Nga: Biên niên sử mùa hè rực lửa | LAODONG

Thứ Bảy, 21.8.2010 | 08:15 (GMT + 7)

(LĐ) - Từ giữa tháng 7.2010, nắng nóng bất thường và hậu quả của nó đã trở thành chủ đề chính của báo chí Nga.

Nắng nóng 39 độ thiêu đốt Mátxcơva
Sống chung với khói
Thủ tướng Putin lái máy bay đi dập lửa
Nga: Khói độc lan tràn khắp Mátxcơva
Nga: Lửa đã cháy tới vùng nhiễm xạ Chernobyl
Nga: Sếp cấm nhân viên nạo phá thai sau cháy rừng

d
Nỗi đau của những người bị mất gia sản trong các vụ cháy rừng

Tất cả các bản tin thời sự đều tường thuật chi tiết cuộc đấu tranh từ mặt trận với giặc lửa: Những ngôi làng bị thiêu rụi ở tỉnh Voronezh, các nông trại ở tỉnh Samara đứng trước nguy cơ phá sản, các nhân viên của Bộ Tình trạng khẩn cấp và dân thường thiệt mạng khi liều thân dập lửa, những công viên quốc gia trở nên tan hoang...

Số lượng những hộ nông dân mất gia súc đã không dừng lại ở con số hàng nghìn, mà lên tới hàng vạn. Đối với số nạn nhân tử vong, thì thống kê chỉ tính được những người đã thiệt mạng trực tiếp dưới tác động của lửa hoặc thán khí tại các địa điểm xảy ra hỏa hoạn. Cho đến nay vẫn chưa rõ số lượng cụ thể những người chết vì nắng nóng tại các đô thị, vì bị sặc khói hoặc do tác động của các bệnh kinh niên trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ước tính, chỉ riêng ở Mátxcơva đã có hàng nghìn người bị chết vì những nguyên nhân như vậy.

Đầu tháng này, người dân Mátxcơva và các thành phố nằm trong “vùng cháy” đã phần nào thích nghi với nắng nóng, nhưng họ lại phải đối mặt với tai họa khác: Khói từ các điểm cháy ùa vào thành phố, quang cảnh trở nên giống trong các bộ phim về ngày tận thế: Phố xá, quảng trường, cầu cống ngập chìm trong màn khói dày đặc, quá tầm tay với là không nhìn thấy gì xung quanh. Người dân buộc phải đeo khẩu trang, mặt nạ phòng hơi độc, trông thật chẳng khác gì những người ngoài hành tinh.

Trong hai tuần đầu tháng 8, số cuộc gọi xe cấp cứu đã tăng gấp mấy lần so với cùng kỳ năm ngoái, tỉ lệ người chết cũng cao gấp đôi so với thông thường (mỗi ngày ở Mátxcơva có trung bình 700 người chết). Theo số liệu của các chuyên gia, chỉ tính riêng ở thủ đô, số lượng nạn nhân của thời tiết có thể lên đến 15 nghìn người. Các nhà xác quá tải, tại các nghĩa trang xuất hiện dòng người xếp hàng làm thủ tục mai táng người thân. Giới y khoa đang đau đầu trước câu hỏi: Cú sốc mà cơ thể con người vừa phải trải qua sẽ tác động thế nào đến sức khoẻ những người không có khả năng rời khỏi khu vực thiên tai trong điều kiện bị nhiệt độ cao và thán khí tấn công?

Theo các số liệu thống kê khác nhau, thiệt hại từ đợt nắng nóng và cháy rừng này có thể lên đến 15 tỉ USD, đồng thời cũng chỉ ra một số bất cập trong hệ thống kinh tế-xã hội hiện hành. Một trong những bài học rút ra từ đợt thiên tai này là việc cắt giảm chi phí tại một số lĩnh vực được coi là không có tầm quan trọng sống còn. Đó là quyết định giải tán những đơn vị phòng cháy chữa cháy tại các điểm dân cư nhỏ. Cho nên khi cháy, những khu rừng liền kề với các điểm dân cư, người dân đã phải tự vật lộn với bà hỏa. Công bằng mà nói, các nhân viên của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã phải lao động cật lực và quên thân 12-14 giờ mỗi ngày để dập lửa, nhưng khả năng của họ có hạn. Những phương tiện kỹ thuật lại khó tiếp cận những điểm cháy trong điều kiện đường sá tồi tệ, còn những chiếc máy bay chứa nước thì không thể bay được trong bầu trời mịt mù khói.

Báo chí Nga đã đăng tải rộng rãi bài viết giận dữ của một blogger chỉ trích chính quyền địa phương đã bất lực trong việc giúp người dân dập lửa. Bằng giọng văn hài hước chua xót, người đàn ông cho hay dưới thời cộng sản (mà bây giờ có người chê bai), trong làng ông có xe cứu hỏa, có hồ chứa nước phòng cháy, có chuông để báo động cháy. Nhưng dưới thời đại dân chủ mới, người ta đã cho lấp hồ để lấy đất làm nhà, thanh lý xe cứu hỏa, bán chuông cho đồng nát... Điều bất ngờ là đích danh Thủ tướng V.Putin đã lên tiếng trả lời. Ông cảm ơn blogger về sự thẳng thắn, đánh giá cao khả năng văn chương của ông và hứa sẽ trả cho dân làng quả chuông báo cháy.

Lại một lần nữa, người dân Nga bày tỏ tình đoàn kết với những người bị nạn. Nhiều điểm hiến tặng quà đã hình thành ở những vị trí công cộng. Người lớn, trẻ em, các cụ hưu trí mang đến đây những món đồ dùng còn tốt để tặng lại những người bị mất gia sản trong các vụ cháy. Các doanh nghiệp đã bày tỏ tinh thần trách nhiệm cộng đồng của mình. Nhà nước ngay lập tức đã trích ngân sách quốc gia trợ giúp cho những người bị thiệt hại tiền bạc, xây dựng khẩn cấp cho họ chỗ ở mới.

Nhưng vẫn còn đó một bài học xót xa: Tiết kiệm vài đồng kôpếch để đánh mất những đồng rúp.

Elena Zubtsova (từ Mátxcơva) - viết riêng cho Lao Động, Quỳnh An dịch


Putin sa thải Bộ trưởng Lâm nghiệp sau cháy rừng

Thứ Bảy, 21.8.2010 | 08:42 (GMT + 7)

(LĐO) - Thủ tướng Nga Vladimir Putin vừa sa thải Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp sau những thảm họa cháy rừng nặng nề của nước này.

Nga chi 165 triệu USD cho người dân khu cháy rừng
Thủ tướng Nga trả lời 1 blogger bức xúc về cháy rừng
Nga sơ tán vũ khí đạn dược
Sống chung với khói
Thủ tướng Putin lái máy bay đi dập lửa
Nga: Khói độc lan tràn khắp Mátxcơva
Nga: Sếp cấm nhân viên nạo phá thai sau cháy rừng

Ông Putin gặp gỡ
Ông Putin gặp gỡ ông Savinov bàn về cách khắc phục cháy rừng.

Lý do khiến ông Alexei Savinov - người đứng đầu cơ quan phụ trách vấn đề cháy rừng của Nga bị sa thải là do chậm trễ và lúng túng trong việc khắc phục thảm họa cháy rừng.

Trong suốt thời gian quan, ông Savinov liên tục bị chỉ trích bởi dư luận vì năng lực yếu kém trong việc sử dụng hợp lý ngân sách quốc gia cho các công tác bảo vệ tài nguyên rừng.

Người được ông Putin đề bạt vào vị trí của Alexei Savinov chính là Thứ trưởng Miktor Maslyakov.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích Nga cho rằng, ông Putin cũng nên "chia sẻ" trách nhiệm với ông Savinov bởi chính ông đã từng thúc đẩy một luật giảm bớt sự tập trung vào công tác bảo vệ rừng của Nga.

Năm 2006, Quốc hội Nga dưới sự yêu cầu của ông Putin, khi đó là Tổng thống Nga đã giải thể một cơ quan quan trọng có trách nhiệm bảo vệ hàng trăm nghìn héc-ta rừng ở Nga.

Tính đến nay, cháy rừng tại Nga đã cướp đi sinh mạng của hơn 50 người.

Tổng chi p
Cháy rừng khiến tỷ lệ tử vong của Mátxcơva tăng gấp đôi.

Hôm qua (20.8), Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở một số tỉnh quanh Thủ đô Mátxcơva, Nizhny Novgorod và Mordovia.

Trong hai ngày qua, những cơn mưa lớn bất chợt đã đổ xuống Mátxcơva, góp phần hạ nhiệt cho thành phố này. Tuy nhiên, những cánh rừng bị "bà hỏa" hoành hành trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng của nông dân nước này. Sở Y tế Mátxcơva cho biết, khói độc từ những đợt cháy rừng đã làm tỷ lệ tử vong của thành phố tăng gấp đôi trong một thời gian ngắn.

Trong khi đó, theo ông Sergei Shoigu - Bộ trưởng Bộ các vấn đề khẩn cấp, tổng số chi phí để khắc phục thảm họa cháy rừng và sửa chữa nhà cửa bị cháy đã lên tới gần 400 triệu USD.

Thanh Thanh Lan (Theo BBC)

WHO chính thức cảnh báo về siêu vi khuẩn | LAODONG

Thứ Bảy, 21.8.2010 | 09:58 (GMT + 7)

(LĐO) - Ngày 20.8, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức yêu cầu các nước có biện pháp kiểm soát và phòng chống sự lây lan của siêu vi khuẩn kháng thuốc NDM-1.

Siêu vi khuẩn mới đe doạ toàn cầu
Quan chức Ấn Độ "nổi đóa" vì cảnh báo "siêu vi khuẩn"
Siêu vi khuẩn xuất hiện tại Australia
Người đầu tiên chết vì "siêu vi khuẩn" kháng thuốc

df
NDM-1 có thể tồn tại bên trong các vi khuẩn khác như E.coli.

Báo cáo của WHO viết: siêu vi khuẩn kháng thuốc NDM-1 "đang là một mối đe doạ tới sức khoẻ công cộng trên toàn thế giới".

Theo đó, WHO yêu cầu toàn bộ hệ thống y tế của tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả bệnh nhân, bệnh viện, chính phủ, các phòng thí nghiệm, công ty dược, kể cả các bác sĩ thú y "phải cảnh giác cao độ với siêu vi khuẩn và có biện pháp ứng phó kịp thời".

Trước đó, ngày 11.8, các chuyên gia y tế Anh phát hiện ra loại siêu vi khuẩn mới có tên NDM-1 đã lây lan vào Anh qua một số người từng đến Ấn Độ hoặc Pakistan chữa bệnh, chủ yếu là để giải phẫu thẩm mỹ.

NDM-1 có tốc độ lây lan nhanh chóng từ người sang người và sẽ bùng phát ra khắp nơi trên thế giới. Nghiên cứu ban đầu cho thấy, NDM-1 có thể tồn tại bên trong các vi khuẩn khác như E.coli và khiến vi khuẩn chủ thể có khả năng kháng lại một trong những loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay là Carbapenems. Ngoài ra, vi khuẩn NDM-1 có thể lây lan và hỗ trợ các chủng vi khuẩn khác, mà giới nghiên cứu chưa tìm ra kháng sinh đối kháng hữu hiệu.

"Trong khi siêu vi khuẩn kháng thuốc tiếp tục xuất hiện, chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cơ chế lây truyền để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất nhằm khống chế lây lan" - báo cáo của WHO viết.

Cũng theo WHO, các bệnh viện phải có ngay phương án phòng chống lây nhiễm, đồng thời phải rất thận trọng trong việc sử dụng các loại kháng sinh. Những biện pháp phòng tránh thông thường, như rửa tay kỹ bằng xà phòng có tác dụng rất lớn trong việc khống chế sự lây lan của vi khuẩn mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện khá thành công.

Song Minh (Theo Channelnewsasia)

Mỹ để lại gì cho Iraq?

BÌNH LUẬN
Mỹ để lại gì cho Iraq?
Thứ bảy, 21/08/2010, 01:42 (GMT+7)

Chính phủ Mỹ vừa rút đơn vị chiến đấu cuối cùng khỏi Iraq. Báo chí Mỹ đưa tin rầm rộ về sự kiện này nhưng ít có ai tìm hiểu xem Mỹ đã để lại gì cho đất nước Iraq.

Từ năm 2003, người dân Iraq phải hứng chịu một cuộc chiến tranh “từ trên trời rơi xuống” kéo dài 7 năm ròng với bao đau thương, tang tóc, số lượng người dân thiệt mạng lên khoảng 200.000 người, biết bao gia đình tan nát. Cho đến giờ, khi Mỹ rút quân, họ đã để lại cho đất nước và dân tộc Iraq một đống đổ nát về kinh tế, chính trị, văn hóa…

Một đất nước chia rẽ nghiêm trọng khi đã 5 tháng trôi qua sau tổng tuyển cử, các phe phái vẫn chưa thành lập được chính phủ, 2 phái chủ yếu là cộng đồng Hồi giáo theo dòng Sunni và dòng Shiite không tìm được tiếng nói chung. Một nền kinh tế què quặt chỉ dựa vào thu nhập từ việc bán dầu, không có nhiều cơ sở công nông nghiệp phát triển.

Rõ ràng GDP có tăng lên so với những năm dưới chế độ Saddam Hussein khi nước này bị cấm vận không được phép xuất dầu lửa mà phải bán dầu qua chương trình đổi dầu lấy lương thực có hạn chế. Nhưng tăng trưởng đó không đến tay người dân mà phải phục vụ cho cuộc chiến chống quân nổi dậy.

Ở Baghdad, những nhu yếu phẩm giúp cuộc sống có thể chấp nhận được dường như đang biến mất; thiếu điện nước, thất nghiệp và tham nhũng tràn lan; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tăng cao hơn thời ông Saddam Hussein…

Về văn hóa, các cuộc tấn công quân sự của quân Mỹ vào quân nổi dậy đã phá nát các di sản thế giới ở Iraq như di tích thành phố cổ Babylon, các di tích của nền văn minh Lưỡng Hà...

Ngay từ khi mở đợt tấn công đầu tiên vào Baghdad, chính quyền Bush lúc đó hứa hẹn mang lại cho người dân Iraq một cuộc sống tự do, sung túc một khi họ lật đổ được ông Saddam Hussein. Nhưng điều đó cho đến nay vẫn còn rất xa vời, bởi vì đó không phải là mục đích của người Mỹ khi đến đất nước này.

Mỹ mới rút quân đợt 1 vào tháng 8 năm này và dự kiến đến cuối năm 2011 họ sẽ rút toàn bộ binh lính khỏi đất nước này.

Có thể nói đây là một tính toán rất chiến lược cho tương lai của ông Obama ngay từ khi ông vừa nhậm chức. Rút một đợt quân vào tháng 8 năm nay, chỉ còn 3 tháng là tới bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, chắc chắn sẽ giúp đảng Dân chủ của ông Obama giành điểm của cử tri.

Tương tự như vậy, rút hết quân vào cuối năm 2011 là thời điểm nước Mỹ bước vào cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sẽ có thể mang lại ưu thế cho ông Obama nếu như ông muốn tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 2.

Năm 2003, Chính phủ của ông Bush mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Iraq, lật đổ Chính phủ của ông Saddam Hussein, nhằm giành ảnh hưởng, thị trường và nguồn tài nguyên dầu của nước này. Giờ đây, khi đã đạt được mục đích và nghĩ đến việc rút quân, chính phủ Mỹ kế nhiệm cũng tính toán làm sao có lợi cho mình nhất.

Chỉ có người dân Iraq chịu nhiều mất mát, các bà mẹ Mỹ mất con và tiền đóng thuế mà người dân Mỹ phải vất vả mới kiếm được thì bị đốt cháy cùng những bom đạn Mỹ mang đến Iraq.

Theo thống kê của những người phản đối chiến tranh, nếu đem số tiền 1.000 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ nướng vào cuộc chiến ở Iraq dùng vào chi tiêu quốc dân thì không một sinh viên Mỹ nào phải đóng học phí, hoặc có thể giúp tạo thêm nhiều việc làm cho 14 triệu người Mỹ đang thất nghiệp hiện nay.

VIỆT TRUNG

Phê chuẩn tuyến đường sắt xuyên 6 quốc gia Mêkông - Thế giới - Dân trí

Thứ Bẩy, 21/08/2010 - 13:32
Phê chuẩn tuyến đường sắt xuyên 6 quốc gia Mêkông

(Dân trí) - Giới chức thuộc 5 quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc hôm qua 20/8 đã phê chuẩn dự án đầy tham vọng nhằm thiết lập tuyến đường sắt kết nối 300 triệu dân sống quanh dòng sông Mêkông, một trong những sông lớn nhất thế giới.
>> Các nước GMS cần đối tác hợp tác kinh tế khu vực
Kế hoạch của Ngân hàng Phát triển châu Á xem xét thiết lập 4 đường sắt trong vùng


Bộ trưởng các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mianmar, Thái Lan và Việt Nam đang có mặt tại Hà Nội để dự một hội nghị kéo dài 2 ngày dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á.


Đứng đầu nghị trình của hội nghị là một cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)về hệ thống đường sắt tại Đông Nam Á nhằm mục đích giúp các nước này có một hệ thống hợp nhất để dễ dàng vận chuyển người và hàng hóa nối liền các khu vực trong vùng.

Hiện nay, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là có chung một hệ thống đường sắt, trong khi Lào không có hệ thống nào.

Kế hoạch của ADB xem xét việc thiết lập 4 đường trong vùng này nhưng tuyến đường khả quan nhất là chạy từ Bangkok đến Phnom Penh, qua thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và đến hai thành phố Nam Ninh cùng Côn Minh của Trung Quốc. Tuyến đường này chủ yếu sử dụng các đường sắt sẵn có hoặc đã được khởi công xây dựng.

“Chúng tôi cho rằng có thể thực hiện một trong những tuyến đường trên vào năm 2020”, Lawrence Greenwood, phó chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận “ đây là một dự án táo bạo và đầy tham vọng’.

Theo kế hoạch được phê chuẩn, đoạn khuyết duy nhất hiện nay trong tuyến đường là đoạn nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh, có phí hoàn thành ước tính lên tới 1,09 tỷ USD. Con số này còn chưa bao gồm thêm khoảng 7 tỷ USD cho việc nâng cấp các tuyến đường sắt hiện tại.

Cũng theo bản kế hoạch, tới năm 2025, ước tính 3,2 triệu khách và 23 triệu tấn hàng hóa được chuyên chở trên tuyến đường đầy tham vọng trên.

ADB cho rằng mục tiêu thiết lập tuyến đường sắt trên trùng với nỗ lực của các quốc gia Mêkông hiện nay, đó là phát triển “các hành lang kinh tế” quanh các kết nối đường mới, nhằm hỗ trợ cho nhau và giúp giảm nghèo đói.

Tuyên bố chung của các bộ trưởng các nước liên quan cho biết, để tạo được các hành lang đầu tư và phát triển cần phải có các tiến trình chung về vận tải và thương mại qua biên giới. Trong khi đó, các lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia khác nhận xét hiện vẫn còn quá nhiều rào cản quan liêu để dòng hàng hóa được tự do trao đổi trong vùng.

Tuy nhiên, tại Hội nghị Tiểu vùng sông Mêkông (GMS), các bộ trưởng đã có nhất trí quan trọng về kế hoạch giải quyết các hoạt động biên giới, kế hoạch được Australia hỗ trợ 6 triệu USD.

GMS là một chương trình do ADB hỗ trợ, bắt đầu khuyến khích phát triển từ 18 năm trước bằng cách thông qua các mối liên hệ kinh tế giữa Campuchia, Lào, Mianmar, Việt Nam và Thái Lan cũng như tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.

Bộ trưởng thương mại Campuchia Cham Prasidh cho biết tuyến đường sắt xuyên 6 quốc gia trên giúp việc vận chuyển hàng hoá giữa các nước Mêkông và lớn hơn là giữa các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rẻ hơn.

Nhưng ông cho biết, trong khi các quốc gia quanh sông Mêkông đang thắt chặt kết nối giao thông và các mối liên hệ khác thì họ lại bỏ quên mất trái tim của vùng, đó chính là bản thân dòng sông.

Ông Cham Prasidh cho rằng tiềm năng của dòng sông dài 4.800 vẫn chưa được phát huy hết khi khu vực phát triển các hành lang kinh tế. “Nhưng chúng ta quên mất trái tim của vùng và dòng sông Mêkông chính là trái tim. Chúng ta cần phát triển trái tim trước đã”, ông đề xuất.

Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc, đồng chủ tịch hội nghị GMS cùng với ông Greenwood, cho biết ADB đã được yêu cầu chuẩn bị một nhóm làm việc “nhằm đưa ra đánh giá thích hợp việc sử dụng sông Mêkông”. Ông cũng cho biết nguồn tài nguyên nước lại nằm dưới sự quản lý của một cơ quan khác, đó là Ủy ban sông Mêkông.

Mặc dù đang có tốc độ phát triển rất nhanh, nhưng các quốc gia Mêkông, ngoại trừ Thái Lan, lại có bình quân GDP/đầu người thấp nhất trong 10 nước thành viên ASEAN.

Phan Anh

Theo AFP, AP

Tên lửa "Hồi sinh" của Iran có gì đặc biệt - XãLuận.com tin tức Việt Nam cập nhật 24 giờ

AFP dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi ngày 20/8 cho biết, lực lượng cách mạng Hồi giáo Iran đã thử nghiệm thành công tên lửa đất đối đất mới Qiam (hồi sinh).


Iran thử nghiệm thành công tên lửa đất đối đất mới Qiam (hồi sinh).
Iran thử nghiệm thành công tên lửa đất đối đất mới Qiam (hồi sinh).

Bộ trưởng Vahidi tiết lộ, nhờ nỗ lực của các chuyên gia hàng không vũ trụ, Iran đã thử nghiệm thành công tên lửa đất đối đất mới Qiam (hồi sinh).

Đây là loại tên lửa đất đối đất hoàn toàn mới mang đặc tính kỹ thuật và khả năng chiến thuật duy nhất. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, không có cánh nên rất khó đánh chặn. Nó được lắp ráp và chế tạo hoàn toàn tại Iran.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Vahidi không chỉ rõ chính xác thời điểm Iran thử nghiệm thành công tên lửa mới này cũng như tầm bắn xa của nó mà chỉ tiết lộ địa điểm thử nghiệm tên lửa là trên một vùng hoang mạc, đồng thời nhấn mạnh, kết cấu của loại tên lửa mới này có thể làm giảm khả năng phát hiện của các phương tiện phòng thủ tên lửa của đối phương.

Tên lửa được thử nghiệm trên một vùng hoang mạc.

Ngoài ra, tên lửa loại này không được trang bị thiết bị làm ổn định nên giảm được kích thước, trọng lượng và tăng tính năng hoạt động linh hoạt. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu với hiệu quả và độ chính xác rất cao – Bộ trưởng Vahidi nhấn mạnh.

Trước đó có nhiều nguồn tin cho rằng, trong giai đoạn từ 23-30/8 Iran sẽ tiến hành thử nghiệm hàng loạt các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác nhau, trong đó đáng chú ý có 2 loại tên lửa mới, ca nô cao tốc mang tên lửa và thiết bị bay không người lái hoạt động tầm xa.

Tên lửa mới này không được trang bị thiết bị làm ổn định nên giảm được kích thước, trọng lượng và tăng tính năng hoạt động linh hoạt.

Bên cạnh đó, ngày 17/8 chính Bộ trưởng Vahidi cũng đã từng đưa ra tuyên bố rằng, Iran đang bắt đầu sản xuất hai chiếc ca nô tuần tiễu cao tốc mang tên lửa Serak và Zolfaqar nhưng không nói rõ khi nào sẽ thử nghiệm các phương tiện tác chiến mới này.

Đặc biệt, trong số các tên lửa đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm có tên lửa Fateh 110 tầm thấp với bán kính hoạt động 150-200 km vẫn chưa rõ thời điểm tiến hành thử nghiệm và thiết bị không người lái mới Karar cũng vậy.

Tên lửa Fateh 110.

Theo các nguồn tin từ báo giới Iran, thử nghiệm hàng loạt vũ khí mới sẽ diễn ra trong khuôn khổ tuần lễ Chính phủ. Vào thời điểm này hàng năm Iran đều phô diễn tất cả những thành tựu mới nhất của mình, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự.

Máy bay tiêm kích Saeqeh.

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích của Iran lại cho rằng, Iran tích cực tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí mới chủ yếu là để phô diễn sức mạnh quân sự, đặc biệt là khi Mỹ các thế lực phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép.

Máy bay tiêm kích Azarakhsh.

Ngay từ đầu năm 2010 Iran đã đẩy mạnh tiến trình nghiên cứu, thiết kế các loại vũ khí mới, đồng thời thiết lập một vài dây truyền sản xuất tên lửa và máy bay tiêm kích, trong đó có máy bay tiêm kích Saeqeh và Azarakhsh.

Thiết bị bay không người lái Sofreh Mahi.

Vào tháng 2/2010 báo giới Iran đồng loạt đưa tin, Iran đang tiến hành thử nghiệm thiết bị bay không người lái tàng hình Sofreh Mahi, đồng thời cũng đã chính thức khai trương nhà máy sản xuất tên lửa Qaem và Toofan-5.

Tên lửa Qaem.
Tên lửa Toofan-5.
Gửi vào 20/08/10 22:10

Xăng E5 - Người tiêu dùng còn e ngại - Xang E5 - Nguoi tieu dung con e ngai

Cập nhật lúc : 11:32 AM, 20/08/2010
Xăng E5 - Người tiêu dùng còn e ngại
(VOV) - Sau hơn nửa tháng xuất hiện trên thị trường, xăng E5 vẫn chưa được nhiều người sử dụng. Đa số người tiêu dùng còn e ngại trước chất lượng của loại xăng này

Nghi ngại về chất lượng

Xăng E5 (hay còn gọi là xăng sinh học) là hỗn hợp của 95% xăng không chì A92 và 5% Ethanol. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 3 cửa hàng bán xăng E5. Đó là cửa hàng xăng dầu Nghĩa Tân (148 Hoàng Quốc Việt); cửa hàng xăng dầu Thái Thịnh (27 Thái Thịnh); cửa hàng xăng dầu Châu Can (Châu Can, Phú Xuyên).

Theo quan sát của chúng tôi, tại các cửa hàng bán xăng E5 khá vắng khách. Phần lớn khách hàng vẫn tỏ ra e ngại. Mặc dù giá của xăng E5 rẻ hơn 500 đồng/lít so với xăng A92, nhưng ít người dám mạnh dạn dùng thử. Phần lớn khách hàng khi được hỏi đều biết thông tin xăng E5 đã được đưa ra thị trường, nhưng nhiều người vẫn sợ sử dụng sẽ gây hỏng động cơ xe nên dù xăng E5 rẻ hơn xăng A92 họ vẫn không dám dùng. Một số khách hàng còn cho rằng xăng E5 là hỗn hợp pha chế giữa 95% xăng A92 và 5% cồn tinh khiết, cồn có chứa nước nên dễ gây hại cho động cơ xe.

Anh Nguyễn Trọng Cường (ở Thái Thịnh) băn khoăn, không biết xăng E5 có ảnh hưởng đến động cơ hay không, đang dùng xăng A92 chưa hết, nếu đổ lẫn xăng E5 vào thì có ảnh hưởng gì không? “Tuy xăng E5 rẻ hơn 500 đồng/lít so với xăng A92 nhưng chênh lệch này không đáng kể, trong khi những nghi ngại về chất lượng của loại xăng này còn lớn nên tôi quyết định không dùng”, anh Cường bộc bạch.

Còn anh Văn Quang, ở số 160 Thái Thịnh đã dùng thử loại xăng này cho xe Lead và anh thấy xe đi êm hơn nhưng cũng chỉ dám thử nghiệm trên xe máy, còn đối với ô tô thì anh vẫn chưa dám dùng. Anh cho biết: Loại xăng này có một thời đã bị dừng sử dụng vì chưa thử nghiệm (tháng 9/2008 - PV), bây giờ đã được thử nghiệm nên mới bán ra. Thế nhưng lại không có một thông báo cụ thể nào đến người tiêu dùng về thông số kỹ thuật, an toàn, khí thải, tiêu tốn thế nào, ảnh hưởng ra sao đến động cơ. Nên tôi quyết định chỉ dùng cho xe máy, còn ô tô thì không dám dùng vì sợ hỏng máy.

Tuy nhiên, có không ít người đã dùng xăng E5 và tin tưởng vào loại nhiên liệu này. Anh Lê Huy Hoàng, một lái xe ô tô đã mua hơn 32 lít xăng E5 tại cây xăng 27 Thái Thịnh cho biết, anh đã chạy thử loại nhiên liệu này thấy chất lượng ổn định, động cơ hoạt động êm và mua số lượng lớn cũng tiết kiệm được đáng kể. Một số khách hàng nhà ở gần cây xăng 27 Thái Thịnh cho biết, từ khi có xăng E5 họ thường xuyên sử dụng để chạy xe máy. Anh Phạm Văn Hùng ở Thái Thịnh I cho biết, anh đã sử dụng xăng E5 để chạy xe máy hằng ngày và thấy vẫn ổn định, động cơ hoạt động êm hơn và tiết kiệm hơn, chưa có trục trặc gì. Anh thấy dùng loại xăng này xe chạy bốc hơn so với khi dùng xăng A92.

Giới chuyên môn nói gì?

Các chuyên gia khuyên, người sử dụng xăng E5 cần phải chú ý trong việc bảo quản bình xăng. Tránh không để nước tiếp xúc với bình xăng, không bơm xăng dưới trời mưa không có mái che, không mua xăng ở những hàng bán dạo. Lý do: vì xăng E5 rất kỵ nước, khi nước lẫn vào xăng sẽ không tốt cho động cơ.

Ông Lý Hồng Đức, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cho biết, để đảm bảo sự an toàn cao nhất cho người sử dụng, PV Oil đã cho chạy thử nghiệm E5 bằng nhiều loại xe khác nhau trên các địa hình, đồng thời cũng thử nghiệm việc tồn trữ E5 tại các bồn chứa ngầm ở các trạm xăng trong điều kiện thời tiết thực tế. Đặc biệt, xăng E5 có trị số octan cao hơn xăng A92 thông thường nên có tác dụng giúp động cơ vận hành êm hơn và tăng tuổi thọ động cơ.

Ông Lý Hồng Đức cũng khẳng định, xăng pha ethanol thân thiện với môi trường, bởi các yếu tố: Ethanol được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là thực vật như sắn, ngô,... hay các cellulose như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía... là nguồn nguyên liệu có khả năng phân hủy sinh học nên thân thiện với môi trường hơn. Ethanol có trị số octan cao, khi pha vào xăng gốc cũng làm tăng trị số octan của hỗn hợp nhiên liệu nên khả năng chống kích nổ của động cơ tăng, giúp nâng cao hiệu suất cháy và công suất động cơ.

Khi sử dụng xăng E5 trên xe máy và trên ô tô, công suất của động cơ lần lượt được cải thiện tới 6,5% và 3,3% so với khi sử dụng xăng thông thường, trong khi lượng tiêu thụ nhiên liệu gần như không thay đổi. Nhờ tỷ lệ không khí/nhiên liệu cần thiết để cháy hoàn toàn 1kg nhiên liệu thấp nên hỗn hợp không khí - nhiên liệu trong xăng sinh học sẽ nhạt hơn, giảm phát thải hydro cacbon và mônôxít cacbon góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Chất lượng mỗi mẻ xăng sinh học E5 của PVN trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm định, đạt QCVN1:2009/BKHCN và TCVN 8063:2009.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, xăng E5 đã được kiểm chứng bằng các phân tích, thử nghiệm, pha chế, đánh giá chất lượng sản phẩm. Các thử nghiệm đều cho thấy xăng sinh học E5 có trị số octan cao hơn so với xăng truyền thống nên đảm bảo chất lượng tốt, không ảnh hưởng đến động cơ và góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường. Việc sử dụng trộn lẫn xăng A92 với xăng E5 là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến động cơ./.

Ánh Phương (Báo TNVN)

Phát hiện chú khỉ nhỏ bằng bông hoa đồng tiền

Thứ năm, 12/08/2010, 07:39(GMT+7)

Thoạt nhìn bức ảnh, người ta sẽ nghĩ chú khỉ này là giả, nhưng nó lại tồn tại thật 100%.

Với chiều dài toàn bộ cơ thể 14 đến 16cm, trọng lượng khoảng 1,2 lạng trông nó chỉ nhỏ bằng đúng một bông hoa đồng tiền.

Con khỉ lùn này được cảnh sát Peru tịch thu trong túi áo của một đàn ông hồi đầu tháng 8 vừa qua. Hiện nó đã được gửi tới trung tâm cứu hộ và phục hồi chức năng cho loài linh trưởng ở gần thành phố Santiago của Chile.



Chú khỉ lùn được cứu ở Peru.

Chú khỉ này thuộc loài khỉ lùn marmoset có tên khoa học là Callithrix pygmaea và là loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới. Chúng thường sống trong các tán rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng được công nhận là chú khỉ lùn nhỏ nhất được phát hiện từ trước tới nay.

Loài khỉ lùn lần đầu tiên được biết tới bởi nhà động vật học người Hàn Lan Marc van Roosmalin. Lần đầu tiên ông tìm thấy 2 đại diện của loài này tại một khu rừng cách thành phố Manas của Brazil vào cuối tháng 5/2005. Mỗi con khỉ này dài 20cm. Chúng được ông đặt tên là Maniche và Acari, đồng thời được công nhận là những con khỉ nhỏ nhất thế giới lúc bấy giờ.

Theo VCTV
Tin đăng lại

Iran: Tiết lộ 3 phương án đáp trả khi bị Mỹ tấn công

Thứ tư, 18/08/2010, 05:02(GMT+7)
Tướng Ali Shademani

VIT - Một quan chức quân sự cấp cao của Iran vừa tiết lộ 3 phương án đáp trả khi bị Mỹ tấn công, trong đó có cả phương án phong tỏa toàn bộ eo biển Hormuz và phá hủy hòa bình ở Israel, hãng thông tấn Presstv đưa tin ngày 17/8.

Theo đó, một quan chức cấp cao của quân đội Iran nói Iran sẽ phong tỏa toàn bộ eo biển Hormuz nếu chính quyền Washington lựa chọn phương án tấn công Iran.

“Lực lượng vũ trang của quốc gia, đặt dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo Cách mạng Hồi giáo, đang trong tình trạng chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu cao nhất”, hãng thông tấn Mehr News Agency dẫn lời Chuẩn Tướng Ali Shademani, Cục trưởng Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Iran, cho biết hôm thứ Ba (17/8).

“Hiện, Iran đã có ba phương án để đáp trả bất kỳ sự xâm lược tiềm tàng nào chống lại quốc gia Hồi giáo Iran”, Chuẩn Tướng Ali Shademani phát biểu.

“Hành động đầu tiên mà Quân đội Iran tiến hành sẽ là kiểm soát toàn bộ eo biển Hormuz, theo đó chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ lực lượng nào di chuyển trong khu vực eo Hormuz. Hay nói một cách khác là chúng tôi sẽ phong tỏa toàn bộ eo biển Hormuz”, Chuẩn Tướng Ali Shademani nhấn mạnh.

Ông Ali Shademani cho biết, đối phương sẽ phải “quỳ gối đầu hàng” ngay khi chúng di chuyển.

Tiếp đó, Tướng Shademani tiết lộ phương án thứ hai là, “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động tại các căn cứ quân sự của Quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq”.

“Với động thái dù là nhỏ nhất chống lại Iran, chúng tôi sẽ làm “tê liệt” lực lượng quân sự đóng tại các căn cứ ở Iraq và Afghanistan, và sẽ không cho phép chúng thực hiện bất kỳ hành động nào”, Tướng Shademani nhấn mạnh.

Cuối cùng, Tướng Shademani cũng phát biểu đôi chút về phương án đáp trả thứ 3 của Quân đội Iran khi bị tấn công.

“Israel là sân sau của Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng tôi sẽ gây nhiễu loạn hòa bình ở đó”, Tướng Shademani nhấn mạnh.

“Mỹ và Israel cũng thừa biết rằng chúng tôi có thể làm được điều đó”, Chuẩn Tướng Ali Shademani nói thêm.

Thành Long (Theo Presstv)
Tin dịch
Nguồn tin: Presstv

Sự trở lại của lãnh tụ Fidel Castro

Thứ năm, 19/08/2010, 11:09(GMT+7)

VIT - Fidel Castro, người đã lãnh đạo cách mạng Cuba và đưa quốc gia này trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên tại bán cầu Tây, gần đây đã trở lại với nhiều lần xuất hiện trước công chúng.

Cựu lãnh đạo Cuba này, người sẽ bước sang tuổi 84 vào ngày mai (20/8), khẳng định hiện ông vẫn là nhà cách mạng có “đầy đủ năng lượng”.

“Tôi không thay đổi. Tôi sẽ trung thành với các nguyên tắc và nội quy mà tôi đã thực hiện kể từ khi tôi trở thành nhà cách mạng”, Castro viết trong một bài báo được báo chí địa phương đăng tải hôm thứ Sáu.

Nhà cách mạng hút xì gà này, người đã lãnh đạo Cuba trong 48 năm trong cuộc cách mạng năm 1959, đã trao quyền lực cho em trai, Raul Castro, cách đây 4 năm do ông phải phẫu thuật ruột khẩn cấp.



Fidel Castro tham dự buổi ra mắt cuốn tự truyện của ông mang tên "Chiến thắng Chiến lược" (The Strategic Victory) tại Havana hôm 02/8/2010 (Ảnh Xinhua/Reuters)

Tuy nhiên, sau một thời gian dài vắng bóng, Castro đã xuất hiện trở lại với công chúng vào ngày 07/7. Kể từ đó, ông đã tham gia nhiều sự kiện, đặc biệt hôm 06/8 – khi ông xuất hiện trong bộ trang phục màu xanh và có bài phát biểu về vấn đề hạt nhân Iran trước quốc hội Cuba.

Castro được nhiều người trên thế giới yêu mến và khâm phục như một nhà cách mạng vĩ đại – người đã đương đầu với Mỹ và theo đuổi lý tưởng xã hội chủ nghĩa quân bình với hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí.

Nhà lãnh đạo có uy tín này của Cuba là nhân vật chính trong một số sự kiện quan trọng nhất của thế giới trong thế kỉ 20.

Bất chấp cuộc xâm lược do Mỹ ủng hộ tại Vịnh Con lợn, 4,5 thập kỉ chịu lệnh cấm vận kinh tế của Washington nhằm lật đổ chính phủ của Castro, và nhiều âm mưu ám sát, ông Castro vẫn tồn tại lâu hơn 10 vị tổng thống Mỹ, từ Dwight D. Eisenhower đến George W. Bush.

Castro khẳng định, ông sống sót sau ít nhất 634 vụ ám sát, một kỉ lục thế giới mà hầu hết các chính trị gia đều không thèm muốn.

Ông Castro từng nói: “Nếu sống sót sau những nỗ lực ám sát là một sự kiện Olympic thì tôi sẽ giành huy chương vàng”.

Theo đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ Castro, hầu hết nỗ lực ám sát ông đều do Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ vạch ra, có thể là thuốc độc, xì gà độc, thuốc diệt động vật, và nhiều hình thức ám sát khác.



Castro phát biểu trước Quốc hội Cuba hôm 07/8 tại Havana (Ảnh THX)

Năm 1962, Cuba đã trở thành trung tâm chú ý của thế giới khi Mỹ phát hiện ra rằng Castro đã nhất trí cho phép Liên bang Xô Viết triển khai tên lửa hạt nhân trên hòn đảo này. Cuộc khủng hoảng tên lửa đã đưa thế giới đến miệng hố chiến tranh, dẫn đến 13 ngày căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev.

Việc mất nguồn viện trợ từ Xô Viết sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ đã khiến Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào đầu những năm 1990.

Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, chính phủ Cuba đã thực hiện chính sách thắt chặt phân phối năng lượng, thực phẩm và hàng tiêu dùng, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào Cuba và khách du lịch, đồng thời hợp pháp hóa đồng đô la của Mỹ.

Castro sinh ra trong một gia đình khá giả ở Đông Nam Cuba vào ngày 13/8/1926. Ông tốt nghiệp Đại học Havana với tấm bằng cử nhân luật và nhanh chóng tham gia các hoạt động chính trị.

Ngày 26/7/1953, Castro đã lãnh đạo trên 100 người ủng hộ tiến hành cuộc tấn công nhằm vào trại lính Moncada chống lại chính quyền của Tổng thống Fulgencio Batista tại phía Tây thành phố Santiago nhưng cuộc tấn công bất thành. Castro và em trai ông sống sót nhưng bị bỏ tù.

“Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”, ông Castro tuyên bố khi kết thúc bài phát biểu kéo dài 4 giờ về cuộc tấn công thất bại này.

Được ân xá sau 2 năm, Castro tiếp tục chiến dịch chống lại thể chế Batista trong khi sống lưu vong ở Mexico, và thành lập lực lượng du kích, được biết tới với cái tên “Phong trào 26/7”.

Vào ngày 02/1956, Castro, em trai ông – Raul – và 80 người đàn ông khác đã ghé vào bờ tại phía Đông Nam Cuba trên chiếc tàu Granma để tiếp tục cuộc chiến chống lại Batista. Cuối cùng, họ lật đổ nhà độc tài này vào ngày 01/01/1959, mở ra một chương mới trong lịch sử cách mạng Cuba.

NM (Theo THX)
Tin dịch
Nguồn tin: Xinhuanet

Mỹ: Sự hiện diện quân sự tại Biển Đông để đảm bảo tự do giao thương

Thứ năm, 19/08/2010, 07:37(GMT+7)
Tàu sân bay Mỹ CVN 73

VIT - Báo Hàn Quốc Chosun đưa lại tin của Dài tiếng nói Hoa Kỳ cho hay, Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì một sự hiện diện tại Biển Đông trong nhiều năm, để đảm bảo tự do giao thương qua tuyến đường biển quan trọng này.

Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, phát biểu trong cuộc thảo luận với các quan chức Philipine tại Manila hôm thứ Tư (18/8) rằng Trung Quốc ngày càng có những hành động “quyết đoán” trên biển. Trước đó, ông Robert Scher, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách Nam và Đông Nam Á, đã có cuộc hội đàm tương tự với các quan chức Việt Nam vào hôm thứ Ba (17/8).

Phó trợ lý Willard cho biết Hoa Kỳ không tham gia vào việc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc về tiềm năng dầu khí và các hải đảo ở Biển Đông. Nhưng, ông Willard nói Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện trong khu vực để đảm bảo sự tự do giao thương hàng hải qua Biển Đông, nơi vận chuyển hơn một nửa lượng hàng thương mại đường biển của châu Á.

Được biết, Trung Quốc rất tức giận khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu về Biển Đông tại diễn đàn an ninh châu Á tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 7, tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong việc duy trì giao thương đường biển trên Biển Đông.

Trong thời gian qua, Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong lịch sử của Quân đội Trung Quốc tại Biển Đông, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Tướng Chen Bingde (Trần Bỉnh Đức).

Trong một báo cáo hàng năm mới đây của Lầu Năm Góc trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Hai (16/8), nói rằng Trung Quốc đang phát triển khả năng quân sự có thể cho phép ảnh hưởng đến các cuộc tranh chấp trong khu vực, mở rộng lãnh hải của Trung Quốc và không cho phép các nước đối thủ sử dụng các tuyến đường biển.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng “phản pháo” qua tuyên bố gửi bằng fax cho hãng thông tấn Pháp hôm thứ Tư (18/8), rằng báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ là “không có lợi” cho mối quan hệ quân sự đang được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và khẳng định rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc “không đe dọa cho bất cứ quốc gia nào”.

Kể từ tháng Ba vừa qua, Mỹ ngày càng tỏ ra quan ngại khi chính quyền Trung Quốc bày tỏ với hai quan chức Mỹ tới thăm Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg và Jeffrey Bader - Giám đốc phụ trách châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, rằng Bắc Kinh coi Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”. Một thuật ngữ mà trước đây chỉ được áp dụng cho Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, những khu vực mà Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ.

Tiếp đó, vào cuối tháng trước, tờ Washington Post dẫn lời phát ngôn viên cao cấp Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Geng Yansheng, phát biểu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn sẽ cho phép các quốc gia khác giao thương qua khu vực biển này.

Về phần mình, Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc huấn luyện diễn tập hải quân đầu tiên hồi tuần trước với Việt Nam, quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là Philipine, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Thành Long (Theo Chosun)
Tin dịch
Nguồn tin: Chosun - Voanews

Iran lại ra điều kiện đàm phán với Mỹ

Thứ năm, 19/08/2010, 09:52(GMT+7)
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei

VIT - Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn từ các phương tiện thông tin đại chúng Iran cho hay, hôm qua (18/8), lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Iran sẽ không đàm phán về chương trình hạt nhân với Mỹ cho tới khi nước này hủy bỏ các lệnh trừng phạt và ngừng nguy cơ đe dọa quân sự lên Iran.

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia Iran, ông Khamenei nói Iran sẽ tiến hành đàm phán, nhưng không phải với Mỹ bởi vì Mỹ không trung thực, không giống như những thành viên khác tham gia trong cuộc đàm phán.

“Mỹ nên hủy bỏ các lệnh trừng phạt và ngừng các nguy cơ đe dọa Iran”, ông Khamenei kêu gọi chính quyền Mỹ.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast thông báo rằng, nước này sẵn sàng đàm phán với Nhóm Vienna (gồm Mỹ, Pháp, Nga và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế - IAEA) về thỏa thuận trao đổi nhiên liệu hạt nhân.

Ông Mehmanparast nêu rõ, Iran đang chờ phản ứng từ Nhóm Vienna để ấn định thời gian và địa điểm cho cuộc đàm phán.

Ông Ali Akbar Velayati, Cố vấn của Thủ lĩnh tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, cũng từng bác bỏ thông tin nói rằng Iran sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Mỹ về chương trình hạt nhân của nước này.

Lý do được ông Velayati nêu ra là Iran chưa tin tưởng Mỹ. Đồng thời ông Velayati nhấn mạnh Iran không bao giờ phản đối thương lượng, song sẽ chỉ đàm phán với các tổ chức như: Nhóm P5 + 1 (gồm 5 Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức) và Nhóm Vienna.

Tình hình quanh chương trình hạt nhân Iran đã trở nên căng thẳng từ sau ngày 11/2 khi Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố nước Cộng hòa Hồi giáo đã sản xuất được mẻ urani làm giàu ở cấp độ 20% đầu tiên cho chương trình hạt nhân của mình và có khả năng làm giàu đến cấp độ hơn 80%. Ông tuyên bố Iran đã trở thành một "quốc gia hạt nhân.

Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi thậm chí còn tuyên bố nước này có khả năng sản xuất urani làm giàu ở cấp độ 100% nhưng không có ý định làm điều này.

Theo giới chuyên gia, một khi Iran đã có thể làm giàu urani tới mức 20% thì không gì cản trở họ làm giàu urani tới mức 93% - mức cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân bởi công nghệ giống nhau.

Thu Hiền (Theo Ria Novosti)
Tin dịch
Nguồn tin: Rian

Iran: Mỹ có thể tham gia vào các dự án hạt nhân của Iran

VITINFO:Tin thế giới:
Thứ năm, 19/08/2010, 09:21(GMT+7)
Nhà máy hạt nhân của Iran

VIT - Ngày 17/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast tuyên bố rằng Iran sẵn sàng hợp tác với "bất kỳ quốc gia nào," bao gồm cả Mỹ, trong việc xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân tại Iran, kênh truyền hình vệ tinh Press TV đưa tin.

Phát ngôn viên Mehmanparast đã đưa ra tuyên bố trên tại một cuộc họp báo hàng tuần ở Tehran.

Khi được hỏi liệu Iran có hợp tác với Mỹ về các dự án hạt nhân trong tương lai của Iran hay không, ông Mehmanparast nói, "chúng tôi sẵn sàng hợp tác với bất kỳ công ty của bất kỳ quốc nào có khả năng xây dựng các cơ sở đó với tiêu chuẩn cao," bài báo cho biết.

"Đây là những dự án kinh tế lớn và chắc chắn sẽ có nhiều sự cạnh tranh giữa các quốc gia khác nhau," ông cho biết thêm.

Ông Ramin Mehmanparast cũng đã bác bỏ việc Mỹ yêu cầu Iran tạm dừng các hoạt động làm giàu hạt nhân.

Bình luận về phát biểu gần đây của phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs, ông Mehmanparast cho biết Nhà Trắng cần phải biết rằng khi một nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành tại một quốc gia, thì nó cũng sẽ cần nhiên liệu hạt nhân.

Hôm 13/8, ông Gibbs nói: "Nga sẽ cung cấp nhiên liệu (cho nhà máy điện Bushehr của Iran)," điều này có nghĩa là Iran không cần chương trình làm giàu của riêng mình.

"Khi các cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm cả nhà máy điện Bushehr, được đưa vào vận hành, có nghĩa rằng một số chuẩn bị lâu dài cần phải được thực hiện trước để cung cấp nhiên liệu cho những cơ sở này," ông Mehmanparast nói với các phóng viên.

Khi được hỏi về chương trình hạt nhân quốc gia xây dựng thêm 20 nhà máy năng lượng hạt nhân, ông nói, "Chúng tôi phải có những biện pháp cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng hạt nhân của đất nước đã được quốc hội quyết định."

Ông Mehmanparast cho biết thêm rằng nước Cộng hòa Hồi giáo này sẵn sàng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở những quốc gia khác ở những tiêu chuẩn cao hơn.
Ngày 16/8, ông Hossein Ebrahimi, Phó chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại Quốc hội Iran (Majlis), cho biết Iran có kế hoạch sẽ xây dựng 20 nhà máy hạt nhân mới.

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran, do Nga xây dựng và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 21/8.

Hôm 17/8, Tổng biên tập Tạp chí Ngoại giao Quân sự của Nga Alexander Shaverdov cho biết việc khai trương nhà máy điện hạt nhân Bushehr sẽ là thành công vĩ đại của Iran trên trường quốc tế và khu vực, cải thiện tình hình khu vực của Iran.

Trong một cuộc phỏng vấn với IRNA, ông Shaverdov cho biết việc khai trương nhà máy điện hạt nhân Bushehr sẽ là một cơ hội thúc đẩy quan hệ giữa Tehran và Moscow.

Sự kiện này sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Iran-Nga, ông Shaverdov nói và bày tỏ mong muốn của Nga trong việc mở rộng hợp tác với Iran trên nhiều lĩnh vực.

Ông Shaverdov cho biết thêm rằng nhà máy điện Bushehr được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Linh Trang (Theo THX)
Tin dịch
Nguồn tin: Xinhuanet - Xinhuanet

Trung Quốc lăm le tìm cách trở thành cường quốc biển

Thứ sáu, 20/08/2010, 12:57(GMT+7)

VIT - Trung Quốc không đủ 3 trong 7 điều thiết yếu để trở thành cường quốc biển. Tuy nhiên trong thời gian gần đây Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này.

Đây là nội dung trong bài phân tích của nguyên Phó Đô đốc Arun Kumar Singh-cựu Tổng tư lệnh lực lượng hải quân phía Đông Ấn Độ về xu hướng phát triển hải quân Trung Quốc.

Một loạt các sự kiện trên biển quanh Trung Quốc và các nước láng giềng (Mỹ - Hàn tập trận trên Biển Nhật Bản và Trung Quốc bắn đạn thật tại Biển Đông) một lần nữa làm nổi bật tầm quan trọng của sức mạnh biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo tác giả bài viết, một nước muốn trở thành cường quốc biển phải hội tụ 7 điều thiết yếu, đó là: nước lớn, dân đông, chiếm vị trí địa lý kiểm soát đường giao thương trên biển, có tối thiểu hai mặt giáp biển, có công nghệ - khoa học, có truyền thống đi biển và chính phủ có ý chí chính trị khai thác sức mạnh biển cho lợi ích quốc gia.

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc không đủ 3 trong 7 điều thiết yếu để trở thành cường quốc biển. Chính vì thế Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này.

Trước hết, về lịch sử, Trung Quốc không phải là quốc gia đi biển nhưng đang nhanh chóng học hỏi và cử các đội tàu, kể cả tàu chiến, đến các vùng biển quốc tế. Thứ hai, mặc dù các đường hàng hải thương mại thế giới đi qua Trung Quốc và Hoàng Hải nhưng Trung Quốc không thể kiểm soát hoàn toàn các tuyến đường này do sự có mặt của các nước ven biển hiện đại khác. Thứ ba, bờ biển hướng Đông ra Thái Bình Dương “có thể bị chặn” bởi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines hướng ra phía Nam để đến Ấn Độ Dương qua sát Việt Nam sau đó phải qua eo Singapore -Malacca, Sunda và Lombok. 90% dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Á và Angola đi qua khu vực này.

Những biện pháp Trung Quốc đã và đang làm để trở thành cường quốc biển

+ Thử nghiệm kết hợp công nghệ và sáng tạo để phát hiện và tiêu diệt tàu chiến “địch” trên biển bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa như DF-21 với tầm bắn 1.800 km. Nếu DF-21 thành công thì Trung Quốc sẽ phát triển DF-31 với tầm bắn lên tới 8.000 km rồi đến DF-41 với tầm bắn 14.000 km được hệ thống “rađa chân trời” sử dụng sóng “bầu trời” kết hợp hệ thống thông tin liên lạc từ các vệ tinh tự tạo để dẫn đường.

+ Thực hiện ý đồ biến Biển Đông và Biển Hoa Đông thành vùng lãnh hải riêng của mình để kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế qua khu vực này trong khi tự do khai thác các nguồn khoáng sản, dầu và cá. Ngày 16/5/10, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh cá mùa hè tại Biển Đông và đưa tàu chiến đến để thực thi nhiệm vụ; ngày 5/1, Trung Quốc công bố chương trình du lịch đến một số đảo không người và đang có tranh chấp ở Biển Đông. Ngày 9/2, Trung Quốc công bố tìm thấy mỏ dầu, khí tại Biển Đông trong khi những “phát hiện” tương tự tại Đông Hải đã buộc Nhật phải đưa Trung Quốc ra kiện tại tòa án hàng hải quốc tế. Ngày 13/4, một hạm đội tàu chiến và tầu ngầm 10 chiếc của Trung Quốc đi qua hai đảo Miyako và Okinawa của Nhật. Ngày 30/7 Trung Quốc tuyên bố bắn đạn thật 6 ngày tại Đông Hải.

+ Trung Quốc ủng hộ tài chính, quốc phòng và công nghệ cho hai nước có vũ khí hạt nhân trong khu vực (Pakistan và Bắc Triều Tiên) để hoạt động thay Trung Quốc “đánh lạc hướng và can dự” Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc.

+ Sau thất bại của chính sách ngoại giao o ép nửa thế kỷ, Trung Quốc đã quyết tâm lôi kéo Đài Loan. Ngày 29/6, Trung Quốc đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế (ECFA) có lợi về mặt tài chính cho Đài Loan. Và nếu Trung Quốc thành công trong việc thống nhất Đài Loan thì họ sẽ loại bỏ được một trở ngại địa chiến lược đối với kế hoạch vươn ra Thái Bình Dương.

+ Với dự trữ ngoại tệ lên đến 2,5 nghìn tỷ USD, Trung Quốc đang ra sức đầu tư vào các nước ven bờ ở Nam Á, châu Phi nhằm bảo đảm đường hàng hải của mình và tránh để tầu chở dầu của họ đi qua các eo biển hẹp. Nhằm theo đuổi chính sách “chuỗi ngọc trai”, Trung Quốc không những đã trao tặng và xây dựng cảng Gwada cho Pakistan mà còn xây thêm các cảng tại 3 nước láng giềng của Ấn Độ như tại Sri Lanka (đang cấp tín dụng và xây dựng cảng Hambantota trị giá 9 tỷ USD và sân bay quốc tế gần Colombo), Bangladesh, Myanmar. Trung Quốc cũng đầu tư vào các cơ sở tương tự ở Angola và Tanzania.

+ Năm 2009, các nhà chiến lược Trung Quốc gợi ý, khi Trung Quốc có tàu sân bay, khoảng năm 2015, thì Mỹ cần phải “trông coi” khu vực biển phía Đông đảo Hawaii, còn hải quân Trung Quốc sẽ “trông coi” các khu vực biển còn lại của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đầu tư của Trung Quốc vào tàu ngầm hạt nhân cũng sẽ làm tăng “khả năng triển khai tại hai đại dương” trong tương lai.

Cao Phong (Theo Asianage)
Tin biên dịch
Nguồn tin: Asianage

Lãnh tụ Fidel Castro lại lên tiếng chỉ trích Mỹ

Thứ sáu, 20/08/2010, 16:08(GMT+7)
Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro.

VIT - Trong một bài báo được công bố vào ngày hôm qua (19/8), cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã lên tiếng chỉ trích hệ thống giáo dục Mỹ và gọi nó là “biến dạng và đồi bại”.

Bài báo với nhan đề “Phải chăng tôi đang cường điệu?”, lãnh tụ Castro dẫn tài liệu một cuộc khảo sát mới đây của trường Đại học Beloit ở Wisconsin cho biết, trong một cuộc khảo sát vừa tiến hành với các tân sinh viên Mỹ thì hầu hết những người được hỏi nghĩ rằng Beethoven là tên một chú chó.

Có lẽ Ludwig van Beethoven - nhà soạn nhạc cổ điển thiên tài người Đức - lúc khốn khó nhất cũng không thể nghĩ hậu thế biết về mình theo cách như vậy. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm cho các sinh viên Mỹ bởi mới đây, Hollywood đã làm một bộ phim mà trong đó có một chú cún con mang tên Beethoven.

Tệ hại hơn, rất nhiều trong số các tân sinh viên Mỹ cho rằng Michelangelo là một loại virus máy tính. Có lẽ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Italia Michelangelo không bao giờ biết có virus máy tính trên đời lại mang tên mình.

Bản khảo sát của trường đại học Beloit đối với các tân sinh viên còn cho thấy, những người vừa nhập trường năm nay cũng biết rất mù mờ về tôn giáo. Hầu hết chỉ nhớ được tên của một giáo hoàng duy nhất là John Paul II.

Không mấy sinh viên mới biết rằng trên thế giới này từng có một quốc gia mang tên là Nam Tư.

Càng không nhiều sinh viên biết được chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi là cái gì. Nước Đức chưa từng bị chia cắt, nhiều sinh viên Mỹ đã nghĩ như vậy.

Nhưng không chỉ những danh nhân hay quốc gia kể trên phải buồn mà chính những vị giáo sư nghĩ ra bản khảo sát này cũng buồn không kém.

“Bất kỳ ai cũng phải thất vọng khi nhìn thấy mức độ biến dạng và đồi bại của nền giáo dục trong một quốc gia đang sở hữu hơn 8 nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân”, ông Fidel viết.

“Và vẫn còn nhiều con người khôn ngoan đến mức tin rằng những cảnh báo của tôi là cường điệu!", ông viết.

Thu Hiền (Theo Ria Novosti)
Tin dịch
Nguồn tin: Rian

Mỹ vạch mặt dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Thứ tư, 18/08/2010, 05:09(GMT+7)

VIT - Sau gần sáu tháng đình hoãn, hôm qua 16/08/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố báo cáo thường niên về quân đội Trung Quốc, xác định rằng Bắc Kinh không ngừng gia tăng tiềm lực quân sự “với mục đích bành trướng”.

Một trong những yếu tố được Lầu Năm Góc nêu bật là mối quan tâm của Trung Quốc không còn giới hạn ở vùng Đài Loan, mà còn vươn sâu xuống phía Nam, đến tận đảo Guam xa xôi, có nghĩa là “trùm” luôn cả vùng Biển Đông.

Tuyên bố với báo chí, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh đến tính chất khách quan của bản báo cáo dài hơn 80 trang. Theo ông Bryan Whitman: “Đây là một báo cáo mà lời lẽ đã được lựa chọn một cách hết sức thận trọng. Chúng tôi tin rằng báo cáo này là trung thực. Chúng tôi không muốn diễn giải quá xa, hoặc làm bất cứ điều gì tương tự.”

Nhận định chung của Lầu Năm Góc là Trung Quốc hiện đang phát triển các loại tên lửa tầm xa chống hạm và chuẩn bị đưa các tàu sân bay của họ vào hoạt động vào cuối thập niên này " trong nỗ lực trở thành một thế lực quân sự vượt trội tại châu Á”. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng chế tạo thêm nhiều tàu ngầm hiện đại hơn cũng như các tên lửa đủ tầm, đồng thời phát triển năng lực tiến hành “chiến tranh tin học.”

Lầu Năm Góc phát hiện TQ có 1.150 tên lửa đạn đạo tầm ngắn và một số tên lửa tầm trung nhưng không rõ số lượng. Ngoài ra, TQ cũng phát triển hệ thống pháo binh có khả năng bắn qua eo biển Đài Loan.

Điều khiến cho Hoa Kỳ lo ngại là dự án lớn của Trung Quốc nhằm phát triển một loại tên lửa tầm xa đủ sức tấn công tàu sân bay của Mỹ ở vùng biển sâu trên Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng quốc phòng đủ sức vươn tới đảo Guam của Mỹ phía Đông Philippines. Việc xây dựng khả năng tác chiến xa bờ này, theo Lầu Năm Góc, thể hiện học thuyết quân sự mới của Trung Quốc.

Trước đây, các nhà chiến lược Trung Quốc chỉ nhấn mạnh đến khu vực nằm bên trong dãy đảo Okinawa của Nhật và phía Đông Biển Đông. Thế nhưng ngày nay, chủ thuyết mới của Bắc Kinh muốn mở rộng khu vực tác chiến ra ra bên ngoài ranh giới hạn đó.

Trong chương nói về vấn đề Trung Quốc mở rộng tầm tác chiến của quân đội, bản báo cáo ghi nhận là quân đội Trung Quốc đang phát triển nhiều cơ sở và phương tiện cho phép họ tung lực lượng đến can thiệp tại vùng biển Hoa Đông (tức là biển Nhật Bản), và biển Hoa Nam (tức Biển Đông), thậm chí qua cả Ấn Độ Dương và vượt qua dãy đảo thứ hai tại vùng Tây Thái Bình Dương.

Đối với Lầu Năm Góc, tình hình Biển Đông đã bắt đầu căng thẳng trở lại từ năm 2007 do các tranh chấp chủ quyền. Theo bản báo cáo, Trung Quốc trước hết muốn bảo đảm các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của họ trong tại Biển Đông, và hành xử quyền khai thác tài nguyên của khu vực mà họ tự nhận chủ quyền. Ngoài ra, một sự hiện diện quân sự hùng hậu sẽ cho phép Trung Quốc tung lực lượng, phong tỏa hay kiểm soát các tuyến hàng hải thiết yếu trong vùng, nơi qua lại của 50% lượng hàng vận tải đường thủy trên toàn cầu.

Để đạt các mục tiêu trên đây, Hải quân Trung Quốc đã xây dựng gần xong cân cứ của họ trên đảo Hải Nam, đủ lớn để chứa các tàu ngầm tấn công có khả năng bắn tên lửa đạn đạo, và các loại tàu lớn khác. Căn cứ này cho phép Hải quân Trung Quốc trực tiếp tiếp cận các tuyến hàng hải chính, và nhất là cho phép họ kín đáo tung tầu ngầm xuống Biển Đông.

Cũng trong chiều hướng tạo năng lực khống chế Biển Đông, Trung Quốc đang cho tân trang một chiếc hàng không mẫu hạm mua lại của Ukraina, và trong năm nay, có thể tiến hành đóng tàu sân bay của riêng mình. Một chương trình đào tạo 50 phi công sử dụng được máy bay trên hàng không mẫu hạm cũng đã được quyết định.

Lực lượng tên lửa cũng được đẩy mạnh để phục vụ cho mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của Quân đội Trung Quốc, trong lúc không quân cũng không thua kém. Bản báo cáo nêu bật chương trình chế tạo loại oanh tạc cơ tầm xa B6/Badger có khả năng mang theo tên lửa tuần tiễu không đối địa tầm xa, đủ sức bắn tới rặng đảo thứ hai.

Mặt khác, năng lực và phương tiện tiếp liệu trên không cũng được phát triển, mà theo Lầu Năm Góc, cho phép mở rộng các chiến dịch không quân xuống đến Biển Đông.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (phải) và đô đốc Robert F. Willard (trái), Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á ở Singapore ngày 4/6. Ảnh: ZIMBIO

Lầu Năm Góc ước tính, chỉ riêng năm 2009, Trung Quốc đã chi hơn 150 tỉ USD cho quân sự. Tóm lại, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, việc phân tích chương trình phát triển vũ khí của Trung Quốc cùng với các mô thức triển khai cho thấy rõ là Bắc Kinh đã nhìn xa hơn là Đài Loan khi tăng cường lực lượng quân sự của mình.

Có thể nói là Biển Đông đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc, cũng như lực lượng hải quân của Hoa Kỳ là thế lực duy nhất đang tồn tại trong vùng Thái Bình Dương.

Phương Nam ( Tổng Hợp)
Tin tổng hợp
Nguồn tin: Defensetech - Reuters

Mỹ phản đối sử dụng vũ lực trong tranh chấp tại biển Đông

Thứ tư, 18/08/2010, 23:04(GMT+7)
Đô đốc Robert Willard

VIT - Quân đội Mỹ đã lên tiếng phản đối việc sử dụng vũ lực bởi các nước có tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và sẽ duy trì sự hiện diện của họ tại khu vực chiến lược này trong những năm tới, một tư lệnh quân đội Mỹ hôm 18/8 cho hay.

Tuyên bố của Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, diễn ra sau tuyên bố hồi tháng trước của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã làm cho Trung Quốc nổi giận. Bà tuyên bố tại một hội nghị ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á rằng Mỹ có “lợi ích quốc gia” trong việc thấy những tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông được giải quyết thông qua một “quá trình ngoại giao đa phương của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền."

Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ biển Đông, vùng biển có nhiều nhóm đảo tranh chấp, bao gồm cả Quần đảo Trường Sa của Việt Nam – ngoài ra còn có Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippine cũng tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn bộ các quần đảo này.

Đô đốc Willard cho biết Washington không đứng về bên nào trong những tranh chấp này nhưng ông cho biết thêm Washington sẽ phản đối bất kỳ hành động nào sử dụng "vũ lực hoặc các hình thức cưỡng chế để giành chủ quyền một phần lãnh thổ của bất cứ quốc gia đơn lẻ nào gây tổn hại đến các nước khác."

Ông cho biết cách cư xử "quả quyết" của Trung Quốc tại biển Đông đã nằm trong chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán quốc phòng thường niên tại Manila hôm 18/8 với các quan chức quân đội Philippine.

"Chúng tôi đã thảo luận về sự quả quyết của người Trung Quốc mà chúng tôi đang cảm nhận được tại biển Đông và những mối quan ngại đã phát sinh trong khu vực," ông nói trong một cuộc họp báo.

Ông cho biết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục sự hiện diện của họ tại khu vực này trong những năm tới để giữ những tuyến đường biển và không phận ở đó an toàn cho sự lưu thông của các chuyến tàu thương mại lớn.

Ông Willard cũng yêu cầu các nước trong khu vực xây dựng quân đội đủ mạnh để giúp gìn giữ hòa bình.

"Điều rất quan trọng là các chính phủ trong khu vực cần phải đầu tư đầy đủ cho quân đội và bộ máy an ninh để bảo vệ những vùng lãnh hải tương ứng của họ," ông nói.

Tư lệnh quân đội Philippine, Trung tướng David Ricardo, đã phàn nàn về sự yếu kém của quân đội nước ông, mà ông cho rằng có thể không đủ sức tuần tra Quần đảo Trường Sa mà họ tuyên bố chủ quyền. Với những chiếc máy bay và tàu cũ kỹ, khả năng quân sự của Philippine tại những khu vực tranh chấp này "hầu như không đáng kể," ông nói.

Trường Sa là một nhóm đảo, đá ngầm và đảo san hô với nguồn thủy sản rất phong phú. Khu vực này được cho là có trữ lượng dầu và khí tự nhiên lớn và nằm trên các tuyến đường biển tấp nập và là tuyến đường quan trọng cung cấp dầu và các nguồn tài nguyên khác cho nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và những quốc gia châu Á khác.

Năm 1974, quân đội Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đã đánh chìm ba chiếc tàu hải quân của Việt Nam trong một trận hải chiến năm 1988.

Linh Trang (Theo AP)
Tin dịch
Nguồn tin: Google

Hải quân Trung Quốc lại tổ chức diễn tập tại Hoàng Sa

Thứ sáu, 20/08/2010, 15:10(GMT+7)
Binh lính Trung Quốc diễn tập tại Hoàng Sa

VIT - Bất chấp những phản ứng và tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên cho tổ chức hoạt động diễn tập quân sự của hải quân tại khu vực này.

Một số báo chí Hồng Kong đưa tin, vừa qua Trung Quốc đã cho hàng trăm xe bọc thép lưỡng cư, pháo tự hành, xe chở quân với hàng ngàn binh lính ra quần đảo Hoàng Sa tiến hành diễn tập thực binh.

Theo đó, nội dung chủ yếu của cuộc diễn tập lần này đó là diễn tập tấn công và phòng ngự đối với các cụm đảo mà Trung Quốc đã chiếm đóng của Việt Nam tại quần đảo này.

Trong đó, báo chí Trung Quốc nhấn mạnh, điều đặc biệt đáng chú ý trong lần diễn tập này đó chính là lần đầu tiên hải quân nước này đưa vào sử dụng tác chiến trên đảo một khối lượng lớn các trang thiết bị vũ khí mới mà trước nay Trung Quốc chưa từng cho vào tham gia các cuộc diễn tập trước đó. Bên cạnh đó, các xe thiết giáp chở quân lưỡng cư tham gia diễn tập này cũng hoàn toàn được trang bị mới.

Cũng theo tờ báo này, mục đích của cuộc diễn tập này của hải quân Trung Quốc đó là nhằm “đối kháng” với cuộc diễn tập trên biển Đông sắp tới với sự tham gia của Mỹ và Nhật, bên cạnh đó đây còn là một “lời cảnh báo không lời” của Bắc Kinh.

Ngoài ra, cuộc diễn tập lần này còn huy động sự tham gia của một sư đoàn phòng không Trung Quốc đóng tại quân khu Quảng Châu. Theo đó, nội dung mà quân khu này tham gia diễn tập bao gồm khoa mục tiếp dầu trên không, tấn công đánh chiếm đảo, diễn tập phòng không…

Việc Trung Quốc tổ chức diễn tập thực binh tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chung ứng xử giữa các bên trong vấn đề biển Đông năm 2002.
      
Phương Nam ( Theo Panjk)
Tin biên dịch
Nguồn tin: Panjk

Iran tuyên bố làm giàu urani để dùng tại Bushehr -- Vietnam+ (VietnamPlus) --- 20/08/2010

Iran tuyên bố làm giàu urani để dùng tại Bushehr -- Vietnam+ (VietnamPlus) --- 20/08/2010:

"Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi ngày 20/8 tuyên bố Tehran sẽ thúc đẩy chương trình làm giàu urani để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân Bushehr, sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối tuần này.

Hãng thông tấn chính thức IRNA dẫn lời ông Salehi cho biết hoạt động làm giàu urani để cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện Bushehr và những nhà máy khác sẽ được tiếp tục thực hiện.

Bushehr là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran, sau khoảng 3 thập kỷ bị trì hoãn, sẽ được đưa vào vận hành từ ngày 21/8 và sẽ bắt đầu sản xuất điện từ tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay. Nga là nước xây dựng nhà máy và theo thỏa thuận, Mátxcơva sẽ cung cấp nhiên liệu cho nhà máy này theo yêu cầu của Iran.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Salehi, thỏa thuận giữa hai nước không buộc Iran phải mua nhiên liệu từ Nga. Ông Salehi nhấn mạnh Iran sẽ làm giàu urani để không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ Nga. Tehran dự kiến sẽ chỉ mua nhiên liệu từ Nga trong 10 năm đầu, sau đó sẽ tiến tới tự cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện Bushehr.

Trước đó, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinajad ngày 16/8 tuyên bố thực thi luật tiếp tục làm giàu urani, theo đó chính phủ nước này có nghĩa vụ tiếp tục các nỗ lực sản xuất nhiên liệu phục vụ lò phản ứng nghiên cứu y tế ở Tehran, tiếp tục làm giàu urani cấp độ 20% và chế tạo các thanh nhiên liệu phục vụ lò phản ứng nghiên cứu.

Luật mới cho phép chính phủ đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của công nghệ hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình để tiến tới tự lực hoàn toàn về hạt nhân.

Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngọai giao Nga cho rằng việc kiểm soát nghiêm ngặt quá trình vận hành nhà máy điện hạt nhân Bushehr sẽ đảm bảo không xảy ra vấn đề nhiên liệu hạt nhân bị chuyển sang phục vụ mục đích khác.

Tuyên bố này khẳng định Nga sẽ cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho nhà máy Bushehr với điều kiện số nhiên liệu này sẽ phải được hoàn trả về Nga. Ngoài ra, tất cả hoạt động vận hành của nhà máy, bao gồm cả cung cấp và hoàn trả nhiên liệu hạt nhân, đều phải nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr có khả năng vận hành trong 60 năm. Tuy nhiên, Tehran cho biết sẽ chỉ vận hành nhà máy trong 40 năm. Bushehr không thuộc đối tượng trực tiếp của các biện pháp trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp dụng đối với Iran./.

(TTXVN/Vietnam+)

- Sent using Google Toolbar"

Iran phóng thử thành công tên lửa đất đối đất mới -- Vietnam+ (VietnamPlus) --- 20/08/2010

20/08/2010 | 20:29:00

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi ngày 20/8 cho biết nước này đã phóng thử thành công một tên lửa đất đối đất mới có tên Qiam.

Tuyên bố của ông Vahidi được đưa ra một ngày trước khi Iran dự kiến đưa vào vận hành cơ sở hạt nhân đầu tiên do Nga hỗ trợ xây dựng tại thành phố cảng Bushehr, miền Nam nước này.

Cảnh quay vụ phóng thử đã được phát trên truyền hình nhà nước Iran. Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy tên lửa Qiam được phóng lên không trung từ một sa mạc.

Phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Vahidi cho biết tên lửa Qiam "có những tính năng công nghệ mới và khả năng tác chiến đặc biệt." Tuy nhiên, ông Vahidi không cho biết thời điểm diễn ra vụ phóng tên lửa nói trên và tầm bắn của tên lửa Qiam.

Trước đó, ngày 17/8, ông Vahidi đã tuyên bố nước này sẽ giới thiệu một loạt vũ khí, gồm tên lửa, tàu cao tốc và máy bay không người lái tầm xa.

Dự kiến, tên lửa Fateh 110 thế hệ thứ ba sẽ được thử nghiệm trong vài ngày tới khi Iran kỷ niệm tuần lễ chính phủ thường niên, bắt đầu từ ngày 21/8. Iran cũng sẽ giới thiệu chiếc máy bay không người lái tầm xa mang tên Karar.

Ngoài ra, các dây chuyền sản xuất hai loại tàu cao tốc mang tên lửa Seraj và Zolfaqar cũng sẽ được khai trương vào tuần tới. Ông khẳng định việc giới thiệu những vũ khí này cho thấy các biện pháp trừng phạt "không ảnh hưởng" đến nước Cộng hòa Hồi giáo mà chỉ khiến Tehran "có thêm kinh nghiệm và có khả năng tự chủ cao hơn."/.

(TTXVN/Vietnam+)

Những ngày cuối cùng của Thế Chiến II tại Thái Bình Dương

Thứ tư, 11/08/2010, 13:22(GMT+7)

VIT - Chiến tranh Nhật - Mỹ ở Thái Bình Dương nổ ra lúc 7 giờ 55 phút sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 (giờ Hawaii), khi Nhật không tuyên chiến mà bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng, tức Pearl Harbor trên đảo Hawaii, đánh chìm và hỏng 19 tàu chiến và diệt 2300 lính Mỹ.

3- Quyết định tối hậu của Truman;

4- Thiên Hoàng Nhật Bản thân chinh quyết định;

5- Nước Nhật chính thức đầu hàng.

Bài 1. Phát xít Nhật trước nguy cơ buộc phải đầu hàng

Cú đánh bất ngờ này gây thiệt hại chưa từng thấy cho nước Mỹ, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt gọi ngày 7 tháng 12 ấy là “một ngày ô nhục”. Hành động vô liêm sỉ của chính phủ Nhật đã kích động lòng căm phẫn sâu sắc của toàn dân Mỹ. Quốc Hội Mỹ nhanh chóng nhất trí từ bỏ lập trường biệt lập không can dự vào công việc của các nước khác, chuyển sang chủ trương kiên quyết chống phát xít Nhật.
Ngày 8 tháng 12, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ngồi xe lăn ra trước cuộc họp Quốc Hội tuyên bố Mỹ tuyên chiến với Nhật. Ba ngày sau ông tuyên bố tuyên chiến với Đức và Ý.
Mỹ trở thành nước đồng thời chiến đấu trên cả hai mặt trận châu Âu và châu Á. Nước Nhật dại dột “đánh thức gã khổng lồ Mỹ” – như lời ta thán của đại tướng Tổng chỉ huy Hạm đội Liên hiệp Nhật Yamamoto. Viên tướng này từng học ở Mỹ nên biết rất rõ tiềm lực kinh tế và quân sự cũng như khoa học kỹ thuật của Mỹ, ông tin rằng Nhật không thể nào thắng nổi Mỹ. Phát biểu này khiến ông bị bọn quân phiệt Nhật gọi là “Nhật gian” và đòi xử tử.
Do quan điểm mơ hồ về quân phiệt Nhật nên trong một thời gian dài Mỹ thiếu chuẩn bị chiến đấu với Nhật, trên vùng Thái Bình Dương năm 1941 Mỹ chỉ có 3 tầu sân bay, 9 thiết giáp hạm, 22 tầu tuần dương và 54 tầu khu trục; trong lúc đó phía Nhật tương ứng có 10, 10, 38 và 113, vì vậy quân đội Mỹ ban đầu phải rút lui chiến thuật.
Quân đội Nhật thừa thắng “Nam tiến”, chiếm hầu hết Đông Nam Á và nhiều cứ điểm quan trọng của Mỹ, các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan ở Thái Bình Dương, tiến sát tới châu Úc.
Tuy thế Mỹ cũng kịp thời giáng trả Nhật một số đòn đau, như ngày 18 tháng 4 năm 1942, phi đội máy bay B-25 của trung tá Doolittle cất cánh từ tàu sân bay đột nhập ném bom Tokyo, làm rung chuyển cả nước Nhật. Trong trận hải chiến tại đảo Midway hồi đầu tháng 7 cùng năm, hải quân Mỹ lần đầu tiên đánh chìm tàu sân bay Nhật, kết thúc chuỗi trận bất bại của Nhật.
Chính phủ Mỹ nhanh chóng tổng động viên toàn dân tham gia chiến tranh, chuyển ngành công nghiệp khổng lồ của họ sang thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cải tiến vũ khí, tăng cường lực lượng quân đội. Chi phí quân sự từ 4,5 tỷ USD năm 1941 tăng lên 20 tỷ năm 1942 và 38 tỷ USD năm 1943, hơn hẳn Nhật (2,0; 3,0; 4,5 tỷ USD). Số lượng và chất lượng các loại vũ khí Mỹ đều tăng vượt bậc. Năm 1944, Mỹ sản xuất được hơn 35 nghìn máy bay, so với 11 nghìn của Nhật. Đặc biệt Mỹ thiết kế chế tạo được nhiều thế hệ máy bay, tàu chiến mới có tính năng tốt hơn của Nhật. Mỹ còn viện trợ rất nhiều vũ khí và trang bị quân sự cho các nước Đồng Minh kể cả Liên Xô, theo hình thức viện trợ cho vay-thuê (Lend-Lease aid) sau chiến tranh mới phải nợ.
Nhờ đó lực lượng Mỹ dần dần mạnh lên và từ cuối 1943 bắt đầu giành thế chủ động. Từ 1944, Mỹ phản công toàn diện, chiếm lại các đảo Saipan (7/1944), Guam, Tinian (8/1944) thuộc quần đảo Marianna ở phía Đông Phillippines. Sau đó Mỹ xây sân bay để từ các đảo này, cũng như từ Trung Quốc, pháo đài bay 4 động cơ kiểu B-29 thực hiện ném bom chiến lược chính quốc Nhật, phá huỷ các cơ sở sản xuất và căn cứ quân sự khiến cho Nhật ngày càng thiếu vũ khí, trang bị.
Sau khi mất quần đảo Marianna, tinh thần chiến đấu của quân Nhật sa sút hẳn, nhiều người Nhật đã nghĩ tới thất bại. Từ khi máy bay Mỹ thường xuyên ném bom, mọi hoạt động kinh tế, sản xuất công nghiệp và vũ khí trên chính quốc Nhật bị thiệt hại ngày càng nặng.
Trước tình hình thiếu máy bay tàu chiến, Bộ Thống soái Nhật quyết định áp dụng chiến thuật đánh bom tự sát bằng máy bay, tầu ngầm mi-ni và ngư lôi người lái. Chiến thuật mới này đã gây khó khăn và thiệt hại lớn cho Mỹ, nhưng cũng rất bất lợi cho Nhật vì mất gần hết phi công, trong khi Nhật đang thiếu phi công và việc đào tạo một phi công lâu hơn việc chế tạo một máy bay. Trong trận Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa, Nhật dùng 193 máy bay cảm tử (Kamikaze) tấn công hạm đội Mỹ, có 169 chiếc bị pháo phòng không và máy bay Mỹ bắn rơi, chỉ còn vài chục chiếc lao trúng mục tiêu.
Tổng cộng đã có hơn 2200 phi công Kamikaze chết, đây là một thiệt hại không thể bù đắp được. Sau đó máy bay Nhật không còn có thể cất cánh được nữa, máy bay Mỹ càng tự do khống chế bầu trời, bắn phá, ném bom bất cứ mục tiêu nào.
Ngày ngày hàng nghìn máy bay Mỹ bay sang chính quốc Nhật, ném bom rải thảm xuống các đô thị, chủ yếu dùng bom cháy nhằm gây tâm lý sợ hãi cho dân Nhật, vì hầu hết nhà ở của người Nhật đều là nhà gỗ, dễ bắt lửa và cháy lan ra xung quanh. Mỹ thường ném bom ban đêm, lửa cháy sáng rực trời càng gây hiệu quả tâm lý, vả lại ban đêm khó cứu chữa, sáng ra chỉ còn lại cảnh hoang tàn trông cực kỳ bi thảm.
Hầu như toàn bộ các nhà máy quân sự đều trúng bom, 64 đô thị Nhật biến thành đống tro tàn. Riêng cuộc ném bom rải thảm Tokyo hai ngày 9 và 10 tháng 3 năm 1945 đã làm 100 nghìn người chết cháy. Máy bay ném bom kiểu mới của Mỹ là pháo đài bay B-29 bay rất cao, máy bay tiêm kích Nhật (lúc đó đã bị diệt gần hết) và pháo cao xạ Nhật không với tới, từ độ cao an toàn ấy máy bay Mỹ tha hồ yên tâm rải bom xuống mà Nhật không làm gì được.
Ngày 7 tháng 5 năm 1945, nước Đức phát xít đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Châu Âu im tiếng súng. Thất bại thảm hại của phát xít Đức báo trước nước Nhật quân phiệt cũng sẽ nhanh chóng hứng chịu kết cục nhục nhã như vậy. Nhưng phát xít Nhật vẫn điên cuồng chống trả Đồng Minh. Mặt trận châu Á-Thái Bình Dương vẫn ầm vang tiếng súng.
Tháng 6, Nội các Nhật họp, phái chủ chiến chiếm đa số quyết tâm “Bản thổ quyết chiến”, “chiến đấu đến người Nhật cuối cùng”. Thiên Hoàng Hirohito im lặng trước quyết định đó. Vì thế nhân dân Nhật và thế giới tiếp tục phải đổ máu vô ích.
Lúc này đảo Okinawa cách đất liền 350 dặm về phía Nam đã bị Mỹ chiếm (4/1945). Trên đất Nhật, 2,25 triệu lục quân và 1,25 triệu hải quân chủ yếu lo cố thủ trước tin Mỹ sắp đổ bộ vào Nhật. Ngoài ra còn khoảng 3,5 triệu quân Nhật đóng ở Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và một số đảo trên Thái Bình Dương. Nghĩa là lực lượng Nhật vẫn còn rất mạnh, Bộ Chỉ huy Tối cao Đồng minh không thể coi thường.
Ngày 16 tháng 7 năm 1945, Mỹ thử thành công bom nguyên tử. Hôm sau, Truman, Churchill và Stalin hội đàm tại Potsdam gần Berlin để bàn về tương lai nước Đức.
Đồng thời, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ J. C. Gore và Bộ trưởng Lục quân H. L. Stimson dự thảo Tuyên ngôn Potsdam về vấn đề ép Nhật đầu hàng vô điều kiện để chuẩn bị trình nguyên thủ Mỹ, Anh, Trung Quốc ký (về sau Liên Xô cũng ký Tuyên ngôn này).
Ngay từ tháng 5, Gore đã kiến nghị với Tổng thống Truman là chỉ cần Tuyên ngôn này đưa ra tiền đề Nhật có thể được giữ lại chế độ Thiên Hoàng, thì chắc chắn Nhật sẽ chấp nhận đầu hàng ngay. Thiên Hoàng là thống soái tối cao của quân đội Nhật; xưa nay hoàng tộc Thiên Hoàng được dân Nhật coi là dòng dõi thần thánh không thể bị tiêu diệt.
Thế nhưng hồi ấy dư luận Mỹ và đa số quan chức trong Chính phủ Mỹ đều đòi đưa Thiên Hoàng ra xét xử tội ác chiến tranh, phản đối giữ lại chế độ Thiên Hoàng. Stimson đành đề nghị Truman dùng hình thức phi chính thức để truyền đạt cho phía Nhật biết ý định nói trên của Mỹ.
Ngày 26 tháng 7, Tuyên ngôn Potsdam chính thức công bố. Máy bay Mỹ thả xuống khắp đất Nhật hàng triệu tờ truyền đơn in Tuyên ngôn này bằng tiếng Nhật.
Điều 13 của Tuyên ngôn viết: “Chính phủ Nhật phải tuyên bố toàn bộ quân đội Nhật lập tức đầu hàng vô điều kiện”, “Bất cứ sự lựa chọn nào khác đều chỉ có thể dẫn đến sự huỷ diệt nhanh chóng và toàn diện của nước Nhật”.
Sakomizu, Chánh Văn phòng Chính phủ Nhật nhớ lại tình hình lúc ấy:
Nhà đương cục phía ta thận trọng nghiên cứu từng câu từng chữ của Tuyên ngôn này, và tôi xin nói thẳng ra là lúc ấy đã đi đến kết luận ta chỉ có thể dùng nó để làm cơ sở chấm dứt chiến tranh, ngoài ra không còn cách nào khác. Bộ trưởng Ngoại giao ta còn bàn chuyện phải chăng hội nghị Chính phủ nên thừa nhận như vậy...
Thế nhưng Bộ trưởng Lục quân lại chủ trương Ta đang nhờ Liên Xô làm trung gian để điều đình [với Mỹ], nay đang chờ trả lời, do đó nên chờ bao giờ có hồi âm thì hãy quyết định làm gì.
Thế là mọi người quyết định chờ đợi, nói cách khác, trước khi có hồi âm thì ta không tỏ thái độ gì về bản Tuyên ngôn này. [“Sự thật của việc ngừng chiến”, 1989]
Chính phủ Nhật đã phạm một sai lầm căn bản khi định nhờ Liên Xô làm trung gian đàm phán với Mỹ. Họ muốn gì từ Liên Xô?

Nguyễn Hải Hoành



Tin biên tập


Thứ sáu, 13/08/2010, 09:14(GMT+7)


Không quân Nhật 1945
VIT - Quả thật, từ đầu tháng 7 năm 1945, Chính phủ Nhật đã nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình để hoà giải với Mỹ, dựa trên cơ sở Hiệp ước Trung lập Nhật-Xô (ký 13/4/1941) đến tháng 3 năm 1946 mới hết hạn.
3- Quyết định tối hậu của Truman;

4- Thiên Hoàng Nhật Bản thân chinh quyết định;

5- Nước Nhật chính thức đầu hàng.

Bài 2. Ảo tưởng nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình với Mỹ
Về chuyện này, Thiên Hoàng Nhật Hirohito nhớ lại:
Sở dĩ phải chọn Liên Xô làm trung gian là vì các nước khác đều yếu, nếu có đứng ra điều đình thì cũng bị Mỹ, Anh áp chế, do đó dẫn đến việc đầu hàng vô điều kiện bất lợi. Liên Xô vừa có thực lực lại có tình nghĩa ký hiệp ước trung lập với ta. Tóm lại có hai lý do như vậy...
Song rất khó nhận định Liên Xô là một nước có thành ý, bởi thế trước tiên phải thăm dò thực hư. Chúng tôi quyết định triển khai cuộc hội đàm Koki Hirota [cựu Bộ trưởng ngoại giao Nhật] với Yakov A. Malik [Đại sứ Liên Xô tại Nhật] với nội dung: chỉ cần họ chịu xuất khẩu dầu mỏ cho ta thì cho dù ta phải biếu đảo Nam Kurin và Mãn châu cho họ cũng được...
Thế nhưng cho tới thượng tuần tháng 7, phía Liên Xô vẫn bặt vô âm tín. Mà tôi thì cần phải làm xong các việc liên quan trước khi hội nghị Potsdam bắt đầu [lãnh đạo thượng đỉnh Mỹ, Anh, Liên Xô họp Potsdam Conference từ 17/7 tới 2/8], nếu để chậm trễ thì sẽ rất bị động. Thế là tôi bàn với Suzuki [Thủ tướng Nhật], quyết định chấm dứt cuộc hội đàm Hirota-Malik mà trực tiếp giao thiệp với Chính phủ Liên Xô.
Việc này liên quan đến chuyện cử ai đi Moscow. Về đại thể đã kết luận Konoe [cựu Thủ tướng Nhật] là thích hợp, nhưng sợ Konoe không nhận, nên tôi quyết định trực tiếp gặp ông ta nói chuyện... Đầu tháng 7 tôi gọi Konoe đến và nói với ông ta là nhiệm vụ này khó khăn đấy, nhưng đề nghị ông nhất định phải gắng hết sức mà làm.
Konoe nói dù phải chết cũng làm và nhận quyết định ấy.
[“Tự bạch của Thiên Hoàng Showa”, 1995].
Nhưng rồi việc cử người đi Liên Xô bị đình lại vì ngày 9 tháng 7, các đại thần Arita và Kido đề nghị nhà vua nên trực tiếp giảng hoà với Mỹ, Anh.
Tuy vậy Thiên Hoàng Hirohito vẫn cố chấp nhờ Liên Xô môi giới điều đình, vì thế cho tới ngày 26 tháng 7, Bộ trưởng Lục quân Anami đã mượn cớ nhà vua có chủ trương như vậy để cố ý trì hoãn việc chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam.
Thật ra, sau khi thấy Đức đầu hàng và Liên Xô tập kết quân đội sang Viễn Đông, tướng Anami cho rằng việc nhờ Liên Xô làm môi giới đàm phán với Mỹ, Anh cũng là một thượng sách để Nhật tránh chạm trán với Liên Xô.
Ngày 26 tháng 7, Tuyên ngôn Potsdam chính thức công bố trên toàn thế giới. Hàng triệu tờ truyền đơn in Tuyên ngôn này bằng tiếng Nhật được máy bay Mỹ rải xuống khắp đất Nhật, không người dân Nhật nào không biết nội dung bản Tuyên ngôn này.
Điều 13 Tuyên ngôn Potsdam viết: “Chính phủ Nhật phải tuyên bố toàn bộ quân đội Nhật lập tức đầu hàng vô điều kiện”, “Bất cứ sự lựa chọn nào khác đều chỉ có thể dẫn đến sự huỷ diệt nhanh chóng và toàn diện của nước Nhật”.
Mệnh lệnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện đã ban ra; không hàng có nghĩa là nước Nhật tự chọn con đường huỷ diệt nhanh chóng hơn, bi thảm hơn.
Nhưng dưới sức ép của nhà vua và quân đội, Thủ tướng Suzuki đã không trả lời yêu cầu của Tuyên ngôn Potsdam.
Bè lũ quân phiệt Nhật cực kỳ hiếu chiến đã đánh giá sai lầm lập trường chống phát xít của Liên Xô, do đó kỳ vọng vào sự “trung gian hoà giải” của chính phủ Liên Xô. Hành động mù quáng đó tương phản với hành động có lý trí của các cộng sự của Hitler như Goering, Himmler ..., khi thấy rõ Đức chắc chắn thua, lũ người này đã chủ động giấu Hitler tự đi tìm con đường đàm phán với Đồng Minh để cứu nước Đức đỡ thất bại thảm hại hơn, dân Đức đỡ chết nhiều hơn, dù chúng biết chắc mình sẽ không thoát khỏi án treo cổ khi chiến tranh kết thúc.
Ba vật thiêng của Hoàng tộc Nhật Bản
Theo giáo sư Komori ở đại học Tokyo, lý do chủ yếu nhất của việc Nhật trì hoãn chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam là Thiên Hoàng Hirohito chỉ lo làm sao “giữ được thể chế Thiên Hoàng” (“quốc thể”) và giữ được “Ba vật thiêng” của Hoàng tộc.
Ba vật thiêng đó là: một tấm Gương Bát Xích (vật tượng trưng cho tinh thần của Hoàng tộc, được thờ ở đền Ise), một thanh Thảo Thế Kiếm (tức gươm trừ cỏ, còn gọi Thiên Tùng Vân Kiếm) và một viên Ngọc Bát Xích Quỳnh Câu thờ ở hai ngôi đền khác. Đây là 3 vật báu có tính thần thoại của Nữ thần Mặt Trời Amaterasu, tương truyền là tổ tiên dân tộc Nhật Bản.
Thiên Hoàng lo các vật thiêng này bị phá huỷ, vì hôm 24 tháng 7, bom Mỹ suýt rơi trúng đền Ise. Cố vấn của nhà vua là Koichi Kido nhớ lại ông đã “tấu” lên Thiên Hoàng như sau:
Hiện nay phía quân đội đề xuất bản thổ quyết chiến, kêu gọi đánh một trận quyết chiến thật lớn để xoay chuyển tình hình, nhưng theo kinh nghiệm thời gian qua, mọi người khó có thể tin vào chủ trương này. Nếu trận này thất bại, kẻ địch sẽ nhảy dù xuống khắp nước, Bộ Thống soái tối cao sẽ bị bắt làm tù binh.
Cho nên vấn đề cần thận trọng xem xét hiện nay là làm gì để giữ gìn chu toàn 3 vật báu. Nếu không, sẽ để mất biểu tượng Hoàng tộc 2600 năm nay, cuối cùng thể chế Thiên Hoàng cũng khó có thể giữ được. Cho nên thần tin rằng việc hoà giải là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
[“Nhật ký của Kido”, 1966].
Ngày 31 tháng 7, nhà vua nói với Koichi Kido:
Sau khi cân nhắc nhiều mặt, cuối cùng Trẫm cho rằng vẫn cứ nên chuyển các vật thiêng về bên cạnh Trẫm. Có điều, khi ta động đến các báu vật ấy tất sẽ ảnh hưởng đến lòng người. Cho nên Trẫm nghĩ là cứ nên thận trọng thì hơn.
Ngày nào Trẫm cũng nghĩ đến việc nếu chỉ dựa vào chủ ý của một mình Trẫm mà động đến các vật thiêng ấy thì hậu quả sẽ ra sao ? Cho nên Trẫm đang nghĩ, nên chuẩn bị thế nào về tinh thần để có thể làm tốt việc di chuyển các vật ấy đến Shinsu [một vùng núi thuộc huyện Nagano].
Việc này mong ngươi bàn kỹ với Chánh văn phòng Hoàng cung. Cũng nên bàn với Chính phủ rồi hãy quyết định. Trầm nghĩ: nếu có gì bất trắc thì Trẫm đành kiên trì bảo vệ và cùng sống cùng chết với các vật thiêng ấy.
[“Nhật ký của Kido”].
Trong giờ phút “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, khi mà ngày nào cũng có hàng nghìn dân Nhật chết vì bom rải thảm của quân đội Đồng Minh, Thiên Hoàng Nhật Bản không hề lo nghĩ gì đến tính mạng của dân chúng và hàng triệu binh lính Nhật, mà chỉ ích kỷ lo giữ ngôi báu của mình và mấy “vật thiêng” tổ tiên để lại, vì thế mà lần chần bỏ qua dịp trả lời yêu cầu của Tuyên ngôn Posdam. Hành động ngu xuẩn ấy đã khiến phía Đồng Minh đi tới nhận định cho rằng nước Nhật quyết chiến đến người cuối cùng, và Tổng thống Mỹ không thể không cân nhắc biện pháp đáp trả. Quyết định tối hậu của Tổng thống Truman sẽ mang lại hậu quả khủng khiếp ra sao?

Nguyễn Hải Hoành


Tin biên tập


Thứ năm, 19/08/2010, 11:25(GMT+7)


Quang cảnh Hiroshima 4 tháng sau khi Mỹ ném bom nguyên tử

VIT - Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự chưa dám đổ quân lên đất Nhật, cho dù lúc này hàng nghìn tầu chiến và cả triệu lính Mỹ đã sẵn sàng với khí thế chiến thắng hừng hực rực lửa.
3- Quyết định tối hậu của Truman;

4- Thiên Hoàng Nhật Bản thân chinh quyết định;

5- Nước Nhật chính thức đầu hàng.


Truman biết rõ đánh từ biển lên đất liền sẽ bị thương vong cực nhiều và chưa biết bao giờ mới thắng nổi 3,5 triệu quân Nhật thạo chiến đấu cố thủ trong các công sự ngầm trên 4 đảo chính và trên các tàu chiến của nước này, chưa kể cùng từng ấy quân Nhật đóng ở các nước châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra còn hàng chục triệu dân Nhật sẵn sàng xả thân vì Thiên Hoàng, họ sẽ đánh du kích đến người cuối cùng sau khi Mỹ chiếm được chính quốc Nhật. Bài toán quả thật vô cùng nan giải.

Truman nhớ lại những sự thật tàn nhẫn: trận đổ bộ đảo Iwo Jima nhỏ tý đầu năm nay, quân số Mỹ nhiều gấp 3 Nhật, thế mà cũng mất gần 40 ngày mới chiếm được đảo, 21 nghìn lính Nhật đánh đến chết gần hết, chỉ còn lại 1038 thương binh; Mỹ thương vong 31 nghìn người.

Trận đổ bộ lên đảo Okinawa vừa rồi, với ưu thế tuyệt đối 183 nghìn lính, 1500 tầu chiến mà cũng mất 2 tháng Mỹ mới chiếm được; máy bay tự sát của Nhật lao vào tầu chiến Mỹ, lính Nhật đánh đến chết không hàng; Mỹ thương vong 48 nghìn quân.

Khi 70 nghìn quân Mỹ tấn công đảo Saipan, 40 nghìn lính Nhật trên đảo đánh đến người cuối cùng. Thương binh Nhật nổ lựu đạn tự sát không chịu để Mỹ bắt làm tù binh. Dân Nhật trên đảo dắt nhau nhảy từ vách đá cao xuống biển sâu, cha mẹ ôm con lội ra biển cho đến khi ngập nước chết. Lính Mỹ thấy thế khiếp sợ ôm mặt khóc, mất hết sức chiến đấu. Hai sĩ quan Nhật chỉ huy bảo vệ đảo là tướng Yoshitsugu Saito và phó đô đốc Chuichi Nagumo tự bắn vào đầu, không chịu hàng – khác hẳn tình hình chiến dịch Stalingrad: nguyên soái Paulus khi thấy tình hình chắc chắn thua đã dẫn đầu 90 nghìn lính Đức vác cờ trắng ra hàng Hồng quân Liên Xô. Rõ ràng lính Đức không gan dạ liều chết một cách mù quáng theo tinh thần samurai như lính Nhật. Một quân đội không sợ chết quả thật là đáng sợ.

Tổng thống Truman nhớ lại phương án có tên Chiến dịch Coronet tấn công chính quốc Nhật Bản do Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ dự thảo mới trình lên ông. Phương án này ước tính thương vong của phía Mỹ trong chiến dịch Coronet sẽ là 1,2 triệu người. Một tổn thất lớn không thể tưởng tượng nổi!

Truman biết rằng nhân dân Mỹ không bao giờ cho phép Tổng thống Mỹ hy sinh con em họ nhiều như vậy. Cuối cùng Tổng thống Truman đành chọn cách dùng bom nguyên tử để Mỹ không cần đổ bộ lên đất Nhật mà vẫn buộc Nhật phải đầu hàng. Khi bom nguyên tử gây thương vong lớn đe dọa sự tồn vong của dân tộc Nhật, vua Nhật không thể không quyết định đầu hàng để cứu quân đội và dân chúng nước này, cũng như cứu tính mạng chính nhà vua cùng Hoàng tộc. Nhưng quyết định này rất có thể làm tên tuổi Truman bị người đời mãi mãi nguyền rủa. Ông sẽ có thể phải chịu trách nhiệm trước lịch sử là người đầu tiên sử dụng bom nguyên tử.

8h15 sáng ngày 6 tháng 8, chiếc siêu pháo đài bay kiểu B-29 có tên Enola Gay từ độ cao 10 nghìn mét thả một trái bom Urani 235 xuống Hiroshima, nơi có trụ sở Bộ Tư lệnh miền Nam và nhiều nhà máy quân sự Nhật. Bầu không khí bị đốt nóng đến 70000C, cả thành phố thực sự trở thành một biển lửa.

Hiroshima là một trong số ít đô thị Nhật chưa bị ném bom (nghe nói đó là Mỹ cố ý làm thế để khi ném bom nguyên tử mới theo dõi được chính xác kết quả), vì thế dân chúng nơi này khá chủ quan chưa thực sự coi trọng việc trú ẩn, nhiều người thấy báo động mà không xuống hầm. Hậu quả thiệt hại cực kỳ nặng nề. Hơn 140 nghìn dân thiệt mạng.

Tổng thống Truman ra tuyên bố trước toàn thế giới nói Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.

Thủ tướng Suzuki nhớ lại:

Sự việc đã đến nước này, tôi đành quyết định: không còn cách nào khác, chỉ còn cách duy nhất là chấm dứt chiến tranh. Sau khi nghe tin thảm hoạ ở Hiroshima, cuối cùng Bệ Hạ thở dài nói: Nếu cứ tiếp tục cuộc chiến tranh không có hy vọng thắng lợi này thì sẽ chỉ gia tăng sự hy sinh của quân đội, đây là một việc bi thảm trong lịch sử văn minh của nhân loại.

Tôi và mọi người đau khổ nhận thấy tâm trạng của Bệ Hạ vô cùng nặng nề..... Thế nhưng Chính phủ vẫn ra lệnh tổng động viên các nhà khoa học quân đội, đốc thúc họ đến Hiroshima điều tra thực địa, xác nhận bom nguyên tử là thật hay giả.

Ngày 8 tháng 8, sự thật đã rõ: đúng là bom nguyên tử thật. Do đó ai nấy càng lo sợ uy lực của nó.


[“Tự truyện của Suzuki”].
Khi biết tin ấy, Thiên Hoàng thở dài :

“Nếu cứ tiếp tục cuộc chiến tranh không có hy vọng thắng lợi này thì sẽ chỉ làm tăng sự hy sinh của quân đội, đây là một việc đau lòng trong lịch sử văn minh của loài người.”

[“Nhật ký của Kido”, tác giả: Koichi Kido Cố vấn của nhà vua ].

Thực ra, nhà vua chỉ lo cho số phận của mấy triệu lính Nhật còn lại lúc ấy chứ đâu có nghĩ gì đến sinh mạng dân chúng!

Chính phủ Nhật thì chưa tin Mỹ có bom nguyên tử. Sáng hôm mồng 7, họ cử các nhà khoa học đến Hiroshima khảo sát để xác định mối hoài nghi ấy.

Trên thực tế, sự xuất hiện bom nguyên tử hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của mọi người. Có người nghi ngờ đó là trò lừa bịp của Mỹ, đề nghị trước tiên nên đến điều tra tại chỗ rồi hãy nói......

Tối ngày 8, tiến sĩ Niko nước mắt ròng ròng báo cáo tôi: “Rất tiếc, đúng là bom nguyên tử”.... Nhận được báo cáo, Thủ tướng Suzuki chỉ thị tôi sáng mai họp ngay Nội các, ông sẽ tự nói ra ý định chấm dứt chiến tranh.


[“Sự thật của việc ngừng chiến”, Sakomizu, Chánh Văn phòng Chính phủ Nhật]

Nhưng phái chủ chiến lại nêu ra một ý kiến mới: Mỹ chỉ có một quả bom nguyên tử thôi, chẳng có gì đáng sợ cả !

6 giờ sáng hôm mồng 9, lại có tin Liên Xô đã tuyên chiến chống Nhật. Tin ấy có nghĩa là đội quân Quan Đông của Nhật đóng tại Đông Bắc Trung Quốc đã bị Hồng quân Liên Xô tấn công.

11 giờ 2 phút cùng ngày, quả bom nguyên tử thứ 2 (bom Plutoni) rơi xuống Nagasaki. Khoảng 70 nghìn người chết. Tổng cộng hơn 200 nghìn dân Nhật bỏ mạng chỉ vì Chính phủ Nhật chần chừ chưa tiếp thu Tuyên ngôn Potsdam với lý do “chưa dự kiến đầy đủ” tình hình.

Việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử và Liên Xô tham chiến chống Nhật đều được giải thích bằng lý do “Nhật từ chối tiếp thu Tuyên ngôn Potsdam”. Chính phủ Nhật đã do dự, chậm trễ đưa ra quyết định trước một vấn đề vô cùng hệ trọng tới sự sống còn của dân tộc Nhật.

Tất cả chỉ vì họ muốn giữ bằng được chế độ Thiên Hoàng họ coi là thiêng liêng bất khả xâm phạm ! Điều 1 Hiến pháp Minh Trị 1889 viết: “Đế quốc Đại Nhật Bản là một khối thống nhất do Thiên Hoàng cai trị”. Điều 3 viết: “Thiên Hoàng thiêng liêng bất khả xâm phạm”, và điều 4: “Thiên Hoàng là nguyên thủ đất nước, nắm toàn bộ quyền thống trị”. Vì thế mà họ chỉ lo giữ “quốc thể” (tức thể chế Thiên Hoàng).

Tổng thống Truman đã giải quyết vấn đề hóc búa này như thế nào?

(còn nữa)

Nguyễn Hải Hoành

Tin biên tập