Thưa ông, công tác nhân sự bầu cử ĐBQH khóa tới đến thời điểm này có điểm gì mới?
Điểm mới là nhấn mạnh tiêu chuẩn của ĐB, đặc biệt là ĐB chuyên trách. Ngoài tiêu chuẩn theo luật định, ĐBQH phải trung thành, trung thực và phải là những người thực sự gương mẫu trong cuộc sống, được nhân dân tín nhiệm, có năng lực tham gia vào các hội đồng và ủy ban của QH. Việc bầu cử ĐBQH khóa tới nhấn mạnh tiêu chuẩn để chọn được người xứng đáng, đảm bảo sức mạnh hoạt động của QH nhưng không vì thế mà xem nhẹ cơ cấu, vì cơ cấu là đảm bảo tiếng nói đồng bộ của các dân tộc và khu vực, vùng miền.
Cần đại biểu tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quan điểm trên khi phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc về bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 vào chiều 10.2 tại Hà Nội. Ông nói: “Không nên quá chú trọng về cơ cấu mà quên mất tiêu chuẩn. Đặc biệt, dù cơ cấu thế nào nhưng vẫn phải trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản đã nêu. Tránh tình trạng khó bố trí thì đưa sang làm ĐB HĐND hoặc làm ĐBQH”. |
Nhưng nếu đặt ra các tiêu chí như ông vừa nói thì có vẻ chung chung quá, rất khó định lượng. Ông có thể cho biết cụ thể hơn tiêu chí mà ĐBQH, đặc biệt là ĐB chuyên trách cần phải có khi được bầu vào nhiệm kỳ tới?
ĐBQH chuyên trách ở địa phương thì phải có năng lực chuyên môn tương đương với các ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy hoặc phó chủ tịch HĐND, UBND, hoặc đã quy hoạch vào chức vụ này. ĐB chuyên trách ở trung ương thì phải có trình độ tương đương từ vụ trưởng trở lên.
Về cơ cấu có sự khác biệt gì lớn so với ĐBQH khóa XII?
Không quá nặng về cơ cấu đâu. Lần này chỉ có một số cơ cấu định hướng của trung ương là phải đảm bảo, ví dụ có lãnh đạo các tỉnh tham gia ĐBQH. Lãnh đạo các tỉnh ở đây là bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, các tỉnh phân bố thế nào thì Ban Tổ chức trung ương sẽ cân nhắc cho hợp lý. Chẳng hạn, khoảng 20 đồng chí bí thư, 10 - 12 chủ tịch UBND, 30 đồng chí là phó bí thư... và số lượng đó được phân bố ở các vùng miền khác nhau.
ĐB chuyên trách địa phương ở hai TP lớn là TP.HCM và Hà Nội thì số lượng là 2 người, ở các tỉnh thành khác thì có 1 ĐB chuyên trách để dồn số ĐB chuyên trách về trung ương, cụ thể là Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của QH, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
Việc chuẩn bị nhân sự bầu ĐBQH lần này có nâng cao tỷ lệ ĐB trẻ hay là ĐB nữ trong số khoảng 500 ĐB dự kiến được bầu hay không?
Nhiệm kỳ nào cũng cố gắng đạt tỷ lệ 30% (ĐB nữ - PV) nhưng thực tế thì không đạt. Lần này sẽ cố gắng để đạt được tỷ lệ đó. Còn tỷ lệ ĐB trẻ thì hướng chung là có nhu cầu bồi dưỡng nhưng phải có năng lực, sự am hiểu và có khả năng đảm nhiệm thực sự vai trò ĐBQH. Khái niệm trẻ là 40 tuổi chứ không phải trẻ là 25 hay 18 được, phải là người đã đến độ chín, có kinh nghiệm thực tiễn.
Quy định về đảng viên tự ứng cử làm ĐBQH lần này có gì mới, thưa ông?
Những quy định đảng viên có quyền ứng cử là theo luật, nhưng mỗi người tham gia tổ chức thì phải tuân thủ quy định của tổ chức đó. Quy định chung để đảm bảo giới thiệu có sự lựa chọn, nhưng không hạn chế quyền dân chủ của đảng viên tham gia ứng cử ĐBQH.
Trong số các ĐB được bầu chọn khóa tới, tỷ lệ ĐB ngoài Đảng dự kiến chiếm bao nhiêu phần trăm, thưa ông?
Khoảng 15 đến 20%, như khóa trước thì khoảng 18%. Nhưng tỷ lệ này thể nào cũng có xê dịch.
Tiến trình bầu cử Theo kế hoạch, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở T.Ư sẽ diễn ra vào ngày 26.2.2011. |
Bảo Cầm (ghi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét