Thứ năm, 19/08/2010, 11:09(GMT+7)
VIT - Fidel Castro, người đã lãnh đạo cách mạng Cuba và đưa quốc gia này trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên tại bán cầu Tây, gần đây đã trở lại với nhiều lần xuất hiện trước công chúng.
Cựu lãnh đạo Cuba này, người sẽ bước sang tuổi 84 vào ngày mai (20/8), khẳng định hiện ông vẫn là nhà cách mạng có “đầy đủ năng lượng”.
“Tôi không thay đổi. Tôi sẽ trung thành với các nguyên tắc và nội quy mà tôi đã thực hiện kể từ khi tôi trở thành nhà cách mạng”, Castro viết trong một bài báo được báo chí địa phương đăng tải hôm thứ Sáu.
Nhà cách mạng hút xì gà này, người đã lãnh đạo Cuba trong 48 năm trong cuộc cách mạng năm 1959, đã trao quyền lực cho em trai, Raul Castro, cách đây 4 năm do ông phải phẫu thuật ruột khẩn cấp.
Fidel Castro tham dự buổi ra mắt cuốn tự truyện của ông mang tên "Chiến thắng Chiến lược" (The Strategic Victory) tại Havana hôm 02/8/2010 (Ảnh Xinhua/Reuters)
Tuy nhiên, sau một thời gian dài vắng bóng, Castro đã xuất hiện trở lại với công chúng vào ngày 07/7. Kể từ đó, ông đã tham gia nhiều sự kiện, đặc biệt hôm 06/8 – khi ông xuất hiện trong bộ trang phục màu xanh và có bài phát biểu về vấn đề hạt nhân Iran trước quốc hội Cuba.
Castro được nhiều người trên thế giới yêu mến và khâm phục như một nhà cách mạng vĩ đại – người đã đương đầu với Mỹ và theo đuổi lý tưởng xã hội chủ nghĩa quân bình với hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí.
Nhà lãnh đạo có uy tín này của Cuba là nhân vật chính trong một số sự kiện quan trọng nhất của thế giới trong thế kỉ 20.
Bất chấp cuộc xâm lược do Mỹ ủng hộ tại Vịnh Con lợn, 4,5 thập kỉ chịu lệnh cấm vận kinh tế của Washington nhằm lật đổ chính phủ của Castro, và nhiều âm mưu ám sát, ông Castro vẫn tồn tại lâu hơn 10 vị tổng thống Mỹ, từ Dwight D. Eisenhower đến George W. Bush.
Castro khẳng định, ông sống sót sau ít nhất 634 vụ ám sát, một kỉ lục thế giới mà hầu hết các chính trị gia đều không thèm muốn.
Ông Castro từng nói: “Nếu sống sót sau những nỗ lực ám sát là một sự kiện Olympic thì tôi sẽ giành huy chương vàng”.
Theo đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ Castro, hầu hết nỗ lực ám sát ông đều do Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ vạch ra, có thể là thuốc độc, xì gà độc, thuốc diệt động vật, và nhiều hình thức ám sát khác.
Castro phát biểu trước Quốc hội Cuba hôm 07/8 tại Havana (Ảnh THX)
Năm 1962, Cuba đã trở thành trung tâm chú ý của thế giới khi Mỹ phát hiện ra rằng Castro đã nhất trí cho phép Liên bang Xô Viết triển khai tên lửa hạt nhân trên hòn đảo này. Cuộc khủng hoảng tên lửa đã đưa thế giới đến miệng hố chiến tranh, dẫn đến 13 ngày căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev.
Việc mất nguồn viện trợ từ Xô Viết sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ đã khiến Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào đầu những năm 1990.
Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, chính phủ Cuba đã thực hiện chính sách thắt chặt phân phối năng lượng, thực phẩm và hàng tiêu dùng, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào Cuba và khách du lịch, đồng thời hợp pháp hóa đồng đô la của Mỹ.
Castro sinh ra trong một gia đình khá giả ở Đông Nam Cuba vào ngày 13/8/1926. Ông tốt nghiệp Đại học Havana với tấm bằng cử nhân luật và nhanh chóng tham gia các hoạt động chính trị.
Ngày 26/7/1953, Castro đã lãnh đạo trên 100 người ủng hộ tiến hành cuộc tấn công nhằm vào trại lính Moncada chống lại chính quyền của Tổng thống Fulgencio Batista tại phía Tây thành phố Santiago nhưng cuộc tấn công bất thành. Castro và em trai ông sống sót nhưng bị bỏ tù.
“Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”, ông Castro tuyên bố khi kết thúc bài phát biểu kéo dài 4 giờ về cuộc tấn công thất bại này.
Được ân xá sau 2 năm, Castro tiếp tục chiến dịch chống lại thể chế Batista trong khi sống lưu vong ở Mexico, và thành lập lực lượng du kích, được biết tới với cái tên “Phong trào 26/7”.
Vào ngày 02/1956, Castro, em trai ông – Raul – và 80 người đàn ông khác đã ghé vào bờ tại phía Đông Nam Cuba trên chiếc tàu Granma để tiếp tục cuộc chiến chống lại Batista. Cuối cùng, họ lật đổ nhà độc tài này vào ngày 01/01/1959, mở ra một chương mới trong lịch sử cách mạng Cuba.
“Tôi không thay đổi. Tôi sẽ trung thành với các nguyên tắc và nội quy mà tôi đã thực hiện kể từ khi tôi trở thành nhà cách mạng”, Castro viết trong một bài báo được báo chí địa phương đăng tải hôm thứ Sáu.
Nhà cách mạng hút xì gà này, người đã lãnh đạo Cuba trong 48 năm trong cuộc cách mạng năm 1959, đã trao quyền lực cho em trai, Raul Castro, cách đây 4 năm do ông phải phẫu thuật ruột khẩn cấp.
Fidel Castro tham dự buổi ra mắt cuốn tự truyện của ông mang tên "Chiến thắng Chiến lược" (The Strategic Victory) tại Havana hôm 02/8/2010 (Ảnh Xinhua/Reuters)
Tuy nhiên, sau một thời gian dài vắng bóng, Castro đã xuất hiện trở lại với công chúng vào ngày 07/7. Kể từ đó, ông đã tham gia nhiều sự kiện, đặc biệt hôm 06/8 – khi ông xuất hiện trong bộ trang phục màu xanh và có bài phát biểu về vấn đề hạt nhân Iran trước quốc hội Cuba.
Castro được nhiều người trên thế giới yêu mến và khâm phục như một nhà cách mạng vĩ đại – người đã đương đầu với Mỹ và theo đuổi lý tưởng xã hội chủ nghĩa quân bình với hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí.
Nhà lãnh đạo có uy tín này của Cuba là nhân vật chính trong một số sự kiện quan trọng nhất của thế giới trong thế kỉ 20.
Bất chấp cuộc xâm lược do Mỹ ủng hộ tại Vịnh Con lợn, 4,5 thập kỉ chịu lệnh cấm vận kinh tế của Washington nhằm lật đổ chính phủ của Castro, và nhiều âm mưu ám sát, ông Castro vẫn tồn tại lâu hơn 10 vị tổng thống Mỹ, từ Dwight D. Eisenhower đến George W. Bush.
Castro khẳng định, ông sống sót sau ít nhất 634 vụ ám sát, một kỉ lục thế giới mà hầu hết các chính trị gia đều không thèm muốn.
Ông Castro từng nói: “Nếu sống sót sau những nỗ lực ám sát là một sự kiện Olympic thì tôi sẽ giành huy chương vàng”.
Theo đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ Castro, hầu hết nỗ lực ám sát ông đều do Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ vạch ra, có thể là thuốc độc, xì gà độc, thuốc diệt động vật, và nhiều hình thức ám sát khác.
Castro phát biểu trước Quốc hội Cuba hôm 07/8 tại Havana (Ảnh THX)
Việc mất nguồn viện trợ từ Xô Viết sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ đã khiến Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào đầu những năm 1990.
Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, chính phủ Cuba đã thực hiện chính sách thắt chặt phân phối năng lượng, thực phẩm và hàng tiêu dùng, mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào Cuba và khách du lịch, đồng thời hợp pháp hóa đồng đô la của Mỹ.
Castro sinh ra trong một gia đình khá giả ở Đông Nam Cuba vào ngày 13/8/1926. Ông tốt nghiệp Đại học Havana với tấm bằng cử nhân luật và nhanh chóng tham gia các hoạt động chính trị.
Ngày 26/7/1953, Castro đã lãnh đạo trên 100 người ủng hộ tiến hành cuộc tấn công nhằm vào trại lính Moncada chống lại chính quyền của Tổng thống Fulgencio Batista tại phía Tây thành phố Santiago nhưng cuộc tấn công bất thành. Castro và em trai ông sống sót nhưng bị bỏ tù.
“Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi”, ông Castro tuyên bố khi kết thúc bài phát biểu kéo dài 4 giờ về cuộc tấn công thất bại này.
Được ân xá sau 2 năm, Castro tiếp tục chiến dịch chống lại thể chế Batista trong khi sống lưu vong ở Mexico, và thành lập lực lượng du kích, được biết tới với cái tên “Phong trào 26/7”.
Vào ngày 02/1956, Castro, em trai ông – Raul – và 80 người đàn ông khác đã ghé vào bờ tại phía Đông Nam Cuba trên chiếc tàu Granma để tiếp tục cuộc chiến chống lại Batista. Cuối cùng, họ lật đổ nhà độc tài này vào ngày 01/01/1959, mở ra một chương mới trong lịch sử cách mạng Cuba.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét