Vận động tranh cử rầm rộ tại Bangkok

VTV
Thứ sáu, 24/06/2011, 08:34 GMT+7

Chiến dịch vận động tranh cử tại Thái Lan đang bước vào giai đoạn nước rút. Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy, đảng Dân chủ của Thủ tướng đương nhiệm Abhisit Vejjajiva vẫn đứng sau Đảng Puea Thai của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Vận động tranh cử rầm rộ tại Bangkok

Ông Abhisit vận động tranh cử tại quận tài chính ở Bangkok. Ảnh: Reuters

Sáng nay, đảng Dân chủ cầm quyết Thái Lan đã triển khai 1 cuộc vận động rầm rộ với 10 đoàn xe tuyên truyền tại 33 khu vực bầu cử ở thủ đô Bangkok, vốn được xem là thành lũy của đảng này, nhưng trong các cuộc khảo sát mới nhất, thì đảng Puea Thai vẫn chiếm ưu thế về tay đảng.

Các đoàn xe dẫn đầu bởi các thành viên hàng đầu của đảng Dân chủ, trong đó có Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban.

Ông Suthep Thaugsuban, Phó Thủ tướng Thái Lan nói: “Tôi tin rằng, đảng Puea Thai sẽ giành được chưa đầy 200 ghế tại Hạ viện, và Đảng Dân chủ sẽ giành được hơn 200 ghế một chút”.

Nhiều người ủng hộ đã chúc mừng ông Abhisit và đảng Dân chủ về cuộc mít tinh tối qua tại quận Ratchaprasong, địa danh biểu tượng của phong trào “Áo Đỏ” chống chính phủ kéo dài nhiều tuần hồi năm ngoái, mà sau đó bùng phát thành bạo loạn làm 90 người chết.

Tại cuộc mít tinh, ông Abissit đã kêu gọi cử tri lựa chọn giữa việc tiến lên cùng đảng Dân chủ hay chấp nhận bị kìm lại cùng đảng của cựu Thủ tướng Thaksin.

Tại quận Huay Kwang ở thủ đô Bangkok, hôm nay lần đầu tiên, 3 người con của ông Thaksin đã xuất hiện trong cuộc vận động tranh cử cho đảng Puea Thai. Họ lên tiếng vận động cho em gái ông Thaksin là bà Yingluck Shinawatra, ứng cử viên Thủ tướng Thái Lan.

Trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 3/7 tới, hơn 50 triệu cử tri Thái Lan sẽ đi bầu 500 đại biểu vào Hạ viện. Cuộc bầu cử này được dự báo là cuộc đua tranh quyết liệt giữa hai đảng lớn là đảng Puea Thai đối lập và đảng Dân chủ cầm quyền - đảng lâu đời nhất ở Thái Lan.



Tác giả : Thu Thủy

Kiểm điểm, xử lý tập thể và cá nhân sai phạm

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Bảy, 25/06/2011, 07:11 (GMT+7)

Vụ “bắt tay nới lỏng chấm thi tốt nghiệp THPT”: Kiểm điểm, xử lý tập thể và cá nhân sai phạm

TT - Ngày 24-6, Bộ GD-ĐT đã có công văn chính thức gửi chủ tịch UBND các tỉnh thành liên quan trong vụ “bắt tay nới lỏng chấm thi tốt nghiệp THPT” để đề nghị phối hợp xử lý sai phạm trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2011.

Khu vực có tỉ lệ tốt nghiệp THPT bình quân thấp nhất năm 2011 là khu vực Đông Nam bộ. Trong ảnh: thầy trò Trường THPT Hàn Thuyên (TP.HCM) vui mừng khi xem kết quả thi tốt nghiệp THPT - Ảnh: N.HÙNG

Trong công văn này, Bộ GD-ĐT coi việc lãnh đạo các hội đồng chấm thi An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long tham gia cuộc họp đã xây dựng văn bản thống nhất hướng dẫn chấm thi các môn tự luận, khác với văn bản hướng dẫn chấm thi của bộ và cho lưu hành văn bản này ở một số hội đồng chấm thi trong vùng là điều đáng tiếc.

Nhiều sở chưa tâm phục

Bộ GD-ĐT khẳng định việc làm này trái với quy chế thi, không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, gây ra sự lo lắng cho học sinh và gia đình, gây bức xúc trong xã hội. Đây là việc làm sai của một số lãnh đạo và cán bộ chấm thi của các hội đồng chấm thi trong vùng. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh thành ở khu vực trên chỉ đạo ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và giám đốc sở GD-ĐT tổ chức kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân có sai phạm và thông báo kết quả về Bộ GD-ĐT trước ngày 31-7. Bộ GD-ĐT cũng thông báo quyết định công nhận kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp của 11 sở GD-ĐT vùng ĐBSCL.

Tiếp nhận thông tin này, giám đốc các sở GD-ĐT tại khu vực ĐBSCL cho biết họ thống nhất với quyết định không chấm lại bài thi của thí sinh khu vực này. Ông Trần Việt Hùng - giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng - cho rằng quyết định này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, các em cần ổn định tinh thần để chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh quan trọng sắp tới. Ông Hùng cho biết tuy tỉ lệ tốt nghiệp Sóc Trăng có tăng so với năm trước nhưng hầu hết các địa phương khác trong cả nước cũng tăng, nên chưa thể khẳng định có sự tác động của việc nới lỏng chấm thi từ hướng dẫn chấm của các tỉnh ĐBSCL.

Ông Thái Văn Long, giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau, cho rằng: “Nếu có một động thái nào đó mà ảnh hưởng đến kỳ thi vào các trường ĐH, CĐ của các em thì không hay. Trong thời điểm hiện nay, tôi cho rằng quyết định của bộ là rất đúng đắn và cần thiết”. Đồng tình với ý kiến trên, ông Ninh Thành Viên - phó giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang - cho rằng nếu có sai sót trong chuyện này là chuyện của các thầy chứ không phải của học sinh, nên việc công nhận kết quả và không chấm lại bài thi là điều cần thiết.

Tốp cuối tăng vọt

Tuy không được Bộ GD-ĐT phân tích kỹ, nhưng khu vực miền núi phía Bắc năm nay có tỉ lệ tốt nghiệp tăng vọt. Duy nhất một tỉnh ở mức dưới 90% (Bắc Kạn), còn tất cả đều ở mức trên 91%. Tăng rõ rệt ở các tỉnh từng đứng cuối bảng xếp hạng các năm trước là Điện Biên (95,65% hệ THPT và 91,17% hệ giáo dục thường xuyên), Cao Bằng (93,73% THPT và 94,18% giáo dục thường xuyên), Sơn La (97,9% THPT và 98,32% giáo dục thường xuyên). Đặc biệt, tỉnh Tuyên Quang đã vọt lên vị trí thứ 3 với 96,76% hệ THPT, hệ giáo dục thường xuyên của tỉnh này cũng cao ngất với 99,62%.

Tuy nhiên, ông Viên cho rằng: “Việc Bộ GD-ĐT kết luận hướng dẫn chấm của 11 tỉnh thành ĐBSCL là sai, theo tôi, cần phải xét trên hai phương diện quản lý và chuyên môn. Về quản lý, cuộc họp thống nhất này đã được Bộ GD-ĐT cho phép chứ không phải các sở tự ý ngồi lại với nhau. Do đó có thể nói các sở làm không sai”.

Tương tự, ông Bùi Văn Dũng - giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang - chưa hoàn toàn thống nhất với kết luận của Bộ GD-ĐT. Ông Dũng cho rằng kết luận hướng dẫn chấm của 11 tỉnh thành ĐBSCL sai so với hướng dẫn của bộ là chưa thỏa đáng.

“Chỉ căn cứ vào bản thỏa thuận chấm thi của các tỉnh ĐBSCL, bộ kết luận sai, nhiều tỉnh nới lỏng nhưng lại không đưa ra các dẫn chứng cụ thể. Tỉnh nào sai, nới lỏng chỗ nào, nới lỏng làm tăng bao nhiêu phần trăm? Bài thi vẫn còn đó, điểm số vẫn như thế, lẽ ra với vai trò của mình bộ cần chấm thanh tra bài thi ngẫu nhiên với xác suất nhất định để xem kết quả thay đổi thế nào rồi hãy đưa ra kết luận” - ông Dũng nói.

Giám đốc một sở GD-ĐT đề nghị không nêu tên cho rằng: “Để chấn chỉnh và trả lời “hai không” có phá sản hay không thì bộ nên chấm lại ở những tỉnh có tỉ lệ đậu tốt nghiệp từ 92% trở lên”.

Đông Nam bộ thấp nhất

Cũng trong hôm qua, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chính thức báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong văn bản này, Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc 11 hội đồng chấm thi các tỉnh thành ĐBSCL soạn thảo và cho lưu hành hướng dẫn chấm thi các môn tự luận khác với hướng dẫn chấm thi như nêu trên là một khuyết điểm.

Bên cạnh đó, bộ cũng chính thức công bố kết quả tốt nghiệp THPT năm 2011 với tỉ lệ tốt nghiệp toàn quốc là 95,72%, tăng 3,15% so với năm 2010. Tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên là 85,47%, tăng 18,76% so với năm 2010. Dù tỉ lệ chung tăng nhưng nhìn vào tương quan giữa các khu vực trên cả nước vẫn thấy có sự chênh lệch. Tám tỉnh đồng bằng Bắc bộ tiếp tục có tỉ lệ tốt nghiệp bình quân 99,52%, cao nhất nước (năm 2010 là 99,14%).

Các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh... là những tỉnh nhiều năm qua có tỉ lệ tốt nghiệp cao dù mức tăng giữa các năm không nhiều. Vượt lên năm nay ở khu vực này là Ninh Bình (99,78%). Hà Nội có tỉ lệ tốt nghiệp 97,79%, xếp hạng 20 so với toàn quốc, nhưng đây là tỉ lệ khả quan nhất từ khi Hà Nội hợp nhất. Ở hệ giáo dục thường xuyên, tỉ lệ tốt nghiệp bình quân của khu vực đồng bằng Bắc bộ cũng cao nhất (99,66%). Trong đó có nhiều tỉnh sát nút 100% như Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương...

Khu vực có tỉ lệ tốt nghiệp THPT bình quân thấp nhất cả nước năm nay vẫn là các tỉnh Đông Nam bộ với 90,73% và ĐBSCL với 90,81%. Tương tự, ĐBSCL là khu vực có tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên thấp nhất cả nước với 67,26%. Tuy so với năm 2010 tỉ lệ tốt nghiệp bình quân của khu vực ĐBSCL đã tăng đáng kể, đặc biệt ở hệ giáo dục thường xuyên tăng đến 36,67% với vụ lùm xùm “bắt tay” nới lỏng chấm thi ở 11 tỉnh, nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Đây là điều đáng lo ngại cho chất lượng giáo dục ở khu vực này.

V.HÀ - M.GIẢNG - T.XUÂN


Thứ Tư, 22/06/2011, 07:35 (GMT+7)

Phá sản “hai không”?

TT - "Chúng ta đang chống lại bệnh thành tích nhưng cách đánh giá hiện nay (qua thi cử, qua các chỉ tiêu, tỉ lệ) khiến các địa phương phải chạy theo thành tích", ông Hồ việt Hiệp, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, nhận định.

Hơn 50 tỉnh thành có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp trên 90%. Dẫn đầu là Nam Định với tỉ lệ 99,89%. Cũng ở tỉnh này, 100% học sinh hệ giáo dục thường xuyên đậu tốt nghiệp. Nhiều chuyên gia giáo dục đặt vấn đề có cần phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp như hiện nay.

Học sinh Trường Marie Curie, TP.HCM chúc mừng nhau sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp - Ảnh: Như Hùng

>> “Bắt tay” nới lỏng chấm thi THPT
>> Tốt nghiệp trung học phổ thông: Tăng đột biến

Theo số liệu Tuổi Trẻ thu nhận được, khoảng 37 tỉnh thành có tỉ lệ tốt nghiệp trên 95%, trong đó có 12 tỉnh thành tốt nghiệp đạt trên 99%. Dẫn đầu là Nam Định 99,89%, kế tiếp là Ninh Bình 99,78%.

Vụ "bắt tay" nới lỏng chấm thi tốt nghiệp:

Chưa kết luận vì nhạy cảm

Hôm qua 21-6, Bộ GD-ĐT đã nhận được báo cáo của các tỉnh ĐBSCL về việc tổ chức họp thống nhất phương án chấm các môn thi tự luận. Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp để phân tích tình hình trên cơ sở các báo cáo của các tỉnh, nhưng do đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi của nhiều thí sinh nên Bộ GD-ĐT chưa thể có kết luận về việc này.

Tăng trên 68%

Đáng nói là những tỉnh thuộc các khu vực khó khăn năm nay có tỉ lệ tốt nghiệp nhảy vọt. 12/13 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm nay đều có tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT từ trên 91% trở lên.

Gây ngạc nhiên cho nhiều người là Tuyên Quang với tỉ lệ 99,76%, vươn lên đứng thứ ba cả nước. Điện Biên từ một tỉnh đứng thứ 63 cả nước năm 2010 với 71% đậu tốt nghiệp thì năm nay vươn lên 95,65%. Sơn La từ vị trí cuối bảng xếp hạng năm 2009, sau hai năm cũng vọt lên 97,79%. Bắc Kạn tuy là tỉnh duy nhất của khu vực miền núi phía Bắc đạt kết quả tốt nghiệp dưới 90% (88,70%) nhưng so với năm 2010, tỉ lệ này đã tăng gần 20%.

Khu vực ĐBSCL năm nay cũng có tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT tăng cao với 10/12 tỉnh có kết quả tốt nghiệp đạt trên 90%, trong đó có ba tỉnh đạt trên 97%. Hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre có tỉ lệ tốt nghiệp thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực (86,56% và 84,15%) nhưng so với chính các tỉnh này năm 2010 cũng cao hơn. Trong đó, Bến Tre là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL không tham gia thỏa thuận hướng dẫn chấm thi các môn tự luận (tỉnh còn lại là Tiền Giang). Ở khu vực này, Hậu Giang là tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp tăng nhiều nhất, từ 88,67% lên 97,97%.

Ở hệ giáo dục thường xuyên, tỉ lệ tốt nghiệp năm nay còn tăng rõ hơn. Trong số các tỉnh thành đã gửi báo cáo về Bộ GD-ĐT, có khoảng 31 tỉnh thành có tỉ lệ tốt nghiệp đạt từ 91% trở lên, trong đó có 12 tỉnh thành đạt 99% trở lên. Nam Định đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100% ở hệ giáo dục thường xuyên. Theo số liệu từ các tỉnh thành, tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên năm nay tăng từ 15% đến trên 60%. Điển hình là Điện Biên có tỉ lệ tốt nghiệp 88,86%, tăng trên 68% so với năm 2010.

Trong số các tỉnh có báo cáo, chỉ có hai tỉnh là An Giang và Tiền Giang năm nay có tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên dưới 50%. Nhiều tỉnh thành có nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên tốt nghiệp 100%, như Bắc Giang 11/16 trung tâm, Ninh Bình 6/8 trung tâm, Bắc Ninh 6/14 trung tâm.

Tỉ lệ có từ đầu năm

Tỉ lệ tốt nghiệp cao hẳn nhiên tỉnh nào cũng vui. Nhưng đã đến lúc không còn nhiều người dám tin tỉ lệ này phản ánh được hiệu quả giáo dục tỉnh đó. Bởi lẽ, nói như một giám đốc sở phía Nam, “nếu coi tỉ lệ đậu là hiệu quả giáo dục, bộ nên tuyên dương những nơi có tỉ lệ tốt nghiệp giáo dục thường xuyên xấp xỉ hoặc đạt 100%, cao hơn cả tỉ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh đó. Và có lẽ cả nước phải đến những nơi đó để học tập kinh nghiệm, bí quyết!”.

Vị giám đốc trên dám nói điều này bởi không phải đến năm nay mà từ nhiều năm trước, người ta đã phát hiện có tình trạng buông lỏng trong khâu coi thi để đẩy tỉ lệ đậu tốt nghiệp của địa phương lên cao. Vì sao các tỉnh cứ chạy đua tỉ lệ ảo này? Ở nhiều tỉnh thành, tỉ lệ đậu tốt nghiệp đã được đưa vào kế hoạch thi đua từ đầu năm học. Khi tất cả các tỉnh thành đều thấp như nhau thì không sao. Nếu tỉnh bạn tăng vọt mà tỉnh mình (vì coi thi thật thà, nghiêm túc) mà tỉ lệ thấp, lãnh đạo sở sẽ khó nói chuyện với cấp trên.

Giám đốc một sở GD-ĐT khác tại ĐBSCL lý giải: “Cách xếp hạng hiện nay khiến giám đốc sở bị áp lực rất lớn với dư luận và chính quyền địa phương, từ đó khó mà trung thực được”.

Ông Hồ Việt Hiệp, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, cho biết: “Từ kỳ thi năm ngoái, một số tỉnh tuy không có văn bản như các tỉnh ĐBSCL nhưng đã “hợp tác” chấm chéo nhằm đối phó với Bộ GD-ĐT và để có kết quả đẹp. Qua đó cho thấy cuộc vận động “hai không” đến nay không còn nữa, các tỉnh chủ yếu cục bộ địa phương, ai cũng muốn bảo vệ lợi ích của tỉnh mình. Chúng ta đang chống lại bệnh thành tích nhưng cách đánh giá hiện nay (đánh giá qua thi cử, qua các chỉ tiêu, tỉ lệ) khiến các địa phương phải chạy theo thành tích”.

Thi thế này thì thi làm gì?

Thực hiện không tốt sẽ thành dối trá

“Kết quả thi tốt nghiệp THPT tùy thuộc ba yếu tố: đề thi - đáp án (dễ hay khó), coi thi (nghiêm túc hay thả lỏng) và khâu chấm thi như thế nào. Nếu thực hiện nghiêm túc cả ba khâu này, tỉ lệ tốt nghiệp mới thể hiện đúng hiệu quả chất lượng từng địa phương. Nếu thực hiện không tốt một trong ba khâu trên, tỉ lệ tốt nghiệp sẽ trở thành chuyện thành tích, tiêu cực và dối trá trong giáo dục. Nếu có tỉ lệ cao, khoan khen ngợi, tỉ lệ thấp cũng đừng vội phê bình”.

Ông Nguyễn Trọng Nhân (trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Tây Ninh)

Từ những lý do trên, ông Hồ Việt Hiệp cho rằng không cần thiết tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa, tốn kém mà không phản ánh được thực chất bởi tỉnh nào cũng gần 100%. Các tỉnh nếu tổ chức thi chắc tỉ lệ cũng như vậy, thế thì tổ chức kỳ thi quốc gia làm gì?

Một cựu giám đốc sở GD-ĐT khu vực miền Trung nhận xét: “Mấy năm nay, người trong ngành đã thấy chấm chéo không giải quyết vấn đề gì. Trước sau rồi Bộ GD-ĐT cũng phải bỏ, vì phiền phức, tốn kém. Một kỳ thi cồng kềnh nhưng không hiệu quả đến lúc phải tiếp tục thay đổi”. Theo vị lãnh đạo này, năm 2011 chỉ riêng kinh phí chi cho kỳ thi của một tỉnh đã đến trên 10 tỉ đồng. Tính chi phí của cả nước còn lớn đến đâu, nhưng điều toàn dân mong đợi là “kết quả thực chất” vẫn không giải quyết được.

Về điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Ngay từ đầu khi Bộ GD-ĐT tiến hành thi cụm, chấm chéo tôi đã nghĩ là không thể giải quyết được vấn nạn thi cử, chỉ tạo thêm tốn kém, phiền phức”. Còn GS Nguyễn Lân Dũng nhận xét: “Thi cụm, chấm chéo chỉ là giải pháp đối phó, tốn kém mà không đạt được mục đích là có một kết quả đánh giá thực chất”.

GS Văn Như Cương thẳng thắn bày tỏ: “Khi bộ có sáng kiến thi cụm, chấm chéo, tôi cũng chờ đợi hiệu quả của việc này nhưng khó có thể nói giải pháp này có hiệu quả khi đến trên 50 tỉnh thành có kết quả thi cao, nhiều nơi cao đột biến”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc nên hay không nên có kỳ thi tốt nghiệp THPT khi tỉ lệ tốt nghiệp đã đạt đến sát ngưỡng 100%, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng kỳ thi tốt nghiệp không chỉ nhằm một việc là đánh giá học sinh mà còn để đánh giá mặt bằng chất lượng giáo dục của các địa phương. Kết quả thi tốt nghiệp là một trong những căn cứ quan trọng để soi rọi và tác động trở lại việc dạy học, việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên toàn quốc. Mục đích của kỳ thi không phải để chăm chăm đánh trượt học sinh mà là để các nhà trường, giáo viên, học sinh cố gắng.

Giao cho địa phương

Trước thực tế này, ông Trần Thanh Đức - giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang - cho rằng không thể thấy kết quả quá cao mà bỏ thi tốt nghiệp THPT, việc bỏ thi khi chưa có những chuẩn bị cần thiết là không khoa học. “Theo quan điểm cá nhân tôi thì từ từ không cần tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia nữa mà giao cho từng địa phương tổ chức. Để thực hiện việc này, cần phải có nhiều giải pháp song song, trong đó có việc cải tiến thi tuyển sinh ĐH-CĐ” - ông Đức đề nghị.

Ông Hồ Việt Hiệp cũng đề nghị bộ giao lại cho các địa phương tổ chức sát hạch để tập trung cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhằm giảm bớt sự nặng nề, tốn kém. Ông Hiệp cho rằng: “Chúng ta đã bỏ thi tốt nghiệp THCS và kết quả giáo dục vẫn đảm bảo. Việc đánh giá chất lượng giáo dục qua kết quả tốt nghiệp là không khách quan bởi chất lượng phải đánh giá trên nhiều yếu tố khác nữa”.

Đồng tình với việc “không nên bỏ thi” trong bối cảnh hiện tại, GS Nguyễn Minh Thuyết bình luận: “Nếu kết quả tốt nghiệp 98-99% kia là thực chất thì quá tốt và tôi nghĩ cũng không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi quốc gia tốn kém làm gì. Nhưng vấn đề ở chỗ kết quả đó không thực chất. Vì vậy thay vào việc bàn chuyện bỏ thi thì nên tính phương án làm gì để kỳ thi gần với thực chất hơn. Kỳ thi nghiêm túc trong tình thế chất lượng giáo dục còn chưa ổn sẽ giúp ngành giáo dục có cơ sở điều chỉnh chương trình - sách giáo khoa, phương pháp dạy học, đánh giá, đầu tư vào những khâu còn yếu, thiếu...”. GS Thuyết đề nghị nên giao kỳ thi về cho các địa phương tự chịu trách nhiệm. Vì khi phải tự chịu trách nhiệm, người ta sẽ có trách nhiệm cao hơn. Bộ GD-ĐT nên lo các việc to lớn hơn là ôm quá nhiều việc như hiện nay.

GS Văn Như Cương cũng có quan điểm đồng nhất với GS Thuyết khi cho rằng “nên đưa kỳ thi về địa phương, để các sở GD-ĐT tổ chức thi, ra đề, chấm thi”. Và như vậy hoàn toàn có thể chấp nhận việc đề thi tốt nghiệp ở Hà Nội khó hơn Lai Châu do điều kiện, chất lượng giáo dục khác biệt. Nếu làm như thế, kết quả thi sẽ thực chất hơn bây giờ.

Vượt ngưỡng trước “hai không”

Trước tình trạng thiếu thực chất trong thi cử, với nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra trên cả nước khiến tỉ lệ tốt nghiệp từ năm 2006 trở về trước cao ngất ngưởng, năm 2007, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã phát động cuộc vận động “Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử”, gọi tắt là “hai không". Nhiều người đã ví “hai không” như luồng gió mới làm lung lay tình trạng trì trệ của giáo dục nước nhà thời gian đó. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007 tụt thê thảm xuống còn 66,72%.

Bàng hoàng, nhưng nhiều người trong ngành GD-ĐT đã vui mừng vì hi vọng chất lượng giáo dục từ đó sẽ thay đổi. Năm 2008, tỉ lệ tốt nghiệp nhích lên 75,96%. Năm 2009, để củng cố kết quả của “hai không”, Bộ GD-ĐT áp dụng phương thức “thi cụm, chấm chéo”. Tỉ lệ tốt nghiệp năm đó vẫn tăng lên 83,8%. Năm 2010, tỉ lệ tốt nghiệp là 92,57%.

Theo thông tin chúng tôi nắm được, năm nay tỉ lệ tốt nghiệp THPT có khả năng sẽ vượt cả năm 2006! Năm năm đổi mới thi cử để quay lại tỉ lệ tốt nghiệp như trước, theo Bộ GD-ĐT, đó là nỗ lực của ngành GD-ĐT trong việc khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém, nâng chất lượng dạy học. Nhưng nhiều người trong cuộc lại đang băn khoăn khi cho rằng đó là bằng chứng sự phá sản của “hai không”.

TR.V.HÀ - P.ĐIỀN - M.GIẢNG


Thứ Bảy, 18/06/2011, 07:32 (GMT+7)

Tốt nghiệp trung học phổ thông: Tăng đột biến

* Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Bộ không chủ trương giảm độ khó đề thi
* Xem điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh trên Tuổi Trẻ Online tại đây

TT - Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm nay trên 90%, thậm chí có nơi xấp xỉ 100% (Bắc Giang, Ninh Bình...). So với năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tuyên bố chống tiêu cực trong thi cử (năm 2007), tỉ lệ đậu tốt nghiệp lần này tăng vượt bậc.

Niềm vui của học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM khi biết mình thi đậu tốt nghiệp chiều 17-6-2011. Đây cũng là lần thứ 8 trường có học sinh đậu tốt nghiệp 100% - Ảnh: NHƯ HÙNG

Ngày 17-6, nhiều tỉnh thành tiếp tục công bố điểm thi tốt nghiệp và kết quả tốt nghiệp hầu hết đều ở mức từ 95% đến trên 99% ở cả hệ THPT lẫn giáo dục thường xuyên. Trong đó tại TP.HCM, tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT là 96,67%, tăng hơn 2%, và giáo dục thường xuyên là 76,2%, tăng đến 21,44% so với năm trước.

Những tỉ lệ đẹp

Từ 39,7% lên 100%

Ngày 17-6, Sở GD-ĐT Quảng Nam công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh Quảng Nam là 97,8%, tăng hơn 3% so với năm 2010. Lần đầu tiên Quảng Nam có đến 16 trường THPT (trong tổng số 44 trường) đậu tốt nghiệp 100%. Trong số này, đáng chú ý là Trường THPT Nam Trà My của huyện miền núi Nam Trà My. Với hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số và nhiều năm trước đều có tỉ lệ tốt nghiệp thấp nhất tỉnh (8,7% năm 2008, 18% năm 2009, 39,7% năm 2010), nhưng năm nay trường đã đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100%. Đối với giáo dục thường xuyên, tỉ lệ tốt nghiệp là 96,33%, tăng 38,47% so với năm 2010, trong đó có ba trung tâm đậu tốt nghiệp 100%. (X.Phú)

Năm nay, TP.HCM có 34 trường đạt tỉ lệ đậu tốt nghiệp 100%, tăng hơn nhiều so với con số 22 trường trong năm 2010. Tương tự, thông tin từ sở GD-ĐT các tỉnh thành Tiền Giang, Cà Mau, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ... cho biết tỉ lệ tốt nghiệp của các tỉnh thành này đều đạt từ 90% trở lên. Kết quả này cho thấy năm nay là một năm thu kết quả “đẹp” với hầu hết các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, lần đầu tiên nhiều địa phương đã chạm đến mốc tỉ lệ 90%, thậm chí xấp xỉ 98%. Riêng tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên còn được “cải thiện” đáng kể hơn. Cụ thể ở Tây Ninh, tỉ lệ tốt nghiệp 56,4%, trong khi năm 2010 chỉ 25,41%. Tỉ lệ này ở Đồng Tháp 81,9%, Cà Mau trên 83%.

Đặc biệt, nhìn lại lộ trình ba năm qua, nhiều địa phương đã có những “cú nhảy” ngoạn mục. Năm 2009, nhiều người dân Hà Tĩnh xôn xao vì kết quả tốt nghiệp của tỉnh tụt xuống còn 74% hệ THPT và 22% hệ giáo dục thường xuyên. Năm nay Hà Tĩnh có tỉ lệ đậu tốt nghiệp lên đến 99,14% ở hệ THPT và 97,61% ở hệ giáo dục thường xuyên.

Các tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn trong các năm trước đều đứng cuối bảng xếp hạng về tỉ lệ đậu tốt nghiệp, thì năm nay tỉ lệ đậu cũng ở mức cao. Bắc Kạn năm 2010 tỉ lệ đậu tốt nghiệp khoảng 70% THPT và 50% giáo dục thường xuyên thì năm nay là 91,78% ở hệ THPT (chưa tính thí sinh tự do) và 88,86% hệ giáo dục thường xuyên.

Tỉnh Sơn La từ chỗ đứng cuối bảng xếp hạng năm 2009 với 39% đậu tốt nghiệp, năm 2010 vọt lên 91% và năm nay là 97% ở hệ THPT và 98% ở hệ giáo dục thường xuyên. Ở những tỉnh thành có điều kiện thuận lợi, tỉ lệ tốt nghiệp năm nay đều ở mức xấp xỉ 100%. Đơn cử như Ninh Bình 99,8% hệ THPT và 99,87% hệ giáo dục thường xuyên, Bắc Giang 99,37% hệ THPT và 99,63% hệ giáo dục thường xuyên, Hưng Yên 97,05% hệ THPT và 98,05% hệ giáo dục thường xuyên...

Sẽ mừng nếu thực chất

Từ 15-6, Tuổi Trẻ Online đã lần lượt đăng điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh các tỉnh thành trên cả nước. Mời bạn đọc bấm vào đây để tiếp tục xem điểm thi của các tỉnh thành còn lại. Thông tin sẽ được cập nhật nhanh chóng và đầy đủ.

Lý giải về tỉ lệ đậu cao, đại diện nhiều sở GD-ĐT vùng khó khăn cho rằng họ đã có một năm nỗ lực áp dụng nhiều giải pháp để nâng chất lượng dạy học, phụ đạo học sinh yếu kém.

Ông Ngô Thanh Sơn, lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang - nơi có đến 11/16 trung tâm giáo dục thường xuyên đậu tốt nghiệp 100%, giải thích: “Do có biện pháp phân loại học sinh yếu kém, tổ chức ôn tập tốt. Học sinh hệ giáo dục thường xuyên lại được cộng điểm khuyến khích 3-4 điểm nên tỉ lệ đỗ cao”.

Tuy nhiên, lý do đề thi dễ nên tỉ lệ đậu cao là một trong những nhận định của nhiều giáo viên. GS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhận xét: “Đề thi của cả sáu môn thi năm nay đều dễ hơn năm 2010. Đề dễ thì nhiều thí sinh làm được bài và tỉ lệ tốt nghiệp tăng là việc đương nhiên”.

Ông cũng cho rằng đề thi như năm nay phù hợp với mục đích kiểm tra việc hoàn thành chương trình THPT của học sinh. Chỉ có điều với những tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp tăng đột biến nhưng không thể hiện nỗ lực trong việc đẩy mạnh chất lượng dạy học, khắc phục tình trạng học sinh yếu kém thì Bộ GD-ĐT cần xem xét lại tính khách quan, nghiêm túc trong khâu coi thi.

Bà Phan Thị Thu Hà, phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, cho rằng: ngoài nguyên nhân từ đề thi, đâu đó có thể có tình trạng lơi lỏng trong coi thi nhưng xã hội cần ghi nhận những nỗ lực giảng dạy của thầy cô giáo trong vài năm qua. Trong khi đó, một cựu lãnh đạo Sở GD-ĐT Nghệ An lại cho rằng “khâu coi thi chắc chắn đã bị buông lỏng”.

Bởi dù đề thi có được giảm nhẹ, vừa sức nhưng tỉ lệ tốt nghiệp ở nhiều nơi không thể tăng chóng mặt, nhất là ở hệ giáo dục thường xuyên. Theo vị lãnh đạo này, cho dù nỗ lực đến đâu, sau một năm tỉ lệ tốt nghiệp chỉ tăng khoảng 5% là phù hợp với quy luật tự nhiên. Tỉ lệ tốt nghiệp cao thì mừng, nhưng nếu nó không thực chất lại là điều đáng lo ngại.


Thứ Bảy, 18/06/2011, 07:32 (GMT+7)
(Trang 2)

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: Bộ không chủ trương giảm độ khó đề thi

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 17-6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng:

- Việc một số nơi có hoàn cảnh khó khăn, năm trước có tỉ lệ đậu tốt nghiệp thấp, với nhiều cố gắng thì tỉ lệ tốt nghiệp tăng nhiều hơn so với những nơi đã có tỉ lệ tốt nghiệp cao. Điều đó cũng giống như tăng trưởng của bất kỳ lĩnh vực nào ở những nơi có năng suất thấp thì dễ đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn ở những nơi đã đạt được năng suất cao.

* Nhiều ý kiến cho rằng để có kết quả thi đẹp, Bộ GD-ĐT chủ trương giảm độ khó của đề thi năm nay. Điều này có đúng không, thưa ông?

- Như đã có lần tôi trao đổi trước đây: Bộ GD-ĐT không lấy mức độ khó hay dễ đối với học sinh làm tiêu chuẩn của đề thi mà nội dung của đề thi căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng và mục tiêu đào tạo. Nếu các em học sinh có nhiều cố gắng trong học tập, đạt được kết quả tốt thì sẽ cảm thấy đề thi dễ và ngược lại, nếu kết quả học tập thấp thì sẽ thấy đề thi khó. Bộ không có chủ trương giảm độ khó của đề thi. Mặt khác, đề thi năm nay được đánh giá có nhiều tiến bộ về mặt bao quát chương trình, mức độ phân hóa, khuyến khích tư duy sáng tạo và chính kiến của học sinh.

* Với những địa phương có kết quả tốt nghiệp tăng cao bất thường, Bộ GD-ĐT có tính đến việc kiểm tra lại không? Như thế nào có thể xem là kết quả thi có dấu hiệu bất thường? Trong trường hợp đó, Bộ GD-ĐT có tổ chức chấm thẩm định đối với các tỉnh này không?

- Quy chế thi có quy định việc Bộ GD-ĐT chấm thẩm tra kết quả thi ở những nơi có dấu hiệu bất thường. Sau khi có kết quả chấm trong toàn quốc, nếu nơi nào có dấu hiệu bất thường, thể hiện qua các dấu hiệu mâu thuẫn giữa kết quả quản lý chỉ đạo dạy và học, coi thi, chấm thi và kết quả đậu tốt nghiệp, bộ có thể tổ chức chấm thẩm định bài thi theo quy định của quy chế.

* Một số chuyên gia giáo dục cho rằng nếu đã đậu tốt nghiệp đến 98-99% thì không nên tổ chức một kỳ thi quốc gia tốn kém nữa. Ý kiến của ông về việc này?

- Kỳ thi tốt nghiệp quốc gia có nhiều mục đích khác nhau như: đánh giá mặt bằng kết quả giáo dục của các địa phương và kết quả rèn luyện phấn đấu của các em học sinh; kết quả kỳ thi sẽ có tác động trở lại đối với việc quản lý chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Kỳ thi không có mục đích đánh trượt nhiều hay ít học sinh nhưng khi có kỳ thi thì cả giáo viên và học sinh đều cố gắng hơn là không có kỳ thi.

Do đó rất cần thiết có kỳ thi tốt nghiệp mang tính quốc gia để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, một giai đoạn quyết định cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, cũng là đánh dấu một bước chuyển tiếp rất quan trọng trong cuộc đời học tập của các em học sinh. Kỳ thi tốt nghiệp mang tính quốc gia đã được quy định trong Luật giáo dục.

Qua kết quả bước đầu từ báo cáo của 16 tỉnh thấy rằng tỉ lệ đậu tốt nghiệp năm nay cao hơn so với năm trước nhưng không nhiều; đặc biệt, không tăng tỉ lệ học sinh đậu khá giỏi. Điều đó sơ bộ cho thấy việc nâng cao chất lượng học sinh đại trà có tiến bộ, nhưng sự cố gắng bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có kết quả rõ. Tuy nhiên, các đánh giá chính thức phải chờ phân tích báo cáo số liệu của toàn quốc.

V.HÀ - P.ĐIỀN - L.TRANG

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT ở một số tỉnh thành năm 2011. Nguồn: Tuổi Trẻ - Đồ họa: Như Khanh

* ĐBSCL: nhiều tỉnh có tỉ lệ đậu cao

Tại Bến Tre, tỉ lệ đậu tốt nghiệp hệ THPT đạt 84,15% (năm 2010 đạt hơn 73%), hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) đạt 53,02% (năm 2010 đạt hơn 30%). Tại Tiền Giang, hệ THPT đạt tỉ lệ 90,95%, GDTX đạt 45,34%. Tại Long An, hệ THPT đạt tỉ lệ 88,96% (năm 2010 đạt 87,14%), hệ GDTX đạt tỉ lệ 60,12% (năm 2010 đạt 45,45%). Tại Sóc Trăng, tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT đạt 90,74%, (năm 2010 là 71,75%), hệ GDTX có 988/1.447 thí sinh đậu tốt nghiệp, đạt tỉ lệ 68,27% (năm 2010 là 37,97%). (Thanh Xuân)

* Khánh Hòa: tỉ lệ 96,6%

Sở GD-ĐT Khánh Hòa cho biết hệ THPT có 12.263 thí sinh đậu tốt nghiệp trong 12.692 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 96,6%. Ở hệ GDTX, có 1.987 thí sinh đậu tốt nghiệp trong 2.341 thí sinh dự thi, đạt 84,87%. Trong đó, hệ GDTX của Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%. (CHÂU TƯỜNG)

* Bình Phước: cao nhất từ khi tách tỉnh

Tại Bình Phước, có 8.081 học sinh hệ THPT dự thi với 7.643 thí sinh đậu, đạt 94,57% (năm 2010 là 92%). Theo ông Huỳnh Công Khanh - phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, đây là năm học có tỉ lệ học sinh (hệ THPT) đậu tốt nghiệp cao nhất từ khi tách ra từ tỉnh Sông Bé (năm 1997) đến nay. (BÙI LIÊM - THIÊN PHÚC)

* Lâm Đồng: tỉ lệ trên 93%

Tỉ lệ học sinh hệ THPT đậu tốt nghiệp đạt 93,54%, học sinh hệ GDTX là 96,59%, cao hơn 2% so với năm học trước. Ông Nguyễn Văn Sang - chánh văn phòng Sở GD-ĐT Lâm Đồng - nhận định so với kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm trước, năm nay thí sinh người dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng đậu tốt nghiệp đạt 79,6%, cao nhất từ trước tới nay. (TÂY NGUYÊN)

< Trang trước 12

Mỹ tìm các manh mối từ điện thoại di động của kẻ đưa tin cho Bin Laden

Thế giới - Dân trí:
Thứ Sáu, 24/06/2011 - 15:10

(Dân trí) - Một chiếc điện thoại di động của người đưa tin thân tín của Osama bin Laden, được tìm thấy trong cuộc đột kích của Mỹ hồi tháng trước, có lưu giữ các liên lạc với Harakat-ul-Mujahedeen, một nhóm phiến quân vốn có quan hệ lâu năm với tình báo Pakistan, New York Times đưa tin.
>> Xác định danh tính người đưa tin của Osama bin Laden

Trùm khủng bố Osama bin Laden.

Trong một bài viết được đăng tải trên trang web của New York Times hôm qua, các quan chức cấp cao Mỹ và những người khác biết về vụ việc này cho hay việc phát hiện trên cho thấy Bin Laden đã sử dụng nhóm phiến quân Harakat-ul-Mujahedeen như một phần của mạng lưới ủng hộ bên trong Pakistan.

Nó cũng làm nảy sinh những nghi ngờ về việc liệu nhóm này và những người khác có trợ giúp che chở và ủng hộ thủ lĩnh al-Qaeda thay mặt cơ quan tình báo Pakistan hay không.

Các quan chức và các nhà phân tích nói với tờ Times rằng tình báo Pakistan đã cố vấn cho Harakat-ul-Mujahedeen và cho phép nhóm này hoạt động tại Pakistan trong ít nhất 20 năm.

Trong khi truy tìm các cuộc gọi trên chiếc điện thoại, các nhà phân tích Mỹ xác định rằng các chỉ huy của Harakat đã gọi cho các quan chức tình báo Pakistan, các quan chức Mỹ cho hay. Một người thậm chí còn nói họ đã gặp nhau trực tiếp.

Nhưng các quan chức nói thêm rằng các liên lạc không nhất thiết về Bin Laden và rằng không có dấu hiệu cho thấy tình báo Pakistan đã bảo vệ Bin Laden.

Ngoài việc cung cấp các manh mối về việc tại sao Bin Laden có thể sống thoải mái trong nhiều năm tại Abbottabab, một thị trấn quân sự nằm cách thủ đô Isalamabab chỉ 60km, phát hiện trên cũng có thể giúp làm sáng tỏ cuộc phiêu lưu bí mật của Bin Laden sau khi ông ta trốn thoát khỏi các lực lượng Mỹ tại vùng Tora Bora của Afghansitan gần 10 năm trước.

Harakat có nguồn gốc đặc biệt sâu sắc tại khu vực quanh Abbottabab, các nhà phân tích cho biết. Các lãnh đạo của nhóm này có quan hệ với cả al-Qaeda và cơ quan tình báo Pakistan ISI.

Các quan chức cấp cao Mỹ không công bố danh tính các chỉ huy có số điện thoại được lưu trong di động của người đưa tin nhưng cho hay các phiến quân sống tại Nam Waziristan, nơi al-Qaeda và các nhóm khác đã trú ẩn trong nhiều năm. Mạng lưới của Harakat có thể cho phép Bin Laden chuyển các thông tin và tiền cho các thành viên al-Qaeda tại đây và những khu vực khác trong các vùng bộ lạc của Pakistan.

Bin Laden và kẻ đưa tin thân tín Ibrahim Saeed Ahmed bị tình báo Mỹ phát hiện thông qua một cuộc nghe lén tình cờ cuộc gọi qua điện thoại của Ahmed. Cuộc điện thoại dẫn tới chiến dịch theo dõi bí mật của CIA tại vùng Abbottabab mà cuối cùng là cuộc đột kích hôm 2/5 nhằm tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda, Ahmed và 3 người khác.

Bình luận về thông tin trên, thủ lĩnh Harakat Fazle-ur-Rahman Khalil đã bác bỏ các nghi ngờ rằng ông ta có thể đã liên hệ với Bin Laden trong khi trùm khủng bố ẩn náu tại Abbottabab.

“Điều đó hoàn toàn không đúng, thật bậy bạ. Osama bin laden không có liên hệ với bất kỳ ai”, Khalil tuyên bố.

Mỹ đã không hề báo trước cho Islamabab về cuộc đột kích hôm 2/5 cho tới khi chiến dịch hoàn thành, khiến các lực lượng Pakistan bị bẽ mặt và gây căng thẳng trong quan hệ giữa 2 nước.

Washington nghi ngờ rằng có quan chức Pakistan nào đó đã trợ giúp Bin Laden để trùm khủng bố có thể ấn náu lâu như vậy tại Abbottabab, khoảng 5 năm, mà không bị phát hiện.

An Bình
Theo AP

Câu chuyện cảm động về cậu bé không tay

Ngôi Sao:
Thứ năm, 23/6/2011, 09:52 GMT+7

Bộ phim tài liệu về cậu bé tật nguyền 11 tuổi người Hàn Quốc phát trên đài MBC năm ngoái đã khiến cộng đồng mạng xúc động sau khi lan truyền trên các trang mạng xã hội. Hình ảnh trong phim cho thấy một cậu bé nghị lực và lạc quan dù em có khiếm khuyết trên cơ thể.
Không có tay, Tae-ho tự chăm sóc bản thân bằng... chân. Ảnh: Hellokpop.
Yu Tae-ho sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh, không có hai tay và mỗi bàn chân chỉ có bốn ngón. Bố mẹ bỏ rơi em sau khi các bác sĩ nói rằng cậu bé khó có thể sống. Tuy nhiên sau đó, Tae-ho được một người phụ nữ có tên Seung Ga-Won nhận về nuôi và sống khỏe mạnh cho tới bây giờ. Câu chuyện cuộc đời của chú bé 11 tuổi ấy nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Hàn Quốc. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi xem những thước phim về Tae-ho.



Theo Hellokpop, không có tay nhưng Tae-ho vẫn tự mình làm mọi việc mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác. Cậu tự xúc ăn, tự làm vệ sinh cá nhân, tự bôi kem dưỡng da, vuốt gel tóc và chơi đùa vui vẻ bên bạn bè. "Chú lính chì" thích đi học và giúp người thân chuẩn bị đồ đến trường.
Cô bạn Ingee luôn bày tỏ sự quan tâm đặc biệt với Tae-ho.
Ở lớp, Tae-ho di chuyển bằng... mông. Trong số các bạn cùng học, cậu thân với cô bạn Nam-Goong Ingee xinh xắn từ hồi lớp hai. Cô bé Ingee không ngần ngại bày tỏ sự quan tâm "đặc biệt" với cậu bạn bé xíu và tiết lộ sẽ kết hôn với Tae-ho không vì lý do nào cả.
Bình Minh

Bác khiếu nại của ông Lê Minh Khương

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 24/06/2011, 01:11 (GMT+7)

TT - Chánh Thanh tra hàng không Nguyễn Trọng Thắng vừa có văn bản trả lời khiếu nại của ông Lê Minh Khương về việc ông Khương cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không do Thanh tra hàng không ban hành không đúng thẩm quyền.

Theo đó, chánh Thanh tra hàng không khẳng định giữ nguyên quyết định số 40/QĐ-XPHC ngày 23-5-2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này, nếu không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại, ông Lê Minh Khương có quyền khiếu nại đến cục trưởng Cục Hàng không VN hoặc khởi kiện ra tòa hành chính.

Theo luật sư Trần Thu Nam - đại diện pháp lý của ông Khương, ông Khương đang xem xét việc nộp đơn khởi kiện ngay quyết định của Thanh tra hàng không ra tòa hành chính trong thời gian sớm nhất.

Theo quyết định số 40/QĐ-XPHC, ông Khương bị phạt hành chính 2 triệu đồng vì hành vi gây rối trên chuyến bay VN 1169 của Vietnam Airlines. Cuối tháng 5, ông Khương đã nộp đơn khiếu nại lên cục trưởng Cục Hàng không VN.

T.PHÙNG


Thứ Năm, 09/06/2011, 18:13 (GMT+7)

HLV Lê Minh Khương bị cưỡng chế nộp phạt

TTO - Chiều 9-6, luật sư Trần Thu Nam được sự ủy quyền của ông Lê Minh Khương đã có cuộc đối thoại với chánh thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Nguyễn Trọng Thắng về các nội dung khiếu nại của ông Khương với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không do Thanh tra hàng không ban hành.

HLV Lê Minh Khương - Ảnh tư liệu

>> HLV Lê Minh Khương: Khiếu nại không được sẽ kiện ra tòa
>> Phạt ông Lê Minh Khương 2 triệu đồng

Theo quyết định này, ông Khương bị xử phạt 2 triệu đồng vì vi phạm trật tự, kỷ luật trên chuyến bay VN 1169 của Vietnam Airlines (VNA).

Luật sư Trần Thu Nam khẳng định Thanh tra hàng không lập biên bản vi phạm hành chính với ông Khương về sự việc xảy ra trên máy bay sau gần 1 tháng là không đúng thẩm quyền, trái với các quy định của pháp luật về lập biên bản vi phạm hành chính. Theo quy định tại điều 55 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì trường hợp này phải là cơ trưởng chuyến bay hoặc Cảng vụ hàng không miền Trung mới có thẩm quyền lập biên bản.

Vì vậy, quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Khương được dựa trên biên bản do Thanh tra hàng không lập là sai vì dựa trên một biên bản không có giá trị pháp lý.

Luật sư Nam khẳng định nếu sự việc được giải quyết không thỏa đáng, ông Khương sẽ xem xét khởi kiện Thanh tra hàng không về việc ra quyết định xử phạt không đúng luật, cũng như quy trình phục vụ hành khách của nhân viên VNA và hành vi đánh người của nhân viên an ninh hàng không.

Ông Nguyễn Trọng Thắng cho rằng khi Thanh tra hàng không thụ lý vụ việc có nhận được hai biên bản vi phạm hành chính do phi hành đoàn và Cảng vụ hàng không miền Trung lập. Tuy nhiên hai văn bản này không đủ yếu tố pháp lý để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thanh tra hàng không phải xác minh, làm rõ hành vi vi phạm hành chính của ông Khương để lập biên bản theo quy định. Điều 3 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời; việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để.

Vì vậy, không vì biên bản vi phạm hành chính do người chỉ huy tàu bay lập không có đủ cơ sở mà bỏ qua hành vi vi phạm hành chính. Ông Khương đã trốn tránh không ký vào biên bản nên Thanh tra hàng không đã mời các nhân chứng ký vào biên bản theo quy định. Hành vi vi phạm hành chính của ông Khương được thực hiện không chỉ là lời nói mà còn bằng hành động khác. Nhân chứng là người nước ngoài có thể nhận biết và phản ảnh lại hành vi của ông Lê Minh Khương nên việc có hai người nước ngoài làm chứng trong biên bản là hợp lý. Thanh tra hàng không chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Với nội dung ông Khương khiếu nại hành vi đánh người, giữ người trái phép của trung tâm an ninh Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung, ông Thắng cho rằng thực chất là nội dung tố cáo. Ông Lê Minh Khương có thể gửi cho tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc gửi đơn yêu cầu cơ quan công an giải quyết nếu có chứng cứ hành vi của nhân viên an ninh hàng không có dấu hiệu tội phạm hình sự. Trong quá trình xác minh, nhóm điều tra của Cục Hàng không đã có đầy đủ chứng cứ, không có cơ sở xác định nhân viên an ninh có hành vi đánh người hay không.

Cũng trong buổi làm việc, luật sư Nam cho biết ngày 8-6, ông Lê Minh Khương đã gửi đơn xin nghỉ việc HLV trưởng đội tuyển taekwondo VN cũng như ở Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao (Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nội) vì quá mệt mỏi khi phải chịu nhiều sức ép từ vụ việc. Đây cũng là lý do ông Khương không có mặt tại buổi làm việc hôm nay.

Trước đó, Cục Hàng không VN cũng đã có quyết định cưỡng chế việc nộp phạt của ông Khương do sau 10 ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Khương đã không nộp 2 triệu đồng tiền phạt vào kho bạc nhà nước. Theo đó, số tiền phạt này được trừ vào tiền lương tháng của ông Khương.

TUẤN PHÙNG

NATO lục đục nhau về Libya

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 24/06/2011, 07:41 (GMT+7)

TT - Cuộc không kích của NATO chống Libya bước vào tháng thứ tư. Nội bộ NATO bắt đầu có dấu hiệu bất đồng.

Ít nhất 5 trẻ em Libya thiệt mạng trong vụ đánh bom nhầm của NATO vài ngày qua. Trong ảnh: học sinh Libya tại Benghazi ngày 21-6 - Ảnh: Reuters

Ý muốn ngừng không kích. Pháp, Anh muốn tiếp tục. Quốc hội Mỹ có thể cắt trợ giúp cho cuộc chiến tại Libya.

Ý đã mở đầu sự lục đục trong nội bộ NATO khi yêu cầu ngừng bắn ở Tripoli nhân những vụ “bắn nhầm thường dân” ở Libya mới đây, theo AFP ngày 23-6.

Kẻ đòi ngừng, người đòi đánh

“Tôi tin rằng việc ngừng ngay lập tức các hành động thù địch là cần thiết để tạo các hành lang nhân đạo được hiệu quả, trong khi các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục nhằm đạt được thỏa thuận đình chiến chính thức và đàm phán hòa bình” - Bộ trưởng ngoại giao Ý Franco Frattini tuyên bố.

Ông Franco không quên chỉ trích vụ giết nhầm dân thường Libya cuối tuần trước của NATO, cho rằng mức độ tin cậy của chiến dịch không kích đang có nguy cơ giảm sút và các nước có quyền đòi hỏi thông tin chi tiết hơn về các kết quả từ chiến dịch do liên quân đảm nhiệm. Ý là nước đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch không kích bởi nằm đối diện với Tripoli trên Địa Trung Hải.

Cùng lúc đó, lãnh đạo Liên đoàn Ả Rập Amr Moussa, người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ủng hộ của thế giới Ả Rập đối với NATO, cho biết đang suy nghĩ lại về chiến lược này. “Khi nhìn thấy trẻ em bị giết hại, tôi dĩ nhiên cảm thấy e sợ. Đó là lý do tôi đã cảnh báo về nguy cơ làm thiệt mạng dân thường” - ông Moussa phát biểu với tờ Guardian (Anh).

NATO mới đây đã thừa nhận sai lầm làm chết ít nhất 24 dân thường Libya, bao gồm năm trẻ em, hơn nửa tháng sau khi tuyên bố kéo dài chiến dịch đến tháng 9-2011. Trước đó NATO bị chính quyền Tripoli cáo buộc giết 15 dân thường khác.

Tại Anh, vấn đề chi phí cho hoạt động ở Libya trở nên nóng hơn khi Bộ Quốc phòng nước này thừa nhận London đã đổ vào cuộc chiến vài tháng qua khoảng 400 triệu USD. Chính phủ nước này đang đứng trước áp lực đòi công bố thông tin về chiến dịch đang kéo dài hơn so với dự kiến, bên cạnh áp lực phải thắt chặt chi tiêu quốc phòng. Trước đó, Chính phủ Anh đã dự đoán chi phí tại Libya chỉ vào khoảng vài chục triệu USD.

Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây cũng gặp rắc rối liên quan đến sự can thiệp của Washington vào Trung Đông, khi một số nghị sĩ chỉ trích ông Obama quyết định tham gia chiến dịch mà không có sự đồng ý của quốc hội. Hạ viện Mỹ hôm 22-6 (giờ địa phương) đã họp để cân nhắc trước khi thông qua hai dự luật hạn chế vai trò quân sự của nước này tại Libya, đến nay tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD.

Đề nghị của Ý lập tức bị Pháp bác bỏ bởi nếu ngừng chiến, dù chỉ ngắn, để trợ giúp nhân đạo sẽ có nguy cơ tạo điều kiện cho ông Gaddafi “tranh thủ thời gian và củng cố lực lượng của mình”.

Tại Brussels, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định NATO sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự bất chấp sự nhầm lẫn gần đây. Liên quân biện bạch việc thực hiện nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đã bảo vệ được nhiều người hơn số bị giết nhầm. “Nếu bị gián đoạn sẽ có vô số dân thường mất mạng” - ông Rasmussen cảnh báo.

Trung Quốc thừa nhận NTC

Tại Bắc Kinh ngày 22-6, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nồng nhiệt tiếp đón lãnh đạo phe nổi dậy Libya Mahmoud Jibril và chính thức thừa nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC) là “một đối tác đối thoại quan trọng”.

“Kể từ khi được thành lập, NTC đã gia tăng tính đại diện cho người dân và ngày càng trở thành một lực lượng chính trị lớn” - ông Dương tuyên bố trên Tân Hoa xã. Dù Trung Quốc phủ nhận tìm kiếm lợi riêng ở Libya, song tờ New York Times dẫn lời giám đốc quản lý Hiệp hội Con đường tơ lụa Ben Simpfendorfer khẳng định Bắc Kinh có quan tâm đến dầu mỏ của Libya. Ngoài ra, trước khi bùng nổ xung đột, các công ty Trung Quốc đã tham gia tổng cộng 50 dự án xây dựng lớn ở Libya với tổng giá trị gần 20 tỉ USD.

Đan Mạch và 15 nước khác đã công nhận NTC là “đại diện hợp pháp” của người dân Libya.

TRẦN PHƯƠNG

Mỹ sẵn sàng trang bị vũ khí cho Philippines

Thế giới - Dân trí:
Thứ Sáu, 24/06/2011 - 07:02

(Dân trí) - Mỹ hôm qua tuyên bố sẵn sàng cung cấp vũ khí hạng nặng để hiện đại hoá lực lượng quân đội của Philippines, trong lúc căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc bùng phát liên quan đến các hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.
>> Philippines kêu gọi Trung Quốc tôn trọng UNCLOS

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton.

Mỹ đưa ra khẳng định trên khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đang có mặt tại Washington và vừa có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton.

“Chúng tôi đã quyết định và cam kết hỗ trợ quốc phòng cho Philippines”, bà Hillary nói trong cuộc họp báo chung hôm qua với người đồng cấp Philippines, khi được hỏi về danh sách các vũ khí hạng nặng mà Philippines mong muốn có được.

Bà Hillary cũng nói hai nước đang làm việc “để quyết định những danh mục bổ sung nào Philippines cần và cách thức chúng tôi có thể cung cấp một cách tốt nhất”.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm ông Rosario sẽ gặp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates và các quan chức khác của Lầu Năm Góc.

Dư luận trước đó cho rằng ông Rosario dự kiến sẽ tìm cách đảm bảo sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ để đối phó với Trung Quốc.

Manila muốn Mỹ cam kết hỗ trợ trong trường hợp xảy ra chiến sự với Trung Quốc theo một hiệp ước quốc phòng hai bên đạt được trong 60 năm qua. Mỹ từng khẳng định tôn trọng hiệp ước này nói chung nhưng không cho biết sẽ hỗ trợ như thế nào trong từng trường hợp cụ thể.

Tuần trước, đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas nhấn mạnh “Philippines và Mỹ là đồng minh chiến lược. Chúng tôi là những đối tác hợp tác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và làm việc với nhau về tất cả mọi vấn đề, kể cả vấn đề Biển Đông”.

Một chuyên gia về Biển Đông thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, giáo sư Ian Storey, đề cao sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông trước tình hình căng thẳng hiện nay. Theo ông Storey, Mỹ vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực này sẽ giúp ngăn cản các hành động gây hấn nhưng dĩ nhiên Mỹ cần phải cẩn thận giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc bác bỏ những lời kêu gọi Mỹ nên đóng vai trò lớn hơn giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và cảnh cáo Mỹ không nên can thiệp.

Hà Khoa
Theo AP, Reuters

thanhnien.com.vn - Thế giới


thanhnien.com.vn - Chính trị - Xã hội

Nga sẽ cho "nghỉ hưu" các máy bay thời Liên Xô

Thanh Niên Online:
(TNO) Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm 23.6 cho biết, ông muốn các máy bay được đóng từ thời Liên Xô tương tự như chiếc vừa gặp nạn đầu tuần này “về hưu” ngay từ năm tới, theo hãng tin AP.

Hôm 20.6, chiếc Tu-134 31 năm tuổi của hãng RusAir xuất phát từ thủ đô Moscow đã bị rơi trong sương mù dày đặc khi hạ cánh xuống sân bay thành phố Petrozavodsk ở miền bắc Nga, khiến 45 người thiệt mạng. Có 7 người may mắn sống sót.

Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Reuters

Tổng thống Medvedev nói rằng có thể máy bay rơi do lỗi của phi công, nhưng nhà lãnh đạo Nga nói thêm rằng ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng Giao thông vận tải nước này chuẩn bị cho việc “dừng cuộc chơi” toàn bộ máy bay Tu-134.

Giới chức Nga trước đó có đề cập đến việc ngừng sử dụng những máy bay già cỗi này, nhưng chưa ấn định thời gian cụ thể.

Loại máy bay 2 động cơ Tu-134, cùng với dòng có kích cỡ lớn hơn là Tu-154, là sản phẩm của ngành hàng không dân sự Liên Xô kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, với hơn 800 chiếc được chế tạo.

Quyên Quân

Pháp sẽ rút quân tại Afghanistan theo lịch trình của Mỹ

HNMO:
23/06/2011 19:38

(HNMO) - Pháp sẽ rút 4.000 quân của nước này ra khỏi Afghanistan theo lịch trình giống Mỹ, Tổng thống Nicolas Sarkozy hôm nay (23/6) cho biết, mở đường cho các cuột rút quân của các đồng minh khác.

Tuyên bố của ông Sarkozy đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Barack Obama cho biết, Mỹ đã lên kế hoạch bắt đầu đưa quân đội nước này về nước vào mùa hè này. Cuộc rút quân của Pháp sẽ tiến hành trong sự hợp tác với các đồng minh và các quan chức Afghanistan và "có cách thức tương xứng với việc rút quân của Mỹ", văn phòng của ông Sarkozy nói.

Tổng thống Pháp

Ông Obama đã tuyên bố rút 10.000 binh sĩ ban đầu theo hai giai đoạn - 5.000 quân trở về nhà vào mùa hè này và thêm 5.000 vào cuối năm nay. Thêm 20.000 quân nữa sẽ được rút cho tới tháng 9/2012.

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle đã hoan nghênh tuyên bố của Obama, nói rằng nước ông chia sẻ mục tiêu giảm đội ngũ người Đức ở Afghanistan khoảng 4.900 người vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Đức vẫn chưa có kế hoạch chi tiết.

Anh cho biết, gần 10.000 binh sĩ nước này sẽ được rút về ít nhất là vào năm 2015, nếu không thì sớm trước đó 1 năm. Khoảng 450 nhân viên làm nhiệm vụ tạm thời dự kiến sẽ trở về Anh vào tháng 2.

Kế hoạch rút quân đã phản ánh một phần sự cam kết lâu dài, tốn kém về cuộc sống và tiền bạc cũng như sự chậm trễ nhưng tăng quyền tự chủ của lực lượng an ninh Afghanistan. Cái chết của thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden đã thêm vào ý nghĩa của tiến trình, mặc dù cuộc chiến vẫn tiếp tục và Taliban công khai nói rằng họ sẽ không dừng lại cho đến khi quân đội nước ngoài rời khỏi Afghanistan.

NATO và các lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế đang chuyển dần từ vai trò chiến đấu sang hỗ trợ.

Tuyên bố của Pháp cho biết, ông Obama đã kêu gọi ông Sarkozy tư vấn về sự rút quân của Mỹ bởi những "tiến bộ đã đạt được tại Afghanistan." Ông Sarkozy chia sẻ phương pháp tiếp cận của Mỹ, ghi nhận những thành công trong cuộc chiến chống khủng bố và cái chết của bin Laden.

Ông Sarkozy khẳng định Pháp sẽ vẫn duy trì sự tham gia đầy đủ với các đồng minh của mình ở bên cạnh người Afghanistan cho đến khi quá trình chuyển giao kết thúc, tuyên bố cho biết.

Quân đội Pháp chủ yếu đóng trụ sở tại tỉnh Kapisa phía đông, gần Kabul. Pháp đã có mặt ở Afghanistan kể từ năm 2001 và đã mất 62 binh sĩ ở mặt trận này.

H.V Theo AP, Yahoo News

Mỹ, Nhật chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông

Thế giới - Dân trí:
Thứ Năm, 23/06/2011 - 15:03

(Dân trí) - Mỹ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng bày tỏ quan ngại về những động thái gây gấn gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khi hai nước tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung, chủ yếu để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
>> Philippines kêu gọi Trung Quốc tôn trọng UNCLOS
>> Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Webb: Kiên quyết và rõ ràng hơn về Biển Đông

Các quan chức Mỹ-Nhật tại Washington.

Ủy ban Tham vấn An ninh song phương Nhật-Mỹ vừa có cuộc họp với sự tham gia của Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto, Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa, và về phía Mỹ có Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.

Báo chí Nhật Bản hôm nay đưa tin, không đạt được thỏa thuận về thời điểm di chuyển căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa, Nhật Bản và Mỹ đã tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung, trong đó đặc biệt để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc .

Tokyo và Washington thông báo đã nhất trí hoãn kế hoạch di chuyển căn cứ quân sự của Mỹ nằm trên đảo Okinawa ở phía nam Nhật đến sau năm 2014. Tương lai của căn cứ không quân Mỹ trên hòn đảo đông dân cư Okinawa là một chủ đề nhạy cảm trong quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ kể từ năm 2009.

Để chứng minh rằng quan hệ đồng minh đang thực sự sâu sắc, hai bên đã đồng ý chỉnh sửa lại toàn bộ các mục tiêu chiến lược đã thỏa thuận trong các cuộc họp năm 2005 và 2007.

Mặc dù những mục tiêu chiến lược được chỉnh sửa không nhằm đích danh Trung Quốc, nhưng theo một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, tài liệu này đã tăng mức độ nhằm vào Trung Quốc.

“Tài liệu này tránh nhắc trực tiếp đến Trung Quốc, nhưng bất kỳ ai đọc đều sẽ hiểu tài liệu đang nói đến Trung Quốc”, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói.

Trong các cuộc thảo luận, các bộ trưởng hai bên chỉ ra những vấn đề gia tăng trong những tháng gần đây do sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Nó dẫn đến những va chạm liên quan đến tự do hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông”, Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto nói, ám chỉ những hành động gây hấn trên biển của Trung Quốc.

Theo ông, trong khi Nhật Bản và Mỹ cần hợp tác với các nước trong khu vực, hai bên cũng cần yêu cầu Trung Quốc giải quyết vấn đề này với tinh thần trách nhiệm và xây dựng.

Ngoại trưởng Mỹ đi vào chi tiết hơn, khi chỉ trích những động thái của Bắc Kinh tại Biển Đông, đã khiến gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bà Clinton cho biết Mỹ đang theo đuổi đảm an ninh quốc gia trên biển bằng cách tuân thủ luật pháp quốc tế để đảm bảo tự do giao thương.

Mùa Hè năm 2010, bà Hillary tuyên bố tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của Mỹ. Kể từ đó, tự do hàng hải trở thành vấn đề thảo luận lớn giữa Nhật Bản và Mỹ.

Hà Khoa
Theo Asahi Shimbun, AFP

Thêm một vụ siêu vượt ngục của 68 tù nhân Al-Qaeda

VTC News:
23/06/2011 08:19
(VTC News) - Hôm qua (22/6), 68 tù nhân đã tẩu thoát khỏi nhà tù trung tâm ở thành phố al-Mukalla, thủ phủ tỉnh Hadramout, đông nam Yemen, khiến ít nhất một quản ngục và một tù nhân thiệt mạng.

Quan chức an ninh địa phương cho biết, một nhóm che mặt bị tình nghi là các lực lượng khủng bố al–Qaeda đã sử dụng súng máy hạng nặng, lựu đạn và các vũ khí hạng nặng khác để đột nhập và tấn công nhà tù này.

Thêm một vụ siêu vượt ngục của 68 tù nhân Al-Qaeda
Sơ đồ tóm tắt cuộc tẩu thoát của 68 tù nhân. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trong lúc hỗn loạn, 68 phần tử khủng bố al-Qaeda đã chạy thoát khỏi nhà tù bằng đường hầm bí mật đào trước đó, đồng thời gây ra cái chết cho một quản ngục, 2 quản ngục khác bị thương và một tù nhân bỏ mạng trọng vụ tấn công trên.
Thêm một vụ siêu vượt ngục của 68 tù nhân Al-Qaeda
Các tay súng Taliban (Ảnh minh họa)

Một cư dân địa phương cho biết, sau khi vụ việc được phát giác, phía quân đội đã huy động và bố trí một số lượng lớn xe bọc thép và quân đội an ninh quanh nhà tù này.

Được biết, nhà tù này là nơi giam giữ hơn 100 phần tử al-Qaeda, trong đó hơn một nửa đã bị kết án tù.

Cướp ngân hàng để được chữa bệnh!

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 23/06/2011, 02:07 (GMT+7)

TT - Vì thất nghiệp, không có bảo hiểm y tế, cũng không có tiền khám chữa bệnh, lại mặc cảm, không muốn mượn tiền người thân để chữa bệnh, ông James Richard Verone, một người Mỹ 59 tuổi, quyết định đi cướp ngân hàng để được “chữa bệnh”.

Ông James Richard Verone trong nhà tù - Ảnh: Gaston Gazette

Ông Verone lên kế hoạch cướp ngân hàng để được ở tù vài năm, sau đó lãnh tiền trợ cấp xã hội và đi du lịch. Ông viết một lá thư “yêu sách”, trong thư nêu rõ ông chỉ “muốn cướp 1 USD và được khám chữa bệnh”.

Ngày 9-6, ông Verone đón taxi đến Ngân hàng RBC, tự xưng là cướp, đưa lá thư yêu sách cho cô nhân viên ngân hàng và bình tĩnh đợi cảnh sát đến bắt. Cuối cùng, cảnh sát cũng bắt bỏ tù ông Verone theo đúng nguyện vọng của ông. Tuy nhiên, tòa chỉ tuyên án tội ăn cắp chứ không phải cướp ngân hàng, thế là ông Verone tuyên bố sẽ tiếp tục cướp ngân hàng để được ở tù.

Ông Verone hiện đang ngồi tù và có giấy hẹn bác sĩ khám trong tuần này. Chính phủ Tổng thống Barack Obama đã đưa ra một dự thảo luật y tế mới có thể giúp những trường hợp như ông Verone có bảo hiểm y tế, nhưng dự thảo luật này chỉ có hiệu lực vào năm 2014.

DUY PHÚC

Nga bán cho Ấn Độ 80 trực thăng

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 23/06/2011, 12:13 (GMT+7)

TTO - Nga và Ấn Độ đã ký kết hợp đồng bán cho New Delhi 80 trực thăng Mi-17 V5, bên lề cuộc triển lãm hàng không quốc tế Paris đang diễn ra ở Le Bourget.

Trực thăng Mi-17 V5 - Ảnh: Airlines.net

Trưởng đoàn đại diện của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronoexport tại cuộc triển lãm, ông Sergey Kornev, đã xác nhận với Hãng tin RIA Novosti về hợp đồng này.

RIA Novosti cho biết giá trị hợp đồng không được tiết lộ. Ông Kornev khẳng định Ấn Độ sẽ được cung cấp những trực thăng Mi-17 đã được cải tiến hơn nữa.

Trước đó, Rosoboronexport và tư lệnh lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua bán máy bay vận tải quân sự Mi-17 V5 cho không lực 21 của Afghanistan vào ngày 26-5, trị giá hợp đồng là 367,5 triệu USD. Nga và Mỹ cũng đã thống nhất sẽ xây dựng một cơ sở bảo trì trực thăng tại Afghanistan.

Trực thăng Mi-17 là phiên bản nâng cấp từ trực thăng Mi-8. Mi-17 hiện là loại máy bay lên thẳng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhờ những cải tiến dễ điều khiển so với những máy bay do châu Âu sản xuất. Nga đã sản xuất được hơn 11.000 máy bay Mi-8 và Mi-17, bán được cho 80 nước.

TẤN KHOA


Việt Nam nhận 4 chiến đấu cơ Su-30MK2 của Nga

Theo hãng tin RIA Novosti của Nga thì Mascơva đã bắt đầu chuyển giao 4 chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp chiến đầu cơ cho VN.

Ông Sergei Komev, đại diện tập đoàn xuất khẩu võ khí Nga, xác nhận tin này tại cuộc triển lãm hàng không quốc tế ở Paris, Pháp Quốc.
Theo hợp đồng đã ký thì phía Nga cung cấp cho VN 8 chiến đấu cơ, và cung cấp thêm 12 máy bay chiến đấu nữa qua 1 hợp đồng khác, trong khoảng thời gian từ giờ tới sang năm.
Nói chung, loại chiến đấu cơ Sukhoi của Nga có thể trang bị phi đạn, đạt vận tốc 2.100 km/giờ và tầm xa 3.500 km, còn loại Su-30MK2 mà Nga cung cấp cho VN có khả năng tác chiến hỗn hợp, hiệu quả trong các trận không, hải chiến.
Ngoài ra, Nga cũng cung cấp tàu ngầm cho VN. Theo Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh thì VN đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm loại kilo 686 của Nga.

LulzSec "dính đòn" từ nhóm hacker khác

Nhịp Sống Số - Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 23/06/2011, 15:21

* LulzSec tấn công vào trang web của Chính phủ Brazil

TTO - Không lâu sau khi người được cho là thủ lĩnh của LulzSec bị tóm trên đất Anh, tổ chức hacker lại đón nhận thêm "tin dữ": trang web của mình bị tấn công.

>> Hai tháng, mạng Sony bị tấn công 20 lần
>> Sony: "LulzSec đã thổi phồng chiến tích"

Ảnh minh họa: CBSNews.com

LulzSec có khá nhiều kẻ thù trên thế giới mạng, và ngày hôm nay một nhóm hacker có tên “TeaMpOisoN” đã tấn công vào trang web của một trong những thành viên LulzSec.

Cụ thể, TeaMpOisoN đã tấn công vào trang của Swen Slootweg - còn được biết đến với bí danh Joepie91 - và tải lên đó thông điệp như sau, cùng với nhạc nền phim Titanic “My heart will go on”:

Nội dung dòng đầu tiên: “Tin nóng hổi: chiếc thuyền của Lulz (LulzBoat) đã bị nhấn chìm” - Ảnh minh họa: Digitaltrends

Trích một phần thông điệp:

Dù cho các người có bao nhiêu bot (máy tính ma), hay nói dối bao nhiêu người, sử dụng loại công cụ phần mềm nào chăng nữa, các người sẽ không bao giờ (đủ tư cách) đại diện cho giới hack thật sự.

Chúng tôi đã cảnh cáo các người rằng chúng tôi không chỉ dọa suông, chúng tôi đã cho các người 48 tiếng để vá lỗ hổng an ninh trên trang web của mình nhưng các người đã không làm theo, thay vào đó các người cười cợt chúng tôi trên các diễn đàn. Đừng tự nhận mình là hacker nữa, nhúng một địa chỉ IP vào kênh chat IRC hay sử dụng phần mềm và các đoạn mã để đánh cắp dữ liệu không phải là hacking…

Cuối thông điệp là lời đe dọa của TeaMpOisoN sẽ sớm “bạch hóa” mọi dữ liệu về tất cả thành viên LulzSec như hình ảnh, địa chỉ nhà riêng, mật khẩu, địa chỉ IP và số điện thoại…

Cách đây hơn một ngày, Ryan Clearly, nhân vật được xem là “đầu não” của LulzSec, vừa bị giới chức Anh bắt giữ, mặc dù LulzSec sau đó đã phủ nhận vai trò và liên hệ của người này đối với tổ chức. Theo thông tin mới nhất, các công tố viên sở tại đã khép Clearly vào tội danh hoạt động tội phạm máy tính gây hậu quả nghiêm trọng. Một nhóm hacker khác là Web Ninjas cũng đang tiến hành chiến dịch của riêng mình nhằm lật tẩy danh tính của từng thành viên LulzSec.

LulzSec tấn công vào trang web của Chính phủ Brazil

Ngày 22-6, LulzSec tiếp tục chiến dịch tấn công nhằm vào chính phủ các nước, lần này “nạn nhân” là một số trang web thuộc Chính phủ Brazil.

Theo đó, trang web chính thức của Chính phủ Brazil (brasil.gov.br) và trang web của văn phòng tổng thống nước này (presidencia.gov.br) đã không thể truy cập được vào buổi sáng 22-6. Theo lời LulzSec, “chiến công” lần này được thực hiện bởi “chi nhánh” của nhóm ở Brazil, tên gọi “LulzSecBrazil”.

Giới truyền thông nhận định có vẻ LulzSec đang rất nỗ lực hiện thực hóa tham vọng tấn công vào trang web của mọi cơ quan chính phủ trên khắp thế giới. Tổ chức này gần đây đã liên minh cùng với Anonymous, một nhóm tội phạm mạng “chuyên” về các mục tiêu chính trị.

LulzSec chính là tác giả rất nhiều vụ tấn công theo phương thức từ chối dịch vụ (DDoS) vào trang web của Sony cùng nhiều cơ quan chính phủ cấp cao khác như CIA, cơ quan điều tra tội phạm nghiêm trọng (SOCA) và trang web của Thượng viện Mỹ.

THÚY QUỲNH (Theo PCadvisor, Digitaltrends)

Sau mưa, Hà Nội lại ùn tắc và… bì bõm

LAODONG:

Thứ Năm, 23.6.2011 | 19:29 (GMT + 7)

Trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống chiều nay (23.6) đã khiến giao thông Hà Nội rơi vào ùn tắc, nhiều tuyến phố con đường nhanh chóng bị ngập úng.

Ghi nhận của PV, trên các tuyến phố Minh Khai, Bạch Mai, Thanh Nhàn, Trương Định… dòng người và phương tiện hối hả rơi vào tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài. Mưa trút xuống, chỉ trong chốc lát, lòng đường đã lênh láng nước, ô tô, xe máy nhích từng đoạn.

Các tuyến phố Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh,... các phương tiện phải nhích từng cm. Khoảng 16h20’ tại phố Chùa Bộc, Tây Sơn giao thông trở nên hỗn loạn. Xe ô tô xếp thành những hàng dài nối đuôi nhau, xe đạp, xe máy tìm lối thoát bằng cách leo lên vỉa hè.

“Mưa lớn, người nào cũng muốn nhanh chóng chạy mưa về nhà, tranh nhau vượt, lượn lách tìm lối thoát. Nhưng đường thì không "nở" ra, nên tắc là tất yếu” - một người tham gia giao thông bức xúc.

Tại ngã tư Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch nước cũng tràn ngập lòng đường. Quan sát cho thấy, các công nhân của công ty thoát nước nhanh chóng được huy động đến bơm nước tại các điểm ngập úng.

Trên đường Lê văn Lương, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi,… người tham gia giao thông lao vội vã trong mưa. Tuy nhiên, ùn tắc đã không xảy ra trên các tuyến đường này. Khu vực đường 70 (xã Đại Mỗ, Từ Liêm) chỉ sau khoảng 20 phút sau mưa, nước đã ngập đến gần nửa bánh xe máy. Đường Lê Văn Lương (thuộc quận Hà Đông) nước ngập mênh mông, ô tô, xe máy phải vượt “đường sông” đến vài trăm mét.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi lại cảnh mưa, ngập trên các tuyến đường ở Hà Nội chiều nay:

Cơn mưa lớn trút xuống.
Cơn mưa lớn bắt đầu trút xuống.
Dòng người  vội vã trên đường.
Dòng người vội vã trên đường.
Mưa ngớt, ùn tắc xảy ra trên nhiều tuyến phố.
Mưa ngớt, ùn tắc xảy ra trên nhiều tuyến phố.

Cảnh người bì bõm lội
Cảnh người bì bõm lội "sông" sau mưa là chuyện... thường xuyên ở Hà Nội.
Đường Lê Văn Luơng mênh mông nước.
Đường Lê Văn Luơng mênh mông nước.

Một tuyến đường trong khu đô thị cũng chìm trong
Một tuyến đường trong khu đô thị cũng chìm trong "biển nước".
Trong khu dân cư cũng chịu cảnh ngập đường.
Trong khu dân cư cũng chịu cảnh ngập đường.

Lê Nguyên – Linh Chang