>> Thế giới trong “cơn trái khoáy” của thời tiết
>> “Lũ lụt ở Pakistan nghiêm trọng hơn động đất và sóng thần cộng lại”
Các giới chức thuộc các cơ quan cứu trợ LHQ ở Pakistan trước đó đã luôn khẳng định quy mô của thảm họa do nạn lụt là rất khủng khiếp và cần tăng cường các hoạt động cứu trợ khẩn cấp để đáp ứng đà leo thang của cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra.
Ông Ban Ki-moon đã thúc giục các nhà bảo trợ quốc tế tăng cường cứu trợ cho tới 20 triệu người bị ảnh hưởng của lũ lụt, trong khi chính phủ Pakistan bị dư luận chỉ trích kịch liệt về khả năng hỗ trợ người dân đối phó với đợt thiên tai đã ảnh hưởng tới 1/3 nước này. Nhiều ý kiến cho rằng thảm họa kinh tế và nhân đạo sau đợt lũ khủng khiếp nhất trong lịch sử nước này có thể châm ngòi cho một cuộc bạo loạn chính trị đẩy chính phủ vào thế bất ổn định và là đòn giáng mạnh vào nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Obama chống lại các lực lượng Hồi giáo quá khích.
Thậm chí một số nhà chính trị còn cho rằng Tổng thống Asif Ali Zardari sẽ bị buộc từ chức - có thể từ phía quân đội, lực lượng đã cầm quyền ở Pakistan hơn một nửa trong vòng 63 năm độc lập của nước này. Còn có các ý kiến lo ngại chính phủ này sẽ tự sụp đổ, khi đói nghèo cùng cực châm ngòi cho nỗi tức giận trong dân chúng - một nguy cơ rất có thể xảy ra khi thực tế là tỷ lệ thất nghiệp cao, giá nhiên liệu tăng, thiếu năng lượng tràn lan, tham nhũng và những vụ bạo lực đẫm máu liên quan đến các nhóm nổi dậy.
Hàng triệu người đã lâm vào tình trạng màn trời chiếu đất sau lũ lụt ở Pakistan. Cho tới nay, lụt lội đã làm ít nhất 1.600 người thiệt mạng. Các cơ quan cứu trợ nói họ lo sợ rằng nhiều người khác nữa có thể chết vì các bệnh lây lan bằng nước uống.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận ca dịch tả đầu tiên ở Mingora, thuộc thung lũng Swat ở tây bắc Pakistan và đây là điều rất đáng lo ngại. Bệnh tả là một bệnh có khả năng gây tử vong và có thể lây lan nhanh chóng trong các điều kiện sinh sống chật chội và mất vệ sinh. Trong gần 460 triệu USD mà LHQ kêu gọi đóng góp, ngân khoản dành riêng cho WHO là 56 triệu USD.
Chương trình Lương thực Thế giới báo cáo họ mới tiếp cận được khoảng 430.000 người và cung cấp khẩu phần đủ dùng trong một tháng tại các khu vực bị tác động nặng nề nhất ở tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa. Quỹ Bảo trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF) nói phụ nữ và trẻ em là thành phần dễ bị tác động nhất. UNICEF cho biết họ cần 47,3 triệu USD để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước uống và điều kiện vệ sinh, cũng như các thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng, cùng sự hỗ trợ khác để giúp đỡ hàng triệu người sống sót.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét