>> Hải quân Trung Quốc bắt đầu tập trận
Trước nhiều chuyên gia người Nga, ông Putin khẳng định: “Không có nguy cơ nào tới từ Trung Quốc. Chúng ta là hàng xóm hàng trăm năm nay. Chúng ta biết phải làm gì để tôn trọng lẫn nhau”.
Sau đó, Thủ tướng Nga nhấn mạnh: “Trung Quốc không phải di dân tới Viễn Đông của Nga để tìm kiếm những gì họ muốn, như các khoáng sản chẳng hạn bởi chúng ta bán dầu và khí đốt cho họ. Hiện Nga vẫn còn nhiều mỏ than gần Trung Quốc và Bắc Kinh không muốn làm quan hệ song phương xấu đi”.
Viễn Đông có dân cư thưa thớt, mật độ chưa tới hai người một km vuông, so với 50-100 người ở Trung Quốc. |
Tập đoàn tài chính Goldman Sachs dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2027. Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 8,7%. GDP đạt mức 4.900 tỷ USD. Cùng lúc, kinh tế Nga tụt 7,9%, GDP đạt mức 1.230 tỷ USD sau 10 năm bùng nổ kinh tế. |
Nhà nghiên cứu Sergei Kazennov của Học viện khoa học Nga cho rằng, hai nước Nga, Trung Quốc sẽ hợp tác, cùng có lợi sau khi vừa giải quyết xong mọi tranh chấp liên quan tới lãnh thổ. Ngoài ra, Bắc Kinh chắc chắn không muốn gây xung đột bởi điều đó sẽ đe dọa sự phát triển kinh tế.
Theo ông Kazennov, ngay cả Trung Quốc tăng cường sức mạnh quốc phòng cũng không đáng lo bởi Bắc Kinh chỉ nhằm mục đích bảo vệ an ninh và lợi ích kinh tế của họ mà thôi.
Có ý kiến tương đồng, ông Vladimir Kumachev của Viện nghiên cứu an ninh và chiến lược quốc gia cho rằng, quan hệ Trung Quốc-Nga phát triển sẽ cân bằng sức mạnh với Mỹ. Bắc Kinh và Moscow đang chịu sức ép lớn từ Washington nên họ cần giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau chống lại siêu cường phương Tây.
Ông Kumachev còn cho rằng, vùng Viễn Đông của Nga lạc hậu về kinh tế nên có thể phát triển nhờ tăng cường quan hệ và thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Thủ tướng Putin khẳng định Nga, Trung cần hợp tác. |
Không lạc quan như ông Putin, Phó giám đốc Học viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Sharavin vừa có bài báo nhận định, việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quốc phòng đe dọa vùng Viễn Đông của Nga.
Ông Sharavin cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự dọc biên giới với Nga có thể thổi bùng xung đột song phương. Ông kêu gọi Moscow cẩn trọng, đề phòng với việc Trung Quốc triển khai thêm quân lính tới vùng biên giới, cũng như tiến hành nhiều cuộc tập trận tại vùng này.
Quân đội Trung Quốc khiến nhiều nước e ngại. |
Còn theo tạp chí Diplomat, ngoài lý do an ninh, Nga đang phải đối mặt với nguy cơ về việc người Trung Quốc có thể tràn vào vùng Viễn Đông, Siberia hẻo lánh.
Theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, dân số Nga sẽ giảm 1/3 trong 40 năm tới. Tình hình ở vùng Viễn Đông còn “thê thảm” hơn khi người dân di cư sang những nơi có thời tiết ấm hơn, kinh tế phát triển hơn.
Lấy khu vực hồ Baikal làm ví dụ. Dân số nơi đây giảm từ 8 triệu xuống 6 triệu trong bốn năm, từ 1998 tới 2002. Đáng ngại hơn là xu hướng này chưa dừng lại. Trong khi đó, ở bên kia biên giới, riêng ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc là Heilongjiang, Jilin và Liaoning có tới 110 triệu dân.
Cộng với việc hai nước mở rộng cửa biên giới, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, người Trung Quốc có thể dễ đàng tràn vào, áp đảo người Nga về số lượng.
Giám đốc viện Khổng tử ở Blagoveshchensk là Mikhael Kukharenko khẳng định: “Xét về mặt vật lý, có khoảng trống thì phải cần được lấp đầy. Nếu không có người Nga, sẽ có người Trung Quốc”.
Phía Đông nước Nga rộng lớn nhưng thưa dân. |
Một nguy cơ khác của Nga chính là việc phía Tây nước này có rất nhiều tài nguyên, khoáng sản. Theo Diplomat, vùng Viễn Đông của Nga chứa hầu hết kim cương của nước này, 70% lượng vàng, nhiều mỏ lớn chứa dầu, khí đốt, than, gỗ, bạc, bạch kim, thiếc, chì, kẽm… chưa được khai thác.
Trong khi đó, láng giềng Trung Quốc phát triển kinh tế thần tốc, luôn "khát: năng lượng, nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy, đất để trồng trọt…những thứ mà vùng Viễn Đông của Nga đang “để không”.
Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành một nguy cơ không thể lảng tránh. Ngay cả Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng nhận ra tình trạng này và lên tiếng cảnh báo: “Nếu không đẩy mạnh phát triển Viễn Đông, chúng ta có thể mất tất cả”.
Viễn Đông Nga có rất nhiều dầu, khí đốt. Ảnh minh họa. |
Trước tình hình đó, Moscow đã và đang tìm cách đưa người dân tới Viễn Đông và Siberia. Họ lập ra chương trình lớn để đưa người thiểu số Nga từ Trung Á tới vùng này.
Đồng thời, Kremlin tìm cách hạn chế những mặt tiêu cực do khoảng cách lớn giữa hai miền Đông, Tây nước Nga tạo ra như mở thêm tuyến đường sắt, hạ giá vé máy bay, giảm số múi giờ xuống còn ba tới bốn để các doanh nhân ở miền Tây không gặp khó khăn khi làm việc với doanh nhân miền Đông...
Chưa dừng lại, Moscow còn thúc đẩy kinh tế khu vực bằng cách tăng cường đầu tư, điển hình là cho thành phố Vladivostok, xây thêm nhiều cầu cống, đường cao tốc, khách sạn…để biến nơi đây thành cửa ngõ vào Thái Bình Dương .
Nhà nghiên cứu Mikhail Shinkovsky nhận định: “Trong những năm 1990, Nga sai lầm khi cho rằng Moscow là trái tim của nước Nga và Viễn Đông, Siberia chỉ là cái đuôi mà thôi. Điều này đang thay đổi bởi châu Âu không thích nước Nga. Ngược lại, ở Viễn Đông rộng lớn, Nga có nhiều hàng xóm. Có thể họ không thực sự thích Nga nhưng cũng chẳng nghĩ chúng ta xấu như người châu Âu”.
Đã tới lúc Moscow phải đánh thức vùng đất phía Tây bởi chỉ có như vậy, nước này mới có hy vọng tìm lại được ánh hào quang của quá khứ.
Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt thì việc phát triển Viễn Đông, Siberia đóng vai trò quan trọng cả về địa chính trị lẫn kinh tế. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét