Việc Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng không gây nhiều ngạc nhiên bởi họ từ lâu nổi tiếng là hoài nghi về các chiến dịch quân sự, kể cả các hoạt động dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc.
Berlin “bật đèn vàng” cũng không có gì khó hiểu khi mà Đức luôn cố gắng tách mình ra khỏi các hoạt động quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong đó có Anh, Pháp và thậm chí là cả Mỹ.
Tuy nhiên, việc cả Trung Quốc và Nga đồng thời bỏ phiếu trắng, qua đó cho phép Mỹ dẫn đầu liên minh tấn công Libya là dấu hiệu lạ.
Nghị quyết nhận được 10 phiếu thuận, không phiếu chống. Trung Quốc, Nga, Đức, Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng. |
Một trong số này là có khả năng là Mỹ phải “đưa chân giò” để Trung Quốc và Nga “thò chai rượu”. Theo đó, có lẽ Mỹ hứa hạn chế bán vũ khí cho Đài Loan, ít bình luận về Tân Cương, Tây Tạng hay các vấn đề nhân quyền; “hạ giọng” trong căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và định giá đồng nhân dân tệ…với Trung Quốc.
Về phần Nga, có thể Mỹ cam kết hoãn mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (dừng kết nạp Ukraine và Gruzia); trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu và đồng ý cho Nga vào Tổ chức thương mại thế giới...
Trên đây chỉ là một trong rất nhiều dự đoán về lý do thực sự khiến cả Trung Quốc và Nga đồng thời bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, nó có cơ sở bởi lợi ích quốc gia là quan trọng nhất và chúng ta đang sống trong kinh tế thị trường: thuận mua vừa bán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét