Thứ hai, 14/03/2011, 10:36(GMT+7)
P-8I Poseidon của Mỹ
VIT - Nga và Ấn Độ hợp tác rất thành công trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến quân sự từ chế tạo máy bay, đóng tàu, chế tạo động cơ, hệ thống phòng không, trực thăng và xe bọc thép. Nhưng Nga đang dần dần đánh mất vị trí của mình cho các đối thủ cạnh tranh – Israel và Mỹ - đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
Theo lời Tư lệnh Không quân Ấn Độ: “Hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ đã cao đến mức mà chúng ta hiện nay đang cùng chế tạo chiến đấu cơ thế hệ 5, máy bay vận tải quân sự và tên lửa. Những dự án chung sẽ đưa sự hợp tác của chúng ta lên tầm cao mới, cho phép nâng cao tiềm năng công nghệ của ngành công nghiệp Ấn Độ”. “Nga là đối tác chính của chúng ta khi công việc liên quan đến việc áp dụng những công nghệ mới trong Lực lượng Không quân nhưng sự xuất hiện các cuộc xung đột vũ trang đòi hỏi chúng ta phải nắm vững nhanh hơn nữa những công nghệ tiên tiến nhất, vì vậy chúng ta quyết định quan tâm đến cả những đề xuất khác có trên thị trường hiện nay”, Tư lệnh Không quân Ấn Độ, Pradeep Vasant Naik tuyên bố.
Phương Tây lấp đầy những khoảng trống mà Nga bỏ lại
New Delhi đã tuyên bố đấu thầu cung cấp máy bay tiếp dầu trị giá khoảng 2 tỷ đôla. Nga đã không còn sản xuất máy bay tiếp dầu Il-78 tại Ulyanovsk. Vì thế, máy bay Aribus А330 MRTT là lựa chọn không thể khác của Ấn Độ. Năm 2010, quân đội Ấn Độ đã thông qua quyết định có lợi cho máy bay này nhưng bị Bộ Tài chính phản đối vì giá hợp đồng bị đội lên.
Không quân Ấn Độ đã đặt mua 6 máy bay vận tải quân sự Mỹ C-130. Ngày 05/2/2011, tại căn cứ không quân Hindon gần New Delhi đã diễn ra nghi lễ chính thức đưa máy bay vận tải quân sự đầu tiên của Mỹ vào vận hành tại Ấn Độ. Hợp đồng cung cấp 6 máy bay C-130J cho Ấn Độ đã được kí vào tháng 3/2008. Giá trị hợp đồng là 962,45 triệu đôla. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đặt mua phiên bản C-130J-30.
Tập đoàn Boeing cũng đã kí hợp đồng cung cấp 10 máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III với Ấn Độ trị giá không dưới 2,5 tỷ đôla. Máy bay An – 70 của Nga hiện vẫn chưa được sản xuất seri.
Năm 2009, Ấn Độ đã mua 8 máy bay tuần tra hải quân P-8I Poseidon do Boeing chế tạo trị giá khoảng 2,13 tỷ đôla bao gồm cả thỏa thuận khác đi kèm. Ấn Độ có kế hoạch mua thêm 4 chiếc Poseidon và thanh lý những chiếc Tu-142M và Il-38SD cũ do Liên Xô sản xuất. Nga không có gì để đề xuất về loại máy bay này với Ấn Độ.
Ấn Độ chuẩn bị mua 4 tàu trị giá 160 tỷ rupee. Trước đó, New Delhi đã mua tàu đổ bộ chở trực thăng Trenton từ biên chế Hải quân Mỹ trị giá 38 triệu đôla và mua 6 trực thăng UH-3H Sea King. Về lĩnh vực này, Nga cũng chẳng có gì để đề xuất, chính Nga còn đang mua 4 tàu chở trực thăng của Pháp.
Tháng 7/2011, hợp đồng cung cấp 57 máy bay huấn luyện Hawk 132 (40 chiếc dành cho Không quân, 17 chiếc – Hải quân ) trị giá 700 triệu Bảng Anh được kí, máy bay sẽ được lắp ráp theo giấy phép tại Bangalore, Ấn Độ.
Nhà Trắng cũng như Lầu Năm Góc đều coi hợp tác kỹ thuật quân sự với New Delhi là bước đi rất quan trọng – trước hết để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Trong chiến lược quân sự quốc gia công bố ngày 08/2/2011, Mỹ chỉ rõ rằng Washington dự định thiết lập “hợp tác quân sự rộng mở” với New Delhi.
Mỹ đang cố gắng không chỉ bán nhiều sản phẩm quốc phòng hơn cho New Delhi mà còn đưa chúng vào thị trường Ấn Độ bằng con đường thành lập các công ty liên doanh khác nhau. Boeing – tập đoàn đang hợp tác chặt chẽ với các hãng HAL, Bharat Electonic Ltd, Larsen & Toubro Ltd và Tata Group của Ấn Độ – chuẩn bị tăng đầu tư vào ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Ấn Độ trong 10 năm tới, và cùng xuất khẩu sang Ấn Độ trang thiết bị quân sự và chuyên dụng trị giá khoảng 31 tỷ đôla.
Các lãnh đạo của tập đoàn lớn Pratt & Whitney (Mỹ) đã tuyên bố rằng họ muốn thành lập 3 công ty liên doanh với Ấn Độ để thực hiện các chương trình khác nhau trong lĩnh vực chế tạo động cơ máy bay. “Một trong số các chương trình đó sẽ được thành lập trong những tuần tới, số khác – trước cuối năm”, một nguồn tin cấp cao cho hay phía Ấn Độ cho hay.
Trong khi đó, hãng chế tạo trực thăng hàng đầu thế giới Sikorsky của Mỹ chuẩn bị nghiên cứu và chế tạo trực thăng hạng nhẹ chung tại Ấn Độ.
Ngoài Mỹ, các công ty của Israel cũng hợp tác tích cực với Ấn Độ. Brazil đã kí hợp đồng cung cấp 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không EMB – 145 (trong năm 2008) với Ấn Độ, các hãng của Anh cũng đang nỗ lực khôi phục vị trí của mình. Anh đang cố gắng bán máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon cho Ấn Độ.
Phương Tây lấp đầy những khoảng trống mà Nga bỏ lại
New Delhi đã tuyên bố đấu thầu cung cấp máy bay tiếp dầu trị giá khoảng 2 tỷ đôla. Nga đã không còn sản xuất máy bay tiếp dầu Il-78 tại Ulyanovsk. Vì thế, máy bay Aribus А330 MRTT là lựa chọn không thể khác của Ấn Độ. Năm 2010, quân đội Ấn Độ đã thông qua quyết định có lợi cho máy bay này nhưng bị Bộ Tài chính phản đối vì giá hợp đồng bị đội lên.
Không quân Ấn Độ đã đặt mua 6 máy bay vận tải quân sự Mỹ C-130. Ngày 05/2/2011, tại căn cứ không quân Hindon gần New Delhi đã diễn ra nghi lễ chính thức đưa máy bay vận tải quân sự đầu tiên của Mỹ vào vận hành tại Ấn Độ. Hợp đồng cung cấp 6 máy bay C-130J cho Ấn Độ đã được kí vào tháng 3/2008. Giá trị hợp đồng là 962,45 triệu đôla. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đặt mua phiên bản C-130J-30.
Tập đoàn Boeing cũng đã kí hợp đồng cung cấp 10 máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III với Ấn Độ trị giá không dưới 2,5 tỷ đôla. Máy bay An – 70 của Nga hiện vẫn chưa được sản xuất seri.
Năm 2009, Ấn Độ đã mua 8 máy bay tuần tra hải quân P-8I Poseidon do Boeing chế tạo trị giá khoảng 2,13 tỷ đôla bao gồm cả thỏa thuận khác đi kèm. Ấn Độ có kế hoạch mua thêm 4 chiếc Poseidon và thanh lý những chiếc Tu-142M và Il-38SD cũ do Liên Xô sản xuất. Nga không có gì để đề xuất về loại máy bay này với Ấn Độ.
Ấn Độ chuẩn bị mua 4 tàu trị giá 160 tỷ rupee. Trước đó, New Delhi đã mua tàu đổ bộ chở trực thăng Trenton từ biên chế Hải quân Mỹ trị giá 38 triệu đôla và mua 6 trực thăng UH-3H Sea King. Về lĩnh vực này, Nga cũng chẳng có gì để đề xuất, chính Nga còn đang mua 4 tàu chở trực thăng của Pháp.
Tháng 7/2011, hợp đồng cung cấp 57 máy bay huấn luyện Hawk 132 (40 chiếc dành cho Không quân, 17 chiếc – Hải quân ) trị giá 700 triệu Bảng Anh được kí, máy bay sẽ được lắp ráp theo giấy phép tại Bangalore, Ấn Độ.
Nhà Trắng cũng như Lầu Năm Góc đều coi hợp tác kỹ thuật quân sự với New Delhi là bước đi rất quan trọng – trước hết để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Trong chiến lược quân sự quốc gia công bố ngày 08/2/2011, Mỹ chỉ rõ rằng Washington dự định thiết lập “hợp tác quân sự rộng mở” với New Delhi.
Mỹ đang cố gắng không chỉ bán nhiều sản phẩm quốc phòng hơn cho New Delhi mà còn đưa chúng vào thị trường Ấn Độ bằng con đường thành lập các công ty liên doanh khác nhau. Boeing – tập đoàn đang hợp tác chặt chẽ với các hãng HAL, Bharat Electonic Ltd, Larsen & Toubro Ltd và Tata Group của Ấn Độ – chuẩn bị tăng đầu tư vào ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Ấn Độ trong 10 năm tới, và cùng xuất khẩu sang Ấn Độ trang thiết bị quân sự và chuyên dụng trị giá khoảng 31 tỷ đôla.
Các lãnh đạo của tập đoàn lớn Pratt & Whitney (Mỹ) đã tuyên bố rằng họ muốn thành lập 3 công ty liên doanh với Ấn Độ để thực hiện các chương trình khác nhau trong lĩnh vực chế tạo động cơ máy bay. “Một trong số các chương trình đó sẽ được thành lập trong những tuần tới, số khác – trước cuối năm”, một nguồn tin cấp cao cho hay phía Ấn Độ cho hay.
Trong khi đó, hãng chế tạo trực thăng hàng đầu thế giới Sikorsky của Mỹ chuẩn bị nghiên cứu và chế tạo trực thăng hạng nhẹ chung tại Ấn Độ.
Ngoài Mỹ, các công ty của Israel cũng hợp tác tích cực với Ấn Độ. Brazil đã kí hợp đồng cung cấp 3 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không EMB – 145 (trong năm 2008) với Ấn Độ, các hãng của Anh cũng đang nỗ lực khôi phục vị trí của mình. Anh đang cố gắng bán máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon cho Ấn Độ.
Huy Linh (Lược dịch theo Topwar)
Tin dịch
Nguồn tin: Topwar
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét