triển khai hay không thì dự án “làm sạch Chernobyl” với chi phí 255 triệu euro cũng vẫn được thực hiện.

Theo quan chức này, Ukraine ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng lá chắn bảo vệ cho Chernobyl với mong muốn trả lại sự trong sạch cho môi trường tại khu vực này.

Ukraine gặp khó khăn trong việc xây dựng vỏ bọc mới cho Chernobyl.

Trong khi đó, các nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ và Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, những hậu quả lâu dài của thảm họa Chernobyl lớn hơn rất nhiều so với dự báo trước đây và nó không chỉ tác động đến cuộc sống con người trong vài thập kỷ tới mà kéo dài trong nhiều thế kỷ sau.

Số người tử vong do các nguyên nhân liên quan tới vụ nổ Chernobyl tiếp tục tăng lên bởi số người mắc bệnh ung thư, các bệnh về máu, biến đổi gen trong khu vực xung quanh nhà máy tăng cao, đặc biệt là tỷ lệ trẻ em sinh ra bị khuyết tật hoặc bị rối loạn gen ngày càng tăng ở nhiều khu vực của Ukraine và Belarus.

Nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế còn cho thấy, số lượng các loài động vật tiếp tục giảm và tác động của phóng xạ vẫn rất cao ở "khu vực chết" xung quanh nhà máy.

Trà My (theo Ria Novosti)


baodatviet.vn
Cập nhật lúc :9:53 AM, 19/03/2011
Hành động dùng trực thăng đổ nước làm mát lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã làm nhiều người liên tưởng đến những nỗ lực trong tuyệt vọng của Liên Xô từng làm với lò phản ứng Chernobyl năm 1986.

Sáng ngày 17/3, hai trực thăng không quân phòng vệ Nhật Bản đã tiến hành đổ nước vào tòa nhà lò phản ứng số 3 (nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daichi). Cách đây 25 năm, không quân Liên Xô cũng làm hành động tương tự với lò phản ứng Chernobyl nhưng không ngăn được thảm họa hạt nhân khủng khiếp.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì tình hình ở Fukushima không tồi tệ như thảm họa Chernobyl 1986.

Không xảy ra khuếch tán phóng xạ trên diện rộng

Nguyên nhân khiến bức xạ từ Chernobyl khuếch tán rộng và gây ra tác động hủy diệt là do lửa carbon. Khi vụ nổ xảy ra, 1200 tấn carbon trong lò phản ứng đã tạo ra một ngọn lửa khủng khiếp, kéo các chất phóng xạ lên và khuếch tán trên bầu trời châu Âu.

Tuy nhiên, không có carbon trong lò phản ứng ở Fukushima. Điều này có nghĩa là kể cả khi đã có phóng xạ rò rỉ từ nhà máy thì nó chỉ gây ảnh hưởng ở khu vực địa phương chứ không thể khuếch tán trên diện rộng.

Trực thăng Mi-26 của Liên Xô tham gia "cứu chữa" Chernobyl 1986.

Giới chức Nhật Bản đã nhanh chóng sơ tán người dân sống trong phạm vi bán kính 20 km xung quanh nhà máy và khuyến cáo người dân trong phạm vi bán kính 30 km phải luôn ở trong nhà. Hiện nay, nồng độ phóng xạ đo được ở Fukushima vẫn thấp hơn khoảng 100.000 lần so với Chernobyl.

Khác biệt giữa lò phản ứng ở Chernobyl và Fukushima

Alexander Sich, kĩ sư hạt nhân từng làm việc tại Chernobyl, đã đưa ra một vài quan điểm về sự khác nhau trong thiết kế lò phản ứng giữa Chernobyl và Fukushima:

“Những gì đã xảy ra với Chernobyl sẽ không thể xảy ra ở nhà máy hạt nhân của Nhật Bản. Trước hết, các lò phản ứng của Chernobyl không có hệ thống vỏ bọc thích hợp, còn các lò phản ứng của Nhật Bản thì có những vành đai an toàn, đó là sự khác biệt rất lớn.

Liên Xô đã không dứt khoát trong công tác bảo đảm an toàn hệ thống, họ tin rằng mình có thể kiểm soát các lò phản ứng và tránh được những tai nạn nghiêm trọng. Ngược lại, Nhật Bản đã đề phòng mọi tình huống xấu nhất và trong nhà máy của họ được thiết kế bình ngăn chặn thảm họa từ bên trong được đúc bằng bê tông có chức năng giảm thiểu tác động xấu nếu xảy ra nổ.

Mặt cắt kết cấu lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Fukushima Daichi.

Sự khác biệt thứ hai là các lò phản ứng ở Nhật Bản, cũng như những lò phản ứng nước nhẹ ở phương Tây hiện nay, chứa các nguyên liệu chính trong những bình thép chịu áp dày từ 15-20cm.

Ngược lại, kiểu thiết kế lò phản ứng Chernobyl, trong đó có ít nhất 11 lò vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay, thì không có những bình thép như vậy. Thay vào đó, chỉ có một lớp thép dày khoảng 2 cm bọc xung quanh 1.700 ống làm mát cao áp có chứa nhiên liệu hạt nhân.

Điểm khác biệt thứ ba là kích thước và độ bền khi làm việc của lò phản ứng. Lò phản ứng ở Chernobyl có kích thước rất lớn (11,8 m x 7 m), còn lò phản ứng của Nhật thì nhỏ hơn rất nhiều (2,5 m x 3,7 m). Với những lò phản ứng có kích thước lớn, các kĩ sư vận hành cần phải liên tục chú ý đến quá trình vận hành của lò.”

Phản ứng phân hạch dây chuyền đã được kìm hãm

Giáo sư Aidan Byrne, giám đốc trường ĐH Khoa học Toán Lí, trực thuộc Đại học Quốc gia Úc nhận định tình hình ở Fukushima không giống như ở Chernobyl cách đây 25 năm:

“Khi xảy ra thảm họa Chernobyl, quá trình phân hạch đã không được kiểm soát và nhà máy lúc đó không có được kế hoạch ngăn chặn thảm họa nhiều lớp như Fukushima bây giờ. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã ngay lập tức đóng cửa lò phản ứng của Fukushima và các thanh kiểm soát đã được đưa vào để kìm hãm các phản ứng phân hạch dây chuyền.

Điều đáng ngại nhất là nếu lò phản ứng không được làm mát thì đồng vị phóng xạ trong các thanh nhiên liệu và nhiệt bức xạ sẽ đốt nóng các bình chứa. Tuy nhiên, theo giới chức Nhật Bản thì họ đã sử dụng nước biển cùng với boric acid để giảm nhiệt lò phản ứng nhằm tránh nguy cơ tái khởi động quá trình phân hạch.”

Nhật Bản đã hành động dứt khoát hơn Liên Xô

Nhà nghiên cứu Laurie Garrett, thành viên của Hội đồng Liên hệ Ngoại giao CFR, đã đưa ra những đánh giá tích cực dành cho chính phủ Nhật Bản trong cuốn “Những bài học Chernobyl cho Nhật Bản”:

“Không như chính quyền Liên Xô năm 1986, chính phủ của Naoto Kan đã phản ứng rất nhanh để đối phó với từng giai đoạn của thảm họa Fukushima.

Họ đã nhanh chóng sơ tán người dân khỏi những khu vực nguy hiểm và công bố những thông tin liên quan đến nguy cơ phóng xạ. Chính phủ Nhật cố gắng truyền đạt chính xác những thông tin quan trọng cho người dân, giúp họ thoát khỏi nỗi “ám ảnh hạt nhân” nhưng cũng luôn biết ở trong tư thế sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu.

Đây là một chiến công to lớn của chính phủ Nhật khi họ phải đối phó với thảm họa Fukushima ngay sau động đất và sóng thần.”

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Rối loạn Libya chia rẽ Nga-Mỹ

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :6:18 AM, 25/03/2011
Bất đồng mới trong cách đối phó với Tổng thống Libya Moammar Gaddafi, cộng với những rạn nứt cũ trong việc xây hệ thống phòng thủ tên lửa, Nga vào WTO… khiến Nga và Mỹ chưa thể khởi động lại quan hệ như mong muốn.

Hồi đầu tháng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Nga và tới đầu tuần này, tới lượt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.

Sau chuyến thăm tới Nga của hai trong số 10 nhân vật quyền lực nhất của Mỹ, các nhà phân tích nhận định, hai nước chưa “bắt được sóng” của nhau và chuyến thăm vừa rồi của ông Biden và Gates chứng minh rõ điều đó; dù hai bên đều muốn khởi động lại quan hệ như mong muốn của hai Tổng thống.

Phó tổng thống Biden (phải) vừa thăm Nga. Hai bên đạt được đôi chút tiến bộ nhưng vẫn bất đồng trong rất nhiều vấn đề.

Giống như ông Biden, ông Gates tới Nga với nhiệm vụ chính là chuẩn bị cho cuộc hội đàm giữa Tổng thống hai nước trong thời gian tới.

Hai chuyến đi chỉ khác nhau có một điểm: ông Biden tập trung vào kinh tế, còn ông Gates là quân sự và chính trị. Ông Zolotaryov nhấn mạnh: “Trong khi ông Joe Biden chủ yếu nói về hợp tác kinh tế với Nga thì mục tiêu của ông Gates là xóa tan những đám mây che khuất hợp tác quân sự, nhất là về hệ thống phòng thủ tên lửa, cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược”.

Tại Nga, ông Gates hội đàm với đồng nhiệm Anatoly Serdyukov và Tổng thống nước chủ nhà Dmitry Medvedev. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ “nịnh” Nga khi khẳng định đang nỗ lực xây dựng quan hệ tốt đẹp như với Anh, Pháp và Canada.

Ông Gates cũng tái khẳng định là Mỹ sẵn sàng đảm bảo chính trị với Nga rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở châu Âu không nhằm vào Nga.

Ngoài ra, hai bên cũng bàn thảo và tìm được sự đồng thuận trong cách xử lý rối loạn ở Afghanistan. Ông Serdyukov thừa nhận: “Chúng tôi trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề ở Afghanistan. Nga có lợi ích khi khu vực này ổn định và liên quân chiến thắng”.

Tuy nhiên, ông Felgingauer cảnh báo là những gì mà lãnh đạo Lầu Năm Góc thống nhất với phía Nga cũng không có gì bền vững. Nguyên nhân là năm sau ông Gates sẽ nghỉ hưu nên chẳng ai có thể chắc Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ làm gì khi đó với Nga.

Ông Zolotaryov nhận định: “Những tuyên bố chính trị như gió thổi, có thể tới rồi đi. Đó là lý do vì sao Nga muốn những cam kết chắc chắn hơn, có tính ràng buộc hơn, có thể trước mắt sẽ là một trung tâm trao đổi thông tin tên lửa”.

Chuyến thăm của ông Gates diễn ra trong bối cảnh Bắc Phi, Trung Đông và nhất là Libya tiếp tục rối loạn.

Tuy nhiên, những tiến bộ trên là rất nhỏ so với những gì còn tồn đọng và vừa xuất hiện trong quan hệ song phương. Do đó, sau chuyến thăm của ông Gates, ông Serdyukov chỉ tuyên bố là hợp tác quân sự Nga – Mỹ đang có “sự tiến bộ đáng tin cậy”.

Trong vấn đề phòng thủ tên lửa, hai bên tiếp tục giữ nguyên khoảng cách khi Nga vẫn phản đối kế hoạch của Mỹ bởi cho rằng, mục tiêu của lá chắn chính là Moscow.

Bản thân Phó tổng thống Biden trước đó thừa nhận Nhà Trắng không thể cam kết bằng văn bản với Nga rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở châu Âu không nhằm vào Nga bởi Quốc hội Mỹ sẽ không làm vậy.

Nga dọa sẽ rút khỏi hiệp ước START mới nếu Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn, “có khả năng làm giảm đáng kể hiệu quả của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga”.

Về kho tên lửa chiến thuật, Mỹ chưa thuyết phục được Nga cắt giảm bởi Nga biết là với kho tên lửa chiến thuật khổng lồ của mình, họ vẫn có thể mạnh hơn kho vũ khí thông thường của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngược lại, Nga sẽ không thể làm đối trọng quân sự với phương Tây.

Cộng với việc hai nước vẫn chưa thống nhất về việc xử lý chương trình hạt nhân Iran, Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong việc lên tiếng đòi chủ quyền đối với quần đảo Kurils; Nga gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới (WTO), quan hệ Nga-Mỹ vẫn còn khoảng cách.

Đó là còn chưa tính tới việc hồi đầu tuần, Thủ tướng Nga Vladimir Putin chỉ trích vai trò của Mỹ tại Libya, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov thúc giục Mỹ dừng tấn công Libya...

Nga kêu gọi ngừng bắn ở Libya.

Như vậy, có thể thấy là quan hệ Nga - Mỹ thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều. Đây là tín hiệu buồn trong quan hệ song phương bởi đây là năm thứ 3 ông Barack Obama và năm thứ 4 ông Dmitry Medvedev làm Tổng thống.

Nếu năm sau, khi hai nước bầu được các nhà lãnh đạo mới nhưng lại không muốn khởi động lại quan hệ như ông Obama và Medvedev thì quan hệ song phương chắc chắn sẽ xấu hơn hiện tại.

Các bất đồng ở trên sẽ chưa thể giải quyết, nếu không muốn nói sẽ là rào cản, đẩy hai cường quốc thế giới ra xa hơn nữa.

Nam Việt (tổng hợp)


baodatviet.vn
Cập nhật lúc :6:00 AM, 03/12/2010
Trong khi Quốc hội Mỹ chần chừ thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới, Nga răn đe sẽ chạy đua vũ trang để gây sức ép. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, phe Cộng hòa Mỹ không dễ rung động trước động thái của Moscow.

Răn đe

Trong bài phát biểu Thông điệp liên bang kéo dài hơn một giờ, Tổng thống Medvedev cảnh báo một cuộc chạy đua vũ trang mới có nguy cơ sẽ xảy ra trong vòng một thập kỷ tới nếu Nga và NATO không đạt được một thỏa thuận hợp tác về hệ thống phòng thủ tên lửa.

“Trong thập kỷ tới, chúng ta sẽ phải đối mặt với một trong hai vấn đề sau: hoặc chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận về hệ thống phòng thủ tên lửa và thành lập một cơ chế hợp tác chung toàn diện, hoặc chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Medvedev tuyên bố.

Lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh: “Trước tình hình đó, chúng ta sẽ phải quyết định triển khai hệ thống tấn công mới. Rõ ràng, viễn cảnh đó thật khó khăn”.

Tổng thống Nga cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang.

Giới phân tích diễn giải thông điệp mà ông Medvedev muốn gửi đến phương Tây rằng: “Hãy coi chúng tôi là đối tác tin cậy, nếu không các anh sẽ phải đối đầu với một đối thủ đáng gớm”.

Hòa chung vào giọng điệu cứng rắn này, Thủ tướng Nga Putin tuyên bố: “Khả năng xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang là khó có thể tránh khỏi một khi Mỹ không thể thông qua START mới. Đó không phải lựa chọn của riêng chúng tôi. Tất cả chúng ta sẽ cảm thấy bất an và lao vào cuộc đua”.

Ông Putin tái khẳng định, Nga buộc phải tự trang bị để đối phó trước những “mối đe dọa mới” xuất phát từ kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ tại châu Âu của Mỹ.

Triển khai hành động

Không đơn giản chỉ là những tuyên bố sáo rỗng, những động thái tăng tốc phát triển kho vũ khí hạt nhân mới đây của Nga rõ ràng cho thấy nước này đang rục rịch chuẩn bị cho kịch bản chạy đua vũ trang.

“Đình đám” nhất trong số những động thái “sốt sắng” này của Nga là hàng loạt vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava.

Sở dĩ Nga tiếp tục đeo đuổi chương trình tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm này vì tên lửa Bulava được thiết kế với ba tầng nhiên liệu rắn, mang tới 10 đầu đạn hạt nhân đến 10 mục tiêu khác nhau, có tầm bắn khoảng 8.000 km. Điều quan trọng hơn cả là tên lửa này có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện tại và tương lai gần.

Sau nhiều thất bại liên tiếp hồi năm ngoái với không ít ý kiến nghi ngờ về tính khả thi của dự án, Chính phủ Nga kiên quyết theo đuổi và giờ đây gặt hái được những thành công đáng kể.

Tới thời điểm hiện tại, trong 14 vụ phóng thử tên lửa Bulava được tiến hành, có 7 lần phóng được ghi nhận là thành công. Đáng nói là hai vụ thử nghiệm gần đây nhất đều thành công.

Giới chuyên gia đánh giá, sự thành công vượt bậc trong các vụ phóng thử Bulava trong năm 2010 là do Nga khắc phục được những yếu kém trong công nghệ lắp ráp tên lửa.

Dự kiến, nếu vụ thử nghiệm cuối cùng trong năm 2010, có thể diễn ra vào cuối tháng này, thành công thì tới giữa năm 2011, dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại này của Nga sẽ được chính thức đưa vào sử dụng.

Bên cạnh nỗ lực phát triển vũ khí hải quân chiến lược, quân đội Nga cũng dốc lực nâng cấp hệ thống tên lửa trên bộ.

Theo tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) Karakayev, lực lượng này sẽ được vũ trang bằng loại tên lửa chiến lược mang nhiều đầu đạn mới có tên RS-24 Yars (SS-X-29 theo định danh NATO) thay cho các tên lửa RS-12M Topol-M (SS-27).

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ được trang bị tên lửa RS-24.

Theo một số nguồn tin, tên lửa RS-24 có thể được vũ trang 6 đầu đạn độc lập, do đó nó có khả năng xuyên thủng hàng phòng ngự tên lửa tốt hơn loại một đầu đạn là Topol-M.

Ông Karakayev khẳng định, RS-24 hoàn thành tốt các bài thử nghiệm và chứng minh nó là loại vũ khí rất đáng tin cậy.

“Hệ thống phóng tên lửa di động cùng tên lửa RS-24 là bản nâng cấp của Topol-M. Chúng tôi sản xuất nó bằng toàn bộ kinh nghiệm và công nghệ sản xuất các hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ 5. Do đó, trong tương lai, lực lượng tên lửa chiến lược Nga SMF sẽ được vũ trang bằng tên lửa loại này và tên lửa Topol-M sẽ không được cung cấp nữa", ông Karakayev nhấn mạnh.

Không dừng lại ở đó, Đại diện Ủy ban quốc phòng của Hạ viện Nga Victor Zavarzin mới đây tiết lộ, chi phí mua, nâng cấp và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cho bộ ba hạt nhân của Nga trong ba năm tới sẽ tăng gần 50% so với thời điểm hiện tại.

“Mỗi người trong chúng ta đều hiểu rằng, chỉ có những loại vũ khí, trang bị và phương tiện kỹ thuật quân sự mới nhất, hiện đại nhất mới đủ khả năng bảo đảm phòng vệ hiệu quả. Do vậy, trong ba năm tới, Nga sẽ đầu tư mạnh cho việc trang bị, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị quân sự. Cụ thể, năm 2011 là 460 tỷ ruble tăng 20% so với năm 2010, năm 2012 là 595,5 tỷ ruble và năm 2013 là 980 tỷ ruble”, ông Zavarzin nhấn mạnh.

Tiếp tục loạt tuyên bố và hành động cứng rắn của mình, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố, trong năm 2011, quân đội nước này sẽ chú trọng công tác huấn luyện chiến đấu nhằm thực hiện nhiệm vụ do Tổng thống, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang liên bang Nga Dmitry Medvedev giao phó là bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia và quốc phòng.

Cụ thể, trong năm tới, quân đội Nga sẽ tiến hành khoảng 3.000 cuộc huấn luyện và tập trận, trong đó có 1.700 cuộc tập trận bắn đạn thật và phóng tên lửa.

Răn đe không hiệu quả?

Lý giải những luận điệu cứng rắn cùng sự sốt sắng bất thường trong việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của Nga, nhà phân tích Jacob Heilbrunn của tờ The National Interest cho rằng, Moscow đang thực sự thất vọng với thế bế tắc của hiệp ước START tại Quốc hội Mỹ.

“Đưa mối quan hệ đang dần được cải thiện này trở về thời kỳ chiến tranh lạnh là điều Nga không hề mong muốn. Những tuyên bố mới đây đơn giản chỉ cho thấy, Moscow đang thực sự bất lực trước sự ngoan cố của đảng Cộng hòa Mỹ. Vì vậy, Nga hy vọng, thái độ cứng rắn của mình sẽ là lời cảnh báo với các nghị sĩ đảng Cộng hòa và hối thúc đảng này nhanh chóng mở đường cho START”, ông Jacob Heilbrunn nhấn mạnh.

Phần nào thừa nhận quan điểm của nhà phân tích tờ The National Interest, Trợ lý Tổng thống Nga Arkady Dvorkovich nhấn mạnh, Nga không muốn tiếp tục đối đầu với Mỹ trong vấn đề vũ khí hạt nhân.

“Các nghị sĩ dường như quá vội vàng khi vỗ tay hưởng ứng nhiệt tình lời đe dọa chạy đua vũ trang của Tổng thống bởi viễn cảnh đó thật tồi tệ. Nó sẽ không tốt cho cả Nga và Mỹ. Điều chúng ta kỳ vọng lúc này là một hiệp ước START mới nhanh chóng có hiệu lực”, ông Arkady Dvorkovich cho hay.

Quan chức này phân tích, thực tế Moscow sẽ chẳng “lợi lộc” gì nếu lao vào cuộc chạy đua vũ trang mới bởi lịch sử cho thấy, hậu quả của cuộc đua đó là một Liên Xô tan rã và kiệt quệ.

Tuy nhiên, lời cảnh báo đồng thanh của Tổng thống và Thủ tướng Nga dường như chưa đủ “sức nặng” để đè lên những “cái đầu thép” của đảng Cộng hòa.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain khẳng định, dù có chút lo ngại trước tuyên bố của Nga nhưng việc thông qua một hiệp ước có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia như START thì không phải chuyện đơn giản. Ông giải thích, hiệp ước này còn quá nhiều lỗ hổng đối với an ninh của Mỹ, đặc biệt là việc START sẽ hạn chế khả năng phòng thủ bằng tên lửa của Washington.

Những lo ngại này đặc biệt được Thượng nghị sĩ Jon Kyl, “người chỉ huy” của phe Cộng hòa trong vấn đề START tại Thượng viện, đặt lên hàng đầu trong các lý do cản trở tiến trình thông qua START của ông.

