Chút Hà Nội xưa

VOVNEWS.VN
Cập nhật lúc : 12:45 AM, 02/10/2010
Đêm Hồ Gươm lung linh: Chút Hà Nội xưa



(VOV) - Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tối 1/10 đã diễn ra chương trình “Đêm hồ Gươm lung linh” với điểm nhấn là sự hội tụ của 1.000 bộ áo dài 3 miền

Hàng vạn nhân dân Thủ đô và du khách nước ngoài đã cùng hòa mình vào những ngày hội lễ.

Khán giả theo dõi và vui chung đêm đầu tiên của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã tỏ ra vô cùng hào hứng với những hiệu ứng laser quyến rũ trên mặt Hồ Gươm huyền ảo. Lồng vào bữa tiệc ánh sáng là những điệu nhạc sâu lắng, ấm cúng và cũng rất hào hùng về Hà Nội.

Điểm nhấn của “Đêm Hồ Gươm lung linh ” chính là buổi trình diễn áo dài trên cầu Thê Húc và xung quanh Tháp Bút. Dưới ánh nến lung linh, khán giả đã được chiêm ngưỡng 1.000 bộ áo dài thướt tha theo phong cách của cả 3 miền.

Năm bộ sưu tập áo dài được các người mẫu chuyên và không chuyên trình diễn ngoài trời theo lối đi từ phía trong đền Ngọc Sơn qua cầu Thê Húc, vòng qua hai bên mặt trái và phải của Tháp Bút.

Các thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu trong những tà áo dài càng trở nên cuốn hút và dịu dàng hơn với đóa sen hồng trên tay làm ngây ngất người xem.

Xen lẫn vào đó, hai bên Tháp Bút là những hình ảnh Hà Nội xưa thân thương, trìu mến và rất đỗi thân thuộc. Gánh hàng hoa, thầy đồ, xe kéo, người nặn tò he, thiếu nữ Hà Thành… tất cả đã đem lại cho đêm hội một không khí đậm chất văn hóa dân gian của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Xin chữ ngày Tết


Gánh hàng hoa


Thầy đồ bên Tháp Bút thể hiện sự hiếu học của người Hà Nội

Cầu Thê Húc được biến thành sân khấu trình diễn áo dài



Chiếc xe kéo mang lại hoài niệm về một Hà Nội rất xưa


Tò hè, trò chơi dân gian được trẻ em yêu thích


Học trò Hà Nội



Nón quai thao kết hợp với áo dài cách tân


Tím Huế


Pháo bông trong đóa sen làm cho nhiều khán giả bất ngờ

Hàng vạn khán giả đã có mặt tại Hồ Gươm để tham dự chương trình


Xuyên suốt đêm diễn là một không gian đậm chất văn hóa Hà Thành

Quang Trung

DOC nhận sai trong tính thuế chống bán phá giá tôm VN

Thanh Nien Online
02/10/2010 0:24

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố lại kết quả cuối cùng việc xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ tư đối với tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá của những công ty trong diện xem xét đều giảm xuống so với mức mà DOC công bố hồi tháng 8 rồi (mức phổ biến trước kia là 4,27%, hiện nay là 3,92%). Sở dĩ có chuyện này là vì 3 công ty Việt Nam đã chỉ ra những sai sót trong quyết định của DOC và yêu cầu tính lại mức thuế chống bán phá giá. DOC chấp nhận điều chỉnh nên mức thuế tính cho các công ty khác có mức thuế riêng rẽ cũng thay đổi do được tính dựa trên mức thuế trung bình của các công ty này.

N.Trần Tâm

Gia đình GS Lê Viết Ly trao học bổng hơn 1 tỷ đồng

VOVNEWS.VN
Cập nhật lúc : 9:25 PM, 01/10/2010

(VOV) - GS cùng gia đình trao tặng 400 suất học bổng, 99 suất quà cho giáo viên, cán bộ quản lý giỏi tỉnh Thanh Hóa

Ngày 1/10, Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hoá và Giáo sư Lê Viết Ly đã trao 400 suất học bổng của gia đình Giáo sư cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, 99 suất quà cho giáo viên, cán bộ quản lý giỏi và làm tốt công tác khuyến học khuyến tài ở địa phương. Tổng số tiền lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Lễ trao học bổng của UBND tỉnh Thanh Hóa

Giáo sư Lê Viết Ly (nguyên Viện Phó Viện Chăn nuôi Việt Nam) là người con của xứ Thanh, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hoá. Nhiều năm qua, Giáo sư Lê Viết Ly cùng gia đình đã luôn quan tâm sự nghiệp khuyến học, khuyến tài dành cho con em xứ Thanh.

Ông đã cùng với gia đình ủng hộ, xây trường và trao học bổng cho học sinh nghèo học giỏi Thanh Hoá với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng, con số này vẫn không ngừng tăng lên sau mỗi năm học./.

Theo TTXVN

Rua tai do: Khong tieu huy ma giet roi cap dong

BAODATVIET.VN
8:55 AM, 02/10/2010

Ngày 1/10, UBND tỉnh Vĩnh Long đã triệu tập cuộc họp với các ban, ngành liên quan và chấp thuận cho Công ty Caseamex giết rùa tại chỗ, vận chuyển, cấp đông và bảo quản trong kho lạnh (thay vì đem chôn).

<<Công ty Caseamex không cho tiêu hủy rùa tai đỏ>>
<<<<Vĩnh Long: Buộc Công ty Caseamex tiêu hủy rùa tai đỏ>>
<<
Xin lùi thời hạn tiêu hủy rùa tai đỏ>>
<<
Quyết định cuối cùng: Rùa tai đỏ phải bị tiêu hủy>>
<<
Buộc tiêu hủy hết rùa tai đỏ trước ngày 20/9>>
<<
Rùa tai đỏ, cá lau kiếng hiện diện khắp nơi>>
<<
Buộc Caseamex tái xuất hoặc tiêu hủy rùa tai đỏ>>


Ngày 1/10, UBND tỉnh Vĩnh Long triệu tập cuộc họp với các ngành có liên quan về việc tiêu hủy đàn rùa tai đỏ của Công ty Caseamex.

Tại cuộc họp này, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chấp thuận cho Công ty Caseamex giết rùa tại chỗ, vận chuyển, cấp đông và bảo quản trong kho lạnh (thay vì đem chôn như phương án trước) toàn bộ số rùa tai đỏ nuôi nhốt tại tại ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long.

Cuộc họp trên được tiến hành sau khi việc tiêu hủy rùa theo phương án luộc rồi đem chôn không thành vào ngày 30/9 do Công ty Caseamex không hợp tác và đề nghị cho giết rùa để đông lạnh.

Sau đó, Đoàn tiêu hủy rùa do Ông Liêu Cẩm Hiền - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn đã báo cáo sự việc lên UBND tỉnh Vĩnh Long.

Sau một thời gian chuẩn bị, đến 15g30 cùng ngày, Công ty Caseamex đã cho tiến hành giết mổ với sự giám sát của Đoàn kiểm tra gồm đại diện các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ.

Theo dự kiến, để giết hết đàn rùa tai đỏ này phải mất hết 3 ngày (tính từ ngày 15g30 ngày 1/10). Và trong buổi chiều 1/10, lực lượng nhân viên công ty đã giết được gần 100 con rùa tai đỏ đem cấp đông và bảo quản lạnh.

Tiêu hủy rùa tai đỏ: Nhùng nhằng!

Ngày 3 và 7/4, Công ty Caseamex đã nhập về 2 đợt RTĐ từ Mỹ với số lượng 40 tấn, tương đương 26.300 con để làm thực phẩm tươi sống theo giấy phép số 184/NTTS-GP ngày 5/3/2010 của Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN - PTNT). Công ty này đã đem rùa về nuôi nhốt tại Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản (ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long).

Ngày 11/8, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN - PTNT) đã làm việc với tỉnh Vĩnh Long để thống nhất các giải pháp xử lý đàn rùa tai đỏ đang được nuôi tại Vĩnh Long. Ông Vĩnh đề nghị doanh nghiệp phải tái xuất hoặc tiêu hủy đàn rùa chậm nhất là ngày 31/8/2010.

Ngày 1/9, Công ty Caseamex Cần Thơ đã có đơn gửi Tổng cục Thủy sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các cơ quan chức năng khác xin gia hạn tiêu hủy rùa tai đỏ.

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi công điện Số 19/BNN-TCTS đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ chỉ đạo Công ty CASEAMEX tiến hành việc tiêu hủy theo đúng quy định trước ngày 20 tháng 9 năm 2010.

Ngày 16/9, công ty Caseamex lại có văn bản số 71/CV.CSM.10 đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quyết định hành chính chính thức tiêu hủy rùa tai đỏ thì đơn vị này mới chấp hành tiêu hủy.

Ngày 17/9, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có công văn gửi Bộ NN - PTNT đề nghị Bộ NN - PTNT có ý kiến xử lý về việc CASEAMEX xin gia hạn thời gian tiêu hủy và ra quyết định hành chính.

Ngày 24/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định số 2110 về việc buộc CASEAMEX tiêu hủy đàn rùa tai đỏ. Thời gian tiến hành tiêu hủy được yêu cầu phải thực hiện là từ ngày 27 - 30/9.

Ngày 27/9, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex) gửi công văn xin dời ngày tiêu hủy lô rùa tai đỏ đến 5/10. Lý do là đơn vị này đã tìm được hợp đồng xuất lô rùa sang nước thứ ba (Trung Quốc). UBND tỉnh Vĩnh Long đã báo cáo Bộ NN - PTNT việc này.

Ngày 28/9, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT, đã ký công văn hỏa tốc số 3152 đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long kiên quyết thực hiện Quyết định số 2110 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về việc yêu cầu Caseamex thực hiện tiêu hủy lô rùa tai đỏ, không đồng ý cho Caseamex tái xuất rùa tai đỏ sang nước thứ 3 (Trung Quốc).

Ngày 30/9, Đoàn tiêu hủy liên ngành Vĩnh Long đã đến Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản - ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, để tiến hành tiêu hủy đàn rùa tai đỏ. Nhưng cuối cùng việc tiêu hủy bị thất bại. Và cùng ngày, Caseamex có công văn gửi UBND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị cho giết mổ rùa lấy thịt làm thực phẩm.

Ngày 1/10, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành công văn số 2989 đồng ý cho Caseamex giết mổ rùa tai đỏ, cấp đông, bảo quản trong kho lạnh.
Thành Công

Lý Công Uẩn - huyền thoại và lịch sử

1.000 năm Thăng Long - Hà Nội:

Khi tìm hiểu về sự ra đời, về tuổi thơ, và sự kiện lên ngôi, sáng lập ra vương triều Lý, dời đô đến một miền đất mới, của vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long - Lý Công Uẩn, người đọc thấy xung quanh Đức Vua là vô số những huyền tích và sự thật lịch sử đan xen.

Truyền thuyết xuất thân kỳ bí

Ảnh: Minh An
Ảnh: Minh An
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua họ Lý, húy Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Ninh. Mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua vào ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình thứ năm (974), thời Đinh”. Sách Việt sử thông giám cương mục viết: “Mẹ ngài là Phạm thị, đi chùa Tiêu Sơn, gặp thần nhân giao cấu, do đấy có thai, sinh ngài năm Giáp Tuất, Thái Bình thứ năm (974), thời Đinh”. Tại ngôi chùa tọa lạc trên sườn núi Tiêu ở huyện Từ Sơn ( Bắc Ninh), cuối thế kỷ XX, các nhà sử học đã phát hiện một sự thật lịch sử. Đó là những thông tin quý giá, hé mở sự thật về người đàn bà đã sinh ra Lý Công Uẩn. Những dòng chữ của tiền nhân còn lưu lại trên bia “Lý gia linh thạch” cho đời sau biết, người phụ nữ sinh ra Lý Công Uẩn tên thật là Phạm Thị Ngà. Bà là người làng Hoa Lâm, làm thủ hộ của nhà chùa, chuyên quét sân, làm vườn, và lo nhang đèn...

Sự đầu thai đã nhuốm mầu thần bí, rồi sự chào đời của Lý Công Uẩn, cũng vậy: “rồi một đêm, trời trong sáng lạ thường, có mây ngũ sắc xuất hiện, vị sư trụ trì ở chùa Ứng Tâm đã được báo mộng là ngày mai phải đón vua. Nhưng sáng sớm hôm sau chỉ thấy người đàn bà Phạm Thị Ngà xin tạm ở chùa, bà vừa sinh được một người con trai khôi ngô, trong lòng bàn tay lại có bốn chữ “sơn- hà-xã- tắc” đỏ như son.

Người thầy, người cha tinh thần

Cha là “thần nhân”. Được thế lực thần bí chọn nơi sinh là cửa nhà Phật. Khi chào đời có mây ngũ sắc xuất hiện, trên tay lại có bốn chữ thể hiện khí phách, hoài bão, sự nghiệp khác thường của Công Uẩn. Những điều đó hứa hẹn “đứa trẻ - Lý Công Uẩn - lớn lên không phải là người tầm thường”. Mẹ là thôn nữ, làm giám hộ ở chùa, có duyên với thần nhân. Như vậy có thể thấy, Lý Công Uẩn là kết quả của tình yêu giữa một người phụ nữ bình dân với một “thần nhân”. Lên ba tuổi được mẹ gửi gắm cho nhà sư Lý Khánh Văn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì, “vua sinh ra mới ba tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi”. Còn theo sách Đại Việt sử ký tiền biên: “năm 3 tuổi, mẹ bế đến nhà Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp, Khánh Văn nuôi làm con nuôi”. Năm Lý Công Uẩn 7 tuổi, Khánh Văn nhờ sư Vạn Hạnh (anh trai) ở chùa Lục Tổ dạy cho học. Vạn Hạnh thiền sư nhận thấy cậu bé Uẩn là người có tư chất thông minh, khí độ rộng rãi nên đã kỳ vọng rất nhiều. Sách sử chép rằng sư Vạn Hạnh lần đầu trông thấy Công Uẩn lấy làm lạ: “Đây là một người phi thường! Sau này lớn mạnh lên, tất có thể cứu đời, yên dân, làm chúa thiên hạ”. Sách Thiên Nam ngữ lục cho biết năm 20 tuổi, Lý Công Uẩn được Vạn Hạnh tiến cử vào triều. Ngài bắt đầu sự nghiệp bằng việc đi làm võ tướng dưới thời Tiền Lê, giữ chức Điện tiền quân và giữ chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005 – 1009). Hơn 10 năm tu tâm dưỡng tính, học tập dưới mái nhà Phật và được sự rèn cặp của thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành một người quả cảm, có học vấn và trí tuệ, được quần thần cảm mến, kính phục.

Lại nói về thiền sư Vạn Hạnh, người cha tinh thần, người thầy giáo, và người vạch ra con đường đi tới ngai vàng cho Lý Công Uẩn. Theo sử liệu thì thiền sư Vạn Hạnh sinh vào khoảng năm (938 – 939), ở châu Cổ Pháp (tương đương với thị xã Từ Sơn và Tiên Du ngày nay). Ông xuất gia ở chùa Lục Tổ. Sau hai mươi năm thụ giáo ở Đạo giả Thiền Ông, thiền sư Vạn Hạnh nổi tiếng là người thông minh, uyên bác, thâu nhập được những điều huyền vi của giáo lý. Lời nào thiền sư nói ra, dân chúng cũng đều cho là lời sấm ký. Các nghiên cứu về ông đều nhận định rằng Thiền sư Vạn Hạnh là: “một trong những nhân vật kiệt xuất nhất của thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ thứ XI”. Ông từng làm cố vấn cho Lê Hoàn và có ảnh hưởng lớn với nhà Tiền Lê. Với Lý Công Uẩn, ông đối xử thật sự thân tình, nuôi nấng, chăm chút với tình thương yêu như một người cha đối với đứa con của mình. Ông là người cha tinh thần của nhà vua, đã theo sát, dạy dỗ nhà vua từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Có thể nói rằng Vạn Hạnh thiền sư với Lý Công Uẩn là một người cha, một người thầy. Với vương triều Lý thì, ông là “nhà thiết kế” tài tình, như một kim chỉ nam – định đường đi nước bước cho một vương triều. Ông cùng với Đào Cam Mộc – một võ tướng thời đó đã phù trợ, ủng hộ Lý Công Uẩn lên ngôi, sáng lập vương triều Lý. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư thì, năm Vạn Hạnh 70 tuổi, một lần nói với Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn: “Vừa rồi, tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ, là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông thế nào. Thực là cái may ngàn năm có một...”

Lên ngôi - thuận ý trời, hợp lòng người

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn chép: “Trước đây ở thôn Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu sét đánh có chữ: “Thụ căn diểu diểu/ Mộc biểu thanh thanh/ Hòa đao mộc lạc/ Thập bát tử thành/ Đông A nhập địa/ Mộc dị tái sinh/ Chấn cung kiếm nhật/ Đoài cung ẩn tinh/ Lục thất niên gian/ Thiên hạ thái bình”. Có nghĩa là: “Gốc cây thăm thẳm/ Ngọn cây xanh xanh/ Cây hòa đao rụng/ Mười tám hạt thành/ Cành đông xuống đất/ Cây khác lại sinh/ Đông mặt trời mọc/ Tây sao náu hình/ Khoảng sáu bảy năm/ Thiên hạ thái bình”. Ở hương Cổ Pháp xuất hiện một con chó trắng trên lưng có chữ “thiên tử” lông đen. Cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ “Quốc”. Quanh mộ cha Lý Công Uẩn ban đêm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc họ Lý làm vua... Có người đem những điều đó hỏi Thiền sư Vạn Hạnh thì, được ông giải thích rằng: đó là điềm trời báo trước việc họ Lê mất, họ Lý nổi lên.

Dưới thời Tiền Lê, Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều vị cao tăng được mến mộ, trọng đãi. Lực lượng quân đội do Đào Cam Mộc lãnh đạo, còn Phật giáo mà Vạn Hạnh là một thiền sư tiêu biểu, là hai lực lượng chính phù trợ cho nhà Lê. Tuy nhiên, thời Lê Ngọa Triều, đã duy trì những chính sách tàn ác, dã man, khiến lòng người oán giận, mất đi sự ủng hộ của Phật giáo và quân đội. (Ngọa Triều là một vua nổi tiếng bạo ngược và tàn ác, lấy việc giết người làm trò giải khuây). Vì vậy mà trong nhân gian đã xuất hiện những bài sấm ký, đoán trước sự suy vong tất yếu của nhà Tiền Lê, và dự báo một triều đại mới đang manh nha. Lê Ngọa Triều băng hà, vua nối ngôi còn bé, đất nước đứng trước nạn ngoại xâm, và nội chiến...Một lần Đào Cam Mộc nói với Lý Công Uẩn “Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nổi nhiều khó khăn. Mọi việc phiền nhiễu thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác, mong tìm chân chúa...”. Lần sau lại nói “Người trong nước ai cũng nói họ Lý khởi nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, đó là cái họa không thể che dấu được nữa. Chuyển họa thành phúc chỉ trong sớm chiều. Đây là lúc trời trao người theo...” và “Thân vệ là người khoan thứ, nhân từ, lòng người chịu theo. Hiện nay trăm họ mỏi mệt, kiệt quệ, dân không chịu nổi, Thân vệ nên lấy ân đức mà vỗ về, thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, có ai ngăn được!”. Cuối cùng thì điều phải đến đã đến. Được sự ủng hộ của quân đội và giới Phật giáo, của quần thần trong triều, Lý Công Uẩn đã lên nắm triều chính. Đây là sự thay đổi vương triều thuận ý trời, hợp lòng người, nên đã diễn ra êm thấm, không đổ máu. (Theo PGS Lê Thành Lân, nhà lịch pháp học, ngày mà Ngọa Triều mất30 tháng 10 năm Kỷ Dậu ứng với ngày 19/11/1009. Hai ngày sau sự kiện Ngọa Triều ra đi, vua nối ngôi còn nhỏ dại, ngày mùng 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu, ứng với ngày 21/11/1009, quần thần đã đồng lòng suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra vương triều Lý đặt niên hiệu là Thuận Thiên). Năm ấy Lý Công Uẩn bước sang tuổi 35. Lịch sử dân tộc Việt lật sang trang sử mới. Theo soạn giả của Đại Việt sử ký toàn thư thì, sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi vua là “Vua ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận”

Cuộc thiên đô và tầm nhìn của bậc thiên tử

Kinh đô Hoa Lư nằm trên địa phận xã Trường Yên, huỵên Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, được bao bọc bởi hệ thống núi đá vôi hiểm trở. Với địa hình núi non sông suối bao bọc, Hoa Lư thích hợp với việc phòng thủ. Tuy nhiên với một triều đại mới, thời vận mới của dân tộc thì Hoa Lư dần dần bộc lộ những hạn chế. Kinh đô phải đảm bảo được yếu tố phát triển về mọi phương diện. Đó là phát triển kinh tế, văn hóa, ngoại giao với các nước, ổn định chính trị, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng dân...Theo Lý Công Uẩn thì, “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương” và điều đó đã khiến nhà vua “rất đau đớn”. Ý định dời đô nung nấu tâm can nhà vua. Quê hương của ngài ở miền Kinh Bắc cũng là một vùng phong cảnh hữu tình, sản vật trù phú. Mùa xuân năm Canh Tuất (1010), sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã về thăm hương Cổ Pháp. Phải chăng những chuyến đi về nơi chôn nhau cắt rốn cả khi chưa lên ngôi và sau này khi đã ở ngôi thiên tử, đã là một trong những gợi ý để nhà vua chọn nơi định đô sau này. Bởi vậy mà trong “Chiếu hỏi quần thần” (Chiếu dời đô), Nhà vua đã đưa ra chủ kiến “xem khắp nước Việt” chỉ thấy thành Đại La “là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Với tư duy đó về mảnh đất sẽ chọn để đóng đô, đã chứng tỏ Đức Vua là một bậc minh quân, có tầm nhìn xuyên thấu không gian, xuyên suốt thời gian: “thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng đất này, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh...”. Suy nghĩ thấu đáo, tham khảo ý kiến quần thần, chuẩn bị kỹ lưỡng, tháng 7 năm Canh Tuất khi tiết trời vào thu, Lý Công Uẩn cùng triều thần dời Hoa Lư ra thành Đại La. Các ghi chép của tiền nhân cho thấy, khi thuyền vừa cập bến ở chân thành thì, “rồng vàng hiện lên trên thuyền ngự”. Rồng uốn lượn như chào mừng nhà vua đến đóng đô ở vùng đất này. Vì vậy, nhà vua đã quyết định đặt tên cho kinh đô của triều đại mình là Thăng Long! Với khát vọng mãnh liệt “Thăng Long - Rồng bay” thể hiện khí thế vươn lên mạnh mẽ của vương triều Lý, cũng là mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của dân tộc Việt.

Quyết định sáng suốt của Lý Công Uẩn đã đem đến luồng sinh khí mới cho mảnh đất này và mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên văn minh Đại Việt.

Thương Hường (sưu tầm và biên soạn)

Thăng Long - Hà Nội từ Lý Thái Tổ đến Hồ Chí Minh

1.000 năm Thăng Long - Hà Nội:

1000 năm về trước, mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi sáng lập vương triều Lý, đã ban "Chiếu dời đô" từ kinh đô Hoa Lư về lập đô mới ở thành Đại La. Tương truyền, khi thuyền ngự vừa cập dưới chân thành thì rồng vàng xuất hiện. Coi đó là điềm lành, nhà vua đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long. Từ buổi đó, "Thăng Long - Rồng bay" đã đi vào lịch sử dân tộc, trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng mà nhân hậu "lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa", trở thành nỗi khát khao của bao thế hệ con dân nước Việt.

Hồ Gươm
Hồ Gươm
"Ai về ải Bắc ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ thủa mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"

(Huỳnh Văn Nghệ)

Thăng Long - Hà Nội miền đất cổ

Vùng đất Thăng - Long Hà Nội được hình thành cùng với lịch sử tiến hóa của vỏ trái đất, kinh qua nhiều giai đoạn tiến hóa khác nhau, trải bao lần biển tiến - biển lùi, bao phen "bãi bể nương dâu"…để có được "hình hài" như ngày nay.

Theo "Thần núi Rốn Rồng - thánh sông Tô Lịch" trích trong cuốn "Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long - Hà Nội" của Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản và phát hành nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội thì, "vào khoảng đầu Công nguyên, một nhóm người Việt cổ đi dọc dòng sông Mẹ, tìm chỗ định cư giữa đồng bằng lầy lội. Từ xa đã thấy núi Rốn Rồng nhô cao, lại có một nhánh sông Mẹ uốn quanh chân núi, vừa tiện đường thủy để đi lại vừa có nguồn nước mát để ăn uống, họ quyết định lập làng". Người già làng đầu tiên đứng đầu "hương Long Đỗ" họ Tô tên Lịch. Là người nhân hậu, tử tế, nên già được dân hương tôn kính. Đến khi "trăm tuổi" thường hiển linh phù hộ dân làng. Dòng sông quanh co uốn khúc quanh hương Long Đỗ được gọi là sông Tô Lịch. Đất lành chim đậu, thời gian thấm thoắt đưa thoi, người đến sinh cơ lập nghiệp bên dòng sông Tô mỗi ngày mỗi đông.

Năm 544, sau khi dựng cờ khởi nghĩa đánh thắng quân xâm lược nhà Lương, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu là "Thiên Đức" và đặt tên nước là Vạn Xuân. Năm sau, Lý Nam Đế cho xây dựng một tòa thành bên dòng sông Tô Lịch gọi là " Tô Lịch Giang thành". Tuy tòa thành được dựng chủ yếu chỉ bằng gỗ, và tre nứa, song, đó là tòa thành kiên cố đầu tiên của cư dân Thăng Long xa xưa. Lý Nam Đế cũng chính là người đầu tiên trong lịch sử chọn mảnh đất ven dòng Tô trong xanh để xây dựng trung tâm quyền lực đầu tiên của nước Việt.

Sử sách ghi chép lại thì, vào năm, 824 Lý Nguyên Gia đắp một cái thành nhỏ gọi là La Thành bên dòng Tô Lịch. Năm 866 Cao Biền (người nhà Đường sang cai quản Giao Châu) đã cho đắp lại thành lớn hơn và gọi là thành Đại La. Bốn mặt thành dài 1.982,5 trượng (6,6km); cao 2,6 trượng (8,67m). Bên ngoài đắp một con đê dài 2.125,8 trượng (7,09 km) bao bọc thành…Bên trong Cao Biền cho làm 55 lầu vọng địch, 6 úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi; dựng 400.000 nóc nhà cho dân ở. Thành Đại La do Cao Biền quy hoạch chính là địa điểm mà vị vua đầu triều nhà Lý nhắm tới trong kế koạch thiên đô của mình.

Thăng Long - Hà Nội "nơi thắng địa"

Vị vua sáng lập vương triều Lý sau khi đăng quang, đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của kinh đô - đầu não chính trị - đối với vận mệnh của đất nước nói chung và với vương triều nói riêng. Ngài cho rằng: Hoa Lư - kinh đô của hai triều vua Đinh và vua Lê đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc trong buổi đầu dựng nước. Đã góp phần "kháng Tống bình Chiêm" thắng lợi, dẹp yên cát cứ, thu non sông về một mối. Nay, vận nước đã chuyển, trước yêu cầu mới của lịch sử thì, "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp", không hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, bang giao với các nước. Điều đó khiến nhà vua ngày đêm trăn trở. Quyết định tìm đất định đô mới cứ lớn dần, chín dần, cho đến một ngày nhà vua ban "Chiếu dời đô". Việc thiên đô ra thành Đại La, mảnh đất nằm giữa ba con sông gần quê hương Cổ Pháp của Ngài là một sự lựa chọn sáng suốt của vị vua anh minh, có ý nghĩa lớn lao trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Sử gia Ngô Thì Sĩ trong "Đại Việt sử ký tiền biên" đánh giá rất cao: "Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng trăm họ giàu có, phía Tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền đông nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng Trạm, là nơi trung tâm của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể làm cho nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt thật không nơi nào hơn được nơi này" và "Lý Thái tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô…xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp".

Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới
Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa thế giới
Ý tưởng thiên đô là một quyết định quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn. Đó là một yêu cầu tất yếu của lịch sử, phù hợp với lợi ích của dân tộc. Ngài tìm nơi định đô bởi muốn tìm "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời", để "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu" và thành Đại La đô cũ của Cao Vương chính là "chốn hội tụ của bốn phương", là "trung tâm" của trời đất. Thuở đó, Thăng Long được giới hạn bởi ba con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc là sông Tô và phía Nam là sông Kim Ngưu với hàng trăm hồ lớn nhỏ bao bọc. Khu Hoàng thành được nhà Lý quy hoạch gần hồ Tây, với tám điện ba cung. Đó là trung tâm quyền lực chính trị, cũng là nơi sinh hoạt của hoàng gia. Triều Lý và các triều Trần, Lê…đã quan tâm xây dựng, kiến thiết kinh đô Thăng Long một cách khoa học, bài bản. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì, "vào thời điểm cách ngày nay 1000 năm mà một vị vua Việt Nam đã xây dựng thành lũy như vậy có thể sánh ngang các vị vua của Châu Âu cùng thời".

Dưới thời Lý - Trần - Lê…Thăng Long trải bao phen binh lửa, vẫn vững vàng ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang và kiên cường cùng dân tộc "phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đạp Thanh" làm nên những chiến thắng rực rỡ. Năm tháng qua đi, các triều vua nối tiếp nhau trị vì, Thăng Long vẫn được chọn là kinh đô của cả nước. "Nơi thắng địa này" ngày một phát triển, mở mang, sầm uất, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao… của dân tộc.

Thế kỷ thứ XVII, Thăng Long - Kẻ Chợ còn là nơi giao lưu buôn bán tấp nập, có quan hệ ngoại thương với nhiều quốc gia trong khu vực và thế gới. Năm 1831, Minh Mạng (Nhà Nguyễn) khi lên ngôi đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội (thành phố trong sông). Thời Pháp thuộc, người Pháp coi Hà Nội là một trong những trung tâm đầu não chỉ huy của chính quyền bảo hộ và đã tiến hành xây dựng một số khu vực ở Hà Nội…

Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh.

Kể từ thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình, một lần nữa Thăng Long xưa - Hà Nội nay khẳng định được vai trò lịch sử của mình trong tiến trình phát triển của dân tộc.

Lịch sử 1000 năm hình thành và phát triển của Thăng Long Hà Nội đã trải nhiều thăng trầm, có lúc rực rỡ huy hoàng, có lúc trầm lắng đau thương. Do nhãn quan chính trị của người đứng đầu đất nước nên, mảnh đất này, khi mang tên Thăng Long, khi Đông Đô, Đông Quan, khi Hà Nội. Có thời kỳ không giữ vị trí kinh đô. Song khí phách Thăng Long, cốt cách Thăng Long vẫn trường tồn với thời gian, rạng rỡ từng trang sử. Và điều đó càng được soi tỏ, được chứng minh một cách hùng hồn trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là: Mùa đông năm 1946 - Hà Nội "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"! Đó là: Trận "Điện Biên Phủ trên không" quyết liệt diễn ra trên bầu trời Hà Nội vào mùa đông năm 1972, đã góp phần chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh leo thang của không lực Hoa Kỳ ra miền bắc Việt Nam. Hà Nội cùng quân dân cả nước tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối. Suốt dặm dài của lịch sử đấu tranh bảo vệ non sông, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc; nhiều thế hệ sinh sống trên mảnh đất này đã cùng đồng bào cả nước hy sinh máu xương, quên đi niềm thương nỗi nhớ, quên đi hạnh phúc cá nhân để bảo vệ nền độc lập của dân tộc nói chung, bảo vệ Thăng Long Hà Nội - trái tim của cả nước nói riêng, mãi mãi trường tồn cùng đất nước. Cũng tại mảnh đất có "vượng khí đế vương muôn đời" này, kể từ 10/10/1954, ngày giải phóng Thủ đô khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp đến nay đã trở thành trung tâm quyền lực của nhà nước trong thời đại Hồ Chí Minh.

Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Quốc hội khóa 1, kỳ họp thứ hai, tháng 10 năm 1946 đã, quyết định Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi, tháng 7 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI quyết định Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất. Hiến pháp 1992; Nghị quyết 15-NQ/TƯ ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị một lần nữa đã khẳng định Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và ngoại giao của cả nước. Thăng Long Hà Nội ở vào thời đại Hồ Chí Minh đâu còn giới hạn bởi ba vòng thành, đâu chỉ vỏn vẹn có "36 phố phường", đâu chỉ là "thành phố trong sông", mà sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Thăng Long xưa Hà Nội nay, đã không ngừng phát triển về mọi mặt: không gian mở rộng hơn, dân số đông đúc hơn; kinh tế - văn hóa - xã hội...đều khởi sắc. Không những thế Thăng Long - Hà Nội còn được thế giới tôn vinh là "Thành phố vì hòa bình"! Là Thủ đô của "lương tri và phẩm giá con người"!

Việc định vị kinh đô Thăng Long, của nhà vua có tầm nhìn "thiên niên kỷ"- Lý Công Uẩn, là nền tảng để muôn đời con Lạc cháu Hồng xây dựng và phát triển thành Thăng Long - Hà Nội hôm nay. Đó là sự thật lịch sử sống động minh chứng cho vị trí đắc địa của vùng đất thiêng này. Ngày 1tháng 8 vừa qua, Hoàng thành Thăng Long - linh hồn của Thăng Long xưa đã được Ủy ban di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi "chiều dài lịch sử văn hóa, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú".

Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Mùa thu này, mùa thu năm 2010, Thăng Long-Hà Nội từ thời đại Lý Thái Tổ đến thời đại Hồ Chí Minh, đã trải 1000 năm lịch sử, đã tròn nghìn tuổi! nhìn lại lịch sử phát triển của dân tộc và lịch sử phát triển của Thăng long Hà Nội, kinh đô xưa Thủ đô nay, luôn là nơi "lắng hồn núi sông". Với sức mạnh của Thánh Dóng, với thế bay lên của rồng thiêng, Thăng Long - Hà Nội đã và đang vươn lên, nắm bắt vận hội mới, vươn tới những tầm cao mới, để mãi mãi xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, ngoại giao của cả nước. Mãi mãi xứng đáng với niềm tin tưởng của vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long; xứng đáng với niềm tin yêu và ngưỡng mộ của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế./.

Thương Hường (sưu tầm và biên soạn)

Bộ đôi quyền lực nước Nga nâng ly sữa

Thế giới - Dân trí:
Thứ Bẩy, 02/10/2010 - 16:01

(Dân trí) - Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin hôm qua đã cùng nâng ly sữa để chúc sức khỏe nhau khi hai người có cuộc trò chuyện và ăn trưa thân mật ở ngoại ô thủ đô Mátxcơva.

Bữa trưa do Tổng thống Medvedev tổ chức tại dinh thự Gordki của ông ở ngoại ô thủ đô.
Thủ tướng Nga Putin đã mang tới bữa trưa các sản phẩm nông trại truyền thống của Nga như một ổ bánh mì đen, một giỏ sữa tươi và sữa chua.


Ông Medvedev bật các bản nhạc yêu thích.

Hai nhà lãnh đạo đã nâng ly sữa và chúc sức khỏe nhau.

Thủ tướng Nga Putin cho biết ông đã được tặng các sản phẩm nông trại trên tại một triển lãm nông nghiệp mà ông tới thăm trước đó ở Mátxcơva.


Trong bữa trưa, bộ đôi quyền lực của nước Nga đã thảo luận các khía cạnh khác nhau về tình hình kinh tế, xã hội đất nước.

Họ cũng thảo luận việc khởi động các cuộc tham vấn với đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền để chọn thị trưởng Mátxcơva mới.


Ông Putin, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, cho biết ông sẽ bắt đầu các cuộc tham vấn sớm.
An Bình
Theo Ria

Bi hài trong “cuộc chiến ngoại hối” Mỹ-Trung

Vfinance

Nguyễn Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế ở California
Thứ bảy, 02/10/2010 9:08:06
Nhận định về “cuộc chiến ngoại hối” giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa ở California cho rằng đó chỉ là “một vở hài kịch” mà “các diễn viên” trong cuộc đều biết rất rõ.

Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chính trường và luật lệ nước Mỹ có nhiều điều ngoắt nghéo. Nội dung đạo luật hơn 2.600 chữ này không nêu đích danh Trung Quốc và rất mơ hồ, chỉ nói các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ mà giữ tỷ giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực 5% trong vòng 18 tháng thì có thể bị kiện. Và khi đã bị kiện, người ta có thể xem xét việc một số hàng nhập cảng vào Mỹ có dựa vào hối suất đó hay không. Nếu có, phía Mỹ có thể áp thuế nhập khẩu để cân bằng trở lại.

Sau khi nghiên cứu dự thảo luật, một cơ quan độc lập của Quốc hội Mỹ chuyên nghiên cứu vế vấn đề ngân sách và kinh tế dự đoán là nếu áp dụng dự luật này, phía Mỹ sẽ thu thêm được hơn trăm triệu USD và tiêu tốn 93 triệu USD cho việc thực thi...trong vòng 10 năm tới. Mười năm mới thu được vài chục triệu USD (???), trong khi mỗi ngày nước Mỹ nhập của Trung Quốc chừng 1 tỷ USD hàng hóa.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng nước Mỹ hiện đang đứng trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống. Đảng Dân chủ chiếm đa số cùng với nghị sĩ Cộng hòa đương nhiệm đều có thể mất ghế vào ngày 2/11 tới vì kinh tế sa sút, tỷ lệ thất nghiệp cao, bội chi ngân sách quá lớn và vay mượn tràn lan. Vì vậy, mà người ta tìm cách “hâm nóng một món dễ ăn là tỷ giá đồng nhân dân tệ quá thấp, để tranh thủ hậu thuẫn của các nghiệp đoàn và xu hướng bảo hộ mậu dịch”. Trước sức ép liên tục của ngành lập pháp, ngành hành pháp Mỹ như Bộ Thương mại và Bộ Tài chính đều tìm cách trì hoãn, thỏa hiệp tới 3 lần trong năm nay và cũng chỉ nói gián tiếp kiểu nước đôi “than phiền chút đỉnh” vì còn mong Bắc Kinh hợp tác trong nhiều vấn đề an ninh khác như Triều Tiên hay Iran.

Về kinh tế, các tập đoàn kinh doanh Mỹ có liên quan tới 60% lượng hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ. Các tập đoàn này đầu tư vào Hoa lục, giao cho doanh nghiệp Trung Quốc làm gia công với giá rẻ để rồi bán thành phẩm ra nước ngoài, trong đó có bán về Mỹ... Vì vậy, các doanh nghiệp này ít phàn nàn về tỷ giá đồng NDT. Ngày 28/9, Phòng Thương mại và 35 nhóm thương mại Mỹ đã gửi thư can ngăn Quốc hội và cho rằng việc gây áp lực kiểu này là “lợi bất cập hại”... Cuộc chơi này có rất nhiều ẩn ý và khôi hài nhất là khi biểu quyết đạo luật này, các vị nghị sĩ Mỹ chỉ nghĩ đến tranh cử hơn là thực sự lên án Trung Quốc.

Ngoài ra, dự luật của Hạ viện Mỹ mang mã số H.R. 2378 này vẫn chưa trở thành luật và còn phải đợi Thượng viện Mỹ xem xét và biểu quyết. Thượng viện Mỹ không thể thông qua trước thềm bầu cử và sau bầu cử thì lại chưa chắc hội đủ đa số phiếu. Ngay cả khi được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua, chưa chắc đạo luật này có thể làm thay đổi tình hình.

Khi chấp nhận Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cách đây 10 năm, phía Mỹ đã cài sẵn một điều khoản là các doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại trong giao thương với Trung Quốc thì có thể kiện lên WTO. Nếu thực tâm muốn tấn công Trung Quốc về tội cạnh tranh bất chính, phía Mỹ vẫn “còn nhiều vũ khí ác liệt khác về pháp lý” chưa được sử dụng.

Trước sự la lối ở Quốc hội Mỹ, Bắc Kinh “thường khéo ỡm ờ”. Ngày 19/6, Bắc Kinh hứa hẹn điều chỉnh tỷ giá đồng NDT và từ đó đến nay, chỉ nâng giá đồng NDT lên có 2% so với đồng USD, trong khi cũng biết rằng thực giá của đồng NDT phải cao hơn 20-40% khi đồng USD mất giá vì chính quyền vay mượn quá nhiều. Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ban lãnh đạo Trung Quốc cũng biết phải nâng giá đồng NDTđể dân chúng được hưởng thành quả lao động, nhưng không thể nâng quá nhanh vì nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ bị phá sản và dân thất nghiệp sẽ gây bạo loạn. Đây chính là cái khó của Trung Quốc.

Theo Tầm nhìn

Thang Long - Ha Noi: nho mua thu 1000 nam ay…

khoahocphothong.com.vn Thang Long - Ha Noi: nho mua thu 1000 nam ay…:

Thứ năm, 30/09/2010, 11:12 GMT+7

Hà Nội bước vào những ngày đại lễ 1000 năm. Gió heo may thoảng nhẹ mang nét đặc trưng mùa thu Hà Nội, những hàng cây cố nghiêng mình soi bóng nước Hồ Gươm mơn man gợn sóng. Hà Nội với mùa thu yên ả, những ngõ phố dịu dàng. Thủ đô đã 1000 năm tuổi, người Hà Nội tự hào với mùa thu năm ấy, mùa thu năm Canh Tuất (1010) nhà vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ, vị vua sáng lập triều Lý) ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Hà Nội ngày nay), xây dựng nên mảnh đất 1000 năm văn hiến.

Công cuộc dời đô của Lý Công Uẩn đánh dấu bước quan trọng lịch sử dân tộc, đất Thăng Long trở thành kinh đô suốt ngàn năm qua. Ông nhận thấy cần phải mưu toan nghiệp lớn, “tính kế cho con cháu muôn vạn đời”, thành Hoa Lư không còn phù hợp trở thành kinh đô nước Đại Việt. Địa thế Đại La được xem là “rồng cuộn, hổ ngồi”, vua Lý còn nhìn thấy rồng vàng hiện lên, sau đó đổi tên Đại La sang Thăng Long. Là nơi thắng địa, là nơi hội tụ của bốn phương. Lý Công Uẩn và các vua triều Lý kế nghiệp xây dựng đất nước hưng thịnh, ban bộ hình thư, xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám – hình thành nền giáo dục đại học đầu tiên của Việt Nam ngày nay. Quyết định của Lý Thái Tổ ngàn năm trước xây dựng kinh đô Thăng Long, để ngàn năm sau Hà Nội vẫn là thủ đô của nước Việt – là trái tim của cả dân tộc Việt Nam. Đó là quyết định sáng suốt, mang tính chiến lược của cha ông, người dân Hà Nội đang háo hức đón chào đại lễ 1000 năm, đại lễ tôn vinh bậc tiền nhân, những người con ưu tú của nước Việt từ ngàn xưa đến tận hôm nay chung tay xây dựng kinh đô. Thủ đô Hà Nội ngày nay trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa lớn của cả nước, vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và thế giới. Vinh dự được Trung tâm UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc

Gió thu thổi nhẹ như ru lòng khách bốn phương về thăm Hà Nội những ngày diễn ra đại lễ. Nước Hồ Gươm vẫn xanh thắm thuở nào, Tháp Rùa vẫn uy nghiêm soi bóng, biểu tượng in sâu vào lòng người dân thủ đô cũng như khách quốc tế. Nơi đây gắn liền với sử thi giữ nước, là nơi vua Lê (Lê Lợi) đến trả lại kiếm thần sau khi dẹp sạch bóng quân thù, Hồ Gươm vì thế còn mang tên là Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Gươm lãng đãng trong sương sớm, một không gian mờ ảo linh thiên, là nơi giao hòa trời đất, giữa hiện tại và ngàn xưa, giữa con người với thiên nhiên. Nhìn thẳng ra Hồ Gươm là tượng vua Lý Thái Tổ đặt trang trọng trong khu vườn hoa cùng mang tên ông. Nơi đây diễn ra buổi lễ mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đất Hà thành đang vươn mình thay đổi từng ngày, những đại lộ thẳng tắp, những tòa nhà hiện đại mộc lên cùng những trung tâm thương mại sầm uất. Nhưng Hà Nội vẫn còn đó những phố cổ, nét xưa và nhiều di sản vô giá cho con cháu muôn đời. Quần thể Hồ Gươm, Tháp Rùa, cầu Thê Húc – đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long…trở thành nhân chứng của cha ông nghìn năm dựng nước.

Đền Ngọc Sơn

Hà Nội mùa thu, gió heo may lành lạnh và lá vàng rơi khắp lối. Sắc thu Hồ Tây yên ả trầm buồn như nặng mang những nổi niềm hoài cổ. Nhiều người bảo rằng, nên đến Hà Nội mùa thu để cảm nhận nét đẹp của “cô gái có duyên ngầm”. Với tôi, Hà Nội mùa thu mơn man, mây bồng bềnh, trời xanh lơ đãng, gió thu se se lạnh buổi hoàng hôn - đủ rung động, đủ xao xuyến với những ai đến với Hà Nội.

Mùa thu này, đoạn đê sông Hồng khoác thêm chiếc áo mới – đó là bức tranh gốm sứ dài nhất thế giới (3.950m) do các họa sỹ, nghệ nhân dày công lắp ghép từ hàng triệu mảnh gốm, sứ suốt gần 3 năm qua. Mùa thu này Hà Nội sẽ có Đại lộ Thăng Long dài nhất Việt Nam ở phía Tây thành phố, mặt đường rộng tới 140m, tổng chiều dài 29km vừa thông xe. Công trình cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng tổng chiều dài 5,8km, mặt cầu rộng 38m, đạt kỷ lục Việt Nam, vừa khánh thành. Đi ngang qua Trung tâm hội nghị quốc gia, ai cũng hướng mắt về một công trình đồ sộ kiến trúc hình Kim tự tháp ngược độc đáo chào mừng đại lễ. Đó là Bảo tàng Hà Nội, nơi trưng bày giới thiệu hiện vật, văn hóa đặc sắc của Hà Nội 1000 năm. Cũng một ngày chớm thu, người dân Hà Nội dạo quanh Hồ Gươm bất ngờ nhìn chiếc đồng hồ khổng lồ bằng kiếng trong suốt đặt sát cạnh hồ (ngã tư Tràng Tiền – Hàng Khay). Đó là món quà của thị trưởng thành phố Bern (Thụy Sỹ) tặng Hà Nội mừng đại lễ. Chiếc đồng hồ có đường kính 13m, cao 1,8m, các công đoạn trang trí hoàn thiện cũng đang khẩn trương.

Đồng hồ khổng lồ do Thuỵ Sĩ tặng

Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi, những di sản ngàn năm trên đất kinh đô trở thành hồn thiên sông núi, là nhân chứng lịch sử, của dân tộc Việt anh hùng. Gió heo may sắp cuối mùa, người dân thủ đô, người dân cả nước đang rộn rã hướng về Hà Nội tự hào với mùa thu 1000 năm trước.

Khách du dịch đổ về Hà Nội

Văn Miếu


THANH TÂM

Trung Quốc thả 3 trong số 4 người Nhật bị giam giữ

Thanh Nien Online |
30/09/2010 11:53

(TNO) Sáng nay (30.9), ba công dân Nhật bị Trung Quốc bắt giữ với cáo buộc xâm nhập một khu vực quân sự đã được trả tự do. Tuy nhiên, người thứ tư vẫn tiếp tục bị giam giữ trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước vẫn chưa hạ nhiệt.

Theo tin Tân Hoa Xã, 3 người kể trên đã được thả sau khi thừa nhận vi phạm luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, người có tên Sadamu Takahashi vẫn bị quản thúc và điều tra vì quay phim trái phép các mục tiêu quân sự.


Vụ đụng độ tàu đã làm xấu đi đáng kể quan hệ Trung - Nhật (Ảnh: Reuters)

Hãng tin AP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Seiji Maehara xác nhận việc 3 người được thả, cho biết Nhật đang tìm kiếm “một giải pháp sớm” để Takahashi được tự do.

Được biết 4 người kể trên đều là nhân viên của tập đoàn Fujita, công ty xây dựng và phát triển đô thị của Nhật.

Fujita cho biết nhóm này đến Trung Quốc để chuẩn bị cho việc đấu thầu một dự án hủy bỏ số vũ khí hóa học do quân đội Nhật bỏ lại Trung Quốc vào cuối thế chiến thứ 2. Họ bị bắt vào ngày 21.9 vừa qua tại thành phố Thạch Gia Trang (Trung Quốc).

Giới quan sát quốc tế nhận định đây là đòn trả đũa của Trung Quốc sau vụ các thủy thủ trên tàu cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ.

Trước đó, tàu cá và tàu chiến Nhật đã đụng độ tại vùng biển gần hòn đảo tranh chấp giữa 2 nước. Phía Nhật sau đó đã thả toàn bộ thủy thủ, bao gồm cả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ nhận định kể trên, cho rằng không có mối liên hệ nào giữa 2 vụ.

Vụ đụng độ tàu đã khiến cho quan hệ Trung - Nhật xấu đi rất nhiều.

Tại một cuộc họp mới đây ở Liên hiệp quốc, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã “làm lơ” với nhau.

Đoan Nhật

SGGP:
Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc không đơn phương khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông
Thứ năm, 30/09/2010, 14:04 (GMT+7)

Trong cuộc gặp với một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa ngày 30-9 đã kêu gọi Bắc Kinh không đơn phương khai thác một mỏ khí đốt tại vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á này đang tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ và các nguồn tài nguyên.

Quan hệ Nhật - Trung trở nên xấu đi kể từ khi Tokyo bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc sau vụ tàu này va chạm với các tàu tuần duyên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản. Phía Nhật Bản đã thả viên thuyền trưởng này hồi tuần trước và ngày 30-9, Bắc Kinh cũng đã thả ba trong số bốn công dân Nhật Bản bị bắt giữ với cáo buộc xâm nhập các căn cứ quân sự cấm trên lãnh thổ Trung Quốc.

Lâu nay, hai nước cũng nảy sinh bất đồng liên quan tới hoạt động xuất khẩu khí đốt của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp bất chấp việc hồi năm 2008, Trung - Nhật đã nhất trí nguyên tắc giải quyết bất đồng này thông qua việc hai nước cùng nhau khai thác các mỏ khí đốt.

TTX

Choáng váng thiếu nữ xinh đẹp tử vong vì ăn kiêng

Chuyển động trẻ - VietNamNet:
,

Tháng 11 tới mới có kết luận cuối cùng về cái chết của nữ sinh Anh 16 tuổi Anna Wood sau hơn một năm ăn kiêng để giảm béo, nhưng nhiều người cho rằng, ám ảnh về vóc dáng dẫn tới rối loạn ăn uống là nguyên nhân của bi kịch làm đẹp.

“Nó không bao giờ béo. Chỉ hơi mũm mĩm một tí. Các cô gái tuổi đó thường vậy và thân hình chúng sẽ sớm trở lại bình thường một cách tự nhiên. Chúng tôi chỉ không có thời gian học cách giúp nó thôi. Tôi ngừng ăn kiêng sau 5 hoặc 6 tuần gì đó, nhưng nó tiếp tục giảm lượng thức ăn đầu vào. Nó giấu thức ăn trong tay áo và vứt đi khi tôi không nhìn”, bà Christine Gibson, mẹ của Anna sống ở thị trấn Wimbledon phía tây nam thủ đô London, nói.

Tám tháng sau khi ăn kiêng công khai và lén lút, cô nữ sinh Trường Trung học Wimbledon danh tiếng phải nhập viện.

d
Anna trước và sau khi ăn kiêng hơn 1 năm.
Cơ thể Anna có ít mỡ đến nỗi không thể giữ ấm, trong khi da nhăn nheo và sùi lên - dấu hiệu điển hình của chứng biếng ăn. Mất bốn tháng điều trị, Anna không thể tiếp tục việc học với ước mơ sau này trở thành kiến trúc sư.

Về nhà một thời gian, thiếu nữ này lại nhập viện vì u loét. Tuy nhiên, cơ thể quá gầy yếu không thể chịu được phẫu thuật. Sau đó, cô bị tổn hại não, liệt, hỏng phổi và cuối cùng chết sau một cơn đau tim.

Bố mẹ Anna kể chi tiết câu chuyện đau lòng về con gái họ trên báo chí với mong muốn các bậc phụ huynh nhận thức rõ sự nguy hiểm của chứng rối loạn ăn uống trước khi quá muộn.

(Theo TP)

Sẽ mưa rải rác trong 4 ngày đầu Đại lễ

Sự kiện - Dân trí:
Thứ Tư, 29/09/2010 - 17:19

(Dân trí) - Vào những ngày đầu tháng 10, diễn biến thời tiết khá phức tạp; nắng mưa thất thường. Dự báo Hà Nội sẽ có mưa rào và dông rải rác trong 4 ngày đầu, thời tiết có thể đẹp hơn trong 6 ngày còn lại của 10 ngày Đại lễ 1.000 Thăng Long.

Dân trí có buổi trao đổi với ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ về công tác dự báo thời tiết trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đang đến rất gần.

Được biết Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã triển khai xây dựng Đề án “Theo dõi, dự báo và Báo cáo Ban tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội thời tiết khu vực Hà Nội trước, trong và sau tổ chức Mít tinh diễu binh và diễu hành và Chương trình nghệ thuật ngày 10/10 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình”. Xin ông cho biết cụ thể hơn dự báo thời tiết trong dịp Đại lễ sắp diễn ra (1-10/10).

Theo tính toán của chúng tôi, trong 4 ngày đầu của Đại lễ có mưa rào rải rác về đêm và sáng sớm (1-4/10). Nhiệt độ từ 23- 30 độ C, lượng mưa 5 - 15mm; ngày 30/9 và 1/10, đêm và sáng sớm có mưa rào, ngày trời nắng, nhiệt độ từ 24 - 32 độ C, lượng mưa 10 - 25mm; từ ngày 2/10 đến 4/10, có lúc mưa rào và dông, nhiệt độ 23 - 29 độ C, lượng mưa 10- 25mm.

Từ 5-8/10 Hà Nội có thể bị ảnh hưởng bởi dải hội tụ nhiệt đới mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Nếu những nhiễu động này ảnh hưởng đến nước ta từ Bắc Trung Bộ trở ra thì Hà Nội sẽ có mưa. Ngược lại, những nhiễu động nhiệt đới này mạnh lên và đi lên phía Bắc hoặc Đông Bắc thì Hà Nội thời tiết sẽ đẹp, trời nắng nhẹ, không mưa.

Hai ngày còn lại còn phù thuộc vào nhiều yếu tố nên chưa thể xác định rõ xu hướng thời tiết.

