Thừa Thiên - Huế:
Đoàn làm lễ có sự xuất hiện đặc biệt của hoàng tử cuối cùng con vua Thành Thái hiện còn sống tại Mỹ - ông Nguyễn Phước Vĩnh Giêu (87 tuổi). Ngoài ra có nhiều người cháu, chắt của vua hiện đang làm việc tại Huế.
Được tiến hành theo đúng nghi thức cung đình xưa, lễ giỗ được cử hành tại 2 nơi là lăng vua Thành Thái và điện Long Ân (thờ bài vị và ảnh vua) với đội nhạc lễ, hương, hoa dâng lên vua.
Vua Thành Thái, tên thật là Nguyễn Phước Bửu Lân, lên ngôi ngày 12 tháng Giêng năm 1889. Thành Thái là 1 trong 13 vua Nguyễn trị vì tại Huế. Ngày 23/10/1886, vua đã ra dụ lập trường Quốc Học để đào tạo sĩ phu có trình độ, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng học. Năm 1897, vua cho làm cầu Trường Tiền, xây dựng chợ Đông Ba, cho nối lại đường từ Đà Nẵng ra Huế ở đèo Hải Vân. Vua Thành Thái đã có công giúp Phan Bội Châu tạo dựng phong trào Đông Du, đồng thời nhiều lần cầu viện Nhật Hoàng giúp Đại Việt đánh đuổi quân Pháp xâm lược. Trước sự chống đối quyết liệt của vua, ngày 03/09/1907, thực dân Pháp đã bắt vua Thành Thái xuống chiếu từ ngôi rồi đưa vào sống tại Vũng Tàu. 9 năm sau, vua bị đày cùng con là vua Duy Tân sang đảo Réunion (châu Phi). Đến tháng 05/1947, Pháp đưa trả vua về nước nhưng chỉ cho ở Sài Gòn. Vua Thành Thái từ trần tại Sài Gòn ngày 16 tháng 02 năm 1954, hưởng thọ 75 tuổi. Đến hết cuộc đời, vua Thành Thái vẫn luôn giữ trọn khí tiết chống Pháp, được nhân dân cả nước quý trọng; được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “một nhà vua yêu nước”. |
Đoàn con, cháu, chắt... phía nam của nhà vua
Chủ tịch hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc (chuyên lo việc hậu sự, cúng giỗ cho vua, chúa Nguyễn) - ông Nguyễn Phước Vĩnh Bào dâng hương trước phần mộ vua Thành Thái trên đường Duy Tân
Hàng trăm con cháu đứng xung quanh mộ phần vua để thắp hương và cúng bái
Cầu nguyện trước án thờ bài vị, ảnh và tượng vua
Chân dung “nhà vua yêu nước” Thành Thái.
Đại Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét