Nga xác định danh tánh những kẻ tiến hành khủng bố tại sân bay Domodedovo

SGGP Online
Thứ sáu, 04/02/2011, 11:40 (GMT+7)

(SGGPO). - Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 4-2 tuyên bố FSB đã tìm ra tung tích những kẻ tiến hành vụ khủng bố mới đây tại sân bay Domodedovo ở ngoại ô Moscow làm 36 người thiệt mạng và gần 180 người bị thương.

Nga đã xác định danh tánh kẻ đánh bom nhưng không công bố tổ chức nào là chủ mưu. Ảnh: Novosti

Giám đốc FSB - ông Alexander Bortnikov cho biết FSB đã xác định được danh tánh kẻ đánh bom liều chết là một thanh niên 20 tuổi từ một nước Cộng hòa thuộc khu vực Bắc Caucaus. FSB đang thực thi những biện pháp cấp bách cần thiết nhằm nhanh chóng truy bắt toàn bộ nhóm tổ chức và hỗ trợ thực hiện hành động tội phạm đẫm máu nói trên.

Ông Bortnikov nói thêm FSB cũng đã xác định được những kẻ tòng phạm và phát lệnh truy nã chúng, đồng thời bắt giữ một số kẻ nắm được toàn bộ thông tin liên quan đến vụ khủng bố tại sân bay Domodedovo.

Chủ tịch Ủy ban điều tra (SK) Liên bang Nga Alexander Bastrykin cho biết SK đã thành lập và cử một nhóm đặc biệt tới Bắc Caucaus để điều tra về những kẻ tổ chức và thực hiện vụ đánh bom liều chết tại sân bay Domodedovo, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực liên quan đến những tên này cũng như tòng phạm của chúng.

Tổng thống Medvedev đã giao cho FSB và SK nhiệm vụ tiếp tục điều tra, làm rõ nhóm tổ chức và thực thi vụ đánh bom ở trên.

N.N (Theo Novosti)

“Ngày ra đi” tại Ai Cập

Thanh Nien Online
04/02/2011 22:26
(TNO) Người dân Ai Cập hôm 4.2 tiếp tục biểu tình rầm rộ để kêu gọi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức ngay lập tức, theo AFP.

Cũng như “Ngày cuồng nộ” cách đây đúng một tuần, cuộc xuống đường lần này thu hút nhiều người hơn hẳn những ngày khác vì thứ sáu là ngày cầu nguyện quan trọng nhất trong tuần của người Hồi giáo.

Theo AFP, hàng chục ngàn người đổ ra đường từ các đền thờ ở thủ đô Cairo cũng như các thành phố lớn như Alexandria, Luxor và Mansura. Tại trung tâm Cairo, đám đông tiếp tục chiếm giữ Quảng trường Tahrir, địa điểm chính trong 11 ngày biểu tình liên tục vừa qua. Phe đối lập gọi sự kiện lần này là “Ngày ra đi” với yêu cầu Tổng thống Mubarak rời bỏ chiếc ghế quyền lực nắm giữ trong 30 năm qua.

Trong cuộc phỏng vấn với đài ABC hôm 3.2, ông Mubarak nói ông “muốn từ chức ngay nếu thế đất nước sẽ rơi vào hỗn loạn”. Vị tổng thống cũng cam kết sẽ không tái tranh cử trong kỳ bầu cử tổng thống dự kiến vào tháng 9. Tuy nhiên, cam kết này không thể làm vừa lòng những người phản đối.


Hàng chục ngàn người cầu nguyện ngay tại Quảng trường Tahrir trước khi tham gia biểu tình - Ảnh: Reuters

Đến khuya nay, cuộc biểu tình diễn ra tương đối hòa bình và chỉ có đụng độ lẻ tẻ giữa người phản đối và phe ủng hộ chính quyền. Đối tượng chính của bạo lực hiện lại là các phóng viên cả trong và ngoài nước đưa tin về tình trạng tại Cairo.

Theo truyền thông phương Tây, hàng chục nhà báo bị bắt bớ, đánh đập và họ cáo buộc thủ phạm là cảnh sát và những người ủng hộ ông Mubarak. Hôm 4.2, trụ sở của Đài Al-Jazeera bị tấn công và đập phá. Chính phủ nhiều nước như Mỹ, Pháp và Đức lên án mạnh mẽ hành động tấn công các nhà báo.

Trước tình hình này, EU ra tuyên bố kêu gọi nhanh chóng thực hiện cải cách ở Ai Cập và thành lập chính quyền chuyển tiếp. Theo tờ The New York Times, Mỹ và một số quan chức Ai Cập cũng đang thảo luận thành lập chính phủ lâm thời do Phó tổng thống Omar Suleiman đứng đầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến kêu gọi cần thận trọng trong việc thay thế ông Mubarak, đồng minh lớn của phương Tây trong thế giới Ả Rập. Iran hôm 4.2 càng gây thêm lo lắng cho Mỹ và các đồng minh khi thúc giục người Ai Cập lật đổ ông Mubrak và thành lập nhà nước Hồi giáo.

Giới phân tích hiện đang theo dõi sát sao động thái của quân đội Ai Cập. Trước đó các tướng lĩnh cam kết sẽ không dùng vũ lực đàn áp người biểu tình và đến nay vẫn chưa tỏ rõ ý định của mình. AFP dẫn lời nhiều chuyên gia dự đoán quân đội đang án binh bất động quan sát tình hình và chờ cơ hội nắm quyền với vị thế “người hùng dẹp yên bất ổn và mang lại hòa bình”.

Trọng Kha

Quân đội Campuchia bắt sống 5 binh sỹ Thái Lan

VTC News:
04/02/2011 20:24

(VTC News) – Hãng tin Reuters của Anh đưa tin, ngay khi vụ đụng độ tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và lực lượng biên phòng Campuchia xảy ra, Tổng tư lệnh quân đội Thái – Tướng Prayuth Chan-ocha cho biết:

Quân đội Campuchia (ảnh tư liệu minh hoạ)

“Dường như vụ đụng độ xuất phát từ sự hiểu nhầm”, đồng thời nhấn mạnh ông đã tiến hành đàm phán với các tướng lĩnh cao cấp của quân đội Campuchia để chấm dứt đụng độ.

“Chúng tôi đã ngay lập tức tiến hành đàm với các tư lệnh quân đội của cả hai bên để chấm dứt xung đột”.

Vào lúc 20:00 ngày 4/2 (theo giờ Hà Nội), các nhân chứng cho biết các hoạt động bắn hoả lực trả đũa sang lãnh thổ của nhau giữa quân đội Campuchia và Thái Lan đã tạm dừng.

Cảnh sát Campuchia cho hay, phía quân đội Campuchia tổn thất sinh mạng 2 binh sỹ, ngoài ra còn 2 người khác bị thương nặng.

Trong khi đó, phát ngôn viên của quân đội Thái Lan tuyên bố rằng 5 binh sỹ Thái Lan đã bị quân đội Campuchia bắt giữ.

Tin liên quan

» Giao tranh biên giới: 1 thường dân Thái Lan thiệt mạng
» Giao tranh vẫn dữ dội giữa Thái Lan, Campuchia
» Thái Lan, Campuchia nổ súng ở vùng biên giới

Lê Dũng (theo Reuters)

5 dân thường Thái Lan bị giết hại

An ninh Thủ đô - Quốc tế
Thứ Sáu, 04/02/2011, 17:10

(ANTĐ) - Các tay súng được cho là quân Hồi giáo nổi dậy đã nổ súng tại một cửa hàng tạp hóa ở miền nam Thái Lan hôm 3-2, giết chết 5 người qua đường.

Theo đại tá cảnh sát Wanlop Jamnong-arsa, khoảng 5 tay súng đi trên một chiếc xe tải nhỏ đã xả súng tại cửa hàng tại Pattani, nơi có đông người đang tập trung, sau đó lái xe đi thẳng. 3 người đàn ông và 2 phụ nữ đã thiệt mạng, trong khi 1 thanh niên khác bị thương. Danh tính những tay súng chưa được xác định, song rất có khả năng đây là các phần tử Hồi giáo nổi dậy.

Một nạn nhân trong vụ xả súng

Các vụ tấn công tương tự đã xảy ra liên tiếp ở miền nam Thái Lan trong thời gian qua, bất chấp việc chính phủ nước này tuyên bố đạt được những thành quả nhất định trong việc chống lại quân nổi dậy. Tuần trước, một vụ nổ bom tại tỉnh Yala gần Pattani cũng đã giết chết 9 người.

Hạ Liên

(Theo AP)

Phiến quân Hồi giáo giết chết gần 20 người

LAODONG:

Thứ Năm, 3.2.2011 | 21:56 (GMT + 7)

(LĐO) - 18 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ do phần tử Hồi giáo ly khai tại miền nam Philippines cùng Thái Lan tiến hành.

fdf
3 đàn ông và 2 phụ nữ đã bị giết chết bên ngoài quán trà ở Pattani, Thái Lan.

Ở miền nam Philippines, 13 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán trong các cuộc chiến giữa hai nhóm Hồi giáo ly khai, quân đội cho biết vào ngày 3.2.

Các cuộc giao tranh do chỉ huy của hai phe đối lập trên đảo Mindanao đã diễn ra liên tiếp trong nhiều tuần. Cuộc đụng độ mới nhất xảy ra hôm 2.2, Thiếu tá Marlowe Patria - phát ngôn viên của quân đội cho hay. "Những vụ nổ súng đầu tiên bắt đầu vào ngày 9.1 và sau đó thỉnh thoảng lại diễn ra", ông Patria nói với AFP.

Cuộc chiến nổ ra do mối thù giữa chỉ huy của tổ chức Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro (MNLF) - nhóm Hồi giáo ly khai đầu tiên ở Philippines, với chỉ huy của nhóm Mặt trận Giải Phóng Hồi giáo Moro (MILF). "Đây không phải là cuộc chiến giữa hai nhóm MNLF và MILF, mà chỉ là giữa một số thành viên", Mohager Iqbal - phát ngôn viên của MILF nói.

13 người thuộc hai phe đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương. 800 gia đình phải bỏ chạy khỏi khu vực xảy ra đụng độ và được chính quyền địa phương che chở.

Tại miền nam Thái Lan, 5 đối tượng tình nghi là phiến quân Hồi giáo ly khai cũng giết chết 5 người theo Phật giáo và làm bị thương 2 người khác.

Các tay súng trên một chiếc xe tải đã xả súng xuống những dân làng đang ngồi bên ngoài một quán trà ở Pattani.

Pattani, là một trong ba tỉnh thuộc miền nam Thái Lan, nơi các chiến binh Hồi giáo đang muốn giành quyền tự trị lớn hơn và dấy lên một chiến dịch đầy bạo lực. Bạo lực đe doạ cuộc sống của hơn 4.300 người kể từ khi chiến dịch ly khai trong nhiều thập kỷ qua bùng phát vào năm 2004.

Các cuộc tấn công gần đây ngày càng leo thang. Một vụ đánh bom ven đường hồi tuần trước khiến 9 người thiệt mạng.

Thái Lan sát nhập ba tỉnh Narathiwat, Yala và Pattani vào năm 1902 nhưng đa số người Hồi giáo vẫn sử dụng tiếng Mã Lai trong giao tiếp hàng ngày. Trong khi đó, những người theo Phật giáo ở Thái Lan sử dụng tiếng Thái.

Nam Anh (Theo BBC, AFP)

Nhật phản đối bộ trưởng Nga thăm đảo tranh chấp

Thanh Nien Online
04/02/2011 17:59
(TNO) Căng thẳng mới lại nảy sinh giữa Nhật Bản và Nga xung quanh nhóm đảo tranh chấp nằm trong quần đảo Kuril.

Theo hãng tin Interfax, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov hôm 4.2 lên đường đến thăm các đơn vị đóng tại 3 trong số 4 đảo đang tranh chấp với Nhật là Iturup (Nhật gọi là Etorofu), Kunashir (Kunashiri) và Shikotan (Shikotan). Interfax dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng cho hay, ông Serdyukov sẽ “đánh giá tình trạng sẵn sàng chiến đấu, công tác hậu cần cho các lực lượng trên đảo và nhiều vấn đề khác”.

Cũng trong ngày 4.2, Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara triệu tập Đại sứ Nga tại Tokyo Mikhail Bely để phản đối chuyến thăm trên. AFP dẫn lời ông Maehara cho hay ông dự kiến sẽ đến Moscow trong tháng này để thảo luận xúc tiến quan hệ song phương nhưng “những chuyến thăm như của ông Serdyukov đã tạt nước lạnh vào các nỗ lực cải thiện quan hệ”.

Hồi tháng 11.2010, căng thẳng từng dâng cao giữa Moscow và Tokyo sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến đảo Kunashir/Kunashiri. Quần đảo Kuril hiện do Nga quản lý nhưng Nhật cũng tuyên bố chủ quyền đối với 4 hòn đảo dưới cùng mà nước này gọi là Vùng lãnh thổ phía bắc

Trọng Kha

Thế giới Ảrập trong cơn chấn động thực sự của “Cách mạng hoa Nhài”

Thế giới - Dân trí:
Thứ Sáu, 04/02/2011 - 07:25

(Dân trí) - Sau Tunisia, Ai Cập, đã đến Yemen, Syria và Jordan, “cách mạng hoa Nhài” đang tạo ra một cơn chấn động lan toả ngày càng dữ dội khắp thế giới Ảrập.
Yemen với “ngày thịnh nộ”

Trường hợp của Yemen là thí dụ điển hình mới nhất về hiện tượng “vết dầu loang”, xuất phát từ Tunisia. Hôm nay, hàng chục ngàn người Yemen lại xuống đường và thông báo kế hoạch về một “ngày thịnh nộ” để đòi hỏi Tổng thống nước này phải từ chức, bất chấp Tổng thống Ali Abdullah Saleh vừa tuyên bố sẽ không tranh cử một nhiệm kỳ nữa.


Người Yemen thông báo kế hoạch về một “ngày thịnh nộ” vào hôm nay.

Phải nói là thái độ phẫn nộ của người dân Yemen đối với Tổng thống Ali Abdullah Saleh đã lên rất cao, đặc biệt là vào lúc ông này đang tìm cách bám víu vào quyền lực độc tôn và bị nghi ngờ là muốn thiết lập chế độ cha truyền con nối.

Ông Ali Abdullah Saleh đã làm Tổng thống Yemen từ 32 năm nay. Không những dự định tiếp tục ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa, đương kim Tổng thống Yemen còn bật đèn xanh cho các nghị sĩ trong đảng cầm quyền của ông điều chỉnh Hiến pháp để ông được làm Tổng thống suốt đời. Không chỉ thế, phe đối lập tại Yemen còn cho rằng ông cũng đang âm mưu để con trai trưởng của ông, hiện chỉ huy một đơn vị tinh nhuệ trong quân đội Yemen, lên kế vị ông làm Tổng thống.

Các biến cố tại Tunisia và Ai Cập như đã làm cho người dân Yemen phấn chấn trở lại. Trong những ngày gần đây, hàng chục ngàn người liên tục xuống đường phản đối Tổng thống Saleh tại thủ đô Sanaa. Bốn người đã toan tính tự thiêu.

Trước phong trào chống đối, Tổng thống Saleh đã cố gắng trấn an. Thoạt đầu ông đã tung ra một loạt những biện pháp xã hội và kinh tế, trong đó có việc tăng tiền lương, với hy vọng là có thể thuyết phục được dân chúng Yemen, bị xếp vào diện nghèo nhất trên bán đảo Ảrập. Trên bình diện chính trị, ông Saleh cho biết là sẽ dời cuộc bầu cử mà ông dự trù vào tháng 4 tới đây, và sẽ không tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ nữa. Mặt khác ông Saled cho biết là sẽ cho dừng kế hoạch sửa đổi Hiến pháp, cũng như tuyên bố chống lại hình thức cha truyền con nối trong chính trị. Nhưng tình hình không có dấu hiệu lắng dịu.

Jordan: Có cải tổ, biểu tình vẫn lan rộng

Tại Vương Quốc Jordan lân, một đồng minh thân cận của Mỹ, kể từ ngày 14/1 vừa qua, các cuộc biểu tình của người dân chống nghèo khó và bất công cũng liên tục xảy ra. Tình hình này khiến chính quyền lo ngại, và Quốc vương Abdullah II đã phải giải tán nội các và bổ nhiệm tân thủ tướng, giữa lúc phong trào biểu tình ở nước này lan rộng cùng xu hướng căng thẳng ở Tunisia và Ai Cập.
Những người biểu tình Jordan hô khẩu hiệu chống chính phủ ở Amman.

Sau cuộc xuống đường rầm rộ của hàng ngàn người dân theo lời kêu gọi của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo ngày 28/1, kêu gọi cải cách và thay đổi chính phủ, ngày 1/2 vừa qua, vua Abdullah đã cách chức thủ tướng của mình để thay thế bằng một cựu thủ tướng, nguyên là cựu cố vấn quân sự của nhà vua.

Nhưng làn sóng bất bình vẫn âm ỉ. Dân chúng Jordan đòi chính phủ trợ giúp vì giá lương thực tăng cao và họ cũng tố cáo chính phủ không ra sức chống tham nhũng. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, dù phong trào Hồi giáo đối lập có thế lực ở Jordan khẳng định không có ý định lật đổ Quốc vương Abdullah.

Syria: Không còn là manh nha

Ngay cả tại Syria, phong trào phản kháng cũng manh nha trong những ngày gần đây.

Cuộc xuống đường của người dân Syria.

Ngay sau khi nổ ra các biến cố tại Tunisia và Ai Cập, Tổng thống Syria al Assad đã không ngần ngại gọi phong trào phản đối trong khu vực là một “loại bệnh tật”. Đối với ông, vùng Trung Đông bị lâm vào cảnh “trì trệ”, nhưng theo ông al Assad, “các vi trùng đang lây nhiễm” trong khu khu vực sẽ không thể lan qua đất nước của ông, mà ông theo ông rất “ổn định”.

Thế nhưng, mới đây, trên mạng Facebook, một lời kêu gọi đã được tung ra để yêu cầu người Syria tập hợp vào ngày hôm nay, 4/2 để phản đối tình trạng “tham nhũng và bạo ngược” tại nước này.

Ai Cập trước viễn cảnh hỗn loạn:

Trở lại Ai Cập: Tổng thống Hosni Mubarak đã đồng ý sẽ từ chức vào tháng 9, nhưng những người biểu tình muốn ông phải ra đi ngay lập tức. Trước áp lực mạnh từ phía người biểu tình và quốc tế, Tổng thống Mubarak hôm qua cho biết ông muốn từ chức ngay lập tức, nhưng lo sợ nếu ông làm vậy, đất nước sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn.
Hậu quả những cuộc biểu tình ở Ai Cập.

Trong lần trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bùng nổ, ông nói với hãng tin ABC News rằng ông đã "chán ngấy" quyền lực. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng đảng Huynh đệ Hồi giáo sẽ nhảy vào chiếm khoảng trống quyền lực nếu ông ra đi. Ông Mubarak bác bỏ việc chính quyền ông đứng đằng sau tình trạng bạo lực hai ngày qua, nhưng nói tình trạng đó khiến ông “rất ưu phiền”.

Trong khi đó, diễn biến ở Ai Cập vẫn theo chiều hướng căng thẳng. Các lực lượng an ninh của Ai Cập hôm qua đã bắt một số người biểu tình giữa lúc bạo động làm ít nhất 5 người chết và hàng trăm người bị thương - cuộc đối đầu trái ngược hẳn với cảnh biểu tình ôn hòa từ cả tuần qua.

Chính phủ yêu cầu ngưng biểu tình và đối thoại nhưng người biểu tình chỉ muốn ông Mubarak từ bỏ quyền lực, ra khỏi nước, hoặc sẽ bị mang ra xử. Người biểu tình dọa sẽ có biểu tình lớn vào hôm nay, 4/2, thời hạn chót mà họ nói Tổng thống phải ra đi.

Tunisia: Vẫn trong tình trạng giới nghiêm:

Trước tình hình mất an ninh, cướp bóc, những tin đồn về các hành vị bạo động, gây hoảng hốt trong dân chúng mấy ngày qua, như những tin người mang dao, súng đến bắt cóc học sinh ở các trường học, và nỗi bất bình âm ỉ ngay trong hàng ngũ công chức, chính quyền mới ở Tunis đã phải hành động mạnh, tạo sự tin tưởng, nhưng mặt khác cũng để loại trừ những âm mưu thành phần chống đối hoạt động, gây rối.

Cảnh sát chống bạo động Tunisia bắt một người biểu tình sau khi tấn công vào khu cắm trại của những người phản kháng trước Văn phòng Thủ tướng ngày 3/2.

Chính quyền Tunis bắt đầu tiến hành việc thanh lọc hàng ngũ cảnh sát vốn được xem là chỗ dựa của chế độ Tổng thống đã bỏ chạy Ben Ali. Khoảng 30 viên chức cao cấp đã bị cách chức, lãnh đạo cảnh sát ở 7 khu vực then chốt đã bị thay thế, một cựu Bộ trưởng Nội vụ đã bị tạm giam.

Thủ tướng Moahammad Ghannouchi đã đảm bảo là tình hình đã trở lại bình thường và kêu gọi dân chúng hãy kiên nhẫn và trở lại làm việc. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì lệnh giới nghiêm ban hàng từ ngày 13/1. Riêng Mặt trận ngày 14/1 tập hợp 10 đảng bị cấm hoạt động thời ông Ben Ali, hôm qua tiếp tục đòi giải tán Quốc hội để thành lập một quốc hội lập hiến và tổ chức Đại hội quốc dân để bảo vệ thành quả cuộc cách mạng Tunisia.

Hà Khoa
Tổng hợp

Mỹ, Ai Cập bàn bạc 'tống khứ' Tổng thống Mubarak | My, Ai Cap ban bac 'tong khu' Tong thong Mubarak

VietNamNet

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama hiện thảo luận với các quan chức cấp cao Ai Cập về khả năng Tổng thống Hosni Mubarak từ chức ngay lập tức và thành lập một chính phủ lâm thời để chuẩn bị cho nước này tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng vào cuối năm nay, quan chức Mỹ vừa cho biết.


Thành lập một chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn tại Ai Cập là một trong vài ý tưởng được thảo luận trong khi các cuộc biểu tình chống Mubarak đang leo thang tại các con phố ở thủ đô Cairo và nhiều thành phố khác tại nước này, các quan chức Mỹ cho hay.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ hiện thời ở Ai Cập được dự đoán sẽ mở rộng về quy mô và cường độ trong ngày hôm nay (4/2). Mỹ lo rằng các cuộc biểu tình sẽ bùng phát thành bạo lực rộng khắp nếu chính phủ sở tại không có những quyết định hữu hình nhằm giải quyết đòi hỏi chính của người biểu tình là ông Mubarak phải rời nhiệm sở.

Quan chức Mỹ nhấn mạnh, Washington không tìm cách áp đặt một giải pháp cho Ai Cập song chính quyền của Tổng thống Obama đã ra quyết định rằng Tổng thống Mubarak nên sớm từ chức nếu đó là một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng hiện nay. Quan chức đề nghị giấu tên trên cho hay, các cuộc đàm phán ngoại giao nhạy cảm vẫn đang tiếp diễn.

Thông tin Tổng thống Ai Cập Mubarak phải từ chức ngay lập tức xuất hiện đầu tiên trên báo The New York Times.

Phát ngôn viên Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ không thông tin chi tiết về các cuộc thảo luận giữa quan chức Mỹ với giới chức Ai Cập. Hôm qua, phó Tổng thống Mỹ Biden đã nói chuyện với người đồng nhiệm Ai Cập Omar Suleiman, một ngày sau khi ông Suleiman có cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Các quan chức Mỹ cho biết, cả phó Tổng thống Biden lẫn Ngoại trưởng Clinton đều không kêu gọi trực tiếp ông Mubarak từ chức ngay nhưng nhấn mạnh các biện pháp giảm căng thẳng trên đường phố Ai Cập và đặt nền tảng cho bầu cử dân chủ.

"Tổng thống Obama nói, bây giờ là lúc bắt đầu một sự chuyển giao hòa bình, có trật tự, ý nghĩa bằng các cuộc thương thuyết", phát ngôn viên Nhà Trắng Tommy Vietor cho hay.

Hoài Linh (Theo AP)

Tổng thống Barack Obama phê chuẩn START mới

VTC News:
04/02/2011 00:11

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/2 đã ký phê chuẩn các văn kiện của Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START mới) với Nga, một động thái nhằm "khởi động lại" các mối quan hệ với Mátxcơva.

Tổng thống Obama đã ký các văn kiện trên tại Phòng Bầu dục với sự có mặt của các thượng nghị sỹ chủ chốt, các quan chức an ninh quốc gia và quân sự hàng đầu, trong đó có Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.


Tổng thống Barack Obama. (Nguồn: AP)
Tại Nga, Tổng thống Dmitry Medvedev đã ký phê chuẩn START mới ngày 28/1 vừa qua sau khi văn kiện này được Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga thông qua.

START mới bắt đầu có hiệu lực vào thời điểm hai nước Nga và Mỹ trao đổi "các văn kiện phê chuẩn" tương ứng. Các nguồn tin ngoại giao Nga và quan chức Mỹ cho biết buổi lễ này sẽ được tổ chức trong dịp diễn ra Hội nghị An ninh Munich, Đức từ ngày 4-6/2 - cuộc họp thường niên với sự tham gia của một số chuyên gia và quan chức quốc phòng cấp cao nhất thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov dự kiến sẽ chủ trì buổi lễ.

START mới, được hai tổng thống Obama và Medvedev ký tại Praha, Séc ngày 8/4/2010, quy định sau bảy năm thực hiện Nga và Mỹ đều sẽ giảm số đầu đạn hạt nhân của mỗi bên xuống còn 1.550 đơn vị và số phương tiện phóng các đầu đạn này (đã triển khai và chưa triển khai) xuống còn 700-800 đơn vị.

Theo TTXVN/Vietnam+

Thủ tướng Nga Putin có thể bị kiện ra toà

VTC News:
03/02/2011 10:47

(VTC News) – Thông tấn Ria Novosti ngày 3/2 đưa tin, toà án Savyolovsky ở thủ đô Moscow ngày hôm nay sẽ tổ chức một phiên toà xem xét đơn kiện đương kim Thủ tướng Nga Vladimir Putin vì những cáo buộc của các nhân sỹ thuộc phe đối lập nói ông đã phỉ báng họ.

3 nhân vật thuộc phe đối lập là Boris Nemtsov, Vladimir Ryzhkov và Vladimira Milov đã có đơn kiện Thủ tướng Putin lên toà án ở Moscow.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin

Họ cáo buộc ông Putin đã phỉ báng họ trong một chương trình hộp thư truyền hình được tổ chức và phát sóng vào ngày 16/12/2010.

Trong đó, ông Putin đã khẳng định rằng Boris Nemtsov, Vladimir Ryzhkov và Vladimira Milov và chính trị gia Boris Berezovsky (hiện đang lưu vong) biển thủ hàng tỷ USD trong những năm 90.

Thủ tướng Nga cũng không ngần ngại khi nói rằng “họ sẽ bán cả đất nước này” trong chương trình truyền hình mà Boris Nemtsov, Vladimir Ryzhkov và Vladimira cho rằng họ đã bị phỉ báng.

Theo Ria Novosti, Boris Nemtsov, Vladimir Ryzhkov và Vladimira đã nộp đơn kiện Thủ tướng Nga Putin vào ngày 23/12/2010, đồng thời yêu cầu được bồi thường 1 tỷ rúp (33.000 USD).

Bên nguyên cũng đã cáo buộc kênh truyền hình Rossiya 1 TV và một số phương tiện truyền thông khác đã đưa tin về vụ việc này.

Lê Dũng (theo Ria Novosti)

Quân đội Afghanistan, Pakistan bắn nhau dữ dội

VTC News:
03/02/2011 08:43

(VTC News) – Ngày 02/2/2011 giữa quân đội Afghanistan và lực lượng vũ trang biên phòng của Pakistan đã xảy ra một cuộc giao tranh dữ đội làm nhiều binh sỹ thương vong. Hai bên đã lên tiếng đổ lỗi cho nhau là phía nổ súng trước.

Ngay sau khi xảy ra cuộc chạm trán bằng hoả lực, các quan chức quốc phòng của hai quốc gia này đã lên tiếng cáo buộc lẫn nhau, không bên nào nhường nhịn bên nào.

Tướng Almar Gul Mangal – chỉ huy tiểu đoàn 4 của lực lượng biên phòng ở tỉnh Khost ở phía tây Afghanistan đã xác nhận vụ việc đồng thời lên tiếng cáo buộc quân đội Pakistan là phía đã gây ra cuộc đụng độ này.

“Sự việc xảy ra vào lúc 11 giờ sáng ngày 2/2 giờ địa phương (06:30 GMT). Sau khi lính Pakistan bắn hoả lực hạng nặng và hạng nhẹ về phía các đồn cảnh sát biên phòng tại huyện Gurbuz chúng tôi đã bắn trả một cách không khoan nhượng” – sỹ quan chỉ huy này cho hay.

Trong khi đó, tại Pakistan, một quan chức quân sự cap cấp của nước này nói rằng quân đội Afghanistan đã nã một số quả đạn cối về các đồn biên phòng của họ và hành động này buộc lính Pakistan phải nổ súng bắn trả đũa bằng đạn cối và pháo.

Theo những tin tức mới nhất, phía Pakistan có 1 lính thiệt mạng và 3 binh sỹ khác bị trọng thương.

Lê Dũng (theo AFP)

Ai Cập chìm trong bạo động

Thanh Nien Online
03/02/2011 16:58

(TNO) Các cuộc biểu tình ngày càng nhuốm màu bạo động tại Ai Cập, bất chấp Tổng thống Hosni Mubarak tuyên bố sẽ không ra tranh cử vào nhiệm kỳ tới.

>> Tổng thống Ai Cập cam kết từ chức “đúng nhiệm kỳ”
>> Ai Cập: Quân đội sẽ không dùng vũ lực với người biểu tình

Các cuộc đụng độ đã diễn ra từ 4 giờ sáng hôm nay 3.2, giờ địa phương (tức 9 giờ cùng ngày, giờ VN) tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo, làm ít nhất 4 người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị thương, theo đài truyền thanh Europe 1.

Trước đó, Bộ Y tế Ai Cập thông báo xung đột giữa những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Hosni Mubarak hôm 2.2 làm 3 người thiệt mạng và 640 người bị thương.

Tuy nhiên, Reuters dẫn lời một bác sĩ làm công tác cứu hộ tại Tahrir cho biết, số người bị thương lên đến 1.500 người.

Chính quyền Ai Cập khẳng định hầu hết các trường hợp thương vong là vì hai phe ném đá qua lại chứ không do đọ súng.

Quân đội sau khi “án binh bất động” đã bắn chỉ thiên để vãn hồi trật tự tại khu vực rộng lớn của quảng trường Tahrir, nơi đã trở thành điểm tập trung của những người phản đối ông Mubarak từ hôm 25.1.

Bất chấp lệnh giới nghiêm, hằng ngày có hàng ngàn người “cắm trại” tại đây.

Sau vài tiếng tạm lắng, đụng độ lại bùng lên vào rạng sáng nay, khi những người ủng hộ Tổng thống Mubarak bắn về “trại Tahrir” của những người chống đối.

Theo đài truyền hình al-Arabia, quân đội phải can thiệp và bắt giữ những người gây bạo loạn.


Các cuộc biểu tình tại Ai Cập ngày càng nóng bỏng - Ảnh: AFP

Trước tình hình căng thẳng tại Ai Cập, Washington đã kêu gọi công dân nước này hồi hương “ngay lập tức” và cho biết trong chiều nay, có thể sẽ có nhiều chuyến bay tăng cường về Mỹ từ sân bay Cairo.

Trong khi đó, Paris cũng khuyên công dân Pháp nếu không có việc gì bắt buộc nên sớm rời khỏi Ai Cập.

Như vậy, dù tối 1.2, Tổng thống Mubarak đã chính thức tuyên bố sẽ không ra tranh cử vào tháng 9 tới nhưng vẫn không thể xoa dịu làn sóng chống đối đang trở nên vô cùng mạnh mẽ.

Tờ Les Echos dẫn lời Phó tổng thống Omar Suleiman kêu gọi những người biểu tình hãy quay về vì “những yêu sách của họ đã được lắng nghe”.

Tuy nhiên, các đảng phái đối lập khẳng định sẽ tiếp tục biểu tình vì nếu “thu quân” trong 7 tháng, đợi đến kỳ bầu cử tháng 9 thì sẽ phá vỡ “khí thế bừng bừng” hiện tại và tạo điều kiện cho đảng của ông Mubarak có thời gian “hồi phục”.

Dự kiến sẽ có một cuộc biểu tình rất lớn vào ngày mai để tiếp tục gây sức ép lên Tổng thống Ai Cập.


Những người ủng hộ và chống đối Tổng thống Mubarak đối đầu tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo - Ảnh: AFP

Mỹ và châu Âu trong hôm 2.2 đều gửi thông điệp đến Tổng thống Hosni Mubarak, theo Les Echos.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định Ai Cập cần phải có “sự chuyển giao quyền lực ngay lập tức”.

Pháp cho rằng “không nên làm chậm trễ quá trình chuyển giao quyền lực”.

Trong khi Anh kêu gọi việc này cần phải diễn ra “ngay lập tức”.

Giới quan sát đánh giá tương lai của Ai Cập có thể nằm trong tay quân đội. Với 468.000 binh lính, quân đội nước này hiện có quy mô xếp thứ 10 thế giới, theo tờ Le Figaro.

Quân đội Ai Cập đã khẳng định hôm 31.1 sẽ không bắn vào đoàn người phản đối ông Mubarak và nhận định đòi hỏi của những người biểu tình là “chính đáng”.

Động thái ôn hòa này đã khiến quân đội trở thành “trọng tài” cho những diễn biến phức tạp hiện tại ở xứ sở của Kim tự tháp.

Kể từ cuộc cách mạng năm 1952 của Tổng thống Gamal Abdel Nasser, quân đội luôn nhận được sự ủng hộ của dân chúng.

Hiện nay, ngoài quốc phòng, quân đội Ai Cập còn tham gia vào rất nhiều lãnh vực kinh tế và trở thành thể chế uy tín hàng đầu tại đất nước này.

Lan Chi

Bạch Thái Bưởi qua hồi ức Phan Khôi

Vef.vn:

Trong các nhà doanh nghiệp Việt Nam nổi bật ngay đầu thế kỷ 20, Bạch Thái Bưởi (1874-1932) được kể vào một trong số 4 người Việt giàu nhất lúc ấy ("nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi").

Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi cũng đã có ít nhiều bài vở, tài liệu nghiên cứu. Tuy vậy, hình như chưa có ngòi bút nào tiếp cận doanh nhân nổi tiếng kia ở phương diện con người cụ thể, tính cách cụ thể. Chính vì vậy, tôi cho là rất lý thú một đoạn hồi ức của nhà nho Phan Khôi (1887-1959), kể về quãng thời gian ông vào làm việc tại hãng tàu Bạch Thái ở Hải Phòng, năm 1920.

Phan Khôi kể rằng, sau khi được ra tù (vì vụ án "xin xâu" ở Quảng Nam năm 1908), từ 1911-1917, ông buộc phải nằm lỳ ở quê nhà (Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam). Năm 1918, ông ra Hà Nội làm báo Nam phong được ít lâu lại bỏ về; năm 1919 vào Sài Gòn làm báo Quốc dân diễn đàn và Lục tỉnh tân văn, rồi cũng mất việc. Người cha, một vị hưu quan từng đỗ phó bảng, thì lo sao cho con trai thoát khỏi cái lốt một gã cựu tù, còn chính Phan Khôi thì chỉ mong sao vượt khỏi cái cổng làng. Nhưng muốn đi mà xin phép cha không được, vì người bảo vận hạn anh còn xấu lắm! Suốt mùa đông 1919, Phan Khôi nhớ, ngày nào ông cũng phải nốc rượu, và đêm nào cũng phải đi đánh cờ nơi mấy nhà hàng xóm.

Thời cơ bất ngờ đến vào đầu năm 1920. Nhà họ Phan ở Bảo An được tin người con trai ông chú ruột, bị chết ở Thanh Hóa: đó là Phan Hanh (anh ruột Phan Thanh, 1908-1939). Đang đêm, Phan Khôi được cử cùng ông chú đi ngay ra Hội An. Tại đây, sau khi nắm rõ tình hình, Phan Khôi được phái ra Thanh Hóa, còn ông chú thì trở về Bảo An. Đến Thanh Hóa thì người chết đã được mai táng. Những rương hòm để lại, Phan Khôi tính đem về đường bộ không tiện, chỉ có cách đưa theo xe hỏa (đường sắt) ra Hà Nội, xuống Hải Phòng, rồi theo đường biển mà chở về. Ông đã làm như thế.

Ở Hải Phòng, Phan Khôi gặp Dương Tự Nguyên, đang làm cho một ngân hàng của Anh đặt tại đây. Dương Tự Nguyên là một trong mấy anh em họ Dương quê Mễ Sở, Hưng Yên (Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Dương Tụ Quán...). Họ Dương khuyên họ Phan ở lại, tìm chỗ làm, chơi với nhau cho vui. "Chúng ta bỏ nghề báo qua nghề buôn, sao lại chẳng được?".

Rồi có người mách cho rằng: ông Bạch Thái Bưởi, chủ hãng tàu Bạch Thái, đang cần tìm một thư ký viết thạo chữ Hán và Quốc ngữ, nếu biết chữ Pháp nữa thì càng hay, trả lương tháng chừng bốn năm chục. Theo lệ thường, ai muốn xin việc làm thì viết thư cho chủ. Nhưng Phan Khôi không làm thế. Ông viết thư kể rõ sự tình gửi cho cụ Nguyễn Bá Học ở Nam Định, là thầy dạy chữ Pháp cho mình hồi 1907, nhờ cụ tiến cử mình cùng ông chủ Công ty Bạch Thái.

..."Quả nhiên, sau một tuần lễ, một ngày vào hạ tuần tháng tư tây, lúc ba giờ chiều, có người nhà ông chủ Bạch Thái đến nhà trọ mời tôi đến phòng giấy ông. Tôi đến với y phục và dáng điệu nhà nho đặc. Tuy vậy ông tiếp tôi một cách vui vẻ lắm, như đã có quen biết nhau từ trước rồi.

Ông Bưởi hỏi tôi trước làm Nam phong một tháng bao nhiêu. Tôi nói thật với ông rằng tôi chỉ ăn có hai chục, nhưng chuyện ấy cách nay đã ba năm rồi, vả lại tôi thôi ở đó cũng đã lâu rồi nữa, để cho ông thấy cái giá cũng không nên vịn. Rồi ông hỏi tôi bây giờ phải trả bao nhiêu. Tôi đòi năm chục. Ông mặc cả từ bốn chục cho đến bốn năm đồng, về sau cũng đành chịu năm chục, nhưng phải mỗi tháng để lại mười phần trăm làm như tiền "ký quỹ". Còn công việc tôi sẽ làm, theo ông nói, thì chỉ có viết thơ giao thiệp với các hàng hiệu hoặc Hoa kiều hoặc An Nam.

Ngày mồng một tháng năm tây năm 1920, tôi bắt đầu vào làm".

Mươi hôm đầu, Phan Khôi thấy như chẳng có việc gì làm. Mỗi ngày chỉ viết một vài cái thư, thường là trả lời những người xin việc, cái thì hứa hẹn, cái thì từ chối. Nhưng nửa tháng, rồi một tháng, dần dần công việc mới thật là công việc.

Theo quy chế đã yết bảng thì nhân viên mỗi ngày làm 10 giờ: sáng từ 7 đến 12 giờ, chiều từ 13 đến 19 giờ, Chủ nhật được nghỉ nửa ngày. Nhưng riêng Phan Khôi lại khác: sáng từ 8 đến 13 giờ, chiều từ 15 đến 20 giờ.

"Cứ mỗi sáng, từ 8 đến 12 giờ, tôi phải làm những việc hôm qua còn lưu lại. Còn ông chủ, 9 giờ ông mới đến. Đến thì ông sai cắt công việc, đọc thơ tiếp khách cho đến 12 giờ. Lúc nầy ai nấy đã về cả, ông mới gọi tôi đến ngồi trước mặt ông. Đưa ra một mớ thơ mà ông đã đọc, rồi mỗi cái, ông bảo phải trả lời làm sao; tôi, mắt thì nhìn, tai thì nghe, tay thì ghi giấy. Có ngày thơ nhiều quá, một giờ rồi mà chưa xong thì cũng phải ngồi ráng ít nữa.

Chiều đến phải viết những thơ ấy. Cái nào quan hệ (quan trọng) mới giao cho người khác đánh máy. Rồi 4 giờ ông chủ lại. Làm việc của ông đến 7 giờ, ông lại gọi tôi vào làm việc như buổi mai. Vì mỗi ngày hai giờ ngồi cùng ông mà tôi phải ở trễ. Trong tám tháng ở nhà trọ, bữa nào tôi cũng ăn sau, ăn một mình và ăn cơm nguội".

Tự thấy không chịu nổi áp lực về thời gian, chỉ sau tám tháng, Phan Khôi phải xin thôi việc. Tuy vậy, khi đang làm việc, tự ông thấy rất vui thích, như đang học trong một nhà trường lớn.

Một trong những điều Phan Khôi quan sát chăm chú, ấy là cách hành xử của ông chủ Bạch Thái Bưởi. Ông thấy nhà doanh nghiệp này có những thủ đoạn riêng để giữ chân những nhân viên giỏi. Một người họ Đoàn tên Dư chỉ muốn kiếm đủ số tiền cần thiết rồi bỏ công ty ra ngoài làm ăn riêng; ông Bưởi biết ý, dùng kế buộc ông Đoàn ở lại.

"Một hôm ông Bưởi sắp đi đâu đó, xe hơi đã dàn sẵn, kêu ông Dư ra, bảo đưa cho mình một ngàn bạc. Dư đưa và xin biên lai. Ông Bưởi quạu quọ: "Ông không thấy tôi bận thiếu điều xẻ lỗ mũi mà thở sao? Ông cứ ghi đó cũng được chứ". Rồi đi thẳng.

Hôm sau về, Dư lại hỏi biên lai. Ông Bưởi cười xề xề: "Biên lai gì? Biên lai gì?". Họ Đoàn ta hơi lấy làm chột dạ, nhưng cũng không nghĩ đến đó là cái tròng sắp tra vào cổ mình.

Đến cuối tháng, ông chủ bảo để sổ trong tháng lại cho ông coi thử. Thì một ngàn đồng bạc ấy, ông không nhìn (= không thừa nhận). Thế rồi, một đằng ông Dư viết giấy nợ công ty một ngàn đồng, một đằng công ty tăng lương ông ấy mỗi tháng hai chục nữa, và tháng tháng trừ hai chục cho đến hết.

Chuyện đó xảy ra trước tôi đến một năm. Ông Dư kể cho tôi nghe và nói rằng: Tôi ở lại đây đã hơn một năm rồi, ông chủ đã hứa rồi đây ông sẽ hủy cái giấy nợ ấy cho tôi".

Là nhà nho, Phan Khôi rất dị ứng với thói đánh đập nhân viên của ông chủ. Có lần lên tiếng can ngăn thì ông Bưởi bảo: không đánh sẽ không chạy việc. Rồi ông lý luận rằng: "Người An Nam, nhất là bọn hạ lưu, xưa nay họ quen chịu roi vọt mới làm phải chớ không làm phải vì biết tự trọng. Vậy bây giờ chỉ có theo thói quen ấy mà cai trị thì mới dễ, còn muốn đãi họ lấy nhân đạo thì phải đợi đến khi nào giáo dục lan khắp và đầy đủ, họ biết tự trọng hàng ngày. Tôi là nhà buôn, tôi chỉ làm làm sao cho công việc chạy, chứ nói đến nhân đạo thì hỏng cả"!

Phan Khôi nói tính mình không chịu nhục được và xin ông chủ đừng cư xử với mình như thế kẻo sẽ sinh chuyện. Ông Bưởi cười ha hả giữ lời dặn ấy, và quả nhiên ông không bao giờ nặng lời với viên thư ký suốt thời gian ở hãng.

Ông Bưởi khuyên Phan Khôi mặc Âu phục vì tiện ích cho bản thân và cho công ty; Phan Khôi từ chối, nói không đủ tiền; sang mùa lạnh, ông Bưởi lại giục và hứa cho vay trước vài trăm để may sắm. Nhưng Phan Khôi không nhận, "vì biết ngửa tay lấy tiền của ông là phải làm mọi cho ông suốt đời".

Cũng thời gian ấy, viên tri phủ ở quê Phan Khôi gây chuyện, thưa bẩm quan trên đòi đưa Phan Khôi về, không cho ở Hải Phòng, lất cớ ông là tù mãn hạn bị quản thúc. Được tin ấy, Phan Khôi tự lo làm đơn gửi về đối phó chứ không cho ông Bưởi hay. Sau ông biết, bảo Phan Khôi lấy thầy kiện "bao tháng" của hãng mà kiện lại viên tri phủ, nhưng Phan cũng gạt đi, nói rằng: "Việc là việc riêng của tôi, tôi không muốn ông can thiệp vào".

Trong câu chuyện giữa hai người với nhau, ông Bưởi từng khen Phan Khôi: "Sao một nhà nho lại có cái óc tây lạ!". Phan Khôi biết, ông càng khen mình chừng nào thì mình càng nhai lưng ra làm cho ông ấy chừng nấy, nhưng được có người thưởng thức cho, lại chẳng hơn là không?

Trước ngày định thôi việc một tháng, Phan Khôi gửi đơn xin thôi việc cho ông Bưởi bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.

"Rồi buổi chiều ngày 31 tháng 12 năm 1920, tôi sang bàn giấy ông từ giã; ông kêu người thủ quỹ lấy đưa cho tôi 35 đồng theo với tiền lương tháng ấy mà nói rằng: Ông có ra, nhớ bảo cho người khác biết Công ty Bạch Thái sòng phẳng lắm, không hề quỵt tiền ký quỹ của ai đâu!".

Năm sau, 1921, gặp lại Phan Khôi đang viết cho Thực nghiệp dân báo ở Hà Nội, ông Bưởi "nằn nì tôi trở về với công ty nhưng tôi hẹn rồi lơ luôn"! Vì tự Phan Khôi thấy mình không thể quay lại với nghề thư ký hãng buôn.

Phan Khôi kể rằng, khi ông từ Hải Phòng viết thư về nhà nói ý định ở lại làm việc, thì cha ông liền bảo với con dâu (tức là vợ Phan Khôi): "Làm gì thì làm chớ chi lại đến nỗi đi làm công cho Bạch Thái Bưởi là một thằng cha trọc phú"!

Năm ấy, vị hưu quan chưa đến lục tuần mà vẫn khinh thị giới doanh gia như thế. Thời ấy đã bắt đầu phổ biến chữ Quốc ngữ, ông già vẫn viết thư cho con bằng chữ Hán, và không quên hỏi con ghi "chức danh" bằng chữ Hán ra sao ngoài bì thư? Người con trai bèn viết về xin đề rằng: "Phan Khôi tiên sinh, Bạch Thái công ty thư ký viên". Ý ông muốn nhờ những chữ "tiên sinh", "viên" để tăng giá trị lên đôi chút cho cha mình bớt tủi vì con! Có ngờ đâu, trong mắt người từng đỗ phó bảng và làm tới tri phủ thì mấy chữ kia nào có chút ý nghĩa gì?!

Trên đây là nội dung một đoạn tự truyện của Phan Khôi, đăng Dân báo ở Sài Gòn số Tết 1940. Nhân đây xin cảm ơn bạn N.K.H, người tìm được ở Paris tài liệu này và cung cấp cho tôi.

(Theo TBKTSG Xuân)

Ảo diệu Sài Gòn xuân qua ống kính panorama 360 độ

VTC News - Hơi thở cuộc sống
02/02/2011 00:03

(VTC News) - Tiếp theo những bất ngờ thú vị từ tấm ảnh panorama "tỉ pixel" toàn cảnh Hà Nội của Dương Vi Khoa và cộng sự, các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi lại tiếp tục khiến cư dân mạng ngỡ ngàng khi "truyền lửa" tình yêu đất nước qua những khuôn hình tinh tế lung linh.

Tin liên quan

» Ngỡ ngàng bức ảnh Mỹ Đình đêm 10/10 rộng 1,9 tỉ pixel

Vào những ngày cả nước nao nức chờ đón giờ khắc giao thừa, BBT VTC News đã nhận được món quà đặc biệt của độc giả Nguyễn Thế Dương, một tay máy trẻ đầy đam mê, đồng thời là một gương mặt quen thuộc trên nhiều diễn đàn nhiếp ảnh và công nghệ.

Trong thư gửi tòa soạn, tác giả chia sẻ:

"Kính gửi Quý Đài,

Tôi vừa hoàn thành chùm ảnh và video "360 độ panorama SÀI GÒN đón Tết Tân Mão 2011". Đây lại là 1 hạng mục khác nằm trong dự án "I-LOVE-SAIGON" của tôi, nhằm quảng bá một Sài Gòn đang phát triển rất nhanh và càng ngày càng đẹp hơn, làm cho mọi người thấy yêu Sài Gòn hơn để cùng nhau giữ gìn thành phố xanh - sạch - đẹp và cố gắng học tập, làm việc để xây dựng thành phố ngày càng hiện đại và tươi đẹp hơn thế nữa."


Tác giả cho biết, chùm ảnh được thực hiện với kĩ thuật 360 độ panorama, một kĩ thuật còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Với góc nhìn 360 độ theo phương ngang, cảnh vật và con người được thể hiện bao quát và sống động nhất.

Tác giả cũng tặng thêm một video clip trên được thực hiện bằng kỹ thuật Time Lapse chụp từ nhà cao tầng và trong khuôn viên đường hoa Nguyễn Huệ với tốc độ chậm (1,6 giây cho mỗi ảnh) để tạo hiệu ứng motion blur tự nhiên.



Mời bạn đọc cùng thưởng thức món quà xuân đầy ý nghĩa và chia sẻ cùng tác giả tình yêu Sài Gòn gửi gắm trong mỗi khung hình.




Photo: Nguyễn Thế Dương

Mỹ yêu cầu Pakistan trả tự do một nhà ngoại giao

VOVNEWS.VN

Cập nhật lúc : 5:20 AM, 30/01/2011

Cảnh sát Pakistan đã bắt giữ nhà ngoại giao Mỹ và cáo buộc ông này phạm tội giết người

Mỹ ngày 29/1 đã yêu cầu Pakistan trả tự do ngay lập tức cho ông Raymond Davis, một nhà ngoại giao Mỹ bị giới chức nước này bắt giữ bất hợp pháp tại thành phố Lahore, phía Đông Pakistan, với cáo buộc giết người.

Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad ra tuyên bố cho biết khi bị bắt giữ, ông Davis đã khai với cảnh sát là một nhà ngoại giao và nhiều lần đề nghị được miễn truy tố theo Công ước Vienna về các quan hệ ngoại giao.

Tuyên bố trên cũng cho biết cảnh sát và các quan chức địa phương đã không tuân thủ quy định thẩm tra thân phận của ông Davis thông qua Tổng lãnh sự Mỹ ở Lahore cũng như Đại sứ quán Mỹ ở Islamabad. Người này có hộ chiếu ngoại giao và thị thực vào Pakistan có hiệu lực tới tháng 6/2012, vì thế, Washington coi vụ bắt giữ này là không hợp pháp.

Trước đó, theo cảnh sát Pakistan, ngày 28/1, khi nhà ngoại giao Mỹ này đang dừng tại một đèn giao thông ở Laho thì bị hai người đàn ông đi xe gắn máy tấn công. Ông Davis đã rút súng bắn trả và báo động cho một đội an ninh Mỹ ở phía sau. Hai kẻ tấn công sau đó đã chết trong bệnh viện. Nhà chức trách cho biết một người Pakistan thứ ba đã thiệt mạng trong vụ việc này khi bị xe của lãnh sự quán Mỹ đâm phải khi đến hiện trường ứng cứu./.

TTXVN

Nga lại thất lạc vệ tinh quân sự quan trọng

LAODONG:

Thứ Tư, 2.2.2011 | 10:28 (GMT + 7)

(LĐO) - Vệ tinh quân sự đo đạc mục đích kép của Nga đã bị thất lạc sau khi bay không thành công vào quỹ đạo cách trái đất 1.000 km hôm qua (1.2).

Nga phóng thành công vệ tinh khí tượng vào quỹ đạo

Nga đã mất liên lạc với vệ tinh GEO-IK-2 ngay sau khi phóng đi.
Nga đã mất liên lạc với vệ tinh GEO-IK-2 ngay sau khi phóng đi.

Vệ tinh GEO-IK-2 của Nga được thiết kế để chụp hình trái đất bằng công nghệ 3D và giúp quân đội Nga xác định vị trí chính xác các mục tiêu quan trọng. GEO-IK-2 được phóng đi bằng tên lửa đẩy rocket tại trung tâm vũ trụ Plesetsk ở miền bắc nước Nga hôm qua (1.2). Tuy nhiên, vệ tinh GEO-IK-2 này bị thất lạc thay vì đi vào đúng quỹ đạo như dự kiến.

Trạm kiểm soát mặt đất của Nga đã mất liên lạc với con tàu vũ trụ đưa vệ tinh vào quỹ đạo này ngay sau khi nó được phóng đi.

Bộ Quốc phòng Nga đã thành lập một ủy ban điều tra cùng với Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos để tìm kiếm nguyên nhân dẫn tới sự cố trên và cố gắng khắc phục đưa vệ tinh này trở lại quỹ đạo.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin từ ngành vũ trụ Nga, nhiều khả năng, vệ tinh này đã bị mất phương hướng và một số chức năng không hoạt động sau khi được phóng đi.

Sự cố trên xảy ra chỉ 2 tháng sau khi Nga bị mất 2 vệ tinh Glonass hồi tháng đầu tháng 12.2010. Ngà 5.12, tên lửa Proton-M mang theo 2 vệ tinh định vị Glonass đã bất ngờ đổi quỹ đạo và lao xuống Thái Bình Dương.

Vũ Gia Huy (Theo Ria Novosti)

Thêm một tòa án Mỹ nói luật cải cách y tế vi hiến

Vietnam+ (VietnamPlus)
01/02/2011 | 19:53:00


Ngày 31/1, tòa án liên bang Mỹ tại bang Florida tuyên bố luật cải cách y tế mà Tổng thống Barack Obama ký ban hành ngày 23/3/2010 là vi hiến.

Trong văn bản của tòa án, Thẩm phán Roger Vinson viết: "Luật cải cách y tế đã vi phạm quyền của người dân Mỹ khi ép buộc họ phải mua bảo hiểm y tế muộn nhất vào năm 2014."

Cuối năm ngoái, tòa án liên bang Mỹ tại bang Virginia cũng tuyên bố phần lớn các điều khoản của luật trên là vi hiến. Lần này, thẩm phán của tòa án bang Florida tuyên bố mạnh hơn rằng toàn bộ luật sẽ vi hiến nếu vẫn còn điều khoản yêu cầu mọi người dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế.

Theo luật cải cách y tế của Mỹ, chính quyền sẽ phải chi 938 tỷ USD trong vòng 10 năm tới cho chương trình này. Luật yêu cầu mọi người dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế hoặc sẽ bị phạt khoảng 700 USD/năm.

Theo tính toán của chính quyền Tổng thống Obama, luật cải cách y tế cho phép bảo hiểm cho khoảng 32 triệu người hiện không được bảo hiểm và gặp trở ngại về thủ tục bảo hiểm, nâng tổng số dân Mỹ được bảo hiểm lên 95% và giảm thâm hụt ngân sách liên bang 138 tỷ USD trong 10 năm tới và 1.200 tỷ USD trong 10 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, luật này đã gặp nhiều trở ngại và một trong những trở ngại chính là người dân đóng thuế và sự phản đối của những người thuộc đảng Cộng hoà, hiện chiếm đa số tại Hạ viện Mỹ.

Chủ tịch Hạ viện, ông John Boehner thuộc đảng Cộng hòa khẳng định quyết định của tòa án bang Florida cũng chính là quan điểm của hầu hết các bang ở Mỹ phản đối việc ép buộc người dân mua bảo hiểm y tế.

Trong khi đó, trong một tuyên bố ra cùng ngày 31/1, người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ, bà Tracy Schmaler kiên quyết bác bỏ quyết định của tòa án bang Florida. Bà cho rằng Quốc hội Mỹ đã hành xử đúng quyền hạn trong việc bỏ phiếu thông qua luật cải cách y tế.

Florida cùng với 25 bang khác ở Mỹ đã chính thức đệ đơn kiện luật cải cách y tế của chính quyền Tổng thống Obama, cho rằng luật này vi hiến./.

(TTXVN/Vietnam+)

Người già nhất thế giới qua đời sau 3 tháng “tại vị”

Chuyện lạ - Dân trí:
Thứ Tư, 02/02/2011 - 08:50

(Dân trí) - Người sống thọ nhất thế giới, cụ Eunice Sanborn, đã qua đời tại bang Texas, Mỹ ở tuổi 115.

Cụ bà Eunice Sanborn.

Các nguồn tin cho hay cụ bà Eunice Sanborn mất lúc 6 giờ sáng ngày 31/1 giờ địa phương.

Cụ Sanborn mới giữ danh hiệu người già nhất thế giới được gần 3 tháng, sau cái chết của cụ bà người Pháp Eugenie Blanchard hôm 4/11/2010.

Cụ Sanborn tin rằng cụ thọ lâu và có sức khỏe tốt như vậy là nhờ đức tin và Chúa Giê-su và sự cứu rỗi linh hồn.

Mặc dù một tổ chức chuyên theo dõi và xác nhận những người sống siêu thọ ghi nhận cụ Sanborn thọ 114 tuổi nhưng gia đình cho hay trên thực tế cụ thọ 115 tuổi vì Cục thống kê Mỹ đã ghi nhầm năm sinh của cụ là 1896 thay vì 1895.

Cụ Sanborn đã mừng sinh nhật tuổi 115 hồi tháng 7 năm ngoái.

Chào đời tại Lake Charles, bang Louisiana, cụ Sanborn đã chuyển tới bang Texas sau cái chết của người chồng Joseph Orchin.

Khi còn sống, cụ Sanborn luôn bận rộn với các hoạt động cộng đồng. Cụ cũng là thành viên năng động của nhà thờ xứ Jacksonville và từng tham gia đội hợp xướng trong nhà thờ suốt nhiều năm.

Sau khi cụ Sanborn qua đời, người giữ kỷ lục sống thọ hiện nay thuộc về cụ bà Besse Cooper ở bang Georgia, Mỹ. Cụ Cooper sinh ngày 26/8/1896.

Ninh Nhi
Theo AFP

Campuchia tuyên án hai công dân Thái 6-8 năm tù

Vietnam+ (VietnamPlus)
02/02/2011 | 08:53:00


Tòa án thành phố Phnom Penh ngày 1/2 đã tuyên phạt thủ lĩnh Mạng lưới những người yêu nước Thái Lan (TPN) Veera Somkwamkid tám năm tù giam và phải nộp phạt 1,8 triệu riel (450 USD).

Thư ký của Veera Somkwamkid là Ratree Paiputana Paiboon bị kết án sáu năm tù giam cùng khoản tiền phạt 1,2 triệu riel (300 USD) vì tội xâm nhập trái phép lãnh thổ Campuchia.

Sau sáu giờ nghị án, Chánh án Tòa án thành phố Phnom Penh Suos Sam Ath tuyên bố rằng tòa có đủ chứng cứ để kết tội hai công dân Thái Lan nêu trên về hành động xâm phạm trái phép lãnh thổ Campuchia, xâm nhập bất hợp pháp căn cứ quân sự và tìm cách thu thập thông tin gây phương hại an ninh quốc gia của Campuchia.

Tuy nhiên, cả Veera Somkwamkid và Ratri Paiputana Paibun nói xét xử của tòa án nêu trên không công bằng và sẽ tìm cách kháng cáo.

Hai công dân này nằm trong nhóm bảy người Thái bị bắt tại Campuchia ngày 29/12/2010 khi đang thị sát một khu vực lãnh thổ tranh chấp tại biên giới hai nước.

Năm công dân Thái Lan khác, trong đó có một nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ cầm quyền tại Thái Lan, ngày 21/1 vừa qua cũng bị tuyên án, song được hưởng án treo và đã trở về Thái Lan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Lưu ý các khuyến cáo về tác dụng phụ của thuốc

Thanh Nien Online
01/02/2011 9:57

(TNO) Liên quan đến 59 thuốc trong danh sách do cơ quan quản lý dược phẩm Pháp đưa ra, yêu cầu theo dõi vì lo ngại tác dụng phụ, ngày 31.1, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược VN cho biết, sau khi kiểm tra thấy trong danh sách này có 9 thuốc, vắc-xin hiện đang được phép lưu hành tại VN.

Đó là: Aclasta, 5 mg/100ml dung dịch truyền, số đăng ký VN-9323-09 (Novatis Pharma); Exjade viên nén 125-500 mg, số đăng ký VN1-221-09, VN1-216-09, VN1-215-09 (Novatis Pharm); Procoralan viên nén bao phim 5-7,5 mg, các số đăng ký VN1-063-06, VN1-062-06, VN4520-07, VN-4521-07 (Servier); Symbicort Turbuhaler, thuốc bột để hít, số đăng ký VN- 1104-06, VN-1583-06, (AstraZeneca AB); Tracleer, viên nén bao phim 62,5 mg-125 mg, số đăng ký VN-6377-08, VN-6378-08 (Patheon Inc); Xarelto, viên nén, số đăng ký VN1-301-10, (Bayer); Pradaxa, số đăng ký VN1-347-10, VN1-348-10, VN1-349-10, VN1- 350-10 (Boehringer); vắc xin Gadasil tái tổ hợp, phòng virus HPV ở người type 6,11,16,18, số đăng ký QLVX-H0308-10 (Merck&co); vắc-xin Cervarix phòng virus HPV type 16,18, số đăng ký QLVX-H0342-10 (GSK).

Theo ông Cường, việc đưa ra khuyến cáo về các tác dụng không mong muốn các thuốc trên là vấn đề chuyên môn, nhằm cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến sử dụng thuốc, đặc biệt đối với các thuốc mới sử dụng trong vòng 5 năm. Việc này nhằm đảm bảo được an toàn, hiệu quả cho người sử dụng. Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi các sở y tế có khuyến cáo đầy đủ cho người dân về các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc; khuyến cáo các bác sĩ cần cân nhắc kỹ việc kê đơn, chỉ định sử dụng cho người bệnh, đặc biệt cần chú trọng các chỉ định và chống chỉ định của thuốc.

Đối với vắc-xin phòng bệnh, người tiêm cần được kiểm tra sức khoẻ trước khi tiêm và theo dõi các phản ứng sau tiêm đúng quy trình chuyên môn. Người sử dụng thuốc cần biết thuốc chuyên khoa, vắc-xin đều có chỉ định và chống chỉ định cũng như các lưu ý về tươg tác có hại của thuốc. Bởi vậy việc điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của thầy thuốc và tái khám theo yêu cầu. Ngay cả thuốc không kê đơn cũng có thể gây nên các phản ứng không mong muốn.

Hiện tại, hệ thống thông tin, cảnh báo tác dụng không mong muốn của thuốc của Bộ Y tế vẫn liên tục cập nhật các báo cáo liên quan đến sử dụng thuốc, nhưng hiện chưa ghi nhận các phản ứng phụ ngoài kiểm soát đối với các thuốc, vắc-xin nói trên.

Liên Châu


Thứ Hai, 31/01/2011 - 12:16
(Dân trí) - Cục Quản lý Dược VN, Bộ Y tế, vừa có văn bản về danh mục 59 loại thuốc cần quản lý đặc biệt của cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp do lo ngại có tác dụng phụ và hiện các loại thuốc này đều đã có mặt tại Việt Nam.

Theo Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại, thuốc nằm trong danh mục cần quản lý nguy cơ là thuốc gây nguy hại cho bệnh nhân, có phản ứng có hại nghiêm trọng cần rút số đăng ký hay cần cảnh báo cộng đồng.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, Cục Quản lý Dược yêu cầu các Sở Y tế phổ biến thông tin này tới các cơ sở điều trị để lưu ý trong quá trình kê đơn, đồng thời khuyến cáo bệnh nhân tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Sau đây là thông tin về 59 loại thuốc thuộc danh mục thuốc cần kiểm soát đặc biệt của Cơ quan quản lý dược Pháp. Trong số này có 9 hoạt chất được cấp số đăng ký lưu hành tại VN.

Abstral (hoạt chất Fentanyl citrat): Gây tác dụng không mong muốn là nguy cơ suy hô hấp, hạ huyết áp và trạng thái sốc.

Aclasta (hoạt chất Acid zoledronic, dịch truyền 5mg/100ml) – NSX Novartis Pharma Stein AG): Phản ứng giả cúm xuất hiện khi truyền tĩnh mạch thuốc

Acomplia (hoạt chất Rimonabant): Nguy cơ rối loạn tâm thần (triệu chứng trầm cảm, lo âu, kích thích, cảm giác chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.

Alli (hoạt chất Orlistat 60mg): Không nên sử dụng orlistat cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đang được điều trị bằng ciclosporin, warfarin và các thuốc chống đông đường uống khác.

Cần có ý kiên bác sĩ trước khi điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, đang điều trị bằng amiodaron hoặc levothyroxin hoặc thuốc chống động kinh, bệnh nhân suy thận

Có thê làm thất bại các liệu pháp tránh thai đường uống, cần cân nhắc lựa chọn biện pháp tránh thai khác để đảm bảo hiệu quả.

Làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu nên cần bổ sung các vitamin này trong thời gian điều trị

Antasol (hoạt chất Hỗn hợp oxi và nitơ oxit theo tỷ lệ tương đương về số mol): Nguy cơ gây liệt, tác dụng an thần sâu, thay đổi đáp ứng các cơ quan cảm thụ, cử động nghịch thường thường xuất hiện trên bệnh nhân tăng thông khí, cảm giác chóng mặt, nôn và buồn nôn, ảo giác, mộng mị.

Arcoxia (hoạt chất Etoricoxib 30mg&60mg): Nguy cơ biến chứng tăng các biến chứng tim, mạch máu não, mạch máu ngoại vi liên quan đến huyết khối; nguy cơ phù và tăng huyêt áp liên quan đến thận; nguy cơ viêm loét và xuất huyết tiêu hóa; nguy cơ thay đổi chức năng thận; phản ứng ngoài da và phản ứng phản vệ; chống chỉ định ở phụ nữ có thai trong suốt thai kỳ.

Byetta (hoạt chất Exenatid): Tác dụng không muốn trên tiêu hóa (nôn, buồn nôn, tiêu chảy); nguy cơ hạ đường huyết; giảm ngon miệng; viêm tụy cấp; suy thận cấp trên bệnh nhân đã có thay đổi chức năng thận.

Celsentri (hoạt chất Maraviroc): Nguy cơ gây tổn thương gan, thay đổi hệ thống miễn dịch với khả năng xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn, tổ chức ác tính và các bệnh tự miễn; nguy cơ sử dụng ngoài chỉ định phê duyệt cho trẻ em và trẻ vị thành niên; nguy cơ thay đổi khả năng tập trung; nguy cơ bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ; nguy cơ rối loạn cơ như tiêu cơ vân hoặc viêm cơ; nguy cơ gây tương tác với các thuốc khác qua trung gian CYP450; nguy cơ sử dụng cho phụ nữ cho con bú.

Cervarix (hoạt chất Vaccin HPV ở người [Types 16, 18]) – NSX GlaxoSmithKline (Bỉ): Tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng sàng bao gồm: đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, phản ứng tại vị trí tiêm; dữ liệu hiện có không đủ để khuyến cáo sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.

Champix (hoạt chất Vareniclin tartrat): Tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng bao gồm: buồn nôn, đau đầu, ác mộng, mất ngủ. Các nguy cơ xuất hiện sau khi thuốc lưu hành trên thị trường: nhồi máu cơ tim và có ý định tự tử.

Các đối tượng: người già > 75 tuổi, trẻ em <>

Chlorhydrate de buprenorphine (hoạt chất Buprenorphin clorohydrat)

Các tác dụng không mong muốn tương tự morphin: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, yếu mệt, táo bón, nôn. Các tác dụng không mong muốn cũng được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm: hạ huyết áp tư thế, nôn và ngủ gà. Không sử dụng chung cùng ruợu. Tổn thương gan kiểu hoạt tử tế bào gan; suy hô hấp đe dọa tính mạng, triệu chứng cai thuốc cũng đã được ghi nhận.

Cimzia (hoạt chất Certolizumab pegol)

Nguy cơ nhiễm khuẩn bao gồm cả lao và các nhiễm trùng cơ hội xâm lấn khác; phản ứng phản vệ.

Nguy cơ liên quan đến ức chế TNF: xuất hiện tổ chức ác tính; dị sản tủy xương, hoạt hóa viêm gan B tiềm ẩn; nguy cơ chảy máu nặng đặc biệt là chảy máu tử cung.

Cymbalta 30mg& 60mg (hoạt chất Duloxetin): Nguy cơ rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, khô miệng, táo bón), mất ngủ, cảm giác chóng mặt, ngủ gà, tăng tiêt mồ hôi, giảm cảm giác ngon miệng. Nguy cơ tổn thương gan kiểu hoại tử tế bào, nguy cơ hội chứng Stenvens - Johnson cũng đã được ghi nhận trogn quá trình lưu hành thuốc.

Effentora (hoạt chất Fentanyl citrat)

Nguy cơ ức chế hô hấp, ức chế tuần hoàn, hạ huyết áp và trạng thái sốc.

Cần thận trọng tiến hành dò liều cho các bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn mắc kèm, các bệnh nhân đang có suy hô hấp, các bệnh nhân tăng huyết áp, tăng áp lực nội sọ và hôn mê), nguy cơ sử dụng thuốc ngoài chỉ định được phê duyệt (trẻ em <>

Efient (hoạt chất Prasugrel hydrochlorid): Nguy cơ chảy máu, thiếu máu

Ellaone (hoạt chất Ulipristal acetat): Các tác dụng không mong muốn chính được ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng: đau đầu, buồn nôn, đau vùng thượng vị. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ đang có thai. Nguy cơ tăng huyết áp, tổn thương gan; rối loạn kinh nguyệt; hội chứng buồng trứng đa nang

Entonox (hoạt chất Hỗn hợp oxi và nitơ oxit theo tỷ lệ tương đương về số mol): Nguy cơ gây liệt, tác dụng an thần sâu, thay đổi đáp ứng các cơ quan cảm thụ, cử động nghịch thường thường xuất hiện trên bệnh nhân tăng thông khí, cảm giác chóng mặt, nôn và buồn nôn, ảo giác, mộng mị.

Exjade (hoạt chất Deferasirox - Viên nén125-250-500mg): Các tác dụng không mong muốn chính được ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng: tăng creatinin, tăng transaminase, rối loạn đường mật

Firmagon (hoạt chất Degarelix): Các tác dụng không mong muốn dự đoán được liên quan đến tác dụng ức chế bài tiết testosteron bao gồm cảm giác nóng bừng, tăng cân. Phản ứng tại vị trí tiêm khi tiêm dưới da.

Nguy cơ kéo dài đoạn QT trên điện tâm đồ. Nguy cơ giảm độ khoáng của xương do ức chế kéo dài sự bài tiết testosteron; nguy cơ tăng enzym gan có thể dẫn đến suy gan cần được theo dõi.

Vildagliptin: Tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng:

- phác đồ đơn trị liệu: cảm giác chóng mặt, đau đầu, phù ngoại biên, táo bón, viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên.

- phối hợp với metformin: run, đau đầu, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn

- phối hợp với sulfamid hạ đường huyết: run, tăng cân, chóng mặt, yếu cơ, táo bón, viêm hầu họng

- phối hợp với glitazon: phù ngoại biên, đau đầu, yếu cơ

Nguy cơ chính: tổn thương gan, phù mạch, hạ đường huyết; tổn thương ngoài da (dạng bọng nước hoặc loét); rối loạn dẫn truyền trong tim, xuất huyết tiêu hóa; các rối loạn thần kinh; nhiễm khuẩn, tổn thương trên cơ.

Gardasil (Vắc-xinn tái tổ hợp tứ giá phòng vius HPV ở người [Types 6, 11, 16, 18]): Tác dụng không mong muốn được ghi nhân trong các thử nghiệm lâm sàng: phản ứng tại vị trí tiêm; phản ứng sốt thoảng qua.Dữ liệu tiền lâm sàng và lâm snagf hiện tại chưa đủ tạo cơ sở cho việc khuyến cáo sử sụng thuốc ở phụ nữ có thai.

Ilaris (hoạt chất Canakinumab): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: nhiễm khuẩn tiêu hóa trên; viêm hầu họng; phản ứng nhẹ tại vị trí tiêm; giảm bạch cầu trung tính; chóng mặt, tăng cholesterol máu, tăng enzyme gan và bilirubin.

Các tác dụng không mong muốn khác cần được theo dõi với các thuốc thuộc họ dược lý này: phản ứng tự miễn; đặc tính sinh miễn dịch dị ứng; sự phát triển các tổ chức ác tính

Increlex (hoạt chất Mecasermin): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm: hạ đường huyết, phì đại tại vị trí tiêm, phì đai tuyến amidan.

Nguy cơ tăng áp lực nội sọ; phát triển các khối u lành tính và ác tính; bất thường trên điện tâm đồ cũng cần được theo dõi.

Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú do không có đầy đủ thông tin lâm sàng.

Instanyl (hoạt chất Fentanyl citrat): Nguy cơ ức chế hô hấp, ức chế tuần hoàn, hạ huyết áp và trạng thái sốc. Cần thận trọng tiến hành dò liều cho các bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn mắc kèm, các bệnh nhân đang có suy hô hấp, các bệnh nhân tăng huyết áp, tăng áp lực nội sọ và hôn mê), nguy cơ sử dụng thuốc ngoài chỉ định được phê duyệt (trẻ em <>

Intelence (hoạt chất Etravirin)

Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm: ban da, tiêu chảy, buồn nôn. Phản ứng ngoài da nặng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng hồng ban đa dạng cũng đã được ghi nhận với tỷ lệ hiếm gặp. Các nguy cơ khác cần theo dõi: độc tính trên gan, viêm tụy, tăng lipid máu, biến cố mạch vành; phát triển kháng thuốc.

Intrinsa (hoạt chất Testosteron): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: phản ứng tại chỗ tại nơi dùng thuốc; các tác dụng androgen phụ thuộc liều (trứng cá, rụng tóc, rậm lông, tăng cân). Cần theo dõi nguy cơ xuất hiện ung thư vú và các biến cố tim mạch. Theo dõi để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc không cần kê đơn.

Isentress (hoạt chất Raltegravir): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, sốt.

Cần theo dõi các nguy cơ: phản ứng viêm liên quan đến nhiễm trùng cơ hội không có triệu chứng hay còn được gọi là phản ứng phục hồi hệ miễn dịch; khả năng xuất hiện kháng thuốc, đặc biệt là kháng chéo với các thuốc ức chế integrase; giảm nồng độ raltegravir khi dung cùng các thuốc cảm ứng mạnh enzyme uridin diphosphate glucuronosyltransferase (UGT), đặc biệt là rifampicin.

Cần cân nhắc sự biến thiên lớn giữa các cá thể về dược động học có thể thay đổi tác dụng dược lực của thuốc.

Cần thêm thông tin về độ an toàn của thuốc ở đối tượng trẻ em <>

Januvia (hoạt chất Sitagliptin 100mg): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đua thượng vị); nhiễm khuẩn (hô hấp trên, viêm mũi hầu); rối loạn cơ-xương-khớp.

Từ khi thuốc được lưu hành trên thị trường, đã có các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng bao gồm: sốc phản vệ, hù mạch, tiêu thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson được báo cáo.

Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú do chưa có đủ dữ liệu trên người.

Kalinox (hoạt chất Hỗn hợp oxi và nitơ oxit theo tỷ lệ tương đương về số mol): Nguy cơ gây liệt, tác dụng an thần sâu, thay đổi đáp ứng các cơ quan cảm thụ, cử động nghịch thường thường xuất hiện trên bệnh nhân tăng thông khí, cảm giác chóng mặt, nôn và buồn nôn, ảo giác, mộng mị. Trong trường hợp cần sử dụng liều lặp lại, không nên dùng quá 15 ngày và cần bổ sung them vitamin B12.

Theo dõi các bệnh nhân đang sử dụng đồng thời thuốc ức chế thần kinh trung ương. Không nên vận hành máy móc và điều khiển phương tiện trước khi trạng thái nhận thức trở về bình thường.

Cân nhắc nguy cơ lạm dụng thuốc và phụ thuộc. Tuân thủ hướng dẫn bảo quản và sử dụng bình chứa thuốc này.

Kuvan (hoạt chất Sapropterin diclorohydrat): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: đau hầu họng; ngạt mũi, ho, tiêu chảy, nôn, đau vùng bụng, giảm phenylalanine máu; phản ứng dội ngược khi ngừng thuốc.

Thận trọng sử dụng cho bện nhân <> 65 tuổi; suy gan, thận, phụ nữ có thai. Không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Cân theo dõi các nguy cơ sau: rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, giảm phenylalanine máu, phản ứng dội ngược khi ngừng thuốc, tương tác với các thuốc can thieeoj vào con đường NO trong cơ thể (nguy cơ hạ huyết áp), các thuốc ức chế dihydrofolat reductase (nguy cơ tăng phenylalanine máu), levodopa (nguy cơ tăng kích thích).

Nguy cơ gây độc trên thận cũng đã được xác định trong nghiên cứu tiền lâm sàng trên chuột cống.

Lucentis (hoạt chất Ranibizumab 10mg/ml): Tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: liên quan đến mắt: viêm nội nhãn, bong võng mạc, chảy máu võng mạc, đục thủy tinh thể kiểu chấn thương xuất hiện khi tiêm nội nhãn; tăng nhãn áp. Nguy cơ xuất hiện phản ứng dị ứng nặng có thể có sau khi tiêm nội nhãn

Methadone (Methadon clorohydrat): Hội chứng cai thuốc, tăng tiết mồ hôi, táo bón, suy hô hấp, hạ huyết áp quá mức, ngừng hô hấp, sốc và ngừng tim.

Khi kết hợp với các thuốc giảm đau dẫn chất của morphin khác, các thuốc ngủ barbituric, benzodiazepin, thuốc giảm ho nguồn gốc thuốc phiện, nguy cơ suy hô hấp tăng lên và có thể gây tử vong.

Các nguy cơ khác như kéo dài đoạn QT trên điện tâm đồ và xoắn đỉnh cũng đã được mô tả. Thuốc qua nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ do vậy việc sử dụng thuốc ở đối tượng này cần dựa trên cân nhắc nguy cơ/lợi ích.

Nguy cơ lạm dụng, sử dụng viên để tiêm ở người nghiện ma túy, nguy cơ quá liều cũng cần được giám sát.

Multaq (hoạt chất Dronedaron): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: tiêu chảy, nôn, yếu cơ.

Nguy cơ chính cần theo dõi: tương tác với các thuốc ức chế và các thuốc cảm ứng mạnh CYP3A4, các thuôc ức chế P-gp, nước bưởi ép.

Nguy cơ tăng creatinin máu, kéo dài đoạn QT trên điện tâm đồ; sử dụng không hợp lý thuốc trên các bệnh nhân có huyết động không ổn

định bao gồm cả các bệnh nhân suy tim nặng (NYHA IV và NYHA II không ổn định). Các nguy cơ khi sử dụng amiodaron, một thuốc cùng nhóm với dronedaron như bệnh phổi kẽ, bệnh lý thần kinh, viêm dây thần kinh thị, nhạy cảm với ánh sang, bắt màu da, tổn thương gan cũng cần được theo dõi. Chống chỉ định sử dụng dronedaron cho các bệnh nhân suy gan nặng, suy thận nặng, không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú do chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn.

Mycamine (hoạt chất Micafungin): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: buồn nôn, tăng phosphatase kiềm, viêm tĩnh mạch đặc biệt trên các bệnh nhân HIV/AIDS, các bệnh nhân được cài đặt catheter ngoại biên; nôn; tăng enzyme gan. Các nguy cơ phản ứng dị ứng da, thay đổi chức năng gan, thay đổi chức năng thận cũng cần được theo dõi. Sự hình thành các vùng biến đổi trong gan, các khối u tế bào gan đã được quan sát trên chuột cống cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Nguy cơ tan máu nội mạch cấp tinh hoặc thiếu máu tan máu cũng cần được giám sát.

Nplate (hoạt chất Romiplostim): Tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: đau đầu, giảm tiểu cầu; tăng reticulin ở tủy xương do tăng lắng đọng chất này tại tủy xương; đặc tính sinh miễn dịch; nguy cơ phát triển các bệnh máu ác tính đã sẵn có; tiền hội chứng dị sản tủy xương. Các sai sót trong quá trình sử dụng liên quan đến liều dùng cũng cần được giám sát.

Onglyza (hoạt chất Saxagliptin): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: nhiễm khuẩn, nôn, đau đầu, hạ đường huyết (chỉ có khi phối hợp với các sulfamid hạ đường huyết), phù mạch ngoại biên (chỉ xuất hiện khi phối hợp với thiazolidinedione); phản ứng quá mẫn.

Các nguy cơ chính cần theo dõi: nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương dị ứng ngoài da; thay đổi kết quả các thông số xét nghiệm: giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu; hạ đường huyết; phù mạch ngoại vi.

Thận trọng và cân nhắc khi sử dụng thuốc cho trẻ em, trẻ vị thành niên, người già, phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh nhân suy tim NYHA III-IV, suy thận vừa và nặng, suy gan vừa và nặng.

Orencia (hoạt chất Abatacept): Tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: nhiễm khuẩn (chủ yếu là nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu) do vậy chống chỉ định cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm các nhiễm khuẩn cơ hội, thận trọng cho các bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng tái phát hoặc trên cơ địa đã có nhiễm trùng sẵn có; phản ứng liên quan đến tiêm truyền: chao đảo, đau đầu, tăng huyết áp; phản ứng dị ứng.

Không sử dụng abatacept cho phụ nữ có thai, cho con bú; không tiêm phòng vắc-xin trong vòng 3 tháng sau khi ngừng thuốc.

Oxynox (Hỗn hợp oxi và nitơ oxit theo tỷ lệ tương đương về số mol): Nguy cơ gây liệt, tác dụng an thần sâu, thay đổi đáp ứng các cơ quan cảm thụ, cử động nghịch thường thường xuất hiện trên bệnh nhân tăng thông khí, cảm giác chóng mặt, nôn và buồn nôn, ảo giác, mộng mị.

Trong trường hợp cần sử dụng liều lặp lại, không nên dùng quá 15 ngày và cần bổ sung them vitamin B12.

Theo dõi các bệnh nhân đang sử dụng đồng thời thuốc ức chế thần kinh trung ương. Không nên vận hành máy móc và điều khiển phương tiện trước khi trạng thái nhận thức trở về bình thường.

Cân nhắc nguy cơ lạm dụng thuốc và phụ thuộc.

Tuân thủ hướng dẫn bảo quản và sử dụng bình chứa thuốc này.

Pradaxa (Dabigatran etexilat mesylate): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: buồn nôn, nôn, táo bón, huyết khối tĩnh mạch sâu; mất ngủ, phù ngoại biên, tăng liền sẹo sau mổ.

Các nguy cơ xuất huyết tiêu hóa; tổn thương gan cũng cần được theo dõi.

Prevenar (Vắc-xin chống phế cầu polyosidique liên hợp): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: phản ứng tại vị trí tiêm, sốt, kích ứng; mất cảm giác ngon miệng và mất ngủ thoáng qua.

Các nguy cơ sinh miễn dịch và độ an toàn và tính dung nạp ở trẻ em với chế độ tiêm 4 liều cũng đang được giám sát và theo dõi.

Procoralan (Ivabradine HCL viên nén 7,5mg, Ivabradine HCL viên nén 5mg, Ivabradine viên nén 7,5mg, Ivabradine viên nén 5mg): Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng: đau đầu, tim mạch (chậm nhịp có thể kèm theo giảm huyết áp động mạch), cảm giác chóng mặt, mệt mỏi; rối loạn thị giác và nhìn, có quầng sáng tạm thời trong thị kính.

Các nguy cơ loạn nhịp như rung nhĩ, tổn thương võng mạc cũng cần được giám sát.

Độ an toàn của thuốc trên trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được đánh giá.

Relistor (hoạt chất Methylnatrexon bromid): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, cảm giác chóng mặt, phản ứng tại vị trí tiêm thuốc.

Giám sát các biểu hiện và triệu chứng của hạ huyết áp tư thế trogn trường hợp quá liều.

Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho bệnh nhân <>

Chống chỉ định dùng thuốc cho các bệnh nhân tắc ruột đã được khẳng định hoặc nghi ngờ hoặc sau phẫu thuật ổ bụng cấp cứu.

Cần hiệu chỉnh liều cho các bệnh nhân suy thận, không khuyến cáo dùng thuốc cho bệnh nhân phải lọc máu. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai. Việc sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú cần cân nhắc nguy cơ/lợi ích.

Revlimid (hoạt chất Lenalidomid): Do cấu trúc tương tự với thalidomide, chống chỉ định dùng lenalidomid cho phụ nữ có thai đồng thời cần làm tất cả các xét nghiệm cần thiết khẳng định không có thai trước khi khởi đầu điều trị, sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong quá trình điều trị.

Với nam giới, cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh tối đa khả năng thuốc có mặt trong tinh trùng có thể tiếp xúc với bạn tình.

Tác dụng không mong muốn: rối loạn huyết học (giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu), yếu cơ, rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy), co cơ; ban da trong đó nhồi máu tĩnh mạch và giảm bạch cầu trung tính là các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng đã được ghi nhận.

Cần hiệu chỉnh liều cho các bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính hoặc giảm tiểu cầu. Cần theo dõi nguy cơ xuất hiện các bệnh lý thần kinh ngoại vi và khả năng suy giáp trong quá trình điều trị.

Revolade (hoạt chất Eltrombopag): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: đau đầu, buồn nôn, tăng enzym gan, tiêu chảy, mệt mỏi. Các nguy cơ độc với gan cần được theo dõi chặt bằng các xét nghiệm thăm dò chức năng gan. Nguy cơ biến chứng của huyết khối (huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não) xảy ra với tần suất ít hơn, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có các yêu tố nguy cơ hình thành huyết khối.

Nguy cơ giảm tiểu cầu với hậu quả xuất huyết khi dừng thuốc cần được giám sát chặt chẽ. Nguy cơ tạo reticuline ở tủy xương, rối loạn huyết học; đục thủy tinh thể, xuất hiên tổ chức ác tính; độc tính trên ống thận cần được theo dõi.

Roactemra (hoạt chất Tocilizumab): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: nhiễm trùng hô hấp trên; viêm mũi họng, đau đầu, tăng huyết áp, tăng ALAT.

Các nguy cơ: tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoạt hóa các nhiễm trùng tiềm tàng; thủng tiêu hóa với biến chứng viêm phúc mạc, rò và áp xe; tăng transaminase gan; bất thường bilan lipid máu; giảm bạch cầu trung tính hoặc giảm tiểu cầu; tương tác với các thuốc chuyển hóa qua CYP3A4, 1A2 hoặc 2C9 cần được cân nhắc khi sử dụng thuốc.

Stelara (hoạt chất Ustekinumab): Nguy cơ phản ứng quá mẫn (bao gồm cả sốc phản vệ và phù mạch); tăng nguy cơ nhiễm trùng và hoạt hóa các nhiễm trùng tiềm tàng; xuất hiện các khối u ác tính trên da và ngoài da cần được giám sát trong quá trình sử dụng. Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Cân nhắc nguy cơ/lợi ích khi sử dụng cho trẻ em <>

Symbicort (hoạt chất Budesonid/ formoterol Fumarate – thuốc hít): Đánh trống ngực, đau đầu, run lien quan đến formoterol, nấm hầu họng, kích thích nhẹ họng, ho, khàn tiếng liên quan đến budesonid.

Nguy cơ sử dụng quá liều với các tác dụng cường giao cảm và corticolid toàn thân cũng cần được theo dõi.

Nguy cơ dùng thất bại điều trị, làm trầm trọng cơn hen do dùng không đủ liều cũng cần được giám sát.

Thalidomide (hoạt chất Thalidomid): Tác nhân gây dị tật bào thai được đưa lại sử dụng trên lâm sàng trong điều kiện giám sát rất chặt chẽ. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai, đảm bảo các biện pháp chẩn đoán cần thiết khẳng định không có thai trước khi khởi đầu điều trị, sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong quá trình điều trị.

Với nam giới, cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh tối đa khả năng thuốc có mặt trong tinh trùng có thể tiếp xúc với bạn tình.

Các tác dụng không mong muốn: huyết học (giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu, thiếu máu); mất ngủ; táo bón; rối loạn cảm giác; rung, chóng mặt, phù ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại vi; huyết khối tĩnh mạch (viêm tĩnh mạch huyết khối, nhồi máu phổi); phản ứng dị ứng da nặng như hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell; ngất, chậm nhịp

Thelin (hoạt chất Natri sitaxentan): Nguy cơ tăng áp động mạhc phổi chưa được đánh giá đầy đủ trên một số lượng nhỏ bệnh nhân của thử nghiệm lâm sàng.

Tác dụng không mong muốn được ghi nhận: nhiễm trùng hô hấp trên, rối loạn đông máu; phù ngoại biên và cảm giác nóng bừng liên quan đến tác dụng giãn mạch; đau đầu, ngạt mũi; tăng transaminase, giảm hemoglobin máu.

Không dùng thuốc cho phụ nũ có thai, phải sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc do khả năng gây di tật bào thai đã được khẳng định trên động vật.

Giảm liều thuốc chống đông kháng vitamin K khi dùng đồng thời 2 thuốc.

Độ an toàn, hiệu quả trên các đối tượng: trẻ em <>

Toctino (hoạt chất Alitretinoin): Gây di tật bào thai, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo chắc chắn không có thai và các biện pháp tránh thia có hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc.

Tác dụng không mong muốn khác: tăng áp lực nội sọ lành tính (không phối hợp với tetracycline); rối loạn chuyển hóa lipid; chức năng tuyến giáp; tăng nhạy cảm với ánh sang; rối loạn thị giác (nhìn đêm); rối loạn tâm thần (trầm cảm) cần được theo dõi trong quá trình điều trị.

Không sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú, suy gan hoặc thận nặng, tăng cholesterol/triglycerid máu; suy giáp không được kiểm soát, bệnh nhân thừa vitamin A. Giảm liều khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4.

Tracleer (hoạt chất Bosentan 62,5mg; 125 mg – viên nén): Độc tính trên gan, giảm hemoglobin máu; khả năng gây dị tật bào thai; tăng transminase cần được giám sát trong quá trình điều trị.

Tysabri (hoạt chất Natalizumab): Xuất hiện nhiễm trùng cơ hội, hoạt hóa các nhiễm trùng tiềm tàng; hội chứng viêm liên quan đến hoạt hóa hệ thống miễn dịch (IRIS); phản ứng dị ứng trong quá trình truyền; tổn thương gan; sự tồn tại dai dẳng kháng thể kháng natalizumab làm giảm tác dụng của thuốc, tăng hoạt tính sinh miễn dịch của thuôc) cần được theo dõi, giám sát trong quá trình điều trị.

Tyverb (hoạt chất Lapatinib): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, nôn); ban da; độc với gan; giảm phân số tống máu thất trái, viêm phổi kẽ cần được theo dõi trong quá trình sử dụng.

Valdoxan (hoạt chất Agomelatin): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: buồn nôn, cảm giác chóng mặt; tăng transaminase; phản ứng dị ứng ngoài da (ban đỏ, eczema); có hành vi/ý định tự tử cần được theo dõi trong quá trình sử dụng.

Vimpat (hoạt chất Lacosamid): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: buồn nôn, cảm giác chóng mặt; đau đầu, kéo dài đoạn PR trên điện tâm đò (nguy cơ bloc nhĩ-thât, ngất, chậm nhịp); có hành vi/ý định tự tử cần được theo dõi trong quá trình sử dụng.

Cần hiệu chỉnh liều trong trường hợp suy gan nặng.

Độ an toàn trên các đối tượng trẻ em <>

Volibris (hoạt chất Ambrisentan): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: phù ngoại biên, đỏ bừng do vận mạch; đau đầu; rối loạn hô hấp trên (viêm mũi hầu, sung huyết mũi); giảm hemoglobin máu; đánh trống ngực; đau bụng; tăng enzym gan cần được theo dõi trong quá trình sử dụng.

Chống chỉ định dùng ambrisentan cho bệnh nhân suy gan nặng hoặc có giá trị transaminase > 3 lần giá trị giới hạn bình thường trên; phụ nữ có thai. Nguy cơ giữ nước; giảm hemoglobin máu; quá mẫn; tăng khó thở cần được giám sát.

Xarelto (hoạt chất Rivaroxaban – viên nén 10 mg): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: buồn nôn, nôn. Sốt, hạ huyết áp; huyết khối tĩnh mạch sâu; phù ngoại biên; thiếu máu.

Nguy cơ chảy máu, độc tính trên gan, trên tụy, thay đổi chức năng thận cần được giám sát. Không khuyên cáo sử dụng cho bệnh nhân có Cl creatinin <>

Xyrem (hoạt chất Natri oxybat): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn; suy hô hấp; rối loạn tâm-thần kinh (đặc biệt rối loạn hành vi; trầm cảm; có hành vi/ý định tự tử) cần được theo dõi trong quá trình sử dụng.

Nguy cơ hội chứng cai thuốc; tương tác với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, rượu; cần được giám sát.

Độ an toàn trên các đối tượng trẻ em <>

Zypadhera (hoạt chất Olanzapin - Pamoate monohydraté d’olanzapine): Tác dụng không mong muốn ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng: hội chứng sau tiêm thuốc với các dấu hiệu và triệu cứng phù hợp với quá liều olanzapin cần được theo dõi trong quá trình sử dụng.

Nguy cơ giảm tập trung trong vận hành máy móc, phương tiện giao thông; sai sót trong sử dụng thuốc liên quan đến nhầm lẫn dạng bào chế của olanzapin; nguy cơ tăng cân; nguy cơ tăng đường máu, bất thường chuyển hóa lipid cần được giám sát.

T.Phương