Vị trí của Việt Nam trong nền văn minh loài người (VITINFO)

VITINFO:Quan hệ quốc tế:
Thứ sáu, 27/08/2010, 07:20(GMT+7)

VIT - Vào khoảng 160 nghìn năm về trước loài người đã di cư từ Châu Phi ra khắp thế giới. Quá trình di cư là một quá trình có phản hồi, và đã có thể đã có nhiều làn sóng di cư. Sự di cư này bị khống chế chủ yếu bởi các điều kiện thời tiết và địa hình.

Hàng chục nghìn năm trước đây loài người chưa thể chống chọi được với cái rét và vượt qua được các vùng núi cao, biển sâu; chính vì thế mà con đường di cư của loài người phải đi vòng qua vùng núi cao băng phủ ở trung tâm lục địa Á-Âu (dãy núi Hymalia).




Quá trình di cư của loài người

Thế giới có vẻ như được chia thành 2 phần. Phía nam có khí hậu ấm áp, có điều kiện sống tốt hơn nên cư dân ở đây thường có thiên hướng về tư duy hành động; trong khi ở phía bắc do khí hậu trở nên lạnh giá khắc nghiệt mà cư dân phương Bắc thường thiên về tư duy phê phán.






Các cư dân Châu Âu - "Phương Tây" được thừa hưởng tư duy phê phán "thuần nhất". Họ luôn nhìn nhận vào nguyên nhân của sự việc, và chính vì thế mà hình thái kiến trúc tôn giáo của họ luôn mang tính duy nhất.





Bản đồ xuất hiện của các sản phẩm nông nghiệp cách đây 7 nghìn năm cho thấy Việt Nam chính là trung tâm văn minh nông nghiệp của thế giới - và trên thực tế chỉ ở Việt Nam mới hội đủ các loại nông phẩm chính nói trên.


Những vùng đồng bằng có điều kiện khí hậu tốt, và nhất là những "ngã ba đường" - ví dụ như vùng Trung Đông, Đông nam Á - là những nơi đắc địa. Ở đấy thường có sự giao lưu và phát triển sơm hơn nơi khác.

Việt Nam ở vào một vị trí đắc địa và đắc đạo, bởi đây là con "đường mòn" duy nhất mà loài người có thể di cư lên vùng trung tâm châu Á. Như vậy Việt Nam là chiếc cầu nối giữa hai hình thái văn hóa chính của loài người, đó là văn hóa thiên về tư duy phê phán và văn hóa thiên về tư duy hành động. Một sự kết hợp hài hòa giữa tư duy phê phán và hành động tạo ra lối tư duy Sáng Tạo là đặc trưng cho cư dân Việt Nam.





Các cư dân Châu Á, được thừa hưởng lối tư duy sáng tạo vì thế so với Tâu Âu, họ có xu hướng tìm sự khác biệt, chính vì thế mà hình thái cấu trúc tôn giáo của họ mang tính phân tầng.

Còn có một sự kết hợp nữa giữa tư duy hành động (thừa hưởng của các cư dân Châu Phi) với tư duy phê phán (thừa hưởng của các cư dân Châu Âu) là người Mỹ hiện nay. Các nhà nghiên cứu văn hóa thường cho rằng tư duy thực dụng thiên về hành động là nét đặc trưng của người Mỹ, trong khi tư duy thực tế thiên về sáng tạo là nét đặc trưng của người Việt Nam. Chính vì lối tư duy "gần nhau" này mà, hy vọng và trên thực tế, người Mỹ và người Việt có thể nhanh chóng tìm được tiếng nói chung.


Sóng Ngầm
Nguồn tin của VITINFO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét