Gần 20 vạn người tham dự Lễ Khai ấn đền Trần

CAND Online
09:52:00 18/02/2011

Từ đêm 14 tháng Giêng (Âm lịch), hàng vạn người từ khắp mọi nơi đã đổ về dự Lễ Khai ấn Đền Trần (Nam Định). Lễ Khai ấn được bắt đầu vào lúc 22h ngày 14 tháng Giêng với nghi thức đầu tiên là rước ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường.

Đúng 23h (giờ Tý), 14 cụ cao niên ở thôn Tức Mặc đã tiến hành tế lễ khai ấn trong cung Thiên Trường. Sau đó là nghi lễ dâng hương và khai ấn đầu năm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Nam Định. Mặc dù trời rét và có mưa phùn nhưng hàng vạn du khách vẫn nô nức kéo về đền Trần.

So với năm 2010, công tác đảm bảo an ninh trật tự lễ khai ấn đầu xuân năm nay đã có những chuyển biến rõ nét. Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo tốt hơn, tuy có xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ vào những giờ cao điểm nhưng hầu như không có vụ việc đáng tiếc nào xảy ra.

Khoảng 19h tối, các con đường nằm xung quanh khu vực Đền Trần đã nhộn nhịp những đoàn xe khắp nơi hành hương về lễ hội. Dòng người mỗi lúc đổ về một đông. Gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ được huy động cho công tác bảo vệ và duy trì an ninh trật tự. Tất cả được chia làm 5 vòng chặt chẽ, nghiêm ngặt.

Lực lượng CSGT có mặt trên tất cả các tuyến đường trọng điểm trong và cửa ngõ ra vào thành phố có số người về dự lễ đông như đường 21A, QL10, đường Điện Biên, Trường Chinh, Trần Hưng Đạo, Mạc Thị Bưởi, Trần Thái Tông… các xe khổ lớn sẽ không được phép qua thành phố, còn các xe nhỏ hơn không vào lễ hội sẽ được phân làn từ xa.

23h đêm 16/2, tại điện Thiên Trường, các cụ cao niên trong làng làm lễ tế. Ảnh: VNExpress.

Nhiệm vụ của từng vòng, từng tổ, từng chốt đã được phân công cụ thể, đồng thời, lãnh đạo Công an tỉnh đã quan tâm, huy động đầy đủ phương tiện hỗ trợ cho các đơn vị tham gia bảo vệ như barie, bộ đam, xe cứu hỏa, xe y tế lưu động, xe ứng trực v.v… Lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh 113 được huy động một cách hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự đã hạn chế được tình trạng buôn bán hàng rong, và các dịch vụ ăn theo lễ hội chèo kéo du khách…

Công an TP Nam Định bố trí hơn 30 chốt an ninh để điều hành, hướng dẫn, đồng thời kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng có dấu hiệu trộm cắp, cờ bạc, làm ấn giả... Do đó tình hình an ninh trật tự cơ bản được kiềm chế và giữ vững.

TP Nam Định thành lập riêng đội kiểm tra liên ngành để theo dõi, quản lý chặt chẽ vấn đề lệ phí trông coi xe. Để giảm thiểu tình trạng chen lấn xô đẩy trong thời gian diễn ra lễ phát ấn, Ban tổ chức đã bố trí thêm 3 điểm phát ấn mới cho các đại biểu về dự lễ.

Bên cạnh đó xây thêm hai nhà phát ấn trước Cung Trùng Hoa và phía trước vườn cây đền Cố Trạch. Bên cạnh đó Ban tổ chức đã bố trí 75 bàn phát ấn cho nhân dân, nhưng do lượng người về dự lễ quá đông nên đã xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy và ùn tắc cục bộ. Cá biệt còn có tình trạng người dân trèo lên cây trong sân đền để tìm cho mình một chỗ an toàn.

Các dịch vụ đi theo vẫn còn tình trạng "chặt chém" du khách. Một số người dân vẫn chưa nâng cao ý thức trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy vậy, nhìn chung Lễ khai ấn đền Trần năm nay đã diễn ra suôn sẻ, không có sự cố nào đáng tiếc xảy ra, an ninh trật tự vẫn được đảm bảo.

Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần ở Hà Nam

Đêm 14 tháng Giêng, Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần đã diễn ra tại xã Nhân Đạo - Lý Nhân - Hà Nam. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng nhiều lãnh đạo Trung ương, tỉnh Hà Nam đã về dự.
Diễn ra cùng thời điểm với Lễ khai ấn đền Trần song không vì thế mà lượng khách đổ về Lễ hội phát lương giảm đi. Những hàng dài người xếp hàng nhận lương càng trở nên bất động, không thể nhúc nhích. Để có được một túi lương, nhiều người đã phải đứng chờ dưới mưa vài giờ đồng hồ. Phải tới gần 5h sáng, lượng khách xin lương mới thưa dần.
Lễ hội phát lương được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh giá trị lịch sử của địa danh được coi là kho lương thời Trần. Đây cũng là hoạt động văn hóa tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, phúc thần của nhân dân - Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Để Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa, hạn chế các yếu tố tiêu cực, thương mại hóa, rất cần sự chung tay của các nhà quản lí và các nhà văn hóa.

Khánh Vy


Xuân - Thùy

Sự thật của tự do Internet kiểu Mỹ

SGGP Online
Thứ bảy, 19/02/2011, 01:55 (GMT+7)

Tháng 1-2010, thông qua bài phát biểu của Ngoại trưởng Hilarry Clinton, Chính phủ Mỹ tuyên bố nâng vấn đề tự do Internet lên thành một khía cạnh của nhân quyền. Lúc đó họ không chú ý lắm đến WikiLeaks và những sự kiện Tunisia và Ai Cập chưa diễn ra. Nước Mỹ cũng nhấn mạnh tự do Internet là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình, nhằm mục đích phê phán một số quốc gia mà họ cho rằng không mở cửa không gian mạng.

Rồi quả bom WikiLeaks bùng nổ, chính quyền Mỹ lúc này mới thấm đòn tự do Internet, lại ra sức ngăn cản truy cập vào trang web của WikiLeaks, kiểm soát chặt chẽ Internet. Từ đó, chính quyền Mỹ dường như không nói gì đến những từ tự do Internet.

Cho đến các cuộc biểu tình mới đây ở các nước Arập, ngày 11-2, Ngoại trưởng Mỹ lại lên tiếng ca ngợi vai trò của mạng kết nối này trong quá trình tiến tới dân chủ. Và báo New York Times cho biết, Chính phủ đã quay trở lại soạn thảo chính sách mới về tự do Internet, trong đó giải quyết vấn đề: “Internet – công cụ của chính quyền hay của những người đòi dân chủ?”.

Câu trả lời của nước Mỹ là gì?

Báo Christian Science Monitor của Mỹ viết, trong khi bà Clinton phát biểu tại Trường Đại học George Washington hôm thứ ba hô hào xuất khẩu tự do Internet ra bên ngoài, thì trong nước Cơ quan An ninh Quốc gia và Bộ An ninh nội địa đang tìm kiếm sự giám sát chặt chẽ hơn đối với không gian mạng.

Trong bài phát biểu bà Clinton không nhắc đến việc các công ty Mỹ dưới sự bảo trợ của chính phủ đang hỗ trợ các chính phủ đồng minh và cả chính phủ Mỹ ngăn cản tự do Internet. Công ty Narus hiện thuộc sở hữu của Boeing đã từng bán cho Chính phủ Ai Cập công nghệ do thám người sử dụng mạng.

Mới hai tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ còn trao giải thưởng sáng tạo cho Cisco, công ty cung cấp một số sản phẩm chính cho các chính phủ kiểm soát web. Hẳn dư luận vẫn còn nhớ, sau quả bom WikiLeaks, chính quyền Mỹ tìm mọi cách dẫn độ cho được ông chủ của trang web này về Mỹ xét xử, dù tội danh chưa thể xác định chính xác, chỉ vì ông đã tiết lộ những bí mật ngoại giao của nước này lên không gian mạng. Không chỉ thế, họ còn phong tỏa tất cả các tài khoản của WikiLeaks, cấm vận các công ty ủng hộ trang web này…

Thế nhưng, New York Times cho biết Bộ Ngoại giao nước này đang tài trợ các chương trình giúp người dùng Internet có thể vượt bức tường lửa, hướng dẫn các nhóm hoạt động làm thế nào để bảo đảm an toàn cho email của họ khỏi sự giám sát, xóa dữ liệu có thể làm bằng chứng buộc tội nếu họ bị bắt…

Chính Quốc hội Mỹ cũng đã chi 30 triệu USD để hỗ trợ công nghệ cho phép người dùng Internet vượt tường lửa bằng cách truy cập thông qua server ở một quốc gia khác, dự kiến công nghệ này sẽ được cài đặt trên hệ thống mạng để có thể chuyển giao cho những người sử dụng Internet ở các quốc gia không đi theo quỹ đạo của Mỹ, kích động lật đổ chính phủ.

Như vậy, câu trả lời của Chính phủ Mỹ đã quá rõ ràng: Tùy vào chính sách đối ngoại của nước này đối với từng quốc gia mà Internet là công cụ của ai. Và không gì có thể che giấu một sự thật: Tự do Internet chỉ là công cụ để Mỹ thực thi chính sách phục vụ cho lợi ích của họ, giúp họ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, chứ không phải được xem là một khía cạnh của nhân quyền như họ khẳng định.

Đất nước luôn tự nhận mình là dân chủ lại luôn có tiêu chuẩn kép dành cho mọi vấn đề: khủng bố cũng có tiêu chuẩn kép, nhân quyền cũng có tiêu chuẩn kép… và giờ đây tự do Internet cũng có tiêu chuẩn kép.

VIỆT TRUNG

Phạt hành chính, đóng cửa điểm giữ trẻ

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 4:41 PM, 19/02/2011

Chiều 18/2, ông Phan Văn Anh - Phó chủ tịch UBND Phường Thuận Giao, thị xã Thuận An (Bình Dương) cho biết, UBND phường đã ra quyết định xử phạt hành chính với bảo mẫu Võ Thị Y (57 tuổi, quê Cần Thơ) về hành vi giữ trẻ không phép, đồng thời đóng cửa vĩnh viễn điểm giữ trẻ tự phát này.

Theo ông Anh, cơ quan công an sau khi lấy lời khai đã không phát hiện hành vi phạm pháp hình sự của bà Y.

Trước đó ngày 16/2, hai cháu bé Nguyễn Vũ Yến Nhi và Ích Minh Đức (15 tháng tuổi) do bà Y trông giữ đã được gia đình nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngủ li bì nhiều giờ liền.

Sau sự việc trên, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra phòng trọ của bà Y và phát hiện 16 loại thuốc không rõ nguồn gốc. Trong đó có 1 vỉ thuốc ngủ (loại 3 viên) chỉ còn 1 viên.

Theo nhận định của cán bộ Trạm Y tế phường Thuận Giao, số thuốc này có xuất xứ không rõ ràng và đều có tác dụng gây buồn ngủ.

Những người hàng xóm cho biết bà Y đến thuê phòng trọ tại khu vực này và nhận trông trẻ để kiếm sống. Hàng ngày bà nhận trông 5 cháu với chi phí 650.000 đồng/tháng. Những người gửi con tại chỗ bà Y hầu hết là công nhân lao động nghèo./.

PV

CHDCND Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc thay đổi chính sách đối đầu

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 11:32 AM, 19/02/2011

Binh lính Hàn Quốc tập trận

(VOV) - Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục khởi động các cuộc diễn tập quân sự chung từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 tới.

Ngày 18/2, CHDCND Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc thay đổi chính sách thù địch với Triều Tiên và cải thiện mối quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên càng sớm càng tốt.

Bài xã luận đăng tải trên báo Rodong Shimun của CHDNND Triều Tiên ngày 18/2 cho rằng, nhà chức trách Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách chống CHDCND Triều Tiên, tăng cường sức mạnh quân sự và tổ chức nhiều cuộc diễn tập quân sự. Những chính sách như vậy không chỉ làm cản trở các cuộc đối thoại và đàm phán giữa 2 miền Nam-Bắc mà còn làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, cản trở việc cải thiện mối quan hệ giữa 2 miền.

Theo bài xã luận để thực hiện đoàn kết dân tộc, giảm sự đối đầu và mất lòng tin giữa 2 bên, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc cần chuyển sang mối quan hệ tin tưởng và tái hoà giải ngay lập tức. Điều này sẽ khó có thể thực hiện được chừng nào Hàn Quốc còn tiếp tục thực hiện chính sách chống CHDCND Triều Tiên.

Các cuộc đàm phán sơ bộ giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên diễn ra từ ngày 8-9/2 vừa qua đã đổ vỡ mà không đạt được kết quả nào. Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục khởi động các cuộc diễn tập quân sự chung từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 tới, một động thái được đánh giá là sẽ làm phức tạp thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên./.

Hồng Nhung (theo Tân hoa xã)

Ai Cập thả tự do cho 240 tù nhân chính trị

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 5:18 PM, 19/02/2011

Người dân biểu tình ở Ai Cập

(VOV) - Đây là một bước đáp ứng đề nghị của Phong trào thanh niên Cách mạng 25/1 sau khi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức.

Phong trào thanh niên Cách mạng 25/1 trước đó đã yêu cầu chính quyền thả tự do cho những người bị bắt giữ, dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, sớm hoàn thành việc sửa đổi hiến pháp để xây dựng nhà nước dân chủ, chống tham nhũng và điều tra các quan chức trong chính quyền trước đây.

Trong ngày 19/2, Giám đốc Cơ quan kiểm toán Trung ương Ai Cập sẽ gửi cho cơ quan tư pháp nước này các đánh giá về tham nhũng và lãng phí tiền công của một số quan chức trong chính quyền cũ.

Trong khi đó, tuyên bố trên truyền hình ngày 18/2, Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập cảnh báo sẽ không cho phép việc tiếp tục đình công bất hợp pháp và nói rằng điều này gây tổn tại cho nền kinh tế. Các cuộc đình công, biểu tình ở Ai Cập vừa qua đã làm ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế nước này, đặc biệt là ngành du lịch.

Trong một diễn biến liên quan, Ai Cập đã thông báo mở cửa khẩu ra Rafa mỗi ngày 5 giờ cho người hành hương Palestine trở về Gaza./.

Ngọc Thạch (từ Cairo)

Kỷ luật nặng trường gây “loạn” giấy báo trúng tuyển

Giáo dục - Khuyến học - Dân trí:
Thứ Sáu, 18/02/2011 - 18:36

(Dân trí) - Không nên cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm lỗi Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường mà phải kỷ luật hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường đó.

Đó là ý kiến của đa số đại biểu tại hội nghị tuyển sinh 2011 diễn ra hôm nay 18/2 về mức độ xử lý kỷ luật đối với các trường không tổ chức thi mà gửi giấy báo trúng tuyển, thư mời cho thí sinh gây “loạn” giấy báo trúng tuyển trong thời gian vừa qua.
Hôm nay, hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2011 được tổ chức qua 6 cầu truyền hình tại các điểm Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ. Trong ảnh: Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: gdtd.vn)

Đề nghị kỷ luật Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh

Tại hội nghị, đa số ý kiến của các trường tán đồng với những sửa đổi, bổ sung trong tuyển sinh 2011 của Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến trước đó. Tuy nhiên, vấn đề “Cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm một trong các lỗi: Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường; thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định”, các trường đều đề nghị Bộ không chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo mà tăng hình thức kỷ luật mới đủ sức răn đe.

Hiệu trưởng Trường CĐ Tài chính Thái Nguyên, ông Nguyễn Công Dương, rất tán thành với chế tài xử lý vi phạm của Bộ GD-ĐT đưa ra. Tuy nhiên, ông Dương cho rằng: “Hình thức cảnh cáo chưa đủ, theo tôi không phải xử lý cán bộ tuyển sinh mà phải xử lý hiệu trưởng hoặc chủ tịch Hội đồng tuyển sinh vì lãnh đạo của trường có đồng ý thì cán bộ tuyển sinh mới thực hiện được”.

TS Hoàng Văn Thi, Trường ĐH Hồng Đức cho rằng: “Bộ tăng hình phạt đối với các trường không tổ chức thi mà gửi giấy triệu tập trúng tuyển, thậm chí tăng hình phạt với hiệu trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng thi của trường đó thì may ra mới ngăn chặn được hiện tượng này”.

Thanh minh về vấn đề này, GS Đặng Ứng Vận, hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình, cho rằng: “Các trường không nên quá bức xúc về vấn đề này. Ở các trường ĐH tư thục, các thí sinh biết thông tin rất ít. Chúng tôi chỉ gửi thư mời nhập học tới thí sinh chứ không phải giấy triệu tập trúng tuyển. Nghĩa của 2 từ này khác nhau”.

Về việc nhiều trường thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định, TS Ngô Tấn Lực, hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang, cho biết: “ NV2, NV3 và thực hiện nộp hồ sơ xét tuyển trực tiếp đã mở ra điều kiện thuận lợi cho các trường địa phương và thí sinh. Tuy nhiên, tôi thấy có điểm phức tạp trong quy định này là chưa kết thúc ngày nộp, nhiều trường đã công bố hồ sơ dự thi, gây ảnh hưởng không ít với các trường xét tuyển. Do vậy, Bộ quy định chặt chẽ hơn trong quy định mở hồ sơ thí sinh xét tuyển chứ không phải là biện pháp cảnh cáo”.

Gửi giấy báo kết quả thi nhờ về Sở GD-ĐT?

Nhiều đại biểu băn khoăn đề nghị Bộ xem xét sửa đổi vấn đề gửi kết quả thi nhờ của thí sinh về Sở GD-ĐT thay cho việc gửi về các trường không tổ chức thi như hiện nay.

Ông HoàngVăn Châu, hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho rằng: “Những trường tổ chức thi rất vất vả sau khi có điểm thi phải mất nhiều thời gian lọc hồ sơ của thí sinh thi nhờ gửi giấy báo cho trường thí sinh đăng ký. Do vậy, đề nghị Bộ xem xét quy định gửi giấy báo kết quả thí sinh thi nhờ về từng Sở GD-ĐT thay như về từng trường như hiện nay”.

Ngoài ra, ông Châu cũng nhấn mạnh đến vấn đề hậu kiểm và cho rằng: “Việc đẩy mạnh vấn đề hậu kiểm là vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn những tiêu cực trong thi cử, nhất là hiện tượng thi hộ”.

Còn ông Hoàng Văn Thi, Trường ĐH Hồng Đức đề nghị Bộ sửa đổi quy định để các trường tổ chức thi gửi giấy báo điểm cho thí sinh thi nhờ về Sở GD-ĐT tránh tình trạng gửi cho các trường không tổ chức thi để các trường tiện xét tuyển NV2, NV3.

Đại diện Trường ĐH Đồng Tháp lại đề nghị Bộ vẫn thực hiện quy định cũ là các trường tổ chức thi gửi thẳng kết quả của thí sinh dự thi nhờ về thẳng trường không tổ chức thi, không nên thay đổi.

Trả lời các đại biểu về vấn đề này, ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết: “Tiếp thu ý kiến của các đại biểu và nghiên cứu thêm nhưng theo quy chế, thí sinh có NV1 học tại trường không tổ chức thi, trường tổ chức thi có nhiệm vụ: in và gửi giấy báo dự thi, coi thi, chấm thi nhưng không xét tuyển trong đợt 1“.

Một vấn đề quan trọng nữa mà đa số ý kiến tại hội nghị kiến nghị với Bộ là đưa hướng dẫn thi trắc nghiệm vào quy chế tuyển sinh cho gọn nhẹ, đỡ rắc rối khi triển khai.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết: “Sẽ có nghiên cứu và điều chỉnh quy chế thi trắc nghiệm cho hợp lý. Tuy nhiên có nhiều điểm không thể thống nhất được giữa thi trắc nghiệm và tự luận. Thi trắc nghiệm cần có hướng dẫn chi tiết để giám thị không sai sót vì thi trắc nghiệm thời gian rất ngắn, mất 5 - 7 phút của thí sinh đã ảnh hưởng rất nhiều đến bài thi”.

Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Vấn đề quy chế cho các môn thi trắc nghiệm như kiến nghị của nhiều đại biểu, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã yêu cầu Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện, nhưng trên nguyên tắc đi vào khái quát, không cầm tay chỉ việc”.

Riêng đối với tuyển sinh NV2, NV3, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, nên triển khai trên tinh thần công khai, không nên hạn chế cơ hội của thí sinh, càng công khai được thì tiêu cực càng giảm. Thời gian xét tuyển cũng không nên cứng quá để tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường.
Hồng Hạnh

Đà Nẵng: 164 con nghiện trốn trại

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Bảy, 19/02/2011, 16:39 (GMT+7)

TTO - Khoảng 7g40 giờ ngày 19-2, 164 học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục dạy nghề 5-6, Đà Nẵng đóng bên sông Cu Đê (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) đã kích động, khống chế lực lượng bảo vệ rồi tìm đường trốn chạy.

42 học viên trốn trại đầu tiên bị bắt giữ trong sáng 19-2 - Ảnh Việt Hùng

Hơn 400 cán bộ công an cùng lực lượng bảo vệ của Trung tâm và dân quân địa phương đã tổ chức truy bắt.

Tại hiện trường, sau khi chạy thoát ra bên ngoài, các học viên này đã chia thành từng nhóm nhỏ hòng tháo chạy khỏi sự truy đuổi của các lực lượng. Bị truy bắt quyết liệt, các học viên này chia làm từng nhóm nhỏ luồn lách vào các bãi mía bỏ trốn, một số khác bơi qua sông Cu Đê chạy thoát thân lên núi Trường Định.

Đến 10 giờ sáng cùng ngày, 42 học viên trốn trại đầu tiên đã bị chó nghiệp vụ phát hiện khi đang ẩn nấp trong các bãi mía.

Bắt và đưa các học viên về lại trung tâm - Ảnh: Đ.Nam

Số học viên này ngay sau đó đã được xe đưa về Trung tâm. 30 phút sau một tốp chừng 6 học viên khác cũng bị bắt giữ khi đang tìm cách bơi qua sông trốn thoát.

Lực lượng công an kiểm tra các bãi mía để truy bắt học viên bỏ trốn - Ảnh: Khánh Ngân

Theo ông Phạm Tạo, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục dạy nghề 5-6 cho biết tính đến 16g cùng ngày đã có bắt lại 67 học viên trong tổng số 164 học viên bỏ trốn.

Cũng theo ông Tạo, 117 học viên cai nghiện ma túy đã la hét và đập phá trong khu vực nhà ở của Ban từ khuya 18-1. Đến sáng 19-1, các học viên này tiếp tục đập phá vật dụng trong khu vực. Từ quậy phá, một số học viên bất ngờ thoát ra ngoài rồi trốn khỏi trung tâm.

Được biết, tổng số học viên Trung tâm này đang quản lý là 398 người (trong đó có 42 nữ).

Hiện các lực lượng chức năng đang tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại.

Đ.NAM - KHÁNH NGÂN

Hàng Việt được tiêu thụ mạnh trên thị trường nội địa

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 3:59 PM, 18/02/2011

(VOV) - Tại TP HCM, hàng hóa sản xuất trong nước bày bán tại các siêu thị chiếm 95%

Sáng 18/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đến dự cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam và các Sở, Ban, ngành.

Đến tháng 12/2010, qua báo cáo của các địa phương đã có 29/63 tỉnh, thành ban hành văn bản chỉ đạo Cuộc vận động; 46/63 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động cấp tỉnh; 47/63 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động…

Sau 1 năm triển khai, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng.

Người Việt ngày càng tin dùng vào hàng Việt Nam

Số người tiêu dùng mua sắm hàng hóa Việt tăng mạnh, chỉ tính riêng tại TP HCM, hàng hóa sản xuất trong nước bày bán tại các siêu thị chiếm 95% (trong 6 tháng đầu năm 2010); Hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-op hàng Việt tiêu thụ tăng 55% so với cùng kỳ năm 2009; 68 đợt bán hàng về nông thông của các tỉnh, thành phố doanh thu bán hàng Việt Nam đạt 1.467 tỷ đồng.

Kết quả do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương điều tra tháng 9/2010, có 59% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam…

Cùng với đó, sản phẩm dệt may giày dép… sản xuất trong nước có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng; rau củ quả 58%; đồ gia dùng 49%; ôtô xe máy 18%.

Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động khẳng định, sau hơn 1 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng.

Nhiều địa phương, doanh nghiệp, đơn vị có cách làm sáng tạo, đạt kết quả thiết thực góp phần nâng cao nhận thức, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất và ưu tiên dùng hàng hóa sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, thương hiệu Việt Nam, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tại buổi tổng kết, ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban MTTQ Việt Nam cho rằng, một số cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, Mặt trận và doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc vận động ở địa phương, có nơi, có lúc còn buông lỏng. Tình trạng hàng gian, giả… chưa được ngăn chặn có hiệu quả, gián tiếp gây khó khăn cho đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước.

Trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh cuộc vận động thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tập trung vào 11 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung tuyên truyền các doanh nghiệp, doanh nhân, chủ sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng tích cực tham gia cuộc vận động: Kiểm tra cuộc vận động ở các cấp, nhất là các địa phương, cơ quan đơn vị; Vận động các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước tập trung đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam
và các Sở, Ban, ngành đến thăm gian hàng trưng bày Vinacafe tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải biểu dương các cơ quan, ban ngành và cộng đồng doanh nghiệp đã hưởng ứng tích cực góp phần vào sự thành công của cuộc vận động.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, trong quá trình thực hiện cuộc vận động một số ngành chưa quan tâm đúng mức, một số doanh nghiệp nhận thức hạn chế về cuộc vận động…. Do đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả cuộc vận động, làm cho cuộc vận động sát thực tế.

Phó Thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành coi cuộc vận động không chỉ trước mắt mà là lâu dài quyết định sự phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước; Tuyên truyền để người dân hiểu về cuộc vận động; Các Bộ, ngành rà soát và ban hành bổ sung các văn bản pháp luật để kích thích sự phát triển của cuộc vận động và đưa cuộc vận động đạt kết quả cao./.

Huy Phương

Cướp biển Somalia đe dọa châu Á

Thanh Nien Online
19/02/2011 0:48
Đô đốc Robert Willard, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cảnh báo hải tặc Somalia ngày càng tiến sâu vào vùng biển châu Á.

Theo AFP hôm qua, ông Willard tỏ ra bất bình vì nỗ lực triệt phá cướp biển bất thành của hải quân các nước trong thời gian qua. “Lực lượng hải quân của 28 quốc gia hợp lực ở vịnh Aden mà lại không thể đánh bại cướp biển”, ông nói. Vị đô đốc cho rằng chiến dịch truy quét tại vịnh Aden chỉ khiến cướp biển mở rộng tầm hoạt động ra xa hơn ở Ấn Độ Dương và nhiều tên đã xuất hiện trên quần đảo du lịch nổi tiếng Maldives.

Thậm chí hải tặc Somalia đã bắt đầu hoành hành tại khu vực biển Đông. Theo ông Willard, giải pháp duy nhất để triệt tiêu tận gốc nạn cướp biển là phục hồi sự ổn định tại Somalia. Thống kê cho thấy, cướp biển Somalia đang giữ 33 tàu cùng 712 con tin.

Lê Loan

Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ không can thiệp nội bộ

Vietnam+ (VietnamPlus)
18/02/2011 | 16:40:00


Ngày 17/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ những chỉ trích của Mỹ liên quan tới vấn đề tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời khẳng định không có chuyện "vi phạm tự do báo chí" tại nước này.

Trước đó, Đại sứ mới của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Francis Ricciadone nói rằng "Mỹ đang cố gắng làm rõ nghĩa chính sách ủng hộ tự do báo chí mà Ankara đã tuyên bố," sau vụ nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 4 nhà báo để điều tra về một âm mưu đảo chính ở nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley cũng tuyên bố Mỹ theo dõi sát sao vụ việc, đồng thời bày tỏ lo ngại về cái mà Washington gọi là "sự đe dọa với các nhà báo ở Thổ Nhĩ Kỳ."

Phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm Nepal, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho rằng việc Đại sứ Mỹ đưa ra đánh giá về một cuộc điều tra tội phạm mà cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành là sai trái. Ngoại trưởng cũng nêu rõ việc bắt giam một số nhà báo là để điều tra về âm mưu đảo chính, không liên quan gì tới tự do báo chí.

Trong khi đó, quan chức cao cấp của đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, Huseyin Celik nhấn mạnh các đại sứ không được can thiệp vào vấn đề nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực, song các cuộc thăm dò gần đây cho thấy người dân Thổ Nhĩ Kỳ không mấy tin tưởng vào Mỹ, và nhiều người cho rằng Washington có vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính quân sự năm 1980 ở nước này./.

(TTXVN/Vietnam+)


Vietnam+:

Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tăng cường hợp tác chính trị

14/02/2011 | 20:44:00

Tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul, hiện đang thăm chính thức Iran, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad ngày 14/2 tuyên bố Iran và Thổ Nhĩ Kỳ xác định tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế.

Ông Ahmadinejad nói: "Sự hợp tác này sẽ biến khu vực của chúng ta thành một khu vực chính trị, kinh tế và văn hóa mạnh mẽ, vì lợi ích cho hòa bình và ổn định trong khu vực." Tổng thống Iran cũng cảm ơn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vì quan điểm của nước này đối với vấn đề quyền hạt nhân của Tehran.

Về phần mình, ông Abdullah Gul nhấn mạnh không có bất cứ trở ngại nào cho sự phát triển hợp tác giữa hai nước. Ông tuyên bố hai bên đã tiến hành thảo luận chi tiết về những vấn đề cùng quan tâm và rất nhiều quyết định quan trọng đã được đưa ra.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul dẫn đầu một phái đoàn gồm 135 quan chức và trên 100 doanh nhân trong chuyến thăm Iran bốn ngày bắt đầu từ 13/2.

Hai nước láng giềng này dự kiến tăng kim ngạch thương mại lên 30 tỷ USD trong 5 năm tới./.

Việt Nam luôn tạo điều kiện để Internet phát triển

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 7:01 PM, 18/02/2011

(VOV) - Tại Việt Nam, người dân có thể truy cập internet dễ dàng, tự do và với chi phí rất thấp. Đây là điều khó có thể thấy ở nhiều nước khác.

Trong diễn văn đọc tại Trường Đại học George Washington ngày 15/2/2011, Ngoại trưởng Hoa kỳ Hilarry Clinton đưa ra cái gọi là "Việt Nam và một số nước khác đã hạn chế tự do Internet". Về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

PV: Thưa ông, ý kiến của ông như thế nào về phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilarry Clinton về tự do Internet, trong đó có Việt Nam?

Ông Lưu Vũ Hải: Quan điểm xây dựng chính sách quản lý Internet của hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam, đó là thúc đẩy phát triển internet, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận Internet một cách thuận lợi phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế.

Trên thực tế, hệ thống luật pháp của các nước còn có sự khác biệt, ngay trong bản thân một nước, hệ thống luật pháp của nhiều bang cũng còn khác nhau. Vì vậy, nếu đòi hỏi tự do Internet theo cách hiểu chỉ của một phía là chưa tính đến sự khác biệt này. Một sự thật hiển nhiên là tại Việt Nam, người dân có thể truy cập internet dễ dàng, tự do và với chi phí rất thấp- Điều mà khó có thể thấy ở nhiều nước khác.

PV: Ông có thể điểm qua sự phát triển từ khi Internet có mặt tại Việt Nam?

Ông Lưu Vũ Hải
Ông Lưu Vũ Hải
: Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet toàn cầu từ cuối năm 1997. Đến nay, sau 13 năm phát triển, Việt Nam đã có gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm trên 31% dân số với hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ internet.

Internet tại Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng nhanh chóng trong một vài năm trở lại đây.

Từ năm 2003, số người sử dụng Internet cũng như số lượng các trang web tại Việt Nam đã tăng trưởng một cách ổn định, các nguồn lực kỹ thuật cho việc kết nối Internet cũng không ngừng mở rộng. Hiện nay, Việt Nam có hàng trăm báo điện tử, hàng ngàn trang điện tử của các cơ quan báo chí và hàng triệu blog cá nhân với rất nhiều mạng xã hội đang hoạt động.

Tính về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Điều này cho thấy hiệu quả của chính sách thúc đẩy phát triển internet tại Việt Nam, Internet đang ngày càng trở nên phổ cập và quen thuộc với người sử dụng ở Việt Nam.

PV: Trả lời câu hỏi của các phóng viên, ngày 17/2 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định, ở Việt Nam Internet luôn được tạo điều kiện thuận lợi và phát triển mạnh mẽ, nhưng phải tuân thủ những quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia... Là cơ quan chủ quan, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Ông Lưu Vũ Hải: Trước hết, phải khẳng định, Việt Nam hết sức quan tâm tạo điều kiện để phát triển Internet. Quan điểm này được thể hiện cụ thể nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách quản lý Internet, như Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Nghị định số 97 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Trong đó nêu rõ: Khuyến khích việc ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao năng suất lao động, mở rộng các hoạt động thương mại, hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh quốc phòng. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn pháp luật về Internet. Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của Internet.

Đây là chính sách quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển Internet mà các quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Và Việt Nam sẽ tiếp tục chính sách phát triển Internet theo định hướng như vậy.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Huy Nam (thực hiện)

Trung Đông, Bắc Phi như chảo lửa

Trung Đông, Bắc Phi như chảo lửa
Thứ Sáu, 18/02/2011, 13:13 (GMT+7)

TTO - Hiệu ứng của cuộc cách mạng Tunisia đang lan khắp Bắc Phi, Trung Đông. Các cuộc biểu tình chống chính phủ tại đây vẫn hết sức căng thẳng.

Tại Bahrain, xe tăng và xe quân sự đã tiến vào thủ đô Manama ngày 17-2 để chặn những người bị thương trong các cuộc đụng độ chống chính quyền đi cấp cứu tại bệnh viện và ngăn chặn biểu tình lan rộng. AP cho hay các quan chức y tế địa phương xác nhận 4 người chết vì đụng độ với cảnh sát.

Xe tăng tiến vào thủ đô Manama của Bahrain để trấn áp biểu tình - Ảnh: AP

Vài giờ sau cuộc tấn công, vây ráp quảng trường Ngọc trai, quân đội Bahrain tuyên bố cấm tụ tập biểu tình và cho rằng đó là điều then chốt để giữ thủ đô yên tĩnh. Trong đêm 17-2, lực lượng quân đội đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô Manama sau khi cảnh sát chống bạo động giải tán hàng nghìn người Shiite biểu tình ở quảng trường Ngọc Trai.

Đất nước Bahrain bé nhỏ là một trong những "chân rết" quân sự của Mỹ trong khu vực, là nơi đặt căn cứ của Hạm đội 5 để tạo thế đối đầu với Iran. Người biểu tình Bahrain yêu cầu hai vấn đề chủ yếu: buộc người theo phái Sunni phải từ bỏ các vị trí cấp cao trong chính phủ và mọi quyết định phải được người Shiite thông qua.

Hiện người Shiite chiếm 70% trong tổng số 500.000 dân Bahrain nhưng bị phân biệt đối xử và gạt ra khỏi các vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính công và quân sự.

Người biểu tình đã đốt ảnh Vua Hamad bin Isa Al Khalifa và yêu cầu thay đổi chế độ trị vì đất nước này hơn 200 năm qua. Họ dựng lều ở quảng trường Ngọc trai, dựng biểu ngữ nhưng sau đó mọi thứ bị cảnh sát san phẳng. Một bác sĩ cho biết khi đầu ông túa đầy máu, ông kêu lên: "Tôi là bác sĩ" nhưng cảnh sát vẫn không ngừng đánh.

* Tại Libya, Reuters cho hay ngày 17-2 nhiều vụ đụng độ đẫm máu đã xảy ra ở nhiều thành phố giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Ít nhất 5 người chết nhưng do truyền thông, báo chí và các phương tiện thông tin liên lạc của báo giới bị kiểm soát ngặt nghèo nên đến nay rất khó đánh giá chính xác tình hình.

Ở thủ đô, dòng người biểu tình chống ông Muammar Abu Minyar al-Gaddafi - người lãnh đạo Libya 42 năm qua, giương cao biểu ngữ: "Chúng tôi chống lại Gaddafi!", "Chiến thắng hay là chết". Họ cũng dùng mạng xã hội để kêu gọi biểu tình với hi vọng lật đổ được chính quyền như Tunisia và Ai Cập để đòi tự do và công lý.

Tổ chức Ân xã quốc tế cho biết lực lượng an ninh của Libya đã nã đạn vào người biểu tình ở Al Bayda và giết chết một người đàn ông có tên Nacer Miftah Gout'ani. "Chính quyền Libya muốn vỗ yên những người biểu tình nhưng các biện pháp của họ không thành công. Giờ họ đang chuyển sang các biện pháp thô bạo để trừng phạt những người đối đầu", tổ chức này viết.

* Tại Yemen, một người biểu tình thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát hôm 17-2 ở thủ đô Sanaa và thành phố cảng Aden. Cảnh sát đã bắn chỉ thiên để xua đám đông hàng nghìn người tụ tập trong đêm. Giới chức Yemen cho rằng trường hợp thiệt mạng chỉ là do cảnh sát bắn lỡ tay trong cảnh hỗn loạn.

Họ cho rằng trong cuộc biểu tình hôm qua, người tham gia phần lớn là sinh viên. Những người này tập trung ở đại học Sanaa, diễu hành và đụng độ với những người ủng hộ chính quyền. Cảnh sát chống bạo động đến hiện trường tại phố Al-Rubat để chặn đụng độ nhưng những người ủng hộ chính quyền có vũ trang đã dồn đuổi người biểu tình, ném đá, khiến cảnh sát phải bắn cảnh cáo.

Hãng thông tấn nhà nước Saba của Yemen nói rằng chính phủ nước này buộc tội truyền thông nước ngoài đã khuấy động căng thẳng chính trị bằng những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về Yemen. Giới chức Yemen cho hay họ sẽ tổ chức đối thoại với người biểu tình và bảo vệ quyền dân chủ cho người dân, nâng lương và tạo 60.000 việc làm cho sinh viên mới ra trường.

* Tại Tunisia, tình hình xã hội sau cuộc lật đổ chính phủ khá rối ren. AFP cho biết nhiều vụ xâm phạm tư gia, ăn trộm, cướp bóc, phá hoại các khu rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã xảy ra, khiến người dân không dám cho trẻ nhỏ ra đường và không dám về nhà muộn.

Hãng thông tấn TAP cho hay đầu tuần qua, những tên cướp có vũ trang đã chặn đường và cướp xe ở miền nam Tunisia, thậm chí còn tấn công một trường phổ thông và các cơ sở kinh doanh. Hồi tháng 1, khoảng 9.500 tù nhân đã trốn trại và đầu tuần này có 16 tên vừa trốn khỏi nhà tù.

Hiện Bộ Nội vụ Tunisia vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp và kiên quyết xử lý những kẻ lợi dụng cách mạng để thực hiện những hành vi phạm pháp.

Ai Cập bắt 3 bộ trưởng thời ông Mubarak

Hôm 17-2, hãng tin chính thức MENA của Ai Cập đưa tin ba bộ trưởng nước này gồm cựu Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Du lịch và Bộ trưởng Nhà đất, cùng một tài phiệt trong đảng cầm quyền đã bị bắt vì các cáo buộc tham nhũng.

Văn phòng công tố Ai Cập đã ra lệnh bắt giam các nhận vật trên trong 15 ngày để điều tra.

Kênh truyền hình Al Arabia cũng cho hay Hội đồng quân sự Ai Cập vừa tuyên bố cấm đi lại đối với 43 thành viên của chính phủ cũ và chính phủ hiện thời để điều tra các tội danh lạm dụng quyền lực trong thời gian trước đây.

PHAN ANH

Mỹ lo ngại CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục tấn công

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 18/02/2011, 10:23 (GMT+7)

TTO - Đô đốc Robert Willard - người đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương gồm 300.000 quân của Mỹ, ngày 17-2 đã lên tiếng lo ngại “những động thái khiêu khích” từ phía CHDCND Triều Tiên trong vài tháng tới khi nước này đang chuẩn bị cho một cuộc phóng tên lửa nữa.

Trước đó, các hình ảnh đăng trên trang web GlobalSecurity.org cho thấy Bình Nhưỡng đã hoàn thành một bệ phóng tên lửa mới tại căn cứ tên lửa Tongchang-ri.

Đô đốc Robert Willard - Ảnh: Getty Images

“Đây là một mối quan ngại lớn với chúng tôi. Khi xem xét tất cả các hành động khiêu khích trong năm 2010 và những phức tạp của quá trình chuyển giao hiện đang diễn ra ở CHDCND Triều Tiên, chúng tôi nhận thấy chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với đợt khiêu khích tiếp theo trong vài tháng nữa”, AFP dẫn lời ông Wilard nói tại Viện nghiên cứu châu Á. Ông Wilard cũng cam kết sự ủng hộ của Mỹ với Hàn Quốc.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo CHDCND Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa đe dọa trực tiếp nước Mỹ trong năm năm tới.

Trong khi đó, báo Hàn Quốc Chosun Ilbo cho biết CHDCND Triều Tiên đã mất một số máy bay chiến đấu vì tai nạn trong các cuộc diễn tập quân sự cường độ cao trong năm ngoái. “Chúng ta cũng gặp một tai nạn máy bay chiến đấu, nhưng có vẻ như miền bắc bị nhiều hơn”, một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên của Hàn Quốc nói.

H.MINH


Thứ Sáu, 18/02/2011, 10:23 (GMT+7)

Mỹ lo ngại CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục tấn công

TTO - Đô đốc Robert Willard - người đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương gồm 300.000 quân của Mỹ, ngày 17-2 đã lên tiếng lo ngại “những động thái khiêu khích” từ phía CHDCND Triều Tiên trong vài tháng tới khi nước này đang chuẩn bị cho một cuộc phóng tên lửa nữa.

Trước đó, các hình ảnh đăng trên trang web GlobalSecurity.org cho thấy Bình Nhưỡng đã hoàn thành một bệ phóng tên lửa mới tại căn cứ tên lửa Tongchang-ri.

“Đây là một mối quan ngại lớn với chúng tôi. Khi xem xét tất cả các hành động khiêu khích trong năm 2010 và những phức tạp của quá trình chuyển giao hiện đang diễn ra ở CHDCND Triều Tiên, chúng tôi nhận thấy chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với đợt khiêu khích tiếp theo trong vài tháng nữa”, AFP dẫn lời ông Wilard nói tại Viện nghiên cứu châu Á. Ông Wilard cũng cam kết sự ủng hộ của Mỹ với Hàn Quốc.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo CHDCND Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa đe dọa trực tiếp nước Mỹ trong năm năm tới.

Trong khi đó, báo Hàn Quốc Chosun Ilbo cho biết CHDCND Triều Tiên đã mất một số máy bay chiến đấu vì tai nạn trong các cuộc diễn tập quân sự cường độ cao trong năm ngoái. “Chúng ta cũng gặp một tai nạn máy bay chiến đấu, nhưng có vẻ như miền bắc bị nhiều hơn”, một quan chức chính phủ cấp cao giấu tên của Hàn Quốc nói.

H.MINH

Xuất khẩu cá nóc, tiềm năng mới cho thủy sản VN

VITINFO:Kinh tế xã hội:
Thứ sáu, 18/02/2011, 08:05(GMT+7)
Cá nóc đang trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. (Nguồn: Internet)

Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cá nóc đang thực sự trở thành mặt hàng ưa chuộng trên nhiều thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.
Chính vì thế, nhu cầu nhập khẩu cá nóc với số lượng lớn ngày càng cao từ các nước, trong đó có Việt Nam, điều này mở ra một tiềm năng mới cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 40 loài cá nóc, với trữ lượng khoảng 37.287 tấn. Cá nóc lâu nay chưa khai thác bằng các ngư cụ chuyên biệt, chúng thường lẫn trong các mẻ lưới (số lượng chiếm từ 2-6%).

Riêng tại vùng biển Kiên Giang, sản lượng cá nóc khai thác đạt được khoảng 6.000-10.000 tấn/năm. Toàn bộ cá nóc khai thác hầu như được ngư dân bỏ ngay trên biển hoặc đem về đất liền làm thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc tiêu thụ lén lút với giá thấp.

Để tránh khả năng mất cân bằng hệ sinh thái biển, giảm lãng phí... và nhận thấy thị trường Hàn Quốc rất ưa chuộng cá nóc, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho phép hai tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang thí điểm khai thác, chế biến và xuất khẩu cá nóc sang Hàn Quốc.

Tỉnh Kiên Giang đã giao cho hai đơn vị chế biến và xuất khẩu cá nóc, bốn cơ sở thu mua, bảo quản và vận chuyển cá nóc tại cảng cá Khu công nghiệp Tắc Cậu để đảm bảo không tiêu thụ cá nóc ở thị trường nội địa, tránh xảy ra tác hại xấu ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Hiện, công ty chế biến chỉ được giao nhận, thực hiện hợp đồng xuất khẩu cá nóc với Công ty Korea Poseidon Seafood Co., Ltd (Hàn Quốc).

Ông Cao Hương Thiên, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Mai Sao (Mai Sao Seafood Co., Ltd) - một trong hai đơn vị được chọn thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu tại Kiên Giang cho biết, công ty này vừa đạt được thỏa thuận với Công ty Poseidon Seafood (Hàn Quốc) để giải quyết trên 56 tấn cá nóc đang tồn kho.

Trước đó, các công ty được giao thu mua, chế biến cá nóc và ngư dân Kiên Giang đã rất lo lắng khi Công ty Poseidon Seafood (đối tác được Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định độc quyền mua cá nóc xuất khẩu tại Kiên Giang) đột ngột ngưng nhập khẩu với lý do cá nóc của Kiên Giang nhỏ và giá cao so với sản phẩm cùng loại của Indonesia, Trung Quốc. Hiện nay phía Hàn Quốc thu mua cá nóc ở Kiên Giang với giá chỉ 1,4 USD/kg, tuy nhiên, giá cá nóc ở Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc từ 3-5 USD/kg.

Các chuyên gia ngành thủy sản đánh giá, mặc dù, việc xuất khẩu cá nóc mới chỉ là bước đầu, hy vọng những lô hàng đầu tiên này sẽ nhận sớm được những phản hồi tốt đẹp từ phía nhà nhập khẩu Hàn Quốc, mở ra một mặt hàng triển vọng mới cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam./.


Theo TTXVN
Tin đăng lại
Nguồn tin: Vietnamplus

Hãi hùng đêm... “cướp” ấn!

Thời sự trong nước | Người Lao Động Online:

Thứ Năm, 17/02/2011 23:52

Những người tham dự lễ Khai ấn đền Trần đêm 16 rạng sáng 17-2 khi đã thoát khỏi đám đông hỗn loạn vẫn còn chưa hết cảm giác hãi hùng khi nhìn cảnh đám đông giẫm đạp lên nhau trong đêm “cướp” ấn

Sau những nghi thức rước ấn, tế lễ bên trong đền Trần, lễ khai ấn chính thức diễn ra vào lúc 22 giờ 30 phút ngày 16-2. Như thường lệ, mùa lễ hội năm nay, người ta vẫn phải “cướp” ấn, giành giật nhau để có ấn chứ không phải xin ấn.
Nói là lễ khai ấn nhưng thực chất đây là lễ phát ấn đã được in sẵn trước cho người đi trẩy hội đền Trần.
Những người đến đền Trần với sự thành tâm và tâm thế điềm tĩnh hầu như đều phải ra về tay trắng. Chỉ những người thật khỏe mới dám chen lấn và... “dũng cảm” thì mới lấy được “ấn vua” mang về.
Cách phát ấn mới của ban tổ chức gần như bị phá sản hoàn toàn khi không có ai ổn định trật tự và yêu cầu những người xin ấn xếp hàng. Rất nhiều “phe ấn” xuất hiện bên ngoài đền Trần bán ấn với giá cao gấp 5 lần mức giá của ban tổ chức lễ hội.
Mua ấn như... ăn xin!

Ấn đền Trần được đem ra ngoài bán ngay khi bên trong vẫn diễn ra hoạt động phát ấn

Sẵn sàng giẫm đạp lên nhau để “cướp” ấn
Biển người bắt đầu chen lấn xô đẩy nhau vào đền từ 23 giờ 30 phút
Mạnh Duy

Ý kiến bạn đọc:
  • ân
    18/02/2011 12:41

    Đúng là khủng khiếp, chỉ có dân Bắc mới như vậy.

  • Quang Hiep
    18/02/2011 12:28

    Không cần phải nói nhiều đâu. Cướp được ấn hay là đổi bằng tính mạng của mình đây.

  • phanben
    18/02/2011 12:00

    Đúng là 1 lũ điên rồ !!!

  • huyhoang
    18/02/2011 11:37

    Tôi nghĩ qua vụ dẫm đạp ở CAMPUCHIA mà những người dân chúng ta không ý thức được hậu quả. Và điều đáng trách nhất lại là những người tổ chức, quản lý của lễ hội. Tôi nghĩ chính quyền địa phương nên rút kinh nghiệm cho mùa lẽ hội năm sau.

  • Nông Quốc Thái
    18/02/2011 11:31

    Chưa hãi hùng bằng cảnh cướp gà ở xã Hồng Vân, Hà Nội.

  • tran ha giang
    18/02/2011 11:21

    Xem tin tức này liên tưởng đến vụ dẫm đạp tại Campuchia, đề nghị phải có tổ chức lại để việc đi lễ hội an toàn hơn.

  • hoa
    18/02/2011 10:58

    Đúng là dân Bắc!

  • toan
    18/02/2011 10:40

    cứ phải làm, rồi từ từ rút kinh nghiệm,kinh nghiệm nào mà không phải trả bằng mồ hôi, suy nghĩ, có khi còn bằng máu và tính mạng con người nữa mà.......

  • Vu Tien
    18/02/2011 10:20

    Đừng trách ban tổ chức, cũng đừng ngạc nhiên nếu xảy ra thảm họa. Những người chen chúc, xô đẩy "cướp" ấn là ai? ...
    Ý thức của tầng lớp này còn vậy thì nói ai đây?

  • Vinh
    18/02/2011 10:19

    Chúng tôi sẽ có báo cáo lên các cấp lãnh đạo xin ý kiến chỉ đạo! từ trước đến nay VN chưa có vụ dẫm đạp chết chóc gì xảy ra.

  • KN
    18/02/2011 10:16

    Nếu đi trẩy hội mà cầm được lá Ấn trên tay mang về thì vui thật!, nhưng nhìn hình ảnh trên thì tôi thấy chẳng vui tí nào?, không biết sau khi có lá Ấn trên tay người nhận có may mắn hơn không?, nếu chẳng may xảy ra thảm họa thì sao?, chắc có lẽ có một số “ cò Ấn “ phao tin đồn nhảm, mê tín dị đoan nên những người xin Ấn mới nhiệt tình như vậy. Còn về phía ban tổ chức, nếu những người xin ấn không sắp hàng thì tuyệt đối không phát Ấn và chụp lại những hình ảnh chen lấn đó gởi lên báo NLĐ để họ thấy được các hành vi của họ. ở VN đi đâu cũng thấy cảnh chen lấn, ai mạnh thì thắng ai yếu thì thua, chán thật!

  • Trần Quốc Khánh
    18/02/2011 09:53

    Lỗi hoàn toàn do ban tổ chức quá kém: 1. Nên để xếp hàng 1 từ sớm. Những người đến sau sẽ phải tự tuân theo. 2. Nên công bố số lượng ấn được phát ra để mọi người an tâm sớm muộn sẽ được phát ấn. 3. Nên có các bậc cao nhân tuyên truyền cho dân hiểu ý nghĩa của việc nhận ấn. 4. Nên phát ấn cho hết ngày rằm,Nếu dân ở xa đến có nhu cầu xin...Quá dễ sao làm tội dân thế vậy?! Nên cách chức ban tổ chức vừa qua. Năm sau trước ngày phát ấn,nên thông báo cho dân biết trước:kế hoạch,sơ đồ,số lượng... vài ngày.

  • Trọng
    18/02/2011 09:51

    Tình hình sẽ được cải thiện sau khi có... nhiều người chết vì giẫm đạp.

  • Duong Khang
    18/02/2011 09:18

    Chúng tôi sẽ gửi báo cáo chi tiết bằng công văn, chậm nhất trước ngày mai!

  • Duong Khang
    18/02/2011 09:18

    Chúng tôi sẽ gửi báo cáo chi tiết bằng công văn chậm nhất trước ngày mai.

  • tommy tran
    18/02/2011 09:00

    Nhin nhung guong mat kia that la "so stupid"!

  • Nguyễn Minh Hiển
    18/02/2011 08:55

    Chúng tôi sẽ báo cáo bằng văn bản!!!

  • Nhật Minh
    18/02/2011 08:47

    Đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh với các lễ hội tràn lan như hiện nay. Đừng để thảm cảnh hội té nước Campuchia tái diễn ở VN.

  • Phạm Việt Chương
    18/02/2011 08:36

    Gởi anh em tham gia lễ hội: Chắc có lẽ anh em chưa nhìn thấy cảnh chết chóc ở Ấn độ, Campuchia...? Tính mạng là của mỗi người thì phải biết cách tự giữ lấy! đừng trông chờ vào ban tổ chức điều hành lễ hội!!! Gởi Ban tổ chức: Thấy cảnh nước bạn chết chóc mình cũng chia buồn ghê lắm sao không rút được bài học kinh nghiệm trong tổ chức điều hành? Cần phải có biện pháp ngăn ngừa thảm cảnh này.

  • Nguyen
    18/02/2011 04:39

    các vị quản lý điều hành lễ hội ơi!
    các vị chưa học được gì vể thảm cảnh dẫm đạp lên nhau mà chết ở nước láng giềng Campuchia hay sao !?

    kiểu chen lấn này không sớm thì muộn từ Nam ra Bắc .sẽ có ngày các vị lại xướng lên câu " nghiêm túc điều tra làm rõ nguyên nhân !?
    Đừng để xảy ra hậu quả thảm khốc khi còn chưa quá muộn, thưa quý vị quản lý và điều hành lễ hội.

Mỹ giám sát chặt chẽ cuộc biểu tình ở Bahrain

VITINFO:Quan hệ quốc tế:
Thứ sáu, 18/02/2011, 10:20(GMT+7)
Xe bọc thép ở thủ đô Manama ngày 17/2.

VIT - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Washington đang “theo dõi chặt chẽ” diễn biến cuộc biểu tình ở Bahrain, nơi đặt Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ.
“Là một đồng minh lâu năm và cũng là nơi Mỹ đặt Sở Chỉ huy Hạm đội 5, Bahrain là đối tác quan trọng của Mỹ và Bộ Quốc phòng sẽ giám sát chặt chẽ diễn biến ở đó”, hãng thông tấn Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Dave Lapan, phát biểu tại Washington hôm thứ Năm (17/2).

“Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh xảy ra bạo lực”, Đại tá Dave Lapan nói.

Ngày 17/2, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng kêu gọi Bahrain kiềm chế trong giải quyết cuộc biểu tình khi phát biểu với Ngoại trưởng Bahrain, Sheikh Khaled bin Ahmad al-Khalif.

“Ngoại trưởng Clinton bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kiện gần đây ở Bahrain và kêu gọi chính phủ nước này hãy kiềm chế khi giải quyết vụ việc. Họ đã thảo luận về những nỗ lực cải cách chính trị và kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các công dân Bahrain”, hãng tin AFP dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại rằng, cuộc biểu tình ở Bahrain có thể sẽ ảnh hưởng tới 4.200 binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ ở đó.

Trong khi đó, các bộ trưởng ngoại giao của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có kế hoạch tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Manama vào đêm thứ Năm (17/2) để thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Bahrain.

Ít nhất 4 người biểu tình đã thiệt mạng và khoảng 60 người khác mất tích sau khi lực lượng an ninh Bahrain tấn công vào một trại biểu tình tại Quảng trường Pearl ở trung tâm thành phố Manama hôm thứ Năm (17/2). Tổng cộng 7 người đã thiệt mạng kể từ khi xảy ra cuộc biểu tình bắt đầu hôm thứ Hai (14/2).

Các xe bọc thép đã chạy quanh thủ đô Manama hôm thứ Năm (17/2) khi chính phủ của nước này cố gắng dẹp các cuộc biểu tình do ảnh hưởng kích động từ cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập.

Quân đội Bahrain tuyên bố sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh và kêu gọi người dân không tiến vào các khu vực trung tâm của thủ đô Manama.

Tính nghiêm trọng trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bahrain là chưa từng thấy trong lịch sử của Vương quốc Vùng Vịnh Persian. Cho đến nay, các nỗ lực của nhà cầm quyền để dẹp vụ biểu tình vẫn chưa hiệu quả.

Những người biểu tình đang yêu cầu soạn thảo và thực hiện bản hiến pháp mới để đưa đất nước hướng tới nền dân chủ và hạn chế quyền hạn của nhà vua.

Đất nước Bahrain do hoàng gia cầm quyền, và hiện hoàng gia đang bị đổ lỗi cho sự phân biệt đối xử với người Shia chiếm 70% dân số của nước này.

Những người biểu tình cũng kêu gọi nhà vua Bahrain sa thải bác của ông, Khalifa bin Salman al-Khalifa - người đã giữ chức Thủ tướng từ năm 1971.
A.T (Theo Presstv)
Tin dịch
Nguồn tin: Presstv

Ai Cập lên tiếng về thông tin tàu Iran qua Suez

VITINFO:Quan hệ quốc tế:
Thứ sáu, 18/02/2011, 08:07(GMT+7)
Ảnh minh họa

VIT - Bộ Ngoại giao Ai Cập hôm qua (17/02) cho biết, hai tàu hải quân của Iran đã đệ trình yêu cầu được phép đi qua kênh đào Suez. Trước đó, Israel bày tỏ quan ngại về kế hoạch này và khẳng định đây là hành động “khiêu khích” của Tehran.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ai Cập Hossam Zaki cho hay, chính quyền Ai Cập đã nhận được yêu cầu cho phép hai tàu đi qua Suez, trong khi đó một quan chức thuộc kênh đào Suez tiết lộ Bộ Quốc phòng sẽ giải quyết yêu cầu này.

Tại Tehran, kênh truyền hình tiếng Anh chính thức của Iran Press TV dẫn lời một quan chức hải quân Iran cho biết, hai tàu chiến của họ sẽ đi qua kênh đào. Theo quan chức này, Tehran đã liên lạc với Ai Cập cho phép tàu đi qua.

Trước đó, một quan chức giấu tên ở Suez khẳng định, Iran đã rút yêu cầu cho phép tàu chiến đi qua khu vực Suez, mà không đưa ra lời giải thích nào về động thái này. Hiện chưa rõ vì sao lại có những thông tin trái chiều về yêu cầu đi qua Suez.

Ahmed El Manakhly, người chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu biển tại Suez, cho biết các thỏa thuận quốc tế quy định hoạt động giao thông qua kênh đào. Ông khẳng định, chỉ trong trường hợp có chiến tranh với Ai Cập thì các tàu mới bị từ chối đi qua đây.

Ông giải thích thêm, hiện Iran và Ai Cập không trong tình trạng chiến tranh. Quyết định cuối cùng về việc liệu có cho phép tàu Iran đi qua hay không thuộc về Bộ Quốc phòng.

Theo ông, ông sẽ không cho phép bất cứ tàu chiến nào đi qua kênh đào khi chưa có sự tán thành của Bộ Quốc phòng.

Kênh đào Suez là tuyến đường biển chiến lược và thương mại thiết yếu giữa châu Âu, Trung Đông và châu Á. Nơi đây tạo ra nguồn thu nhập chính cho chính phủ Ai Cập.
NM (Theo AP)
Tin dịch
Nguồn tin: Yahoo

Tàu sân bay Mỹ qua kênh đào Suez

VITINFO:Quan hệ quốc tế:
Thứ năm, 17/02/2011, 08:33(GMT+7)
Tàu sân bay USS Enterprise (Ảnh minh họa)

VIT - Hải quân Mỹ hôm qua (16/02) cho biết, tàu sân bay USS Enterprise của Mỹ đã đi qua kênh đào Suez trên đường tới vùng Vịnh.
Thiếu tướng hải quân Terry Craft, tư lệnh nhóm tấn công hải quân, cho biết, việc tàu sân bay USS Enterprise đi qua kênh đào Suez vào hôm 15/02 là hoạt động định kì và “cho thấy sự ổn định của khu vực biển quan trọng này”.

Diễn biến trên xảy ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức trong làn sóng biểu tình rầm rộ. Bất ổn này khiến các quốc gia chuyên quyền trong khu vực, trong đó có Bahrain – nơi Hạm đội 5 của Mỹ đóng quân – choáng váng.

Hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại vương quốc Bahrain vào hôm qua để kêu gọi thay đổi chế độ.

Đi cùng hàng không mẫu hạm USS Enterprise trong cuộc hành trình qua kênh đào Suez là tàu mang tên lửa dẫn đường USS Leyte Gulf và USNS Arctic – tàu hỗ trợ chiến đấu.

Theo hải quân Mỹ, chiến hạm Enterprise sẽ thực hiện “các hoạt động an ninh trên biển” và hỗ trợ các hoạt động do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan và Iraq.

Hôm qua, một nhóm tàu do USS Carl Vinson dẫn đầu hiện cũng có mặt tại khu vực hoạt động của Hạm đội 5, tại biển Ả Rập.

Trong diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Israel hôm qua (16/02) cho biết, Iran sẽ điều hai tàu chiến tới phía Đông Địa Trung Hải, đồng thời khẳng định đây là hành động khiêu khích mà quốc gia Do thái này không thể phớt lờ.

“Tối nay hai chiến hạm của Iran được cho là sẽ băng qua kênh đào Suez tới Địa Trung Hải trên đường tới Syria”, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman cho biết tại một hội nghị ở Jerusalem.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak quy cho động thái trên của Iran là hành động thù địch và khẳng định Israel đang giám sát chặt chẽ tình hình.

“Cộng đồng quốc tế phải hiểu rằng Israel không bao giờ phớt lờ những hành động khiêu khích này”, ông Lieberman nhấn mạnh.
NM (Theo AFP)
Tin dịch
Nguồn tin: Yahoo

Giám đốc tình báo Hàn Quốc bí mật thăm Mỹ

VITINFO:Quan hệ quốc tế:
Thứ năm, 17/02/2011, 08:12(GMT+7)
Giám đốc Cơ quan tình báo Quốc gia Hàn Quốc Won Sei-hoon

VIT - Dẫn lời một nguồn tin từ chính phủ, hãng tin Yonhap hôm nay (17/2) đưa tin giám đốc tình báo Hàn Quốc đã bí mật thăm Mỹ tuần trước để thảo luận về các vấn đề liên Triều.
“Tôi biết ông Won Sei-hoon, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) đã có chuyến thăm Mỹ vào tuần trước”, nguồn tin cho biết.

Theo một nguồn tin khác, ông Won đã gặp ông Leon Panetta, giám đốc cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và các quan chức chủ chốt khác trong chuyến đi.

Giám đốc NIS được cho là đã trao đổi những thông tin liên quan đến Triều Tiên với các quan chức Mỹ.

Một số nhà quan sát cho rằng có thể hai ông đã thảo luận về việc thu xếp một vòng đàm phán liên Triều mới nhằm phá vỡ bế tắc trong quan hệ biên giới hai miền.

Tuy nhiên, một quan chức chính phủ đã phủ nhận khả năng trên và khẳng định hiện không có một động thái nào được chuẩn bị cho cuộc đàm phán nêu trên.

Mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi một nhóm khảo sát quốc tế kết luận 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng khi tàu chiến Cheonan bị ngư lôi của Triều Tiên đánh chìm gần biên giới vùng biển Hoàng Hải hồi tháng 3/2010.

Bốn người Hàn Quốc khác, trong đó có hai dân thường cũng đã thiệt mạng vào ngày 23/11/2010 trong một vụ pháo kích của Triều Tiên vào đảo Yeonpyeong, Hàn Quốc gần khu vực thuộc biển Hoàng Hải.
DT (Theo Yonhap)
Tin dịch
Nguồn tin: Yonhapnews

Hải quân Indonesia bắt 2 tàu cá Việt Nam

VITINFO:Tin thế giới:
Thứ bảy, 12/02/2011, 20:43(GMT+7)
Ảnh minh họa.

VIT - Theo một số thông tin trên báo mạng của Indonesia thì hải quân nước này đã chặn và bắt giữ 2 tàu đánh cá của Việt Nam vì bị cho là đã hoạt động trái phép trong vùng biển Natuna thuộc quần đảo Riau.
Phát ngôn viên hải quân Indonesia, Thiếu tướng Tri Prasodjo, phát biểu hôm thứ Sáu (11/2) rằng mặc dù hai tàu đánh cá sử dụng tên của Indonesia là KM Jaya Bahari-121 và KM Jaya Bahari-122, song những chiếc tàu đánh cá này thực sự là của Việt Nam.

Hai tàu đánh cá nói trên đã bị tàu chiến KRI Imam Bonjol của Hải quân Indonesia bắt giữ khi đang làm nhiệm vụ tuần tra thông thường trên biển.

Ông Tri Prasodjo cho biết, chiếc tàu đánh cá mang tên KM Jaya Bahari 122, tải trọng 100 tấn, do Nguyễn Văn Huấn làm thuyền trưởng cùng với 26 thành viên thủy thủ đoàn, trong khi tàu 80 tấn KM Jaya Bahari 121 do Lê Văn Khánh làm thuyền trưởng và có 4 thành viên thủy thủ đoàn.

Sau khi lục soát và kiểm tra, Hải quân Indonesia phát hiện tàu đánh cá mang tên KM Jaya Bahari 122 đã đánh bắt được hơn một tấn cá trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Indonesia, trong khi tàu mang tên KM Jaya Bahari 121 đã đánh bắt được một mẻ cá khoảng một tấn.

“Hai tàu đánh cá và số cá đánh bắt trái phép đã bị áp giải về căn cứ hải quân Tarempa thuộc quần đảo Riau để điều tra thêm”, phát ngôn viên Tri Prasodjo nói và cho biết thêm rằng Indonesia đã tăng cường các hoạt động an ninh trên biển, bao gồm cả vùng biển Natuna.

Hiện các tin trên chưa được các cơ quan hữu quan của Việt Nam khẳng định cũng như đưa ra giải pháp để giải quyết vụ việc nói trên.

Trọng Nam (Theo Antaranews)
Tin dịch
Nguồn tin: Antaranews

Ấn Độ coi nhẹ việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự

VITINFO:Quan hệ quốc tế:
Thứ tư, 16/02/2011, 16:30(GMT+7)

VIT - Hôm nay (16/02), Ấn Độ tuyên bố rằng họ “không lo ngại quá mức” về việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc mặc dù ngân sách quốc phòng của quốc gia láng giềng này là vấn đề đáng lo.
“Việc Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng vũ trang và tăng chi tiêu quốc phòng là vấn đề đáng lo ngại. Nhưng chúng tôi không lo ngại quá mức bởi vì điều chúng tôi cần làm là phải hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony phát biểu với báo giới bên lề một buổi họp về quân sự.

Trả lời cầu hỏi về gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, ông Antony cho biết: “Chúng tôi cũng phải tăng các khả năng và tăng cường cơ sở hạ tầng. Hiện tại chúng tôi đang làm điều đó. Chính phủ Ấn Độ hiện cũng đang hiện đại hóa lực lượng vũ trang để đối phó với những thách thức từ bất cứ khu vực nào. Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh cơ sở hạ tầng dọc biên giới”.

Ông khẳng định, chính phủ đang tiến hành đánh giá quốc phòng. “Chúng tôi luôn đánh giá chương trình hiện đại hóa và tình trạng sẵn sàng các nước quanh chúng tôi. Bây giờ và về sau chúng tôi đều phải đánh giá điều này. Bất cứ lúc nào chúng tôi cảm thấy có lỗ hổng chúng tôi cần lấp đầy ngay”, ông nhấn mạnh.

“Chúng tôi không quan ngại quá mức về chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc nhưng chúng tôi cần tiến hành đánh giá toàn diện về khả năng sẵn sàng của quân đội và thận trọng vào bất cứ thời điểm nào”, ông nói thêm.

Về vụ tranh chấp biên giới với Trung Quốc, ông Antony cho biết, vấn đề phức tạp này chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán.

Về một loạt cuộc tập trận mang tên Malabar giữa Mỹ và Ấn Độ vào tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho hay, đợt diễn tập này đồng nghĩa với việc tăng khả năng của hải quân Ấn Độ và không nhằm chống lại bất kì nước nào. Theo ông, tập trận Malabar được tiến hành trong 15 năm qua và mỗi năm được tổ chức một lần.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Nam Á, Antony cho hay, mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác bị chi phối bởi nhu cầu an ninh và không nhằm chống lại quốc gia khác.

Theo ông, hai quốc gia lớn nhất trong khu vực, Ấn Độ và Trung Quốc, cần tăng cường hợp tác về các vấn đề chung, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và thương mại.
NM (Theo IANS)
Tin dịch
Nguồn tin: Deccanherald

Vị trí của Việt Nam trong nền văn minh loài người (VITINFO)

VITINFO:Quan hệ quốc tế:
Thứ sáu, 27/08/2010, 07:20(GMT+7)

VIT - Vào khoảng 160 nghìn năm về trước loài người đã di cư từ Châu Phi ra khắp thế giới. Quá trình di cư là một quá trình có phản hồi, và đã có thể đã có nhiều làn sóng di cư. Sự di cư này bị khống chế chủ yếu bởi các điều kiện thời tiết và địa hình.

Hàng chục nghìn năm trước đây loài người chưa thể chống chọi được với cái rét và vượt qua được các vùng núi cao, biển sâu; chính vì thế mà con đường di cư của loài người phải đi vòng qua vùng núi cao băng phủ ở trung tâm lục địa Á-Âu (dãy núi Hymalia).




Quá trình di cư của loài người

Thế giới có vẻ như được chia thành 2 phần. Phía nam có khí hậu ấm áp, có điều kiện sống tốt hơn nên cư dân ở đây thường có thiên hướng về tư duy hành động; trong khi ở phía bắc do khí hậu trở nên lạnh giá khắc nghiệt mà cư dân phương Bắc thường thiên về tư duy phê phán.






Các cư dân Châu Âu - "Phương Tây" được thừa hưởng tư duy phê phán "thuần nhất". Họ luôn nhìn nhận vào nguyên nhân của sự việc, và chính vì thế mà hình thái kiến trúc tôn giáo của họ luôn mang tính duy nhất.





Bản đồ xuất hiện của các sản phẩm nông nghiệp cách đây 7 nghìn năm cho thấy Việt Nam chính là trung tâm văn minh nông nghiệp của thế giới - và trên thực tế chỉ ở Việt Nam mới hội đủ các loại nông phẩm chính nói trên.


Những vùng đồng bằng có điều kiện khí hậu tốt, và nhất là những "ngã ba đường" - ví dụ như vùng Trung Đông, Đông nam Á - là những nơi đắc địa. Ở đấy thường có sự giao lưu và phát triển sơm hơn nơi khác.

Việt Nam ở vào một vị trí đắc địa và đắc đạo, bởi đây là con "đường mòn" duy nhất mà loài người có thể di cư lên vùng trung tâm châu Á. Như vậy Việt Nam là chiếc cầu nối giữa hai hình thái văn hóa chính của loài người, đó là văn hóa thiên về tư duy phê phán và văn hóa thiên về tư duy hành động. Một sự kết hợp hài hòa giữa tư duy phê phán và hành động tạo ra lối tư duy Sáng Tạo là đặc trưng cho cư dân Việt Nam.





Các cư dân Châu Á, được thừa hưởng lối tư duy sáng tạo vì thế so với Tâu Âu, họ có xu hướng tìm sự khác biệt, chính vì thế mà hình thái cấu trúc tôn giáo của họ mang tính phân tầng.

Còn có một sự kết hợp nữa giữa tư duy hành động (thừa hưởng của các cư dân Châu Phi) với tư duy phê phán (thừa hưởng của các cư dân Châu Âu) là người Mỹ hiện nay. Các nhà nghiên cứu văn hóa thường cho rằng tư duy thực dụng thiên về hành động là nét đặc trưng của người Mỹ, trong khi tư duy thực tế thiên về sáng tạo là nét đặc trưng của người Việt Nam. Chính vì lối tư duy "gần nhau" này mà, hy vọng và trên thực tế, người Mỹ và người Việt có thể nhanh chóng tìm được tiếng nói chung.


Sóng Ngầm
Nguồn tin của VITINFO

Vì sao bùng lên tranh chấp Nga-Nhật về Kuril ?

toquoc.gov.vn:

8h:34' - 3/11/2010

(Toquoc)-Quần đảo Kuril giàu tài nguyên khoáng sản, dầu khí, hải sản là nguyên nhân thổi bùng căng thẳng Nga-Nhật hay còn một tác nhân nào khác? Có mối liên hệ nào giữa vụ việc Kuril và Senkaku/Điếu Ngư?

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, người đang phải đương đầu với một quốc hội chia rẽ và một nền kinh tế tụt giảm, lại đứng trước một thử thách mới khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thăm một trong 4 hòn đảo phía Nam quần đảo Kuril mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, vụ việc gây căng thẳng với Bắc Kinh về Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa được giải quyết tận gốc rễ.

http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/26629___news__Medve.jpg

Tổng thống Dmitry Medvedev thăm Kunashiri, một trong bốn đảo tranh chấp

Ngày 2/11, Ngoại trưởng Nhật Bản triệu hồi đại sứ nước này tại Moscow về nước để giải trình về vụ việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ghé thăm một trong bốn hòn đảo đang tranh chấp giữa hai nước.

Trở lại vụ việc, ngày 1/11, Tổng thống Medvedev, đã đăng tải trên trang cá nhân Twitter một thông điệp và hai bức ảnh được chụp khi ông tới quần đảo Kuril, một lần nữa khẳng định chúng thuộc lãnh thổ Nga.

"Nhiệm vụ của Tổng thống là kiểm soát sự phát triển của tất cả các khu vực Nga, trong đó có những vùng xa xôi nhất", ông Medvedev tuyên bố trên trang Twitter của mình.

Ông chủ Điện Kremlin cũng chú thích một bức ảnh chụp trong chuyến đi của ông rằng "Có bao nhiêu nơi tuyệt đẹp ở Nga!".

Một bức ảnh khác được đưa lên Twitter là cảnh một trạm điện địa nhiệt mà ông Medvedev đã tới thị sát trong chuyến đi. Dưới bức ảnh, Tổng thống Nga viết: "Đã tới thăm quần đảo Kuril lần đầu tiên hôm nay. Trò chuyện với nhân dân ở đó và tham quan trạm địa nhiệt điện".

Sáng 1/11, Tổng thống Medvedev đã tới thăm đảo Kunashiri. Ông là lãnh đạo đầu tiên của Nga đặt chân tới quần đảo tranh chấp mà ở Nhật gọi là Các vùng lãnh thổ phía Bắc còn ở Nga gọi là Nam Kuril.

Thông tin về chuyến thăm vừa được tiết lộ, Nhật lập tức phản ứng dữ dội. Thủ tướng Naoto Kan lên tiếng: “Bốn hòn đảo phía bắc này là một phần lãnh thổ của chúng tôi. Vì vậy chuyến thăm của Tổng thống Nga thật rất đáng tiếc”. Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara cảnh báo, những chuyến thăm như vậy “sẽ làm tổn thương tình cảm của người dân Nhật Bản”.

Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập Đại sứ Nga tại Tokyo Mikhail Bely tới để phản đối về chuyến thăm. Ông Bely cho rằng, chuyến thăm là vấn đề nội bộ của Nga và việc hai nước căng thẳng quan hệ sẽ không có lợi cho bên nào. Ông kêu gọi Nhật Bản giải quyết vấn đề này một cách bình tĩnh và công bằng. Ngày 2/11/2010, Nga đã không ngần ngại tuyên bố Tổng thống Nga sẽ tới thăm nhiều hòn đảo nằm trên khu vực quần đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản.Tuyên bố trên được đích thân Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov truyền đạt trước các phóng viên quốc tế ở Na Uy.

Thật ra, vụ tranh chấp quần đảo Kuril đã ầm ĩ từ tháng 7 khi Nga tập trận tại Iturup, hòn đảo lớn nhất trong số bốn hòn đảo mà Nhật đòi trả lại. Ngoại trưởng Nhật lúc đó là ông Katsuya Okada lên tiếng: “Thật đáng tiếc vô cùng. Theo chúng tôi được biết, chưa từng có tập trận ở đó”. Thông tấn xã RIA Novosti của Nga loan tin này và cho biết cuộc tập trận Vostok-2010 quy tụ hơn 20.000 quân, 70 máy bay và 30 tàu chiến Nga, chạy dài từ Siberia đến vùng Viễn Đông Nga.

Trong tình hình đó càng nổi lên vai trò của đảo Okinawa (trong quần đảo Ryukyu) cho đến nay vẫn là căn cứ Mỹ theo tinh thần Hiệp định an ninh quốc phòng Mỹ - Nhật. Đảo Okinawa bị quân Mỹ chiếm từ năm 1944 sau khi đánh bại quân Nhật trên khắp chiến trường Thái Bình Dương.

Kuril thuộc về ai?

Quần đảo Kuril gồm 56 đảo trượt dài từ mũi cực nam bán đảo Kamchatka xuống đảo Hokkaido của Nhật, các đảo cực nam chỉ cách Hokkaido vài kilômet. Các đảo tranh chấp là bốn đảo cực nam gọi theo tiếng Nga là Iturup, Shikotan, Habomai và Kunashir, còn người Nhật gọi chung là “lãnh thổ phía bắc”.

Nhật không tranh chấp chủ quyền với Nga về các hòn đảo cực bắc, song không ngừng kêu gọi trả lại bốn hòn đảo cực nam. Về phía Nga hiện nay, “Nga sẵn lòng thương thuyết vấn đề này, song chống lại việc “vẽ lại bản đồ” đã có từ sau thế chiến”.

Nga xác định rằng: “Do lẽ Nhật Bản cứ mô tả khu vực nam Kuril là bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp, nên Moscow thấy cần phải nhắc Tokyo rằng các đảo nói trên là lãnh thổ của Nga do các dàn xếp quốc tế sau chiến tranh và được ghi nhận trong hiến chương Liên Hiệp Quốc”.

http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/26629___news__%C4%91%E1%BA%A3o_kuril.jpg

Bốn đảo Nam Kuril tranh chấp (phần được phóng to)

Rắc rối bắt đầu với việc phát xít Nhật bại trận năm 1945. Các đảo nằm về phía bắc quần đảo Kuril cùng với miền bắc tỉnh Hokkaido của Nhật bị Hồng quân Liên Xô chiếm đóng từ năm 1945. Năm 1951, hòa ước San Francisco giữa nước Nhật bại trận và các nước đồng minh buộc Nhật phải giao lại một số lãnh thổ, cả cũ (như quần đảo Kuril) lẫn mới chiếm đóng (như Philippines, Đông Dương…) cho phe đồng minh. Hòa ước này cũng quy định Nhật phải ngưng mọi yêu cầu kêu nài đối với quần đảo Kuril, song không nêu rõ chủ quyền của Liên Xô do Liên Xô tẩy chay hội nghị.

Tuy nhiên, về quần đảo Kuril vẫn có những điều ước trước đó và lại là những điều ước tối thượng giao quần đảo này cho Liên Xô.

Chuyện là trong tuần lễ từ ngày 4 đến 11/2/1945 tại Yalta trên bán đảo Crimea, ba “siêu lãnh đạo” đồng minh lúc đó là Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin đã nhất trí với nhau rằng: “…2- Các quyền lợi cũ của Nga từng bị vi phạm bởi cuộc tấn kích gian dối của Nhật năm 1904 sẽ được khôi phục…: (a) Phần phía nam Sakhalin cũng như các đảo kế cận sẽ được trả lại cho Liên Xô… 3- Các đảo Kuril sẽ được trao cho Liên Xô…” (Trích Wikipeadia)

Với hòa ước San Francisco 1951, do Liên Xô không thừa nhận kết quả hội nghị nên không nêu rõ chủ quyền quần đảo Kuril. Thành ra sau này Nga thường viện dẫn văn kiện hội nghị Yalta.

Nhân tố Trung Quốc

Không ít chuyên gia cho rằng căng thẳng Nga - Nhật bùng nổ lần này có nhân tố Trung Quốc. Ông Sergei Luzyanin, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Viễn Đông tại Viện khoa học Nga nhận định, Moscow có ý đồ riêng khi “khuấy” lên vụ quần đảo Kuril.

Theo ông, vị thế của Nga trong tranh chấp về quần đảo Kuril này rất giống Nhật trong “vướng mắc” với Trung Quốc về Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

“Một khi Tokyo không muốn mất chủ quyền ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư thì không có cớ gì để tranh giành với Moscow. Vì vậy, Nhật hoàn toàn rơi vào thế khó xử trong cách giải quyết hai cuộc tranh chấp này”, Phó giám đốc Sergei Luzyanin phân tích.

Làm rõ nhận định này của ông Sergei Luzyanin, tờ Yomiuri của Nhật Bản cho hay, thời điểm Tổng thống Medvedev tuyên bố (từ đầu tháng 10/2010 ông Medvedev đã lên kế hoạch thăm Kuril nhưng không thực hiện được do vấn đề thời tiết) và thực hiện ý định gây tranh cãi của mình là mấu chốt của vấn đề.

http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/26629___news__med.jpg

Tổng thống Dmitry Medvedev, lãnh đạo Nga đầu tiên đến thăm Kunashiri, 1/11/2010

Theo Yomiuri, động thái của lãnh đạo điện Kremlin nằm trong chuỗi các sự kiện "ủng hộ" Trung Quốc với hy vọng thu lợi từ “cơn khát” năng lượng của cường quốc châu Á này.

“Moscow nhìn thấy rõ, quốc gia láng giềng với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội và kinh tế có thể trở thành một mối đe dọa không nhỏ. Do vậy, chia sẻ quan điểm với Bắc Kinh trong khía cạnh lịch sử có thể giúp Nga thể hiện thiện chí hợp tác với Trung Quốc. Chiến lược này cùng với tinh thần cảnh giác cao có thể mang lại cho Nga một cảm giác an toàn hơn”, Yomiuri bình luận.

Bên cạnh đó, Moscow cũng đang rất hào hứng với nền kinh tế đang phát triển như vũ bão với nhu cầu năng lượng khổng lồ của Bắc Kinh. Vì vậy, quan điểm gần Trung Quốc có thể giúp Nga dễ dàng thâm nhập một thị trường đầy tiềm năng.

Và quả thật, Nga đang thu được những tín hiệu tích cực từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm Bắc Kinh, Tổng thống Medvedev và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tham gia lễ khánh thành hệ thống ống dẫn dầu đầu tiên giữa hai nước. Hệ thống này trải rộng từ thị trấn Skovorodino ở phía Đông Siberia tới Daqing ở phía Đông Bắc tỉnh Heilongjiang Trung Quốc.

Hệ thống ống dẫn mới dự kiến sẽ tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu của Nga tới Trung Quốc mà hiện tại chủ yếu được vận chuyển qua tuyến đường sắt chậm chạp và đắt đỏ, đồng thời khiến Nga trở thành một trong ba nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc (cùng với Arab Saudi và Angola).

Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu khí đốt của Trung Quốc”. Theo ông, Nga lên kế hoạch bắt đầu cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ năm 2015 và khoảng giữa năm tới sẽ ký kết các hợp đồng kinh doanh.

Nếu các bản hợp đồng cung cấp năng lượng cho Trung Quốc nhanh chóng được hiện thực hóa thì sự hy sinh của Nga trong mối quan hệ căng thẳng với Nhật dường như không hoàn toàn là vô ích.

Căng thẳng Nga-Nhật gia tăng nhưng Tokyo vẫn khẳng định lãnh đạo hai bên sẽ vẫn có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 13-14/11 tới. Cho tới lúc này Trung Quốc vẫn chưa có tuyên bố gì mạnh mẽ về xung đột mới giữa Nga và Nhật Bản, trong khi đó, Washington khẳng định sẽ đứng về phía Tokyo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley tuyên bố: “Chúng tôi chắc chắn ủng hộ Nhật về Lãnh thổ miền bắc. Đây là lý do vì sao suốt nhiều năm qua Mỹ khuyến khích Nhật, Nga đàm phán một hiệp ước hòa bình thực sự liên quan đến những vấn đề này cùng các vấn đề khác”.

Diễn biến tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật

Năm 1855: Nga và Nhật Bản ký Hiệp ước về Shimoda, đánh dấu khởi đầu mối quan hệ ngoại giao song phương giữa hai nước. Biên giới Nga và Nhật được xác định là giữa các đảo Iturup (Etorofu), Urup (Uruppu) và hai phần của quần đảo Kuril.

Sau đó, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên những hòn đảo tranh cãi về Iturup, Kunashir (Kunashiri), Shikotan và Khabomai (Habomai) , trong khi đảo Sakhalin vẫn dưới quyền kiểm soát chung của hai nước.

Năm 1875: Nga và Nhật ký Hiệp ước về St. Petersburg nhượng lại tất cả quần đảo Kuril cho Nhật Bản. Trong trao đổi này, Nhật Bản công nhận quyền kiểm soát của Nga trên đảo Sakhalin.

Năm 1905: Nga bị đánh bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904 - 1905. Theo Hiệp ước Portsmouth, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên đảo Sakhalin về phía Nam.

Năm 1945: Năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản và chiếm lại phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril.

Năm 1951: Hiệp ước hoà bình San Francisco giữa các nước đồng minh và Nhật Bản được ký với sự chứng kiến của 49 quốc gia. Nhật Bản từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril. Liên Xô từ chối ký hiệp ước. Chính quyền Nhật Bản sau đó tuyên bố các vùng lãnh thổ lịch sử của mình, gồm: Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai, không nằm trong "quần đảo Kuril" theo Hiệp ước.

Năm 1956: Liên Xô - Nhật Bản ra tuyên bố chung về chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước. Moscow đồng ý nhượng lại các đảo Shikotan và Habomai cho Nhật Bản sau ký kết Hiệp ước hoà bình song phương. Tuy nhiên, Hiệp ước không được ký bởi Chính quyền Nhật Bản yêu cầu Liên Xô nhượng lại tất cả bốn những hòn đảo.

Duyên Hà

Báo Đất Việt:
Cập nhật lúc :2:15 PM, 04/07/2010

Theo giới phân tích, Nga đang có bất đồng về lãnh thổ với Nhật Bản nên cuộc tập trận chiến lược Vostok-2010 đang diễn ra tại Siberia và vùng Viễn Đông 2010 có thể là nhằm mục đích “cảnh cáo” quốc đảo này.

Kiểm tra “sức khỏe”

“Cuộc tập trận kéo dài từ ngày 29/6 đến ngày 8/7. Ít nhất 20.000 binh sĩ, 70 máy bay và 30 tàu chiến tham gia cuộc tập trận tại 15 địa điểm huấn luyện quân sự khác nhau”, một phát ngôn viên quân đội Nga cho biết.

Vostok-2010 là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất năm nay của Nga.

Nga tiến hành cuộc tập trận chiến lược Vostok hai năm một lần. Trước đó, trong cuộc tập trận năm 2008, chỉ có 8.000 binh sĩ tham gia.

Trong cuộc tập trận này, các tàu chỉ huy của ba hạm đội hải quân của Nga sẽ tham gia, bao gồm tàu tuần dương Moscow của hạm đội biển Đen, tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân Pyotr Veliky của hạm đội biển Bắc và tàu Varyag của hạm đội Thái Bình Dương.

Trước đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov nhấn mạnh, trong cuộc diễn tập này, quân đội Nga sẽ tiến hành bắn đạn thật, thực hiện các cuộc không kích và đổ bộ giả định.

Ông Nikolai Makarov cho biết thêm, quân đội Nga cũng sẽ tập luyện triển khai quân số ở Siberia và vùng Viễn Đông nhằm củng cố lực lượng cho khu vực trong trường hợp xung đột vũ trang có thể xảy ra.

Với kế hoạch tập trận như trên, quân đội Nga chắc chắn đang muốn luyện tập, kiểm tra tính cơ động, khả năng triển khai quân tới các khu vực xa xôi, cũng như đánh giá thành quả của cuộc cải tổ quân đội thời gian qua.

Sau những tổn thất lớn trong cuộc xung đột với Gruzia, Nga nỗ lực tinh giản quân số từ 1,13 triệu người xuống còn một triệu người, cơ cấu lại quân đội từ bốn cấp độ thành ba cấp độ: quân khu, quân đoàn và lữ đoàn... Mục đích cuối cùng là nâng cao khả năng đối phó linh hoạt với những mối nguy hiểm nhằm vào an ninh quốc gia.

Nói cách khác, Vostok-2010 giúp Nga tập luyện, nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu tại châu Á – Thái Bình Dương, khu vực bất ổn, đang tồn đọng nhiều "điểm nóng" chưa được giải quyết như chương trình hạt nhân của Triều Tiên, các cuộc tranh chấp về lãnh thổ giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Cảnh cáo Nhật Bản

Một mục đích khác của cuộc tập trận mà chưa có quan chức Nga nào đề cập tới là Vostok-2010 có thể là hành động cảnh cáo Nhật Bản chớ có ý định gì với quần đảo Nam Kuril.

Cuộc tập trận coi Nhật Bản là “kẻ thù giả định”.

Trước cuộc tập trận, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là Tướng Nikolai Makarov khẳng định, Vostok-2010 không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo, hiện an ninh quốc gia Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bị đe dọa, không có mâu thuẫn sâu sắc với bất kỳ nước nào trong khu vực.

Nhưng theo một số phân tích, những tuyên bố trên chỉ là "hoạt động xã giao" bởi thực tế đang tồn tại tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật Bản xung quanh quần đảo Nam Kuril nên có thể tin rằng, Vostok-2010 xác định Nhật Bản là “kẻ thù giả định”.

Ý định này càng rõ hơn khi trong Vostok-2010, Nga tổ chức diễn tập và bắn cả đạn thật trên đảo Iturup, một trong bốn hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Còn trước đó, cũng chính ông Nikolai Makarov tuyên bố: “Chúng tôi cần nâng cao khả năng tác chiến ở Thái Bình Dương cho phù hợp với hiện trạng địa chiến lược của khu vực này, cũng như điều chỉnh việc quân đội Nga đang thiếu năng lực bảo vệ quần đảo Kuril”. Nga cần mua tàu đổ bộ lưỡng cư lớp Mistral của Pháp để nâng cao khả năng chiến đấu của hải quân ở vùng Viễn Đông và đảm bảo an ninh quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật.

Kuril "cản trở" quan hệ Nhật-Nga.

Cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết là trở ngại lớn nhất trên con đường củng cố và làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương giữa Nga và Nhật Bản. Tokyo luôn nhấn mạnh rằng, nước này sẽ không ký kết một hiệp định hòa bình với Moscow nếu như Nga không tuyên bố 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, trong khi Tokyo gọi là các vùng lãnh thổ phương Bắc, thuộc về Nhât Bản.

Diễn biến tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật:

Năm 1855: Nga và Nhật Bản ký Hiệp ước Shimoda, đánh dấu việc khởi động lại mối quan hệ ngoại giao song phương. Biên giới Nga và Nhật được xác định là giữa các đảo Iturup (Etorofu), Urup (Uruppu) và hai phần của quần đảo Kuril.

Sau đó, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên những hòn đảo tranh cãi về Iturup, Kunashir (Kunashiri), Shikotan và Khabomai (Habomai) , trong khi đảo Sakhalin vẫn dưới quyền kiểm soát chung của hai nước.

Năm 1875: Nga và Nhật ký Hiệp ước St. Petersburg nhượng lại tất cả quần đảo Kuril cho Nhật Bản. Trong trao đổi này, Nhật Bản công nhận quyền kiểm soát của Nga trên đảo Sakhalin.

Năm 1905: Nga bị đánh bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905. Theo Hiệp ước Portsmouth, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên đảo Sakhalin về phía Nam.

Năm 1945: Năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản và chiếm lại phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril.

Năm 1951: Hiệp ước hoà bình San Francisco giữa các nước đồng minh và Nhật Bản được ký với sự chứng kiến của 49 quốc gia. Nhật Bản từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril. Liên Xô từ chối ký hiệp ước. Chính quyền Nhật Bản sau đó tuyên bố các vùng lãnh thổ của mình gồm: Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai, không nằm trong "quần đảo Kuril" theo Hiệp ước.

Năm 1956: Liên Xô - Nhật Bản ra tuyên bố chung về chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước. Moscow đồng ý trả lại các đảo Shikotan và Habomai cho Nhật Bản sau ký kết Hiệp ước hoà bình song phương. Tuy nhiên, Hiệp ước không được ký bởi Chính quyền Nhật Bản yêu cầu Liên Xô trả lại tất cả bốn những hòn đảo.

Nam Việt (tổng hợp)

VITinf:
Thứ tư, 07/07/2010, 14:21(GMT+7)
Đảo Iturup. (Ảnh: RIA)
VIT - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Katsuya Okada đã bày tỏ sự đáng tiếc về việc Nga tiến hành cuộc tập trận chiến lược – chiến thuật quy mô lớn Vostok-2010 trên đảo Iturup, một trong bốn hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản, hãng tin Kyodo của Nhật đưa tin.
“Tôi rất lấy làm tiếc về điều này. Theo những gì tôi được biết thì từ trước đến nay chưa có cuộc tập trận như vậy nào diễn ra”, Ngoại trưởng Nhật tuyên bố vào đêm thứ Ba (06/7) với các nhà báo tại quận Mie.

Cuộc tập trận Vostok – 2010 đã bắt đầu từ ngày 29/6 trên khu vực thuộc quân khu Siberi và Viễn Đông. Một phần cuộc tập trận đã diễn ra trên đảo Iturup, thuộc quần đảo Nam Kuril mà Nhật Bản cho đó là lãnh thổ của mình.

“Chúng tôi không chấp nhận tiến hành tập trận quân sự trên hòn đảo này. Trước đây, chúng tôi đã tuyên bố về điều này với chính phủ Nga nhưng cuộc tập trận vẫn diễn ra”, Ngoại trưởng Nhật tuyên bố.

Trên đảo Iturup, cuộc diễn tập tiến hành đổ bộ lên bờ của kẻ thù giả định. Tham gia những bài diễn tập này có 1.500 binh lính và 200 trang thiết bị chiến đấu. Cuộc tập trận Vostok – 2010 là sự kiện chính của huấn luyện chiến đấu hành cho toàn bộ lực lượng vũ trang Liên bang Nga trong năm nay và kết thúc vào ngày mai 08/7.

Trước cuộc tập trận, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là Tướng Nikolai Makarov khẳng định, Vostok-2010 không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo, hiện an ninh quốc gia Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bị đe dọa, không có mâu thuẫn sâu sắc với bất kỳ nước nào trong khu vực.

Tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết là trở ngại lớn nhất trên con đường củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ song phương giữa Nga và Nhật Bản. Tokyo luôn nhấn mạnh rằng, nước này sẽ không ký một hiệp định hòa bình với Moscow nếu như Nga không tuyên bố 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, trong khi Tokyo gọi là các vùng lãnh thổ phương Bắc, thuộc về Nhật Bản.

Diễn biến tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật:

Năm 1855: Nga và Nhật Bản ký Hiệp ước Shimoda, đánh dấu việc khởi động lại mối quan hệ ngoại giao song phương. Biên giới Nga và Nhật được xác định là giữa các đảo Iturup (Etorofu), Urup (Uruppu) và hai phần của quần đảo Kuril.

Sau đó, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên những hòn đảo tranh cãi về Iturup, Kunashir (Kunashiri), Shikotan và Khabomai (Habomai) , trong khi đảo Sakhalin vẫn dưới quyền kiểm soát chung của hai nước.

Năm 1875: Nga và Nhật ký Hiệp ước St. Petersburg nhượng lại tất cả quần đảo Kuril cho Nhật Bản. Trong trao đổi này, Nhật Bản công nhận quyền kiểm soát của Nga trên đảo Sakhalin.

Năm 1905: Nga bị đánh bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905. Theo Hiệp ước Portsmouth, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên đảo Sakhalin về phía Nam.

Năm 1945: Năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản và chiếm lại phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril.

Năm 1951: Hiệp ước hoà bình San Francisco giữa các nước đồng minh và Nhật Bản được ký với sự chứng kiến của 49 quốc gia. Nhật Bản từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril. Liên Xô từ chối ký hiệp ước. Chính quyền Nhật Bản sau đó tuyên bố các vùng lãnh thổ của mình gồm: Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai, không nằm trong "quần đảo Kuril" theo Hiệp ước.

Năm 1956: Liên Xô - Nhật Bản ra tuyên bố chung về chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước. Moscow đồng ý trả lại các đảo Shikotan và Habomai cho Nhật Bản sau ký kết Hiệp ước hoà bình song phương. Tuy nhiên, Hiệp ước không được ký bởi Chính quyền Nhật Bản yêu cầu Liên Xô trả lại tất cả bốn những hòn đảo.
Huy Linh (Theo RIA)
Tin dịch
Nguồn tin: Rian
Từ khóa: Tập trận