Nghị sĩ Philippines: Đừng ảo tưởng với Mỹ về biển Đông!

VTC News:
16/06/2011 16:48

(VTC News) - Một quan chức của chính phủ Tổng thống Benigno Aquino hôm nay (16/6) đã lên tiếng phản đối việc Mỹ cam kết hỗ trợ trong vấn đề tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc.

Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Francis Pangilinan cho biết: "Chúng ta không nên ảo tưởng về những gì mà Mỹ nói về mối quan hệ mạnh mẽ", đồng thời lên tiếng với cam kết của Đại sứ Mỹ Thomas Harry rằng, Mỹ sẵn sàng tăng cường hỗ trợ Philippines trên vùng lãnh thổ tranh chấp tại biển Đông.


Ông Pangilinan nói thêm: “Cuối cùng, họ sẽ hành động vì lợi ích của bản thân họ chứ không phải chúng ta – tương tự như với Trung Quốc”.

Nghị sĩ Pangilinan cũng nhấn mạnh, Philippines chỉ có thể dựa vào chính mình để bảo vệ lợi ích tại biển Đông.

Nghị sĩ Philippines: Đừng ảo tưởng với Mỹ về biển Đông!
Bộ Quốc phòng Philippines báo cáo về việc tàu hải giám của Lực lượng giám sát hàng hải Trung Quốc (CMS) hiện diện tại Iroquois (Amy Douglas) Bank, cách bờ biển Palawan, Philippines 125 hải lý.

Trong Chương trình Năng lượng Tái tạo Quốc gia được tổ chức tại thành phố Makati hôm thứ Ba (14/6) dưới sự hỗ trợ của Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Philippines Thomas đã tuyên bố, Mỹ sẽ đứng về phía Philippines trong mọi vấn đề, bao gồm cả vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

"Tôi muốn đảm bảo với các bạn rằng – trong mọi vấn đề, chúng tôi sẽ sát cánh cùng Philippines. Philippines và Mỹ là đồng minh theo hiệp ước chiến lược. Chúng ta sẽ tiếp tục tư vấn và làm việc với nhau về mọi vấn đề, kể cả vấn đề Biển Đông”.

Tuyên bố của Đại sứ Mỹ được đưa ra sau khi Thư ký điều hành phủ Tổng thống Philippines, ông Paquito Ochoa Jr cho biết, Philippines có thể sử dụng Hiệp ước Tương trợ Quốc phòng (MDT) với Mỹ trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Tổng thống Aquino khi đó đã gửi lời cảm ơn đến ông Thomas, đồng thời nói rằng sự hiện diện của MDT cùng với Mỹ “đảm bảo tất cả các bên có quyền tự do hàng hải, nhưng phải tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Trước đó, Trung Quốc đã cảnh báo các nước không liên quan tránh can thiệp vào vấn đề tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, đồng thời chỉ trích sự can thiệp của Mỹ.

Theo Philstar, hải quân Philippines vừa dỡ bỏ những chiếc cột không rõ nguồn gốc lắp đặt tại ba bãi đá ngầm mà nước này khẳng định chủ quyền ở biển Đông. Việc tháo bỏ các cột trụ này đã diễn ra từ tháng Năm, trước khi chính phủ Philippines cáo buộc Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp.

Tuy nhiên, phát ngôn viên hải quân Philippines Omar Tonsay khẳng định, ông không xác định được bên nào cắm những cột gỗ mà họ đã bỏ đi.

Phương Mai (Theo Philstar)


Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?

01/06/2011 16:00

(VTC News) - Sự việc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên can thiệp việc thăm dò hợp pháp trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam mới đây nằm trong chuỗi bất đồng có xu hướng gia tăng giữa nước này và các quốc gia Đông Nam Á trong vấn đề biển Đông, gây quan ngại cho nhiều nước về hòa bình và an ninh trong và ngoài khu vực.

Để có cái nhìn đa chiều, dưới đây, xin gửi đến độc giả VTC News bài phân tích trên trang AsiaNews.

Sau 15 năm thực hiện các biện pháp ngoại giao kín đáo và kiên nhẫn về những tranh chấp trên biển Đông (tức biển Nam Trung Hoa theo cách gọi quốc tế), cả ASEAN và Trung Quốc đều đang có những dấu hiệu mệt mỏi khi chưa có tiến bộ nào đạt được trong việc hướng đến một nghị quyết hoặc đề án phát triển chung.

Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 2/3 khi tàu thăm dò dầu Philippines MV Veritas Voyager đụng độ tàu tuần tra hải quân Trung Quốc tại khu vực Reed Bank (tức bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa), gần Philippines. Vụ việc đã trở thành tâm điểm của chương trình nghị sự trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt tới Phillipines hồi tuần trước.

Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?

Câu chuyện này ngay lập tức khiến người ta nhớ lại việc Phillipines đã từng đối đầu với Trung Quốc vào tháng 3/1995 sau khi phát hiện ra các cấu trúc mới trong rặng san hô Mischief, dẫn đến việc các nước ASEAN ra một tuyên bố chung lần đầu tiên và và cũng là duy nhất tính tới thời điểm này, thể hiện "sự quan ngại sâu sắc" đối với cách hành xử của Bắc Kinh.

Trong những năm qua, đã có những hy vọng mạnh mẽ rằng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông được đưa ra vào năm 2002 sẽ không chỉ khuyến khích các bên tranh chấp hạn chế các hoạt động gây bất ổn cho toàn bộ khu vực, mà còn giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Nhưng vì một vài lý do, các cam kết lâu dài đối về việc thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác cùng có lợi vẫn tiếp tục là một mục tiêu khó nắm bắt trong hơn 9 năm qua.

Một trở ngại lớn chính là cách hiểu của các bên trong việc thực hiện những quy tắc đã nên ra trong văn kiện năm 2002 - được thông qua khi quan hệ song phương đang ở thời kỳ đỉnh cao. Các bên bao gồm Trung Quốc và một số nước ASEAN là Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines vẫn tiếp tục tranh cãi trong cuộc họp của các quan chức cấp cao gần đây nhất ở Medan, Indonesia.

Với sự căng thẳng hiện tại cùng với những nghi ngờ ngày càng tăng giữa các bên với nhau, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philippines, thì sẽ khó có thể hoàn thiện các quy tắc cho kịp với lễ kỷ niệm lần thứ 10 diễn ra trong năm tới tại Phnom Penh, Campuchia khi nước này tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20.

Quyết tâm tập thể của họ cho thấy rằng, tranh chấp ở biển Đông chính là lợi ích cốt lõi của quốc gia.

Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?
Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tại diễn đàn ARF tháng 7/2010

Hơn cả những gì mà các bên xung đột thừa nhận, môi trường tương đối lành tính mà ASEAN và Trung Quốc đã từng tạo ra trong việc giải quyết vấn đề biển Đông sau vụ Mischief Reef năm 1995 đã chính thức chấm dứt vào cuối tháng 7 vừa qua. Vụ tranh chấp nhận được nhiều sự quan tâm của quốc tế khi Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton công khai đặt vấn đề về tự do và an toàn hàng hải trên biển Đông, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với bản văn kiện của ASEAN.

Hơn nữa, Mỹ cũng đề nghị hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao để tìm ra một giải pháp.

Từ thời điểm đó, Trung Quốc và ASEAN biết rõ rằng những bất đồng của họ đã được quốc tế lưu tâm đến - sau khi đã giữ bí mật trong 15 năm qua, khi Trung Quốc được thoải mái đàm phán với ASEAN về các quy tắc mà không có sự can thiệp của những "người chơi" khác.

Trở lại năm 1994, khi Trung Quốc vẫn còn là một đối tác tham vấn của ASEAN, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm đã nói với các đối tác ASEAN tại Brunei Darusalam rằng các nước châu Á phải giải quyết vấn đề của họ theo cách phương Đông.

Phương pháp tiếp cận này có vẻ "không chân thành" và không báo hiệu một điềm lành trong bối cảnh hiện tại. Việc thiếu sự tiến triển và sự hiện diện ngày càng tăng của các bên cũng như các yếu tố nhìn thấy được đã tạo cơ sở quan trọng cho việc tồn tại của các tranh chấp thuộc ASEAN.

Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?
Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội 2010

Tháng 7 năm ngoái tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tỏ rõ sự khó chịu khi vấn đề Biển Đông được đưa ra và thảo luận công khai tại Diễn đàn khu vực ASEAN. Đó là một khởi đầu hoàn toàn mới kể từ khi một cơ chế đặc biệt đã được nhất trí tại cuộc họp ở Hoàng Châu giữa Trung Quốc và ASEAN vào tháng 4 năm 1995, với việc cả 2 bên đồng ý giữ bí mật về vụ tranh chấp. Tại cuộc gặp này, ASEAN lần đầu tiên cùng nhau kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn trong những tuyên bố về vấn đề biển Đông - bao gồm cả đường yêu sách 9 điểm do nước này đưa ra.

Việc thiếu các đáp án và các thực tiễn tốt đẹp hơn dần dần đã khiến các nước ASEAN tham gia tranh chấp từ bỏ các khuôn khổ song phương. Thực tế là vụ tranh chấp năm ngoái đã nhận được sự chú ý rộng rãi hơn của quốc tế cũng một phần do khả năng ngoại giao linh hoạt của nước chủ tịch ASEAN.

Một hệ quả trực tiếp của sự thay đổi này có thể là sự "khách khí" sẽ ít đi trong thái độ và chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN. Bắc Kinh cho rằng lập trường của ASEAN về các quy tắc là "có vấn đề" và ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Với mâu thuẫn của Trung Quốc với ASEAN nói chung, quan hệ giữa một nhóm nước và một cường quốc khu vực này sẽ phải đối mặt với những thử thách quan trọng từ bây giờ. Nếu không có một bộ quy tắc ứng xử có giá trị ràng buộc pháp lý, rất khó để dự đoán trong dài hạn về sự hòa bình và ổn định trên vùng biển của khu vực.

Luật chơi nào cho vấn đề biển Đông ASEAN - Trung Quốc?

Những kế hoạch đang trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh chiến lược mới với sự trỗi dậy của Trung Quốc và hạm đội hải quân của họ, cũng như sự tham gia chủ động của Mỹ ở châu Á. Như vậy, không khó để dự đoán rằng những bên không tham gia tranh chấp hoặc các bên điều phối đều muốn đảm bảo sự an toàn của những tuyến đường biển quan trọng cho các hoạt động buôn bán.

Cuối cùng, nếu các tranh chấp đang diễn ra không được xử lý đúng cách, nó sẽ gây ra những tác động có lớn có sức lan tỏa trong sự cạnh tranh trên nhiều mặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại khu vực này. Philippines là một đồng minh quan trọng của Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đã tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo chồng lấn với Trung Quốc. Chẳng hạn, một cuộc tấn công vũ trang nhỏ ngẫu nhiên trên quần đảo Kalayaan có thể dễ dàng làm xấu đi sự cạnh tranh Mỹ - Trung đang lên.

Chính phủ Philippines tỏ ra khá tự tin vì bất kỳ cuộc tấn công vào một tàu Philippines ở các khu vực thuộc quyền quản lý của họ cũng có nghĩa là một cuộc tấn công trực tiếp nhằm vào Mỹ, theo quy định trong hiệp ước phòng thủ với Mỹ.

Theo AsiaNews
Vũ Mạnh
dịch.

Ký Hiệp định vay gần 50 tỉ JPY cho 2 dự án đường cao tốc

LAODONG:

Thứ Tư, 15.6.2011 | 20:31 (GMT + 7)

Hôm nay 15.6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trương Chí Trung và ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Hà Nội đã ký các Hiệp định vay vốn JICA cho hai dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Đà Nẵng - Quảng Ngãi với tổng trị giá 40,946 tỉ JPY.

Hai dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Đà Nẵng - Quảng Ngãi thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam sẽ hình thành trong tương lai và là những tuyến giao thông huyết mạch rất quan trọng của hai vùng kinh tế trọng điểm Đông nam bộ và Nam trung bộ.

Lễ kí kết vay vốn
Lễ kí Hiệp định vay vốn.

Năm 2011 là năm đánh dấu quá trình 19 năm liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam, với tổng số vốn cam kết hiện nay lên tới hơn 1.491 tỉ JPY và luôn là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Đến nay, một loạt các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như các nhà máy điện Phả Lại, Phú Mỹ, Hàm Thuận - Đa Mi...; các quốc lộ số 5, số 10, số 18, cầu Bãi Cháy, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cảng Hải Phòng, cầu Bính, nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất...

Các dự án được tài trợ bằng vốn vay ODA Nhật Bản đã góp phần rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong những năm vừa qua. Việc tiếp tục cam kết tài trợ cho Việt Nam để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong hoàn cảnh vừa phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và nỗ lực lớn lao của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Minh Nhật

VTV - Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam

VTV
C - K - X
Thứ năm, 16/06/2011, 10:00 GMT+7

Chính phủ Nhật Bản, thông qua Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, ngày 14/6 vừa ký kết với Bộ Tài chính Việt Nam Hiệp định vay vốn lần 1, năm tài khóa 2011 cho 2 dự án hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và đại sứ Tanizaky ký công hàm trao đổi tín dụng ODA lần đầu tiên trong năm tài khóa 2011
Tại cuộc họp báo sau khi Hiệp định được ký kết, Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Văn phòng tại Việt Nam) đã khẳng định: Việt Nam là đối tác chiến lược của Nhật Bản, vì vậy, mặc dù đang gặp nhiều khó khăn trong việc tái thiết sau Thảm họa kép, nhưng Nhật Bản quyết định vẫn tiếp tục cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam.
40,946 tỷ JPY (tương đương hơn 500 triệu USD) được ký giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ được dành để xây dựng 2 dự án đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và dự án từ Đà Nẵng – Quảng Ngãis. Đây là những tuyến giao thông huyết mạch, rất quan trọng của 2 vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đây là khoản vay ODA đầu tiên của Nhật Bản dành cho Việt Nam sau Thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3.
Ông Motonori Tsuno - Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Hà Nội: “Các khoản ODA của các nước Châu Âu dành cho VN chủ yếu là Không hoàn lại. Nên, khi VN đã là nước có thu nhập Trung bình thì các nước Châu Âu sẽ dừng lại dần dần, nhưng Nhật Bản chủ yếu cung cấp ODA cho VN dưới dạng Vốn vay, nên những năm gần đây, chúng tôi tiếp tục mở rộng vốn vay cho phù hợp với quy mô của nền kinh tế VN. Sự phát triển của Việt Nam rất quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á, và cũng sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của Nhật Bản. Mối quan hệ “đối tác chiến lược” Việt Nam – Nhật Bản cũng đã được lãnh đạo cấp cao của 2 nước xác nhận”.
Năm 2011 là năm đánh dấu quá trình 19 năm liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam, không chỉ dưới dạng cấp vốn để xây dựng các công trình, mà còn là hỗ trợ đào tạo nhân lực quản lý và xây dựng các hệ thống thể chế, chính sách. Đây là cơ sở để phía Nhật Bản duy trì và mở rộng hỗ trợ cho Việt Nam.
Ông Motonori Tsuno - Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Hà Nội nói: “Đối với một số công trình, thì việc Giải phóng mặt bằng còn tốn nhiều thời gian. JICA đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các địa phương của Việt Nam, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề này để đẩy nhanh được tiến độ các dự án. Ngoài ra, nền kinh tế ngày càng mở rộng thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng sẽ còn rất lớn. Nếu chỉ dựa vào ODA không thôi thì khó đáp ứng. Nên, với các công trình hạ tầng kỹ thuật mà có khả năng thu hồi vốn cao thì chúng ta nên tính tới việc huy động vốn tư nhân. JICA cũng đang hỗ trợ Chính phủ VN xây dựng, và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách để thực hiện hình thực hợp tác Công – Tư này”.
Vì ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam là vốn vay nên Khả năng trả nợ của Chính phủ Việt Nam cũng đã được phía Nhật Bản tính đến và hòan toàn không lo ngại. Phía Nhật Bản cũng mong muốn và tin tưởng rằng: các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Trong năm tài khóa 2010 vừa qua, số vốn ODA giải ngân được là 92 tỷ Yên - lớn nhất từ trước tới nay.

Tác giả : Cẩm Nhung

Mỹ úp mở về căn cứ không quân bí mật ở Yemen

VTC News:
16/06/2011 08:14

VTC News) - Hàng chục người bị cáo buộc là các tay súng của al-Qaeda đã tấn công vào các trụ sở an ninh và các toà nhà chính phủ ở Huta, thị trấn phía nam của Yemen khiến 2 cảnh sát thiệt mạng, và làm 5 người khác bị thương, các nhân viên y tế và cư dân ở đây cho biết.

Nhiều người dân ở Huta khẳng định cuộc đọ súng ác liệt giữa những kẻ được trang bị vũ khí và cảnh sát ở đây xảy ra vào rạng sáng ngày 15/6 (theo giờ địa phương), quanh các chi nhánh của cục tình báo, ngân hàng trung ương và các toà án trước khi họ tiến về các trang trại ở gần đó.


Mỹ úp mở về căn cứ không quân bí mật ở Yemen
Huta, nơi bị các tay súng được cho là các phần tử khủng bố Al-Qaeda tấn công.

Cuộc tấn công này làm dấy lên những mối lo ngại rằng Huta có thể sẽ bị rơi vào tay những tay súng kia sau khi họ đã chiếm đóng phần lớn thị trấn Zinjibar vào cuối tháng 5 vừa qua. Lực lượng an ninh của Yemen đã được bổ sung nhiều ở Aden do có những mối lo sợ rằng cuộc đụng độ giữa lực lượng quân đội và các tay súng bị cáo buộc là quân của al-Qaeda sẽ lan tới thành phố cảng chiến lược của Yemen.


Theo một quan chức quân sự, đã có ít nhất 81 binh sĩ và cảnh sát đã hi sinh và hơn 200 người khác bị thương trong các cuộc đọ súng ở Zinjibar.

Mỹ gấp rút xây căn cứ không quân bí mật

Mỹ, nước đã đầu tư hàng triệu USD vào Yemen để huấn luyện quân đội chống lại al-Qaeda, vào hôm thứ 3 đã tuyên bố rằng họ đang xây dựng một căn cứ không quân bí mật cho CIA tại một nơi nào đó ở khu vực Gulf để đối phó với lực lượng khủng bố này.

Hãng thông tấn AP đưa tin động thái này được xem như là một sự chuẩn bị cho một “kịch bản trong trường hợp xấu nhất” nếu các nhóm chống đối lại chính sách ngoại giao của Mỹ tại khu vực này giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực hiện tại giữa Tổng thống đương nhiệm của Yemen Ali Abdullah Saleh và các đối thủ của ông.

Không chỉ thế, Nhà Trắng cũng đã tăng thêm số lượng nhân viên CIA ở Yemen đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Mỹ cũng đã đẩy mạnh tiến độ xây dựng căn cứ bí mật cho CIA trên từ khoảng thời gian 2 năm, giờ giảm xuống còn 8 tháng.


Mỹ úp mở về căn cứ không quân bí mật ở Yemen
Nền chính trị ở Yemen đang rơi vào bất ổn

Tuy nhiên, phóng viên Rosalind Jordan của tờ Al Jazeera đưa tin từ Washington cho hay có nhiều thông tin trái ngược nhau về sự liên quan trong tương lai của CIA ở Yemen: “Một quan chức Mỹ đã nói với tờ Al Jazeera rằng họ sẽ xây dựng một căn cứ dành cho máy bay không người lái ở một nơi nào đó trên đất Yemen. Nhưng cũng có các quan chức Mỹ khác nhìn chung đều nói rằng không có chuyện đó. Do vậy vẫn chưa thể khẳng định xem liệu các thông tin về sự việc này có chính xác như lời quan chức trên nói hay đơn giản chỉ là các nhà chức trách kia đang cố gắng chuyển hướng chú ý của dư luận từ thông tin này”.


Theo yêu cầu của các quan chức Mỹ, hãng AP đã không đưa tin về vị trí chính xác của căn cứ bí mật này. Tuy nhiên, Mỹ đã từng tiến hành các cuộc không kích chống lại lực lượng khủng bố al-Qaeda trên đất Yemen khi được sự chấp thuận của chính quyền Saleh kể từ năm 2009.

Các nhà phân tích cho rằng lực lượng khủng bố al-Qaeda đang lợi dụng tình trạng bất ổn định chính trị ở đây để lên nắm quyền lực và xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ của quốc gia thuộc Gulf này.

Kiều Vui (tổng hợp)

Syria cho phép đoàn nhà báo thăm điểm xung đột

Vietnam+ (VietnamPlus)
16/06/2011 | 13:58:00

Người biểu tình ở Syria.

Các quan chức Syria ngày 15/6 đã cho phép một phái đoàn gồm 20 nhà báo tới xem xét và đánh giá tình hình tại các địa điểm diễn ra biểu tình chống và ủng hộ chính quyền gần thị trấn Jisr al-Shughur ở miền Bắc nước này.

Quyết định trên đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều chỉ trích cho rằng chính quyền Syria đã trấn áp làm nhiều người biểu tình thiệt mạng.

Hãng thông tấn SANA của Syria trước đó cho biết các nhóm vũ trang đã thực hiện nhiều cuộc tấn công khiến nhiều nhân viên an ninh tại thị trấn trên thiệt mạng. Trong khi đó, phe đối lập lại cho rằng các thi thể được tìm thấy là của những người biểu tình không được trang bị vũ khí.

Khu vực Gi An Sugu trở thành điểm nóng kể từ ngày 10/6, đặc biệt sau khi quân đội Syria giành quyền kiểm soát thị trấn này từ ngày 12/6.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng ngày 15/6 đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar an-Assad tiến hành cải cách.

Trong một phát biểu đưa ra tại Urugoay trong chuyến công du Nam Mỹ một tuần, ông Ban Ki-moon đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Syria, đồng thời kêu gọi chính quyền nước này bảo vệ và lắng nghe tiếng nói của người dân, tiến hành cải cách trước khi quá muộn.

Kể từ giữa tháng Ba tới nay, đã có hơn 1.200 người thiệt mạng, 10.000 người bị bắt giữ tại Syria sau các cuộc biểu tình gây xung đột trên khắp cả nước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Séc rút khỏi kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ

Tiền Phong Online:
13:28 | 16/06/2011

TPO - Phát biểu với AP hôm 14 - 6, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Cộng hòa Séc cho biết, nước này rút khỏi các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Bộ trưởng Bộ quốc phòng Séc- Alexander Vondra - Ảnh: AP
Bộ trưởng Bộ quốc phòng Séc- Alexander Vondra - Ảnh: AP.

Từ thời tổng thống Bush còn đương nhiệm, Washington đề nghị xây dựng 10 trạm tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và hệ thống radar tân tiến ở Cộng hóa Séc, nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Iran.

Nhưng, khi ông Obama trở thành tổng thống Mỹ, kế hoạch này được hoãn lại từ tháng 9-2009. Chính phủ Mỹ đã lên kế hoạch quy mô nhỏ hơn trong việc hợp tác với Cộng hòa Séc. Cụ thể, Séc đóng vai trò trung tâm cảnh báo, tức chỉ thu thập và đánh giá thông tin từ những vệ tinh để phát hiện tên lửa nhắm vào lãnh thổ các nước thuộc Khối Liên minh Bắc đại Tây dương (NATO).

Bộ trưởng Bộ quốc phòng Séc Alexander Vondra tỏ vẻ tự ái khi nói với hãng tin AP sau cuộc hội đàm với Thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ - William Lynn - rằng, Cộng hòa Séc muốn tham gia, nhưng tuyệt đối không theo cách này. "Họ đã đề nghị với chúng tôi về vấn đề đó và chúng tôi đã từ chối một cách nhã nhặn".

Ông Vondra và Lynn đã trả lời trong cuộc họp báo trước đó rằng, lý do chính mà Séc rút lui vai trò trung tâm cảnh báo vì hệ thống mới của NATO có thay đổi. Séc muốn có vai trò lớn hơn trong các hợp tác tương lai.

Vũ Kiều
Theo AP

Hy Lạp: Biểu tình lớn, chính phủ xin từ chức

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 16/06/2011, 10:15 (GMT+7)

TTO - Những người biểu tình đầy giận dữ đã đẩy chính phủ Hy Lạp đến bờ vực sụp đổ vào ngày thứ Tư, gửi đi một lời cảnh báo cho cả châu Âu rằng cắt giảm chi ngân sách để đối phó với khủng hoảng nợ công có thể vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ công chúng.

Người biểu tình phía trước tòa nhà quốc hội Hy Lạp - Ảnh: AFP

Reuters ghi nhận hàng nghìn người đã tràn xuống các đường phố ở trung tâm Athens để ngăn cản các nghị sĩ Hy Lạp thảo luận về những biện pháp thắt lưng buộc bụng mà châu Âu yêu cầu nước này thực hiện để tránh lâm vào phá sản. Những cuộc tụ tập sau đó đã biến thành bạo động khi người biểu tình ném chai lọ, gạch đá và bom tự tạo vào lực lượng cảnh sát chống bạo động.

Trước tình hình này, Thủ tướng George Papandreou đã lên tiếng đề nghị từ chức để đảm bảo sự đoàn kết trong chính phủ.

Hiện Liên minh châu Âu (EU) đang yêu cầu những khoản cắt giảm lớn từ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha để đổi lấy những khoản viện trợ trả nợ công đáo hạn. Tây Ban Nha và Ý cũng đã phải thông qua các giải pháp cắt giảm chi tiêu quy mô lớn.

Tại Athens, chính quyền Đảng Xã hội của ông Papandreou đang tìm kiếm sự chấp thuận của quốc hội để cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, giảm lương khu vực công và bán tài sản nhà nước. Ông Papandreou nói gói giải pháp này là sống còn nếu Hy Lạp muốn nhận thêm giải ngân từ khoản viện trợ trị giá 146 tỉ USD của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Nhưng các lãnh đạo đối lập nói họ muốn ông Papandreou từ chức và thương lượng lại khoản cứu trợ. Sau khi đề nghị sẽ ra đi để đảm bảo đoàn kết trong chính phủ, ông Papandreou nói trên đài truyền hình quốc gia rằng ông sẽ cải tổ lại nội các để tìm thêm sự đồng thuận từ quốc hội.

“Tôi đã đưa ra nhiều đề nghị cho các đảng chính trị để đạt được sự nhất trí. Hôm nay tôi sẽ bắt đầu một nỗ lực mới”, ông Papandreou, lên nắm quyền từ năm 2009, nói.

Phẫn nộ trước các kế hoạch cắt giảm chi tiêu công, hàng nghìn người Hy Lạp đã tụ tập ở quảng trường Syntagma ở trung tâm Athens trong ba tuần qua để phản đối. Ngày thứ Tư, số người biểu tình lên tới khoảng 30.000 người, bao gồm các thành viên của hai liên đoàn lao động lớn nhất nước. Sau khi biểu tình bùng phát thành bạo động, ít nhất 12 người bị bắt giữ.

H.MINH

Hàn-Triều kêu gọi thực thi Tuyên bố chung 15/6

Vietnam+ (VietnamPlus)
16/06/2011 | 10:30:00

(Nguồn: Internet)

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết giới chức nước này và Hàn Quốc ngày 15/6 đã ra thông cáo kỷ niệm 11 năm ngày ký kết Tuyên bố chung 15/6 thúc đẩy thống nhất hai miền Triều Tiên.

Trong thông cáo trên, Hàn Quốc, Triều Tiên và các Ủy ban Thực thi Tuyên bố chung 15/6 đã kêu gọi toàn thể nhân dân hai miền Triều Tiên đoàn kết thực thi tuyên bố này.

Thông cáo nêu rõ việc thông qua tuyên bố trên là một sự kiện lớn giúp thay thế lịch sử chia rẽ dân tộc bằng một thời kỳ mới hòa giải, đoàn kết, hòa bình và thống nhất; nhấn mạnh rằng việc thực thi Tuyên bố chung 15/6 là cách duy nhất để giải quyết căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên, vốn đang gần tới một cuộc xung đột vũ trang.

Thông cáo cũng cho biết các ủy ban sẽ đi đầu trong việc thúc đẩy hòa giải và đoàn kết dân tộc, từ đó đạt hòa bình và thống nhất hai miền.

Bản Tuyên bố chung nói trên đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc khi đó, ông Kim Dae-jung ký ngày 15/6/2000 tại Bình Nhưỡng.

Hoạt động kỷ niệm trên diễn ra sau khi Hàn Quốc kêu gọi sớm nối lại các cuộc đàm phán liên Triều./.

(TTXVN/Vietnam+)

Al Qaeda có thủ lĩnh mới thay bin Laden

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Năm, 16/06/2011, 16:39 (GMT+7)

TTO - Ngày 16-6, Al-Qaeda đã đề cử Ayman al-Zawahiri là thủ lĩnh mới của tổ chức này thay thế Osama bin Laden và thề sẽ tiếp tục cuộc thánh chiến chống lại Mỹ và Israel.

Ayman al-Zawahiri (phải) trong một cuộc gặp cố thủ lĩnh Al-Qeada Osama bin-Laden (trái)

"Bộ tổng chỉ huy của Al-Qaeda cho biết, sau khi đã bàn bạc và thống nhất đề cử Sheikh Ayman al-Zawahiri là thủ lĩnh của tổ chức", mạng người thánh chiến tuyên bố trên trang web của Hồi giáo trong cùng ngày.

Tuyên bố cho rằng dưới sự lãnh đạo của Zawahiri, Al-Qaeda sẽ tiếp tục cuộc thánh chiến chống lại Mỹ và Israel và cuộc chiến sẽ tiếp tục cho đến khi nào những “kẻ thù xâm lăng” rời khỏi vùng đất Hồi Giáo.

"Chúng tôi ủng hộ những cuộc nổi dậy của nhân dân Hồi giáo chống lại các quan chức bạo ngược và tham nhũng đã khiến cho đất nước chúng tôi đang chịu đựng như ở Ai Cập, Tunisia, Libya Yemen, Syria và Morocco", tuyên bố trên ám chỉ làn sóng biểu tình đã xảy ra ở các nước Trung Đông và Bắc Phi từ tháng 12-2010.

Al-Qaeda đã kêu gọi các thế lực có liên quan đến những cuộc nổi dậy trên tiếp tục cuộc chiến của họ cho đến khi lật đổ được các đế chế tham nhũng mà Al-Qaeda cáo buộc chính phương Tây gây ra.

Zawahiri, nhân vật số hai của Al-Qeada trong thời gian dài, là một nhà phẫu thuật 60 tuổi người Ai Cập. Cũng giống như Osam bin-Laden, Zawahiri đã ở ẩn kể từ khi Mỹ tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố sau ngày 11-9-2001.

Zawahiri là người mà Mỹ đang muốn bắt nhất, ông đã bị cầm tù ở Ai Cập trong ba năm với cáo buộc liên quan đến vụ ám sát cưu tổng thống Ai Cập Anwar Sadat năm 1981 và vụ thảm sát khách du lịc ở Luxor hồi năm 1997.

MỸ LOAN (theo AFP, Reuters)


Thứ Tư, 15/06/2011, 12:50 (GMT+7)

Pakistan bắt người báo tin về Bin Laden cho CIA

TTO - Báo New York Times hôm nay 15-6 đăng tin tình báo Pakistan đã bắt năm người cung cấp thông tin cho CIA về khu trú ẩn của Osama Bin Laden dẫn tới chiến dịch đơn phương tiêu diệt tên trùm khủng bố này của đặc nhiệm Mỹ.

Toàn cảnh khu nhà mà Osama Bin Laden đã trú ẩn tại Abbottabad, Pakistan - Ảnh: Getty Images

Trong số những người bị bắt, New York Times cho biết có người chủ căn nhà mà CIA đã thuê để quan sát khu ẩn náu của Bin Laden và một sĩ quan quân đội đã sao chép giấy tờ cho những chiếc xe ra vào khu nhà của Bin Laden.

Số phận của những người bị bắt hiện chưa rõ ràng. Trả lời phỏng vấn New York Times, đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Husain Haqqani cho biết, tình báo CIA và Pakistan vẫn đang hợp tác tốt với nhau, "lúc này không phải thời điểm thích hợp để công bố nhiều chi tiết quá".

Một số quan chức tại Washington lo ngại vụ bắt giữ này có thể là một dấu hiệu khác trong bất đồng giữa Mỹ và Pakistan về cuộc chiến chống khủng bố.

Trong chuyến công du Pakistan vào cuối tuần qua để thảo luận việc hàn gắn mối quan hệ Pakistan -Mỹ đã bị tổn hại nghiêm trọng sau vụ biệt kích Mỹ đột kích nơi ẩn náu của trùm khủng bố Osama Bin Laden, New York Times cho biết giám đốc CIA Leon Pannetta đã đặt vấn đề về việc bắt giữ những người chỉ điểm với cơ quan tình báo và quân sự Pakistan.

Cũng trong tuần qua, tại một cuộc họp báo nhanh do Ủy ban Tình báo Thượng viện tổ chức, phó giám đốc CIA Michael Morell đã xếp hạng mức độ hợp tác giữa Pakistan với Mỹ trong hoạt động chống khủng bố ở mức 3 trong thang đo từ 1-10. Tuy vậy, nhiều quan chức Mỹ khuyến cáo câu trả lời của ông Morell chỉ mang tính nhất thời chứ không phản ánh tổng thể đánh giá của chính quyền về quan hệ hai nước.

TẤN KHOA

Diễn đàn hacker Việt bị hacker TQ tấn công

VietNamNet
- Tuy không bị xâm nhập và thay đổi nội dung hệ thống, nhưng website của HVA, một trong các diễn đàn hacker lớn nhất tại Việt Nam mới đây cũng thông báo bị tấn công từ chối dịch vụ DDOS tới 2 lần chỉ trong nửa đầu tháng 6/2011.




Đêm 4/6/2011, diễn đàn HVA tại địa chỉ hvaonline.net không thể truy cập được vì quá tải. Sáng 5/6, trên trang chủ HVA xuất hiện thông báo của ban quản trị diễn đàn: "Hôm nay (5/6/2011) khoảng 1:35pm (giờ VN) diễn đàn HVA bị sự cố trên đĩa cứng và cũng trong khoảng thời gian này, diễn đàn bị một lượng DDoS rất lớn ập vào. Theo tường trình của nhà cung cấp dịch vụ, có khoảng 2.5Gbps traffic ập vào và làm bão hòa hoàn toàn đường truyền đến máy chủ HVA. Hệ thống bảo vệ của nhà cung cấp tự động ngắt và cản trọn bộ traffic đến máy chủ của HVA cho nên không có ai có thể vào diễn đàn được."

Cũng theo thông báo của Ban quản trị diễn đàn HVA, báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ hosting cho thấy phần lớn các địa chỉ IP tấn công từ chối dịch vụ DDOS có nguồn từ Trung Quốc. Trong mạng lưới các máy tính tham gia tấn công (botnet) cũng có cả một số dải IP của Việt Nam. Điều này chứng tỏ không ít máy cá nhân ở Việt Nam đã bị nhiễm virus và trở thành máy tính ma (zombies) tham gia vào botnet của hacker Trung Quốc.

Đợt tấn công từ chối dịch vụ thứ 2 dội vào diễn đàn HVA diễn ra vào khoảng 23h ngày 12/6. Do sử dụng dịch vụ hosting nước ngoài nên của nhà cung cấp đã chặn mọi truy cập vào diễn đàn HVA để ngăn chặn máy chủ bị quá tải, khiến HVA không thể truy cập được từ 23h ngày 12/6 đến 4h sáng ngày 13/6.

Việc "dội bom" DDOS vào diễn đàn HVA ở tên miền .net cho thấy hacker Trung Quốc không chỉ tấn công lấy số lượng nhằm vào các website .vn như hồi đầu tháng 6, mà đã chuyển sang chọn lọc các mục tiêu tấn công mang tính thị uy hơn. Việc Báo điện tử Tin nhanh Năng lượng mới và một trang web thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam bị hack mới đây cũng thể hiện rõ sự chuyển hướng này.


Trong lĩnh vực an ninh mạng, hình thức tấn công từ chối dịch vụ DDOS thường bị coi là hạ đẳng nhất vì không thể xâm nhập hệ thống được nên phá hoại bằng cách nhồi một lượng lớn truy cập vào khiến máy chủ hosting website không thể đáp ứng được và bị quá tải. Việc phải sử dụng hình thức DDOS cho thấy hacker Trung Quốc vẫn chưa thành công trong việc xâm nhập hệ thống hay can thiệp vào nội dung của HVA.

Trước đây, diễn đàn HVA cũng từng vài lần bị hacker cướp tên miền và tấn công, nhưng thủ phạm đều là các nhóm hacker Việt Nam khác muốn thể hiện. Từ cuối năm 2005 đến 2006, một loạt vụ tấn công DDOS cũng khiến diễn đàn HVA hoạt động chập chờn trong thời gian dài. Thủ phạm sau đó được xác định là DantruongX, một hacker Việt Nam sử dụng phương thức xflash (treo một file flash lên một website có nhiều người truy cập để huy động tất cả các máy tính mở website đó tham gia cuộc tấn công DDOS).

Huy Phong

Hai vụ nổ rung chuyển thủ đô Libya

VnExpress:
Thứ tư, 15/6/2011, 07:54 GMT+7

Thành phố Tripoli rung chuyển bởi hai vụ nổ đêm qua khi liên quân do NATO dẫn đầu nối lại các cuộc tấn công nhằm vào thủ đô Libya sau 3 ngày tạm ngưng chiến dịch.
Thành viên phe đối lập giơ tờ truyền đơn của NATO ở gần thành phố Misrata. Ảnh: AP.
Thành viên phe đối lập giơ tờ truyền đơn của NATO dọa không kích ở gần thành phố Misrata. Ảnh: AP.

AFP cho biết tiếng nổ vang lên vào khoảng 11h30 đêm qua. Các nhân chứng nhìn thấy cột khói đen bốc lên tại địa điểm cách trung tâm thành phố không xa.

Hãng thông tấn Jana của Libya đưa tin ngay sau đó rằng NATO nhắm vào các mục tiêu dân sự và khiến một số nhà của dân thường bốc cháy. Hãng này cũng nói một số người đã bị thương song không cho biết rõ chi tiết.

Trước đó, khói bốc lên gần khu dinh thự của đại tá Moammar Gadhafi song vẫn chưa rõ mục tiêu lần này là gì. NATO thường xuyên nhắm vào khu vực bên trong và xung quanh khu dinh thự.

NATO nối lại các cuộc không kích Tripoli

Trong một diễn biến khác, ở Zlitan, cách thủ đô Tripoli khoảng 135 km về phía tây, lực lượng NATO rải truyền đơn, có in biểu tượng NATO cùng với hình ảnh một chiếc trực thăng tấn công Apache và xe tăng bốc cháy. Dòng chữ bằng tiếng Ả rập trên đó viết: "Không còn nơi nào lẩn trốn nữa. Nếu các anh tiếp tục đe dọa dân thường, các anh sẽ bị tiêu diệt".

Thủ đô Libya và vùng ngoại ô phụ cận trở thành mục tiêu gần như hàng ngày của NATO kể từ khi lực lượng này bắt đầu chiến dịch ở quốc gia Bắc Phi hồi cuối tháng 3.

Mai Trang

Philippines 'trăm phương ngàn kế' đối chọi Trung Quốc

BAODATVIET.VN
Cập nhật lúc :8:46 AM, 15/06/2011
Trong bối cảnh biển Đông tiếp tục "nổi sóng", Trung Quốc cử nhiều tàu chiến tới vùng biển Đông Bắc Philippines, khiến tình hình càng căng thẳng.

Biển Đông những tuần qua không ngừng dậy sóng bởi các cuộc “đấu khẩu”, tranh chấp chủ quyền nảy lửa giữa Trung Quốc và Philippines.

Trước những tuyên bố cứng rắn của Bắc Kinh, Manila cũng chứng tỏ khả năng “đáp trả” đáng gờm với hàng loạt những cáo buộc và động thái mang tính dằn mặt, tấn công dồn dập vào "rồng Trung Quốc".

Giới phân tích nhận định, Manila thực sự nổi lên như một đối thủ “cứng đầu” và khá “linh hoạt” với việc sử dụng “trăm phương ngàn kế” đối chọi lại Bắc kinh, từ những chiến lược ngoại giao, quân sự tới thương mại…

“Đánh đòn phủ đầu” bằng các tuyên bố ngoại giao

Mâu thuẫn giữa hai nước thực sự bùng phát vào những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 này. Theo thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), tàu hải giám và hải quân Trung Quốc ở gần Iroquois Reef-Amy Douglas Bank ngày 21/5 tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng nên một số lượng không xác định cột trụ, thả phao ở gần Iroquois Bank. DFA khẳng định, khu vực này “hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines”.

Philippines liên tiếp cáo buộc những động thái "xâm phạm chủ quyền" trên biển Đông của Trung Quốc.
Theo RFI, ngày 2/6, Manila tiếp tục cáo buộc Hải quân Trung Quốc nổ súng vào ngư dân, hù dọa một tàu thăm dò dầu khí, xây các trạm gác và một phao trong khu vực thuộc chủ quyền lãnh hải của Philippines.

Manila khẳng định trên các phương tiện truyền thông nước này: “Những hành động của tàu Trung Quốc cản trở hoạt động đánh cá chính đáng và bình thường của ngư dân Philippines trong vùng và phá hoại hòa bình, ổn định khu vực“.

Ngày 7/6, Ngoại trưởng Albert del Rosario lại gay gắt chỉ trích Trung Quốc “vi phạm thô bạo” thỏa thuận năm 2002 giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN nhằm ngăn chặn các vụ xung đột tại quần đảo Trường Sa trên biển Đông.

Chính quyền Philippines cho rằng, họ có đủ tài liệu cho thấy, từ tháng 2 đến nay, Bắc Kinh ít nhất 6 lần xâm phạm vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Vụ xâm phạm nghiêm trọng nhất là ngày 25/2, một tàu hải quân của Trung Quóc nổ súng nhằm xua đuổi các ngư dân Philippines từ Jackson Atoll, khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Manila tuyên bố chủ quyền.

“Luật pháp quốc tế được đưa ra nhằm đem lại sự công bằng về chính trị, kinh tế và quân sự đối với các nước trên thế giới. Việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp sẽ không bao giờ được chấp nhận”, Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh.

Giới phân tích nhận định, đòn “ăn miếng – trả miếng” dồn dập bằng các tuyên bố ngoại giao của Manila thời gian qua chứng tỏ, Philippines đang nổi lên như một đối thủ đáng gờm và “khá hung hăng” trong cuộc đối chọi với một Trung Quốc đang tự cho mình là siêu cường biển.

Mời mọc Washington vào biển Đông

Quá phật lòng trước những tuyên bố và hành động “khẳng định chủ quyền” trên biển Đông của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 7/6 lên tiếng “cổ vũ” Mỹ lập căn cứ quân sự tại vùng biển đang “nổi sóng” này.

Đây được xem là đòn chí mạng giáng vào Bắc Kinh, diễn ra trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển Đông giữa Trung Quốc - Philippines đang “căng như dây đàn”.

Theo Reuters, đáp trả các tuyên bố cứng rắn của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin không ngần ngại ra lời kêu gọi: “Philippines ủng hộ Mỹ đưa quân đội tới đồn trú tại biển Đông, vì lợi ích căn bản của Washington liên quan trực tiếp tới vùng biển này”.

Manila ngỏ ý hoan nghênh Washington đồn trú quân sự tại biển Đông.
Ông Gazmin cũng nhấn mạnh thêm: “Sự xuất hiện của lực lượng quân sự Mỹ sẽ góp phần đáng kể trong việc ngăn chặn bất kỳ hành động phi pháp nào tại đây. Washington thừa hiểu, tự do, hòa bình và ổn định trên biển Đông - con đường hàng hải thương mại lớn thứ 2 thế giới có quan hệ trực tiếp tới lợi ích chiến lược của Mỹ”.

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines gay gắt chỉ trích: “Hành động gây hấn của tàu Trung Quốc xâm phạm lợi ích của Philippines, phá vỡ hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc - ASEAN vào năm 2002”.

Tỉnh trưởng Philippines kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc

Không chỉ dùng các cáo buộc ngoại giao để tạo hiệu ứng dư luận phản đối Trung Quốc hay lên tiếng kêu gọi Washington đồn trú tại biển Đông nhằm củng cố sức mạnh quân sự trên biển, hôm qua, giới truyền thông Phillippines lại tiết lộ, một quan chức Chính phủ nước này lên tiếng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.

Theo tờ Philippines Daily, ông Saar Hida, tỉnh trưởng tỉnh Alberta trong hoạt động kỷ niệm ngày độc lập vào 12/6 lên tiếng kêu gọi: “Hãy tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Người Philippines dùng hàng Philippines. Chúng tôi muốn dùng cách này để phản đối Bắc Kinh. Chúng tôi muốn bảo vệ xã hội và con cái mình khỏi những mối nguy hàng giả, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa”.

Liệu Manila đang toan tính dằn mặt Bắc Kinh bằng các biện pháp thương mại?
Ông này cũng hy vọng tầng lớp "tinh hoa", những người có thu nhập cao của Philippines nên từ bỏ các kế hoạch mua sắm hoặc du lịch tại Đại lục, Hong Kong và Ma Cao.

Theo tỉnh trưởng tỉnh Alberta, thương mại là biện pháp hữu hiệu để đối phó với những động thái “xâm lược” trên biển Đông của “rồng Trung Quốc”.

Saar Hida cũng cho rằng: “Manila không cần dựa dẫm vào bất kỳ lực lượng ngoại quốc nào, vì Philippines là một một dân tộc, một quốc gia độc lập. Ỷ lại vào thế lực bên ngoài sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của đất nước”.

Tờ Buổi sáng Philippines tiết lộ, Saar Hida là một chuyên gia kinh tế, cũng là một đồng minh tin cậy của Tổng thống Aquino.

>> ‘Giận’ Trung Quốc, Philippines mời Mỹ vào biển Đông
>> 'TQ vi phạm thô bạo thỏa thuận biển Đông'
>> Philippines cáo buộc Trung Quốc phá hoại hòa bình và ổn định châu Á
>> Philippines ‘lên gân’ với Trung Quốc về biển Đông
Mai Anh (tổng hợp)

Thứ Tư, 15/06/2011, 09:42 (GMT+7)

Mỹ tập trận hải quân với các nước ASEAN

TTO - Một cuộc tập trận hải quân do Mỹ điều phối ở biển Sulu, thuộc phía tây nam Philippines và giáp với biển Đông có mặt năm thành viên của Tổ chức Các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu vào ngày 14-6.

Nhật báo Philippines Daily Inquirer cho biết trong 10 ngày tới, các lực lượng hải quân từ Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan sẽ cùng Mỹ tập trận ở khu vực biển Sulu, eo biển Malacca và biển Celebes.

>> Thăm tàu sân bay Mỹ
>>
Tàu chiến Mỹ USS Chung Hoon tới biển Đông

Tàu USS Chung Hoon của Mỹ (phải) đã tới vùng biển Philippines - Ảnh: AP

Cuộc tập trận hải quân sẽ được tiếp nối bằng tập trận huấn luyện hải quân chỉ riêng giữa Philippines và Mỹ ở biển Sulu.

Cuộc huấn luyện với tên gọi Hợp tác sẵn sàng và huấn luyện trên biển (Carat) dự kiến diễn ra từ 28-6 tới 8-7 tại vùng biển phía đông Palawan, Philippines với sự tham gia của năm tàu chiến, 1.000 lính hải quân Philippines và 3.000 lính hải quân phía Mỹ, sáu tàu chiến và ba tàu sân bay.

Trong khi đó, cuộc tập trận đã diễn ra, Hợp tác và huấn luyện Đông Nam Á (Seacat), là một cuộc tập trận thường niên do Mỹ khởi xướng với các nước trong khu vực, bao gồm huấn luyện chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia "và các mối đe dọa khác trên biển".

Inquirer dẫn lời một người phát ngôn hải quân Philippines nói các cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ những căng thẳng gần đây giữa Philippines và Trung Quốc trên biển Đông.

Cuộc tập trận cũng trùng với chuyến thăm của tư lệnh hải quân Philippines, phó đô đốc Alexander Pama tới căn cứ hải quân Tây Palawan, chuyến đi đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức vào tháng 1. Ông Pama dự kiến sẽ thăm Apolinario Jalandoon, tổng hành dinh của căn cứ hải quân Tây Palawan, cũng như một căn cứ khác ở vịnh Oyster.

Thuyền trưởng Sebastian Pan, người đứng đầu cuộc tập trận bên phía Philippines, nói ba tàu hải quân của nước này sẽ tham gia Seacat năm nay. “Cuộc tập trận sẽ bao gồm các lực lượng trên bộ, trên không và đặc nhiệm để thăm dò, theo dõi và đối phó với các mối đe dọa trên biển với sự tham gia của hải quân các nước”.

Về phía Mỹ, Inquirer cho biết sẽ có ba tàu chiến tham gia cuộc tập trận. “Cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ trước - thiếu tá Omar Tonsay thuộc hải quân Philippines nói - Nó đã tiến hành được hơn 10 năm tính đến nay. Năm ngoái là ở Zambales, năm nay là ở Palawan và năm sau sẽ là Zamboanga”. Những tàu chiến Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận bao gồm các khu trục hạm USS Chung Hoon và USS Howard, cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.

H.MINH


Thứ Ba, 14/06/2011, 23:14 (GMT+7)

280 tàu cá xa bờ Bình Định được gắn thiết bị vệ tinh

TTO - Chiều 14-6, bà Mai Kim Thi, chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, cho biết Bộ NN&PTNT vừa quyết định cấp cho Bình Định 280 thiết bị vệ tinh để gắn lên các tàu cá đánh bắt xa bờ.

Việc này giúp ngư dân chủ động đón nhận các thông tin về các cơn bão, áp thấp nhiệt đới… từ đất liền. Đồng thời, đất liền cũng có thể liên tục theo dõi tọa độ chính xác của từng con tàu trên biển 24/24 giờ, hỗ trợ thông tin tốc độ và hướng đi của tàu…

Theo bà Thi, các tàu cá được ưu tiên gắn thiết bị vệ tinh là tàu có công suất từ 90 CV trở lên, thường xuyên đánh bắt xa bờ và đánh bắt theo tổ, nhóm…

Theo kế hoạch, đầu tháng 9 Bộ NN&PTNT sẽ triển khai lắp đặt đợt đầu cho tàu cá các tỉnh miền Trung trên tổng số 3.000 thiết bị vệ tinh được gắn miễn phí trên tàu cá đánh bắt xa bờ của 28 tỉnh thành ven biển.

Việc gắn thiết bị vệ tinh trên tàu cá nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý các hoạt động khai thác hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia các vùng biển, đảo của Việt Nam.

N.TRẦN

Mở cửa cho đánh bắt xa bờ

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Tư, 15/06/2011, 07:54 (GMT+7)

TT - Việt Nam cần có chính sách tốt để chuyển đổi theo hướng thu gọn việc đánh bắt thủy sản ven bờ, đầu tư nhiều hơn cho đánh bắt xa bờ.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Ảnh: V.V.Thành

"Với trình độ của chúng ta hiện nay mà cứ đóng cửa thì rất khó thay đổi được công nghệ"

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, trưởng nhóm tư vấn xây dựng chương trình xuất khẩu thủy sản đến năm 2015, định hướng 2020) cho biết như trên trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 14-6. Bà Hồng Minh nói:

- Trong ba trụ cột là khai thác, nuôi trồng và chế biến thì nhiều năm nay khai thác vẫn yếu nhất. Đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm. Có thể nói lực lượng, trình độ và năng lực đánh bắt xa bờ của ta thua thế giới, thua ngay cả các nước trong khu vực.

Cụ thể các điều kiện cơ sở hạ tầng như cảng cá, chợ cá, tàu thuyền, nơi tránh trú bão... đều hạn chế. Trong khi việc đánh bắt xa bờ của các nước đã bỏ qua tàu gỗ, thay bằng tàu sắt, tàu bằng vật liệu composite cùng với thiết bị hiện đại để vươn ra đại dương thì chúng ta vẫn ra khơi bằng tàu gỗ rất nhiều và công nghệ đánh bắt chậm thay đổi.

* Nghĩa là vừa qua số lượng tàu đánh bắt xa bờ có thể nhiều lên nhưng chất lượng chưa được cải thiện tương ứng?

- Đúng vậy. Việc đánh bắt xa bờ cần được tổ chức chặt chẽ, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, thiết bị cải tiến liên tục, vốn nhiều, nhưng ở nước ta đánh bắt xa bờ vẫn là “nghề cá nhân dân”, tức là dựa vào kinh nghiệm, truyền thống, thói quen của người dân là chính. Chúng ta đã có chiến lược phát triển thủy sản nhưng thiếu các chính sách cụ thể. Thật ra chúng ta từng có chương trình cho vay để đóng tàu đánh bắt xa bờ, nhưng cách quản lý không đáp ứng được yêu cầu.

* Từ sự không thành công của chương trình cho vay để đóng tàu đánh bắt xa bờ, theo bà, cần làm gì để Việt Nam có được những đội tàu đánh bắt xa bờ ngang tầm khu vực và thế giới?

- Trước đây chúng ta đã mở cửa cho một số quốc gia trong khu vực đầu tư vào lĩnh vực đánh bắt xa bờ, nhưng về sau nảy sinh vấn đề không hay nên đã có rút kinh nghiệm theo hướng hạn chế lại. Quan điểm của tôi là nên mở cửa có chọn lọc, đơn giản vì nếu không mở cửa thì chúng ta sẽ không thu hút được vốn đầu tư, không tiếp thu được công nghệ hiện đại của nước ngoài.

Lĩnh vực đánh bắt xa bờ đòi hỏi đầu tư rất lớn, lại thêm rủi ro, làm sao người dân có vốn để đáp ứng được. Không chỉ có đánh bắt xa bờ mà nuôi trên biển cũng là ngành rất lớn, đi nhiều nước tôi thấy có những lồng nuôi cá trên biển vốn đầu tư lên đến vài chục triệu USD. Vừa rồi có đối tác từ Đan Mạch viết thư cho tôi, nói rằng họ muốn vào Việt Nam đầu tư lồng nuôi cá trên biển ngoài khơi xa (vùng nước sâu), nhưng chưa rõ chính sách trong lĩnh vực này như thế nào.

Hỗ trợ gia đình 6 ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa

Sáng 14-6, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm hỏi, trao quà cho sáu gia đình của sáu ngư dân đi trên tàu của ông Lê Minh Tân (xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) bị mất tích khi đi khai thác rau chân vịt tại vùng biển Hoàng Sa hôm 23-1.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã trao mỗi suất quà trị giá 2 triệu đồng tiền mặt cho sáu ngư dân mất tích và trao tặng thêm 10 triệu đồng cho gia đình bà Ngô Thị Việt - vợ ông Lê Minh Tân. Số tiền trên được trích từ quỹ cứu trợ tỉnh Quảng Ngãi.

VÕ MINH

* Trong bối cảnh hiện nay trên biển Đông, nếu chúng ta mở cửa có chọn lọc như bà nói, liệu có thật sự thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đánh bắt xa bờ?

- Theo tôi được biết có những đối tác từ Nga, Tây Ban Nha... đã bày tỏ sự quan tâm. Trước đây cũng từng có đối tác từ Nga vào, nhưng về sau gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc cảng của ta thu phí như đối với tàu nước ngoài nên họ không chịu nổi mức phí đó và rút ra.

Chúng ta không thể chỉ nói mở cửa có chọn lọc là xong, kèm theo đó phải là những chính sách hết sức cụ thể để bảo vệ lợi ích thiết thực của đối tác, phải trên cơ sở đôi bên cùng có lợi thì mới làm ăn lâu dài được.

* Việc hỗ trợ ngư dân để họ yên tâm bám biển cũng rất cần thiết, thưa bà?

- Trước hết, Nhà nước nên tiếp tục có những thỏa thuận về nghề cá với các nước trong khu vực để giúp ngư dân yên tâm đi biển. Việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản nói chung, nghề cá nói riêng cũng hết sức quan trọng. Tôi thấy quản lý nhà nước hiện nay còn chồng chéo và không đảm bảo quản lý theo chuỗi một cách có hiệu quả, kinh phí đầu tư còn dàn trải.

Lực lượng kiểm ngư của chúng ta hiện nay còn yếu, cho nên kiểm soát tàu cá trong nước đã khó chứ chưa nói đến tàu cá nước ngoài. Cần thiết tăng cường năng lực của kiểm ngư và tổ chức lực lượng này theo vùng (mỗi vùng có nhiều tỉnh), tuy nhiên việc cấp phép, giải quyết giấy tờ thủ tục cho bà con ngư dân thì phải là cấp tỉnh, nghĩa là tạo thuận lợi nhất có thể cho bà con hoạt động nghề cá. Để tổ chức lại ngành thủy sản phải có sự nghiên cứu sâu hơn, không nên thấy các nước xung quanh làm thế nào thì mình bê nguyên mô hình như vậy, mà phải dựa trên thực tế của nước ta.

Tiếp theo là các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân. Theo tôi, sự hỗ trợ này nên có định hướng hạn chế đánh bắt gần bờ, ưu tiên cho đánh bắt xa bờ. Các nước thường áp dụng chính sách hỗ trợ ngư dân thông qua tổ chức cộng đồng nghề cá. Tổ chức này tiếp nhận, quản lý và phân phối rất chặt chẽ các khoản hỗ trợ nên ít khi có tiêu cực. Chẳng hạn như Malaysia đã xây dựng nhiều bến cá, cảng cá và giao cho tổ chức cộng đồng ngư dân quản lý. Ở ta cũng đã đầu tư xây dựng một số cảng cá, chợ cá nhưng cách thức tổ chức, quản lý không phù hợp nên rất ít phát huy tác dụng.

* Bà có đề xuất cụ thể nào về việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ?

- Nói chung Nhà nước không nên và không thể làm thay người dân, cái chính là Nhà nước ra chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển và giúp họ tổ chức lại. Ví dụ như khuyến khích thành lập các hội nghề nghiệp tương tự như hiệp hội khai thác cá ngừ, hiệp hội khai thác cá cơm. Nhà nước giúp hình thành tổ chức, giúp ngư dân xây dựng đội ngũ quản lý là người của họ chứ không phải quan chức nhà nước đứng ra làm, rồi giúp xây dựng thương hiệu... sao cho không chỉ người tiêu dùng Việt Nam mà cả thế giới biết đến các hiệp hội này.

Tôi đi sang cảng cá bên Pháp, thấy có những loại cá như nhau, nhưng chỗ này cá có vẻ tươi ngon hơn thì trên đó có dán một cái nhãn hiệu riêng, còn cá chỗ khác không có nhãn hiệu. Đó là cách làm của hiệp hội ngư dân, họ tiêu chuẩn hóa sản phẩm của mình để gia tăng giá trị.

Việc tổ chức cộng đồng là rất quan trọng đối với nghề cá, thông qua tổ chức cộng đồng mới có thể thực hiện tốt nhất các hoạt động về tiêu chuẩn hóa, về quản lý, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi... Vấn đề ở đây tổ chức cộng đồng không phải là hợp tác xã, vì hợp tác xã có thể chung tài sản, còn tổ chức cộng đồng không chung tài sản mà xây dựng những giá trị mềm chung. Đó là thương hiệu chung, hệ thống quản lý chung, tiêu chuẩn chung...

ĐỨC BÌNH - V.V.THÀNH thực hiện


Thứ Năm, 09/06/2011, 10:10 (GMT+7)

Phát triển kinh tế biển: Cần một tư duy đột phá

TT - Muốn phát triển kinh tế biển hiệu quả, tương xứng với tiềm năng cần phải thoát ra khỏi tư duy “tiểu nông”, “cục bộ địa phương”. Thay vào đó, phải có đột phá về tư duy trên cơ sở phát huy các nguồn lực và phải đầu tư có trọng điểm.

Giàn khoan khai thác dầu khí của VN ở ngoài khơi vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: P.LONG

Đây là nhận định được nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình tại Diễn đàn kinh tế biển VN 2011, diễn ra ngày 8-6 tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, do Tổng cục Biển và hải đảo phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ biển và hải đảo VN.

“Biển bạc” nhưng sao vẫn nghèo?

Tại diễn đàn, các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định biển VN đúng nghĩa là “biển bạc” vì chứa đựng trong nó tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế. Cụ thể, nước ta có bờ biển dài 3.260km, vùng biển chủ quyền rộng khoảng 1 triệu km2, trung bình 100km2 đất liền thì có 1km bờ biển, cao gấp sáu lần mức trung bình của thế giới.

Dọc biển có nhiều vịnh đẹp (Hạ Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang...) và 2.779 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.636km2, có 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, kể cả cảng trung chuyển quốc tế, 125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển du lịch biển.

Ven biển có nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng dầu khí dự báo địa chất của toàn thềm lục địa khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỉ tấn, trữ lượng khí đồng hành 250-300 tỉ m3. Trữ lượng hải sản khoảng 3-3,5 triệu tấn...

Tuy nhiên, GS Võ Đại Lược, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế thế giới, giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, đặt vấn đề: “Tại sao có tiềm năng to lớn như vậy mà bao nhiêu năm nay chúng ta vẫn cứ nghèo?”. Ông Lược cho rằng nhiều nước trên thế giới không có được tiềm năng biển như VN nhưng vẫn phát triển rất mạnh, như Singapore là một ví dụ.

Theo ông Lược, thể chế hành chính và thể chế kinh tế bất cập của chúng ta là hai điểm nghẽn. “Giống như chúng ta ở bên bờ hồ Hoàn Kiếm, giá trị mỗi mét đất cả 1 tỉ đồng nhưng nếu chúng ta chỉ mở một hàng nước chè thì muôn đời vẫn nghèo” - ông Lược ví von.

TS Trần Đình Thiên - viện trưởng Viện Kinh tế VN - cho rằng cách tiếp cận phát triển kinh tế biển của VN hiện nay có hai thiếu sót lớn. “Một là xu hướng muốn vận dụng một cách đơn giản và dễ dãi tư duy phát triển nông nghiệp truyền thống - tư duy phát triển tiểu nông, gắn với “con trâu đi trước cái cày đi sau” - vào công cuộc phát triển kinh tế biển. Đó là cách thức khai thác biển theo lối đánh bắt ven bờ” - ông Thiên phân tích.

Và theo ông, về thực chất, đó là việc mang vác cách thức phát triển nông dân cổ truyền, làm ruộng trên cạn ra khai thác biển, chinh phục đại dương vốn khác căn bản về tính chất, về các điều kiện khai thác và mức độ rủi ro. “Hai là thiếu tư duy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chưa rõ tầm nhìn toàn cầu và thời đại trong công cuộc phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hiện đại, trong khi cả thế giới đang đồng loạt tiến ra biển, chiếm hữu không gian biển, khai thác biển ở tất cả các loại hình, cấp độ với những công cụ và phương thức hiện đại” - ông Thiên nhấn mạnh.

TS Trần Du Lịch - nguyên viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM - lại cho rằng ở tầm vĩ mô chúng ta chưa thấy hết lợi thế so sánh về tiềm năng kinh tế biển, mà ông gọi là “cái mặt tiền”. Ông Lịch nhắc lại từ Quốc hội khóa IX đã có chủ trương về đánh bắt xa bờ nhưng khi thực hiện lại không đồng bộ dẫn đến không hiệu quả.

Giảm bớt các khu kinh tế

GS Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận xét rằng VN có thừa cảng biển nhưng lại thiếu hệ thống hạ tầng kết nối nên không phát huy được lợi thế vận tải biển và vì thế không thu hút được nhà đầu tư. Từ góc độ nhà quản lý, ông Trần Duy Đông - phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế Bộ Kế hoạch và đầu tư - nhìn nhận một số khu kinh tế được thành lập khi chưa thật sự đáp ứng đầy đủ các yếu tố và điều kiện cần thiết, do đó gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư, kết quả hoạt động chưa đạt được như mong muốn.

Các khu kinh tế chưa thể hiện được mối quan hệ liên kết, tương hỗ trong quá trình hoạt động mặc dù một số khu kinh tế có vị trí địa lý và các điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông kết nối để hình thành mối quan hệ này. Một số công trình hạ tầng kỹ thuật như cảng biển nước sâu, nhà máy điện, nhà máy thép... đã không được tính toán để có sự chia sẻ trong quá trình đầu tư.

GS Võ Đại Lược cho rằng việc cần làm là giảm bớt các khu kinh tế hiện nay và chỉ nên tập trung xây dựng ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam một khu kinh tế theo mô hình đặc khu kinh tế tự do mà ở đó những nút thắt về thể chế kinh tế được tháo bỏ.

TS. Bùi Tất Thắng - phó viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư - cũng cho rằng không nên chạy theo phát triển số lượng khu kinh tế biển mà nên chọn một vài khu kinh tế để đầu tư có trọng điểm với một thể chế kinh tế, trình độ quản lý, trình độ công nghệ cao.

Về tổng thể, các chuyên gia khuyến nghị cần có đột phá về tư duy kinh tế để đánh giá một cách đầy đủ về các nguồn lực đầu tư, con người, khoa học công nghệ, từ đó ưu tiên các mục tiêu đầu tư cho kinh tế biển.

Riêng với hệ thống các khu kinh tế biển, cảng biển trên cơ sở quy hoạch hiện có cần phải cân nhắc đặc thù, lợi thế của từng khu vực để dồn sức đầu tư có trọng điểm. Chẳng hạn, nhiều chuyên gia cho rằng lợi thế về vị trí chiến lược của vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) trên bản đồ vận tải hàng hải quốc tế là không phải bàn cãi, thậm chí có chuyên gia còn đặt Vân Phong trong tam giác liên kết với Hong Kong và Singapore.

TS Trần Đình Thiên (viện trưởng Viện Kinh tế VN): Đừng phung phí mỏ vàng

Ngày nay, VN không tiến ra biển với “hành trang” thời Mai An Tiêm. Tư duy biển - chủ quyền lãnh hải, sự hiện diện, sự chinh phục, hợp tác quốc tế giải quyết tranh chấp... Các định hướng phát triển biển theo nguyên lý hiện đại như phát triển ngành đóng tàu và hàng hải viễn dương, du lịch biển, thăm dò, khai thác biển đã bắt đầu định hình và được thực thi.

Đó là những nền tảng ban đầu để hình thành một chiến lược biển với các nội dung cụ thể, khả thi, hay đúng hơn, các chiến lược kinh tế biển cụ thể. Chỉ với các chiến lược cụ thể đó, chúng ta mới trả lời được câu hỏi: VN sẽ vươn ra biển lớn như thế nào?

Việc định hình chiến lược kinh tế biển theo tư duy mới cần được thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện: khai thác vùng không gian biển, khai thác vùng bờ biển và phát triển các lĩnh vực “hậu cần” cho kinh tế biển và các khu vực kết nối.

Ba phương diện này hình thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất cứ ngành kinh tế biển cụ thể nào. Thiếu một khâu bất kỳ nào, các ngành kinh tế biển cũng đều sẽ bị mất cân đối, khó vươn lên thành ngành hiện đại, hoạt động hiệu quả và có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Mặt khác, cùng với cách tiếp cận hệ thống tổng thể, cần chú ý nguyên tắc tập trung phát huy lợi thế trong phát triển. Với nguồn lực có hạn, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc lựa chọn mục tiêu trọng tâm trong chiến lược biển để ưu tiên thực hiện là một yêu cầu bắt buộc đối với VN.

Để làm được điều này, phải thoát khỏi cách tư duy chia đều và phải nhất quán xuất phát từ lập trường, quan điểm phát triển vì lợi ích quốc gia để nhanh chóng hình thành các đầu mối, các tọa độ đột phá lớn, phục vụ cho chiến lược quốc gia tổng thể chứ không phải vì lợi ích của từng địa phương hay lợi ích nhóm.

Chẳng hạn, bờ biển và các bãi biển VN chính là mỏ vàng lớn, là một trong những nội dung chính tạo nên khái niệm “rừng vàng, biển bạc”. Ta đang khai thác một cách phung phí, ngắn hạn mỏ vàng này và gây ra những hệ lụy dài hạn không nhỏ.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần chú ý khai thác bãi biển với tư cách là một trọng tâm ưu tiên quốc gia, không để xảy ra những tranh chấp thể hiện sự tham lam ngắn hạn, sự ngu dốt tiểu nông kiểu như giữa một bên là khai thác cát, khai thác titan với một bên là băm nát bờ biển để làm resort chỉ phục vụ người giàu.

Cái chúng ta đang cần là một tư duy “vượt trước” để có thể biến biển của chúng ta thật sự trở thành “biển bạc”!

GS.TSKH Võ Đại Lược (nguyên viện trưởng Viện Kinh tế thế giới): Quy hoạch lại toàn bộ vùng kinh tế ven biển

Tôi kiến nghị nên tìm một tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới để giúp chúng ta quy hoạch lại toàn bộ vùng kinh tế ven biển. Và theo tôi nên mời các tập đoàn ở những nước không có lợi ích tại vùng biển Đông. Phải lấy sức mạnh của thời đại để giúp ta khai thác tài nguyên biển, chứ nếu chỉ dùng sức lực của chúng ta thì cũng chỉ như mang vó ra khơi bắt cá mà thôi.

TS Nguyễn Chu Hồi (phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo VN): Cần quản lý theo không gian ba chiều

Chúng ta chỉ mới chú trọng nhiều vào khai thác tài nguyên vật chất, chưa chú ý nhiều vào các dạng tài nguyên phi vật chất, phi vật thể như giá trị vị thế các mảng không gian biển, giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái... Biển phải được quản lý theo không gian ba chiều, bởi tài nguyên biển phân tầng ở trên mặt nước, mặt bằng dưới đáy biển và ở tầng sâu dưới đáy biển đều có tài nguyên.

TS Trần Du Lịch (nguyên viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM): Phải có bộ quản lý phát triển kinh tế biển

Nếu ta thấy kinh tế biển là một động lực cạnh tranh thì sau diễn đàn này nên kiến nghị với Nhà nước, với Quốc hội là phải có một bộ quản lý phát triển kinh tế biển có vị trí ngang tầm và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ những vấn đề về kinh tế biển, từ trên bờ cho tới đại dương.

NGUYỄN TRIỀU - VĂN KỲ

Trung Quốc tuyên bố “không dùng vũ lực trong tranh chấp Biển Đông”

Thế giới - Dân trí:
Thứ Tư, 15/06/2011 - 09:09

(Dân trí) - Trung Quốc vừa tuyên bố “không sử dụng vũ lực” trong những vụ tranh chấp với các nước láng giềng ở Biển Đông, trong khi chỉ trích kêu gọi của một thượng nghị sĩ Mỹ đòi mở các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh hải.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, được hỏi về căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh các các vùng biển đang có tranh chấp trên Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định Bắc Kinh “sẽ không dùng vũ lực” để giải quyết tranh chấp.

“Chúng tôi sẽ không sử dụng và không đe dọa dùng vũ lực”, ông Hồng Lỗi nói, cũng không quên đưa ra những lời lẽ khá sáo mòn rằng: hy vọng các bên có liên quan sẽ nỗ lực nhiều hơn vì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Hãng tin AFP cho rằng sau nhiều lần đổ lỗi và đe dọa, và trước nhiều động thái cứng rắn của Việt Nam và Philippines trên vấn đề tranh chấp Biển Đông, dường như Bắc Kinh đã dịu giọng.

Ông Hồng Lỗi còn nói rằng những vụ tranh chấp nên được giải quyết thông qua thương lượng với “những nước có liên hệ trực tiếp” - tuyên bố rõ ràng là để đáp lại một dự luật được hai thượng nghị sĩ hàng đầu của ủy ban giám sát chính sách đối ngoại của Mỹ ở vùng Đông Á đệ trình ở quốc hội Mỹ một ngày trước đó.

Dự luật của thượng nghị sĩ Jim Webb thuộc đảng Dân chủ và thượng nghị sĩ James Inhofe thuộc đảng Cộng hòa tố cáo Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong những vụ tranh chấp biển đảo, và yêu cầu quân đội Mỹ “khẳng định và bảo vệ quyền tự do hàng hải” ở Biển Đông.

Ông Hồng Lỗi cáo buộc điều ông gọi là “một số nước” đã gây phương hại đến chủ quyền và các quyền lợi về hàng hải của Trung Quốc. Ông này cáo buộc những người chỉ trích, kể cả một số ở Mỹ, là “tìm cách mở rộng và gây phức tạp thêm cho vụ tranh chấp lãnh thổ”.

Mỹ không can dự trực tiếp vào vụ tranh chấp ở Biển Ðông, nhưng các giới chức Mỹ nói Washington quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Tại Washington, dự luật lưỡng đảng của Thượng viện Mỹ kêu gọi một giải pháp hòa bình và đa phương cho vấn đề Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Hoa Nam). Tuy nhiên, Trung Quốc nhất mực khẳng định muốn giải quyết vụ tranh chấp riêng rẽ với từng bên đòi chủ quyền.

Hà Khoa
Theo AP, AFP

Thứ Tư, 15/06/2011, 07:46 (GMT+7)

Hai nghị sĩ Mỹ trình dự thảo nghị quyết về biển Đông:

Đa phương và hòa bình cho biển Đông

TT - Ngày 13-6, thượng nghị sĩ Dân chủ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ và thượng nghị sĩ Cộng hòa James Inhofe, cũng thuộc tiểu ban này, đã trình một nghị quyết lưỡng đảng mang tiêu đề “Kêu gọi một giải pháp đa phương, hòa bình cho những tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á”. Nội dung nghị quyết có đoạn viết:

Thượng nghị sĩ Jim Webb (bìa phải) trò chuyện cùng các nghị sĩ khác tại Washington ngày 8-6 - Ảnh: AFP

“Xét việc ba tàu của Trung Quốc, gồm một tàu cá và hai tàu an ninh hàng hải, hôm 9-6-2011 đã lao vào và hủy cáp của một tàu khảo sát của Việt Nam, tàu Viking 2; xét rằng việc sử dụng vũ lực đó đã diễn ra trong phạm vi 200 hải lý của VN, một khu vực được tuyên cáo là vùng đặc quyền kinh tế của VN; xét rằng việc một tàu hải giám Trung Quốc hôm 26-5-2011 đã cắt cáp của một tàu khảo sát khác của VN, tàu Bình Minh 02, trên biển Đông trong vùng biển gần vịnh Cam Ranh; xét việc Chính phủ Philippines vào tháng 3-2011 khai báo rằng các tàu tuần tiễu của Trung Quốc đã tìm cách húc một tàu tuần tra của nước này...

Xét rằng Chính phủ Trung Quốc giành gần hết 648.000 dặm vuông của biển Đông, nhiều hơn bất cứ nước liên quan nào khác; xét rằng ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông; xét rằng tuyên bố này giao ước... các bên “giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và pháp lý bằng các phương tiện hòa bình mà không giở vũ lực ra sử dụng hay đe dọa”; xét rằng tuy Mỹ không là một bên tranh chấp, song cũng có lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia trong việc đảm bảo không một bên nào đơn phương sử dụng vũ lực để xác lập chủ quyền lãnh hải của mình tại Đông Á...

Ngày 14-6, như Tân Hoa xã đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng chỉ trích việc thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb kêu gọi đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Ông Hồng Lỗi cho rằng chỉ các nước đòi chủ quyền trên biển Đông mới được tham dự các cuộc đàm phán.

Mặt khác, bất chấp các hành vi quấy rối của tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Nam và Philippines, ông Hồng Lỗi vẫn tuyên bố: “Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp hoặc gây cản trở hàng hải”.

Xét rằng vào tháng 9-2010, Chính phủ Trung Quốc cũng đã chủ ý gây ra một vụ đối kháng trong vùng biển đảo Senkaku dưới quyền quản lý pháp lý của Nhật Bản; xét rằng các hành động của Chính phủ Trung Quốc trên biển Đông cũng đã tác động đến các tàu quân sự và hàng hải của Mỹ đi qua không phận và hải phận quốc tế, kể cả việc một máy bay chiến đấu Trung Quốc đụng một máy bay tuần thám của Mỹ vào năm 2001, vụ quấy phá tàu USNS Impeccable của Mỹ hồi tháng 3-2009 và việc một tàu ngầm Trung Quốc đụng vào một dây cáp dò tàu ngầm của tàu USS John McCain vào tháng 6-2009”.

Trong phần thuyết trình về bối cảnh nghị quyết này tại Hội đồng quan hệ đối ngoại, đứng trước tấm bản đồ biển Đông và Thái Bình Dương, nghị sĩ Jim Webb phát biểu: “Một loạt sự cố đã tạo ra một số quan ngại từ góc độ của nước Mỹ và từ góc độ của các nước khác...

Trung Quốc hoạch định xác lập chủ quyền trên một khu vực bao la rất xa nếu tính từ lục địa Trung Quốc: các đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Trong một năm rưỡi qua, họ đã tỏ ra rất manh động. 14, 15 tháng trước, họ “có chuyện” với người Nhật... Từ một năm nay lại nổi lên một vấn đề rất nghiêm trọng. Trung Quốc sử dụng tàu quân sự, tàu an ninh hàng hải..., đặc biệt rối rắm trong khoảng thời gian từ ngày 26-5 đến 9-6, chúng ta đã chứng kiến hai sự cố tàu an ninh hàng hải Trung Quốc phối hợp với tàu hải giám tối tân trong vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế thừa nhận của VN.

Trong ngày hôm nay tôi có ý định trình một nghị quyết yêu cầu Trung Quốc ngưng các hành động quân sự và trở lại bàn đàm phán đa phương để giải quyết các vấn đề chủ quyền. Mục đích của chúng ta trong tương lai ở khu vực là thúc đẩy giao ước đa phương”.

DANH ĐỨC

TIN BÀI LIÊN QUAN
Ai cũng có trách nhiệm với Trường Sa