Cập nhật lúc 26/02/2011 03:58:14 PM (GMT+7)
– Sáng nay, 26/2, một ngày sau khi Hà Nội chốt phương án chữa trị, cụ rùa lại nổi khó nhọc lên mặt nước.
9h30, cụ rùa Hồ Gươm lại nổi. Những người dân chứng kiến không khỏi xót xa khi thấy cụ vất vả chống chọi với Hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng.
|
Sáng 26/2, cụ rùa lại nổi trong nước hồ ô nhiễm |
Đứng xem cụ rùa nổi, có cả khách du lịch nước ngoài. Những khách ngoại quốc đều hiểu, thời gian này, hàng triệu người dân Việt Nam đang lo lắng trước sức khỏe của cụ.
Trong lúc cụ rùa nổi, các nhân viên thuộc Công ty môi trường Hà Nội cũng có mặt để thu gom rác thải bị gió đánh dạt vào bờ.
Trước đó, sáng ngày 25/2, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo khẩn cấp cứu cụ rùa Hồ Gươm. Theo đó, phương án cứu cụ rùa đã được chốt là chữa trị cho cụ ngay chân Tháp Rùa.
|
Rất nhiều khách du lịch và người dân đã tập trung để... chiêm ngưỡng cụ |
Và trả lời báo chí, GĐ Sở KH-CN Hà Nội Lê Xuân Rao khẳng định: việc cứu chữa vết thương của cụ rùa được tiến hành ngay từ ngày 25/2. Theo đó, sẽ “bắt” cụ rùa để đưa vào chân Tháp Rùa cứu chữa bằng thuốc đặc trị. Một hội đồng gốm các bác sỹ thú y, chuyên gia thủy sản, các nhà khoa học sẽ đảm trách công việc này.
Hình thức “bắt” cụ sẽ đợi thời điểm cụ nổi lên; hoặc chủ động đặt lưới chìm nơi cụ thường đi qua lại.
Thế nhưng, sáng 26/2 khi cụ rùa nổi, nhiều người dân đứng chứng kiến cho biết không thấy cán bộ chuyên môn có mặt để tiến hành “bắt”. Trước đó, sáng 25/2, sau khi Hà Nội quyết phương án chữa trị, cụ rùa Hồ Gươm cũng đã nổi trong ít phút.
Kiên Trung - Hoàng Long
(Tin tuc 24h) - Sau khi tìm hiểu về rùa khổng lồ từng tồn tại rất nhiều ở các hồ nước dọc sông Hồng, tôi có thêm phát hiện thú vị: rùa Hồ Gươm là… ba ba!
Trong khi PGS.TS. Hà Đình Đức và một số nhà khoa học kiên quyết khẳng định rùa Hồ Gươm là một loài mới, không phải giải Thượng Hải, thì một số nhà khoa học không phản đối, song nhất quyết không nghe.
Số nhà khoa học khẳng định rùa Hồ Gươm cùng loài với giải Thượng Hải chiếm số đông. Các nhà khoa học nước ngoài, thuộc các chương trình bảo tồn rùa của quốc tế hoạt động ở Việt Nam, sau quá trình nghiên cứu, cũng khẳng định rùa Hồ Gươm là giải, cùng loài với cá thể giải Thượng Hải, hiện chỉ còn 2 con ở Trung Quốc.
Bộ xương rùa Hồ Gươm giữ ở chùa Hưng Ký mấy chục năm qua hiện được trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội
Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie, đã có nhiều năm bỏ công sức lặn lội, tìm kiếm rùa nước ngọt khổng lồ ở Việt Nam. Chính ông đã tức tốc cứu chú rùa nặng 90kg bị người dân Sơn Tây tóm được thả về hồ Đồng Mô. Nhà khoa học nghiên cứu về rùa có tầm vóc quốc tế này đã làm các loại xét nghiệm cần thiết (kể cả làm xét nghiệm ADN tại một cơ quan trong nước là Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật cho khách quan) và khẳng định rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm, cùng loài với cả hai con giải hiện đang được nuôi dưỡng trong vườn thú ở Trung Quốc.
Ông Peter Richard, chuyên gia bảo tồn quốc tế, nhà khoa học hàng đầu thế giới về loài Rafetus Swinhoei, cũng khẳng định như ông Douglas Hendrie, rằng rùa Hồ Gươm chính là giải, cùng loài với rùa Đồng Mô, tiêu bản ở Hòa Bình và giải Thượng Hải.
Ông Nguyễn Văn Ao (Phú Thọ) và chiếc sọ giải
Ông Peter Richard đã từng mang 2 bộ xương rùa từ Việt Nam sang Trung Quốc để so sánh và xác định chúng cùng một loài. Như vậy, cả so sánh hình thái, xương sọ, xét nghiệm ADN, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã khẳng định “cụ” rùa Hồ Gươm là loài giải nước ngọt khổng lồ.
Tất nhiên, PGS. Hà Đình Đức, người coi “cụ” rùa Hồ Gươm là thánh thần, không bao giờ chấp nhận khẳng định này của các nhà khoa học thế giới. Dù rùa Đồng Mô có là giải Thượng Hải đi chăng nữa, thì cũng chẳng liên quan gì đến rùa Hồ Gươm, vì rùa Hồ Gươm là loài mới, là “rùa Lê Lợi” – cái tên do ông đặt.
Trong khi đó, một số nhà khoa học trong nước, theo quan điểm phản bác rùa Hồ Gươm là giải Thượng Hải, thì lại coi rùa Hồ Gươm cùng loài với rùa Đồng Mô, cùng loài với tiêu bản rùa Hòa Bình và ở dọc sông Hồng. Các nhà khoa học thống nhất gọi rùa hồ Gươm, rùa Đồng Mô là rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ và đây là loài mới của Việt Nam.
Sọ rùa thu được ở Thanh Hóa. Ảnh PGS. Hà Đình Đức cung cấp
Như vậy, rõ ràng, đã xảy ra 3 quan điểm khác nhau về 4 cá thể rùa duy nhất còn tồn tại trên trái đất (2 ở Thượng Hải, 1 ở Hồ Gươm và 1 ở Đồng Mô). Các nhà khoa học quốc tế khẳng định cả 4 con rùa đều là Rafetus Swinhoei. Một nhóm nhà khoa học trong nước khẳng định 2 cá thể rùa ở Việt Nam là loài mới, không liên quan gì đến Rafetus Swinhoei, gọi là rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ. Quan điểm thứ 3 thuộc về PGS. Hà Đình Đức: Rùa hồ Gươm là loài mới, không liên quan gì đến rùa Đồng Mô và giải Thượng Hải.
Các nhà khoa học thế giới đã xét nghiệp ADN rùa Đồng Mô nên “nói đã có sách, mách đã có chứng”. PGS. Hà Đình Đức so sánh qua ảnh, và khẳng định trên đầu rùa hồ Đồng Mô có chấm trắng, vàng, trong khi đầu rùa hồ Hoàn Kiếm hoàn toàn trơn tru! Theo các nhà khoa học quốc tế, những khác biệt nho nhỏ về hình thái, kích cỡ hộp sọ, màu da… không thể khẳng định chúng khác loài, cũng như không thể nói người Kinh ở Việt Nam là người, còn người da đỏ ở châu Mỹ là giống loài khác.
Ông Nguyễn Văn Thường, người ở cạnh đầm Ao Châu khẳng định rằng cụ rùa Hồ Gươm là... ba ba!
Vậy tóm lại, rùa Hồ Gươm là giống loài gì? Việc xác định rõ giống loài không phải là tranh cãi cho vui, mà điều này cũng rất quan trọng, bởi muốn bảo tồn gene, trước tiên phải xác định được giống loài đã. Chỉ có việc này, mà các nhà khoa học tranh cãi mãi, dân chúng không biết tin theo ai nữa.
Không tìm được câu trả lời ở các nhà khoa học, tôi đành tự đi tìm câu trả lời cho mình bằng cách đi thực địa. Sau quá trình nhiều ngày tìm hiểu về rùa khổng lồ từng tồn tại rất nhiều ở các hồ nước dọc sông Hồng, tôi có thêm một số phát hiện thú vị: rùa Hồ Gươm là… ba ba!
Tôi đã mang hình ảnh rùa Hồ Gươm, rùa Đồng Mô chụp đủ các góc: đầu, đuôi, mai, riềm… cho người dân sống quanh đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ) và đầm Minh Quân (Yên Bái) xem. Tất cả người dân ở vùng này đều gọi là giải hoặc ba ba. Tôi hỏi đi hỏi lại rằng đây có phải rùa không, song họ đều lắc đầu.
Ông Trần Trọng Dần, ở cạnh đầm Minh Quân, chỉ tay vào cụ rùa Hồ Gươm và bảo đó là con giải
Người dân sống ở quanh hai cái đầm rộng cả ngàn ha này đều đã quá quen thuộc với những con giải, hay còn gọi là ba ba này. Chúng to như cái nong, đêm bò lên bãi lau sậy thở pho pho nghe phát khiếp. Cách đây chừng 30 năm, loài giải này có rất nhiều ở một số hồ đầm ở Phú Thọ và Yên Bái, và người dân thường xuyên tìm cách săn bắt để giết thịt như giết ba ba.
Với người dân Yên Bái và Phú Thọ, rùa là loài mai cứng như thế này
Người dân ở vùng Phú Thọ, Yên Bái phân biệt rạch ròi hình thái giữa rùa và ba ba (hoặc giải) qua chiếc mai. Theo họ, loài mai mềm, có riềm quanh mai thì là họ nhà ba ba. Ba ba to bằng cái nong, sống cả trăm năm ở các đầm, hồ lớn thì gọi là giải. Còn loài mai cứng, không có riềm, ít thịt, thì là rùa.
Nếu xét tiêu chí này (theo cách dân gian song cũng rất khoa học), và theo quan điểm của người dân vùng Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình… thì cụ rùa Hồ Gươm đích thực là con giải hoặc ba ba.
Quan điểm của người dân vùng này cũng được nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới ủng hộ, thậm chí Sách đỏ Việt Nam, từ điển cũng ghi nhận.
Rùa Hồ Gươm là loài mai mềm, có riềm xung quanh rất rộng, bị gọi là con giải hoặc ba ba
Người nghiên cứu làm sáng tỏ cuộc tranh cãi này là Thạc sĩ Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam). Theo anh, rùa Hồ Gươm từng được tìm thấy ở Thanh Hóa, Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Tây (cũ). Nó cũng không phải là loài mới mà được phát hiện từ khá lâu với tên gọi là giải Thượng Hải, có tên khoa học là Refetus Swinhoei.
Trong luận án thạc sĩ mà anh bảo vệ thành công, có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về loài giải. Luận án có tên "Nghiên cứu đặc điểm hình thái và bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài họ ba ba Trionychidae ở Việt Nam".
Bộ xương rùa ông Hoàng Văn Bốn (Minh Quân, Yên Bái) giữ
Trong luận án, anh đã căn cứ vào mẫu xương mai và sọ của loài rùa ký hiệu HN01 lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội, thu tại Hồ Gươm vào năm 1968; mẫu xương mai ký hiệu T91 lưu giữ tại Bảo tàng động vật (Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội thu tại sông Mã, Thanh Hóa); Mẫu sọ ký hiệu NQT85, lưu giữ tại Viện sinh thái thu tại xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, vào tháng 6-2001, và thấy tất cả những con rùa "chủ nhân của các mẫu này" đều thuộc một loài có tên là giải Thượng Hải. Loài này cũng được tìm thấy ở Nam Trung Quốc. Các mẫu của loài này hiện vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng tự nhiên Thượng Hải và vườn thú Thượng Hải.
Cuộc “cãi vã” rùa Hồ Gươm là rùa hay giải còn là vấn đề dài dài. Nhưng có một thực tế là loài rùa khổng lồ này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng toàn thế giới. Với hai “cụ” rùa còn lại ở Việt Nam, một “cụ” có nguy cơ già nua bệnh tật, lại sống trong môi trường tù túng, ô nhiễm, một “cụ” có nguy cơ bị săn bắt rất cao, không thể dám chắc, các “cụ” còn tồn tại được trên đời bao nhiêu năm nữa.
Việc này thật tốt, đáng làm.
Hoan nghênh Báo Người Lao Động. Đây là việc nên làm và sẽ góp phần tiếp thêm sức lực, động viên hai cháu vượt qua nghịch cảnh. Tôi tin rằng sẽ có nhiều tấm lòng vàng tiếp sức cùng báo thực hiện nghĩa cử này.
Theo tôi toàn bộ số tiền đó có thể lo cho 2 con của anh ăn học, còn mẹ A Hùng có thể về ở nơi căn nhà của vợ chồng anh, để ngày ngày hương khói cho anh. 2 em Châu , Nhung cố gắng lên nhé Chị cũng sống trong 1 gia đình có hoàn cảnh gần giống tụi em.
Xin hoi ngoi nha cua vo chong nha bao Hoang Hung xu ly nhu the nao? co ban ko?
Theo ý kiến của tôi việc xây dựng nhà cho mẹ nhà báo Hoàng Hùng là cần thiết, đó là 1 việc làm rất có ý nghĩa.
Còn việc lập quỹ cho 2 con của Hoàng Hùng tôi không đồng tình... Theo tôi việc nào ra việc đó, cái gì cũng có cái giá của nó. Bao nhiêu người nghèo khổ, bệnh tật cần được giúp đỡ.
Tôi thấy hay nhất là báo NLĐ nên tìm cách đề nghị bảo hiểm chi bảo hiểm cho hai người con của nhà báo nhanh và là cần thiết...