Bỏ vợ ở nhà để du lịch với búp bê

Chuyện lạ - Dân trí:
Chủ Nhật, 06/02/2011 - 16:03

(Dân trí) - Một người đàn ông Canada đã để vợ ở nhà để đi du lịch khắp nơi cùng với 6 búp bê.

Dave Hockey, 57 tuổi, khẳng định rằng vợ ông “không hề quan tâm” đến chuyến đi kì quặc tiêu tốn 16.000 bảng Anh này.
Dù đã có với nhau hai mặt con, nhưng bấy lâu nay, ông Hockey chỉ chu du khắp đất nước Anh, Mỹ với những cô nàng giả.
Ông Hockey cho biết: “Vợ tôi hiểu rằng đây chỉ là một sở thích. Cô ấy không ghen tị với những con búp bê này và cô ấy biết là tôi sẽ không chạy trốn với một phụ nữ silicone”.
Ông Hockey đã bay đến Anh cùng với búp bê Bianca của hãng Realdoll và búp bê Carley hạng sang của hãng Teddy Babe trong chuyến đi đến Oxford ở Witshire và Abergavenny thuộc xứ Wales.
Ông cũng quay phim chuyến đi 1 tuần từ nhà đến Mỹ. Trong suốt kì nghỉ này, Bianca, búp bê silicone giá 2.000 bảng, đã được đưa đi trượt tuyết, cưỡi ngựa, và còn ngồi sau xe máy của Harley Davidson.
Ông Hockey còn mua nhiều trang phục lộng lẫy đáng giá cả nghìn bảng cho búp bê. Ngoài ra, ông còn mua thêm giày cao gót và tóc giả.
Ông nói rằng: "Tôi đã mua lô búp bê đầu tiên vào tháng 11/2006. Chúng trông thật đáng yêu. Tôi nghĩ búp bê thật đẹp. Bất kì người đàn ông nào nếu phủ nhận điều này đều là nói dối cả".
Bộ sưu tập của ông Hockey gồm nhiều búp bê bằng cỡ người thật như: Jessica, Gabrielle, Jocelyn, Lilly, Ruby, Jenny, và Bianca, cùng với búp bê hãng Teddy Babe như Carley, Samantha, Diana, Miyuki, Jessica, Jenelle, và Nita.
Hình ảnh ông Hockey đi du lịch cùng búp bê:







Nguyễn Thuý
Theo Orange

Nữ phóng viên xinh đẹp Nga mê hoặc Trung Quốc

VnExpress:
Thứ bảy, 12/2/2011, 11:05 GMT+7

Hơn 1 triệu lượt người truy cập mỗi tháng để xem nữ phóng viên người Nga đưa tin trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc.
Yakoleva Elizaveta. Ảnh: China Daily.
Yakoleva Elizaveta. Ảnh: China Daily.

Trong bản tin, Yakoleva Elizaveta nói tiếng Trung trôi chảy và đưa tin về việc mở cửa một gian hàng bán đồ hiệu ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Hồ Bắc.

Elizaveta theo cha tới Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 1987 khi mới 5 tuổi. Lúc đó, cha cô được kênh Channel One Russia cử tới quốc gia này để viết tin. Sau đó, gia đình họ trở về Nga. Elizaveta thỉnh thoảng trở lại Trung Quốc và cuối cùng tốt nghiệp khoa ngôn ngữ học ở đại học văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh.

Ban đầu, Elizaveta học tiếng Trung vì quá cô đơn. Cô thường nói chuyện một mình qua gương để mua vui cho bản thân. "Tôi bắt đầu tự học học tiếng Trung khi học trường tiểu học Fangcaodi", cô nói. "Tiếng Trung của tôi giờ còn tốt hơn cả tiếng Nga".

Trước khi xuất hiện trên bản tin ở truyền hình Cẩm Châu, Elizaveta làm việc cho kênh Hong Kong TV. Cô tâm sự vì quá căng thẳng, cô còn cảm thấy giọng run rẩy khi đưa tin trực tiếp.

Mai Trang (theo China Daily)

Internet châm ngòi lật đổ Mubarak như thế nào

VnExpress:
Thứ bảy, 12/2/2011, 11:09 GMT+7
Những người Ai Cập trẻ tuổi phát động cuộc biểu tình từ ngày 25/1 qua các trang mạng xã hội. Chính quyền lập tức ngăn chặn nhưng vô hiệu và sau 18 ngày người dân nổi dậy, Tổng thống Mubarak buộc phải "nhổ neo".

Chỉ ít ngày sau vụ nổi dậy của người dân dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống Tunisia Zine al-Abidine Ben Ali, các cuộc biểu tình tương tự cũng nổ ra tại nước láng giềng Ai Cập. Khởi đầu cho hoạt động này là sự phối hợp giữa các nhóm đối lập khác nhau thông qua các trang mạng xã hội.

Wael Ghonim, một trong những người đóng vai trò phát động biểu tình lật đổ Mubarak. Ảnh: AFP
Wael Ghonim, một trong những người đóng vai trò phát động biểu tình lật đổ Mubarak. Ảnh: AFP

Người được nhắc đến với vai trò khuấy động cuộc nổi dậy của người Ai Cập là Wael Ghonim, một nhân viên 30 tuổi của hãng Google và đang được coi như "người hùng". Ghonim từng là quản trị của trang chống nạn tra tấn trên Facebook. Khi trả lời phỏng vấn CNN, Ghonim nhấn mạnh: "Đây là một cuộc cách mạng Internet và tôi sẽ gọi đó là cuộc cách mạng 2.0".

Mọi chuyện bắt đầu khi Walid Rachid, 27 tuổi, một nhà hoạt động trên Internet viết mail cho Ghonim, khi đó đang hoạt động nặc danh, để đề nghị hỗ trợ cho kế hoạch biểu tình vào ngày 25/1. Bộ đôi này liên lạc với nhau qua hệ thống chat của Google, hình thức mà Ghonim tin là an toàn nhất, và cùng nhau lập ra liên minh giữa các nhóm thanh niên khác nhau.

Họ qua mặt các nhân viên an ninh của chính quyền bằng cách nói một cách khá lộ trên mạng rằng sẽ gặp nhau tại một thánh đường, nhưng trên thực tế cuộc gặp này diễn ra tại một khu vực nghèo ở Cairo. Nhà hoạt động mang hai dòng máu Ai Cập và Ireland là Sally Moore, 32 tuổi, cho biết thêm các nhà hoạt động đã chia làm hai nhóm hành động.

Một nhóm tập hợp lực lượng trong các quán cà phê, nhóm còn lại đi hô khẩu hiệu xung quanh các toà nhà và kêu gọi mọi người ra đường để biểu tình phản đối đói nghèo. "Nhóm của chúng tôi bắt đầu hành động khi tập trung được 50 người. Nhưng khi chúng tôi ra đường thì con số đi cùng đã lên tới hàng nghìn", Sally Moore nói với The New York Times về ngày biểu tình đầu tiên hôm 25/1.

Từ nhóm thanh niên đầu tiên, những ngày biểu tình tiếp theo đã thu hút hàng nghìn người kéo tới quảng trường trung tâm Tahrir ở Cairo để đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức. Nhiều người trong số này xuống đường do các lời kêu gọi đưa trên trang xã hội Twitter, trong khi những người khác rủ nhau đi biểu tình bằng tin nhắn điện thoại.

Phát hiện ra vai trò của Internet trong các cuộc biểu tình, chính quyền Mubarak phản ứng tức thì. Ngày 28/1, tổng thống ra lệnh chặn các mạng xã hội và cuối cùng là yêu cầu cả 4 nhà cung cấp Internet của Ai Cập chấm dứt dịch vụ để phân tán sức mạnh người biểu tình. Trong khi đó, nhà cung cấp dịch vụ di động chính tại Ai Cập là Vodafone cũng cho biết họ bị buộc phải chặn sóng.

Nhưng hành động kiểm duyệt của chính quyền Mubarak lập tức cho thấy hoàn toàn không có hiệu quả. Ngày Ai Cập không có Internet 28/1 cũng được gọi là "Ngày nổi giận" khi hàng triệu người xuống đường. Biện pháp của chính quyền không thể ngăn được việc người biểu tình liên lạc với nhau để tập hợp lực lượng.

Chính quyền Mubarak cũng không thể "che mắt" được thế giới về những gì đang diễn ra tại Ai Cập. Kênh truyền hình vệ tinh Al-Jazeera vẫn phát đi tin tức trực tiếp về cuộc biểu tình suốt cả ngày, với sự cập nhật của mạng lưới phóng viên khắp Ai Cập qua hệ thống điện thoại cố định.

Sự kiện ngày 28/1 cũng cho thấy, cuộc biểu tình ở Ai Cập có thể khởi đầu từ Internet nhưng sau vài ngày đã không còn phụ thuộc vào môi trường này nữa. Bằng chứng là dù cả Internet lẫn mạng di động đều bị chặn, người biểu tình vẫn xuống đường với số lượng còn đông hơn nhiều so với trước.

Năm ngày sau, do sức ép của cộng đồng quốc tế, chính quyền Mubarak buộc phải khôi phục các dịch vụ viễn thông và các nhà hoạt động tiếp tục quay lại môi trường trực tuyến để tập hợp lực lượng. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, làn sóng biểu tình đã phát triển rất nhanh và lan rộng khắp Ai Cập. Do vậy vai trò quyết định của Internet trong việc kêu gọi mọi người xuống đường không còn nữa.

Người Ai Cập ăn mừng khi Mubarak từ chức. Ảnh: AP
Người Ai Cập ăn mừng khi Mubarak từ chức và "quyền lực nhân dân" được khẳng định. Ảnh: AP

Trên thực tế, cuộc nổi dậy nổ ra ngày 25/1 là sự tập hợp của nhiều nhóm hoạt động từng xuống đường suốt 10 năm qua tại Ai Cập. Họ thuộc các thành phần xã hội và chính trị khác nhau, từ công nhân, các blogger, các nhà hoạt động đòi dân chủ cho đến những thẩm phán cấp cao và thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo, phong trào Hồi giáo có quy mô khu vực.

Đây là lần đầu tiên tất cả các nhóm hoạt động này cùng nhau đi biểu tình và cũng là lần đầu tiên họ nhận được sự ủng hộ của hàng triệu người dân không phải là thành viên trong nhóm của họ. Vai trò của Internet thể hiện ở chỗ các nhóm đối lập đã tập hợp lực lượng và phối hợp với nhau thông qua các mạng xã hội và điện thoại di động.

Lần gần đây nhất Ai Cập chứng kiến cuộc tuần hành có quy mô tương tự là vào những năm 1940. Khi đó những hiệu sách mang quan điểm cấp tiến, các tờ báo bí mật và những cuộc họp của các nghiệp đoàn bị cấm hoạt động đóng vai trò tập hợp lực lượng. Còn ngày nay, với thế hệ công dân số thì vai trò này đã thuộc về Internet và mạng điện thoại di động.

Đình Nguyễn

Preah Vihear - Ngôi đền cổ không yên tĩnh

VnExpress:
Thứ tư, 9/2/2011, 12:00 GMT+7
Vụ đụng độ cuối tuần qua là căng thẳng nghiêm trọng nhất giữa Thái Lan và Campuchia trong nhiều năm. Sự kiện này cho thấy tranh chấp quanh đền Preah Vihear kéo dài hơn một thế kỷ vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.
Binh sĩ Campuchia sẵn sàng chiến đấu tại khu vực đền Preah Vihear. Ảnh: AFP
Binh sĩ Campuchia sẵn sàng chiến đấu tại khu vực đền Preah Vihear. Ảnh: AFP

Một thế kỷ tranh chấp

Đền Preah Vihear được xây dựng chủ yếu trong thế kỷ 11 và 12 khi đế chế Khmer đang ở thời cực thịnh. Những tấm bản đồ của Siam (tên gọi cổ của Thái Lan) và do người Pháp đô hộ Campuchia vẽ từ thế kỷ 19 đều mô tả ngôi đền này thuộc đất Campuchia. Nhưng sang các thập kỷ sau đó, người Thái cho rằng các tấm bản đồ này không chính thức nên không có giá trị.

Sau nhiều thập kỷ bất đồng, Toà án Tư pháp Quốc tế ra phán quyết năm 1962 về việc đền Preah Vihear thuộc quyền quản lý của người Campuchia. Thái Lan chấp nhận Campuchia có chủ quyền với ngôi đền, nhưng cho phong toả hầu hết khu vực bao quanh khiến người Campuchia chỉ có thể tiếp cận cơ sở tôn giáo này từ một sườn dốc hiểm trở.

Tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia bùng phát mạnh vào năm 2001 khi quân đội Thái phong toả toàn bộ ngả đường dẫn vào đền Preah Vihear trong suốt hơn một năm. Căng thẳng sau đó leo thang vào tháng 7/2008, sau khi Campuchia thành công trong việc vận động để Unesco công nhận ngôi đền là một di sản của thế giới.

Tháng 4/2009, binh sĩ hai bên giao tranh tại biên giới gần ngôi đền khiến 2 lính Thái Lan thiệt mạng. Xung đột tái diễn vào cuối tuần trước, sau khi toà án Campuchia kết án hai thành viên của một phong trào dân tộc Thái Lan vì tội hoạt động gián điệp.

Campuchia cho biết đền Preah Vihear đã bị hư hại nghiêm trọng với một phần bị đánh sập trong vụ giao tranh, trong khi Thái Lan phủ nhận việc tấn công ngôi đền và cáo buộc Campuchia đã biến một cơ sở tôn giáo thành căn cứ quân sự.

Chia rẽ sâu sắc

Cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau đã nổ súng trước và báo cáo tình hình bằng văn bản lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cách tiếp cận vụ giao tranh cũng đang có sự chia rẽ. Phnom Penh muốn có bên thứ ba là Liên Hợp Quốc can thiệp, trong khi Bangkok kiên quyết với quan điểm rằng hai nước nên tự mình giải quyết căng thẳng.

Vào ngày thứ tư của cuộc giao tranh hôm 7/2, Thủ tướng Campuchia Hun Sen kêu gọi Liên Hợp Quốc can thiệp bằng cách lập một vùng đệm tại khu vực biên giới đang xảy ra tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia. Trong khi đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hối thúc hai bên "hết sức kiềm chế".

Ông Hun Sen cũng cho rằng cuộc đụng độ "đang đe doạ đến an ninh khu vực". "Chúng tôi cần Liên Hợp Quốc cử lực lượng tới đây và thiết lập một vùng đệm để đảm bảo rằng sẽ không có thêm giao tranh", BBC dẫn lời người đứng đầu chính phủ Campuchia.

Thủ tướng Campuchia yêu cầu Hội đồng Bảo an giúp ngăn chặn hành động mà ông gọi là "liên tục gây hấn" của Thái Lan. Bangkok thì gửi thư cho Hội đồng Bảo an để phản đối việc "binh sĩ Campuchia liên tục có hành động tấn công vô cớ". Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng khẳng định binh sĩ của họ chỉ hành động "tự vệ".

Đây là đợt đụng độ nghiêm trọng nhất giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Giao tranh làm 5 người thiệt mạng, gồm hai binh sĩ và một dân thường Campuchia cùng một binh sĩ và một dân thường Thái Lan. Ngoài ra còn có hàng nghìn người địa phương của cả hai phía sống gần ngôi đền phải di tản.

Ảnh: BBC
Khu vực đền Preah Vihear trên bản đồ, vùng có sọc là nơi tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Ảnh: BBC

Nguy cơ tiềm ẩn

Do sức ép từ cộng đồng quốc tế, hai bên hiện đã tạm ngưng tiếng súng nhưng binh sĩ Thái Lan và Campuchia đóng tại khu vực rộng 4,6 km vuông xung quan đền Preah Vihear vẫn trong tình trạng báo động cao. Chính phủ Thái Lan cho biết họ sẵn sàng đàm phán với Campuchia tại nước thứ ba để giải quyết bất đồng.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng bác bỏ đề xuất của Thủ tướng Campuchia Hun Sen về việc triệu tập họp khẩn cấp vì vụ tranh chấp đền Preah Vihear. Chủ tịch hội đồng Maria Luiza Ribeiro Viotti tuyên bố, vấn đề này nên được giải quyết ở cấp khu vực. ASEAN thì kêu gọi hai nước đàm phán có thể với sự giúp đỡ của hiệp hội mà cả hai nước đều là thành viên này.

Kể từ đầu tuần này, không còn các vụ giao tranh dữ dội giữa Thái Lan và Campuchia nhưng bầu không khí tại khu vực đền Preah Vihear vẫn đặc biệt căng thẳng, với cây cối ngổn ngang cùng những vết cháy xém và hố sâu do đạn pháo gây ra trong cuộc chạm trán kéo dài 4 ngày cuối tuần qua.

Một lính bộ binh Campuchia có tên Muong Van đang cố thủ tại công sự cho biết: "Chúng tôi đang sẵn sàng chiến đấu vì không thể tin người Thái thêm được nữa".

Còn tại tỉnh Si Sa Ket bên phía Thái Lan, gần 17.000 người sống gần biên giới Campuchia đã phải đi sơ tán. Tỉnh trưởng Si Sa Ket là Somsak Suvarnsujarit nói : "Vẫn còn rất nhiều bất ổn và chúng tôi chỉ cho người dân quay về làng của mình khi có dấu hiệu rõ ràng từ quân đội cho thấy tình hình đã trở lại bình thường".

Đình Nguyễn

Ông chủ WikiLeaks bị bóc trần “tất cả sự bẩn thỉu”

Thế giới - Dân trí:
Thứ Sáu, 11/02/2011 - 12:02

(Dân trí) - Trong cuốn sách của một cựu nhân viên dự kiến xuất bản vào ngày hôm nay, người sáng lập trang web WikiLeaks Julian Assange đã bị bóc trần “tất cả sự bẩn thỉu”, như là kẻ “mê quyền lực”, “hoang tưởng”, coi thường phụ nữ, có con rơi vãi khắp thế giới.


Julian Assange và WikiLeaks hiện chưa có bình luận gì về những tiết lộ gây sốc của cựu nhân viên.

Cuốn sách “Inside WikiLeaks” (Bên trong WikiLeaks) của Daniel Domscheit-Berg, người từng là giám đốc lập trình và người phát ngôn báo chí của trang web WikiLeaks, dự kiến sẽ phát hành ở hơn chục nước vào ngày hôm nay. Cuốn sách gọi trang WikiLeaks là “trang web nguy hiểm nhất thế giới”.

“Hoang tưởng, mê quyền lực, bẩn thỉu”

Domscheit-Berg cho biết WikiLeaks là một trang web “hỗn loạn”, không thể bảo vệ các nguồn của mình và cáo buộc Assange là người “bị quyền lực ám ảnh”, phản bội lại những ý tưởng ban đầu thành lập trang web.

Mặc dù ông chủ trang web 39 tuổi người Australia này được cựu nhân viên đánh giá là “sáng dạ” song mắc chứng “hoang tưởng”, “tự cao tự đại”, và đặc biệt thói quen ăn uống và vệ sinh giống như “được loài sói nuôi dưỡng”.

Domscheit-Berg cùng với những người khác đã rời WikiLeaks vào tháng 9 năm ngoái, do cảm thấy Assange ngày càng chuyên quyền, độc đoán và WikiLeaks, thật trớ trêu khi được mệnh danh là trang web của sự cởi mở, lại ngày càng trở nên bí mật hơn.

“Cuốn sách kể về thời gian tôi làm ở WikiLeaks, trong những giai đoạn phát triển thăng trầm của nó, đến khi tôi đi. Cuốn sách kể rất nhiều câu chuyện tích cực, song tôi cũng rất cởi mở khi chỉ trích những gì đang diễn ra ở đó”, tác giả người Đức cho biết.

“Khi Julian quyết định bóp méo sự thật quanh cuộc ra đi của tôi với công chúng và bắt đầu lừa dối tôi với một nửa sự thật và những lời nói dối, tôi đã quyết định phải phơi bày một số sự thật”.

Được thành lập vào năm 2006, WikiLeaks đã gây ra trận bão lớn vào năm ngoái, khi cho tiết lộ hàng ngàn tài liệu về cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan cùng những bức điện tín ngoại giao của Mỹ, khiến Washington và nhiều nước bị “bẽ mặt”. Việc xuất bản các tài liệu mật đã cho Assange WikiLeaks sự nổi tiếng và cả mặt trái của sự nổi tiếng. Hiện Assange đang bị giam ở London để chờ phán xét về một lệnh dẫn độ sang Thụy Điển, với cáo buộc hiếp dâm, quấy rối tình dục. Assange bị cảnh sát Anh bắt vào tháng 12 vừa qua.

Domscheit-Berg cho biết khi rời đi, anh đã mang theo phầm mềm quan trọng đối với an ninh của trang WikiLeaks và các dữ liệu khác. Tuy nhiên, Domscheit-Berg không có ý định xuất bản chúng qua trang web của riêng mình, OpenLeaks, được cho là đối thủ của WikiLeaks.

“Trẻ em không được chơi với súng”, Domscheit-Berg cho hay trong cuốn sách. “Chúng tôi sẽ chỉ trả lại dữ liệu cho Julian chỉ khi anh ta chứng minh được anh ta có thể phục hồi dữ liệu được an toàn và điều hành nó cẩn thận, có trách nhiệm”.

“Có con rơi khắp thế giới, coi thường phụ nữ”
Domscheit-Berg trong buổi họp báo giới thiệu cuốn sách "Inside WikiLeaks" ngày 10/2 tại Berlin, Đức.

Domscheit-Berg cũng chỉ trích thái độ của Assange đối với phụ nữ trong cuốn sách của mình.

“Tiêu chuẩn chính của Julian đối với một phụ nữ rất đơn giản. Cô ta phải trẻ. Thường là trẻ hơn 22. Và khỏi phải nói cô ta không được hỏi anh ta điều gì. “Cô ta phải hiểu vai trò của cô ta là một phụ nữ”, anh ta thường nói vậy”.

Assange cũng thường “tự hào khoe khoang về việc mình có rất nhiều con rơi vãi khắp nơi trên thế giới…Mỗi khi anh ta quan tâm đến bất kỳ đứa trẻ nào, đều có nghi vấn đặt ra”.

Domscheit-Berg thậm chí còn cáo buộc Assange lạm dụng con mèo của mình.

Hiện WikiLeaks không có bình luận gì về những thông tin trên song Domscheit-Berg cho hay đã nhận được thư đe dọa từ luật sư của Assange. “Tôi là người duy nhất liên quan mật thiết, sâu rộng với tổ chức này (WikiLeaks) trong một thời gian dài”, Domscheit-Berg nói. “Bất kỳ ai cố gắng công khai chỉ trích anh ta đều bị anh ta chỉ trích và lừa dối”.

Phan Anh

Theo AFP

VnExpress: Thứ bảy, 12/2/2011, 08:13 GMT+7

Assange bị coi là 'kẻ thù của nhân dân Thụy Điển'

Julian Assange. Ảnh: CBS.
Julian Assange sẽ không được xét xử công bằng nếu bị dẫn độ về Thụy Điển bởi những lời nhận xét "ác ý" do thủ tướng nước này đưa ra, luật sư của ông tuyên bố trong phiên tòa ở Anh hôm qua.

Theo luật sư Geoffrey Robertson - đại diện cho Assange, nhắc lại lời được cho là của Thủ tướng Fredrik Reinfeldt trong một cuộc họp ở nghị viện hôm 8/2, rằng ông chủ Wikileask là "kẻ thù của người dân Thụy Điển".

Ông Reinfeldt đã phản ứng lại trước cáo buộc của luật sư Assange cho rằng hệ thống pháp lý ở Thụy Điển là không công bằng. Ông nói với các nghị sĩ: "Chúng ta không chấp nhận sự lạm dụng tình dục hoặc cưỡng hiếp".

Luật sư cũng cho biết ông Reinfeldt còn buộc tội Assange tuyên bố rằng quyền lợi của phụ nữ là vô giá trị.

Luật sư đã yêu cầu thẩm phán từ chối việc dẫn độ bởi những lời dèm pha nói xấu thân chủ mình có thể khiến phiên xét xử về vụ cưỡng hiếp ở Thụy Điển sẽ trở nên bất công.

Các công tố viên Thụy Điển đang muốn thẩm tra ông chủ Wikileaks, 39, tuổi về các cáo buộc ông lạm dụng tình dục và cưỡng hiếp hai người phụ nữ Thụy Điển. Assange khẳng định mình không làm gì sai.

Trong ngày thứ 3 của phiên xét xử tại tòa án Belmarsh ở London, Anh, Robertson yêu cầu thẩm phán Howard Riddle kéo dài thêm vụ xử để ông có thể gọi thêm nhân chứng từ Thụy Điển. Thẩm phán Riddle từ chối đề nghị gọi thêm nhân chứng và kéo dài vụ án tới ngày 24/2, khi đó ông sẽ đưa ra phán quyết.

Sau phiên tòa, Assange nói: "Trong vụ này, chúng tôi đã không thể trình bày được phần của tôi trong câu chuyện".

Cả hai bên đều ám chỉ rằng họ sẽ kháng án nếu thua kiện, nghĩa là số phận của Assange sẽ còn bị lơ lửng trong vài tháng nữa.

Song Minh

Mỹ tiêu diệt kẻ cướp ngân hàng, bắt con tin

Thanh Nien Online
12/02/2011 0:08
Cảnh sát đưa một con tin ra khỏi hiện trường - Ảnh: Fox News
Rạng sáng qua, cảnh sát Mỹ giải cứu thành công 7 người trong vụ cướp chi nhánh Ngân hàng Wachovia ở thị trấn Cary, bang Bắc Carolina, theo AP. Hung thủ Devon Mitchell, 19 tuổi, bị bắn chết. Mitchell cầm súng xông vào ngân hàng và bắt 6 người làm con tin.

Người thứ 7 kịp thời ẩn nấp và báo cảnh sát. Đội đặc nhiệm nhanh chóng bao vây hiện trường và thương lượng với thủ phạm. Trong quá trình thương lượng, Mitchell thả 4 phụ nữ và sau 3 giờ đồng hồ, y dùng súng khống chế một nữ con tin khác cùng mình bước ra khỏi ngân hàng. Tuy nhiên, Mitchell bị xạ thủ bắn tỉa hạ gục tại chỗ. Nhà chức trách thông báo cả 7 nạn nhân đều không bị thương. Ngoài ra, cảnh sát cũng sơ tán một nhà trẻ và 4 trường học gần ngân hàng nói trên.

Lê Loan

Ông Mubarak và gia đình rời khỏi Cairo

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Bảy, 12/02/2011, 10:49 (GMT+7)

Ông Mubarak và gia đình rời khỏi Cairo

Thế giới phản ứng ra sao?

TTO - Tổng thống Ai Cập vừa bị lật đổ Hosni Mubarak và gia đình đã rời Cairo (Ai Cập) đến một địa điểm được giấu kín, theo kênh truyền hình Al Arabiya đưa tin ngày 11-2. Cùng ngày, Thụy Sĩ tuyên bố đã phong tỏa tài sản của ông Husni Mubarak ở nước này.

Người dân Ai Cập ăn mừng tại quảng trường Tahrir ở Cairo sáng sớm ngày 12-2

Tuyên bố nói trên, không đưa ra bất kỳ chi tiết nào khác về những tài sản của ông Mubarak hay gia đình, được Telegraph bình luận “là một cú sốc với hàng loạt dinh tổng thống ở các nước Trung Đông khác”.

“Chính quyền muốn tránh rủi ro nhầm lẫn các tài sản nhà nước của Ai Cập” - một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nói.

Những câu chuyện về sự giàu có của ông Mubarak, với tài sản cá nhân ước tính 70 tỉ USD, từ lâu đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông và là một trong những mục tiêu đấu tranh của người biểu tình. Gia đình ông sở hữu nhiều bất động sản trên toàn thế giới, ở London, Paris, Dubai và Mỹ cũng như có các tài khoản ngân hàng ở Anh, Mỹ, Pháp và một số nước phương tây.

Phản ứng của thế giới

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng sự từ chức của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak là "một quyết định khó khăn, đáp ứng nguyện vọng cũng như lợi ích của đông đảo người dân Ai Cập".

Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên đoàn A-rập Amr Mussa kêu gọi người dân và quân đội Ai Cập xây dựng một thể chế dựa trên sự đoàn kết dân tộc. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các bước đi tiếp theo trên cơ sở dân chủ và cải cách. Ông cũng không loại trừ khả năng ra tranh cử tổng thống Ai Cập vào tháng 9 tới.

Các quan chức cao cấp của Mỹ ngày 11-2 đã bày tỏ hoan nghênh quyết định từ chức của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và hối thúc quốc gia này nhanh chóng ổn định chính trị để bảo đảm tiến trình chuyển đổi hòa bình sang dân chủ.

“Người dân Ai Cập đã lên tiếng. Tiếng nói của họ đã được lắng nghe, và Ai Cập sẽ không bao giờ như trước nữa”, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói từ Nhà Trắng. Tuy nhiên, ông Obama cũng cảnh báo “những ngày khó khăn phía trước” đối với Ai Cập.

Cuộc ăn mừng khổng lồ tại quảng trường Tahir, Cairo sau khi Tổng thống Mubarak từ chức - Ảnh: AFP

Tại Trung Đông, hãng tin bán chính thức của nhà nước Fars gọi cuộc cách mạng là “sự trùng hợp thú vị” khi nó diễn ra đúng vào kỷ niệm 32 năm thắng lợi của cách mạng Hồi giáo Iran.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast nói trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Hồi giáo Iran: “Một Trung Đông mới đang hình thành, không phải là Trung Đông mà phương tây đã hoạch định, mà là một Trung Đông được kiến tạo dựa trên sự thức tỉnh của đạo Hồi”.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Ali Akbar Salehi, trong một tuyên bố trên truyền hình Press TV, bày tỏ sự ủng hộ cho “phong trào can đảm tìm kiếm công lý của những người làm nên lịch sử ở Ai Cập”.

Theo AP, hai nước láng giềng Israel và Palestine đều theo dõi sát sao tình hình Ai Cập. AP bình luận Tel Aviv không muốn Tổng thống Mubarak từ chức do lo ngại hiệp ước hòa bình Ai Cập - Israel, được ký năm 1979, đứng trước nguy cơ tan vỡ.

Chính phủ Israel không đưa ra bình luận chính thức về sự kiện ông Mubarak ra đi, nhưng một số quan chức cấp cao, thông qua các hãng truyền thông, bày tỏ sự lo ngại về khả năng các phòng trào Hồi giáo cực đoan gây được ảnh hưởng tại quốc gia nằm ở ngã ba của ba châu lục này.

Ngược lại, Palestine chào đón sự ra đi của ông Mubarak với nhiều hy vọng, bao gồm việc mở cửa lại biên giới với Gaza. Phong trào Hamas, nhóm Hồi giáo chủ trương đấu tranh bạo lực với Israel tại Gaza ra tuyên bố kêu gọi chính quyền mới ở Ai Cập dỡ bỏ lệnh phong tỏa và đảm bảo tự do đi lại giữa Ai Cập và Palesstine, theo CNN.

Tại một số quốc gia Trung Đông khác, nơi các chính quyền do một nhân vật nắm quyền trong thời gian dài, phản ứng nhìn chung là im lặng. CNN dẫn lời Mohammed Al-Qubati - người phát ngôn của Các đảng đoàn kết, liên minh đối lập lớn nhất tại Yemen - nơi Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã nắm quyền suốt từ năm 1978, nói: “Bản đồ các quốc gia A-rập sẽ thay đổi sau cuộc cách mạng này. Sự sụp đổ của Mubarak cho thấy đàn áp và vũ lực không thể giúp các thể chế tồn tại, và thời điểm thay đổi đã đến”.

Nasser Judeh - Bộ trưởng Ngoại giao Jordan, phản ứng khá dè dặt khi gọi Ai Cập là “trụ cột của khu vực” và bày tỏ hy vọng “ổn định, an ninh và phồn thịnh cho quốc gia này” cũng như nói Jordan “tôn trọng lựa chọn tự do” của người dân Ai Cập. Một tuyên bố chính thức khác từ Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất nói nước này “tin tưởng vào khả năng của Hội đồng quân sự tối cao trong việc điều hành đất nước”.

Liên minh châu Âu (EU) hoan nghênh quyết định từ chức của Tổng thống Mubarak, cho rằng nhà lãnh đạo Ai Cập đã "lắng nghe tiếng nói của nhân dân". Ngoại trưởng Đức Angela Merkel nhấn mạnh sự ra đi của ông Merkel đánh dấu "một sự thay đổi lịch sử", đồng thời hy vọng chính phủ tương lai của Ai Cập tiếp tục duy trì hòa bình ở Trung Đông và tôn trọng các thỏa thuận đã ký với Ixraen.

Cùng ngày, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen lạc quan cho rằng việc chuyển giao quyền lực ở Ai Cập sẽ không gây bất ổn cho an ninh khu vực Trung Đông. Theo ông, Ai Cập là một đối tác quan trọng trong Đối thoại Địa Trung Hải và là một quốc gia chủ chốt trong khu vực.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hy vọng việc chuyển giao quyền lực "sẽ giúp khôi phục sự ổn định" ở Ai Cập.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ca ngợi Ai Cập đã trải qua “khoảnh khắc lịch sử”, đồng thời hoan nghênh quyết định từ chức của ông Mubarack. Pháp cũng kêu gọi tiến hành cải cách và bầu cử tự do, hối thúc người dân Ai Cập “tiếp tục cuộc tuần hành không bạo lực đến với tự do”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết nước Đức sẽ “ủng hộ tối đa những gì có thể theo yêu cầu của Ai Cập”. Thủ tướng Anh David Cameron thì gọi đó là “một ngày đặc biệt, đặc biệt cho những ai có mặt ở quảng trường Tahir và những nơi khác, can đảm lên tiếng và thay đổi đất nước một cách hòa bình”.

HẢI MINH

Triều Tiên đề xuất đối thoại với các đảng phái Hàn Quốc

LAODONG:

Thứ Bảy, 12.2.2011 | 10:23 (GMT + 7)

(LĐO) - Triều Tiên ngày hôm qua (11.2) đã đề nghị đối thoại với các đảng phái chính trị của Hàn Quốc để giảm bớt tình hình căng thẳng giữa hai bên.

Đại tá Ri Son-kwon của Triều Tiên và các sĩ quan quân đội Hàn Quốc gặp nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Ảnh: Allvoices.
Đại tá Ri Son-kwon của Triều Tiên và các sĩ quan quân đội Hàn Quốc gặp nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Ảnh: Allvoices.

Phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho hay đề nghị này được gửi trong một bức thư dài hai trang. Cùng với đó, Triều Tiên còn gửi ba tài liệu gồm một bài xã luận mừng năm mới, một tuyên bố của chính phủ Bình Nhưỡng và của các đảng phái, tổ chức xã hội hồi tháng trước.

Bốn đảng phái chính trị của Hàn Quốc, trong đó có Đảng cầm quyền Quốc đại (GNP) và Đảng Dân chủ đối lập (DP), đã nhận được các tài liệu nói trên hôm 11.2. Tập tài liệu này do Ủy ban Hòa bình Châu Á - Thái Bình Dương của Triều Tiên gửi đi - hãng tin Yonhap trích dẫn lời các nhà lãnh đạo hai bên cho biết.

Trong thư gửi Đảng cầm quyền GNP đề ngày 2.2, Bình Nhưỡng bày tỏ thiện chí sẵn sàng thảo luận một cách thẳng thắn các vấn đề trọng đại của quốc gia với phía Hàn Quốc hoặc các đảng cầm quyền, đảng đối lập, hoặc các lực lượng tiến bộ hay bảo thủ.

Triều Tiên hy vọng Đảng cầm quyền GNP sẽ cùng góp phần cải thiện quan hệ liên Triều và đạt được hòa bình, thống nhất đất nước.

Trong khi đó, với bức thư gửi Đảng DP, Bình Nhưỡng nói rằng các chính trị gia của cả hai bên nên đóng vai trò tiên phong trong việc phá vỡ thế bế tắc hiện nay - Yonhap cho hay.

Từ đầu tháng 2 tới nay, Triều Tiên đã thực hiện một loạt hành động hòa giải như lặp đi lặp lại lời kêu gọi đàm phán vô điều kiện nhằm xoa dịu căng thẳng biên giới.

Tuy nhiên, phía Hàn Quốc chỉ đồng ý tổ chức đàm phán quân sự và đồng ý "về nguyên tắc" với đề xuất đàm phán thông qua Hội Chữ Thập đỏ.

Song, hai ngày đàm phán quân sự cấp đại tá từ 8-9.2 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm kết thúc mà không đạt được thỏa thuận chung nào. Quan điểm của hai bên vẫn rất khác nhau trong vụ tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm hồi cuối tháng 3.2010 và cuộc pháo kích vào đảo Yeonpeyong hồi tháng 11 năm ngoái.

Nam Anh (Theo Tân Hoa xã

Mỹ doạ trục xuất Đại sứ Pakistan

LAODONG:

Thứ Bảy, 12.2.2011 | 07:57 (GMT + 7)

(LĐ) - Cảnh sát Pakistan hôm 11.2 đã quyết định tiếp tục tạm giữ quan chức ngoại giao Mỹ bị cáo buộc đã bắn vào hai người Pakistan, bất chấp sức ép của Mỹ yêu cầu trả tự do ngay cho công dân của họ.

Cảnh sát Pakistan hộ tống xe đặc chủng chở ông Davis tới tòa án ngày 11.2.
Cảnh sát Pakistan hộ tống xe đặc chủng chở ông Davis tới tòa án ngày 11.2.

Vào ngày 27.1, ông Raymond Davis - quan chức Tổng lãnh sự Mỹ tại Lahore, phía đông Pakistan đã bắn vào hai người đàn ông Pakistan. Ông Davis cho biết đã “hành động để tự vệ” vì cho rằng ông bị hai người trên dọa cướp. Tổng lãnh sự Mỹ tại Lahore đã điều xe đến đón ông Davis, nhưng đâm chết một người Pakistan thứ ba. Ông Davis bị cảnh sát Pakistan tạm giam và trong phiên tòa ngày 11.2, ông bị gia hạn tạm giam thêm 14 ngày.

Quyết định mới nhất của tòa án thành phố Lahore, Pakistan làm gia tăng căng thẳng với Washington. Mỹ cho rằng ông Davis được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và cần được trả tự do ngay lập tức. Ông Tomm Donilon - Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama dọa trục xuất Đại sứ Pakistan nếu quan chức ngoại giao Mỹ không được trả tự do trước ngày 11.2.

Ông Donilon đã triệu Đại sứ Pakistan Husain Haqqani tới Nhà Trắng và có tin nói rằng Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đã cảnh báo các lãnh sự quán của Mỹ tại Pakistan có thể phải đóng cửa và chuyến thăm Washington sắp tới của Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari có thể bị hủy bỏ vì vụ việc trên.

C.T (Theo AP)

Nghị sĩ Venezuela lại choảng nhau

Thanh Nien Online
12/02/2011 0:07

Một cuộc ẩu đả xảy ra trong phiên họp hôm 10.2 tại Quốc hội Venezuela giữa các nghị sĩ ủng hộ và những người phản đối Tổng thống Hugo Chavez, theo AP.

Xung đột xảy ra khi nghị sĩ Henry Ventura thuộc đảng Xã hội Thống nhất cầm quyền lên bục phát biểu để ngắt lời nghị sĩ đối lập Alfonso Marquina vì cho rằng ông này nói quá thời gian cho phép. Cả hai lời qua tiếng lại rồi lao vào đấm nhau. Các thành viên khác của hai bên nhanh chóng tham gia, biến nghị trường thành nơi loạn đả. Lực lượng an ninh đã can thiệp và không ai bị trọng thương trong vụ việc.

Đây là cuộc ẩu đả thứ hai tại Quốc hội Venezuela từ khi các nghị sĩ đối lập nhậm chức hồi tháng 1. Trong nhiều năm liền, đảng cầm quyền và các đồng minh chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc hội, nhưng sau cuộc bầu cử tháng 9.2010, thế độc tôn của phe ông Chavez bị phá vỡ khi phe đối lập giành 67 trong tổng số 165 ghế tại Quốc hội.

Lê Loan

Nga đã nhận tín hiệu đầu tiên từ vệ tinh Geo-IK-2

Vietnam+ (VietnamPlus)
02/02/2011 | 22:47:00


Sáng 2/2 (giờ địa phương), Cơ quan Tên lửa vũ trụ Nga thông báo đã nhận được tín hiệu đầu tiên của vệ tinh quân sự Geo-IK-2, được cho là "mất tích" sau khi được phóng lên quỹ đạo một ngày trước đó từ sân bay vũ trụ Plesetsk, Tây Bắc nước này.

Cơ quan Tên lửa vũ trụ Nga cho biết sau khi được phóng lên vệ tinh hôm 1/2, vệ tinh Geo-IK-2 đã không truyền tín hiệu liên lạc với trung tâm kiểm soát mặt đất như đã định.

Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập lực lượng đặc biệt phối hợp với cơ quan trên để tìm kiếm và khôi phục liên lạc với vệ tinh này.

Vệ tinh Geo-IK-2 được thiết kế tại Nga nhằm hỗ trợ quân đội khảo sát đất đai và lập bản đồ chi tiết bề mặt Trái Đất. Dự kiến, vệ tinh này bay quanh quỹ đạo tròn cách Trái Đất 1.000 km./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nga siết chặt an ninh đầu mối giao thông trọng điểm

Vietnam+ (VietnamPlus)
12/02/2011 | 09:42:00


Bộ trưởng Nội vụ Nga Rashid Nurgaliev đã chỉ thị siết chặt an ninh tại các đầu mối giao thông trọng điểm trên toàn nước Nga, trước hết tăng số lượng cảnh sát và nhân viên an ninh tuần tra ở đây, đồng thời, tại các sân bay lớn và những nhà ga trung tâm phải có chuyên gia chất nổ và chó nghiệp vụ tuần tra hàng ngày.

Bộ trưởng Nurgaliev đã đưa ra chỉ thị trên tại phiên họp lãnh đạo Bộ Nội vụ Nga bàn công tác bảo đảm an ninh giao thông-vận tải tổ chức tại Mátxcơva chiều 11/2.

Ông nêu rõ song song với số lượng cảnh sát và nhân viên an ninh thường trực tại những đầu mối giao thông quan trọng có đông người tụ tập như sân bay, bến cảng, nhà ga..., cách làm việc của họ cũng phải được thay đổi theo hướng bảo đảm an ninh tốt hơn và hiệu quả hơn, với mục đích cuối cùng là ngăn chặn thành công mọi mưu toan khủng bố, bắt giữ bọn âm mưu gây chết chóc và bảo đảm an ninh cho nhân dân.

Đồng thời, các nhân viên an ninh, chuyên gia chất nổ và cảnh sát phải phối hợp hoạt động với nhau và hỗ trợ nhau. Tất cả các đầu mối giao thông quan trọng đều phải được trang bị các thiết bị hiện đại nhằm kiểm tra và phát hiện chất nổ.

Trước đó, chiều 10/2 và sáng 11/2, Tổng thống Dmitry Medvedev đã bất ngờ tới kiểm tra công tác an ninh tại Nhà ga tàu hỏa Kiev và sân bay Vnukovo, phát hiện thấy tại Nhà ga Kiev không có cảnh sát nào trực.

Tổng thống Medvedev ngay lập tức đã ra lệnh cho các cơ quan hữu quan Nga phải thi hành các biện pháp khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh giao thông-vận tải.

Ông Medvedev khẳng định Nga sẽ làm hết sức mình để không cho phép tái diễn những sự kiện tang tóc như vụ đánh bom liều chết chiều 24/1 tại sân bay quốc tế Domodedovo làm 36 người thiệt mạng và gần 180 người bị thương./.

(TTXVN/Vietnam+)

Hội đàm Nga - Nhật về đảo tranh chấp lại bế tắc

LAODONG:

Thứ Bảy, 12.2.2011 | 09:37 (GMT + 7)

(LĐO) - Hội đàm giải quyết những tranh chấp xung quanh chuỗi quần đảo Kurils giữa Nga và Nhật Bản hôm 11.2 đã kết thúc thất bại. Tokyo một lần nữa khẳng định chủ quyền với đảo Kurils, trong khi đó Mátxcơva tiếp tục lên án những thái độ gần đây của Nhật Bản.

Ngoại trưởng Nhật Bản Seji Taehara (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã không tìm được tiếng nói chung sau cuộc hội đàm hôm qua (11.2).
Ngoại trưởng Nhật Bản Seji Taehara (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã không tìm được tiếng nói chung sau cuộc hội đàm hôm qua (11.2).

Cuộc họp kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng nhiệm bên phía Nhật Bản Seji Maehara diễn ra trong không khí căng thẳng và đầy lạnh nhạt.

Nhật Bản bác bỏ đề nghị của Nga lập ủy ban chung để giải quyết những khủng hoảng, tranh chấp giữa hai quốc gia. Sau khi ông Lavrov đề xuất, ông Maehara trả lời ngay lập tức, cho rằng ủy ban này là không cần thiết. Đặc biệt, cả hai vị ngoại trưởng đều không thể đi đến thống nhất khi bàn tới chuyến thăm chính thức tới Mátxcơva của Thủ tướng Nhật Naoto Kan nhằm xoa dịu tình hình.

"Chúng tôi vẫn không thể khắc phục và vượt qua những khó khăn hiện tại", Ngoại trưởng Nhật Seji Maehara nói ngắn gọn sau cuộc hội đàm trực tiếp với người đồng nhiệm Sergei Lavrov.

Trong suốt cuộc gặp, hai vị ngoại trưởng luôn đối thoại với nhau trong tư thế trực diện và đầy lạnh lùng. Bằng giọng nói nghiêm nghị và sắc lạnh, ông Lavrov nói với ông Maehara rằng, Mátxcơva nhìn thấy gần đây Nhật Bản có rất nhiều động thái "không thể chấp nhận được".

"Thực lòng mà nói, tôi đã hy vọng đón tiếp ông ở Mátxcơva trong một bối cảnh tốt đẹp hơn như thế này", Lavrov mở đầu cuộc nói chuyện. "Chuyến viếng thăm của ông đến Nga sau một chuỗi những hành động hoàn toàn không thể chấp nhận của Tokyo", Lavrov nói thêm.

Tại cuộc họp báo chung đầy nhạt nhẽo sau cuộc hội đàm, hai vị ngoại trưởng dù đứng bên cạnh nhau nhưng cả hai bên đều không tìm được tiếng nói chung. Trong khi ông Seji Maehara vẫn đeo một bộ mặt lạnh lùng cứng như đá thì ông Sergei Lavrov đọc lướt nhanh bài phát biểu phàn nàn và chỉ trích Nhật Bản.

Thanh Thanh Lan (Theo AFP)

Áo vàng Thái Lan tiếp tục biểu tình

Thanh Nien Online
12/02/2011 0:40

Khoảng 2.000 người thuộc phe áo vàng ở Thái Lan hôm qua xuống đường ở Bangkok nhằm phản đối chính phủ về vấn đề tranh chấp biên giới với Campuchia, bất chấp luật an ninh nội địa vừa được áp dụng.

Những người này tuần hành từ vị trí biểu tình trước Tòa nhà Chính phủ đến Quảng trường Hoàng gia để dự lễ tuyên thệ bảo vệ đất nước. “Chúng ta sẽ bảo vệ đất nước bằng mạng sống của chính mình”, Tân Hoa xã dẫn lời những người biểu tình tuyên bố trước khi quay về khu vực biểu tình.

Kể từ ngày 25.1, phe áo vàng phong tỏa các con đường trước Tòa nhà Chính phủ, đòi Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva từ chức vì không giải quyết được vấn đề tranh chấp biên giới với Campuchia. Chính phủ Thái hôm 9.2 áp dụng luật an ninh nội địa, cấm tụ tập đối với 7 khu vực xung quanh Văn phòng Chính phủ và tòa nhà Quốc hội.

Văn Khoa

VOV News:

Cập nhật lúc : 9:41 PM, 11/02/2011

Quốc hội Thái Lan thông qua Hiến pháp sửa đổi

Ảnh: Bangkokpost

(VOV) - Hiến pháp sửa đổi vừa được thông qua gồm 2 điểm: một là tăng số Nghị sỹ lên 500, hai là các thỏa thuận do Chính phủ ký với các nước không cần Quốc hội thông qua.

Chiều 11/2, hai viện Quốc hội Thái Lan đã thông qua 2 điều khoản trong Hiến pháp sửa đổi. Theo Hiến pháp hiện nay, Hạ viện Thái Lan có 480 Nghị sỹ, trong đó 400 Nghị sỹ bầu theo khu vực và 80 Nghị sỹ được bầu theo danh sách các đảng tiến cử. Hiến pháp sửa đổi vừa được thông qua gồm 2 điểm: một là tăng số Nghị sỹ lên 500, trong đó 375 Nghị sỹ được bầu theo khu vực. Hai là các thỏa thuận do Chính phủ ký với các nước không cần Quốc hội thông qua.

Đây là lần đầu tiên Quốc hội Thái Lan thông qua điều khoản sửa đổi đối với Hiến pháp ban hành năm 2007 gây tranh cãi trong dư luận. Sau khi được hai viện Quốc hội thông qua, Hiến pháp sửa đổi sẽ được trình lên Quốc vương Thái Lan phê chuẩn để có hiệu lực.

Trong khi đó, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), phe áo vàng tiếp tục tụ tập ở khu vực gần trụ sở Quốc hội Thái Lan ở thủ đô Bangkok gây sức ép với Chính phủ về vấn đề tranh chấp biên giới với Campuchia.

Họ không hài lòng về cách xử lý vấn đề này của Chính phủ và yêu cầu những người có trách nhiệm trong Chính phủ phải chịu trách nhiệm. Cảnh sát Thái Lan cho biết đã tăng cường lực lượng bảo đảm an ninh trong khi diễn ra các cuộc biểu tình của phe áo vàng./.

Ngọc Khương (Theo ChinaNews)

Thêm tình tiết trong vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :10:47 AM, 10/02/2011
Trước đêm xảy ra việc nhà báo Hoàng Hùng bị đổ xăng đốt khoảng vài tiếng có người nhìn thấy vợ của nạn nhân dập lửa do đổ xăng đốt đống rác sau nhà.

Trao đổi qua điện thoại với Đất Việt, đại tá Phan Chí Thanh, Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết, để định hướng dư luận trước nhiều nguồn thông tin chưa có cơ sở, Ban Giám đốc CA tỉnh Long An đã có cuộc gặp gỡ với một số phóng viên, nhà báo thường trú tại Long An, Tiền Giang... để cung cấp một số thông tin về tiến trình điều tra của cơ quan công an xung quanh vụ án giết người xảy ra tại tư gia nhà báo Hoàng Hùng. Theo ông Thanh, đến thời điểm này, cơ quan điều tra đã có đủ cơ sở khởi tố bà Liễu - vợ nhnaf báo Hoàng Hùng và đồng phạm về hành vi đánh bạc, đồng thời đã khoanh vùng một số nghi phạm có liên quan tới cái chết của nhà báo Hoàng Hùng. Cơ quan điều tra cũng đã mời cháu Lê Hồng Châu, con gái út Hoàng Hùng để ghi lời khai một số nội dung do cháu phát hiện. Việc mở rộng vụ án điều tra nghi can hành vi giết người cũng đã được cơ quan điều tra thu thập khá đầy đủ và không loại trừ khả năng tiến hành các biện pháp tố tụng trong thời gian gần nhất.

Thông tin do một người dân cung cấp về việc nhìn thấy một người nhà của nhà báo Hoàng Hùng, có đổ xăng vào đống rác sau nhà đốt thử, khi ngọn lửa bốc cao thì bà Trần Thúy Liễu, vợ anh Hoàng Hùng ra dập lửa đã là một chứng cứ quan trọng, mở ra một hướng điều tra mới cho cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An khi điều tra về vụ phóng hỏa gây chết người xảy ra đêm 19/1 tại nhà riêng nhà báo Hoàng Hùng trong khu dân cư Đại Dương, phường 6, thành phố Tân An tỉnh Long An.

Việc bà Liễu đổ xăng đốt đống rác sau đó phải ra dập vì ngọn lửa bốc cao có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mà chỉ vài tiếng sau thì chồng bị kẻ gian phóng hỏa thiêu cháy tại giường ngủ ở phòng làm việc dưới tầng 1 hay đằng sau còn đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Bà Trần Thúy Liễu đứng giữa hai con gái trong đám tang chồng.
Như Đất Việt đã đưa tin, ngày 19/1, nhà báo Hoàng Hùng, phóng viên Báo Người Lao động, bị kẻ gian phóng hỏa thiêu cháy tại nhà riêng với mức độ phỏng trên 60%. Dù được tập thể y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tận tình cứu chữa nhưng anh đã qua đời ngày 29/1, sau mười ngày điều trị. Trong khi kẻ thủ ác chưa được tìm ra thì bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Hoàng Hùng, bị Cơ quan điều tra triệu tập với tội danh đánh bạc, số nợ bà Liễu đang phải gánh bước đầu được biết lên đến hàng tỷ đồng.

Theo một số điều tra viên của Công an tỉnh Long An, trong thời gian anh Hoàng Hùng nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, các điều tra viên được phân công luôn có mặt theo dõi mọi diễn biến sức khỏe của anh khi nằm trong Khoa cấp cứu. Lúc bạn bè, đồng nghiệp... đến thăm, khi bước ra ngoài các điều tra viên đều gặp gỡ trao đổi xem anh có tâm sự gì liên quan đến nghi can đốt anh hay không nhưng đều nhận được cái lắc đầu. Ngày thứ hai tại bệnh viện, Hoàng Hùng có vẻ tỉnh táo hơn. Điều tra viên vào phòng chăm sóc đặc biệt thăm hỏi nhưng trả lời câu hỏi có nghi ai không thì nạn nhân chỉ im lặng, nhắm mắt khóc. Tâm sự với một đồng nghiệp thân thiết, Hoàng Hùng chỉ nói trong hơi thở mệt nhọc: “Tôi đau và buồn lắm, xin để tôi yên! Chắc tôi không thể qua khỏi. Mấy anh ở lại...”.

Sau khi vụ việc xảy ra, Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và có được một danh sách khá dài về các cá nhân tham gia đánh bạc xuyên quốc gia, trong đó có vợ Hoàng Hùng là bà Trần Thúy Liễu. Tên của người phụ nữ này còn được một tài xế taxi lưu vào danh bạ điện thoại di động như một khách hàng “ruột” thường xuyên đi xe sang Campuchia, đánh bạc. Sau khi thu thập nhiều chứng cứ liên quan, liên tục trong ngày 1, 2 và 7/2, cơ quan điều tra đã triệu tập bà Liễu để làm rõ về hành vi tham gia đánh bạc cùng một số dấu hiệu khác liên quan đến cái chết của chồng. Bước đầu cơ quan điều tra xác định, chỉ trong tháng 12/2010, bà Liễu cùng nhóm nữ ở phường 2, phường 6, thành phố Tân An, thường xuyên thuê xe du lịch bốn chỗ lên cửa khẩu Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa qua bên kia biên giới để tham gia đánh bạc. Chủ một xe du lịch tại phường 2 cung cấp, tài xế của anh đã trực tiếp chở bà Liễu đi trên 22 lần lên cửa khẩu, đến chiều chở về thì hầu như tất cả “quí bà” ngồi trên xe đều cho biết đã thua sạch túi. Mỗi lần đi nhóm người này mang theo từ 50 - 100 triệu đồng nhưng về có lúc không còn tiền để trả tiền xe.

Quá trình thu thập thông tin, lực lượng công an được một người dân ở gần nhà Hoàng Hùng cho biết, chiều 18/1, trước ngày nhà báo Hoàng Hùng bị đốt, trong nhà anh có người đã ra sau nhà dùng xăng tẩm đốt thử đống rác. Khi ngọn lửa bốc cao, bà Liễu đã dập tắt và vào nhà.
Phong Anh

Nga khoe trực thăng “khủng” trên đỉnh Everest

VTC News:
11/02/2011 14:40

(VTC News) – Nhà máy nghiên cứu và chế tạo trực thăng Mil Moscow cho hay hiện hãng này đang thử nghiệm một loại trực thăng vận tải mới có tên Mil Mi-38-OP tại Khu vực Moscow (Moscow Region).


Theo tuyên bố của các nhà thiết kế, khả năng vận hành và trình diễn của loại phi cơ lên thẳng này sẽ là độc nhất vô nhị. Vật liệu thiết kế nên thân vỏ của máy bay là các chất liệu đặc biệt.

Dự định, trong lần thử nghiệm sắp tới, Mil Mi-38-OP sẽ được bay và hạ cánh trên đỉnh núi Everest.

Thót tim những kiểu né CSGT của người không đội MBH

VTC News:
11/02/2011 17:15
(VTC News) - Trong chiều 11/2, rất nhiều chủ xe không những nại ra đủ mọi lý do mà còn tỏ ra chây ỳ khi CSGT lập biên bản vi phạm. Lỡ chuyến xe buýt nên phải đi xe máy, vội đi học nên quên MBH, thậm chí tự xưng có mối quan hệ với… công an là những lý do người vi phạm đưa ra.

Nhìn qua con số 657 biên bản vi phạm của các quận, huyện tại Hà Nội được lập tính đến 15h ngày 11/2 cho thấy, lượng người vi phạm quy định đội MBH vẫn rất đáng lo ngại. Và lý do người dân chống chế khi vi phạm vẫn “muôn hình vạn trạng”.

Tại ngã tư Bà Triệu – Trần Hưng Đạo, dưới cái hanh khô ngột ngạt của ngày đông, thượng úy Thanh thuộc Đội CSGT số 1 liên tục vuốt “bụi” trên mặt, nói với phóng viên: “Số người vi phạm nhiều quá. Thậm chí nhiều trường hợp còn “dốc” tay ga với tốc độ kinh hoàng và tìm đủ mọi biện pháp để lách tổ công tác”.

Vừa nói, thượng úy Thanh vừa chỉ tay ra mặt đường nơi một tốp chiến sĩ đang đi lại như con thoi để chặn bắt người vi phạm. Như để minh chứng cho lời nói của Thượng úy Thanh, một nam thanh niên liều lĩnh lao xe lên vỉa hè, “núp bóng” một xe ô tô đỗ ngay đằng sau tổ công tác và phóng vọt đi trong sự ngỡ ngàng của CSGT.

Ít phút sau, chúng tôi được tận mắt chứng kiến một cách né trạm rất liều lĩnh. Một nhóm gồm 3 - 4 xe máy đi túm tụm lại với nhau, họ cắt cử một người có đầy đủ giấy tờ, gương chiếu hậu và MBH lên đầu đoàn. Những xe có nguy cơ bị phạt núp phía sau. Khi CSGT yêu cầu kiểm tra thì xe đi đầu chủ động dừng lại, còn những xe khác vọt qua chốt CSGT với tốc độ rất cao.

Không chỉ vậy, còn nhiều kiểu “né trạm” coi thường tính mạng và đáng kinh hãi hơn như điều khiển xe máy chạy song song bên sườn xe buýt hoặc phóng xe bạt mạng, chạy với tốc độ cao để CSGT không kịp yêu cầu lái xe dừng lại. Nếu bị cảnh sát đuổi theo, họ sẵn sàng chạy nước rút, bất chấp tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tại chốt kiểm tra ngã tư Kim Mã - Liễu Giai, nhiều trường hợp đi “đường tắt” từ Nguyễn Chí Thanh ra Liễu Giai xuyên qua khuôn viên khách sạn Daewoo.

Chỉ sau chưa đầy 1 giờ đồng hồ, tại chốt giao thông phía trước khu vực Ngoại giao đoàn, tốp CSGT thuộc Đội CSGT số 2 đã xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm quy định đội MBH. Hầu hết các trường hợp vi phạm là người ngồi sau xe không đội MBH hoặc chỉ cầm MBH trên tay.

14h30 phút, tại tuyến phố Lê Duẩn, qua quan sát, những người không đội MBH chỉ chiếm số ít, tuy nhiên lực lượng chức năng vẫn rất vất vả để chặn bắt người vi phạm. Do một bên đoạn đường này giáp với đường ray tàu hoả, cảnh sát giao thông thường đứng chốt bên đường đối diện, nên nhiều xe máy tăng tốc, đánh tay lái sang trái đường, bất chấp tính mạng để CSGT không kịp lao ra chặn xe.

Tại ngã tư Cửa Nam, một cán bộ CSGT thuộc Đội CSGT số 1 cho biết: “Từ sau ngày mùng 6 Tết Nguyên đán, ý thức chấp hành người dân trong việc đội MBH đã nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn không ít trường hợp vì vin vào lý do này khác mà bất chấp luật lệ”.

Cũng theo lời cán bộ CSGT này, hầu hết các trường hợp khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đều rút điện thoại di động để cầu cứu người thân…

Vòng quanh các tuyến phố trung tâm Hà Nội trong ngày hôm nay, chúng tôi ghi nhận các trường hợp trốn đội MBH hầu hết là người trẻ, thậm chí là học sinh. Trước sự ra quân đồng loạt của các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội, người dân vẫn áp dụng những chiêu thức “không gì cũ hơn”: lủng lẳng treo MBH trên tay lái, đội mũ lùm xùm trên đầu, dắt bộ lững thững khi “đụng” chốt CSGT…

Một số hình ảnh mà VTC News đã ghi lại được:


Phúc Hưng

Bí ẩn kho vàng 4.000 tấn

Thanh Nien Online
Bí ẩn kho vàng 4.000 tấn
08/02/2011 0:47
Ông Trần Văn Tiệp (phải) và ông Tám Hiền tại núi Tàu năm 1999 - Ảnh: CTV
Hơn nửa thế kỷ qua, câu chuyện về “kho vàng 4.000 tấn do quân đội Nhật chôn giấu ở núi Tàu” (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) được thêu dệt như một huyền thoại. Chính vì thế, cuộc tìm kiếm kéo dài gần 20 năm nay vẫn chưa vào hồi kết.
Cả đời người theo đuổi “kho vàng”
Chỉ với vài thông tin mỏng manh, một người đàn ông đã bỏ gần cả đời người theo đuổi cái gọi là “kho vàng núi Tàu”. Đến nay, dù gần đất xa trời, nhưng ông vẫn chưa từ bỏ ý định tìm kiếm.
Niềm tin kho vàng 4.000 tấn

Theo những người dân ở xã Phước Thể (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), sở dĩ gọi là núi Tàu là vì ngọn núi này gần với vùng biển ngày xưa có tàu chiến của quân đội Nhật chìm. Cũng có người gọi là núi Mây Tào và cho rằng từ này xuất phát từ tiếng của người Chăm xưa.

“Ngay từ năm 1957, tôi đã có những thông tin về kho vàng này. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh, tôi phải âm thầm giữ bí mật nguồn thông tin. Sau ngày giải phóng, tôi vẫn chưa chính thức tìm kiếm vì thiếu "đồng minh cùng chí hướng", cho đến ngày gặp được ông Tám Hiền (Lê Văn Hiền, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải, đã mất năm 2010 - PV) thì kế hoạch đi tìm kho vàng của tôi mới trở thành hiện thực”, trong căn nhà khá khang trang trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (TP.HCM), ông Trần Văn Tiệp mở đầu câu chuyện đi tìm kho vàng ở núi Tàu như thế.
Ông Tiệp nói rằng, trong tay ông có rất nhiều hồ sơ cho biết vào cuối thế chiến thứ II, sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, vị tướng Yamashita đã đưa một hạm đội gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến vịnh Cà Ná (giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) trú ẩn. Tuy nhiên, sau đó lực lượng không quân của quân đồng minh đã đánh chìm 66 tàu của quân đội Nhật xuống khu vực này. Còn lại 18 tàu khác kịp thời chạy thoát và sau đó chính quân đội Nhật đã đưa số vàng khoảng 4.000 tấn vàng xuống một hòn núi sát với vùng biển này. Sau này mới biết đây là núi Tàu. Sau thế chiến thứ II, nhiều lần người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng cực lớn này nhưng đều thất bại.
"Sở dĩ quân đội Nhật chôn kho vàng này gần biển là do thuận tiện giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt. Hơn nữa, họ chôn gần một kho vàng khác của vua Chăm ngày xưa để lại nơi này", ông Tiệp nói chắc nịch.
Niềm tin càng tăng thêm khi ông Tiệp tìm kiếm được một thanh gươm cùng với vỏ bao gươm của Nhật đã cũ; đồng tiền 10.000 yen; một ống điếu bằng kim loại đã vỡ một phần; hai phù hiệu Hắc Long bằng kim loại... Những "báu vật" này, theo ông Tiệp được tìm thấy ở núi Tàu là vật chứng thể hiện kho vàng vẫn quanh quẩn đâu đây.
Đến năm 1992, ông Tiệp như "bắt được vàng" khi xuất hiện một người tên Trần Xuân Hà, người ở huyện Tuy Phong xung phong... chỉ điểm “vị trí” của kho vàng ở núi Tàu. Từ đây, ông quyết định phải khai quật kho vàng này.
Những "báu vật" của ông Tiệp thu từ núi Tàu - Ảnh: CTV
Nhờ nhà "ngoại cảm" tìm vàng
Ngày 16.10.1993, ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận khi đó chính thức cấp giấy phép cho ông Trần Văn Tiệp được “tìm kiếm kim loại” tại núi Tàu. Có được “bảo bối” này trong tay, ông Tiệp thuê kỹ sư địa chất tên là Hoàng Vân Trường kiêm nhà “ngoại cảm” ở Phú Thọ vào núi Tàu để tìm kho vàng.
Công việc tìm kiếm tiến hành từ đầu năm 1994. Thời kỳ này, ông Tiệp chủ yếu thuê nhân công đào bới, tìm kiếm bằng tay. Sau đó, thấy không hiệu quả, ông Tiệp đã thuê cả xe ủi, xe múc lên sườn phía đông núi Tàu xới bung cả một vệt núi đá.
Sau 3 tháng sử dụng xe cơ giới tìm kiếm, ông Tiệp mừng rỡ khi những người cộng sự báo cáo tiếp cận được cửa hầm nằm dưới một lớp đá sâu 3m với nội dung "Cửa hầm kho vàng có chiều rộng chừng 24 mét, chiều dài chừng 80 mét. Cửa được xếp bằng một lớp đá thạch như hình chiếc ê-ke. Nhiều phiến đá được dán dính vào nhau bằng một lớp vôi rất tinh xảo". Báo cáo này càng làm cho ông Tiệp thêm nung nấu ý chí tìm kiếm vì nó trùng khớp với thông tin mà ông thu thập được vào năm 1969 từ một người Mỹ đã đến đây tìm kiếm (về kích thước kho vàng này giống y như kết quả mà các cộng sự của ông tìm thấy). Tại cửa hầm vàng, ông Tiệp cho rằng đã tìm thấy vết tích của bàn tay con người còn in lại trên nhiều phiến đá được ghép lại với nhau bằng một lớp vôi hoặc lanh ke dẻo. "Ở giai đoạn những năm 1944-1945, chỉ người Nhật mới có được kỹ thuật tinh xảo như thế này", ông Tiệp khẳng định. Cũng theo ông Tiệp, sau khi tìm được cửa hầm thì vị trí kho vàng có thể nằm sâu 40 mét dưới lớp đá phía đông núi Tàu.

Kho báu 100 tỉ USD!
Ông Trần Văn Tiệp sinh năm 1915, quê gốc ở Hải Phòng, di tản vào Sài Gòn khi mới 10 tuổi. Thời chống Pháp, ông từng tham gia cách mạng. Suốt từ năm 1957 đến nay, ông chỉ chăm chú một việc mà theo ông cho đó là công trình của đời mình: khai thác kho vàng núi Tàu. Theo ông Tiệp, kho vàng núi Tàu có không ít hơn 4.000 tấn, đó là chưa kể kho vàng của người Chăm xưa chôn ở gần đó chừng 1.000 tấn. Cộng với châu báu khác nữa thì kho vàng núi Tàu trị giá không dưới... 100 tỉ USD!

Thời điểm này, công việc khai thác kho vàng ngày càng trở nên khẩn trương và cấp thiết. Để nhanh chóng “tiếp cận” kho vàng, ông đã bỏ ra hàng trăm cây vàng thuê nhân công, xe xúc, xe ủi rầm rộ kéo lên núi Tàu. Ròng rã 10 năm liền (từ 1993 đến 2003), đích thân ông Tiệp cùng với ông Tám Hiền lên tận núi Tàu chỉ huy đào bới hàng nghìn mét khối đất đá, nhưng kho vàng 4.000 tấn vẫn không thấy đâu...
Về những dấu vết của cửa hầm, trao đổi với Thanh Niên, ông Hàn Đắc Thuận, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong nhận định: "Việc ông Tiệp cho rằng có dấu vết lắp ghép các phiến đá bằng một lớp vôi ở “cửa hầm vàng” là có bàn tay của con người, tôi cho đó chỉ là sự ngẫu nhiên. Vì ở Tuy Phong, có khối các sườn núi có loại đá như thế".
(Còn tiếp)
Quế Hà


Thanh Nien Online
08/02/2011 23:55
Chỗ này ông Tiệp cho rằng là “cửa kho vàng” ở núi Tàu
Ông Trần Văn Tiệp đưa ra nhiều bằng chứng và khẳng định, nhiều người nước ngoài từng vài lần đến núi Tàu để khảo sát kho vàng...
Động lực giúp cho ông Tiệp
Như đã đề cập ở bài trước, sau khi phát hiện ra "cửa" kho vàng, vào ngày 5.11.1994, ông Trần Văn Tiệp gửi báo cáo tình hình cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Bốn ngày sau (9.11.1994), ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh ký công văn không cho ông Tiệp khai thác, tìm kiếm kho vàng tại núi Tàu. Đồng thời yêu cầu phải san lấp lại những chỗ đã đào bới như hiện trạng ban đầu. Sự kiện này làm cho ông Tiệp nghi ngờ việc ngăn cản khai thác kho vàng. Sau đó, qua sự can thiệp của ông Tám Hiền, ông Hải gia hạn cho ông Tiệp khai thác kho vàng, nhưng với điều kiện phải thực hiện bằng thủ công.
Ngày 24.10.1998, ông Trần Khán, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục gia hạn cho ông Tiệp đào bới để tìm kho vàng tại núi Tàu. Đến ngày 26.11.2002, do sức khỏe đã yếu, ông Tiệp ký giấy ủy quyền, giao việc chỉ huy khai thác cho ông Tám Hiền. Thời điểm này, một vạt phía đông núi Tàu đã được bới tung. Trong quá trình khai thác, người dân không được đến gần, thậm chí không được chăn thả gia súc ở đây nhằm giữ an ninh trật tự và bảo vệ tuyệt đối cho việc tìm kiếm.
Trong một báo cáo gửi Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về tiến độ tìm kiếm, ông Tám Hiền nêu rõ: Theo sự chỉ dẫn của kỹ sư địa chất Hoàng Vân Trường kiêm nhà "ngoại cảm" đến từ Phú Thọ, từ ngày 20.12.2002 đến ngày 4.1.2003 việc tìm vào kho báu đã đụng đến vách cửa hang. Nhưng đến ngày 6.1.2003, nhà "ngoại cảm" này lại cho đào bới chuyển sang hướng khác. Tới ngày 10.1.2003, nhà "ngoại cảm" lại bất ngờ chuyển sang hướng đào bới thứ ba. Và 5 ngày sau thì đào đến được “hầm thông hơi”. Nhưng để mở được cửa hầm cần phải có xe, máy móc hiện đại.

“Khi còn sống, ông nội tôi có kể lại, đã chứng kiến trên núi Tàu nhiều ánh sáng đèn điện. Qua theo dõi, ông tôi thấy một tàu thủy rất lớn neo đậu ngay chân núi. Cứ hằng đêm ánh sáng đèn pha kéo dài từ chiếc tàu lên tận sườn núi. Có rất nhiều lính Nhật canh gác từ rất xa. Không biết họ làm gì trên núi Tàu hồi ấy”, ông Trần Văn Ánh (SN 1956, ở khu phố 1, thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong) kể.

Cũng nội dung văn bản này, khi ông Tám Hiền đưa tiền cho một người tên Ý đi thuê máy định vị theo yêu cầu của một nhà "ngoại cảm" khác ở Hà Nội (do Trường giới thiệu), thì người này cầm tiền… một đi không trở lại.
Dù phát hiện có nhiều dấu hiệu lừa đảo trong phi vụ khai thác "kho vàng", kể cả việc báo cáo phát hiện "cửa vàng" không đúng sự thật, nhưng ông Tám Hiền vẫn tin việc kho vàng núi Tàu là có thật và kiến nghị "Nhà nước nên khai thác vì có đủ phương tiện hiện đại”.
"Điều ly kỳ trong chuyện kho vàng núi Tàu chính là sự có mặt ngay từ đầu của một cán bộ lão thành cách mạng như ông Tám Hiền. Nó như động lực giúp cho ông Tiệp quyết tâm tìm kiếm kho vàng", một cán bộ UBND tỉnh Bình Thuận nhận xét.
“Một số người Nhật đã có ý định quay lại núi Tàu”
Không chỉ tìm cách độc quyền khai thác, ông Tiệp "để ý" luôn cả những người nước ngoài xuất hiện ở khu vực này. Theo tài liệu của ông Tiệp báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận, ngày 31.12.1999 có 2 tàu biển của Malaysia xâm phạm vùng biển xã Phước Thể (huyện Tuy Phong) đã bị Bộ đội biên phòng Bình Thuận lập biên bản và sau đó 2 tàu này bị xử phạt hành chính 70 triệu đồng. Nhưng lý do 2 tàu biển này có mặt sát với núi Tàu thì không ai được biết.

Tiếp xúc với Thanh Niên, ông Trần Văn Tiệp bày tỏ tâm nguyện, mục đích của mình suốt mấy chục năm qua: “Từ trước đến nay, tôi luôn xác định kho vàng núi Tàu là thuộc về tài sản quốc gia. Tôi khai thác bằng tiền túi của mình chứ không xin một đồng của nhà nước”.

Trước đó, ngày 15.1.1995, một người Nhật tên là Hakamura đã đến Cù Lao Câu (một hòn đảo nhỏ ở xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, cách núi Tàu chừng 10 km) để khảo sát, nhưng thực chất là thăm dò về kho vàng núi Tàu (?). Từ đó người này không quay trở lại nữa. Ngày 20.6.1995, ông Ngô Văn Phán, một người bạn của ông Tiệp đã thông qua ông Vũ Ngọc Dung (đều ở TP.HCM) gửi một bản fax sang Tokyo cho ông Hakamura (không rõ nội dung gì). Ngay ngày hôm sau, một bản fax từ Tokyo chuyển về TP.HCM với nội dung đại ý “Tôi rất lấy làm chú ý những thông tin mà ông gửi cho tôi”. Theo ông Tiệp, điều này cho thấy, người nước ngoài cũng rất quan tâm đến "kho vàng"
Vào năm 1999, trên Báo Bình Thuận có đăng một thông tin thành lập doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp này được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép đầu tư ngày 23.7.1999, thông tin đăng ký gồm 4 người đều mang quốc tịch Nhật, nhưng doanh nghiệp thành lập lại có vốn đầu tư 800 ngàn USD của Singapore, hoạt động trong lĩnh vực nuôi tôm và chế biến thức ăn gia súc tại huyện Tuy Phong.
Một tài liệu khác cho biết, cũng năm này, một phụ nữ Nhật từng có cuộc gặp gỡ với ông Hoàng Vân Trường tại một khách sạn ở Hà Nội và đặt vấn đề muốn “Ký hợp đồng làm ăn với giá trị 200 triệu USD”. Chính ông Trường đã lén ghi hình người phụ nữ Nhật muốn "đi đêm" với mình, đem về TP.HCM báo cáo ông Tiệp. Sau đó ông Tiệp đã báo cáo toàn bộ sự việc với cơ quan công an.
Những chi tiết trên làm cho ông Tiệp nghi ngờ “Một số người Nhật đã có ý định quay lại núi Tàu” để tìm lại của cải mà họ chôn giấu năm nào. Vì thế, quyết tâm tìm kiếm của ông càng trở nên quyết liệt hơn. (Còn tiếp)
Quế Hà


Thanh Nien Online
10/02/2011 0:16
PV Báo Thanh Niên tiếp xúc tại nhà ông Trần Văn Tiệp ở TP.HCM cuối tháng 12.2010 - ảnh: Hoàng Linh

Sau khi UBND tỉnh Bình Thuận quyết định dừng việc tìm kiếm "kho vàng", ông Trần Văn Tiệp đã phản ứng khá gay gắt. Đặc biệt, sau khi có một doanh nghiệp đến khai thác vật liệu xây dựng tại núi Tàu.
Phải nộp 10 tỉ đồng
Suốt từ năm 1993 đến nay, công cuộc tìm kiếm kho vàng núi Tàu của ông Trần Văn Tiệp vẫn không đem lại kết quả. Từ thực tế này, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các ngành liên quan kiến nghị chấm dứt việc khai thác tìm kiếm của ông Tiệp ở núi Tàu. Tuy nhiên, như đã nói ở các bài trước, do niềm tin vào "kho vàng" không bao giờ tắt nên ông Tiệp liên tục gửi nhiều văn bản đến các đồng chí lãnh đạo cao cấp kiến nghị can thiệp cho tiếp tục tìm kiếm kho vàng.
Ngày 1.2.2010, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký công văn đồng ý cho ông Tiệp tiếp tục được tìm kiếm kho vàng, nhưng với điều kiện phải ký quỹ vào Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận 10 tỉ đồng. Nếu việc khai thác tìm kiếm có hiệu quả thì ông Tiệp được hưởng phần trăm theo quy định. Ngược lại, không có kết quả thì không được nhận lại số tiền này vì phải dùng để khắc phục môi trường. Tuy nhiên, đến nay, ông Tiệp không nộp một đồng ký quỹ nào như yêu cầu của UBND tỉnh Bình Thuận.
Đầu năm 2010, UBND tỉnh cho phép Công ty vật liệu và khoáng sản Bình Thuận đến khai thác đá xây dựng tại núi Tàu. Điều này càng làm cho ông Tiệp tiếp tục khiếu nại vì cho rằng đây là "công trường" ông đang khai thác "kho vàng" chưa hoàn tất. Mọi hoạt động ở khu vực này đều mang ý định chiếm đoạt kho vàng mà ông là người đã phát hiện đầu tiên.
Lại phát hiện "kim loại dị thường"
Dù không chấp nhận ký quỹ, nhưng vào ngày 24.9.2010, ông Tiệp ký hợp đồng với Công ty CP thiết bị địa vật lý Hà Nội (địa chỉ tại Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội) để nhờ DN này mang máy thiết bị điện từ (máy đo MP-21T) vào Bình Thuận để đo “khối lượng vàng” ở sườn phía đông núi Tàu. Kết quả mà DN này kết luận (do ông Nguyễn Hữu Hào, Phó giám đốc ký) sau khi đo độc lập từ và điện: “Theo hướng bắc - nam có một dị thường hẹp (bề ngang chừng 10m). Độ dài của dãy dị thường 200m; độ sâu khoảng
50m. Dị thường này là các khối quặng kim loại tự nhiên hoặc nhân tạo với khối lượng lớn và tương đối tập trung cộng với hang KAST dạng hầm liên tiếp. Muốn đánh giá trữ lượng cần khoan thăm dò từ 3-5 mũi với độ sâu 100m” (nguyên văn). Kết luận này càng như "tiếp lửa" cho ông Tiệp tiếp tục tìm kiếm.
Ngày 21.12.2010, ông Tiệp lại trình lãnh đạo tỉnh Bình Thuận kế hoạch khai thác kho vàng núi Tàu. Ông cho rằng hiện nay những người khai thác vật liệu xây dựng đã “vào được cửa hầm số 1”. Trong thư gửi lãnh đạo Bộ Công an, ông Tiệp còn cho rằng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Huỳnh Tấn Thành (nay đã nghỉ hưu - PV) có ý định “chiếm đoạt” kho vàng của mình khi cấp phép cho khai thác đá xây dựng ở núi Tàu. Thanh tra tỉnh Bình Thuận đã mời giải quyết, nhưng ông Tiệp không đến. Do đó, UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Thanh tra chuyển toàn bộ hồ sơ vụ núi Tàu sang Công an Bình Thuận để điều tra những vấn đề mà ông Tiệp tố cáo.
Mệt mỏi vì "kho vàng"
Những ngày cuối năm 2010, PV Thanh Niên đã tìm về núi Tàu, nơi có “huyền thoại” bí ẩn kho vàng. Nhiều người dân khi nghe chúng tôi hỏi thăm thông tin về "kho vàng" ở núi Tàu, hầu hết đều lắc đầu: "Kho vàng ư? Đó chỉ là hão huyền". Ông Tư Hưng, đã gần 70 tuổi, ở ngã ba xã Phước Thể cho hay: “Dòng họ tôi bao đời sống ở đây. Tôi chưa từng nghe ai nói ở núi Tàu có kho châu báu vàng bạc gì bao giờ cả. Đó chỉ là tin vịt mà thôi”.
Một cán bộ làm việc ở xã Phước Thể nói: “Không hiểu sao tỉnh lại cho bác Tiệp đến núi Tàu tìm kiếm kho vàng suốt hàng chục năm trời như vậy. Dẫu biết rằng là tiền của bác ấy bỏ ra, nhưng khi thấy không có dấu hiệu của kho vàng thì phải ngưng chứ. Làm gì có chuyện người ta chôn hàng nghìn tấn vàng ở đây mà suốt mấy chục năm qua không ai biết". Nhưng cũng có người đồng cảm với ông Tiệp.
Anh Lê Vinh, một người chạy xe ôm nhiều năm ở ngã ba xã Phước Thể chở chúng tôi đi thực địa nói: "Trên thế giới cũng từng có những vụ đào kiếm kho vàng và tìm thấy đó thôi. Tôi nghĩ mình không mất gì cả. Bác Tiệp có tâm huyết gần cả đời người, giờ bác ấy đã già rồi để cho bác ấy mãn nguyện với mơ ước của mình. Có tìm thấy kho vàng thì bác ấy cũng phải nộp cho Nhà nước chứ có lấy được đâu mà sợ. Tất nhiên những điều bác ấy làm có thể gây khó chịu cho chính quyền, nhưng tôi nghĩ đó không phải là chuyện lớn”.
Về phía chính quyền, ông Đặng Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Phước Thể tỏ ra mệt mỏi: “Tỉnh giao đất cho công ty của Nhật nuôi tôm. Ông Tiệp vịn vào đó để nói “Nhật tiếp cận” mỏ vàng vì Nhật thiếu gì tiền mà đi nuôi tôm. Dân chúng tôi chăn nuôi nhờ sườn núi này, trong khi ông Tiệp ngăn cản, gây khó khăn cho bà con chăn nuôi. Chẳng những người dân chúng tôi không tin kho vàng, ngược lại còn phản ứng chính quyền cho đào bới gây hủy hoại môi trường, mất an ninh trật tự”.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thành Tâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận (nguyên Chánh thanh tra Nhà nước tỉnh) cho biết: “Thường trực UBND tỉnh có chủ trương trên tinh thần là mời ông Tiệp ra Bình Thuận để nghe ông báo lại toàn bộ sự việc và phương án tìm kiếm của ông ấy như thế nào. Nếu thấy phù hợp thì UBND tỉnh sẽ chấp thuận cho tiếp tục tìm kiếm, nhưng với điều kiện là phải ký quỹ với một khoản tiền nhất định; đồng thời phải chấp hành tuyệt đối các quy định của Nhà nước.

Còn chuyện ông ấy cho rằng tỉnh cho khai thác vật liệu xây dựng là không đúng. Vì địa điểm mà Công ty vật liệu và khoáng sản Bình Thuận lấy đá xây dựng không trùng với địa điểm mà ông Tiệp từng tìm vàng".
Quế Hà

 
15/02/2011 0:18 
(Thanhnien.com.vn)
 
Hôm qua dưới sự chủ trì của Sở Tài nguyên - Môi trường Bình Thuận, nhiều ban ngành liên quan đã nghe ông Trần Văn Tiệp (SN 1915, ngụ tại TP.HCM) và người đại diện báo cáo phương án tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn ở núi Tàu (huyện Tuy Phong).
Ông Tiệp cho rằng đã tìm được đến cửa hang của “kho vàng”, nhưng nhất định không chịu chuyển giao thông tin vì theo ông phải “giữ bí mật”. Ngoài ra, ông Tiệp cũng không đồng ý yêu cầu ký quỹ 10 tỉ đồng để được tiếp tục tìm kiếm “kho vàng” tại núi Tàu...
Sau khi lắng nghe, các cơ quan chức năng thống nhất kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận không cho ông Tiệp tiếp tục tìm kiếm vàng ở núi Tàu với lý do chưa có thêm gì mới, ngoài tài liệu mà ông có trong suốt 18 năm qua.
Quế Hà

Hé lộ kịch bản chiến tranh Iran: Mỹ đánh bại Iran trong 5 tuần

BAODATVIET
Cập nhật lúc :2:44 PM, 10/02/2011

Iran bắt đầu phát triển các tên lửa có tốc độ cao hơn ba lần tốc độ âm thanh. Các chuyên gia tin rằng, chương trình tên lửa Iran có thể trở thành nguyên nhân chính cho cuộc chiến tranh tương lai trong khu vực và đưa ra ba kịch bản diễn biến tình hình.

Kịch bản Mỹ: Tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình phóng từ biển và trên không từ Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Sẽ không có chiến dịch trên bộ có sử dụng lục quân.

Kịch bản Israel: Không kích bằng các máy bay tiêm kích F-15. Tấn công bằng tên lửa đường đạn Jericho triển khai trên mặt đất và tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ ba tàu ngầm lớp Dolphin. Tuy nhiên, các tàu ngầm Israel phải triển khai ở Ấn Độ Dương mới có thể tấn công Iran. Để đến đó, các tàu ngầm này sẽ phải đi qua kênh đào Suez, mà muốn vậy phải được phép của Ai Cập.

Kịch bản Iran: Chỉ có thể xảy ra sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq. Trước khi tấn công Israel, Iran sẽ cố gắng tạo ra các cuộc nổi dậy của người Shiite ở Saudi Arabia, Saudi Arabia, Iraq, các nước Vùng Vịnh Persique nhằm biến các nước này thành đồng minh của mình và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của Mỹ ở đó. Họ sẽ chỉ có thể tấn công bằng tên lửa, chứ không sử dụng đến lục quân.

Thông tin về sự ra đời loại tên lửa mới của Iran xuất hiện theo nguồn từ Tư lệnh Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo, Chuẩn tướng Mohammad Ali Jafari. Theo viên tướng này, ngoài các tên lửa, giới quân sự Iran còn đã nhận được loại radar mạng pha thụ động tối tân có tầm hoạt động 1.100 km. Việc sản xuất các vũ khí trang bị mới sẽ bắt đầu vào năm 2012.

Các chuyên gia cho rằng, thông tin này chỉ làm tăng ngờ vực của Mỹ và Israel về việc Iran đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong khu vực và sẽ buộc họ phải áp dụng các bước đi đáp trả. Vấn đề chỉ còn là những bước đi đó là gì.

“Nếu như người Mỹ có được các bằng chứng là trên các tên lửa mới (và kể cả trên các tên lửa cũ) sẽ lắp đặt đầu đạn hạt nhân thì cuộc tấn công vào Iran từ phía Mỹ và/hoặc Isarael sẽ là không tránh khỏi Mỹ Israel”, Phó giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự Aleksandr Khramchikhin nhận định.

Ông cũng cho rằng, bản thân Iran cũng sẽ không khoanh tay ngồi nhìn mà có thể khai chiến trước. “Cả đống những vấn đề ở Trung Cận Đông có liên quan với những các tham vọng hạt nhân của ban lãnh đạo Iran, bởi vì không có bom nguyên tử thì nước này chẳng đe dọa được ai”, ông Khramchikhin nói.

Về vấn đề ai sẽ là người bấm cò súng đầu tiên, các chuyên gia không có ý kiến thống nhất. Đa số họ cho rằng, có ba kịch bản nhiều khả năng nhất cho cuộc chiến.

Mỹ ra tay trước

Đây là phương án diễn biến mà thoạt nhìn là logic nhất. Nhưng đồng thời, các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, Mỹ sẽ chỉ tấn công Iran trong trường hợp họ tin rằng, Israel sẽ độc lập chuẩn bị một cuộc tấn công phủ đầu mà không chờ có sự chấp thuận của Mỹ.

“Ở Washington, người ta có thể quyết định rằng, một khi không thể ngăn được quá trình thì tốt nhất là dẫn dắt quá trình đó”, - Khramchikhin nhận định. Khi đó, Mỹ sẽ không chỉ có Israel là đồng minh mà cả đa số các nước Arập (trước hết là Saudi Arabia và các nước quân chủ khác ở Vùng Vịnh, Ai Cập và Jordanie), những nước có những ân oán lịch sử lâu đời với Iran.

Các chuyên gia đưa ra ba kịch bản chiến tranh ở Iran.

Kịch bản chiến tranh thuận tiện nhất cho người Mỹ là kịch bản đã được kiểm nghiệm thành công ở Nam Tư, Afghanistan và Iraq. Đó là cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình từ các tàu chiến ở Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, cũng như các cuộc không kích của máy bay ném bom chiến lược. Mục tiêu tấn công sẽ là các cơ sở hạt nhân chủ yếu, các nhà máy tên lửa và các cơ sở khác của công nghiệp quốc phòng Iran. Thời gian cho toàn bộ chiến dịch sẽ cần 4-5 tuần.

Tổn thất của Mỹ trong trường hợp xấu nhất cũng sẽ không quá mấy chiếc máy bay. Sự việc sẽ không đi đến các trận chiến trên bộ, bởi vì không quân Mỹ sẽ đánh tan các binh khí kỹ thuật Iran từ trước khi chúng vào trực tiếp tiếp xúc với các đơn vị Mỹ.

Chiến dịch sẽ tiêu tốn vài chục tỷ USD ngân sách Mỹ (chủ yếu là tiền đạn dược và nhiên liệu), nhưng người Mỹ lại không quen như thế. Hiệu ứng kinh tế khó chịu hơn nhiều sẽ là giá dầu tăng mạnh. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể chịu được bởi lẽ cuối cùng thì Iran sẽ bị tiêu diệt.

Israel khai chiến

Theo Giám đốc Học viện Các vấn đề địa-chính trị, Thượng tướng Leonid Ivashov, chính Israel, quốc gia đầu tiên trong khu vực có bom nguyên tử, đã buộc Iran phát triển chương trình hạt nhân của mình. Nhưng ông Ivashov cũng tin rằng, Israel sẽ thích xử lý Tehran bằng tay người Mỹ. “Và chỉ khi nào họ cảm thấy không thể làm được việc đó thì tự họ sẽ tiến hành cuộc tấn công phủ đầu. Nhưng thành công của nó là hoàn toàn không chắc chắn”, Tướng Ivashov nhận định.

Quân đội Israel không có các tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược, tàu tuần dương và tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình. Sức mạnh đột kích chủ yếu của họ trong tấn công sẽ chỉ là gần 400 máy bay tiêm kích F-15, song quả thực là với trình độ huấn luyện cực cao của các phi công.

Khó khăn chủ yếu đối với Israel sẽ là khoảng cách đến các mục tiêu là rất xa. Đa số các mục tiêu nằm ở giới hạn bán kính chiến đấu của F-15 (1.100-1.850 km). Họ còn có các tên lửa đường đạn Jericho mà độ chính xác của chúng thì chưa rõ, và 3 tàu ngầm diesel trang bị tên lửa hành trình Tomahawk.

Các chuyên gia tin rằng, Israel đơn độc không thể đối phó nổi Iran và quân đội Mỹ tất yếu sẽ ra tay hỗ trợ. Và lúc đó sẽ lặp lại kịch bản thứ nhất, điều làm Israel rất hài lòng.

Iran xông trận

Phương án này được các chuyên gia coi là ít hiện thực nhất. Iran không thể với tới Mỹ, còn nếu họ tấn công Israel trước tiên thì sẽ nhận lại đòn giáng trả hủy diệt của Mỹ-Israel.

Ông Aleksandr Khramchikhin cho rằng, nếu như Tehran một khi vẫn quyết khai chiến thì ngay từ đầu sẽ ra tay với các láng giềng Hồi giáo gần nhất - họ kích động các cuộc nổi dậy của cộng đồng người Shiite ở Saudi Arabia, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Vùng Vịnh Persique. Nghĩa là họ sẽ phát động cuộc cách mạng Hồi giáo ở các nước khác để đưa các thế lực chống Mỹ quyết liệt lên nắm quyền. Và sau đó với sự trợ giúp của họ sẽ tiến hành bắn phá Israel bằng tên lửa. Thực ra, giành quyền lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo đối với Iran thậm chí còn quan trọng hơn là chiến thắng Israel.

Nhân Vũ (theo Trud)

BAODATVIET
Cập nhật lúc :6:46 AM, 19/01/2011

Các lệnh cấm vận, trừng phạt và chống phá ngầm của phương Tây làm chậm chương trình hạt nhân của Tehran; đồng nghĩa với việc Mỹ, Israel không còn sốt sắng tấn công nước này như trước…

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thẳng thừng tuyên bố: “Những phân tích gần đây chỉ ra, lệnh trừng phạt đã có kết quả, tạo ra cho Iran nhiều khó khăn hơn trong việc theo đuổi tham vọng hạt nhân của mình. Ngoài ra, các vấn đề kỹ thuật cũng làm chậm tiến trình này".

Bản thân Cơ quan năng lượng hạt nhân Iran từng phải thừa nhận các lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc có tác động tiêu cực, làm chậm tiến độ công việc.

Chương trình hạt nhân của Iran bị chậm tiến độ. Ảnh minh họa.

Nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu an ninh quốc tế của Đức là Oliver Thraenert khẳng định: “Chắc chắn là hiện mọi người cảm thấy thư giãn hơn về chương trình hạt nhân của Iran. Các rào cản kỹ thuật mà Iran gặp phải nghiêm trọng hơn họ nghĩ”. Chương trình hạt nhân của Iran chậm lại đồng nghĩa với việc các nhà ngoại giao có thêm thời gian để thuyết phục Iran dừng chương trình này.

Một nhà ngoại giao phương Tây nhận định: “Có cảm giác là các lệnh trừng phạt và các hoạt động bí mật của phương Tây đang cho các nhà ngoại giao nhiều thời gian như chúng tôi tưởng”.

Về phía nước muốn tấn công Iran nhất là Israel, Giám đốc cơ quan tình báo Mossad Meir Dagan hôm 7/1 cũng lạc quan nhận định, Iran sẽ không đủ khả năng sản xuất bom nguyên tử trước năm 2015. Mỹ và đồng minh sẽ sử dụng hiệu quả các lệnh cấm vận, trừng phạt để chấm dứt hoặc chí ít là làm chậm tiến độ chương trình hạt nhân của Iran.

Ông Dagan khẳng định: “Israel không nên vội vàng tấn công Iran. Chúng ta chỉ làm vậy khi lưỡi gươm Iran kề cổ”. Ngược lại, những cuộc tấn công như vậy có thể thúc đẩy Iran rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, rồi sau đó đẩy mạnh chương trình nguyên tử nhanh hơn nữa.

Một quan chức Israel giấu tên, người từng kêu gọi tấn công Iran trong năm 2011, vừa nhận định là khả năng Tel Aviv không kích Iran trong năm 2011 giảm xuống dưới mức 20%.

Chương trình hạt nhân Iran chậm tiến độ, nguy cơ Mỹ, Israel tấn công Iran giảm xuống không có nghĩa nó chấm dứt hoàn toàn. Do đó, những bước đi tiếp theo của các bên liên quan tới vấn đề trong thời gian tới rất đáng quan tâm, nhất là Mỹ.

Hiện Washington tiếp tục đuổi chính sách cứng rắn với Iran trên ba lĩnh vực là kinh tế, đối ngoại và quân sự.

Về kinh tế, họ tiếp tục trừng phạt và kêu gọi tăng cường cấm vận Iran, nhằm gây áp lực, tạo khó khăn cho Chính phủ của ông Mahmoud Ahmadinejad. Mỹ hy vọng các lệnh cấm vận sẽ buộc giới cầm quyền Iran đưa ra các cách giải quyết khó khăn kinh thế theo những cách riêng biệt; mà hậu quả là các phe phái tranh cãi, bất đồng với nhau.

Cuối cùng, do không thể thống nhất ý kiến, các phe cánh ở Iran đều phải đi tới thống nhất là thay đổi chính sách hạt nhân cứng rắn, thậm chí là dừng chương trình làm giàu uranium...nhằm thoát khỏi lệnh trừng phạt.

Về đối ngoại, Mỹ tiếp tục gây áp lực, lôi kéo cộng đồng quốc tế, buộc các nước hạn chế quan hê với Iran. Còn về quân sự, họ tiếp tục đe dọa tấn công quân sự nếu Iran tiếp cận gần vũ khí hạt nhân.

Mỹ lôi kéo được Nga thông qua lệnh trừng phạt Iran.

Chính sách của Mỹ hiện đạt được một số bước tiến nhưng nó sẽ không chấm dứt hoàn toàn tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran (nếu có). Ngược lại, ông Ahmadinejad có thể dễ dàng đổ lỗi những khó khăn kinh tế trong nước cho các lệnh trừng phạt của Mỹ chứ không phải do chính quyền điều hành yếu kém.

Trong vấn đề hạt nhân, người dân Iran rất đoàn kết. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc Iran có nên phát triển vũ khí nguyên tử hay không nhưng tất cả họ đều khẳng định, Iran có quyền làm giàu uranium.

Đồng thời, Iran có thể kích động lòng tự hào dân tộc để đoàn kết tất cả các phe phái dưới lá cờ chống Mỹ, từ đó đẩy mạnh chương trình hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân. Còn về khả năng Mỹ tấn công cũng không có tính khả thi bởi quân đội Iran rất mạnh và các cơ sở hạt nhân thì nằm rải rác khắp nơi, khó bị đánh phá.
Iran có thể kích động chủ nghĩa dân tộc.

Do đó, việc Mỹ và Iran cùng theo đuổi đường lối cứng rắn, đối đầu sẽ không mang lại kết quả tích cực. Ngược lại, hai bên cần phải ngồi vào bàn đàm phán, nhượng bộ lẫn nhau để qua đó giải quyết bất đồng.

Mà để ngồi vào bàn đàm phán, điều mấu chốt là Mỹ phải xây dựng được lòng tin với Iran bằng nhiều biện pháp như ngừng đe dọa tăng cường trừng phạt, tấn công quân sự hay hủy bỏ các cuộc chống phá ngầm nhằm vào Iran.

Đồng thời, Mỹ phải thừa nhận Iran có quyền làm giàu uranium trên lãnh thổ của họ. Đổi lại, Mỹ có quyền kiểm tra, thanh sát…Iran, đảm bảo rằng chương trình hạt nhân của Tehran thuần túy vì mục đích dân sự.

Chỉ có như vậy, hai bên mới có thể đối thoại và đạt bước tiến trong vấn đề hạt nhân.

Nam Việt