Hé lộ việc "dạy thêm" của giáo viên thể dục

Bài 2: Hé lộ việc "dạy thêm" của giáo viên thể dục
,

– Có những mảng màu hoàn toàn đối lập nhau ngay trong cùng một bức tranh về thu nhập giáo viên tại cùng một thành phố như Hà Nội. Có những giáo viên vì gắn bó với những môn “quan trọng” mà có cơ hội tăng thu nhập. Nhưng có không ít giáo viên “trót” gắn bó với môn “có cũng như không” nên đành ngậm ngùi than thân trách phận. Giáo viên mầm non cũng không phải ngoại lệ.

“Có ai học thêm Giáo dục thể chất không?”

Câu hỏi của anh T. (đề nghị được giấu tên), giáo viên môn Giáo dục thể chất (GDTC) của trường THPT N.H (Hà Nội) có vẻ vừa lạ, lại vừa chua chát. Lạ vì có ai học thêm GDTC bao giờ? Còn chua chát vì như thế có nghĩa là cánh cửa tăng thu của anh nhờ vào chính chuyên môn của mình bị đóng chặt lại.

Tại các trường THCS, THPT đã có tình trạng giáo viên ngoài dạy môn chính phải kiêm nhiệm một số môn phụ. Anh T. kể ra một số trường hợp anh biết: Giáo viên chuyên ngành sinh học, hóa học nhưng do “bí quá” nhà trường đành điều động sang dạy kiêm nhiệm GDTC vì “ít nhiều cũng có mối liên hệ giữa các bộ môn này với nhau”.

Mô tả ảnh.
Giáo viên dạy Giáo dục thể chất cũng đang "ngắc ngoải" vì cửa làm thêm gần như khép kín (Ảnh minh họa: VNN)

Nhưng anh T. thì không được “may mắn” như thế. Anh T. học ĐH Thể dục Thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh), chuyên ngành Sư phạm Thể dục. Với chuyên môn này, ngoài việc dạy anh chỉ có thể làm được một việc duy nhất: Dạy GDTC trong các trường học, ngoài ra thì đành phải “nghỉ ngơi” dù gánh cơm áo gạo tiền của anh cũng không nhẹ hơn người nào từ quê ra thành phố học hành, mưu sinh.

Bù lại, vợ anh T. là giáo viên tiếng Anh, dạy cấp 3. Vì vậy chị có thể đi dạy thêm để tăng thu nhập. Anh T. không giấu giếm: “Đúng là vợ tôi đang là lao động chính trong gia đình, nếu xét về thu nhập. Với đồng lương và phụ cấp còm cõi chưa nổi 2 triệu/tháng, vợ tôi chỉ mong không phải chu cấp thêm cho tôi để cô ấy còn lo tiền thuê nhà, rồi còn tiền sữa nuôi con nhỏ mới 1 tuổi”.

  • Đã nhiều lần tính kế mưu sinh, định đi làm thuê một công việc gì đó ngay trong Thành phố Hà Đông nhưng anh T. đều chưa dám thực hiện bởi đi ra khỏi nhà là gặp học sinh (cũng ở trọ xung quanh gần nhà thầy). Và thế là ngoài các giờ lên lớp, việc chính của anh T. là về trông con giúp vợ và không biết từ khi nào anh trở thành “ông nội trợ” trong gia đình.

    Kể về cuộc sống sinh hoạt, anh T. cho biết phải cực kỳ tằn tiện. Vợ đi dạy thêm tiếng Anh cật lực, tổng thu nhập một tháng (cả lương, cả phụ cấp ở trường và cả tiền dạy thêm) được khoảng 5 triệu/tháng. Không dám “vung tay quá trán” vì còn phải để dành phòng lúc gia đình ốm đau hay có việc đột xuất, anh T. cắt hết các mối liên hệ, không nhậu nhẹt (hoặc vô cùng hãn hữu), không họp lớp, …

    Thu nhập thấp nhưng gia đình 2 bên đều nhất quyết không cho anh bỏ nghề với lý do “đây là một nghề cao quý, trong sạch”. Còn anh T. ngày càng cảm thấy “ngại vợ” mà chưa tìm được lối thoát nào cho cuộc sống và công việc của mình.

    Làm nhân viên thu tiền học thêm

    Cô Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, nguyên là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân (GDCD) suốt hơn 20 năm tại trường THPT Hà Nội – Amsterdam. Đến tận khi về hưu (năm 2009), lương của cô Mỹ cũng chỉ hơn 3 triệu/tháng. Không kiêm nhiệm như các giáo viên khác, cô Mỹ chỉ dạy duy nhất môn GDCD dù chuyên ngành cô được đào tạo là Sinh – Địa.

    “Muốn về Hà Nội để được gần gia đình và được vào biên chế thì tôi phải đánh đổi, tôi chấp nhận đi học thêm mất 2 năm rồi về dạy những môn như môn GDCD thôi (trước khi về trường Amsterdam, cô Mỹ dạy Sinh – Địa tại một trường THPT thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ – PV)”, cô Mỹ phân trần.

    Ở Hà Nội, môi trường năng động hơn, lãnh đạo cũng tạo điều kiện để các giáo viên dạy môn phụ như cô Mỹ có thêm nguồn thu khác, đảm bảo cuộc sống gia đình.

    Mô tả ảnh.
    Không phải trường học nào cũng năng động, tạo cơ hội làm thêm cho giáo viên dạy các môn phụ (Ảnh minh họa: VNN)

    Không thể sử dụng chuyên môn để làm thêm như các thầy cô khác, cô Mỹ và những người dạy môn phụ được bố trí làm các việc như thu tiền các lớp học thêm buổi tối tại trường, tham gia đảm nhận các công việc liên quan đến nhu cầu bán trú của học sinh (như dịch vụ ăn, uống, …).

    Trường Amsterdam khá đông học sinh và đa số đều là con nhà khá giả nên doanh thu từ các dịch vụ này tương đối lớn. Mỗi tháng thu nhập của cô Mỹ cùng những người cùng hoàn cảnh đều được nhân đôi so với lương. Đó là chưa kể đến những thời kỳ cao điểm thì thu nhập hàng tháng của cô còn cao hơn mức này.

    “Không biết các trường khác thì thế nào, làm sao mà tăng thu cho những đối tượng không thể làm thêm như chúng tôi. Nhưng tôi thấy các thầy cô dạy môn phụ kêu nhiều lắm”, cô nói.

    Theo tìm hiểu của VietNamNet, ngay cả một giáo viên dạy môn phụ nếu chịu khó, có quen biết thì vẫn có thể đi dạy thêm chính môn GDCD của mình ở các trường Dân lập. “Nhưng như thế phải nói quả thực vất vả. Tôi đã làm thử rồi mà cuối cùng cũng phải bỏ”, cô Mỹ kể lại.

    Không riêng gì GDCD, ngay cả giáo viên dạy những môn sẽ nằm trong chương trình thi tốt nghiệm hoặc thi ĐH sau này như Sử, Địa, Sinh, … cũng có khi rơi vào bế tắc vì không có khoản thu nào tăng gia cho cuộc sống.

    “Những môn học này thông thường phải lên cấp 3, thậm chí cuối cấp 3 mới bắt đầu được quan tâm và thực sự là quá kén người dạy cũng như người học. Vì thế nên phải nói tôi có những đồng nghiệp dạy những môn này mà vẫn phải làm thêm tay chân như thường”, cô Mỹ nói.

    Giáo viên mầm non: Sống nhờ chồng!

    Sinh năm 1980, hiện nay lương của chị H. (mầm non Đống Đa) vẫn dậm chân tại chỗ ở mức 1.1514 ngàn đồng/tháng.

    Mô tả ảnh.
    Giáo viên mầm non khó tìm cách tăng thu (Ảnh: C.Q)

    Chị H. cho rằng sở dĩ mình vẫn sống tốt được trong khi không thể làm thêm bất kể cái gì và vn bám trụ lấy nghề là vì may mắn lấy được một người chồng có điều kiện kinh tế, không đòi hỏi chị phải nỗ lực kiếm tiền mà chỉ cần ở chị một người phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc gia đình.

    Mỗi lớp học mầm non hiện đều đang trong tình trạng quá tải vì trường mới ra đời không kịp tốc độ tăng dân số. Vì thế, các giáo viên mầm non, đặc biệt là những giáo viên ngoài biên chế, luôn than thở về sự chênh lệch giữa chế độ đãi ngộ với công sức bỏ ra.

    Nhiều giáo viên mầm non đã phải tăng thu bằng cách nhận trông con giúp những phụ huynh không có điều kiện đón con sớm. “Mỗi ngày trông các cháu thêm 2 tiếng, mỗi tháng nhận từ phụ huynh thêm 150 ngàn đồng/cháu. Cố lắm là trông được khoảng 6 cháu/ngày. Tính ra mỗi tháng tôi có thêm 900 ngàn đồng từ việc làm thêm này. Cộng cả lương vào nữa mỗi tháng tôi cũng chỉ vỏn vẹn 2 triệu bạc. Mà sống giữa đất này, cố sẽ vẫn sống được thôi nhưng tôi thấy chật vật, ngột ngạt quá”, chị O., GV trường mầm non Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

    • Cẩm Quyên

    ,

    – Mọi người nói giáo viên dạy qua loa trên lớp để kéo học sinh về lớp học thêm thì oan cho giáo viên quá. Tôi cũng là một giáo viên THPT, tôi biết chỉ có những người không phải trong ngành mới nói như vậy (Bạn đọc dep136@yahoo....)

    Sau khi đăng bài viết “Thu nhập “siêu khủng” của giáo viên thành thị”, VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi, trong đó có nhiều người là phụ huynh, là học sinh – những đối tượng đã hiểu quá rõ về thực chất của việc dạy thêm, học thêm và thu nhập của giáo viên.

    Có hay không chuyện dạy cầm chừng trên lớp?

    Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng việc dạy thêm không có gì là xấu. Đây là nhu cầu chính đáng của học sinh và phụ huynh trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt này. Việc ép buộc học sinh học thêm cũng có thể có nhưng vô cùng hiếm. Phần lớn những giáo viên có đông học sinh theo học là những người có chuyên môn vững vàng, do đó họ chỉ có gạt bỏ bớt học sinh cho đỡ đông chứ không cần ép buộc.

    Nhưng tôi cũng phản đối ý kiến cho rằng giáo viên day trên lớp hời hợt để dành cho dạy thêm. Bởi vì thực tế mỗi tiết học trên lớp chỉ 45 phút trong khi phải làm bao nhiêu việc khác như: ổn định tổ chức (1->3 phút), kiểm tra bài cũ ( 10->15 phút) , rồi giảng bài mới theo quy định chương trình, củng cố, dặn dò, hướng dẫn về nhà...nên cùng lắm là hoàn thành quy trình 1 tiết học, đâu có thể nâng cao, mở rộng thêm kiến thức cho học sinh được?

    Ngoài ra, theo tôi học sinh phải đi học thêm nhiều chính là xuất phát từ lý do thi cử. Vì kiến thức học trong SGK rất đơn giản nhưng khi thi lại đòi hỏi phải có kiến thức rất sâu và rộng , mà điều này hoàn toàn không có trong chương trình! (Tôi cũng không biết các nước khác có như chúng ta không). (Bạn đọc Minh Xuân).

    Mô tả ảnh.
    "Mọi người nói giáo viên dạy qua loa trên lớp để kéo học sinh về lớp học thêm thì oan cho giáo viên quá"

    Bạn thử nghĩ xem, nếu một người giáo viên lơ là nhiệm vụ hoặc làm qua quýt công việc tại trường học thì có học sinh nào dám tin để đến học thêm không? Nếu họ không dạy tốt và có cố gắng trong việc trau dồi chuyên môn thì có ai dám học không? (Bạn đọc Minh Anh).

    Đây là những ý kiến ít ỏi trong số hàng trăm ý kiến phản hồi, cho rằng việc giáo viên dạy cầm chừng trên lớp để dạy thật ở lớp học thêm là rất hiếm. Đại đa số các ý kiến phản hồi mà VietNamNet nhận được đều đồng tình cho rằng có quá nhiều bất cập trong dạy thêm, học thêm hiện nay, nổi cộm nhất là chuyện dạy chính với dạy thêm khác nhau một trời một vực.

    Con tôi đi học thêm thường xin tiền 320 đồng cho một thấy/ tháng. Lớp có 20 cháu thì thầy đã có 6 triệu 400 ngàn tiêu vặt. Thầy lại có hai đến 4 lớp như vậy, đó là chưa kể tăng ca, ngày 2 lần thì thầy có khả năng dạy đến 8 lớp/ tháng. Vị chi thầy thu 48 triệu đồng/tháng.

    Tôi có thể khẳng định ngay là có không ít thầy cô dạy trên lớp cho học sinh rất qua quýt (hỏi han vbà kiểm tra bài vở của con hàng ngày là tôi biết ngay). Và như vậy các phụ huynh muốn con mình học tốt thì không có đường nào khác là phải đi học thêm, đấy là cách tạo nhu cầu của giáo viên! (Bạn đọc thuan_vd@yahoo....)

    Giáo viên kém chuyên môn cũng đua nhau dạy thêm!

    Bài viết đánh giá mặt trái của dạy thêm là đúng với thực tế hiện nay nhưng theo tôi thì chưa đủ.

    Vì như hiện nay, tôi thấy hầu như không giáo viên nào là không dạy thêm. Nhưng được thầy giỏi, cô giỏi đã đành. Đằng này, kể cả những giáo viên có chuyên môn kém cũng "bắt" học sinh học lớp của mình phải đi học thêm ở nhà mình. Còn nếu không đi thì ai cũng biết rồi đấy. Cho nên, vẫn phải cho con đi học ở lớp học thêm của cô giáo dạy chính, nhưng ngày nghỉ hoặc thời gian rảnh lại vẫn cho con đi học ở những nơi mình thực sự mong muốn.

    Chất lượng đào tạo học sinh hiện nay có rất nhiều vấn đề, học sinh lớp 9 không thuộc hằng đẳng thức, đa phần là học vẹt và không biết trình bày bài, .... (Bạn đọc Nguyen Truong Dung).

    Quả đúng như vậy đấy. Bây giờ có con mà không cho con đi học thêm thì coi như chưa cho con đi học. Các giáo viên thường có biểu hiện "khác lạ" ngay với em nào không đi học thêm. Vì sợ, lo cho con nên phải theo thôi ! Thời phải theo thời đi ngược lại là thấy ngay hậu quả (Bạn đọc Nam Sơn)

    Chết thôi, giáo viên giỏi thì dạy thêm đã đành, còn giáo viên kém (nói thằng ra là dốt) cũng bắt học sinh đến nhà học, không học thì bị điểm kém. Khổ thân mấy cháu học tiểu học quá, bố mẹ dở khóc, dở cười vì chuyện học thêm. (Bạn đọc Trần Lan Anh).

    Cần rà soát lại danh sách các HS không đi học thêm với HS học thêm, nếu có sự chênh lệch quá cao, thì xử lý, vì đây là việc trù úm, kiếm tiền vô nhân đạo. (Bạn đọc Trần Hùng)

    Những giả dối, khuất tất

    Con tôi không đi học thêm, không may bị ốm nghỉ một bữa là hôm sau biết mặt ngay. Cô sẽ gọi lên bảng truy bài và cho điểm 0 để rằn mặt. Hơn nữa, cô giáo thường cho bài kiểm tra hoặc bài tương tự chuẩn bị kiểm tra cho học sinh làm trước trong những buổi học thêm nên số học sinh đi học thêm điểm thường cao hơn các học sinh khác không đi học thêm. chỉ tội cho bọn trẻ về khóc sụt sùi xin bố mẹ cho học thêm.


    Tôi cho rằng học thêm nên cũng như các ngành khác, phải hành lập ra trung tâm hẳn hoi, phải có số phòng tối thiểu và phải có điều kiện hành nghề, phải quản lý nghiêm minhchứ thấy cấm mãi mà không thấy ăn thua gì cả! (Bạn đọc Nguyễn Vân Anh).

    Mô tả ảnh.
    Một xã hội mà ai cũng phải "chân ngoài dài hơn chân trong” thì không thể phát triển được, đặc biệt là đối với lĩnh vực giáo dục

    Cô giáo của con tôi dạy cả tuần không nghỉ tối nào mỗi buổi cũng khoảng 500 ngàn đồng. Tình trạng này cần được xem xét. Khi học các cô bắt học sinh phải viết giấy xin học để khi nhà trường có hỏi thì bảo là học sinh tự nguyện xin được học thêm chứ không phải cô chủ động đứng ra tổ chức (Bạn đọc doiodoi_pro@yahoo....).

    Nhu cầu "học" của HS, nhất là HS yếu kém là điều tất yếu. Thế thì các em phải học thêm khi mà tiết dạy trên lớp không đủ để phụ đạo cho các em này là điều tất nhiên! Nhưng thực tế trong buổi "học thêm" ấy bị biến tướng thành lớp "học trước" để nhồi nhét kiến thức cho các em vì như thế dễ dạy hơn do không thể kèm cặp từng em, từng môn rất khó! (Bạn đọc Nguyễn Văn Ngọc)

    Liệu tất cả thầy cô có đóng Thuế Thu nhập? Chắc ít người tự giác đóng, vì không muốn để lộ mức Thu nhập. Vậy Bộ Giáo Dục và Đào tạo có biện pháp gì quản lý việc này để Thày Cô có thu nhập đàng hoàng và Đạo đức trong sáng ? Thầy Cô trốn thuế (vô tình hay cố ý?) thì khó mà dạy ra được 1 lớp người Việt Nam Giỏi và Trung thực được (Bạn đọc Việt Hùng)

    Theo ý kiến của tôi, là lương của cán bộ công chức nói chung đều không ổn, hay nói rộng hơn trong xã hội ta nhiều thứ không ổn. Mọi người đều phải cật lực làm thêm, làm nghề tay trái mới (bỏ công sức ra làm) đủ sống, nếu không làm thêm thì cũng có những khoản thu nhập ngoài khác, còn bộ phận khác thì có những thu nhập khác mà không cần bỏ công sức. thì thử hỏi cái việc kiếm tiền nào lương thiện hơn.

    Chương trình chính khóa rất nặng nề, giáo viên dạy cho kịp chương trình cũng đã mệt, học sinh cũng vậy, không học thêm thì thi đậu đại học mới là chuyện lạ (việc dạy thêm học thêm có từ thời GS Ngô Bảo Châu còn học cấp 3 tuy không rầm rộ như bây giờ).

    Nói như vậy không phải tôi biện minh hay ủng hộ cho việc dạy thêm học thêm nhưng ý tôi muốn nói là trong xã hội mình hệ thống giáo dục của VN mình có cái gì đó không ổn, từ dạy thêm học thêm, từ chuyện chạy trường chạy lớp, chạy bằng cấp và việc tiêu cực có mặt khắp các ngành nghề .... (Bạn đọc Quang Trụ).

    Không đi học thêm, bị cô “trù dập”

    Tôi có người cháu học lớp 1 trường tiểu học V.X.T (quận Long Biên, Hà Nội). Hôm tôi sang nhà cháu chơi, lúc đó là 6h chiều, không gặp cháu ở nhà,được cha mẹ cháu cho biết, cháu đi học về rồi cô giáo đưa về nhà cô học thêm luôn.

    Tôi thực sự bất ngờ và rất bất bình.

    Cháu tôi đi học ở trường từ 7 giờ sáng đến 16 giờ 30 chiều là vào nhà cô học luôn đến 19 giờ tối. Cháu thậm chí là không được nghỉ ngơi, ăn uống sau một ngày học tập căng thẳng và vất vả ở trường

    Tôi có hỏi bố mẹ cháu thì được biết, cô xếp lịch như thế thì phải chịu, cô day như thế để cô dạy được tăng 2 từ 19 giờ đến 21 giờ. Mẹ cháu bảo cháu đi học về nói rằng ở lớp cô không dạy gì, về nhà cô mới dạy, mà nếu không cho cháu đi học ở nhà cô thì đến lớp cô trù.

    Quá bức xúc nên tôi đi tìm hiểu,đúng như chị tôi nói,ở gần cổng trường tiểu học V.X.T có nhà hai cô giáo D. và N. Các cô đi dạy ở trường từ 7h sáng đến 16h30, hết giờ ở trường là các cô đưa học sinh về nhà dạy tiếp từ 17h đến 21h.

    Thật sự tôi không biết các cô giáo này dạy thế nào nhưng sau khi đưa các cháu vào nhà, lên tầng là cô khoá cửa. Ở đây tôi chưa dám nói đến chất lượng dạy và học nhưng các cô làm từ 7h sáng đến 21h đêm và các cô dạy cả tuần như vậy thì không hiểu các cô lấy sức đâu mà soạn giáo án, lấy sức đâu mà lên lớp?

    Điều đáng nói nữa là chất lượng phòng học, như nhà cô D. theo tôi quan sát thì phòng cô dạy học sinh rộng khoảng 10m vuông vậy mà mỗi ca học,cô dạy từ 30 đến 35 cháu. Cháu tôi đi học về bảo nóng và chật kinh khủng. Nhà cô N. thì cũng không khá hơn.

    Nhà nước ta đang tìm cách giảm tải cho học sinh cấp 1 thì các cô giáo ở đây đang đi ngược lại chính sách của nhà nước và tìm cách bóc lột học sinh. Khi đến khu vực nhà hai cô để tìm hiểu tôi con nghe được câu chuyện như sau: năm 2009,cô D. thu của các cháu là 15.000đồng/1 buổi, đến năm 2010,cô tăng giá lên 25.000đồng/1 buổi kèm theo lời giải thích la năm ngoái em thu 15.000đồng bị các cô khác mắng là phá giá nên năm nay em tăng giá cho các cô đỡ nói (?!)

    Thật sự khi nghe đến đây, tôi rất buồn. Thế hệ trẻ của chung ta đang được giao vào tay ai thế này? Các cô giáo trẻ bây giờ có đầu óc kinh doanh quá, lương tâm nghề giaó các cô đánh rơi hết rồi. Không biết thầy hiệu trưởng có biết việc làm của các cô này không? Được biết ngành giáo dục nước ta không cho phép dạy thêm, nhưng dường như các cô giáo này vẫn cố tình không biết và đang tìm mọi cách để kiếm tiền.

    Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm,chăm sóc và bảo vệ.Những người dạy các em phải là những người có tư cách đạo đức và tình người. Kiếm tiền là việc không ai cấm nhưng kiếm tiền như các cô giáo trường tiểu học V.X.T là điều không thể chấp nhận và cần phải lên án.

    • Bạn đọc Thiện Nhân

    • Cẩm Quyên (Tổng hợp)
    Bài 1:
    ,

    – Lương thấp, nhưng tại các thành phố lớn, không ít những giáo viên sống sung túc hoàn toàn bằng nghề!

    “Chân ngoài” dài hơn “chân trong” mấy chục lần?

    Tiểu học K.D là một trường luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều phụ huynh khi có con bắt đầu vào lớp 1. Trên các diễn đàn, rất nhiều thông tin liên quan đến trường này được các phụ huynh truyền tai nhau, trong đó đáng chú ý nhất là muốn con vào được trường điểm này (xin học trái tuyến), ngoài “quan hệ” quen biết sẵn có, mỗi người phải mạnh tay móc hầu bao chi thêm 1.000 USD/suất.

    Còn với các giáo viên dạy các bộ môn, cách tăng thu phổ biến là dạy thêm (dưới mọi hình thức: dạy thêm ở nhà riêng, dạy thêm tại trường, dạy thêm ở các trung tâm, vv…). Tuy nhiên, không chỉ có giáo viên trực tiếp giảng dạy mới có thể tăng thu nhờ dạy thêm mà ngay cả những người làm quản lý giáo dục trong các trường học cũng hưởng lợi lớn từ việc này.

    Trong đề tài “Nghiên cứu những hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm - học thêm và đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các hiện tượng tiêu cực đó trong giáo dục phổ thông ở TP.HCM” tiến hành năm 2004 của TS Nguyễn Thị Quỵ (Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐHSP TP HCM), một số liệu cho thấy có 45,3% học sinh ở TP HCM học thêm ở trường.

    Với hình thức dạy thêm ở trường, trong số tiền học thêm mà học sinh phải đóng có một khoản tiền gọi là “Quản trị phí”. Ban lãnh đạo trường có thể thu đến 15%-20% (và có nơi đến 40%) số tiền học phí học thêm, và khoản thu này gọi là "quản trị phí". Ban giám hiệu hưởng quản trị phí này, tính ra có thể đến mấy chục triệu đồng một tháng cho mỗi người!

    Sau giờ học chính trên trường là giờ học thêm bên ngoài (Ảnh minh họa: C.Q)

    Còn đối với thu nhập của giáo viên từ việc dạy thêm hiện nay, theo khảo sát của VietNamNet, mức này phụ thuộc các yếu tố như: Môn học, cấp học, độ “nổi tiếng” của các thầy cô, …

    Đối với việc dạy thêm ở trường, thông thường các thầy cô có thu nhập thêm từ 3-5 triệu đồng/tháng. Nghiên cứu năm 2004 của TS Quy cũng cho thấy: Ở các thành phố lớn, mức thu trung bình qua dạy thêm của một giáo viên có thể đến 4-6 triệu/tháng, ở những chỗ khác có thể là 1-3 triệu/tháng.

    Nhưng với những thầy cô đã có tiếng một chút thì hình thức dạy thêm phổ biến là dạy thêm ngay tại nhà hoặc lập nhóm để dạy thêm một cách quy mô.

    Tại một trong những trường THPT “danh giá” của Hà Nội là HN-Ams, không học sinh nào không biết tiếng cô V.A, thầy V. dạy toán, cô N. dạy văn. Không chỉ tự tổ chức lớp học tại nhà riêng, hiện nay, nắm được nhu cầu học theo khối của học sinh, đã có những nhóm thầy cô mà mỗi người là người dạy khá/giỏi nhất một môn ở trường đã tự lập thành một nhóm rồi tổ chức dạy các môn như Toán, Văn, Anh cho học sinh có nhu cầu.

    Các lớp học này trên phố Núi Trúc luôn đông đúc nhưng không ai không muốn vào. Bởi đây đều là những thầy cô dạy tốt nhất trường đứng ra mở lớp.

    Theo tìm hiểu của VietNamNet, thù lao cho một ca dạy thêm một lớp từ 50-60 học sinh tại đây không có giá dưới 1 triệu. Thậm chí, có một số giáo viên trong trường này còn “rỉ tai” nhau về mức thu nhập 60-70 triệu/tháng (gồm cả dạy thêm tập trung lẫn dạy tại nhà) của những giáo viên có chuyên môn rất tốt này.

    Với một thầy giáo dạy Toán có tiếng ở trường THPT K.L, nơi khá nhiều học sinh THPT đang theo học thì chỉ cần chậm chân là thầy đã không nhận bởi lớp học luôn trong tình trạng quá tải. Thầy thường duy trì lớp với sĩ số khoảng 12-15 học sinh, mỗi buổi học kéo dài 2 tiếng, giá mỗi buổi học là 600 ngàn đồng. Dạy kín cả tuần vào các buổi chiều tối (6h-8h), tính sơ sơ mỗi ngày 1 buổi thì thu nhập 1 tuần của thầy là trên 4 triệu đồng. Tính cả lương tháng, phụ cấp đứng lớp và thu nhập từ việc dạy thêm ở nhà của thầy giáo này cũng rơi vào khoảng 20 triệu đồng.

    Mô tả ảnh.

    Chạy sô dạy thêm ở các lò luyện là cách tăng thu được nhiều giáo viên, giảng viên lựa chọn (Ảnh minh họa: VNN)

    Ngoài ra, các thầy cô có tiếng cũng có thể đi dạy ở các trung tâm dạy thêm. Học sinh học thêm ở các trung tâm ở HN thường rỉ tai nhau về thầy T.V.B, dạy chuyên toán một trường ở quận Hà Đông, nổi tiếng về việc “chạy sô” dạy thêm và theo mô tả của học sinh thì thầy chuyên nghiệp đến độ “từ lúc bước vào lớp đến lúc ra về thầy chỉ nói và viết, sau đó ra về, cả buổi thậm chí không nhìn xuống lớp”.

    Có những ngày thầy B. dạy thêm đến 3 ca ở trung tâm mà giá mỗi ca như thế cũng không dưới ít nhất là 500 ngàn đồng. Nếu duy trì được nhịp độ này, mỗi ngày thầy B. thu về 1,5 triệu. Tính ra, một tháng thu nhập của thầy B. đã gấp mấy lần cả năm lương Nhà nước trả thầy ở trường thầy đang công tác.

    Theo những người công tác lâu năm trong ngành giáo dục, những trường hợp có thu nhập cao như thầy B. ở trên “không hiếm tí nào”, bởi nhu cầu học tập của xã hội ngày càng lớn với nhiều mức độ và hình thức khác nhau!

    Ngay từ năm 2004, nghiên cứu về thực trạng dạy thêm học thêm ở TP HCM đã cho thấy một thông tin đáng chú ý: có thầy nổi tiếng có tháng kiếm được đến 200 triệu đồng qua dạy thêm nhờ mật độ dạy thêm dày đặc!

    Ngao ngán nhìn lương

    Tổng thu nhập thực tế của một số thầy/cô dạy Toán, Văn tại trường HN-Ams có khả năng “gây sốc” cho giới giáo viên nhưng lương Nhà nước trả họ cũng rất “thường thường”: Thầy V. đã gần 50 tuổi, lương cũng chỉ được 3,6 triệu/tháng. Còn cô V.A năm nay đã gần về hưu nhưng lương cũng chỉ vỏn vẹn 3,9 triệu/tháng.

    Tại một trong những trường điểm của Hà Nội là Tiểu học K.D, có những giáo viên sinh năm 1971 vẫn đang nhận mức lương 1,3 triệu/tháng. Ngay cả Hiệu trưởng của trường Tiểu học này năm nay đã 48 tuổi, công tác trong ngành được trên 20 năm mức lương (đã bao gồm cả phụ cấp chức vụ) cũng chỉ vỏn vẹn 3,4 triệu đồng/tháng. Còn lại đại đa số đều dừng ở mức trên 2 triệu đồng/tháng.