Ông Kyl khẳng định trong bức điện gửi đến văn phòng của các thượng nghị sĩ khi nhận được thông tin Nga di chuyển hàng loạt đầu đạn hạt nhân chiến thuật tới sát biên giới với các nước thành viên NATO rằng: “Những động thái mới đây của Nga đối với kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của nước này là lời cảnh tỉnh rõ ràng đối với phe Dân chủ. Thực tế cho thấy, dù START được thông qua thì chúng ta cũng không thể kiểm soát được sức mạnh hạt nhân của Moscow”.

Sau đó, khi biết tin Tổng tham mưu Nga Nikolai Makarov phủ nhận thông tin này, ông Kyl vẫn tỏ ra rất ngờ vực. “Ông ta chỉ khẳng định không di chuyển số vũ khí đó đến khu vực Kaliningrad. Chúng ta không thể dám chắc là số vũ khí sẽ không được di chuyển đến các khu vực biên giới khác”.

Ông Kyl cũng nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu của Quốc hội Mỹ là giảm thuế và giảm chi công, còn các vấn đề khác có thể xét đến khi thời gian thuận tiện.

Hơn nữa, tờ History News Network nhận định, bất kể đó là vấn đề gì, thái độ phản kháng của phe Cộng hòa đối với các chính sách của Dân chủ, và ngược lại, là truyền thống lâu nay. Đặc biệt, với bản chất hiếu chiến của đảng Cộng hòa, những thách thức của Nga sẽ chỉ làm cho sự phản kháng đó thêm quyết liệt.

Bên cạnh đó, tiến trình thông qua START thu hút quá nhiều sự chú ý của dư luận. Nếu thỏa hiệp với phe Dân chủ để START được “đầu xuôi đuôi lọt” thì quả là một sự “mất mặt” đối với các nghị sĩ Cộng hòa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc uy tín chính trị của ông Obama càng được nâng cao và nó cũng có thể là dấu chấm hết cho cơ hội của các ứng viên đảng Cộng hòa trong cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống năm 2012.

Trên cơ sở những phân tích trên, hầu hết các chuyên gia đều chia sẻ quan điểm rằng, giải pháp cuối cùng của Nga khi đe dọa về một cuộc chạy đua vũ trang cũng vô ích.

Bích Diệp (tổng hợp)

Chủ tịch Kim Jong-Il hỗ trợ Nhật Bản 10 tỷ

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :11:43 AM, 24/03/2011
Chủ tịch Triều Tiên vừa gửi 500.000 USD (tương đương 10 tỷ đồng) sang Nhật nhằm hỗ trợ nước này vượt qua thảm họa kép động đất và sóng thần.

Hãng thông tấn KCNA đưa tin: “Chủ tịch Kim tặng 500.000 USD cho người Hàn Quốc ở Nhật, những người phải hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần”.

Chủ tịch Kim Jong-Il hỗ trợ Nhật Bản 10 tỷ.

Hiện quan hệ liên Triều khá căng thẳng sau khi Hàn Quốc cáo buộc láng giềng phương Bắc tấn công tàu Cheonan và pháo kích đảo Yeongpyong vào năm ngoái.

Và dù Triều Tiên gần đây đồng ý quay lại bàn đàm phán 6 bên và có thể thảo luận cả về chương trình hạt nhân của họ thì quan hệ song phương vẫn căng thẳng.

>> Triều Tiên chuẩn bị tặng quà 'bất ngờ' cho Hàn Quốc?

Vu Lan (theo Reuters)


Cập nhật lúc :11:32 AM, 24/03/2011
Giới chuyên gia Hàn Quốc nhận định, Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 nếu đàm phán liên Triều tiếp tục rơi vào bế tắc.

Theo những chuyên gia này, do bị “kìm kẹp” bởi hàng loạt lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sau vụ chìm tàu chiến Cheonan và cuộc nã pháo lên hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc nên giờ Triều Tiên sử dụng đến chiến thuật “vừa đàm vừa đe”.

Điều đó có nghĩa là Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục nỗ lực kêu gọi đàm phán của mình. Nếu lời kêu gọi đó không nhận được những hồi đáp mà Triều Tiên cho là thỏa đáng thì khả năng nước này sử dụng đến biện pháp mạnh tay hơn nhằm đe dọa cộng động quốc tế là rất cao.

“Triều Tiên sẽ tìm mọi cách nhằm tái khởi động các vòng đàm phán trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu quan hệ liên Triều không đạt được những bước tiến thiết thực và Mỹ không viện trợ lương thực thì Bình Nhưỡng sẽ sử dụng chiến lược ‘bên miệng hố chiến tranh’”, Yang Moo-jin, giáo sư tại ĐH Triều Tiên ở Thủ đô Seoul đánh giá.

Ông Yang nhấn mạnh, Triều Tiên có thể lại sử dụng các chiêu bài khiêu khích như tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa tầm xa hoặc thử hạt nhân lần 3 hay gần hơn là các hành động chọc giận trên biển Hoàng Hải.

Thời gian gần đây Bình Nhưỡng liên tục gợi ý đến khả năng tiến hành các cuộc đàm phán mới với Seoul. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định, nếu Triều Tiên không nhận trách nhiệm về vụ chìm tàu chiến và cuộc pháo kích hồi năm ngoái, đàm phán song phương “sẽ chẳng có nghĩa lý gì”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia Hàn Quốc cảnh báo, nếu Seoul tiếp tục lãng phí thời gian vào việc chờ đợi một lời xin lỗi chân thành thì Bình Nhưỡng sẽ mất kiên nhẫn mà “làm liều”.

Giới chuyên gia Hàn Quốc lo ngại Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích như vụ khai hỏa vào hòn đảo Yeonpyeong.

“Nhiều nguồn tin cho thấy, Triều Tiên vừa quyết định sẽ tái khởi động các nỗ lực khiêu chiến vào năm sau, thời điểm quốc gia này đặt mục tiêu trở thành một quốc gia giàu mạnh”, Park Hyeong-jung, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu thống nhất liên Triều cho hay.

Tỏ ra bi quan hơn, một số chuyên gia còn cho rằng, Seoul nên chuẩn bị các phương án đối phó với những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.

“Nhớ lại thời điểm trước khi xảy ra vụ chìm tàu chiến Cheonan, vòng đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên đang chuẩn bị được tái khởi động. Sau đó, Bình Nhưỡng cũng nã pháo về phía đảo Yeonpyeong ngay trước khi Triều Tiên đưa ra tuyên bố về việc nối lại đàm phán liên Triều. Vì vậy, sự sốt sắng hiện giờ của Bình Nhưỡng trong việc tái khởi động đàm phán cũng đáng để cảnh giác. Chúng ta cần chuẩn bị tốt cho mọi tình huống”, Yoon Deok-min, chuyên gia tại Viện nghiên cứu đối ngoại và an ninh quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh.

Những lo ngại của các chuyên gia Hàn Quốc không phải không có cơ sở. Triều Tiên hôm qua lên tiếng cảnh báo nước này sẽ nổ súng nếu các nhà hoạt động Hàn Quốc rải truyền đơn qua biên giới trong tuần này.

“Các binh lính Triều Tiên bảo vệ dọc toàn bộ biên giới với Hàn Quốc sẵn sàng nổ súng chống lại cái mà ông gọi là chiến tranh tâm lý liều lĩnh”, một quan chức Triều Tiên tuyên bố.

Ngoài ra, quan chức này cũng tố cáo quân đội Hàn Quốc đem “những tổ chức bảo thủ xấu xa” đến đảo biên giới cho một phần của chiến tranh tâm lý.

Hàn Quốc phải dừng ngay lập tức chiến thuật này nếu như nước này không muốn “nhận được bài học tương tự” như vụ pháo kích hồi tháng 11/2010, ông này khẳng định.

Trà My (theo Dong-a Ilbo, Bangkok Post)