Theo ông Bùi Minh Tăng, dự báo chính xác thời tiết trong dịp Đại lễ là một thách thức lớn. (Ảnh: T.Trầm)
Theo yêu cầu của Ban tổ chức Đại lễ, cơ quan khí tượng phải có những thông tin dự báo thời tiết có độ chính xác cao nhất, đặc biệt là những thông tin về thời tiết bất lợi (dông lốc, mưa lớn gây ngập lụt), nội dung bản tin phải cụ thể hơn cho từng khu vực, cho các quận nội thành Hà Nội, đặc biệt là khu vực Quảng trường Ba Đình và Sân vận động Mỹ Đình trong suốt quá trình tập dượt đến kết thúc Đại lễ. Đây có là những đòi hỏi vượt quá sức của ngành khí tượng không thưa ông?

Từ cuối tháng 8, Trung tâm đã tiến hành dự báo thời tiết tăng cường phục vụ các hoạt động kỷ niêm Quốc khánh 2/9. Qua đánh giá chất lượng dự báo của 24h chỉ đạt 85%, đặc biệt đã không dự báo được mưa dông ở phía nam Hà Nội vào sáng sớm 2/9.

Rút kinh nghiệm, kể từ hôm nay (29/9) toàn bộ cán bộ, chuyên gia của Trung tâm phải trực chiến 24/24, như những ngày có bão, thậm chí hơn thế.

Các trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn cho việc quan trắc, thu thập số liệu cũng được lắp đặt. Cụ thể, đã lắp đặt và đưa vào tác nghiệp 15 trạm đo mưa tự động trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, trong đó có một điểm ở gần quảng trường Ba Đình và một điểm ở gần sân vận động Mỹ Đình, truyền tự động số liệu, về TTKTTV để giám sát tình hình mưa thực tế và nhận định mưa cụ thể hơn.

Rất nhiều khách quốc tế đổ về Hà Nội mong muốn cùng đón Đại lễ với người dân Việt Nam. (Ảnh: T.Trầm)
Nhiều tỷ đồng đã được rót về nhằm mua sắm trang thiết bị máy móc, tăng cường khả năng dự báo thời tiết ở những khu vực trọng điểm diễn ra Đại lễ (khu vực Ba Đình và Mỹ Đình). Theo ông với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, việc dự báo thời tiết ở những khu vực này có đảm bảo tính chính xác cao?

2 trạm quan trắc các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, gió, mưa, khí áp…) cũng đã được tăng cường tại khu vực Ba Đình và khu vực Mỹ Đình, nhằm thu thập kịp thời, đầy đủ số liệu KTTV tại hai địa điểm diễn ra các hoạt động chính của Đại lễ. Tổng mức đầu tư các thiết bị này dự kiến khoảng 6 tỷ đồng.

Hiện chúng tôi đã cố gắng triển khai dạng dự báo hạn cực ngắn từ vài chục phút cho đến dưới 12 tiếng. Ví dụ trước mỗi trận mưa dông đều có thông báo trước 2 tiếng hoặc trước 15 - 30 phút.

Dù vậy, mùa mưa đến muộn nên vào những ngày đầu tháng 10 diễn biến thời tiết khá phức tạp. Nắng, mưa diễn biến rất nhanh, nên chúng tôi vẫn liên tục gửi bản tin dự báo về Ban tổ chức Đại lễ để cập nhật thông tin.

Xin cảm ơn ông!

Đề án “Mít tinh, diễu binh, diễu hành và chương trình nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với rất nhiều hoạt động như: Tiếp đón các đoàn ngoại giao quốc tế cao cấp, mít tinh, diễu binh, diễu hành và chương trình nghệ thuật…

Ước tính trong khoảng thời gian 30 ngày trước lễ kỷ niệm có hơn 700 sự kiện diễn ra tại 300 địa điểm trong phạm vi thành phố Hà Nội chào mừng Đại lễ.

Phạm Thanh (thực hiện)

Ông Nguyễn Mạnh Cầm tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Xã hội - Dân trí:
Thứ Tư, 29/09/2010 - 16:37

(Dân trí) - Chiều nay 29/9, bế mạc ĐH đại biểu khuyến học toàn quốc lần thứ IV. Đại hội đã bầu ra BCH mới và ông Nguyễn Mạnh Cầm nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
>> “Hội Khuyến học có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập”
>> Khai mạc Đại hội đại biểu Khuyến học toàn quốc lần thứ IV
Sau một ngày làm việc, Đại hội đại biểu khuyến học toàn quốc lần thứ IV đã kết thúc tốt đẹp. Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa mới với 108 vị, Ban Chấp hành đã bầu ra Ban thường vụ với 31 vị.
Ban Chấp hành Hội Khuyến học Việt Nam khóa IV (ảnh: Quốc Long)
Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội KH VN khóa III tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đại hội cũng đã bầu ra 8 Phó Chủ tịch Hội, trong đó 4 Phó Chủ tịch tiếp tục tái đắc cử là ông Phạm Tất Dong (kiêm Tổng thư ký), ông Trần Tình, Trần Xuân Nhĩ, Lương Ngọc Toản ; 4 Phó Chủ tịch mới là các ông Nguyễn Mậu Bành, Trần Quang Quý, Nguyễn Văn Hiệu, Phạm Thanh Phong.

Đại hội cũng đã bầu ông Nguyễn Thế Quang Ủy viên Ban thường vụ TƯ Hội khóa IV giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Việt Nam; ông Phạm Huy Hoàn, Ủy viên Ban thường vụ TƯ Hội khóa IV giữ chức Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam.

Đại hội cũng đã nhất trí cao với phương hướng nhiệm vụ, giải pháp về các hoạt động khuyến học nhiệm kỳ IV 2010 – 2015. Phát biểu tại đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý Hội Khuyến học Việt Nam cần tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh khuyến học khuyến tài; tiếp tục xây dựng các quỹ khuyến học, góp phần tạo động lực cho công tác khuyến tài; tiếp tục phát triển tổ chức hội rộng khắp ở các khu dân cư, trường học, cơ quan...

Hồng Hạnh

Hà Nội xưa trong mắt bạn bè quốc tế

Thế giới - Dân trí:
Thứ Tư, 29/09/2010 - 07:18

(Dân trí) - Những mảng thời gian của dĩ vãng được lưu giữ tới tận ngày hôm nay, nhất là lại qua sự thẩm thấu của bạn bè từ khắp năm châu, khiến người xem không khỏi rưng rưng, nao lòng nhớ.

Triển lãm ảnh “Hà Nội 1.000 năm qua con mắt bạn bè quốc tế” được tổ chức trên con phố Tràng Tiền, vốn gắn với nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa của Hà Nội, vào dịp thành phố đang chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Gần 200 bức ảnh được trưng bày như một cuộc hành trình ngắn, phần nào phác họa được bước chuyển mình lớn lao của Hà Nội từ quá khứ tới hiện tại. Song hành trình ấy được tạo dựng từ lăng kính của những người bạn đặc biệt, chứa chan tình cảm với Hà Nội: các Đại sứ, Phó đại sứ, các cán bộ ngoại giao đang công tác tại 17 Đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, như Ailen, Ba Lan, Italia, Palestine, Trung Quốc, Australia, Nhật, Pháp, Venezuela, UNESCO…

Xin giới thiệu với bạn đọc góc xưa của Triển lãm, góc khiến không ít những người xem đã từng đi qua và từng thân thuộc với nó không khỏi rưng rưng xúc động và nao lòng nhớ.



Làng Giấy Hà Nội xưa.


Cổng vào đền Ngọc Sơn.


Tháp Hòa Phong.


Văn Miếu Quốc Tử Giám.


Khuê Văn Các, Quốc Tử Giám.

Đền Ngọc Sơn.


Toàn cảnh Hoàng Thành.


Thư viện Quốc gia.


Bưu điện Bờ Hồ.


Đền Bạch Mã - Phố Hàng Buồm.

Phố Nhà Thờ.

Tiệm cắt tóc vỉa hè.
Dấu ấn thời gian xưa thu hút được sự quan tâm của các thế hệ ở thủ đô.
Phan Anh