    Thâm niên hơn Hiệu trưởng trường Tiểu học K.D 10 năm nhưng Hiệu phó trường Tiểu học K.L, một trong những trường tiểu học top đầu của TP Hà Nội, cũng dừng ở mức gần 3,7 triệu/tháng (đã bao gồm phụ cấp chức vụ), tức chênh nhau 300 ngàn/tháng. Số giáo viên có mức lương trên 3 triệu/tháng ở trường này chỉ đếm trên đầu ngón tay và đó đều là những người đã sắp nghỉ hưu.

    Các trường THPT, do được thực hiện nghị định 43 về tự chủ tài chính, thu nhập của giáo viên có tăng thêm một chút (khoảng 300 đồng/tháng).

    Với trường mầm non, tiểu học, THCS thì ngoài lương và phụ cấp đứng lớp (30%) do ngân sách Nhà nước chi trả không có thêm các khoản thu nào vì không thực hiện tự chủ tài chính.

    Tại trường Tiểu học Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội), bằng các cách tiết kiệm chi phí, kết hợp với việc mở dịch vụ dạy tiếng Anh Phonics – LBUK và thu tiền học phí, ông Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Khoản dư thừa do tiết kiệm, không sử dụng hết ngân sách nhà nước và khoản thu học phí học tiếng Anh này không phải được dùng để tăng thu cho giáo viên mà cho vào quỹ bình ổn lương dịp nghỉ hè hoặc tạo điều kiện để cho cán bộ công nhân viên nhà trường được đi nghỉ mỗi năm một lần vào dịp hè”.

    Cũng theo ông Hợp, ngoài dịch vụ học tiếng Anh như trên, trường tiểu học cát Linh không có thêm bất kỳ một dịch vụ xã hội hóa giáo dục nào để tăng thu cho giáo viên.

    “Có cái gì đó không ổn”

    “Phải nói những thầy cô kiếm tiền giỏi là những người có chuyên môn giỏi, họ xứng đáng được đãi ngộ cao. Xã hội lại có nhu cầu thì dạy thêm – học thêm là tất yếu và bản chất của nó cũng không có gì xấu. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, tôi thấy cái tâm của giáo viên hiện nay đã bị tiền làm cho thay đổi nhiều rồi.

    Ngày nay chúng ta khó mà tìm được những thầy cô nghèo mà vẫn hết lòng hết sức như cái thời học phổ thông của GS Ngô Bảo Châu nữa. Ngay tại ngôi trường nổi tiếng, danh giá mà tôi đã từng dạy, phải nói các thầy cô có nhiều học sinh kéo đến học thêm đúng là dạy giỏi thật, nhưng trên lớp họ dạy qua loa thôi, dạy cầm chừng để kéo học sinh đến lớp học thêm. Ai không đi thì điểm sẽ kém”, một giáo viên đã nghỉ hưu (đề nghị giấu tên) đã thẳng thắn bộc bạch.

    Mô tả ảnh.
    Từ thực tế trên, vị giáo viên đã nghỉ hưu nhìn nhận: “Những khoản thu khổng lồ như thế, chúng ta không kiểm soát được. Có quá nhiều thứ không ổn, không minh bạch trong chuyện dạy thêm học thêm hiện nay”.

    Cũng theo vị giáo viên này, để chứng minh được giáo viên dạy cầm chừng trên lớp để kéo học sinh đến lớp học thêm là vô cùng khó. Thế nào là dạy cầm chừng? Thế nào là dạy qua loa? .. Chỉ có học sinh là đối tượng duy nhất đánh giá được thầy cô đó đã dạy mình trên lớp khác với dạy mình ở chỗ học thêm như thế nào.

    Nhận định này cũng khá trùng hợp với kết quả khảo sát năm 2004 tại TP HCM cho thấy có tới gần một nửa (chiếm 44,2%) số học sinh được hỏi cho rằng học thêm thực chất là học kỹ hơn các nội dung đã học trên lớp, để hiểu rõ hơn những kiến thức và kỹ năng chưa được giảng dạy và luyện tập kỹ trong giờ học chính khóa.

    Trong khi đó, có 1/4 giáo viên được hỏi trong đợt khảo sát này (chiếm 25,9%) cũng đã thừa nhận rằng việc dạy thêm tràn làn như hiện này đã “dẫn đến những tiêu cực ở một số giáo viên”.

    Những tiêu cực đó là: phân biệt đối xử giữa học sinh có đi học thêm và không đi học thêm; không dạy hết chương trình quy định mà đem một phần chương trình vào dạy trong giờ học thêm.

    Đặc biệt, khi lương chính thức thì quá thấp nhưng thu nhập do dạy thêm quá cao (bằng nhiều lần lương chính thức) thì dạy thêm lúc này không chỉ là một biện pháp tăng thu nhập mà đã trở thành một công việc hấp dẫn, hấp dẫn hơn cả việc dạy chính trên lớp khiến giáo viên lơ là nhiệm vụ của mình hoặc làm qua quýt cho hoàn thành nghĩa vụ.

    • Cẩm Quyên

    Những quốc gia hào phóng nhất thế giới

    Thứ sáu, 10/9/2010, 11:05 GMT+7
    Australia và New Zealand là những quốc gia đứng đầu danh sách nước có nhiều người quyên tiền và dành thời gian làm thiện nguyện do Tổ chức hỗ trợ từ thiện có trụ sở tại Anh bình chọn. Hình ảnh trên Huffington Post.

    Australia là một trong những quốc gia hào phóng nhất thế giới. Cuộc khảo sát hồi tháng trước cho thấy, 64% người Australia sẵn lòng giúp đỡ một người lạ.

    Hàng xóm của Australia, New Zealand, cũng là quốc gia đứng đầu bảng làm từ thiện ấn tượng với 68% người dân nước này ủng hộ cho quỹ từ thiện.

    Có khoảng hơn 24.000 tổ chức tình nguyện trên khắp đất nước Ireland. Theo bản phụ lục World Giving, 35% dân số Ireland dành thời gian của mình để làm tình nguyện và hỗ trợ các tổ chức địa phương.

    64% dân số Canada quyên góp từ thiện. Một trong những Mạnh Thường Quân nổi tiếng của nước này là Jeffrey Skoll. Sau khi sáng lập ra eBay, Skoll tiếp tục thành lập công ty Participant Media và khuyến khích các tổ chức xã hội làm việc thiện.

    Là một trong những nước tiến bộ nhất thế giới, Thụy Sĩ tự hào về thành tích làm từ thiện của mình.

    Khoảng hơn một nửa người Mỹ bỏ tiền làm từ thiện tuy nhiên chỉ có 39% trong số này tình nguyện tham gia một tổ chức. 76% những người đó trên 50 tuổi.

    Người Hà Lan nổi tiếng là người vung tiền cho các tổ chức từ thiện. Đội tuyển chơi hockey quốc gia thường tổ chức các giải đấu để quyên tiền. Ngày 14/9 tới, một trận đấu sẽ diễn ra nhằm mục đích giúp các nạn nhân bão lụt ở Pakistan.

    Chỉ có 28% dân số Anh tình nguyện tham gia tổ chức thiện nguyện.

    Gần 70% người Áo dành một phần thu nhập của mình giúp đỡ người nghèo. Một trong số những người làm từ thiện nhiều nhất của nước này trong năm nay là triệu phú Karl Rabeder với 4,7 triệu USD.

    Lào đứng đầu các quốc gia làm từ thiện ở Đông Nam Á. Phần lớn người dân ở đất nước Phật giáo này tham gia vào nghi thức khất thực hàng ngày của các sư.

    Bình Minh

    BAODATVIET.VN | Ấn Độ cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc

    Cập nhật lúc :3:47 PM, 07/09/2010
    Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại Nam Á nên Ấn Độ phải cẩn thận, đề phòng, tờ The Times of India dẫn lời Thủ tướng Manmohan Singh.

    >> Súng lại nổ tại biên giới Ấn Độ - Pakistan

    Ông Manmohan Singh tuyên bố: “Trung Quốc muốn đứng chân ở Nam Á. Rất khó để biết vấn đề sẽ biến chuyển tới đâu. Do đó, chúng ta phải suy ngẫm về sự thực này. Chúng ta phải cẩn thận, sẵn sàng đối phó”.

    Chưa dừng lại, Thủ tướng Ấn Độ còn khẳng định Bắc Kinh có thể sử dụng Kashmir (vùng đất nước này đang tranh chấp với Pakistan) để kiềm chế New Delhi. Tuy nhiên, ông Singh cũng nhận định, thế giới đủ rộng lớn để hai nước hợp tác lẫn đấu tranh.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

    Tuyên bố trên của ông Manmohan Singh là sự kiện mới nhất trong hàng loạt diễn biến mà trong đó hai cường quốc lớn nhất châu Á chỉ trích lẫn nhau.

    Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á của ĐH Jawaharlal Nehru là Srikanth Kondapalli nhận định: “Ông Singh cho rằng Trung Quốc đã vượt qua giới hạn, ảnh hưởng tới chủ quyền của Ấn Độ. Dù kim ngạch thương mại song phương tăng nhưng Ấn Độ đang nhập siêu và cáo buộc Trung Quốc bán phá giá hàng hóa”.

    “Ngoài ra, Ấn Độ muốn tỏ rõ phản ứng gay gắt với Trung Quốc để Bắc Kinh biết đường mà xử lý”, ông Kondapalli nói thêm.

    Trong khi đó, nhà nghiên cứu Zhao Gancheng của Trung Quốc thì nhận định: “Sự thực là các khúc mắc giữa hai nước là do lịch sử để lại. Chúng không nên trở thành chướng ngại vật trên đường hai nước tăng cường hợp tác. Hiện hai bên không tin tưởng nhau lắm và đây là vấn đề đáng ngại”.

    Kim ngạch thương mại song phương tăng 30 lần từ năm 2000. Năm nay, hai nước đặt mục tiêu vượt 60 tỷ USD

    Theo Reuters, Trung Quốc “chống lưng” cho đối thủ của Ấn Độ là Pakistan, quốc gia ủng hộ nhiều nhóm ly khai ở Kashmir và tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Kashmir.

    Ngoài ra, Trung Quốc đầu tư nhiều tiền vào Pakistan và Sri Lanka, cũng như lĩnh vực khai mỏ và năng lượng ở Myanmar khiến Ấn Độ khó chịu. Tất cả khiến quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ chưa thể “hạ nhiệt”.

    Trước đó, Trung Quốc đánh bại Ấn Độ trong cuộc chiến năm 1962 nhưng tới nay, hai bên vẫn tranh cãi về việc Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ và những gì liên quan đoạn biên chung đang tranh chấp dài 3.500 km. Hiện Ấn Độ kiểm soát 45% diện tích Kashmir, Pakistan nắm giữ khoảng 1/3. Phần còn lại nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc.

    Cùng lúc, theo Reuters, Trung Quốc đang tìm mọi cách để tăng cường an ninh cho tuyến hải vận từ châu Phi về nước mình bởi đây là nơi vận chuyển 80% nhu cầu dầu của Trung Quốc.

    Huy Hoàng (theo Reuters)

    Nga Không có gì phải sợ Trung Quốc’

    Cập nhật lúc :4:56 PM, 07/09/2010
    Nga không có gì phải sợ Trung Quốc. Thông tin hàng triệu người Trung Quốc một ngày nào đó sẽ chiếm những vùng đất rộng lớn ở Viễn Đông của Nga đang bị thổi phồng, Thủ tướng Vladimir Putin khẳng định.

    >> Hải quân Trung Quốc bắt đầu tập trận

    Trước nhiều chuyên gia người Nga, ông Putin khẳng định: “Không có nguy cơ nào tới từ Trung Quốc. Chúng ta là hàng xóm hàng trăm năm nay. Chúng ta biết phải làm gì để tôn trọng lẫn nhau”.

    Sau đó, Thủ tướng Nga nhấn mạnh: “Trung Quốc không phải di dân tới Viễn Đông của Nga để tìm kiếm những gì họ muốn, như các khoáng sản chẳng hạn bởi chúng ta bán dầu và khí đốt cho họ. Hiện Nga vẫn còn nhiều mỏ than gần Trung Quốc và Bắc Kinh không muốn làm quan hệ song phương xấu đi”.

    Viễn Đông có dân cư thưa thớt, mật độ chưa tới hai người một km vuông, so với 50-100 người ở Trung Quốc.

    Tập đoàn tài chính Goldman Sachs dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2027. Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 8,7%. GDP đạt mức 4.900 tỷ USD. Cùng lúc, kinh tế Nga tụt 7,9%, GDP đạt mức 1.230 tỷ USD sau 10 năm bùng nổ kinh tế.

    Tương tự như ông Putin, nhiều nhà kinh tế cho rằng, việc Trung Quốc phát triển kinh tế không có hại. Ngược lại, con rồng châu Á còn kéo vùng Viễn Đông của Nga phát triển kinh tế, cũng như trở thành thị trường để lao động Nga sang làm việc.

    Nhà nghiên cứu Sergei Kazennov của Học viện khoa học Nga cho rằng, hai nước Nga, Trung Quốc sẽ hợp tác, cùng có lợi sau khi vừa giải quyết xong mọi tranh chấp liên quan tới lãnh thổ. Ngoài ra, Bắc Kinh chắc chắn không muốn gây xung đột bởi điều đó sẽ đe dọa sự phát triển kinh tế.

    Theo ông Kazennov, ngay cả Trung Quốc tăng cường sức mạnh quốc phòng cũng không đáng lo bởi Bắc Kinh chỉ nhằm mục đích bảo vệ an ninh và lợi ích kinh tế của họ mà thôi.

    Có ý kiến tương đồng, ông Vladimir Kumachev của Viện nghiên cứu an ninh và chiến lược quốc gia cho rằng, quan hệ Trung Quốc-Nga phát triển sẽ cân bằng sức mạnh với Mỹ. Bắc Kinh và Moscow đang chịu sức ép lớn từ Washington nên họ cần giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau chống lại siêu cường phương Tây.

    Ông Kumachev còn cho rằng, vùng Viễn Đông của Nga lạc hậu về kinh tế nên có thể phát triển nhờ tăng cường quan hệ và thu hút đầu tư từ Trung Quốc.

    Thủ tướng Putin khẳng định Nga, Trung cần hợp tác.

    Không lạc quan như ông Putin, Phó giám đốc Học viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Sharavin vừa có bài báo nhận định, việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quốc phòng đe dọa vùng Viễn Đông của Nga.

    Ông Sharavin cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự dọc biên giới với Nga có thể thổi bùng xung đột song phương. Ông kêu gọi Moscow cẩn trọng, đề phòng với việc Trung Quốc triển khai thêm quân lính tới vùng biên giới, cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận tại vùng này.

    Quân đội Trung Quốc khiến nhiều nước e ngại.

    Còn theo tạp chí Diplomat, ngoài lý do an ninh, Nga đang phải đối mặt với nguy cơ về việc người Trung Quốc có thể tràn vào vùng Viễn Đông, Siberia hẻo lánh.

    Theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, dân số Nga sẽ giảm 1/3 trong 40 năm tới. Tình hình ở vùng Viễn Đông còn “thê thảm” hơn khi người dân di cư sang những nơi có thời tiết ấm hơn, kinh tế phát triển hơn.

    Lấy khu vực hồ Baikal làm ví dụ. Dân số nơi đây giảm từ 8 triệu xuống 6 triệu trong bốn năm, từ 1998 tới 2002. Đáng ngại hơn là xu hướng này chưa dừng lại. Trong khi đó, ở bên kia biên giới, riêng ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc là Heilongjiang, Jilin và Liaoning có tới 110 triệu dân.

    Cộng với việc hai nước mở rộng cửa biên giới, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, người Trung Quốc có thể dễ đàng tràn vào, áp đảo người Nga về số lượng.

    Giám đốc viện Khổng tử ở Blagoveshchensk là Mikhael Kukharenko khẳng định: “Xét về mặt vật lý, có khoảng trống thì phải cần được lấp đầy. Nếu không có người Nga, sẽ có người Trung Quốc”.

    Phía Đông nước Nga rộng lớn nhưng thưa dân.

    Một nguy cơ khác của Nga chính là việc phía Tây nước này có rất nhiều tài nguyên, khoáng sản. Theo Diplomat, vùng Viễn Đông của Nga chứa hầu hết kim cương của nước này, 70% lượng vàng, nhiều mỏ lớn chứa dầu, khí đốt, than, gỗ, bạc, bạch kim, thiếc, chì, kẽm… chưa được khai thác.

    Trong khi đó, láng giềng Trung Quốc phát triển kinh tế thần tốc, luôn "khát: năng lượng, nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy, đất để trồng trọt…những thứ mà vùng Viễn Đông của Nga đang “để không”.

    Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành một nguy cơ không thể lảng tránh. Ngay cả Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng nhận ra tình trạng này và lên tiếng cảnh báo: “Nếu không đẩy mạnh phát triển Viễn Đông, chúng ta có thể mất tất cả”.
    Viễn Đông Nga có rất nhiều dầu, khí đốt. Ảnh minh họa.

    Trước tình hình đó, Moscow đã và đang tìm cách đưa người dân tới Viễn Đông và Siberia. Họ lập ra chương trình lớn để đưa người thiểu số Nga từ Trung Á tới vùng này.

    Đồng thời, Kremlin tìm cách hạn chế những mặt tiêu cực do khoảng cách lớn giữa hai miền Đông, Tây nước Nga tạo ra như mở thêm tuyến đường sắt, hạ giá vé máy bay, giảm số múi giờ xuống còn ba tới bốn để các doanh nhân ở miền Tây không gặp khó khăn khi làm việc với doanh nhân miền Đông...

    Chưa dừng lại, Moscow còn thúc đẩy kinh tế khu vực bằng cách tăng cường đầu tư, điển hình là cho thành phố Vladivostok, xây thêm nhiều cầu cống, đường cao tốc, khách sạn…để biến nơi đây thành cửa ngõ vào Thái Bình Dương .

    Nhà nghiên cứu Mikhail Shinkovsky nhận định: “Trong những năm 1990, Nga sai lầm khi cho rằng Moscow là trái tim của nước Nga và Viễn Đông, Siberia chỉ là cái đuôi mà thôi. Điều này đang thay đổi bởi châu Âu không thích nước Nga. Ngược lại, ở Viễn Đông rộng lớn, Nga có nhiều hàng xóm. Có thể họ không thực sự thích Nga nhưng cũng chẳng nghĩ chúng ta xấu như người châu Âu”.

    Đã tới lúc Moscow phải đánh thức vùng đất phía Tây bởi chỉ có như vậy, nước này mới có hy vọng tìm lại được ánh hào quang của quá khứ.

    Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt thì việc phát triển Viễn Đông, Siberia đóng vai trò quan trọng cả về địa chính trị lẫn kinh tế.

    Với diện tích khoảng 13 triệu km², Siberia và vùng Viễn đông chiếm tới 77% lãnh thổ Nga và rất giàu tài nguyên khoáng sản, khi sở hữu gần như tất cả các loại kim loại có giá trị. Một số mỏ ở Siberia ước tính có trữ lượng lớn nhất thế giới như nikel, vàng, chì, kim cương, bạc, hay thiếc.

    Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực có chứa các bể dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ. Siberia cũng là nơi cung cấp tới 10% lượng cá đánh bắt toàn cầu từ khu vực biển Okhotsk.

    Với vị trí trung tâm lục địa Á – Âu, để giữ vai trò ảnh hưởng đối với khu vực và phát triển kinh tế thì Nga bắt buộc phải tăng cường khai thác tiềm năng khu vực này.

    Nga đang nỗ lực củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng như hiện đại hoá và mở rộng các tuyến đường sắt xuyên Siberia nối liền với Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, xây dựng đường ống dẫn dầu chạy từ thành phố Taishet, Irkutsk tới cảng Kozmino trên bờ biển Thái Bình Dương cung cấp cho các khách hàng châu Á – Thái Bình Dương.

    Trần Lâm (tổng hợp)

    Nga, Trung tập phương án chống Mỹ?

    Cập nhật lúc :4:09 PM, 10/09/2010
    Gần 5.000 quân nhân và trên 500 trang thiết bị kỹ thuật hôm qua bắt đầu tập luyện chống khủng bố trong khuôn khổ cuộc diễn tập Sứ mệnh hòa bình-2010 do các nước của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tiến hành.
    >> SCO trước bước ngoặt quan trọng

    Tham gia cuộc tập trận lần này có các nước thành viên SCO như Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tagikistan. Uzbekistan dù được mời nhưng không tham dự.

    Địa điểm luyện tập là Kazakhstan.

    Interfax đưa tin, cuộc tập trận diễn ra từ 9 đến 25/9 theo ba giai đoạn: thứ nhất là tham vấn tại Alma-Ata, thứ 2 là chuẩn bị chiến dịch chung chống khủng bố và cuối cùng là tiến hành chiến dịch.

    Tham mưu trưởng quân đội các nước SCO phát lệnh tập trận và cuộc diễn tập đang ở giai đoạn thứ nhất. Các tướng lĩnh đang tham vấn về những nội dung "huy động quân đội trong những tình huống khủng hoảng", trước khi bắt đầu hai giai đoạn sau.

    Cuộc tập trận chung gần đây nhất của SCO được tổ chức năm 2007 tại vùng Chelyabinsk thuộc Ural của Nga.

    Để tìm hiểu rõ hơn về cuộc tập trận của SCO, Ria Novosti phỏng vấn Phó giám đốc thứ nhất Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov. Ông này cho rằng, các cuộc tập trận của SCO rất quan trọng mà mục đích lớn nhất là ngăn chặn sự tái diễn của “cách mạng nhung” trong không gian hậu Liên Xô, giống như cách mạng Cam ở Ukraine và cách mạng hoa tulip ở Kyrgyzstan trước đó.

    Giải thích rõ hơn, ông Sivkov cho biết, chủ nghĩa khủng bố đang bị thổi phồng. Trong 10 năm qua, bọn khủng bố giết hại chưa tới 10.000 người. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh với lý do chống khủng bố đưa quân vào Iraq, Afghanistan và khiến số người chết cao hơn con số 10.000 rất nhiều lần.

    Nói cách khác, Mỹ đang cường điệu về nguy cơ do bọn khủng bố gây ra, biến nó thành cơ sở để mở rộng hoạt động quân sự, củng cố vị trí siêu cường trên thế giới. Họ tấn công các đối thủ chính trị dưới vỏ bọc chống khủng bố và không gian hậu Liên Xô đang là một trong những mũi tấn công của phương Tây.

    Các cơ quan bí mật của Mỹ đang tích cực hoạt động, gia tăng ảnh hưởng trong không gian hậu Liên Xô và họ không từ bỏ bất kỳ phương pháp nào. Trong bối cảnh đó, việc SCO tăng cường tập trận chung làm phương Tây lo lắng nhưng với các nước trong khu vực, đây là việc rất quan trọng trong việc ổn định an ninh, đảm bảo hòa bình, chống sự mở rộng của Mỹ và đồng minh.

    Còn nhà nghiên cứu Daniel Darling nhận định, Nga và Trung Quốc có nhiều lợi ích ở không gian hậu Liên Xô. Nga coi đây là vùng ảnh hưởng truyền thống từ hàng trăm năm nay. Còn với Trung Quốc, đây là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho họ phát triển kinh tế, nhất là dầu và khí đốt. Do đó, hai nước biến SCO thành công cụ “kiểm soát” khu vực.

    SCO tập trận để ổn định không gian hậu Liên Xô.

    Quá trình hình thành

    SCO có tiền thân là nhóm Thượng Hải 5 (Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan), được thành lập năm 1996. Tới năm 2001, Thượng Hải 5 kết nạp Uzbekistan và đổi tên tổ chức thành tên như hiện nay, một tổ chức an ninh chung liên Chính phủ.

    SCO được hình thành theo sáng kiến của Bắc Kinh với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô như Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan...

    Sau khi kết nạp thêm Uzbekistan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực. Năm 2003, SCO còn hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên.

    SCO ngày càng mở rộng.

    Tới năm 2005, thông qua việc cấp "Quy chế quan sát viên" cho các nước gồm Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ, SCO mở rộng được ảnh hưởng của mình không chỉ ở Trung Á mà còn cả ở các nước Nam Á.

    Hiện cả Iran, Ấn Độ và Pakistan đều mong muốn trở thành thành viên của tổ chức này. Mỹ cũng mong muốn làm quan sát viên nhưng chưa được chấp nhận.
    Nga và Trung Quốc là hạt nhân của SCO.

    SCO có tiềm lực rất lớn, chiếm 25% dân số thế giới, 60% diện tích lục địa Á, Âu... giúp SCO đủ tiềm năng làm đối trọng của NATO sau khi Khối hiệp ước Warsaw tan rã.

    Ngoài ra, SCO đang tìm mọi cách nâng cao vị thế, sức mạnh bằng nhiều biện pháp, nhất là khả năng thiết lập một loạt cơ chế chặt chẽ với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng kinh tế Âu-Á, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO). Nếu thực hiện thành công những kế hoạch này, tầm ảnh hưởng của SCO sẽ không chỉ giới hạn ở châu Á và Trung Á mà sẽ vươn tới tận châu Âu để đối trọng hữu hiệu với NATO.

    Nam Việt (theo Ria Novosti, Ruvr, China.org, Wikipedia)

    Mỹ triển khai 'siêu' máy bay tới gần biển Đông

    Cập nhật lúc :4:45 PM, 09/09/2010
    Mỹ triển khai máy bay trinh sát không người lái “siêu hiện đại” RQ-4 Global Hawk tới căn cứ Andersen trên đảo Guam từ 1/9, một quan chức không quân Mỹ ở Thái Bình Dương hôm qua tiết lộ.

    Quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ: “Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tối quan trọng với Mỹ. Do đó, chúng tôi tiếp tục đưa tới đây những gì tốt nhất của quân đội Mỹ như máy bay C-17, F-22 và giờ là RQ-4 Global Hawk”.

    Không quân Mỹ hiện hoàn tất việc xây dựng hầm chứa trên và các cơ sở cần thiết khác tại căn cứ Andersen. Do đó, ba máy bay RQ-4 Global Hawk có thể bắt đầu hoạt động từ đầu năm tới.

    Cũng theo nguồn tin này, việc triển khai các máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk sẽ cho phép Mỹ nâng cao hiệu quả làm việc với các đồng minh và đối tác, qua đó thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực. Ngoài ra, chúng có thể giúp Mỹ đối phó với những sự kiện bất ngờ, trong đó có hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

    RQ-4 Global Hawk là máy bay không người lái, có khả năng bay ở độ cao 18 km. Nó được trang bị camera công nghệ “cực cao” và máy nghe trộm “siêu nhạy”. Ngoài ra, phi cơ có thể hoạt động liên tục 28 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu.

    Cuối cùng, quan chức Mỹ tiết lộ: “Từ căn cứ Andersen, RQ-4 Global Hawk sẽ giúp Mỹ có khả năng ra quyết định từ khoảng cách xa, độ cao lớn tức thì. Đây là máy giám sát, theo dõi, thu nhận hình ảnh có độ phân giải cao trên toàn khu vực Thái Bình Dương”.

    Guam là một phần lãnh thổ của Mỹ, chỉ cách Tokyo khoảng 2.500 km về phía Nam và gần biển Đông hơn nữa, thuộc "chuỗi đảo thứ 2".

    Trong khi đó, theo nguồn tin của AP, quân đội Mỹ chuẩn bị tập trận quy mô lớn Lá chắn dũng cảm gần đảo Guam trong tháng này.

    Ham đội Thái Bình Dương hôm qua thông báo, một tàu sân bay, nhiều tàu lưỡng cư, lính thủy đánh bộ và không quân…sẽ tham dự sự kiện này.

    Mỹ chuẩn bị tập trận lớn. Ảnh minh họa.

    Chỉ trong vài tháng gần đây, Mỹ liên tục tập trận với các đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất là những nước nằm gần Trung Quốc; cũng như tăng cường tàu chiến, máy bay áp sát nước này.

    Trước khi tăng cường RQ-4 Global Hawk tới Guam, Nhà Trắng đồng ý bán cho Đài Loan 6,4 tỷ USD hàng loạt máy bay trực thăng chiến đấu Black Hawk, nhiều hệ thống vũ khí hiện đại khác; cũng như cân nhắc giúp Đài Bắc thiết kế, sản xuất tàu ngầm tân tiến... để thu hẹp khoảng cách với Bắc Kinh.

    Ngày 21/5, Mỹ thông báo triển khai tới căn cứ không quân Andersen, Guam và căn cứ không quân Kadena, Nhật Bản 24 siêu chiến đấu cơ F-22 Raptor, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 “đáng sợ” nhất thế giới”, có thể tàng hình, tấn công mặt đất và tác chiến trên không, cũng như thu thập thông tin tình báo và tác chiến điện tử. Việc này càng đáng chú ý hơn khi đây mới là lần đầu tiên F-22 được triển khai tới Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc.

    Tới ngày 5/7, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí cho Indonesia, quốc gia đang muốn mua máy bay chiến đấu F-16 và máy bay vận tải C-130H Hercules.

    Không chỉ gián tiếp chuyển vũ khí cho nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh Trung Quốc, Mỹ còn trực tiếp răn đe "con rồng châu Á". BBC đưa tin, trong lúc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Đông Hải, vào ngày 6/7, Mỹ điều ba tàu ngầm thuộc loại lớn nhất trong Hạm đội 7 tới các cảng ở châu Á – Thái Bình Dương.

    Đó là các tàu USS Michigan được điều tới Pusan của Hàn Quốc, tàu USS Ohio tới vịnh Subic của Philippines và tàu USS Florida tới Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Ba tàu này mang tổng số 462 tên lửa Tomahawk chuyên tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Một quan chức quốc phòng lâu năm ở châu Á được trích lời nói: "Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang kiên quyết duy trì vị thế thống lĩnh về quân sự ở khu vực”.

    Giải thích cho những hành động quân sự dồn dập, lộ liễu như trên của Mỹ, các nhà nghiên cứu chính trị đưa ra nhiều nhận định khác nhau.

    Theo Manichi Daily News, đây được coi là động thái của Mỹ nhằm tăng cường giám sát khu vực châu Á-Thái Bình Dương và bảo đảm an ninh cho tàu thuyền Mỹ trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tại khu vực, điển hình là biển Đông và biển Hoa Đông.

    Còn một số nhà phân tích nhận định, đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang kiên quyết duy trì vị thế thống lĩnh về quân sự ở châu Á. Mỹ muốn cảnh cáo Bắc Kinh và trấn an các nước khác trong khu vực, kể cả đồng minh lẫn không đồng minh của Mỹ, trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, nhất là hải quân.

    Còn theo BBC, Mỹ lo ngại nên tăng cường sự hiện diện, liên tục chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc tại Đông Hải và Nam Hải. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là Đô đốc Partick Walsh tuyên bố, các hoạt động của hải quân Trung Quốc "gây quan ngại cho tất cả các bên hiện có mặt ở Thái Bình Dương".

    Đô đốc Walsh cho rằng các chuyến bay trực thăng của hải quân Trung Quốc lại gần tàu chiến của Nhật Bản ở Đông Hải và Tây Thái Bình Dương hồi tháng 4 là "vô trách nhiệm". Ông cũng bày tỏ quan ngại về thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông.

    Về việc cho rằng Trung Quốc bắt đầu mô tả biển Đông như một trong các "mối quan tâm chủ đạo", Đô đốc Walsh khẳng định: "Đây là vấn đề khiến chúng tôi hết sức quan ngại".

    Lực lượng làm Mỹ cũng như nhiều nước lo ngại nhất chính là hải quân Trung Quốc bởi nước này đã và đang đầu tư mạnh cho hải quân. Tới nay, Bắc Kinh có tới 75 tàu chiến loại lớn, 62 tàu ngầm, trong đó là 10 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và ba chiếc được trang bị tên lửa đạn đạo tầm xa và đang đóng tàu sân bay.

    Chưa dừng lại, Trung Quốc còn liên tục củng cố quan hệ hải quân với những quốc gia châu Á – Thái Bình Dương như Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives, Seychelles, Mauritius và Madagascar ...khiến nhiều nước lo ngại.

    Theo một nguồn tin của hãng Kyodo, chi phí quân sự thực tế của Trung Quốc năm 2010 cao gấp 1,5 lần so với công bố chính thức của nước này (khoảng 80 tỷ USD), chiếm khoảng 2,5% GDP. “Đáng ngại” hơn nữa là dự kiến, con số này sẽ tăng gấp hai trong những năm sau năm 2010 và tăng gấp ba sau năm 2020.

    "Chuỗi đảo thứ nhất", "chuỗi đảo thứ hai" là khái niệm được một số học giả Trung Quốc đưa ra và có một số người cho rằng, đó là hai vòng vây của Mỹ.
    Trần Lâm (tổng hợp)

    Pháp phản đối Fidel Castro chỉ trích chính sách trục xuất người du cư Rom | RFI

    Thứ bảy 11 Tháng Chín 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 11 Tháng Chín 2010

    Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro đang đợi giới thiệu phần hai cuốn tự truyện, tại đại học La Habana (10/09/2010)
    Cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro đang đợi giới thiệu phần hai cuốn tự truyện, tại đại học La Habana (10/09/2010)
    REUTERS/Omara Garcia/Cuban Government National Information Agenc
    Thanh Phương

    Hôm qua, tại La Habana, nhân dịp giới thiệu phần hai cuốn tự truyện của ông, cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro đã tuyên bố rằng những người du cư Rom bị Pháp trục xuất là « những nạn nhân của một thứ lò thiêu Do Thái về mặt sắc tộc ».

    Bên lề cuộc họp của các ngoại trưởng Liên hiệp châu Âu tại Bruxelles hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero đã cho rằng : tuyên bố nói trên của ông Fidel Castro, năm nay 84 tuổi, là « không thể chấp nhận được ». Ông Valero nói : « Việc sử dụng danh từ lò thiêu Do Thái chứng tỏ ông Castro chẳng hiểu gì về lịch sử và coi thường các nạn nhân (của phát xít Đức) ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp nói thêm : « Việc ông Fidel Castro bây giờ quan tâm đến nhân quyền là cả một cuộc cách mạng ».

    Các vụ trục xuất người du cư Rom sống bất hợp pháp tại Pháp về Rumani và Bulgari, theo lệnh của tổng thống Nicolas Sarkozy, đã bị châu Âu chỉ trích, nhưng Paris xem đây là những biện pháp hoàn toàn hợp pháp.

    Cũng trong buổi giới thiệu sách nói trên, cựu chủ tịch Fidel Castro đã cải chính tuyên bố của ông về thất bại của mô hình Cuba. Theo ông Castro, khi đăng bài phỏng vấn trên trang web vào thứ tư vừa qua, hai phóng viên của tờ báo Mỹ The Atlantic đã diễn giải sai ý của ông. Trong cuộc phỏng vấn đó, khi được hỏi là mô hình Cuba có thể áp dụng cho các nước khác hay không, ông Fidel Castro đã trả lời rằng : « Ngay cả đối với chúng tôi, mô hình Cuba cũng không còn áp dụng được nữa ». Cựu chủ tịch Cuba khẳng định, câu trả lời của ông có nghĩa ngược lại hoàn toàn diễn giải của hai phóng viên Mỹ. Thế nhưng, ông lại không nói rõ phải hiểu tuyên bố của ông là như thế nào. Cựu chủ tịch Cuba chỉ cho rằng mô hình tư bản chỉ gây ra « khủng hoảng ngày càng trầm trọng ».

    Tuyên bố của Fidel Castro về thất bại của mô hình kinh tế Cuba đã gây nhiều tranh luận ở nước ngoài, nhưng người dân Cuba chẳng ai biết gì cả, vì báo chí trong nước không hề đăng lại. Tuyên bố này được cho là nhằm giúp cho người em Raoul Castro dẹp được những chống đối trong nội bộ chế độ để có thể thực hiện các cải tổ cần thiết nhằm vực dậy nền kinh tế Cuba đang bị khủng hoảng trầm trọng.

    Nhật công bố Sách trắng quốc phòng, lo ngại sức mạnh của Trung Quốc

    Thứ Bẩy, 11/09/2010 - 09:33

    (Dân trí) - Nhật Bản hôm qua đã công bố Sách trắng quốc phòng 2010 - trong đó bày tỏ lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, và Sách xanh ngoại giao đề cập các vấn đề lớn về quốc tế cùng chính sách ngoại giao của nước này.


    Đội phi cơ tiêm kích J-7GB của không quân Trung Quốc biểu diễn nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập binh chủng, ở ngoại ô Bắc Kinh ngày 3/9/2009

    Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2010 dày gần 490 trang, chia thành 3 chương đề cập đến đánh giá về môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, những vấn đề thiết yếu trong chính sách quốc phòng và công tác tăng cường năng lực quốc phòng của Nhật Bản cũng như các biện pháp quốc phòng.

    Sách trắng cho rằng tàu Trung Quốc đang gia tăng hoạt động trong khu vực, bao gồm cả trong vùng biển gần Nhật Bản. Sách Trắng lưu ý là Bắc Kinh đã không nói rõ về những dự án hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Vào tháng 3 vừa qua, Trung Quốc cho biết sẽ tăng ngân sách quân sự năm nay thêm 7,5% lên thành 77,9 tỷ USD, nhưng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, tổng chi phí quân sự của Bắc Kinh đã vượt quá 150 tỷ USD từ năm 2009, nếu tính cả các khoản chi tiêu không được ghi trong ngân sách chính thức. Sách trắng viết: “Sự thiếu minh bạch trong chính sách quốc phòng của Trung Quốc và những hoạt động quân sự của nước này là vấn đề đang gây quan ngại cho khu vực và cộng đồng quốc tế, kể cả Nhật Bản”.

    Sách trắng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, mà năm nay sẽ kỷ niệm 50 năm. Hàng chục căn cứ và 50.000 quân Mỹ vẫn là chỗ dựa chủ yếu của Tokyo trước mọi mối đe dọa. Sách cũng đề cập đến tình hình trên bán đảo Triều Tiên, các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trong các sứ mệnh như chống hải tặc ở vùng biển ngoài khơi Somalia và vịnh Aden, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Takesima còn Hàn Quốc gọi là Dokdo.

    Sách trắng được công bố đúng vào lúc Bắc Kinh và Tokyo phản đối nhau về vụ va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc với hai tàu tuần duyên Nhật Bản, dẫn đến vụ bắt giữ thuyền trưởng và toàn bộ thuyền viên của tàu Trung Quốc hôm 8/9 vừa qua. Vụ này xảy ra trên biển Hoa Đông, ở khu vực gần nhóm đảo nhỏ không có người ở, mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Hôm qua, Bắc Kinh một lần nữa yêu cầu trả tự do cho toàn bộ các thuyền viên Trung Quốc và thông báo hoãn tiến hành vòng thảo luận thứ hai với Nhật Bản về biển Hoa Đông, dự kiến được tổ chức vào trung tuần tháng 9 này.

    Cùng ngày hôm qua, Nhật Bản cũng công bố Sách xanh Ngoại giao 2010 đề cập các vấn đề lớn như tình hình quốc tế và chính sách ngoại giao của Nhật Bản.

    Về quan hệ với châu Á, Sách xanh viết Nhật Bản sẽ tích cực thúc đẩy chính sách ngoại giao trên cơ sở quan hệ đồng minh vững chắc Nhật-Mỹ và thúc đẩy sáng kiến xây dựng Cộng đồng Đông Á trong dài hạn. Đối với ASEAN, Nhật Bản nhấn mạnh chú trọng đặc biệt tới ASEAN trong quá trình hợp tác khu vực của Nhật Bản ở châu Á. Nhật Bản cũng sẽ cùng Trung Quốc và Hàn Quốc tăng cường quan hệ trên mọi cấp độ, thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như môi trường, kinh tế.

    Việt Hà
    Theo AP, Xinhua

    Thủ tướng Nhật trước nguy cơ 'đảo chính'

    Cập nhật lúc :11:14 AM, 07/09/2010
    Cựu Tổng thư ký đảng Dân chủ (DPJ) Ichiro Ozawa đang bám sát Thủ tướng Naoto Kan trong cuộc thăm dò nội bộ DPJ.
    Theo thăm dò của tờ Mainichi Shimbun đối với các nghị sĩ DPJ ở cả hai viện, ông Ozawa đang ngày càng rút ngắn khoảng cách với đối thủ Naoto Kan. Cụ thể, “tướng quân trong bóng tối” nhận được cam kết của 164 nghị sĩ. Trong khi đó, số thành viên DPJ khẳng định ủng hộ Thủ tướng Kan là 185.
    Mainichi Shimbun nhận định, ông Kan nhận được sự ủng hộ từ các phái của Bộ trưởng Giao thông Maehara, Bộ trưởng Tài chính Noda, Bộ trưởng Thương mại-Công nghiệp Naoshima, nhiều nghị sĩ địa phương và đa số đảng viên trên cả nước.

    Trong khi đó, ông Ozawa được phe của cựu Thủ tướng Hatoyama... Do vậy, giới quan sát cho rằng, “chìa khóa” của cuộc bầu cử sẽ nằm ở nhóm nghị sĩ trung lập, ước tính lên tới khoảng 90 người.
    Cơ hội dành cho hai ông ngang nhau theo kết quả thăm dò của các nghị sĩ.
    Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận Nhật Bản cho thấy, Thủ tướng Naoto Kan được người dân tín nhiệm ở cương vị này hơn so với các chính khách cùng đảng. Kết quả thăm dò của nhật báo Asahi Shimbun hồi cuối tuần trước cho thấy, 65% tổng số người trả lời rằng ông Kan thích hợp hơn trong vai trò Thủ tướng.

    Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ ông Ozawa chỉ có 17%. Cuộc khảo sát của nhật báo Yomiuri Shimbun cũng cho kết quả tương tự.

    Giới phân tích cho rằng, Thủ tướng Kan đang giành thế thượng phong bởi người dân Nhật Bản lo ngại về sự thay đổi liên tục người đứng đầu Chính phủ sẽ càng làm Nhật rối loạn.

    Một nguyên nhân khác là ông Ozawa đang phải đối mặt với nguy cơ bị truy tố vì liên quan tới các vụ bê bối quỹ chính trị. Đây cũng là nguyên nhân khiến “phù thủy” này phải từ chức Chủ tịch DPJ hồi tháng 5/2009 và Tổng thư ký DPJ hồi tháng 6/2010.
    Trà My (theo Xinhua)

    Nga đập tan âm mưu 'tạo phản' của Belarus và Kazakhstan

     baodatviet.vn:
    Cập nhật lúc :7:59 AM, 29/01/2010
    Belarus và Kazakhstan định hợp tác dầu khí, giảm phụ thuộc vào các mỏ dầu của Nga. Tuy nhiên, Moscow dễ dàng “đập tan âm mưu tạo phản".
    Từ lâu, Nga là nhà cung cấp, tài trợ dầu và khí đốt chính cho các nước từng thuộc Liên Xô nhằm duy trì “tình cảm tốt đẹp” của những nước này đối với Moscow. Theo đó, các “tiểu quốc” như Ukraine, Belarus...được phép mua dầu thô và khí đốt của Nga với giá rẻ, tinh chế chúng rồi bán sang Tây Âu kiếm lời.

    Lấy trường hợp Belarus làm ví dụ, trước ngày 1/1/2010, Nga bán cho Belarus 20 triệu tấn dầu trong năm 2009 với giá rẻ, miễn thuế. Minsk chỉ dùng 6,3 triệu tấn dầu miễn thuế này cho nhu cầu nội địa, số còn lại họ tinh chế rồi bán sang Tây Âu, thu hàng tỷ USD lợi nhuận mỗi năm. Còn nếu tính tổng cộng các ưu đãi về thương mại trong lĩnh vực gas, dầu, hàng hóa khác thì Nga dành cho Belarus khoản ưu đãi lên tới…50 tỷ USD.

    Nga bán rất nhiều dầu, khí đốt giá rẻ cho Belarus.
    Tuy nhiên, từ ba năm qua, Belarus dần thay đổi, cho rằng những ưu đãi của Nga là quá ít và bắt đầu xa lánh Nga, tìm kiếm lợi lộc từ phương Tây.
    Tới năm 2008, theo Christian Science Monitor, Belarus bắt đầu tham gia vào chương trình Đối tác phương Đông của Liên minh châu Âu, “chọc tức” Nga bằng cách từ chối đề nghị của điện Kremlin trong việc công nhận quy chế độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia và tới tháng 6/2009, họ lấy lý do “bận việc”, không tham dự cuộc họp thượng đỉnh về an ninh theo đề nghị của Moscow...
    Những giọt đắng này tích dần và kết quả là Nga không thể "nhẫn nhịn" thêm nữa. Giờ thì họ tin rằng, Belarus không còn thân thiện như thủa nào, không xứng đáng nhận ưu đãi về dầu, khí đốt như trước.

    Quan hệ Belarus - Nga không còn tốt đẹp như trước.
    Kết quả là tới ngày 31/12/2009, khi hợp đồng dầu khí Nga – Belarus hết hạn, Nga đòi Belarus trả thêm 2,5 tỷ USD cho khoản dầu mà họ bán cho Belarus với giá ưu đãi; cũng như tỏ ý muốn mua cổ phần trong các công ty năng lượng Belarus...
    Sang ngày 1/1, Nga giảm lượng dầu cung cấp cho Belarus, khiến nước này “run sợ” về một viễn cảnh lạnh giá như đầu năm 2009, khi Moscow dừng chuyển gas sang Kiev, khiến Ukraine, Liên minh châu Âu chìm trong băng tuyết hàng tuần liền.

    Tuy nhiên, Belarus không dễ đầu hàng, chấp nhận đề nghị của Nga, khiến quan hệ song phương căng thẳng.

    Châu Âu chìm trong băng giá hồi đầu năm 2009.
    Trong khi Nga – Belarus tranh cãi về hợp đồng năng lượng mới, ngày 19/1, một trong những đồng minh trung thành khác của Nga là Kazakhstan nhảy vào cuộc khi đề nghị thay Moscow, cung cấp dầu cho Minsk. Đại sứ Kazakhstan tại Belarus tuyên bố: “Kazakhstan sẽ cung cấp dầu cho các nhà máy lọc của Belarus”.
    Theo tạp chí Time, hành động của Kazakhstan là bình thường trong nền kinh tế tự do. Tuy nhiên, do Belarus, Kazakhstan thuộc vùng ảnh hưởng của Nga nên Moscow coi đề nghị của Kazakhstan là “lời đề nghị khiếm nhã”, việc Kazakhstan, Belarus liên kết là cuộc “tạo phản”.
    Sức mạnh Nga
    Trước “âm mưu” trên, Nga kiên quyết “trấn áp” và chỉ với vài động tác cứng rắn như "bỗng dưng cắt dầu" ngày 1/1, tăng giá dầu... thì tới sáng nay, điện Kremlin đã thành công khi buộc Belarus ký một loạt hiệp định, chấm dứt những tranh cãi về giá dầu.
    Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết, các văn kiện mới ký bao gồm “nhiều điều khoản bổ sung vào một hiệp định hai bên ký trước đó về việc vận chuyển dầu từ Nga sang Belarus, định giá dầu và tuyên bố chung về việc trung chuyển dầu từ Nga qua Belarus sang châu Âu”.
    Ông Sechin cũng dẫn lời Tổng thống Nga Dmitry Medvedev rằng, các hiệp định song phương vừa ký hôm qua “phù hợp với lợi ích của các công ty năng lượng Nga và điều chỉnh hợp lý lượng dầu Nga chuyển cho Belarus”.
    Belarus cần khoảng 8 triệu tấn dầu mỗi năm cho nhu cầu nội địa trong khi họ chỉ sản xuất được khoảng 1,7 triệu tấn. Đồng thời, mỗi năm họ xuất khẩu khoảng 14 triệu tấn dầu sang Tây Âu sau khi mua của Nga với giá rẻ.
    Phó thủ tướng thứ nhất của Belarus là Vladimir Semashko thì phải "ngậm ngùi" thông báo, Minsk sẽ chỉ nhận 6,3 triệu tấn dầu miễn thuế dùng cho nhu cầu nội địa trong năm 2010. Lượng dầu còn lại mà họ bán sang Tây Âu sẽ phải mua với giá cao hơn.
    Belarus sẽ phải mua hàng triệu tấn dầu của Nga với giá thị trường.

    Kết quả những hợp đồng trên cho thấy, cuộc “tạo phản” tới sáng nay đã thất bại thê thảm. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là kế hoạch "phản loạn" không có cơ sở. Thứ nhất, Kazakhstan cách xa Belarus chứ không gần như Nga, do đó họ không thể cung cấp lượng dầu lớn cho Minsk như Moscow đang làm.
    Chưa dừng lại, dù hướng Tây nhiều hơn trước nhưng tới nay, an ninh Belarus hiện vẫn phụ thuộc lớn vào Nga. Điều này được chứng tỏ qua lời thừa nhận của Tổng thống Belarus là ông Lukashenko rằng, việc gây căng thẳng với Nga giống như Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko đã làm, có thể khiến sự nghiệp chính trị của ông chấm dứt.
    Do đó, dù phương Tây tiếp tục cáo buộc Nga đang sử dụng năng lượng như một công cụ chính trị để gây sức ép lên Ukraine và Belarus, những quốc gia trung chuyển nhiều dầu, khí sang phương Tây; rằng hành động của Nga sẽ khiến nhiều nước nhỏ như Azerbaijan, Armenia, thậm chí là Turkmenistan kết thân với phương Tây hoặc Trung Quốc... thì một thực tế vẫn đang tồn tại sừng sững tại châu Âu: Nga vẫn là cường quốc, ít nhất là trong lĩnh vực năng lượng và vị trí của họ chẳng dễ bị thách thức.
    Trước khi ký những văn kiện mới vào sáng nay, Nga đề nghị bán cho Belarus 6,3 triệu tấn dầu miễn thuế để Minsk dùng cho nhu cầu nội địa. Lượng dầu còn lại (khoảng 14 triệu tấn) mà Belarus mua của Nga, tinh chế trong nước rồi bán sang châu Âu, sẽ phải mua với giá cao hơn.
    Về phía Belarus, nước này đề nghị Nga cung cấp 30 triệu tấn dầu miễn phí và đe dọa sẽ tăng phí trung chuyển dầu từ Nga qua Belarus sang châu Âu từ mức 3,9 USD lên 45 USD mỗi tấn.

    Nam Việt (tổng hợp)