Thứ sáu, 20/08/2010, 16:08(GMT+7)
Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro.
VIT - Trong một bài báo được công bố vào ngày hôm qua (19/8), cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã lên tiếng chỉ trích hệ thống giáo dục Mỹ và gọi nó là “biến dạng và đồi bại”.
Bài báo với nhan đề “Phải chăng tôi đang cường điệu?”, lãnh tụ Castro dẫn tài liệu một cuộc khảo sát mới đây của trường Đại học Beloit ở Wisconsin cho biết, trong một cuộc khảo sát vừa tiến hành với các tân sinh viên Mỹ thì hầu hết những người được hỏi nghĩ rằng Beethoven là tên một chú chó.
Có lẽ Ludwig van Beethoven - nhà soạn nhạc cổ điển thiên tài người Đức - lúc khốn khó nhất cũng không thể nghĩ hậu thế biết về mình theo cách như vậy. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm cho các sinh viên Mỹ bởi mới đây, Hollywood đã làm một bộ phim mà trong đó có một chú cún con mang tên Beethoven.
Tệ hại hơn, rất nhiều trong số các tân sinh viên Mỹ cho rằng Michelangelo là một loại virus máy tính. Có lẽ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Italia Michelangelo không bao giờ biết có virus máy tính trên đời lại mang tên mình.
Bản khảo sát của trường đại học Beloit đối với các tân sinh viên còn cho thấy, những người vừa nhập trường năm nay cũng biết rất mù mờ về tôn giáo. Hầu hết chỉ nhớ được tên của một giáo hoàng duy nhất là John Paul II.
Không mấy sinh viên mới biết rằng trên thế giới này từng có một quốc gia mang tên là Nam Tư.
Càng không nhiều sinh viên biết được chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi là cái gì. Nước Đức chưa từng bị chia cắt, nhiều sinh viên Mỹ đã nghĩ như vậy.
Nhưng không chỉ những danh nhân hay quốc gia kể trên phải buồn mà chính những vị giáo sư nghĩ ra bản khảo sát này cũng buồn không kém.
“Bất kỳ ai cũng phải thất vọng khi nhìn thấy mức độ biến dạng và đồi bại của nền giáo dục trong một quốc gia đang sở hữu hơn 8 nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân”, ông Fidel viết.
“Và vẫn còn nhiều con người khôn ngoan đến mức tin rằng những cảnh báo của tôi là cường điệu!", ông viết.
Có lẽ Ludwig van Beethoven - nhà soạn nhạc cổ điển thiên tài người Đức - lúc khốn khó nhất cũng không thể nghĩ hậu thế biết về mình theo cách như vậy. Tuy nhiên, cũng phải thông cảm cho các sinh viên Mỹ bởi mới đây, Hollywood đã làm một bộ phim mà trong đó có một chú cún con mang tên Beethoven.
Tệ hại hơn, rất nhiều trong số các tân sinh viên Mỹ cho rằng Michelangelo là một loại virus máy tính. Có lẽ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Italia Michelangelo không bao giờ biết có virus máy tính trên đời lại mang tên mình.
Bản khảo sát của trường đại học Beloit đối với các tân sinh viên còn cho thấy, những người vừa nhập trường năm nay cũng biết rất mù mờ về tôn giáo. Hầu hết chỉ nhớ được tên của một giáo hoàng duy nhất là John Paul II.
Không mấy sinh viên mới biết rằng trên thế giới này từng có một quốc gia mang tên là Nam Tư.
Càng không nhiều sinh viên biết được chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi là cái gì. Nước Đức chưa từng bị chia cắt, nhiều sinh viên Mỹ đã nghĩ như vậy.
Nhưng không chỉ những danh nhân hay quốc gia kể trên phải buồn mà chính những vị giáo sư nghĩ ra bản khảo sát này cũng buồn không kém.
“Bất kỳ ai cũng phải thất vọng khi nhìn thấy mức độ biến dạng và đồi bại của nền giáo dục trong một quốc gia đang sở hữu hơn 8 nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân”, ông Fidel viết.
“Và vẫn còn nhiều con người khôn ngoan đến mức tin rằng những cảnh báo của tôi là cường điệu!", ông viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét