Thứ sáu, 18/02/2011, 10:20(GMT+7)
Xe bọc thép ở thủ đô Manama ngày 17/2.
VIT - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Washington đang “theo dõi chặt chẽ” diễn biến cuộc biểu tình ở Bahrain, nơi đặt Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ.
“Là một đồng minh lâu năm và cũng là nơi Mỹ đặt Sở Chỉ huy Hạm đội 5, Bahrain là đối tác quan trọng của Mỹ và Bộ Quốc phòng sẽ giám sát chặt chẽ diễn biến ở đó”, hãng thông tấn Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Dave Lapan, phát biểu tại Washington hôm thứ Năm (17/2).
“Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh xảy ra bạo lực”, Đại tá Dave Lapan nói.
Ngày 17/2, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng kêu gọi Bahrain kiềm chế trong giải quyết cuộc biểu tình khi phát biểu với Ngoại trưởng Bahrain, Sheikh Khaled bin Ahmad al-Khalif.
“Ngoại trưởng Clinton bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kiện gần đây ở Bahrain và kêu gọi chính phủ nước này hãy kiềm chế khi giải quyết vụ việc. Họ đã thảo luận về những nỗ lực cải cách chính trị và kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các công dân Bahrain”, hãng tin AFP dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại rằng, cuộc biểu tình ở Bahrain có thể sẽ ảnh hưởng tới 4.200 binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ ở đó.
Trong khi đó, các bộ trưởng ngoại giao của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có kế hoạch tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Manama vào đêm thứ Năm (17/2) để thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Bahrain.
Ít nhất 4 người biểu tình đã thiệt mạng và khoảng 60 người khác mất tích sau khi lực lượng an ninh Bahrain tấn công vào một trại biểu tình tại Quảng trường Pearl ở trung tâm thành phố Manama hôm thứ Năm (17/2). Tổng cộng 7 người đã thiệt mạng kể từ khi xảy ra cuộc biểu tình bắt đầu hôm thứ Hai (14/2).
Các xe bọc thép đã chạy quanh thủ đô Manama hôm thứ Năm (17/2) khi chính phủ của nước này cố gắng dẹp các cuộc biểu tình do ảnh hưởng kích động từ cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập.
Quân đội Bahrain tuyên bố sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh và kêu gọi người dân không tiến vào các khu vực trung tâm của thủ đô Manama.
Tính nghiêm trọng trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bahrain là chưa từng thấy trong lịch sử của Vương quốc Vùng Vịnh Persian. Cho đến nay, các nỗ lực của nhà cầm quyền để dẹp vụ biểu tình vẫn chưa hiệu quả.
Những người biểu tình đang yêu cầu soạn thảo và thực hiện bản hiến pháp mới để đưa đất nước hướng tới nền dân chủ và hạn chế quyền hạn của nhà vua.
Đất nước Bahrain do hoàng gia cầm quyền, và hiện hoàng gia đang bị đổ lỗi cho sự phân biệt đối xử với người Shia chiếm 70% dân số của nước này.
Những người biểu tình cũng kêu gọi nhà vua Bahrain sa thải bác của ông, Khalifa bin Salman al-Khalifa - người đã giữ chức Thủ tướng từ năm 1971.
“Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh xảy ra bạo lực”, Đại tá Dave Lapan nói.
Ngày 17/2, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng kêu gọi Bahrain kiềm chế trong giải quyết cuộc biểu tình khi phát biểu với Ngoại trưởng Bahrain, Sheikh Khaled bin Ahmad al-Khalif.
“Ngoại trưởng Clinton bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự kiện gần đây ở Bahrain và kêu gọi chính phủ nước này hãy kiềm chế khi giải quyết vụ việc. Họ đã thảo luận về những nỗ lực cải cách chính trị và kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của các công dân Bahrain”, hãng tin AFP dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Các quan chức Lầu Năm Góc lo ngại rằng, cuộc biểu tình ở Bahrain có thể sẽ ảnh hưởng tới 4.200 binh sĩ Mỹ đang làm nhiệm vụ ở đó.
Trong khi đó, các bộ trưởng ngoại giao của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) có kế hoạch tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Manama vào đêm thứ Năm (17/2) để thảo luận về những diễn biến mới nhất ở Bahrain.
Ít nhất 4 người biểu tình đã thiệt mạng và khoảng 60 người khác mất tích sau khi lực lượng an ninh Bahrain tấn công vào một trại biểu tình tại Quảng trường Pearl ở trung tâm thành phố Manama hôm thứ Năm (17/2). Tổng cộng 7 người đã thiệt mạng kể từ khi xảy ra cuộc biểu tình bắt đầu hôm thứ Hai (14/2).
Các xe bọc thép đã chạy quanh thủ đô Manama hôm thứ Năm (17/2) khi chính phủ của nước này cố gắng dẹp các cuộc biểu tình do ảnh hưởng kích động từ cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập.
Quân đội Bahrain tuyên bố sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh và kêu gọi người dân không tiến vào các khu vực trung tâm của thủ đô Manama.
Tính nghiêm trọng trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bahrain là chưa từng thấy trong lịch sử của Vương quốc Vùng Vịnh Persian. Cho đến nay, các nỗ lực của nhà cầm quyền để dẹp vụ biểu tình vẫn chưa hiệu quả.
Những người biểu tình đang yêu cầu soạn thảo và thực hiện bản hiến pháp mới để đưa đất nước hướng tới nền dân chủ và hạn chế quyền hạn của nhà vua.
Đất nước Bahrain do hoàng gia cầm quyền, và hiện hoàng gia đang bị đổ lỗi cho sự phân biệt đối xử với người Shia chiếm 70% dân số của nước này.
Những người biểu tình cũng kêu gọi nhà vua Bahrain sa thải bác của ông, Khalifa bin Salman al-Khalifa - người đã giữ chức Thủ tướng từ năm 1971.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét