Nga: "Bộ đôi quyền lực" bất đồng về chiến sự Libya

VITINFO:Diễn biến chiến sự:
Thứ ba, 22/03/2011, 08:09(GMT+7)
"Bộ đôi quyền lực Putin và Nedvedev". (Ảnh: AFP)

VIT - Tổng thống Nga Dmitry Medvedev gọi tuyên bố “cuộc thập tự chinh” của Thủ tướng Nga Vladimir Putin về chiến dịch quân sự do liên quân quốc tế thực hiện tại Libya là không thể chấp nhận được.
Tổng thống Medvedev cho rằng, thực chất những so sánh như vậy “sẽ dẫn đến sự xung đột của các nền văn minh”.

Trước đó, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã so sánh chiến dịch quân sự tại Libya do liên quân quốc tế với một cuộc thập tự chinh. Thủ tướng Putin còn tuyên bố, không ai có quyền can thiệp vào các cuộc xung đột nội bộ từ bên ngoài.

Về phần mình, Tổng thống Nga khẳng định, Moscow không cho rằng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là không đúng. Ông giải thích điều này bằng việc Nga đã không sử dụng quyền phủ quyết khi bỏ phiếu. “Nếu nói chúng tôi không hiểu những gì mình đã làm là không đúng, chúng tôi nhận thức được vấn đề để đi đến quyết định nói trên”, hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Nga.

Ngoài ra, Tổng thống Nga tuyên bố, Nga sẽ không tham gia bất kỳ chiến dịch nào chống Libya. Theo lời ông, Moscow sẵn sàng đưa ra những nỗ lực trung gian trong các cuộc thương lượng hòa bình về Libya, nhưng không tiến hành đàm phán chính thức với bất kỳ ai tại quốc gia này.

Còn Thủ tướng Nga Putin chỉ trích nghị quyết áp đặt vùng cấp bay của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Libya. Ngoài ra, Putin khắc họa chính sách can thiệp vào những xung đột tại các quốc gia khác của Mỹ như là xu hướng bất di bất dịch, không có lương tâm và không hợp lý. Liên quan đến điều này, Thủ tướng còn nhắc lại rằng, trong thời gian cầm quyền của Bill Clinton, trận oanh tạc Belgrade đã diễn ra, còn trong nhiệm kỳ của TT G. Bush cha và con là 2 cuộc chiến Iraq và Afghanistan.

Putin khẳng định, chính phủ Nga sẽ không bận lòng về những vấn đề đối ngoại, tuy nhiên ông có ý kiến cá nhân về những gì đang diễn ra ở Libya. Theo ông, chế độ ở Libya không có bất kỳ điểm gì phù hợp với tiêu chuẩn của một quốc gia dân chủ, nhưng điều đó “không có nghĩa là cho phép bên ngoài can thiệp vào xung đột nội bộ thậm chí là xung đột vũ trang, để bảo vệ một trong các bên”.
Huy Linh (Theo Lenta)
Tin dịch
Nguồn tin: Lenta - Lenta


Thứ ba, 22/03/2011, 07:46(GMT+7)
VIT - Những chiếc máy bay Tornado của Anh đã rút khỏi nhiệm vụ tấn công vào các hệ thống phòng không của Libya đêm 20/3 do lo sợ ảnh hưởng tới dân thường, Bộ Quốc phòng Anh hôm 21/3 cho biết.
Các máy bay của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã tiếp cận mục tiêu nhưng đã quyết định không sử dụng vũ khí bởi có thông tin rằng có sự hiện diện của dân thường trong khu vực, phát ngôn viên quân đội Anh, Thiếu tướng John Lorimer, cho biết.

Chiều tối 20/3, Anh đã phóng tên lửa tấn công dẫn đường Tomahawk từ tàu ngầm lớp Trafalgar trên Địa Trung Hải, trong cuộc tấn công thứ hai vào Libya.

“Lực lượng vũ trang của Anh, dưới sự cho phép của nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã thực hiện một nhiệm vụ kết hợp khác tại Libya đêm nay. Khi những chiếc RAF GR4 Tornado tiếp cận mục tiêu, nhiều thông tin đã xác nhận có nhiều dân thường đang có mặt tại khu vực mục tiêu. Và quyết định cuối cùng là không bắn. Quyết định này nhấn mạnh cam kết của Anh là bảo vệ dân thường”, ông Lorimer, đêm 20/3, cho biết.

Hành độn quân sự được đưa ra theo nghị quyết hôm 18/3 của Liên Hợp Quốc – cho phép sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường và thực thi lệnh ngừng bắn cũng như khu vực cấm bay đối với lực lượng của Moamer Qaddafi.

Tripoli cho biết, hàng chục người thiệt mạng trong cuộc tấn công của liên quân, bắt đầu khi Pháp tấn công vào chiều 19/3, tuy nhiên liên minh đã bác bỏ điều này.
HN (Theo AFP)
Tin dịch
Nguồn tin: Yahoo


Thứ ba, 22/03/2011, 07:42(GMT+7)
Tổng thống Barack Obama
VIT - Hôm qua (21/3), Mỹ đã đưa ra một số thông điệp về các mục tiêu của họ tại Libya, khi Tổng thống Barack Obama cho rằng lãnh đạo Moamer Kadhafi phải ra đi và tuyên bố lực lượng Mỹ sẽ trung thành với sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc.
“Hành động quân sự của chúng tôi ủng hộ sự ủy nhiệm quốc tế từ Hội đồng Bảo an, theo đó đặc biệt tập trung vào thảm họa nhân đọa do chiến dịch đàn áp người dân của đại tá Gadhafi để lại”, ông Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Chile.

Các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa được tiến hành vào cuối tuần trước ủng hộ nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, rằng các cuộc hội đàm tập trung vào nỗ lực nhân đạo, và chúng tôi sẽ trung thành với sự ủy nhiệm đó”.

Nhưng ông Obama nhấn mạnh, “chính sách của Mỹ là ông Gadhafi cần thiết phải ra đi”, đồng thời cáo buộc nhà lãnh đạo này – người đã lãnh đạo quốc gia Bắc Phi hơn 40 năm qua – đã sát hại dân thường khi ông cố gắng đẩy lùi cuộc bạo loạn của phe đối lập.

Chính quyền Mỹ hiện đang chịu sức ép trong việc giải thích rõ ràng về việc viện trợ chiến tranh tại Libya, ngay cả khi ông Obama khẳng định không triển khai lính Mỹ đổ bộ tới đây.

Các giám sát viên băn khoăn rằng chiến dịch quân sự này không được giải thích rõ ràng và quân đội Mỹ - vốn đã bị sa lầy trong cuộc xung đột tại Iraq và Afghanistan – không có khả năng tiến hành cuộc chiến tranh trường kì khác.

Cộng đồng quốc tế không ngừng chỉ trích về các cuộc tấn công do lực lượng Mỹ, Anh và Pháp tiến hành nhằm vào các hệ thống phòng không của Libya khi họ áp đặt vùng cấm bay đối với lực lượng của Qadhafi.

Nhưng ông Obama nói với các nghị sĩ trong một bức thư rằng: “Lực lượng Mỹ sẽ tiến hành sứ mệnh giới hạn và rạch ròi trong sự ủng hộ của các nỗ lực quốc tế để bảo vệ dân thường và ngăn chặn thảm họa nhân đạo tại Libya”.

Và đô đốc Mike Mullen cho biết trong một thông điệp trên mạng xã hội Twitter, mục tiêu trong sứ mệnh tại Libya “vẫn được giới hạn; ngăn chặn khả năng của Qadhafi gây hại đến chính người dân của ông và thực thi vùng cấm bay”.

Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép thực hiện “tất cả các biện pháp cần thiết” để ủng hộ mục đích giới hạn bảo vệ dân thường.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates khẳng định, Libya sẽ tốt hơn nếu không có sự lãnh đạo của Qadhafi, mặc dù ông cho biết thêm, “đây là vấn đề mà chính họ cần quyết định”.

Mỹ đang dẫn đầu các chiến dịch quân sự tại Libya với sự tham gia của các đối tác liên minh – gồm Anh và Pháp – nhưng cho biết họ sẽ chuyển giao quyền chỉ huy càng sớm càng tốt.

Theo ông Obama, việc chuyển giao này có thể diễn ra trong vài ngày tới. Ông tin NATO sẽ đóng vai trò hợp tác trong giai đoạn hành động tiếp theo, ngay cả khi khối đồng minh này đang đấu tranh để vượt qua sự chia rẽ.
NM (Theo AFP)
Tin dịch
Nguồn tin: France24

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét