Nhật Bản từ chối yêu cầu xin lỗi của Trung Quốc

Thế giới - Dân trí:
Thứ Bẩy, 25/09/2010 - 22:46

(Dân trí) - Nhật Bản ngày 25/9 đã từ chối xin lỗi và đền bù vì giam giữ thuyền trưởng tàu cá của Trung Quốc, cho thấy chưa có chỉ dấu “hạ nhiệt” trong tranh cãi giữa hai cường quốc kinh tế.
>> Nhật Bản từ chối yêu cầu xin lỗi của Trung Quốc



Thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc sau khi từ Nhật trở về.

Thuyền trưởng tàu cá Zhan Qixiong đã rời Nhật Bản về thành phố Phúc Kiến, Trung Quốc vào sớm ngày hôm nay.

Quyết định thả thuyền trưởng được đưa ra sau khi 4 công dân Nhật bị giam giữ tại Trung Quốc vì vi phạm luật bảo vệ các cơ sở quân sự của nước này, mặc dù Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshito Sengoku phủ nhận hai vụ việc có liên quan đến nhau.

Các nhà ngoại giao Nhật đã gặp 4 người trên vào ngày hôm nay 25/9, hãng tin Kyodo của Nhật cho hay. Những người này bị quản thúc tại nơi ở của họ.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Bắc Kinh giận dữ vì vụ giam giữ thuyền trưởng, người bị bắt 2 tuần trước sau khi tàu cá của ông va chạm với 2 tàu tuần dương Nhật Bản gần quần đảo hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc đã yêu cầu Nhật xin lỗi và đền bù cho vụ việc.

Trung Quốc cũng cho biết chủ quyền của họ đối với quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư, trong khi Nhật gọi là Senkaku là “không thể tranh cãi”.

Tuy nhiên, Nhật đã không đồng ý. “Không có vấn đề lãnh thổ cần phải được giải quyết đối với Senkaku”, Bộ Ngoại giao Nhật ra tuyên bố. “Trung Quốc kêu gọi xin lỗi hoặc đều bù đều không có cơ sở và hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Nhật thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc sau khi Bắc Kinh ngưng các cuộc tiếp xúc cấp bộ trưởng với Tokyo và hủy các cuộc đàm phán về phát triển các dàn khoan khí đốt dưới lòng biển còn đang có nhiều tranh cãi. Trong tuần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng lên tiếng cảnh báo Nhật về vụ việc và cho biết sẽ có hành động thêm nếu thuyền trưởng tàu cá không được thả ngay lập tức.

Song quyết định của các công tố Nhật đã gây ra một số chỉ trích trong lòng nước Nhật. Một bài xã luận ngày 25/9 của tờ báo Yomiuri cho rằng việc thả thuyền trưởng “là một quyết định chính trị, đặt hàn gắn mối quan hệ lên làm ưu tiên”. “Không cần phải nói, quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ Nhật Bản. Chính phủ cần phải tiếp tục khẳng định điều này cả ở trong và ngoài nước”, bài báo cho hay.

Những diễn biến ngoại giao “lùi-tiến” vào ngày hôm nay cho thấy tinh thần dân tộc do vụ va chạm tàu “khuấy động” dường như có rất ít chỉ dấu lắng dịu.

Phan Anh

Theo AP, Reuters

Iran hứa ngưng làm giàu uranium, nếu...

Iran hứa ngưng làm giàu uranium, nếu... - Quốc tế - VietNamNet:

,
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cho biết Iran sẽ cân nhắc ngưng làm giàu uranium cấp độ cao hơn nếu các cường quốc gửi cho nước này nhiên liệu hạt nhân phục vụ lò phản ứng nghiên cứu y khoa.

TIN BÀI LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phản ứng khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York hôm 24/9. (Ảnh: AP)
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phản ứng khi phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York hôm 24/9. (Ảnh: AP)

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 24/9 ở một khách sạn New York, ông Ahmadinejad còn nói rằng, Iran sẵn sàng định ngày nối lại hội đàm hạt nhân với sáu cường quốc. Ông nêu khả năng tháng 10 là thời điểm để hai bên gặp gỡ.

Ahmadinejad cũng biện hộ cho các bình luận của mình tại Liên Hợp Quốc một ngày trước đó, rằng hầu hết dân chúng trên thế giới tin Mỹ đứng sau vụ khủng bố 11/9/2001; nhà lãnh đạo này cũng yêu cầu Liên Hợp Quốc thành lập một ủy ban điều tra sự kiện này.

Ahmadinejad nói Iran không có lợi ích trong việc làm giàu uranium từ cấp độ tinh luyện 3,5% lên 20% nhưng buộc phải làm vậy sau khi các cường quốc thế giới từ chối cung cấp nhiên liệu hạt nhân cần thiết cho lò phản ứng nghiên cứu y khoa ở Tehran. Ông không ngụ ý Iran sẽ ngưng làm giàu uranium ở cấp độ thấp.

Mức đó còn thấp hơn nhiều so với độ tinh khiết 90% cần thiết để chế tạo một vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại Tehran có thể đang tiến gần hơn tới khả năng đạt cấp độ vũ khí.

Tổng thống Iran nói rằng một đại diện của nước này có thể sẽ gặp gỡ các đại diện của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc - cùng với Đức vào tháng 10. Ông cũng gợi ý, một ngày cụ thể sẽ được định đoạt nếu người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu liên lạc với Iran.

"Có thể là vào tháng 10; chúng tôi đã sẵn sàng hội đàm. Các cánh cửa để mở cho đàm phán trong khuôn khổ của sự công bằng và tôn trọng", trích lời ông Ahmadinejad.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này cảnh báo Iran sẽ không nhượng bộ trước áp lực. "Họ hoàn toàn sai lầm khi nghĩ có thể chà đạp lên quyền của dân tộc Iran bằng việc ép buộc trong đàm phán".

Trong một giờ rưỡi họp báo, Tổng thống Ahmadinejad cũng lên án các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan. "Người Mỹ sẽ không thể "chiếm toàn bộ Trung Đông,... bỏ bom các tiệc cưới ... tiêu diệt toàn bộ một ngôi làng chỉ bởi vì một kẻ khủng bố đang trốn ở đó".
Thanh Hảo (Theo AP)

Quan hệ Mỹ-Trung vẫn "nóng" về vấn đề đồng NDT

24/09/2010 | 14:30:00


Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/9 đã thúc giục Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhanh chóng tiến hành các bước đi nhằm giải quyết bất đồng về giá trị đồng NDT, đồng thời khẳng định Washington sẽ bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình.

Cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, kéo dài hai giờ đồng hồ bên lề khóa họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 65, được dư luận hết sức quan tâm bởi nó diễn ra trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ dường như đang tiến gần hơn bao giờ hết tới việc thông qua một dự luật có khả năng sẽ trừng phạt việc Trung Quốc duy trì giá trị của đồng NDT ở mức "thấp giả tạo."

Hạ viện Mỹ theo kế hoạch sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật này trong ngày 24/9.

Theo quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Jeffrey Bader, tại cuộc hội đàm, Tổng thống Obama nhấn mạnh tỷ giá đồng NDT là "vấn đề quan trọng nhất" trong cuộc gặp này. Ông mong muốn trong thời gian tới Bắc Kinh sẽ thực thi nhiều hành động thiết thực hơn nhằm định giá lại đồng NDT và cho biết Washington đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các chính sách thương mại của Trung Quốc, được cho là đối xử không công bằng với các nhà cung cấp thép và các dịch vụ thanh toán điện tử của Mỹ.

Tổng thống Obama khẳng định nếu Bắc Kinh không hành động, Washington sẽ hành động để bảo vệ các lợi ích của mình.

Bên cạnh đó, ông còn đề cao mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường mối quan hệ dựa trên các lợi ích cơ bản chung và thái độ tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thảo luận chân thành và hợp tác chặt chẽ nhằm phát triển kinh tế cân bằng và bền vững.

Thời gian qua, hai bên đã hợp tác chặt chẽ đối với một loạt vấn đề quan trọng trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như theo khuôn khổ của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20).

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi, Washington và Bắc Kinh cần tăng cường hợp tác trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Về phần mình, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tái khẳng định việc Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách các quy định về tỷ giá hối đoái. Ông cho biết Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác sâu sắc hơn trong các vấn đề quan trọng của quốc tế và khu vực, cũng như các nỗ lực nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đã phát triển dựa trên các lợi ích song phương và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế giới. Ông nhấn mạnh "lợi ích chung của hai nước còn lớn hơn nhiều những bất đồng."

Mặc dù đoàn đại biểu Trung Quốc không phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, song trong lúc chụp ảnh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói với Tổng thống Obama rằng ông tin tưởng mọi bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua đối thoại và hợp tác./.


(TTXVN/Vietnam+)


Đồng Nhân dân tệ lên mức giá kỷ lục so với USD

20/09/2010 | 14:47:00


Sáng 20/9, giá trị đồng Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 62 điểm cơ bản, lên mức kỷ lục mới so với đồng USD là 6,711 NDT/USD.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước vào thứ sáu (17/9), tỷ giá này là 6,7172 NDT đổi được 1 USD.

Như vậy, với sự tăng giá mới nhất của đồng NDT ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần này, đồng USD đã giảm 1,7% giá trị so với NDT, nếu so với cách đây một tháng.

Tỷ giá NDT đã có những biến động liên tục trong thời gian qua, sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức Ngân hàng Trung ương) ngày 19/6 ra thông báo về cải cách cơ chế hình thành tỷ giá NDT nhằm tăng tính linh hoạt cho tỷ giá hối đoái.

Trên thị trường hối đoái Trung Quốc, giá trị đồng NDT có thể tăng hoặc giảm 0,5% trong các phiên giao dịch mỗi ngày./.


(TTXVN/Vietnam+)

Mỹ, Hàn rầm rộ tập trận răn đe Triều Tiên

VnMedia: - Quốc tế

Cập nhật lúc 13h59" , ngày 24/09/2010
Tàu sân bay USS George Washington.

(VnMedia) - Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm vào tuần tới ở khu vực lãnh hải ngoài khơi phía tây bán đảo Triều Tiên. Đây là một trong những hoạt động nhằm răn đe CHDCND Triều Tiên sau vụ chìm tàu chiến Hàn Quốc hồi cuối tháng 3, Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc (UNC) do Mỹ dẫn đầu hôm nay (24/9) thông báo.

Cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 5 ngày sẽ chính thức được khơi màn vào ngày 27/9. Đây là cuộc tập trận chung thứ hai giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc sau vụ chìm tàu khu trục Cheonan. Seoul và Washington đổ lỗi cho tàu ngầm Triều Tiên đã bắn ngư lôi đánh chìm tàu Hàn Quốc. Trước đó, hồi cuối tháng 7, hai đồng minh Mỹ, Hàn đã tiến hành cuộc tập trận chung lớn ở ngoài khơi phía đông bán đảo Triều Tiên.

Theo thông báo của UNC, các cuộc diễn tập trong tuần tới “được thiết kế nhằm gửi đi một thông điệp có tính răn đe mạnh mẽ đối với CHDCND Triều Tiên, đồng thời giúp củng cố quan hệ liên minh Mỹ-Hàn. Ngoài ra, cuộc tập trận cũng nhằm để nâng cao khả năng chống tàu ngầm của quân đội liên minh hai nước”.

Khoảng 10 tàu chiến, trong đó có hai tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường và hai tàu ngầm, cùng với khoảng 1.700 binh sĩ được huy động từ quân đội hai bên, sẽ tham gia vào cuộc tập trận mới sắp tới, báo chí địa phương trích lời các quan chức thuộc Bộ Tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc cho biết.

Cuộc tập trận chống tàu ngầm chung giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc ban đầu được lên kế hoạch diễn ra vào đầu tháng 9 nhưng đã bị hoãn lại vì lý do an toàn liên quan đến cơn bão Malou.

Các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn sau vụ chìm tàu chiến Cheonan đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ phía Triều Tiên và Trung Quốc.

Triều Tiên luôn bác bỏ cáo buộc có liên quan đến vụ chìm tàu Hàn Quốc đồng thời lên án các cuộc tập trận Mỹ-Hàn gần vùng biển của họ là bước chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Bình Nhưỡng đe doạ sẽ trả đũa liên minh Mỹ-Nhật.

Trong khi đó, Trung Quốc liên tục lên tiếng chỉ trích các cuộc tập trận Mỹ-Hàn khiến tình hình khu vực thêm bất ổn. Sở dĩ Bắc Kinh phản đối các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn là vì các sự kiện đó diễn ra ở biển Hoàng Hải ngay cửa ngõ Trung Quốc hoặc ở những khu vực lãnh hải gần sát Trung Quốc. Đặc biệt, Bắc Kinh cảm thấy bất an trước việc Mỹ nhiều lần thông báo sẽ đưa tàu chiến “khủng” USS George Washington đến biển Hoàng Hải để tập trận chung với Hàn Quốc. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc thủ đô Bắc Kinh bị đặt trong tầm bắn của chiếc tàu chiến được đánh giá là lớn nhất thế giới này.

Tuy nhiên, trong thông báo lần này, UNC không hề đả động đến việc liệu tàu sân bay USS George Washington có tham gia vào cuộc tập trận chống tàu ngầm chung Mỹ-Hàn vào tuần tới hay không.


Kiệt Linh - (tổng hợp)

Hoa Kỳ rời khỏi phòng họp vì bài diễn văn của TT Iran

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã khiến Hoa Kỳ và các đại biểu khác rời khỏi phòng họp khi ông gợi ý trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc rằng chính phủ Hoa Kỳ đã dàn dựng các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Nhà lãnh đạo Iran nói các hoạt động hạt nhân của nước ông theo đúng các thỏa thuận quốc tế. Từ văn phòng đài VOA ở Liên hiệp quốc, thông tín viên VOA David Gollust gửi về bài tường thuật.

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Ahmadinejad nói rằng chính phủ Hoa Kỳ đã dàn dựng các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001
Hình: AP

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Ahmadinejad nói rằng chính phủ Hoa Kỳ đã dàn dựng các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001

Chia sẻ

Tin liên hệ

Tổng thống Barack Obama đã đưa ra một lập luận hoà giải đối với Iran trong bài phát biểu trước đó trong ngày, và nói rằng các đại cường vẫn muốn đối thoại với Tehran về chương trình hạt nhân của họ.

Thế nhưng nhà lãnh đạo Iran lại tỏ ra thách thức trong bài phát biểu về chính sách chỉ vài giờ sau đó. Ông gợi ý rằng nước ông đang bị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bắt nạt về vấn đề hạt nhân, và nói rằng đa số người dân Mỹ tin rằng chính phủ của họ đứng sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.

Qua lời một thông dịch viên, ông Ahmadinejad nói rằng ý kiến cho rằng al-Qaida đã tổ chức các vụ tấn công vào New York và Washington chỉ là một trong 3 giả thuyết trái ngược nhau về những gì đã xảy ra vào năm 2001.

Ông Ahmadinejad nói: “Giả thuyết thứ nhì là một số phần tử đã dàn dựng vụ tấn công để đảo nguợc nền kinh tế Mỹ đang đi xuống và sự khống chế của họ ở vùng Trung Đông nhằm cứu vãn chế độ Do Thái. Đa số dân chúng Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia và chính trị gia trên khắp thế giới đồng ý với quan điểm này. Giả thuyết thứ ba là các vụ tấn công được thực hiện bởi một tổ chức khủng bố nhưng chính phủ Mỹ đã hỗ trợ và lợi dụng tình thế.”

Nhà lãnh đạo Iran gợi ý rằng Liên hiệp quốc nên thực hiện một cuộc điều tra độc lập về các sự kiện năm 2001 ngõ hầu trong tương lai việc bầy tỏ các quan điểm về vấn đề này không còn bị cấm đoán, theo nguyên văn lời ông.

Các nhà ngoại giao cấp trung của Hoa Kỳ tại phòng họp Đại hội đồng dành cho bài phát biểu đã bỏ ra ngoài sau các nhận định vừa kể, cùng với đại biểu của nhiều nước châu Âu.

Một người phát ngôn của phái bộ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc nói rằng thay vì đại diện cho khát vọng và thiện chí của nhân dân Iran, ông Ahmadinejad một lần nữa đã chọn phún ra những giả thuyết về chuyện đồng lõa xấu xa và những lời thóa mạ có tính cách bài Do Thái mà người phát ngôn này cho rằng có tính cách ghê tởm và bịa đặt y như người ta đã dự đoán.

Trong bài phát biểu mà ngoài vấn đề vừa nêu thì đầy những chủ đề tôn giáo và những lời than phiền về sự chế ngự của các cường quốc trong hệ thống Liên hiệp quốc, nhà lãnh đạo Iran nói nước ông không né tránh những cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của mình.

Ông Ahmadinejad nói: “Iran vẫn từng sẵn sàng cho một cuộc đối thoại dựa vào sự tôn trọng và công lý. Thứ nhì, các phương pháp dựa vào việc không tôn trọng các quốc gia lâu này đã trở nên không hữu hiệu nữa. Những người đã từng dùng sự hăm dọa và các biện pháp trừng phạt để đáp lại lô-gic rõ ràng của quốc gia Iran đang thực sự phá hoại tính khả tín còn lại của Hội đồng Bảo an và sự tin tưởng của các quốc gia đối với cơ quan này.”

Mặc dù Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế đã nhiều lần nói rằng Iran đã không chịu khai báo đầy đủ các hoạt động hạt nhân của họ, ông Ahmadinejad nói rằng Tehran vẫn tôn trọng các quy định của tổ chức này. Nhưng ông nói Iran chưa hề khuất phục trước các áp lực phi pháp, và cũng sẽ không bao giờ làm như thế.

VOA Tiếng Việt

Nhật Bản thả truyền trưởng người Trung Quốc

Cập nhật lúc : 5:24 PM, 24/09/2010
Người dân Trung Quốc biểu tình phản đối Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá
(VOV) - Đây có thể sẽ là cơ hội gỡ bỏ những căng thẳng ngày càng tăng cao giữa hai nước.

>> Trung Quốc thúc giục Nhật Bản thả thuyền trưởng tàu cá

Chiều 24/9, Nhật Bản ra thông báo sẽ thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng. Đây có thể sẽ là cơ hội gỡ bỏ những căng thẳng ngày càng tăng cao giữa hai nước sau khi Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản bắt giữ ông này hôm 7/9 tại khu vực đang có tranh chấp giữa hai nước.

Trong cuộc họp báo được tổ chức chiều cùng ngày, Phó Ủy viên công tố Toru Suzuki thuộc Viện Kiểm sát vùng Naha, nơi đang tiến hành các thủ tục pháp lý đối với thuyền trưởng người Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng cho biết, Viện Kiểm sát vùng Naha đã ra quyết định thả ông Chiêm Kỳ Hùng mặc dù vẫn bảo lưu khả năng đưa ra xét xử.

Về lý do thả ông Chiêm Kỳ Hùng, ông Suzuki cho biết: “Trong vụ va chạm với tàu cá Trung Quốc, tàu tuần tra của Nhật Bản không bị hư hại đến mức không thể vận hành được. Hơn nữa, cũng không có người bị thương trong vụ va chạm. Ngoài ra, trên cơ sở xem xét ảnh hưởng đối với người dân Nhật Bản và mối quan hệ Nhật-Trung, chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp tục giam giữ và điều tra đối với thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc là không thích hợp”.

Phát biểu trong cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Sengoku khẳng định đã đến lúc cải thiện quan hệ Nhật - Trung. Theo ông Sengoku, Trung Quốc có những hệ thống chính trị và pháp lý khác Nhật Bản, vì vậy hai bên cần phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh mối quan hệ đang xuống cấp hiện nay. Ông Sengoku nhấn mạnh: "Hai nước đã nhất trí thúc đẩy quan hệ chiến lược, đôi bên cùng có lợi và giờ là lúc thực hiện điều này"./.

Hoàng Liên Sơn - Việt Dũng

VOVNEWS.VN

Vụ thị trưởng Moscow bị tố nói lên gì?

Cập nhật: 11:17 GMT - thứ sáu, 17 tháng 9, 2010
Gia đình ông Luzhkov bị công kích trực diện trên truyền hình
Truyền hình Nga vừa có phóng sự phê phán nặng thị trưởng Moscow, ông Yury Luzhkov, nhân vật có thế lực nhưng không được lòng Tổng thống Medvedev, khiến báo chí quốc tế chú ý đến mâu thuẫn phe phái.
Trong một diễn biến khác thường, đài NTV bắt đầu chạy loạt phóng sự công kích phu nhân thị trưởng Moscow, bà Yelena Baturina về chuyện làm ăn và chính ông ông Luzhkov về phong cách lãnh đạo.
Cho tới nay, ông Luzhkov được coi là nhân vật trung thành với Thủ tướng Vladimir Putin.
Việc đài NTV, thuộc tập đoàn dầu khí Gasprom, tung ra bộ phim 'Chiếc mũ' (hàm ý chỉ ông Luzhkov hay đội mũ) nhắm vào một trong những chính trị gia quan trọng nhất của Nga đặt câu hỏi cuộc tranh giành quyền lực nay đã lên tới mức nào.
Bị truyền hình rọi đèn
Các phi vụ làm ăn của bà Baturina, người báo Nga cho là "phụ nữ giàu thứ ba trên thế giới" bị phóng sự truyền hình cho là chỉ thành công nhờ thế lực của ông Luzhkov.
Bà Baturina bác bỏ mọi cáo buộc rằng tập đoàn xây dựng và kinh doanh địa ốc trị giá hàng tỷ đôla của bà làm ăn được là nhờ uy thế của chồng.
Ông Luzhkov, nhân vật lão luyện trong chính trị Nga thời hậu cộng sản, tuyên bố sẽ kiện các phóng viên truyền hình "tội bôi nhọ thanh danh".
Dù kết cục chưa rõ sẽ ra sao báo Anh, tờ The Economist nói đây là dấu hiệu "cuộc chiến đã nổ ra giữa ông Medvedev và thị trưởng Luzhkov".
Vẫn theo tờ báo Anh "Thủ tướng uy quyền Vladimir Putin từ chối công khai đứng về một phe nào. Do đó kết quả sẽ là dấu hiệu về quyền lực của Medvedev".
Truyền hình trung ương Nga cũng phê phán chuyện ông Luzhkov có thời gian đi nghỉ hè và chăm đàn ong nuôi ở quê giữa lúc cơn cháy rừng thổi đầy khói bụi vào bầu trời Moscow thời gian gần đây.
Mới đây nhất, hôm 16/6 Chủ tịch Thượng viện Sergey Mironov tuyên bố đã "là quá đủ để lãnh đạo nhà nước nghĩ đến chuyện cho thị trưởng Moscow ra đi".
Ông Medvedev thăm trại dưa, một động tác để tỏ ra gần dân
Ông Mironov nói: "Theo chỗ tôi hiểu thì nếu một lãnh đạo cấp khu vực không còn được quốc gia tin tưởng thì người đó sẽ phải bị sa thải."
Khi được hỏi ông có bình luận gì về các "thông tin về ông Luzhkov" hay không, chủ tịch Thượng viện Nga nói: "Mọi thứ quá hiển nhiên, chẳng có gì mới để nói."
Sang năm là lúc ông Luzhkov chấm dứt nhiệm kỳ thứ ba làm thị trưởng Moscow.
Nhưng giới báo chí châu Âu nay tin rằng việc tấn công trực diện vào ông Luzhkov cho thấy Tổng thống Medvedev muốn "thử sức" trong cuộc tranh giành vị thế với Thủ tướng Putin.
Hai người sẽ phải quyết định có ra tranh cử tổng thống năm 2012 hay không.
Ông Putin, người được cho là đã đưa ông Medvedev lên ghế tổng thống, nay có thể phải làm nhiều hơn để đảm bảo việc trao qua đổi lại các vị trí quyền lực diễn ra như ông dự định.
Có nhiều tin rằng ông Putin muốn quay trở lại vị trí tổng thống sau khi đã cầm quyền hai nhiệm kỳ.
Ai thắng ai?
Tuy thế, chưa có vẻ gì là phe của ông Medvedev, còn được coi là phe St Petersbugh dễ dàng thắng phe của ông Putin.
Dmitriy Oreshkin trong bài hôm 14/9 trên một trang web thường phê phán điện Kremlin đồng ý rằng ông Medvedev và những người ủng hộ ông ta đã "chuẩn bị lật đổ ông Luzhkov từ lâu nay".
Bài báo cũng nhắc ông Luzhkov là một đồng minh quan trọng cho Thủ tướng Putin và cả hai đều nắm phong trào dân tộc chủ nghĩa Nashi.
Ông Putin xây dựng hình ảnh 'người hùng của đám đông', thậm chí hơi cao bồi
Nhưng theo ông Oreshkin, cuối cùng lại, khi đi đến quyết định quan trọng, Tổng thống Medvedev cũng sẽ phải ngồi lại và bàn bạc với Thủ tướng Putin, "như họ vẫn làm từ xưa tới nay".
Lý do là ông Medvedev "không có nhiều thế lực riêng, ngoài sự ủng hộ quốc tế".
Thời gian qua, để tránh tiếng là "bù nhìn của Putin" ông Medvedev cũng làm nhiều động tác thu hút dư luận như nói về nền dân chủ và nhà nước pháp quyền ở Nga.
Ông cũng tích cực đi thăm dân chúng và các địa phương.
Trong khi đó, ông Putin lại xây dựng hình ảnh bình dân, thậm chí hơi "ngổ ngáo", thể hiện qua các màn ông lái phi cơ, cởi trần cưỡi ngựa, bơi sông hay phóng xe máy phân khối lớn.
Là một luật sư con nhà trí thức, xem ra ông Medvedev còn phải gặp khó khăn nếu muốn thắng được với ông Putin, một cựu sĩ quan KGB.
Tin mới nhất cho hay phim "Yelena Nikolayevna quý mến" nói về phu nhân thị trưởng Moscow sẽ được chiếu tiếp trên đài NTV hôm 18/9 này.

Mỹ và Asean bàn về Biển Đông

Cập nhật: 16:52 GMT - thứ năm, 23 tháng 9, 2010


Ông Obama đã có bài phát biểu tại LHQ hôm 23/9
Bình luận về Biển Đông trước cuộc gặp ngày thứ Sáu 24/9 của Tổng thống Obama và các lãnh đạo Asean cho rằng việc quốc tế hóa vùng biển này đang thành sự thực, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Theo AP, dự kiến Hoa Kỳ và các nước Asean sẽ ra tuyên bố chung, xác nhận cam kết về quyền tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển Đông Nam Á.
Các bên muốn gì?
Các nhà quan sát nay đang muốn tìm hiểu thái độ của Trung Quốc đến từ đâu và sức mạnh của họ thực sự ra sao trong bối cảnh mới này.
Trả lời CNN hôm đầu tuần, nhà nghiên cứu Gordon Chang từ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc nay đang rơi vào tình thế "cãi cọ" (quarrel) với gần như tất cả các nước láng giềng về lãnh thổ.
Gần đây nhất là cuộc tranh chấp bùng lên với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư.
Vụ này xảy ra trong lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á về Biển Đông chưa giảm.
Sarah Stewart trong bài trên AFP hôm 23/9 nhận định rằng, trước cuộc gặp tại New York giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và Asean, các nước châu Á "lo ngại về thái độ Trung Quốc tự tin hơn trong việc đưa ra tham vọng lãnh hải".
Bài viết trích lời nhà nghiên cứu Simon Tay từ Singapore nói rằng các nước Asean không muốn bị cảnh "Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết".
Các nước Asean đã tìm đến Hoa Kỳ để có sự ủng hộ cho giải pháp quốc tế hóa vùng biển Đông Nam Á, điều Bắc Kinh luôn bác bỏ.
Bài của Sarah Stewart cho rằng Trung Quốc muốn đàm phán song phương kín đáo với từng quốc gia vì như thế họ "sẽ có sức mạnh hơn".
Bước đi tới của Tổng thống Obama sẽ được theo dõi kỹ từ Bắc Kinh và các thủ đô Asean.
Vì từ sau tuyên bố hồi tháng 7 tại Hà Nội của Ngoại trưởng Clinton khi người tương nhiệm Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì có mặt, cuộc chơi đã bước sang một hướng mới.
Bà Clinton chỉ nói Hoa Kỳ có thể đóng vai trò trong việc giúp hoàn tất một nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông
TS Richard Bush, Viện Brookings
AFP trích lời kể của Ngoại trưởng Singapore, ông George Yeo về cuộc chạm trán Mỹ - Trung tại Hà Nội rằng "Có là một trao đổi thú vị và khá căng giữa người Mỹ và người Trung Quốc".
Nay, từng nước Asean đang cân nhắc thái độ của mình sao cho có lợi nhất trong cuộc cạnh tranh mà Hoa Kỳ dần dần chiếm vị thế mạnh, nhân danh quyền tự do hàng hải trong vùng.
Thái Lan, Campuchia và Singapore tỏ ra không muốn có tranh chấp Mỹ - Trung.
Miến Điện, nước vừa ký nhận chừng 4 tỷ USD khoản cho vay không lãi từ Trung Quốc sau chuyến thăm của Thống tướng Than Swe, chắc chắn sẽ không muốn làm phật lòng Bắc Kinh.
Dù vậy, theo một quan chức Asean người Philippines, các nước trong khối né tránh tranh chấp đồng thời vẫn muốn bày tỏ quyền của họ "theo đuổi tuyên bố chủ quyền" tại vùng Biển Đông.
Ông Rodolfo Severino được trích lời nói quyền tự do lưu thông hàng hải trong hòa bình và ổn định là điều thiết yếu cho Asean.
Việt Nam tuy không có tuyên bố cụ thể từ cấp cao nhất nhưng trên thực tế đã đóng vai trò vận động cho giải pháp quốc tế hoá Biển Đông.
Về nội bộ, chính quyền Việt Nam đã có nhiều đợt vận động dân chúng và bộ máy chính quyền về biển đảo.
Được biết ở cuộc họp tại New York sẽ do ông Obama và ông Nguyễn Minh Triết đồng chủ tọa vì Việt Nam hiện là nước làm chủ tịch luân phiên của Asean.
Dù có tin chưa kiểm chứng nói Chủ tịch Triết sẽ rời vị trí sau đại hội Đảng đầu năm tới, dư luận trong và ngoài nước vẫn hết sức quan tâm đến hoạt động của ông tại New York kỳ này, nhất là trong vấn đề Biển Đông.
Còn về phía Mỹ, có ý kiến nói cũng không nên hiểu sai lời bà Clinton phát biểu tại Hà Nội mấy tháng trước.
Trả lời BBC, ông Richard Bush, Giám đốc từ Trung tâm Đông Bắc Á, Viện Brookings nói rằng truyền thông đã hiểu sai ý của bà Clinton và cho rằng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông.
Trên thực tế, theo ông, ý của Hoa Kỳ chỉ là cần hoàn tất nguyên tắc ứng xử trong vùng với xu hướng đảm bảo tự do hàng hải, và đây là điều, ông Richard Bush tin tưởng, các nước Asean "dễ thoải mái chấp nhận".

Tuyên bố của bà Clinton tại Hà Nội về vùng biển Đông Nam Á đã khiến Trung Quốc rất bất ngờ
Đối chọi quan điểm
Nhưng cũng có tiếng nói rằng Hoa Kỳ đã khiêu khích các nước châu Á nhằm đặt Trung Quốc vào vị thế bất lợi.
Thời báo Trung Hoa ra ở Đài Bắc tin rằng "Hoa Kỳ đang xúi dục các nước châu Á", gồm Nam Hàn, Nhật Bản và Asean để "gây sự với Trung Quốc".
Tờ báo cho rằng Hoa Kỳ đã dùng các nước khác để kiềm chế Trung Quốc.
Ông Lý Minh Giang, một nhà nghiên cứu khác tại trường S. Rajaratnam ở Singapore cũng bày tỏ quan điểm rằng trong các nước Asean, những nước không đòi chủ quyền ở Biển Đông không vui thích gì trước sự dính líu của Hoa Kỳ.
Một bên không có mặt tại cuộc gặp Asean với lãnh đạo Mỹ cũng theo dõi vụ việc nghiêm túc là Ấn Độ.
Dehli quan tâm đến sự hiện diện của Trung Quốc tại các nước láng giềng như Bangladesh và Sri Lanka và cả Miến Điện, nước Asean bên bờ Ấn Độ Dương.
Cho đến nay Trung Quốc vẫn khẳng định họ có toàn bộ chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông.
Còn theo AP, Trung Quốc hôm thứ Ba đã cảnh báo rằng mọi dính líu của Hoa Kỳ vào tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Đông Nam Á là "sự can thiệp không được hoan nghênh".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Khương Du nói Trung Quốc lo ngại trước khả năng có một tuyên bố chung của Hoa Kỳ và Asean về biển Nam Trung Hoa.
Phía Trung Quốc không thay đổi quan điểm rằng đây là việc "của Trung Quốc và các nước trong vùng".
TS Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu Biển Đông từ Anh Quốc cho BBC biết ông vì sao quan điểm của Trung Quốc là "không thích hợp".
Theo ông, "tranh chấp các đảo Trường Sa và lãnh hải của chúng là tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei, tức là tranh chấp đa phương. Tranh chấp đa phương cần phương pháp giải quyết đa phương,"
"Phương pháp song phương không thích hợp nhưng Trung Quốc vẫ đòi nó vì hai lý do. Thứ nhất là chiến lược chia để trị. Thứ nhì, đòi hỏi một phương pháp không thích hợp sẽ cản trở việc đi đến giải pháp, và nếu không có giải pháp thì Trung Quốc có lợi nhất: là nước mạnh nhất trong tranh chấp, Trung Quốc luôn luôn có cơ hội để làm vị trí của mình mạnh lên và của các đối thủ yếu đi."
Trong lúc chờ đợi phát biểu của Tổng thống Obama, AFP trích lời ông Ernest Bower, từ trung tâm Centre for Strategic and International Studies ở Washington nói rằng thất bại của Mỹ trong cố gắng này tại New York sẽ tạo ra "mối nguy không thể chấp nhận được cho tăng tưởng kinh tế, hòa bình và thịnh vượng tại châu Á".
Còn ông Richard Bush thì cho rằng có lẽ là Trung Quốc "cần lùi lại một bước, xem xét lại có phải chính các hành động của họ lâu nay khiến các nước Đông Nam Á thay đổi quan niệm và thái độ của họ".
Ông cho rằng Trung Quốc nêu ra chủ trương một thế giới hài hòa nhưng có lúc việc làm không nhất quán với lý tưởng đó và nay Trung Quốc cần làm sao để cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và các nước trong vùng.

Tàu USS Washington trong chuyến hải hành qua Biển Đông ở điểm cách Đà Nẵng 200 hải lý

Campuchia: Chủ tịch đảng Sam Rainsy bị kết án 10 năm tù

Thứ Sáu, 24/09/2010 - 06:38

(Dân trí) - Sam Rainsy, thủ lĩnh đảng đối lập mang tên ông ở Campuchia, đã bị tòa án nước này tuyên phạt 10 năm tù với tội danh làm giả, phát tán tài liệu và bản đồ giả với mưu toan cản trở công tác phân giới cắm mốc của chính phủ Campuchia với Việt Nam.

Sam Rainsy ra hầu tòa ở Phnôm Pênh tháng tháng 8/2009.

Tòa án thành phố Phnôm Pênh đưa ra phán quyết cuối cùng trên vào ngày hôm qua. Tòa án cũng nói Sam Rainsy đã tìm cách làm mất uy tín của chính phủ.

Trước đó, trong hai ngày 8 và 9/9, tòa đã mở phiên tòa xét xử vắng mặt Sam Rainsy theo đơn kiện của Chính phủ Campuchia.

Sam Rainsy còn bị tuyên phạt 5 triệu riel (1.100 USD) và phải bồi thường cho Chính phủ Campuchia 60 triệu riel (14.000 USD).

Rainsy bị tuyên án vắng mặt vì ông ta đang sống lưu vong tại Pháp.

Hồi tháng 1 năm nay, Sam Rainsy cũng bị kết án vắng mặt vì những hoạt động phạm pháp ở biên giới. Với phán quyết mới, trong năm nay, Sam Rainsy đã lĩnh hai án tù giam với tổng cộng 14 năm.

Hôm 22/9, Tòa án thành phố Phnôm Pênh cũng đã kết án Som Ek 18 năm tù vì tội chủ mưu và thực hiện vụ đánh bom tượng đài Hữu nghị Campuchia - Việt Nam hồi tháng 7/2007. Tòa kết luận rằng vụ việc không chỉ gây mất trật xã hội và làm mất ổn định chính trị, mà còn làm phương hại mối quan hệ hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam.

Nhật Mai
Theo Phnom Penh Post, AP

Đau lòng tàu cán chết 7 con voi hoang dã

Thứ Năm, 23/09/2010 - 22:28

Ấn Độ

(Dân trí) - Một tàu chở hàng chạy với tốc độ cao đêm ngày 22/9 đã đâm phải một đàn voi khi đi ngang qua khu rừng rập rạp ở bang miền đông Ấn Độ, giết chết 7 con và làm 1 con bị thương.

Một trong 7 con voi bị cán chết nằm trên đường ray sáng 23/9.
Một nhân viên kiểm lâm địa phương cho hay, khi đàn voi đang vượt qua đường tàu ở cánh rừng Banarhat thuộc bang Tây Bengal vào khoảng giữa đêm ngày thứ 4, 22/9, thì bị đoàn tàu chở hàng chạy với tốc độ cao đâm phải.
“Đây là vụ tai nạn đầu tiên kiểu này xảy ra ở bang, khi có quá nhiều con voi bị chết trong chỉ một vụ tai nạn. Thật đau lòng”, Sumita Ghatak, nhân viên kiểm lâm cho hay.

Một trong hai con voi con bị chết.
Sở dĩ có tới 7 con voi bị chết là do những con voi lớn đã cố cứu 2 con voi con bị mắc kẹt trên đường tàu. “5 con voi chết ngay lập tức trên đường ray, trong khi 2 con khác phải quằn quại trong đau đớn tới tận sáng ngày thứ năm”, Atanu Raha, trưởng ban bảo tồn rừng Tây Bengal cho hay.
Ông cũng cho biết thêm những con voi trưởng thành đã vây xung quanh 2 con voi con để bảo vệ chúng khi chúng bị tàu đâm. 2 con voi con nằm trong số những con bị chết.
Nhân viên bảo tồn và người dân làng đưa xác voi ra khỏi hiện trường vụ tai nạn.

Các nhà hoạt động bảo vệ động vật hoang dã cho hay họ đã nhiều lần phàn nàn với giới chức đường sắt, yêu cầu họ chuyển những chuyến tàu sang đường ray khác hoặc tránh cho chạy tàu xuyên rừng vào ban đêm.

Animesh Basu, người điều hành Quỹ Tự nhiên và Thám hiểm Himalaya cho biết các nhà bảo tồn từ lâu đã kêu gọi ngành đường sắt phải yêu cầu lái tàu giảm tốc độ khi đi qua vùng rừng. Khi đâm phải đàn voi tàu đi với vận tốc 70km/h, trong khi mức giới hạn chỉ là 40km/h.

Giao thông đường sắt đã bị ngừng trong đêm, trong khi con voi sống sót duy nhất trong đàn vẫn ở hiện trường vào sáng ngày thứ năm, trông chừng những con bị chết và bị thương.

Nhiều người đã vô cùng giận dữ trước cảnh tượng đau lòng này.
Được biết, hơn 20 con voi đã bị chết trong vòng có hơn 1 năm ở khu vực này, khu vực nổi tiếng là hành lang của động vật hoang dã.
Một kênh truyền hình Bengal cho biết hàng trăm người đã tiến hành biểu tình ầm ĩ tại hiện trường vụ tai nạn.
Đường ray chạy qua cánh rừng ở Tây Bengal này như là một cái bẫy tử thần đối với loài voi.

Theo ước tính gần đây, số lượng voi hoang dã ở Ấn Độ vào khoảng 26.000 con. Voi được coi là vật linh thiêng tại quốc gia phần đa theo đạo Hindu này. Trong khi đó hồi đầu tháng, Bộ Môi trường và Rừng Ấn Độ tuyên bố voi là “động vật di sản quốc gia”, phải được bảo vệ như loài hổ đang gặp nguy hiểm.

Vụ tai nạn xảy ra khi người Hindu tổ chức kết thúc lễ hội hàng năm kéo dài 11 ngày, kỷ niệm ngày sinh của Thần Ganesha, thần đầu voi đầy tôn kính.
Phan Anh
Tổng hợp

Việt Nam coi các nhà đầu tư nước ngoài là bạn

Cập nhật lúc : 6:42 AM, 23/09/2010
(VOV) - Đêm 22, rạng sáng 23/9, tại thành phố New York, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gặp gỡ đại diện một số doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, đối thoại với học giả nghiên cứu về kinh tế Hoa Kỳ tại Hội nghị Đầu tư toàn cầu 2010 do Liên minh Kinh tế quốc tế tổ chức.

Một loạt doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam như Lockheed Martin, Exxon Mobil, Boeing, Raytheon, Procter & Gamble, Chevron... các nhà nghiên cứu kinh tế tại các trường đại học lớn của Mỹ đã tham dự các cuộc gặp và đối thoại.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ ghi nhận những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và có biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.

Vướng mắc đầu tư tại Việt Nam mà doanh nghiệp và nhà nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ nêu ra là cơ sở hạ tầng, thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu, mặt bằng lãi suất cho vay còn cao. Dù vậy, doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn nhìn nhận cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có nhiều tiềm năng hơn các nước trong khu vực.

Phát biểu tại các cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: Trong hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đạt được những bước tăng trưởng liên tục, ở mức khá cao khoảng trên 7%. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới hơn 3 năm, hiện đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế năng động. Các nhà đầu tư khắp thế giới đã quan tâm đến thị trường Việt Nam. Đặc biệt, các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong 2 năm gần đây đã gia tăng đầu tư vào Việt Nam, nhiều tập đoàn lớn đã vào Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.

Giới thiệu về những thế mạnh của môi trường đầu tư tại Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nêu rõ: “Việt Nam đang tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư. Ở Việt Nam, có một lực lượng lao động trẻ, rất dồi dào, có trình độ khoa học kỹ thuật có thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Nguồn nhân lực Việt Nam đang được khẩn trương đào tạo, một bộ phận sinh viên đang theo học tại Mỹ. Việt Nam là một đất nước đông dân, đây cũng là thị trường tiêu thụ mạnh mẽ hàng hóa của các nhà đầu tư. Các bạn đến Việt Nam có thể bán hàng ngay tại Việt Nam và xuất khẩu”.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng nhấn mạnh: Nhân dân Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để có bước phát triển nhanh, đưa đất nước sánh vai cùng bạn bè ở khu vực và trên thế giới. Một mình Việt Nam không thể tự phát triển, mà phải cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Việt Nam rất tôn trọng các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam luôn quan tâm đến quyền lợi của nhà đầu tư. Các nhà lãnh đạo và cơ quan chức năng của Việt Nam sẵn sàng chia sẻ và giải quyết kịp thời những khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam không chỉ được xem như là nhà đầu tư, mà còn là những người bạn của Việt Nam.

Chiều ngày 22/9 (theo giờ địa phương), tức sáng nay 23/9 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm Phái đoàn đại diện của Việt Nam tại Liên hợp quốc, gặp gỡ đại diện Việt Kiều và bạn bè Mỹ./.

Lê Huy Nam

Trung tâm Seoul "ngập ủm" vì mưa lớn bất ngờ

Thứ Năm, 23/09/2010 - 15:10
(Dân trí) - Ngày 21/9, Seoul đã phải hứng chịu trận mưa lớn bất ngờ, gây ngập lụt đường phố, nhà cửa và mất điện tới hàng ngàn hộ gia đình.

2 người mất tích và ít nhất 11.800 người không có nhà ở khi mưa lớn bất ngờ trút nước xuống miền trung Hàn Quốc, đặc biệt là thủ đô Seoul.


Đợt mưa lớn bất ngờ diễn ra trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Trung Thu (21/9), gây thiệt hại lớn cho miền trung của Hàn Quốc, đặc biệt tại khu vực thủ đô. Đây là trận mưa tháng 9 lớn nhất kể từ năm 1908, khi Hàn Quốc bắt đầu có ghi chép số liệu về các trận mưa.


Theo Cơ quan quản lý khẩn cấp quốc gia Hàn Quốc, lượng mưa ở Seoul lên tới 100mm/giờ, khiến hơn 4.500 hộ gia đình sống trong cảnh mất điện và 7.100 ngôi nhà bị ngập lụt.



Cơ quan khẩn cấp này cũng cho hay 2 người mất tích được cho là đã bị cuốn trôi khi đi câu ở tỉnh Gangwon.


Giới chức trách Seoul phải giới hạn xe cộ trên ít nhất 11 đoạn đường chính bị ngập nước trong thành phố.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã yêu cầu các cơ quan hữu quan theo dõi sát sao tình hình ngập lụt. Ông cho biết, thiệt hại có thể nặng nề hơn do đợt mưa lần này diễn ra bất ngờ trong kỳ nghỉ Trung Thu.
Tổng thống Lee cũng chỉ thị Chính phủ tiếp tục duy trì cơ chế trực bất thường để tránh những thiệt hại tiếp theo. Ông cũng yêu cầu sớm đưa ra biện pháp hỗ trợ những người bị thiệt hại. Trên khắp các vùng bị ảnh hưởng, gần 12.000 người đã được sơ tán, trong khi khoảng 15.000 nhà cửa được thông báo bị hư hại.
Chính quyền thành phố Seoul cho biết họ sẽ sẵn sàng chi 4,82 triệu USD cho công tác cứu trợ.

Phan Anh

Tổng hợp