>> 'Lộ' kho báu của vua Hàm Nghi, kỳ nhân 'đòi' ăn chia
Dựng nhà trên núi Mã Cú
Xã Hoá Sơn chót vót trên lưng chừng trời, bốn bề sững sững núi đá vôi. Người dân bản địa vẫn luôn tự cho có gốc gác tổ tiên liên quan tới những binh lính theo vua Hàm Nghi ra tây Quảng Bình, Hà Tĩnh dựng cờ Cần Vương. Do vậy, câu chuyện về vàng của nhà vua yêu nước còn nguyên trong trí nhớ của bao người già trong vùng, và các thế hệ sau vẫn tin rằng, kho báu đang ẩn dấu đâu đó nơi đây.
Ngôi nhà nhỏ của người đào vàng xuyên thế kỷ trên núi Mã Cú. |
Để vào Hoá Sơn, chúng tôi (PV) phải vượt eo Lập Cập cao đứng, qua eo Đù Đu sâu hút, rồi lội bộ lên núi Mã Cú. Giữa lưng chừng núi, ngôi nhà nhỏ của người tìm kho báu xuyên thế kỷ Nguyễn Hồng Công lộ ra giữa núi rừng xanh thẳm. Dưới căn nhà là cả một công trình hầm hào sâu vào lòng núi...
Nói chuyện với chúng tôi, ông Công mãnh liệt khẳng định về kho báu của vua Hàm Nghi. Một gian phòng ông khám phá ra, trong đó có chiếc hòm đá rất lớn. Gian phòng đó ngập nước sâu đến 18m, ông đã từng thuê máy bơm lên để bơm nước, và theo một địa đạo đi vào gian phòng, nhưng khi vào, không biết từ đâu nước ào ạt dội tiếp, gây ngập lại và ông phải thối ra. Kiểm tra lại tài liệu, ông nói đó chính xác là kho báu!
Cũng theo lời của ông Công, ông chỉ được phép mở ra kho báu đó khi có sự chứng kiến của tỉnhvà thời gian là trong vòng 15 ngày.
Kho báu bằng... văn bản
Sau gần 30 năm đào bới ở biên giới, ngày 16/6/2011, ông Nguyễn Hồng Công (SN 1952) có văn bản chính thức về việc này với nội dung: “Qua 14 năm trời ròng rã, suy ngẫm, nghiên cứu, đào bới, tìm kiếm. Nay tôi đã tự giải mã và tìm ra được nơi cất giấu của cải của vua Hàm Nghi. Thực ra đây chính là công trình xây dựng, nơi cất giấu kho báu của vua Tự Đức trước khi quân Pháp xâm chiếm ba tỉnh Miền Đông, Sài Gòn-Gia Định.
Đây là một công trình có sự chuẩn bị chu đáo và lợi dụng một hẻm núi do 2 con khe nhỏ tạo nên. Sau khi chuyển 2 dòng suối cạn chảy về hai hướng phía trên, họ đã tiến hành cải tạo lòng khe tạo thành một đường hào sâu 18m, dài 100m, miệng hai bờ sông rộng 50m, đáy rộng 2m. Với toả ly là 50 độ, phía dưới đáy được xếp đá học có kẻ hở để thoát nước và sát vách bên phải từ ngoài vào để hở 3x5cm, phía trên là đá gắn liên kết cao 9m. Từ 9m trở lên xây chắn ngang 5 dãy đá, mỗi một dãy đá dày 5m, cao 9m, đè ngang qua dãy đá chạy dọc phía dưới, mỗi một dãy đá chắn ngang dài 50m, sau đó lấp đất đá ngang với mặt bằng tự nhiên của sườn khe và phủ lên 1m đất, sau đó toàn bộ bề mặt 5.000m2 đất được lợp phía trên một lớp đá học, những hòn đá được gắn dày và to 0,5m, tạo cho giống đá tự nhiên và trồng các giống cây có từ địa phương, gọi để bố trí sắp xếp theo vần cây để chỉ đường rút nước cổng vào và tránh các dãy đá.
Ông Công tuyên bố đường vào hầm kho báu vua Hàm Nghi. |
Khi công trình xong xuôi thì trả lại hai dòng suối để tạo thế tự nhiên và nước sẽ xoá hết mọi dấu vết, sau đó đặt tên địa danh, khe và thôn xóm, làng xã để nhớ nơi chôn cất. Để tạo nên một công trình trầm cổ như thế, ở thời điểm đó, phải cần đến 200 quân lính, làm việc trong 3 năm mới lấp đủ một khoảng 5.000m2 như vậy.
Để trả lời được bí ẩn công trình này, tôi đã phải trả giá mất gần 30 năm và tiêu tốn gần 2 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo được công sức và tiền của của tôi đã bỏ ra đầu tư trong gần 30 năm qua. Tôi đề nghị tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng giá trị thu nhập của kho báu, thay vì 10% mà ông Trần Sự đã ký hồi năm 1989.
Trong thời hạn 50 ngày phải thanh toán xong kể từ ngày lấy được tài sản của kho báu chuyển về kho của tỉnh. Đề nghị tỉnh cho người giám sát và bảo vệ trong 15 ngày tôi sẽ hoàn thành nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật hiện hành”.
Suối Dương Cau từng lộ ra 3,5 tạ vàng. |
Lời chứng của dân
Nhiều người dân địa phương tin rằng, kho báu vua Hàm Nghi vẫn lẫn khuất đâu đó trong vùng hiểm địa này. Lý do họ đưa ra là 57 năm trước, làng Đặng Hoá đã tìm ra hàng trăm cân vàng khắc chữ cổ, nhiều bậc túc nho trong vùng dịch chữ thấy xuất xứ từ đại nội Huế. Lúc đó, vào năm 1954, sau một trận mưa lớn, con suối cách vị trí đào bới của ông Nguyễn Hồng Công khoảng một cây số, dưới gốc cây cổ thụ, lộ ra một đống vật kim màu vàng khác lạ. Nhưng vì lúc đó đa phần dân trong vùng không biết đó là vàng, nhận thức như là tiền đồng cổ, đưa từng gùi về bỏ ở xó nhà.
Một số cán bộ từ vùng xuôi lên công tác mới phát hiện vàng. Và một cuộc vận động người dân giao nộp vàng cho nhà nước diễn ra sau đó. Người dân nhiệt tình nộp được 3,5 tạ, số vàng đó đưa ra Trung ương phục vụ các quốc kế đất nước.
Tuy nhiên, khi được hỏi về thông tin phát hiện ra kho báu của ông Nguyễn Hồng Công, người dân địa phương hoàn toàn không tin, bởi trước đây kỳ nhân này đã đào mà không phát hiện ra gì. Tổ công tác biên phòng của đồn 589 phụ trách xã Hoá Sơn vẫn không tin ông Công khám phá ra kho báu.
Núi Mã Cú, nơi ông Công tuyên bố khám phá ra kho báu. |
Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình cho rằng, cần thẩm định văn bản này. Nhưng công việc phải làm trong tuần tới bởi nhân sự chủ chốt của Sở đang có sự thay đổi. Một phát ngôn từ nhân viên sở này cho biết.
Riêng ông Nguyễn Hồng Công, vẫn trước sau khẳng định đó là sự thật và dẫn chứng là bảo tàng tỉnh đã lấy về một phiến đá có chữ cổ, mà chưa trả lại cho ông ở địa điểm núi Mã Cú. Khi chúng tôi có ý định xuống hầm vàng mà ông Công nói, ông khẳng định không cho chúng tôi xuống đó, phải chờ quyết định của tỉnh vì văn bản của ông nói đợi 15 ngày.
Khi rời Hoá Sơn, chúng tôi được ông Đinh Hoàng Diệu (79 tuổi) thông báo, bốn năm trước, vợ ông từng bán một đồng tiền vàng, đồng tiền vàng đó lượm ngay ở suối Dương Cau. Số tiền ông không tiết lộ, nhưng đó là sự thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét