Vì sao bùng lên tranh chấp Nga-Nhật về Kuril ?

toquoc.gov.vn:

8h:34' - 3/11/2010

(Toquoc)-Quần đảo Kuril giàu tài nguyên khoáng sản, dầu khí, hải sản là nguyên nhân thổi bùng căng thẳng Nga-Nhật hay còn một tác nhân nào khác? Có mối liên hệ nào giữa vụ việc Kuril và Senkaku/Điếu Ngư?

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan, người đang phải đương đầu với một quốc hội chia rẽ và một nền kinh tế tụt giảm, lại đứng trước một thử thách mới khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thăm một trong 4 hòn đảo phía Nam quần đảo Kuril mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, vụ việc gây căng thẳng với Bắc Kinh về Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa được giải quyết tận gốc rễ.

http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/26629___news__Medve.jpg

Tổng thống Dmitry Medvedev thăm Kunashiri, một trong bốn đảo tranh chấp

Ngày 2/11, Ngoại trưởng Nhật Bản triệu hồi đại sứ nước này tại Moscow về nước để giải trình về vụ việc Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ghé thăm một trong bốn hòn đảo đang tranh chấp giữa hai nước.

Trở lại vụ việc, ngày 1/11, Tổng thống Medvedev, đã đăng tải trên trang cá nhân Twitter một thông điệp và hai bức ảnh được chụp khi ông tới quần đảo Kuril, một lần nữa khẳng định chúng thuộc lãnh thổ Nga.

"Nhiệm vụ của Tổng thống là kiểm soát sự phát triển của tất cả các khu vực Nga, trong đó có những vùng xa xôi nhất", ông Medvedev tuyên bố trên trang Twitter của mình.

Ông chủ Điện Kremlin cũng chú thích một bức ảnh chụp trong chuyến đi của ông rằng "Có bao nhiêu nơi tuyệt đẹp ở Nga!".

Một bức ảnh khác được đưa lên Twitter là cảnh một trạm điện địa nhiệt mà ông Medvedev đã tới thị sát trong chuyến đi. Dưới bức ảnh, Tổng thống Nga viết: "Đã tới thăm quần đảo Kuril lần đầu tiên hôm nay. Trò chuyện với nhân dân ở đó và tham quan trạm địa nhiệt điện".

Sáng 1/11, Tổng thống Medvedev đã tới thăm đảo Kunashiri. Ông là lãnh đạo đầu tiên của Nga đặt chân tới quần đảo tranh chấp mà ở Nhật gọi là Các vùng lãnh thổ phía Bắc còn ở Nga gọi là Nam Kuril.

Thông tin về chuyến thăm vừa được tiết lộ, Nhật lập tức phản ứng dữ dội. Thủ tướng Naoto Kan lên tiếng: “Bốn hòn đảo phía bắc này là một phần lãnh thổ của chúng tôi. Vì vậy chuyến thăm của Tổng thống Nga thật rất đáng tiếc”. Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara cảnh báo, những chuyến thăm như vậy “sẽ làm tổn thương tình cảm của người dân Nhật Bản”.

Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập Đại sứ Nga tại Tokyo Mikhail Bely tới để phản đối về chuyến thăm. Ông Bely cho rằng, chuyến thăm là vấn đề nội bộ của Nga và việc hai nước căng thẳng quan hệ sẽ không có lợi cho bên nào. Ông kêu gọi Nhật Bản giải quyết vấn đề này một cách bình tĩnh và công bằng. Ngày 2/11/2010, Nga đã không ngần ngại tuyên bố Tổng thống Nga sẽ tới thăm nhiều hòn đảo nằm trên khu vực quần đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản.Tuyên bố trên được đích thân Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov truyền đạt trước các phóng viên quốc tế ở Na Uy.

Thật ra, vụ tranh chấp quần đảo Kuril đã ầm ĩ từ tháng 7 khi Nga tập trận tại Iturup, hòn đảo lớn nhất trong số bốn hòn đảo mà Nhật đòi trả lại. Ngoại trưởng Nhật lúc đó là ông Katsuya Okada lên tiếng: “Thật đáng tiếc vô cùng. Theo chúng tôi được biết, chưa từng có tập trận ở đó”. Thông tấn xã RIA Novosti của Nga loan tin này và cho biết cuộc tập trận Vostok-2010 quy tụ hơn 20.000 quân, 70 máy bay và 30 tàu chiến Nga, chạy dài từ Siberia đến vùng Viễn Đông Nga.

Trong tình hình đó càng nổi lên vai trò của đảo Okinawa (trong quần đảo Ryukyu) cho đến nay vẫn là căn cứ Mỹ theo tinh thần Hiệp định an ninh quốc phòng Mỹ - Nhật. Đảo Okinawa bị quân Mỹ chiếm từ năm 1944 sau khi đánh bại quân Nhật trên khắp chiến trường Thái Bình Dương.

Kuril thuộc về ai?

Quần đảo Kuril gồm 56 đảo trượt dài từ mũi cực nam bán đảo Kamchatka xuống đảo Hokkaido của Nhật, các đảo cực nam chỉ cách Hokkaido vài kilômet. Các đảo tranh chấp là bốn đảo cực nam gọi theo tiếng Nga là Iturup, Shikotan, Habomai và Kunashir, còn người Nhật gọi chung là “lãnh thổ phía bắc”.

Nhật không tranh chấp chủ quyền với Nga về các hòn đảo cực bắc, song không ngừng kêu gọi trả lại bốn hòn đảo cực nam. Về phía Nga hiện nay, “Nga sẵn lòng thương thuyết vấn đề này, song chống lại việc “vẽ lại bản đồ” đã có từ sau thế chiến”.

Nga xác định rằng: “Do lẽ Nhật Bản cứ mô tả khu vực nam Kuril là bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp, nên Moscow thấy cần phải nhắc Tokyo rằng các đảo nói trên là lãnh thổ của Nga do các dàn xếp quốc tế sau chiến tranh và được ghi nhận trong hiến chương Liên Hiệp Quốc”.

http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/26629___news__%C4%91%E1%BA%A3o_kuril.jpg

Bốn đảo Nam Kuril tranh chấp (phần được phóng to)

Rắc rối bắt đầu với việc phát xít Nhật bại trận năm 1945. Các đảo nằm về phía bắc quần đảo Kuril cùng với miền bắc tỉnh Hokkaido của Nhật bị Hồng quân Liên Xô chiếm đóng từ năm 1945. Năm 1951, hòa ước San Francisco giữa nước Nhật bại trận và các nước đồng minh buộc Nhật phải giao lại một số lãnh thổ, cả cũ (như quần đảo Kuril) lẫn mới chiếm đóng (như Philippines, Đông Dương…) cho phe đồng minh. Hòa ước này cũng quy định Nhật phải ngưng mọi yêu cầu kêu nài đối với quần đảo Kuril, song không nêu rõ chủ quyền của Liên Xô do Liên Xô tẩy chay hội nghị.

Tuy nhiên, về quần đảo Kuril vẫn có những điều ước trước đó và lại là những điều ước tối thượng giao quần đảo này cho Liên Xô.

Chuyện là trong tuần lễ từ ngày 4 đến 11/2/1945 tại Yalta trên bán đảo Crimea, ba “siêu lãnh đạo” đồng minh lúc đó là Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin đã nhất trí với nhau rằng: “…2- Các quyền lợi cũ của Nga từng bị vi phạm bởi cuộc tấn kích gian dối của Nhật năm 1904 sẽ được khôi phục…: (a) Phần phía nam Sakhalin cũng như các đảo kế cận sẽ được trả lại cho Liên Xô… 3- Các đảo Kuril sẽ được trao cho Liên Xô…” (Trích Wikipeadia)

Với hòa ước San Francisco 1951, do Liên Xô không thừa nhận kết quả hội nghị nên không nêu rõ chủ quyền quần đảo Kuril. Thành ra sau này Nga thường viện dẫn văn kiện hội nghị Yalta.

Nhân tố Trung Quốc

Không ít chuyên gia cho rằng căng thẳng Nga - Nhật bùng nổ lần này có nhân tố Trung Quốc. Ông Sergei Luzyanin, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Viễn Đông tại Viện khoa học Nga nhận định, Moscow có ý đồ riêng khi “khuấy” lên vụ quần đảo Kuril.

Theo ông, vị thế của Nga trong tranh chấp về quần đảo Kuril này rất giống Nhật trong “vướng mắc” với Trung Quốc về Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

“Một khi Tokyo không muốn mất chủ quyền ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư thì không có cớ gì để tranh giành với Moscow. Vì vậy, Nhật hoàn toàn rơi vào thế khó xử trong cách giải quyết hai cuộc tranh chấp này”, Phó giám đốc Sergei Luzyanin phân tích.

Làm rõ nhận định này của ông Sergei Luzyanin, tờ Yomiuri của Nhật Bản cho hay, thời điểm Tổng thống Medvedev tuyên bố (từ đầu tháng 10/2010 ông Medvedev đã lên kế hoạch thăm Kuril nhưng không thực hiện được do vấn đề thời tiết) và thực hiện ý định gây tranh cãi của mình là mấu chốt của vấn đề.

http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/26629___news__med.jpg

Tổng thống Dmitry Medvedev, lãnh đạo Nga đầu tiên đến thăm Kunashiri, 1/11/2010

Theo Yomiuri, động thái của lãnh đạo điện Kremlin nằm trong chuỗi các sự kiện "ủng hộ" Trung Quốc với hy vọng thu lợi từ “cơn khát” năng lượng của cường quốc châu Á này.

“Moscow nhìn thấy rõ, quốc gia láng giềng với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội và kinh tế có thể trở thành một mối đe dọa không nhỏ. Do vậy, chia sẻ quan điểm với Bắc Kinh trong khía cạnh lịch sử có thể giúp Nga thể hiện thiện chí hợp tác với Trung Quốc. Chiến lược này cùng với tinh thần cảnh giác cao có thể mang lại cho Nga một cảm giác an toàn hơn”, Yomiuri bình luận.

Bên cạnh đó, Moscow cũng đang rất hào hứng với nền kinh tế đang phát triển như vũ bão với nhu cầu năng lượng khổng lồ của Bắc Kinh. Vì vậy, quan điểm gần Trung Quốc có thể giúp Nga dễ dàng thâm nhập một thị trường đầy tiềm năng.

Và quả thật, Nga đang thu được những tín hiệu tích cực từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm Bắc Kinh, Tổng thống Medvedev và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tham gia lễ khánh thành hệ thống ống dẫn dầu đầu tiên giữa hai nước. Hệ thống này trải rộng từ thị trấn Skovorodino ở phía Đông Siberia tới Daqing ở phía Đông Bắc tỉnh Heilongjiang Trung Quốc.

Hệ thống ống dẫn mới dự kiến sẽ tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu của Nga tới Trung Quốc mà hiện tại chủ yếu được vận chuyển qua tuyến đường sắt chậm chạp và đắt đỏ, đồng thời khiến Nga trở thành một trong ba nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc (cùng với Arab Saudi và Angola).

Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu khí đốt của Trung Quốc”. Theo ông, Nga lên kế hoạch bắt đầu cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ năm 2015 và khoảng giữa năm tới sẽ ký kết các hợp đồng kinh doanh.

Nếu các bản hợp đồng cung cấp năng lượng cho Trung Quốc nhanh chóng được hiện thực hóa thì sự hy sinh của Nga trong mối quan hệ căng thẳng với Nhật dường như không hoàn toàn là vô ích.

Căng thẳng Nga-Nhật gia tăng nhưng Tokyo vẫn khẳng định lãnh đạo hai bên sẽ vẫn có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 13-14/11 tới. Cho tới lúc này Trung Quốc vẫn chưa có tuyên bố gì mạnh mẽ về xung đột mới giữa Nga và Nhật Bản, trong khi đó, Washington khẳng định sẽ đứng về phía Tokyo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley tuyên bố: “Chúng tôi chắc chắn ủng hộ Nhật về Lãnh thổ miền bắc. Đây là lý do vì sao suốt nhiều năm qua Mỹ khuyến khích Nhật, Nga đàm phán một hiệp ước hòa bình thực sự liên quan đến những vấn đề này cùng các vấn đề khác”.

Diễn biến tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật

Năm 1855: Nga và Nhật Bản ký Hiệp ước về Shimoda, đánh dấu khởi đầu mối quan hệ ngoại giao song phương giữa hai nước. Biên giới Nga và Nhật được xác định là giữa các đảo Iturup (Etorofu), Urup (Uruppu) và hai phần của quần đảo Kuril.

Sau đó, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên những hòn đảo tranh cãi về Iturup, Kunashir (Kunashiri), Shikotan và Khabomai (Habomai) , trong khi đảo Sakhalin vẫn dưới quyền kiểm soát chung của hai nước.

Năm 1875: Nga và Nhật ký Hiệp ước về St. Petersburg nhượng lại tất cả quần đảo Kuril cho Nhật Bản. Trong trao đổi này, Nhật Bản công nhận quyền kiểm soát của Nga trên đảo Sakhalin.

Năm 1905: Nga bị đánh bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904 - 1905. Theo Hiệp ước Portsmouth, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên đảo Sakhalin về phía Nam.

Năm 1945: Năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản và chiếm lại phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril.

Năm 1951: Hiệp ước hoà bình San Francisco giữa các nước đồng minh và Nhật Bản được ký với sự chứng kiến của 49 quốc gia. Nhật Bản từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril. Liên Xô từ chối ký hiệp ước. Chính quyền Nhật Bản sau đó tuyên bố các vùng lãnh thổ lịch sử của mình, gồm: Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai, không nằm trong "quần đảo Kuril" theo Hiệp ước.

Năm 1956: Liên Xô - Nhật Bản ra tuyên bố chung về chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước. Moscow đồng ý nhượng lại các đảo Shikotan và Habomai cho Nhật Bản sau ký kết Hiệp ước hoà bình song phương. Tuy nhiên, Hiệp ước không được ký bởi Chính quyền Nhật Bản yêu cầu Liên Xô nhượng lại tất cả bốn những hòn đảo.

Duyên Hà

Báo Đất Việt:
Cập nhật lúc :2:15 PM, 04/07/2010

Theo giới phân tích, Nga đang có bất đồng về lãnh thổ với Nhật Bản nên cuộc tập trận chiến lược Vostok-2010 đang diễn ra tại Siberia và vùng Viễn Đông 2010 có thể là nhằm mục đích “cảnh cáo” quốc đảo này.

Kiểm tra “sức khỏe”

“Cuộc tập trận kéo dài từ ngày 29/6 đến ngày 8/7. Ít nhất 20.000 binh sĩ, 70 máy bay và 30 tàu chiến tham gia cuộc tập trận tại 15 địa điểm huấn luyện quân sự khác nhau”, một phát ngôn viên quân đội Nga cho biết.

Vostok-2010 là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất năm nay của Nga.

Nga tiến hành cuộc tập trận chiến lược Vostok hai năm một lần. Trước đó, trong cuộc tập trận năm 2008, chỉ có 8.000 binh sĩ tham gia.

Trong cuộc tập trận này, các tàu chỉ huy của ba hạm đội hải quân của Nga sẽ tham gia, bao gồm tàu tuần dương Moscow của hạm đội biển Đen, tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân Pyotr Veliky của hạm đội biển Bắc và tàu Varyag của hạm đội Thái Bình Dương.

Trước đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov nhấn mạnh, trong cuộc diễn tập này, quân đội Nga sẽ tiến hành bắn đạn thật, thực hiện các cuộc không kích và đổ bộ giả định.

Ông Nikolai Makarov cho biết thêm, quân đội Nga cũng sẽ tập luyện triển khai quân số ở Siberia và vùng Viễn Đông nhằm củng cố lực lượng cho khu vực trong trường hợp xung đột vũ trang có thể xảy ra.

Với kế hoạch tập trận như trên, quân đội Nga chắc chắn đang muốn luyện tập, kiểm tra tính cơ động, khả năng triển khai quân tới các khu vực xa xôi, cũng như đánh giá thành quả của cuộc cải tổ quân đội thời gian qua.

Sau những tổn thất lớn trong cuộc xung đột với Gruzia, Nga nỗ lực tinh giản quân số từ 1,13 triệu người xuống còn một triệu người, cơ cấu lại quân đội từ bốn cấp độ thành ba cấp độ: quân khu, quân đoàn và lữ đoàn... Mục đích cuối cùng là nâng cao khả năng đối phó linh hoạt với những mối nguy hiểm nhằm vào an ninh quốc gia.

Nói cách khác, Vostok-2010 giúp Nga tập luyện, nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu tại châu Á – Thái Bình Dương, khu vực bất ổn, đang tồn đọng nhiều "điểm nóng" chưa được giải quyết như chương trình hạt nhân của Triều Tiên, các cuộc tranh chấp về lãnh thổ giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Cảnh cáo Nhật Bản

Một mục đích khác của cuộc tập trận mà chưa có quan chức Nga nào đề cập tới là Vostok-2010 có thể là hành động cảnh cáo Nhật Bản chớ có ý định gì với quần đảo Nam Kuril.

Cuộc tập trận coi Nhật Bản là “kẻ thù giả định”.

Trước cuộc tập trận, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là Tướng Nikolai Makarov khẳng định, Vostok-2010 không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo, hiện an ninh quốc gia Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bị đe dọa, không có mâu thuẫn sâu sắc với bất kỳ nước nào trong khu vực.

Nhưng theo một số phân tích, những tuyên bố trên chỉ là "hoạt động xã giao" bởi thực tế đang tồn tại tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật Bản xung quanh quần đảo Nam Kuril nên có thể tin rằng, Vostok-2010 xác định Nhật Bản là “kẻ thù giả định”.

Ý định này càng rõ hơn khi trong Vostok-2010, Nga tổ chức diễn tập và bắn cả đạn thật trên đảo Iturup, một trong bốn hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Còn trước đó, cũng chính ông Nikolai Makarov tuyên bố: “Chúng tôi cần nâng cao khả năng tác chiến ở Thái Bình Dương cho phù hợp với hiện trạng địa chiến lược của khu vực này, cũng như điều chỉnh việc quân đội Nga đang thiếu năng lực bảo vệ quần đảo Kuril”. Nga cần mua tàu đổ bộ lưỡng cư lớp Mistral của Pháp để nâng cao khả năng chiến đấu của hải quân ở vùng Viễn Đông và đảm bảo an ninh quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật.

Kuril "cản trở" quan hệ Nhật-Nga.

Cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết là trở ngại lớn nhất trên con đường củng cố và làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương giữa Nga và Nhật Bản. Tokyo luôn nhấn mạnh rằng, nước này sẽ không ký kết một hiệp định hòa bình với Moscow nếu như Nga không tuyên bố 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, trong khi Tokyo gọi là các vùng lãnh thổ phương Bắc, thuộc về Nhât Bản.

Diễn biến tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật:

Năm 1855: Nga và Nhật Bản ký Hiệp ước Shimoda, đánh dấu việc khởi động lại mối quan hệ ngoại giao song phương. Biên giới Nga và Nhật được xác định là giữa các đảo Iturup (Etorofu), Urup (Uruppu) và hai phần của quần đảo Kuril.

Sau đó, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên những hòn đảo tranh cãi về Iturup, Kunashir (Kunashiri), Shikotan và Khabomai (Habomai) , trong khi đảo Sakhalin vẫn dưới quyền kiểm soát chung của hai nước.

Năm 1875: Nga và Nhật ký Hiệp ước St. Petersburg nhượng lại tất cả quần đảo Kuril cho Nhật Bản. Trong trao đổi này, Nhật Bản công nhận quyền kiểm soát của Nga trên đảo Sakhalin.

Năm 1905: Nga bị đánh bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905. Theo Hiệp ước Portsmouth, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên đảo Sakhalin về phía Nam.

Năm 1945: Năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản và chiếm lại phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril.

Năm 1951: Hiệp ước hoà bình San Francisco giữa các nước đồng minh và Nhật Bản được ký với sự chứng kiến của 49 quốc gia. Nhật Bản từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril. Liên Xô từ chối ký hiệp ước. Chính quyền Nhật Bản sau đó tuyên bố các vùng lãnh thổ của mình gồm: Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai, không nằm trong "quần đảo Kuril" theo Hiệp ước.

Năm 1956: Liên Xô - Nhật Bản ra tuyên bố chung về chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước. Moscow đồng ý trả lại các đảo Shikotan và Habomai cho Nhật Bản sau ký kết Hiệp ước hoà bình song phương. Tuy nhiên, Hiệp ước không được ký bởi Chính quyền Nhật Bản yêu cầu Liên Xô trả lại tất cả bốn những hòn đảo.

Nam Việt (tổng hợp)

VITinf:
Thứ tư, 07/07/2010, 14:21(GMT+7)
Đảo Iturup. (Ảnh: RIA)
VIT - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Katsuya Okada đã bày tỏ sự đáng tiếc về việc Nga tiến hành cuộc tập trận chiến lược – chiến thuật quy mô lớn Vostok-2010 trên đảo Iturup, một trong bốn hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản, hãng tin Kyodo của Nhật đưa tin.
“Tôi rất lấy làm tiếc về điều này. Theo những gì tôi được biết thì từ trước đến nay chưa có cuộc tập trận như vậy nào diễn ra”, Ngoại trưởng Nhật tuyên bố vào đêm thứ Ba (06/7) với các nhà báo tại quận Mie.

Cuộc tập trận Vostok – 2010 đã bắt đầu từ ngày 29/6 trên khu vực thuộc quân khu Siberi và Viễn Đông. Một phần cuộc tập trận đã diễn ra trên đảo Iturup, thuộc quần đảo Nam Kuril mà Nhật Bản cho đó là lãnh thổ của mình.

“Chúng tôi không chấp nhận tiến hành tập trận quân sự trên hòn đảo này. Trước đây, chúng tôi đã tuyên bố về điều này với chính phủ Nga nhưng cuộc tập trận vẫn diễn ra”, Ngoại trưởng Nhật tuyên bố.

Trên đảo Iturup, cuộc diễn tập tiến hành đổ bộ lên bờ của kẻ thù giả định. Tham gia những bài diễn tập này có 1.500 binh lính và 200 trang thiết bị chiến đấu. Cuộc tập trận Vostok – 2010 là sự kiện chính của huấn luyện chiến đấu hành cho toàn bộ lực lượng vũ trang Liên bang Nga trong năm nay và kết thúc vào ngày mai 08/7.

Trước cuộc tập trận, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là Tướng Nikolai Makarov khẳng định, Vostok-2010 không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo, hiện an ninh quốc gia Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bị đe dọa, không có mâu thuẫn sâu sắc với bất kỳ nước nào trong khu vực.

Tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết là trở ngại lớn nhất trên con đường củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ song phương giữa Nga và Nhật Bản. Tokyo luôn nhấn mạnh rằng, nước này sẽ không ký một hiệp định hòa bình với Moscow nếu như Nga không tuyên bố 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, trong khi Tokyo gọi là các vùng lãnh thổ phương Bắc, thuộc về Nhật Bản.

Diễn biến tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật:

Năm 1855: Nga và Nhật Bản ký Hiệp ước Shimoda, đánh dấu việc khởi động lại mối quan hệ ngoại giao song phương. Biên giới Nga và Nhật được xác định là giữa các đảo Iturup (Etorofu), Urup (Uruppu) và hai phần của quần đảo Kuril.

Sau đó, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên những hòn đảo tranh cãi về Iturup, Kunashir (Kunashiri), Shikotan và Khabomai (Habomai) , trong khi đảo Sakhalin vẫn dưới quyền kiểm soát chung của hai nước.

Năm 1875: Nga và Nhật ký Hiệp ước St. Petersburg nhượng lại tất cả quần đảo Kuril cho Nhật Bản. Trong trao đổi này, Nhật Bản công nhận quyền kiểm soát của Nga trên đảo Sakhalin.

Năm 1905: Nga bị đánh bại trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-1905. Theo Hiệp ước Portsmouth, Nhật Bản lập quyền kiểm soát trên đảo Sakhalin về phía Nam.

Năm 1945: Năm cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản và chiếm lại phía Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril.

Năm 1951: Hiệp ước hoà bình San Francisco giữa các nước đồng minh và Nhật Bản được ký với sự chứng kiến của 49 quốc gia. Nhật Bản từ bỏ các yêu sách đối với quần đảo Kuril. Liên Xô từ chối ký hiệp ước. Chính quyền Nhật Bản sau đó tuyên bố các vùng lãnh thổ của mình gồm: Etorofu, Kunashiri, Shikotan và Habomai, không nằm trong "quần đảo Kuril" theo Hiệp ước.

Năm 1956: Liên Xô - Nhật Bản ra tuyên bố chung về chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai nước. Moscow đồng ý trả lại các đảo Shikotan và Habomai cho Nhật Bản sau ký kết Hiệp ước hoà bình song phương. Tuy nhiên, Hiệp ước không được ký bởi Chính quyền Nhật Bản yêu cầu Liên Xô trả lại tất cả bốn những hòn đảo.
Huy Linh (Theo RIA)
Tin dịch
Nguồn tin: Rian
Từ khóa: Tập trận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét