Thượng viện Pháp thông qua dự luật cải cách hưu trí

Vietnam+ (VietnamPlus)
23/10/2010 | 11:01:00

Thượng nghị sỹ Pháp bỏ phiếu thông qua dự luật cải cách chế độ hưu trí. (Nguồn: AP)

Với 177 phiếu thuận và 153 phiếu chống, Thượng viện Pháp ngày 22/10 đã thông qua dự luật cải cách chế độ hưu trí, hiện đang gây tranh cãi và là nguyên nhân khiến làn sóng bãi công lan rộng tại Pháp trong những ngày qua.

Theo quy trình lập pháp, đầu tuần tới, Quốc hội Pháp (bao gồm Thượng viện và Hạ viện), thông qua một ủy ban hỗn hợp của hai viện, sẽ thống nhất dự thảo văn bản luật lần cuối trước khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào giữa tuần. Sau đó, văn bản trên sẽ được chuyển lên Tổng thống Nicholas Sarkozy ký ban hành thành luật.

Điều khoản gây tranh cãi nhất trong dự luật trên là nâng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62. Tổng thống Sarkozy coi đây là biện pháp cần thiết nhằm cắt giảm mức thâm hụt ngân sách hiện đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, các tổ chức công đoàn và phe đối lập chỉ trích điều khoản này tạo gánh nặng cho người lao động bình thường và người nghèo, đồng thời kêu gọi tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao.

Cũng trong ngày 22/10, Tổng thống Sarkozy đã ra lệnh cho giới chức các khu vực dùng biện pháp cưỡng chế để mở cửa trở lại những nhà máy lọc dầu và trạm cung cấp nhiên liệu bị người biểu tình phong tỏa.

Tính đến này 22/10, vẫn còn khoảng 20% số trạm xăng dầu trong tình trạng hết hoặc thiếu nhiên liệu. Hoạt động sản xuất của 12 nhà máy lọc dầu ở Pháp tiếp tục bị đình trệ. Tại cảng Marseille-Fos, 71 tàu chở dầu và bốn xà lan tiếp tục bị người biểu tình phỏng tỏa.

Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã triệu tập cuộc họp với các quan chức cấp cao trong ngành công nghiệp dầu mỏ để đánh giá mức độ thiếu nhiên liệu.

Người đứng đầu Cơ quan xăng dầu quốc gia Jean-Louis Schilansky cho biết Pháp vẫn còn dự trữ nhiên liệu đủ dùng cho vài tuần hoặc vài tháng nữa. Tuy nhiên, cơ quan này đang xem xét khả năng nhập nhiên liệu để bù vào phần thiếu hụt hiện nay.

Theo các nhà kinh tế, tình trạng thiếu khí đốt và nhiều hoạt động xã hội khác bị ngưng trệ có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Pháp giảm từ 0,1-0,2% trong năm nay.

Mặc dù làn sóng biểu tình đã có dấu hiệu "hạ nhiệt," song nguồn tin mới nhất cho biết giới công đoàn Pháp dự định sẽ tiến hành hai đợt biểu tình mới vào ngày 28/10 và 6/11 tới. Nhiều học sinh, sinh viên Pháp cũng khẳng định tiếp tục tham gia biểu tình bất chấp kỳ nghỉ Toussaint đến gần./.

(TTXVN/Vietnam+)

WikiLeaks tiết lộ "sự thật lớn" về cuộc chiến ở Iraq

Vietnam+ (VietnamPlus)
23/10/2010 | 11:25:00


Kênh truyền hình Al-Jazeera đưa tin về việc công bố tài liệu của WikiLeaks. (Nguồn: Getty Images)

Sau nhiều tuần trì hoãn, trang mạng WikiLeaks ngày 22/10 đã tung ra gần 400.000 tài liệu quân sự mật mới liên quan đến cuộc chiến tranh Iraq.

Các tài liệu quân sự trên tiết lộ những bí mật chưa được biết tới về cuộc chiến Iraq, bao gồm cả thông tin về việc tra tấn những tù nhân bị bắt giữ hay hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng.

Trước đó, hồi tháng 7, WikiLeaks cũng đã công bố 92.000 trang tài liệu mật về cuộc chiến Afghanistan.

Kênh truyền hình Al-Jazeera cho biết theo các hồ sơ mật mà WikiLeaks tiết lộ, ít nhất 109.000 người, trong đó có tới 63% là dân thường, đã thiệt mạng ở Iraq trong khoảng thời gian Mỹ và đồng minh đưa quân vào quốc gia vùng Vịnh này từ tháng 3/2003 đến cuối năm 2009. Điều đó cho thấy các lực lượng Mỹ đã lập danh sách những người Iraq tử vong, mặc dù họ công khai bác bỏ việc này.

Ngoài con số thương vong trên, WikiLeaks cũng tiết lộ nhiều "thông tin gây sửng sốt," đáng chú ý là việc các chỉ huy Mỹ đã "nhắm mắt làm ngơ" trước những hành động tra tấn tù nhân Iraq cũng như phớt lờ những bằng chứng về các vụ lạm dụng và tra tấn dã man tù nhân của cảnh sát và binh sỹ Iraq.

Lần công bố tài liệu mật mới nhất này của WikiLeaks cũng cho biết nguồn gốc cuộc bạo động sắc tộc lan rộng ở Iraq.

Dù đã được cảnh báo trước, song vụ tiết lộ tài liệu quân sự mật của WikiLeaks một lần nữa gây chấn động dư luận Mỹ và thế giới về những sự thật xung quanh cuộc chiến của Mỹ ở Iraq.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên án "bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất" việc tiết lộ bất kỳ tài liệu nào gây nguy hiểm tới tính mạng binh sĩ và dân thường Mỹ. Lầu Năm Góc cũng cảnh báo việc WikiLeaks công bố tài liệu mật có thể làm nguy hại đến tính mạng binh sỹ Mỹ và các đồng minh.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Geoff Morrel cho rằng những tài liệu về cuộc chiến tranh Iraq không cung cấp những nội dung mới về thời điểm của những thông tin đã có, nhưng cũng phơi bày những tin mật có thể khiến cho binh sỹ Mỹ dễ bị tấn công.

Trước đó, hàng trăm chuyên gia phân tích quân sự Mỹ, dưới sự hướng dẫn của Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ, đã gấp rút rà soát, phân loại các thông tin về cuộc chiến Iraq mà WikiLeaks dọa công bố trên Internet./.


(TTXVN/Vietnam+)

vnMedia:
Chấn động bí mật quân sự lớn nhất lịch sử Mỹ
Cập nhật lúc 10h49" , ngày 23/10/2010 - 
Nhiều vụ tù nhân bị tra tấn và lạm dụng được miêu tả chi tiết trong những tài liệu quân sự mật vừa được công bố.
 
(VnMedia) - Wikileaks hôm qua (22/10) đã tung ra gần 400.000 trang tài liệu quân sự bí mật trong đó có chứa nhiều thông tin gây chấn động thế giới về cuộc chiến đẫm máu và đau thương ở Iraq. Đây là vụ tiết lộ bí mật quân sự lớn nhất và cũng là đáng sợ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Những trang tài liệu quân sự bí mật vừa được công bố đã miêu tả lại chi tiết và sinh động về những vụ tra tấn người dã man, các vụ giết hại dân thường và bằng chứng về sự dính líu của Iran vào cuộc chiến ở Iraq.

Qua những tài liệu trên, người ta có thể thấy rõ, các tướng lĩnh Mỹ đã nhiều lần nhắm mắt làm ngơ trước những vụ tra tấn, hành hung dân thường của lực lượng liên quân cũng như của giới chức Iraq. Ngoài ra, “hàng trăm” dân thường Iraq đã bị giết hại tại các chốt kiểm soát an ninh của Mỹ kể từ khi Mỹ bắt đầu đưa quân vào Iraq năm 2003.

Có thể nói, gần 400.000 trang tài liệu quân sự mật đã phác họa lại toàn cảnh bức tranh tối tăm và ghê rợn về cuộc chiến đẫm máu cũng như sự thống khổ của người dân Iraq trong giai đoạn từ năm 2004-2009.

Những sự thật kinh hoàng

Phóng viên BBC Adam Brooks - người đã đọc một phần trong số 391.831 trang tài liệu mật, cho biết, bộ tài liệu này đã miêu tả về những vụ tra tấn tù nhân Iraq của giới chức Iraq, trong đó có một số vụ xử tử bằng điện, dùng khoan điện và thậm chí là cả hành quyết tù nhân.

Quân đội Mỹ rõ ràng biết về những vụ tra tấn và lạm dụng tù nhân nói trên nhưng các báo cáo gửi lên cấp trên cho thấy, Mỹ “không hề tiến hành các cuộc điều tra” về những vụ việc bẩn thỉu này.

Một tài liệu cho thấy, quân đội Mỹ đã được cung cấp một cuốn băng video trong đó ghi lại hình ảnh các sĩ quan quân đội Iraq (IA) đang hành quyết một tù nhân ở thị trấn Talafar, phía bắc Iraq. Đoạn băng hình cho thấy các sĩ quan IA đang kéo tù nhân ra đường, đẩy người này ngã xuống đất và đấm đá dã man nạn nhân trước khi bắn chết anh ta.

Trong một trường hợp khác, quân đội Mỹ nghi ngờ các sĩ quan quân đội Iraq đã cắt những ngón tay của một tù nhân và đổ axit vào những ngón tay này.

Một tù nhân Iraq từng kể anh này đã bị lực lượng cảnh sát Iraq “bịt mắt và tra tấn bằng dây điện suốt hai đêm liên tiếp, Vụ này xảy ra ở gần Ramadi năm 2008. Một tù nhân khác cho biết, sau khi bị bắt tại nhà riêng vào năm ngoái, anh đã được chuyển đến một trụ sở của quân đội. Tại đây, anh đã bị trói quặt tay sau lưng, bị nhét vào một chỗ rất kinh khủng và bị tra tấn vào lòng bàn chân bằng một vật thể gì đó mà anh cũng không biết.

Theo tờ Guardian của Anh, những tài liệu vừa được tiết lộ đã chứng tỏ “các quan chức Mỹ không điều tra hàng trăm vụ lạm dụng, tra tấn, hãm hiếp và thậm chí là giết hại dân thường của lực lượng quân đội và cảnh sát Iraq. Những hành động đó của họ dường như đã trở thành hệ thống và không hề bị trừng phạt."

Guardian cũng cho biết, nhiều bản báo cáo trong tài liệu đã nói về các vụ lạm dụng và tra tấn tù nhân, trong đó miêu tả hình ảnh các tù nhân bị xiềng xích, bịt mắt, bị đánh đập, quật roi và bị tra tấn bằng cách cho giật điện. 6 vụ tù nhân chết vì những hình thức tra tấn dã man này.

Ngoài những vụ tra tấn tù nhân của lực lượng Iraq, trong những tài liệu vừa được công bố còn tiết lộ nhiều vụ các lực lượng Mỹ giết hại dân thường tại các chốt kiểm soát an ninh và trong các chiến dịch.

Vào tháng 7 năm 2007, Một chiếc trực thăng của quân đội Mỹ đã nã súng khiến 26 người thiệt mạng. Một nửa trong số này là dân thường. Trong một vụ việc khác, một chiếc trực thăng Apache đã bắn chết hai người đàn ông được cho là đang nã pháp và một căn cứ quân sự ở Baghdad hồi tháng 2 năm 2007 dù hai người này đang tìm cách đầu hàng. Sau đó, vào tháng 7, cũng chiếc trực thăng này đã bắn chết hai nhà báo và làm bị thương hai đứa trẻ.

Theo tài liệu trên, 109.000 người đã bị giết trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2009, trong đó có tới 66.081 dân thường, 23.984 người được xác định là “kẻ thù”, 15.196 người thuộc các lực lượng an ninh Iraq và 3.771 binh lính liên quân. Những con số này đã chứng tỏ quân đội Mỹ nói dối khi trước đây khẳng định rằng họ không có con số thống kê chính thứ nào về số người thiệt mạng trong cuộc chiến ở Iraq.

Về vai trò của Iran trong cuộc chiến ở Iraq, những tài liệu mật đã cung cấp bằng chứng cho thấy Tehran phát động một cuộc chiến tranh ngầm với quân đội Mỹ ở Iraq. Cuộc chiến này bùng nổ ở khu vực biên giới và Tehran đã sử dụng các chiến binh để giết hại và bắt cóc các binh lính Mỹ. Lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran đóng vai trò then chốt trong các hoạt động này.

Phản ứng của quan chức Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua đã kịch liệt lên án việc Wikileaks tiết lộ hàng ngàn trang tài liệu quân sự mật về cuộc chiến ở Iraq. Theo bà Hillary, hành động này có thể đe dọa đến “an ninh quốc gia Mỹ cũng như sự an toàn của những người dân Mỹ.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từng cảnh báo việc WikiLeaks công bố tài liệu mật có thể sẽ làm nguy hại đến tính mạng binh lính Mỹ và liên quân cũng như các dân thường Iraq.
.
Trong khi đó, nhiều quan chức quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng bày tỏ lo ngại về việc các tài liệu được công bố có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của các binh lính”.

Wikileaks là một tổ chức chuyên công bố các tài liệu mật lên Internet trong khi bảo đảm nguồn cung cấp thông tin. Hồi tháng 7, tổ chức này từng khiến nhiều người bị sốc khi công bố 76.900 trang tài liệu mật về cuộc chiến ở Afghanistan. 

Kiệt Linh - (tổng hợp)
 

Obama cảnh báo Al-Qaeda mưu hủy hoại Yemen

Vietnam+ (VietnamPlus)
13/10/2010 | 14:41:00

Lực lượng Al-Qaeda tại Yemen. (Nguồn: Internet)

Nhân tròn 10 năm ngày Al-Qaeda tấn công tàu khu trục USS Cole của hải quân Mỹ tại Yemen, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 12/10 cảnh báo mạng lưới khủng bố quốc tế này đang theo đuổi một chương trình nghị sự đầy bạo lực tại Yemen.

Trong một tuyên bố, Tổng thống Obama khẳng định trong một thập kỷ qua, Yemen đã trở thành sào huyệt của lực lượng khủng bố, nơi đặt đại bản doanh của Al-Qaeda trên báo đảo Arập (AQAP) và là nơi ẩn náu của giáo sĩ cực đoan Anwar al-Awlaqi.

Mạng lưới khủng bố quốc tế này đã biến Yemen, cũng như nhiều địa điểm khác trên thế giới, thành bàn đạp để thực hiện các vụ khủng bố.

Tổng thống Mỹ khẳng định Washington sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ Yemen và các nước khác để đối phó với các mối đe dọa từ Al-Qaeda.

Ngày 12/10/2000, tàu khu trục USS Cole của Mỹ đã bị đánh bom khi đang tiếp nhiên liệu tại cảng Aden của Yemen.

Trong vụ khủng bố này, đã có 17 thủy thủ Mỹ thiệt mạng và 39 thủy thủ bị thương. Vụ đánh bom này xảy ra gần 1 năm trước khi Al-Qaeda thực hiện vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người.

Tình hình bạo lực ở Yemen ngày càng gia tăng với hàng loạt vụ tấn công khủng bố, gần đây nhất là vụ đánh bom kép xảy ra ngày 11/10 tại một trung tâm thể thao ở thành phố Aden.

Cùng ngày, AQAP tuyên bố mạng lưới khủng bố này đang xúc tiến thành lập cái gọi là quân đội Aden-Abyan gồm 12.000 tay súng ở miền Nam Yemen nhằm bảo vệ các quốc gia Hồi giáo, giải phóng vùng đất Aden-Abyan khỏi những kẻ thập tự chinh và bội giáo. Aden và Abian là hai tỉnh miền Nam Yemen, nơi AQAP đang hoạt động ngày càng táo tợn.

Yemen là quê hương của trùm khủng bố Osama bin Laden, thủ lĩnh mạng lưới Al-Qaeda.

Nước này đã tăng cường nỗ lực chống khủng bố sau khi AQAP tuyên bố nhận trách nhiệm về âm mưu đánh bom bất thành nhằm vào một máy bay chở khách của Mỹ vào ngày lễ Giáng sinh năm 2009./.

(TTXVN/Vietnam+)

"Phương Tây phải đàm phán với Iran về hạt nhân"

Vietnam+ (VietnamPlus)
17/10/2010 | 20:03:00

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. (Nguồn: AFP)

Trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp ngày 17/10, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố các cường quốc phương Tây không có sự lựa chọn nào khác là phải đàm phán với nước này về chương trình hạt nhân.

Tuyên bố trên được đưa ra trước khi diễn ra cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức), dự kiến vào trung tuần tháng 11 tới.

Nhà lãnh đạo Iran nói: "Ngay từ đầu chúng tôi đã khẳng định cách tốt nhất là đàm phán với Iran. Các ông (phương Tây) không có lựa chọn nào khác."

Đây là phát biểu đầu tiên của Tổng thống Ahmadinejad về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi sau khi nước này và nhóm P5+1 ấn định được thời điểm tổ chức vòng đàm phán tiếp theo (trong các ngày 15-18/11 tới).

Ông khẳng định các cuộc thương lượng phải diễn ra trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, các cường quốc phương Tây phải tôn trọng các điều kiện tiên quyết của Tehran.

Tổng thống Ahmadinejad khẳng định phản ứng của P5+1 đối với những điều kiện của Iran sẽ ảnh hưởng tới diễn tiến của các cuộc thương lượng sắp tới.

Các cuộc đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1 đã đình trệ từ tháng Mười năm ngoái sau lần đàm phán tại Geneva, Thụy Sĩ.

Hai bên đã nhất trí về một thỏa thuận trao đổi hạt nhân, song cho đến nay, quá trình thực hiện vẫn bị trì hoãn và quốc tế đã gia tăng trừng phạt đối với Tehran.

Mỹ và các đồng minh phương Tây cho rằng chương trình làm giàu urani của Iran thực chất là vỏ bọc cho việc phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi nước Cộng hòa Hồi giáo này kiên quyết bác bỏ.

Ngày 15/10 vừa qua, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton, người đại diện cho nhóm P5+1 trong cuộc đối thoại với Iran, đã đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán mới và đã nhận được phản hồi tích cực từ Tehran./.

(TTXVN/Vietnam+)

Israel trưng cầu ý dân về việc rút khỏi Jerusalem

Vietnam+ (VietnamPlus)
11/10/2010 | 22:05:00

Ngày 11/10, Bộ Tư pháp Israel cho biết chính phủ nước này đã tán thành bản dự thảo luật đòi hỏi việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân trước khi tiến hành bất kỳ việc rút khỏi Đông Jerusalem hoặc khu vực Cao nguyên Golan mà Israel đã chiếm giữ.

Trả lời phỏng vấn của báo giới về những vùng lãnh thổ mà Israel đã mở rộng thêm sau cuộc Chiến tranh Trung Đông năm 1967, một người phát ngôn Bộ Tư pháp Israel nói ủy ban liên bộ chuyên trách pháp chế của nước này đã phê duyệt dự thảo luật do nghị sỹ Yaariv Levin thuộc đảng Likud đề xuất về việc rút khỏi những vùng lãnh thổ mà Israel đang chiếm giữ.

Dự thảo luật nêu trên sẽ phải trải qua ba phiên họp để thông qua tại Quốc hội Israel.

Các phương tiện thông tin đại chúng Israel cho rằng nếu được Chính phủ ủng hộ, dự luật này sẽ chắc chắn được thông qua thành luật.

Theo các điều khoản quy định trong dự luật trưng cầu ý dân của Israel, bất cứ việc từ bỏ các vùng lãnh thổ thuộc diện sáp nhập trước hết cần phải được Quốc hội nước này thông qua, và tiếp theo sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân trong khoảng thời gian 6 tháng sau đó.

Đông Jerusalem đã được sáp nhập vào Israel ngay sau khi diễn ra "Cuộc chiến sáu ngày" vào năm 1967. Sau đó, Cao nguyên Golan cũng chính thức được sáp nhập vào năm 1981./.

(TTXVN/Vietnam+)

"Venezuela sát cánh với Iran trong mọi hoàn cảnh"

Vietnam+
20/10/2010
| 16:55:00


Iran và Venezuela có nhiều cơ hội và tiềm năng để đẩy mạnh hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.

Đó là phát biểu của các nhà lãnh đạo hai nước này, nhân dịp Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang ở thăm Iran.

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Mahmoud Ahmadinejad ngày 19/10, Tổng thống Chavez nhấn mạnh rằng hai nước cần cùng nhau khai thác và tận dụng những tiềm năng sẵn có để mở rộng quan hệ.

Ông mô tả quan hệ Tehran-Caracas là "mối quan hệ anh em" và "bền vững," đồng thời khẳng định Venezuela coi mối quan hệ song phương với Iran là ưu tiên hàng đầu và Venezuela sẽ luôn sát cánh cùng Iran trong mọi hoàn cảnh.

Về phần mình, Tổng thống Ahmadinejad hoan nghênh việc Venezuela đứng về phía Iran trong bối cảnh các quốc gia phương Tây không ngừng gia tăng biện pháp trừng phạt đối với nước này.

Theo ông Ahmadinejad, vị thế của Iran đang được khẳng định và ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực đang ngày một gia tăng.

Ngoài ra, hai vị Tổng thống cũng nhấn mạnh việc hai bên cần tăng cường hơn nữa về hợp tác kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp hóa dầu, nông nghiệp, vận tải, ngân hàng...

Cho đến nay, Iran đã triển khai khoảng 80 dự án công nghiệp tại Venezuela, một ví dụ về sự phát triển mạnh trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Tổng thống Chavez thăm Iran ba ngày, bắt đầu từ ngày 18/10./.

(TTXVN/Vietnam+)

Thanh Nien Online | Cứu hộ phải thực sự chuyên nghiệp

Thanh Nien Online | Cứu hộ phải thực sự chuyên nghiệp:
23/10/2010 1:20
Hai máy cẩu của doanh nghiệp tự nguyện tham gia trục vớt xe khách và thi thể nạn nhân - Ảnh: K.Hoan

* Những người thợ lặn can trường

Công tác cứu hộ chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Đó là nhìn nhận của trung tướng Nguyễn Sơn Hà, nguyên Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, khi trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên về khả năng cứu hộ cứu nạn của nước ta hiện nay.

Trung tướng Nguyễn Sơn Hà cho biết: Bình quân mỗi năm chúng ta cứu được cả vạn người, trong đó có trên 7.000 người bị nạn trên biển. VN là một đất nước luôn phải đối mặt với nhiều loại thiên tai và trong nhiều năm qua, công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cũng đã có những bước tiến nhất định, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân, nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng hết đòi hỏi của thực tế.


Những vụ cứu hộ thất bại gần đây

- Trưa ngày 23.8.2010, tàu cá ĐNa-61406TS (TP Đà Nẵng) bị hỏng máy, trôi dạt tại vị trí cách bờ khoảng 32 hải lý. Tối cùng ngày, tàu cứu nạn SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) đã tiếp cận và thả dây để lai dắt tàu bị nạn. Tuy nhiên, khi cách bờ gần 8 hải lý, dây kéo tàu bị đứt, tàu ĐNa 61406 TS cùng 10 ngư dân bị mất tích. Ngay sau đó, một lực lượng hùng hậu, gồm: tàu SAR 271, hai tàu BP 681 và BP 209 của Biên phòng Đà Nẵng, tàu HQ 625 của Vùng 3 Hải quân, hai tàu cá công suất lớn của người dân, một máy bay trực thăng thuộc Sư đoàn bay 372 tham gia tìm kiếm nhưng vẫn không tìm thấy tàu cá và các ngư dân bị nạn. Phải đến khi các bạn chài ở địa phương ra tay, họ đã nhanh chóng tìm ra những người đi trên tàu cá ĐNa-61406TS. Trên thực tế, sau khi trở về đất liền, các ngư dân cho biết, họ đã nhìn thấy máy bay cứu hộ bay rất gần nhưng các nhân viên cứu hộ đã không phát hiện ra họ.

- Vụ cứu hộ cứu nạn bất thành 2 người đào vàng bị đất đá vùi lấp tại bãi khai thác quặng trái phép thuộc các xã Quang Trung và Tri Phương (H.Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) vào cuối tháng 7 vừa qua cũng để lại những dấu hỏi lớn về khả năng ứng cứu của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Sau 7 ngày xảy ra sự cố, người ta đã bắt được tín hiệu cho thấy 2 nạn nhân vẫn còn sống. Lực lượng cứu hộ cứu nạn có cả công an, quân đội với công cụ là hai máy xúc và cả... mìn được huy động nhưng cuối cùng chỉ đưa được thi thể của các nạn nhân lên khỏi mặt đất.


Chưa có điều kiện ứng cứu kịp nếu gặp sự cố

*Những bất cập đó là gì, thưa trung tướng?

- Hiện nay chúng ta đang thiếu những phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, nhất là những máy bay hiện đại, tàu chuyên dụng tối tân... Chúng ta có 4 chiếc trực thăng cứu hộ. Phải nói là trong những năm vừa qua những chiếc máy bay này đã góp phần đắc lực trong việc chuyên chở cán bộ đi khảo sát hiện trường, đưa nhu yếu phẩm tới vùng thiên tai như lũ quét ở miền núi phía Bắc hay lũ lụt ở miền Trung. Nhưng đây là máy bay thế hệ cũ, chỉ bay được trong bán kính 150 km, không thể ứng cứu tàu thuyền gặp nạn ngoài khơi xa, không bay được trong điều kiện thời tiết xấu.

Chúng ta chưa có được tàu cứu hộ cứu nạn xa bờ, chịu được sóng lớn để thực hiện ứng cứu khi có sự cố xảy ra ngoài khơi xa, trong điều kiện gió bão mạnh. Tàu Sa41 là tàu cứu hộ hiện đại nhất mà chúng ta đang sử dụng cũng mới chỉ chịu được sóng cấp 6 mà thôi.

Vì thế, khi bão lớn gây sự cố trên biển, chúng ta chưa có điều kiện ứng cứu kịp thời. Như trong cơn bão Chanchu, hàng trăm ngư dân ta bị chết trên biển. Khi đó, ngư dân bị nạn ở đảo Đông Sa nhưng chúng tôi không thể có mặt kịp thời, phải nhờ sự giúp sức của các nước bạn. Nhiều vụ sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc, lũ lụt ở miền Trung, máy bay không tiếp cận được hiện trường, các đoàn cứu trợ phải lội bộ, vượt núi băng rừng mấy ngày trời mới vào đến nơi.

*Thưa trung tướng, lực lượng cứu hộ chuyên trách của chúng ta còn yếu và thiếu cũng đang là trở ngại lớn trong việc ứng cứu khi có các sự cố?

- Đúng là những đơn vị chuyên trách còn ít. Hiện mới có 3 trung tâm cứu nạn của hàng hải và 3 trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu là chuyên trách và một số đơn vị của bộ ngành khác như cấp cứu mỏ. Các lực lượng còn lại cơ bản là kiêm nhiệm. Lực lượng chuyên trách lại mới được xây dựng nên trình độ chuyên môn còn hạn chế. Các lực lượng kiêm nhiệm thì thời gian huấn luyện rất ít nên chất lượng chưa thật sự tốt.

Trung tướng Nguyễn Sơn Hà - Ảnh: Ngọc Thắng

Quan điểm của chúng ta là huy động sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị để đối phó với thiên tai, nhưng hiện nay có những tình huống, thảm họa, sự cố, không phải cứ đông người là có thể ứng cứu được mà cần phải có những đơn vị chuyên nghiệp có chuyên môn và thực sự tinh nhuệ mới đảm đương được.

*Ông đánh giá như thế nào về khả năng ứng phó với các sự cố thiên tai của các địa phương?

- Tính từ 2000 đến nay, Chính phủ cấp gần 1.000 xuồng và nhiều trang bị phương tiện như máy bơm công suất lớn, áo phao cứu sinh... cho các địa phương và các bộ ngành. Các tỉnh, thành phố đều được trang bị phương tiện nhưng phân bổ chưa đều, diện phủ chưa đồng khắp. Như trong trận lụt năm 2009, Phú Yên có trên 200 xuồng, ca-nô cứu nạn nhưng điều động không kịp nên tại hiện trường vẫn thiếu thốn trầm trọng các phương tiện cứu nạn.

Khi sự cố xảy ra, lực lượng ứng cứu tại chỗ triển khai ngay lập tức các hoạt động cứu hộ cứu nạn sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong việc giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra. Chúng ta đã đề ra phương châm “4 tại chỗ” nhưng tôi đi kiểm tra, tôi biết trên thực tế tại nhiều nơi từng người dân, từng hộ gia đình, từng thôn bản chưa có sự chuẩn bị chu đáo để chủ động đối phó với mưa bão, lũ quét, ngập lụt. Rất tiếc, ở nước ta hiện vẫn xảy ra tình trạng người dân chưa biết tự cứu mình, thôn xóm chưa biết tự cứu nhau một cách hiệu quả.

Xây dựng lực lượng chuyên trách

*Chúng ta sẽ phải làm gì để nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn trong thời gian tới?


Bắc Trung Bộ có 76 người chết vì mưa lũ

* Tìm được thêm một thi thể trong vụ xe khách bị lũ cuốn

Hôm qua 22.10, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện thêm một thi thể nổi trên sông ở khu vực cầu Bến Thủy, cách vị trí chiếc xe khách gặp nạn khoảng 6 km.

Chiều qua, người thân đã nhận diện được nạn nhân là anh Phạm Văn Tuyên (19 tuổi) ở xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Thi thể anh Tuyên đã được người thân đưa về an táng trong chiều qua. Như vậy đã có 15/20 thi thể trong vụ tai nạn này đã được tìm thấy. Lực lượng tìm kiếm sẽ tiếp tục tìm kiếm 5 thi thể của những người còn lại.

* Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão T.Ư hôm qua 22.10 cho biết, mưa lũ tại các tỉnh bắc Trung Bộ trong những ngày qua đã làm 76 người chết, 6 người mất tích và 42 người bị thương. Trong số những người tử nạn, Nghệ An có 24 người, Hà Tĩnh 20 người, Quảng Bình 12 người, Thanh Hóa 5 người và 15 người trên xe khách 48K-5868 bị lũ cuốn trôi.

Khánh Hoan - Quang Duẩn


- Có thể nói, đây đang là một trong những câu chuyện thời sự, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Chính phủ cũng đã và đang rất quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ đã giao Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng mô hình Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn theo hướng có lực lượng chuyên trách, có đơn vị chuyên trách kể cả ở trung ương và địa phương. Lực lượng này được huấn luyện tốt, bài bản, được trang bị hiện đại để ứng phó với các sự cố. Chính phủ cũng đã quyết định đầu tư mua sắm thêm nhiều phương tiện cứu hộ cứu nạn chuyên dụng, hiện đại. Cụ thể, mua thêm 2 chiếc máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn hiện đại của Pháp, bay được xa và bay được trong thời tiết xấu. Lực lượng Bộ đội Biên phòng đóng mới 10 tàu. Các tỉnh ven biển đến năm 2020 mỗi tỉnh có ít nhất 2 chiếc tàu cứu nạn. Bộ Quốc phòng đang triển khai dự án đóng 5 chiếc tàu cứu nạn xa bờ. Cảnh sát biển đóng 4 chiếc tàu đa năng, hiện đang triển khai đóng 2 chiếc rồi. Các trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu sẽ đóng 5 chiếc tàu chuyên dụng đồng thời được trang bị ứng phó với sự cố tràn dầu. Bộ Công an có dự án 1.000 tỉ đồng mua trang thiết bị cứu hỏa. Dự án này đã thực hiện được một nửa, cho lĩnh vực cứu nạn trong cứu hỏa.

Chúng ta cũng đang đầu tư cho các trạm tìm kiếm cứu hộ cứu nạn ở đảo và quần đảo: Trường Sa, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ và sẽ tiếp tục trang bị cho các đảo: Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc, Cô Tô trong những năm tiếp theo.

*Thưa trung tướng, nếu xảy ra thảm họa, liệu chúng ta có bị lúng túng?

- Tôi cho rằng với trang thiết bị và lực lượng hiện có, kể cả sự bổ sung trong tương lai gần, nếu gặp bão mạnh có sức tàn phá ghê gớm như bão Nagis có sức gió 200 km/giờ, đổ bộ vào Myanmar hoặc sóng thần như ở Indonesia, động đất ở Trung Quốc và Haiti, thực sự chúng ta sẽ gặp khó khăn, sẽ lúng túng và hiệu quả ứng phó kém.

Những người thợ lặn can trường

Ít ai nghĩ việc tìm kiếm chiếc xe khách 48K-5868 gặp nạn tại xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh lại trở nên khó khăn đến thế.

Chia sẻ nỗi đau

Suốt hai ngày ròng rã, lực lượng tìm kiếm cả trăm người tham gia, nhiều phương tiện đặc chủng của quân đội kể cả máy dò mìn cũng đã được huy động, nhưng tung tích chiếc xe này cùng với thi thể của 20 nạn nhân vẫn mù mịt.


“Ban đầu có 7 doanh nghiệp tham gia tìm kiếm, trục vớt xe, sau đó có thêm một số doanh nghiệp khác cùng tham gia. Chúng tôi làm hoàn toàn tự nguyện, bằng kinh phí, phương tiện và con người của mình. Chúng tôi làm thực tâm với tinh thần chia sẻ nỗi đau mất mát với những người nhà nạn nhân, không hề có ý định quảng bá doanh nghiệp. Chúng tôi có kinh nghiệm nhưng chúng tôi cũng đã may mắn trong việc tham gia tìm kiếm này”, ông Trần Nhất Thành, Phó giám đốc Công ty CP vận tải biển và thương mại Trường Thành.


Sáng 20.10, ông Trần Nhất Thành, Phó giám đốc Công ty CP vận tải biển và thương mại Trường Thành (gọi tắt là Công ty Trường Thành) và một số chủ doanh nghiệp khác ở TP Vinh, Nghệ An đã chủ động liên lạc với nhau tình nguyện tham gia việc tìm kiếm. Họ xin ý kiến của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và trưa cùng ngày thì bắt tay vào cuộc.

Hai sà lan hút cát trên sông tải trọng 100 tấn cùng chiếc tàu kéo 420 sức ngựa của Công ty Trường Thành được huy động tham gia tìm kiếm. Hai sợi dây lớn được buộc chặt với hai sà lan này, đầu còn lại buộc những vật nặng và được thả xuống đáy sông để thực hiện việc rà tìm chiếc xe khách. Sau lần rà thứ hai, một sà lan cách vị trí chiếc xe bị cuốn trôi khoảng 1 km phía hạ lưu bị níu lại. Các công nhân tham gia tìm kiếm trên sà lan phát hiện có vết dầu loang nổi lên mặt nước, ngay vị trí đầu dây bên kia đang mắc kẹt. Một tia hy vọng lóe lên.

Trời đã sâm sẩm tối, nhưng 4 thợ lặn của Công ty Trường Thành vẫn được huy động đến. Họ cởi áo, chỉ mặc độc cái quần đùi, ngậm vòi hơi bất chấp nước lũ lạnh cóng lần theo sợi dây rà để lần xuống. Ít phút sau, khi một thợ lặn vừa nhô đầu lên khỏi mặt nước, đã báo tin chiếc xe đang nằm dưới đó.

Sáng hôm sau, thêm Công ty TNHH cứu hộ giao thông Minh Hiền ở TP Hà Tĩnh tiếp tục tình nguyện mang hai xe cẩu tải trọng lớn đến hiện trường để tham gia trục vớt xe khách cùng nạn nhân bị nạn. Cùng với những phương tiện đặc chủng của Quân khu 4, hai chiếc cẩu này đã kéo và cẩu chiếc xe gặp nạn lên bờ.

Vượt qua sợ hãi

Nước sông đục ngầu, chảy cuồn cuộn. Từ mặt nước xuống đáy sông hơn chục thước. Những người thợ lặn chân trần bình thản không hề tỏ ra do dự, sợ hãi. Hai thợ lặn Nguyễn Văn Hoàn và Nguyễn Văn Sơn đánh trần, miệng ngậm ống thở cầm hai móc sắt lần theo sợi dây neo xuống nước, mất hút dưới sông.

Việc móc neo vào chiếc xe để nâng xe lên khỏi đáy sông trở nên rất khó khăn khi chiếc xe đã bị cát vùi sâu. 4 thợ lặn phải thay nhau ngoi lên lặn xuống rất nhiều lần mới tìm cách moi cát, móc cái móc sắt vào gầm xe. “Trong khi lặn xuống, tôi đã sờ thấy tóc của những nạn nhân trong xe, anh Sơn cũng nói sờ thấy tay nạn nhân”, anh Hoàn kể. “Anh có cảm thấy sợ không?”. “Trước và trong khi lặn, bầy tui cứ nghĩ đến sự nóng lòng chờ đợi, nỗi đau khổ của các thân nhân nạn nhân đang đứng trên bờ ngóng xuống nên cũng mất hết cảm giác sợ”, anh Hoàn nói.

Trong nhiều tấm lòng sẻ chia, sự can trường của những người thợ lặn này đã làm vơi bớt nỗi đau của những người còn sống.

Khánh Hoan

Quang Duẩn
(thực hiện)

"Hậu" Đại lễ: Hãy biết tự sỉ để nâng cao mình lên

tuanvietnam.net:

Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức

Bài đã được xuất bản.: 18/10/2010 06:00 GMT+7

Sự ích kỷ của người Việt còn phô bày rất nặng. Công dân lập hiến đã hàng ngàn năm tuổi rồi, lẽ ra người ta phải biết sống "công lý". "Công lý" tức là giá trị lập hiến của chung, và phải biết tôn trọng những gì là của chung, nhưng chủ yếu chúng ta vẫn sống kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng".

Nếu yêu và hiểu, vẫn thấy Hà Nội rất đẹp
Đại lễ: Người bở hơi tai, người hụt hẫng

Đám cưới "siêu kim cương"...

Hào sảng, và hân hoan, ấy khi cả dân tộc ta cùng bước tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trái tim cả nước như đập cùng Hà Nội hồi hộp như những tân lang với tân nương của thời đại mới, sắp được bước vào "đám cưới vàng". Không, đúng ra đó là một đám cưới kim cương, hơn thế còn là siêu kim cương. Tại sao?

Với các đôi uyên ương, thời gian càng làm mòn cũ cảm giác tươi tắn của ngày song hỉ thì nó lại càng gia tăng tình nghĩa mặn nồng của đôi con tim đang song hành bước qua những thách thức của cuộc đời tiến về phía trước.

Vì thế mà con người mới tôn vinh con đường của cặp uyên ương theo thời gian, nào là đám cưới sắt, đám cưới đồng, đám cưới bạc, đám cưới vàng, và đám cưới kim cương. Người phương Tây có câu "niềm vui đám cưới kéo dài một ngày, nhưng nỗi lo hôn nhân kéo suốt một đời."

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cũng gần như vậy. Đó là số tuổi mà những công dân của nó hoàn toàn được phép tự hào như đang bước vào lễ cưới siêu kim cương. 1000 năm ư? Thế giới này có thể đã tồn tại dã sử mấy ngàn năm nhưng đó chỉ là dã sử. Còn quốc gia của lịch sử ghi chép bằng văn hiến thì có bao lâu.

Lần ngược lại, các văn bản lịch sử, thì người ta chỉ thấy rõ nhất giai đoạn từ 500 năm trước Chúa Jesus, được nhiều triết gia gọi là thời trục. Ở phương Đông thì có Lão Tử và Khổng Tử, ở phương Tây thì có những Socrate, Platon, Aristote... Nước Mỹ kia là một cường quốc về nhiều mặt kinh tế, khoa học, xã hội, nhưng chắc chắn về mặt thời gian mới có hơn vài trăm năm tuổi chỉ là một một tiểu quốc, một cậu bé "miệng còn hơi sữa" so với ông "Bành Tổ" Việt Nam.

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/asau2.jpg

Một ngàn năm là gì? Đó là thời gian gần bằng một nửa thời gian lịch sử có ghi chép của nhân loại.

Niềm tự hào về một Thăng Long- Hà Nội rất trọng đại và chính đáng, bởi vì chúng ta bước vào Đại lễ của nghìn năm văn hiến.

Văn hiến là gì? Đó là khi vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long. Quyết định của một vị vua tài đức, kéo theo một triều đình, và sau đó là tất cả những thảo dân đã được trở thành công dân, gia nhập vào quyết định có văn bản lập hiến, văn bản của một quốc gia. Không phải lối cà kê kể chuyện truyền miệng của dã sử. Đó là thời gian để một Thăng Long có quyền tự hào hiếm có khi so sánh với nhiều thành phố lớn khác trên thế giới.

Một ngàn năm là gì? Đó là thời gian gần bằng một nửa thời gian lịch sử có ghi chép của nhân loại. Mà lịch sử này không phải lịch sử của thôn dã, mà là lịch sử của văn minh đô hội. Nó nâng cấp cả trình độ sống của người dân từ làm nghề nông chân lấm tay bùn lên kẻ chợ - những người bắt đầu làm thợ thủ công và thương mại. Dân Thăng Long được mệnh danh là dân "kẻ chợ" từ rất sớm.

Đại lễ đã qua đi, những gì chúng ta thu hái không nhỏ chút nào, nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng những gì? Tất nhiên dư âm lớn nhất của nó lại vẫn nằm dọc xương sống của niềm tự hào. Trong Kinh Thánh có câu: "Kẻ nào được cho nhiều sẽ bị đòi lại nhiều".

...Phô bầy sự ích kỷ, tư hữu tiểu nông của người Việt

Tất nhiên chúng ta có một sự kiện tự hào 1000 năm, thì chính tại nơi đó sẽ xuất hiện một câu hỏi: Chúng ta có đủ phẩm chất để sống trong 1 quốc gia có thủ đô 1000 năm tuổi? Hay là chúng ta vẫn rời rạc, bê trễ, lộn xộn, xô bồ...tính cách của thứ thảo dân thủa hồng hoang?

Trình độ sống của công dân văn hiến hơn 1000 năm tuổi ra sao? Theo phóng sự điều tra trên truyền hình thấy rất rõ, ở ngay cạnh họ là những thùng rác rất lớn, nhưng người ta cũng mặc kệ chẳng cần ném rác vào. Vì thế đường phố trông như một khu vệ sinh không dùng giấy tự hoại. Thật là đáng buồn.

Chưa hết, sau đại lễ, những vườn hoa, mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, người ta vẫn đua nhau phá hoa như thể vườn hoa ở nơi công cộng không phải vườn hoa của nhà mình. Điều này rõ ràng phản ánh rằng, người ta xả rác vì coi đường phố không phải nhà mình, người ta phá hoa vì cũng nghĩ như vậy.

Nào những đoàn người lũ lượt từ khắp nơi kéo về Hà Nội, đông đúc, chen chúc, nhếch nhác, đi không hàng lối... Đó là những người quê mùa, mới ra Hà Nội lần đầu ư? Không, có vô vàn những người sống ở Thủ đô đã lâu. Lại có cả những sinh viên là thành phần ưu tú, nhưng người ta ào ào phóng xe chẳng theo trật tự nào cả, phía trái, phía phải, vỉa hè, đi tuốt.

Trình độ sống của công dân văn hiến hơn 1000 năm tuổi ra sao? Theo phóng sự điều tra trên truyền hình thấy rất rõ, ở ngay cạnh họ là những thùng rác rất lớn, nhưng người ta cũng mặc kệ chẳng cần ném rác vào. Vì thế đường phố trông như một khu vệ sinh không dùng giấy tự hoại. Thật là đáng buồn.

Chưa hết, sau đại lễ, những vườn hoa, mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, người ta vẫn đua nhau phá hoa như thể vườn hoa ở nơi công cộng không phải vườn hoa của nhà mình. Điều này rõ ràng phản ánh rằng, người ta xả rác vì coi đường phố không phải nhà mình, người ta phá hoa vì cũng nghĩ như vậy.

Điều đó thể hiện sự ích kỷ của người Việt còn phô bày rất nặng. Công dân lập hiến đã hàng ngàn năm tuổi rồi , lẽ ra người ta phải biết sống "công lý". "Công lý" tức là giá trị lập hiến của chung, và phải biết tôn trọng những gì là của chung, nhưng chủ yếu chúng ta vẫn sống kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng".

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/images2052306Tamvocsaudaile5.jpg

Các dịch vụ lợi dụng Đại lễ đua nhau chặt chém

Thành phố lớn, thì phải có dự án lớn, và được tiến hành theo cách lớn. Rõ ràng chúng ta đã sống trong sự sửa soạn và tự hào từ mấy năm nay, vậy mà ngay trong năm nay, khi nhân dân khắp nơi đang phấn khích tư thế hân hoan tự hào, thì nhiều nơi bị đào bới đặt đường ống ở khắp nơi.

Việc này lẽ ra phải làm từ lâu, chứ không thể nước đến chân mới nhảy, nhưng thành phố lại giải thích rằng, vì kinh phí mới nhận được nên mới bắt tay làm. Cho đến ngày Đại lễ vẫn thấy cảnh ngổn ngang ở khắp mọi nơi. Tại sao? Có phải vì dù đã có một Thủ đô lập hiến cả ngàn năm, nhưng người ta vẫn chưa biết cách sống trong tinh thần công lý, mà chỉ vẫn sống trong tinh thần làng xã tủn mủn "ta về ta tắm ao ta/dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" và "phép vua thua lệ làng"...

Nước ta có mấy...Tràng An?

Trời ơi, còn các cô gái? Phụ nữ ở khắp nơi, vẫn được coi là những bông hoa tô điểm cho thành phố. Thế nhưng ngày nay, nhiều cô xuất hiện giống những "kẻ cướp" nhà băng sặc sỡ. Các cô quần áo sặc sỡ nhưng đội mũ trùm, lại còn áo chống nắng mỗi người mỗi kiểu, nhầu nhĩ nhét dưới cốp xe, đeo khẩu trang thường trực như thể xã hội lúc nào cũng có dịch hạch. Tại sao các cô, các chị không phải là những bông hoa tô điểm cho thành phố và cuộc đời?

Còn giới trí thức, học biết bao bồ chữ, vậy mà có câu thơ "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" cũng không lý giải được đến đầu đến đũa.

Bởi Tràng An là một tên riêng nhưng gọi biểu tượng cho tất cả mọi kinh đô, dù ở nước ta hay nước nào, người kinh đô đều phải là người sống có văn hóa cao nhất. Ấy vậy mà vẫn có những người đặt câu hỏi, ở nước ta có mấy Tràng An? Tràng An nằm ở đâu?

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/images2052309Tamvocsaudaile1.jpg

Áo chống nắng mỗi người mỗi kiểu, nhầu nhĩ nhét dưới cốp xe, đeo khẩu trang thường trực như thể xã hội lúc nào cũng có dịch hạch. Ảnh minh họa

Đã là câu chữ thì nó có nghĩa đen và nghĩa bóng, tại sao lại cứ đòi mỗi nghĩa đen? Tràng An ở đâu, hãy hỏi các nhà sử học, chứ đừng đi hỏi một câu ca dao mà không đúng địa chỉ. Giới học giả mà còn chưa lớn như thế, làm sao bắt các thứ dân phải lớn đây?!

Đại lễ vừa mới qua, cũng là "đại cơ hội" để chúng ta ngắm và kiểm duyệt lại mình. Tự sỉ hữu đạt tôn, người xưa nói, nghĩa là chúng ta hãy biêt tự sỉ để nâng cao mình lên. Những suy nghĩ chưa đủ của tôi là cách muốn tự nâng cao chính bản thân mình cùng với mọi người, để chúng ta xứng đáng là công dân của một nền văn hiến ngàn năm tuổi.

Vai diễn mới của Trung Quốc?

tuanvietnam.net:

Tác giả: Huỳnh Phan

Bài đã được xuất bản.: 18/10/2010 06:00 GMT+7

Theo GS Carl Thayer, Trung Quốc đã buộc phải đánh giá lại chính sách trước đây của mình, và đi tới quyết định cần phải thể hiện một vai trò mang tính xây dựng hơn, ít nhất trong hiện tại.

Khi các nước không muốn mạo hiểm quan hệ

Biển Đông với cách tiếp cận mềm tại ADMM+

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đã kể rằng, trong cuộc nói chuyện kéo dài 2 tiếng đồng hồ ở Khách sạn Majestic Sài Gòn đầu tháng 8, bên lề Hội nghị Quan chức quốc phòng chuẩn bị cho ADMM+8, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói: "Tôi theo dõi rất kỹ những bài viết của ông về Việt Nam từ nhiều năm nay. Có những bài tích cực, và có cả những đánh giá còn tiêu cực."

Lần này, chắc hẳn cái hũ đựng "đậu trắng", dành cho vị chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á, sẽ được Tướng Vịnh bỏ vào ít nhất thêm một hạt nữa.

Giáo sư Thayer đã đánh giá rất cao về kết quả ADMM+8, mà Tướng Vịnh được coi là người đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị thông qua các chuyến công du hàng tháng ròng thuyết phục các quốc gia được mời cử đại diện tham gia ở cấp cao nhất, cũng như dành một bất ngờ "thú vị" cho "người nổi tiếng" - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.

"Hội nghị đã cực kỳ thành công. Trung Quốc đã tham dự. Việt Nam đã khéo chuẩn bị một chương trình nghị sự khiến cho không nước nào cảm thấy bị cô lập", Giáo sư Thayer nhận xét với Tuần Việt Nam.

http://tuanvietnam.net/assets/images/LAD0551.jpgẢnh: Lê Anh Dũng

Theo Giáo sư Thayer, tiến bộ mang tính thực tiễn, được phản ánh trong Tuyên bố chung, sẽ được triển khai trong các hội nghị ở cấp quan chức cao cấp, với hội nghị đầu tiên vào ngay tháng 12 này. "Chẳng hạn, Úc và Malaysia sẽ đồng chủ trì nhóm công tác về an ninh biển", Giáo sư Thayer dẫn chứng.

Một điểm thành công nữa, tuy gián tiếp, của ADMM+8, theo Giáo sư Thayer, là các cuộc trao đổi song phương quan trọng đã diễn ra bên lề hội nghị giữa bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc với những người đồng cấp đến từ Mỹ và Nhật Bản.

Sự "đổi vai" giữa quốc phòng và ngoại giao, hay vai diễn mới của Trung Quốc

Vấn đề an ninh ở Biển Đông được hơn một phần ba số bộ trưởng quốc phòng nêu thẳng ra trong tham luận của mình, trong đó có Mỹ, Malaysia và Nhật Bản, sau sự khơi mào khéo léo của Thủ tướng nước chủ nhà trong diễn văn khai mạc. Tuy ông Nguyễn Tấn Dũng đề cập tới an ninh biển nói chung, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng trong Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng, với ASEAN là nòng cốt, vấn đề an ninh biển không thể không bao gồm chủ yếu là vùng biển liên quan tới tranh chấp giữa một nửa thành viên ASEAN với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã nhẫn nại ngồi nghe từ đầu đến cuối, dù không phải không có lúc ông sa sầm nét mặt.

Nhưng, dù sao, rõ ràng nhà quân sự chuyên nghiệp này đã có cách hành xử khá mềm mỏng, theo phong cách của một nhà ngoại giao. Hoặc chí ít không đến nỗi "võ biền" như nhà ngoại giao chuyên nghiệp Dương Khiết Trì cách đây gần 4 tháng tại diễn đàn an ninh khu vực (ARF) tại Hà Nội. Ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó đã bỏ ra khỏi phòng hội nghị, khi người đồng cấp phía Mỹ nêu quan ngại về nguy cơ bất ổn ở Biển Đông. Và, khi quay trở lại, Dương Tiên sinh đã "giận cá chém thớt" bằng cách hướng về phía ngoại trưởng Singapore, khi cao giọng "tràng giang, đại hải" về một âm mưu chống lại Trung Quốc.

Giáo sư Thayer nhận xét rằng Trung Quốc đã buộc phải đánh giá lại chính sách trước đây của mình, và đi tới quyết định cần phải thể hiện một vai trò mang tính xây dựng hơn, ít nhất trong hiện tại.

Truyền thông chính thống của Trung Quốc đã khẳng định điều này. Tại ADMM+4, vị đại diện phía Trung Quốc đã đưa ra 3 đề nghị hợp tác cụ thể. Đó là phối hợp nghiên cứu và xây dựng khuôn khổ cho hợp tác an ninh phi truyền thống, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, trợ giúp vật chất và chia sẻ thông tin, cũng như sẵn sàng cùng Việt Nam đồng chủ trì nhóm công tác về "hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai".

Có một điều trùng hợp khá thú vị là ngay sau khi ADMM+8 nhất trí thành lập nhóm công tác này, Trung Quốc đã có cơ hội thể hiện vai trò mới mang tính xây dựng của họ. Những ngư dân Việt Nam do Trung Quốc thả như đòi hỏi kiên quyết của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngay trước thềm ADMM+8, sau đúng một tháng bị phía chính phía Trung Quốc bắt giữ trái phép để đòi tiền chuộc, trên đường trở về đã gặp sự cố tàu chết máy. Khác với những lần trước, tàu họ đã được tàu tuần tra phía Trung Quốc đưa về một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để lánh nạn.

Gặp song phương với Mỹ, Trung Quốc muốn thoát khỏi sự cô lập

Cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng của hai nước Mỹ - Trung là một cơ hội thuận lợi để Trung Quốc chủ động nối lại sự gián đoạn của các cuộc tiếp xúc quân sự cấp cao giữa hai cường quốc này, do chính Trung Quốc chủ động tạo ra đầu năm nay. Theo như Trung Quốc đã tuyên bố, hành động này nhằm trả đũa việc chính quyền Obama quyết định bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan.

http://tuanvietnam.net/assets/images/3V9T0055-1.JPGẢnh: Kỳ Thanh

Những diễn biến gần đây trong quan hệ quân sự giữa hai nước, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, đã khẳng định điều này. Khoảng hai tuần trước khi ADMM+8 diễn ra, theo yêu cầu của Trung Quốc Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael Schiffer đã đến Bắc Kinh trong hai ngày, để thảo luận về việc nối lại quan hệ quân sự với Trung Quốc. Cuộc thảo luận nhằm mục đích chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ giữa ông Robert Gates và Thượng tướng Lương Quang Liệt tại Hà Nội, và xa hơn nữa là chuyến viếng thăm Trung Quốc sắp tới của ông Gates, thay cho chuyến đi mà Bắc Kinh đã hủy hồi tháng Sáu vừa qua.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Schiffer và các quan chức quân sự Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch cho các cuộc đàm phán quân sự ở Hawaii vào giữa tháng Mười, và sau đó sẽ là cuộc gặp cấp thứ trưởng giữa hai nước, ở Washington DC vào cuối năm nay.

Giáo sư Thayer cho rằng điều quan trọng nhất là Trung Quốc đã nhận được một thông điệp hữu ích. Sau khi đã "đi quá xa", họ đã chợt giật mình thấy quá lẻ loi và bị cô lập.

"Những hành động hiếu chiến trên biển của nước này đã trở thành một mối quan ngại về an ninh của các nước trong khu vực. Và, hơn nữa, Trung Quốc đã buộc phải thích ứng với một thực tế rằng Mỹ đang sử dụng rất tốt "con bài đa phương", Giáo sư Thayer chỉ rõ.

Giáo sư Thayer đã lưu ý rằng hành động trả đũa của Trung Quốc với Mỹ không phải xuất phát từ hợp đồng mua bán vũ khí đó. Bởi, theo ông, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã diễn ra nhiều năm nay, và nằm trong khuôn khổ một chương trình đã được cơ quan lập pháp nước này phê chuẩn.

"Đó chỉ là cái cớ. Lý do chủ chốt thực ra nằm ở chỗ các sĩ quan cao cấp của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc (PLA) lúng túng không biết phản ứng ra sao trước vvụ chìm khu trục hạm của Hàn Quốc. Sự cố này đã làm hỏng mọi công sức mà PLA đã bỏ ra từ năm 1995 nhằm ngăn Hải quân Mỹ tiến gần bờ biển nước này", Giáo sư Thayer giải thích.

Theo phân tích của ông, vụ chìm tàu Cheonan đã làm khăng khít lại mối quan hệ đồng minh, đã phần nào lỏng lẻo, giữa Mỹ và Hàn Quốc. Hai quốc gia ở hai bờ Thái Bình Dương này đã tiến hành tập trận chung ở khu vực ngoài khơi Trung Quốc, và Nhật Bản đã ngay lập tức "quay trở lại vòng tay của đồng minh Mỹ".

"Trung Quốc khó có thể hòa giọng với Hàn Quốc và Mỹ trong việc chỉ trích CHDCND Triều Tiên. Vì vậy PLA đã đánh lạc hướng bằng cách tổ chức một cuộc tập trận hải quân một cách ồn ào, và bật đèn xanh cho các sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu nổ trên các phương tiện truyền thông", Giáo sư Thayer phân tích.

Việc ông Robert Gates vui vẻ nhận lời mời của người đồng cấp Trung Quốc, và chuyến thăm này dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2011, cho thấy phía Mỹ cũng thực sự muốn tăng cường quan hệ quân sự với cường quốc Đông Bắc Á này. Nhằm đảm bảo cho không có sự cố nào xảy ra làm ảnh hưởng đến tự do hàng hải và thương mại - lý do chủ yếu khiến họ can dự trở lại Đông Á, trong đó có khu vực Đông Nam Á và Biển Đông.

Nhật muốn hữu hảo, Trung Quốc bớt làm cao

Trong khi đó, cuộc gặp giữa những người đứng đầu ngành quốc phòng của hai quốc gia Đông Bắc Á, không phải trong phòng họp chính thức mà tại quán cà phê trong khách sạn. Dường như hai bên vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng thảo luận giải pháp cho cuộc khủng hoảng liên quan tới "sự kiện biển Hoa Đông".

Nhà báo Greg Torode tờ nhật báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), khi đến Hà Nội đưa tin về ADMM+8, đã nói với người viết rằng nếu phải viết lại bài Chuẩn kép (đăng trên SCMP khoảng 3 tuần trước hội nghị này và Tuần Việt Nam đã đăng bản dịch với tiêu đề Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo), ông không biết phải bổ sung thêm gì vào cái kịch bản giả định đó. Bởi, diễn biến sau đó đã vượt quá xa so với sức tưởng tượng của nhà bình luận, được coi là khá am hiểu về Biển Đông, của SCMP.

Hơn một tháng trước khi ADMM+8 diễn ra, một tàu đánh cá Trung Quốc lao vào tàu tuần tra của Nhật gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản đang kiểm soát. Thuyền trưởng tàu đánh cá đã bị bắt giữ để thẩm vấn về mục đích của hành động này.

Trưởng ban châu Á của SCMP đã đưa ra giả định trong bài viết:

"... Chúng ta cũng hãy "tưởng tượng" xem nếu thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc hiện đang bị giam giữ chỉ là một trong hàng trăm ngư dân đã bị phía Nhật Bản bắt và tống giam trong suốt 18 tháng qua? Lại "tưởng tượng", nhiều người trong số đó còn bị lực lượng tuần tra Nhật Bản đánh đắm tàu thuyền, bị tịch thu phương tiện đánh bắt?

Và "tưởng tượng" tiếp, Nhật Bản ra giá hàng ngàn đô la để đổi lấy tự do cho mỗi ngư dân? Chính phủ dĩ nhiên phản đối việc trả tiền chuộc, trong cơn tuyệt vọng để được gặp lại chồng, cha, con, anh em mình, gia đình các nạn nhân đành phải cắn răng thanh toán khoản tiền chuộc "tự cứu mình". Các tin đồn còn cho rằng một số ngư dân thậm chí đã bị giết."

Người sinh viên đại lục được Torode hỏi cũng đã chỉ có thể tưởng tượng rằng "sẽ có một làn sóng căm giận đối với chính phủ Nhật""không thể tin rằng bất cứ thường dân Nhật Bản nào có thể được an toàn tại Trung Quốc". Nhưng, những phản ứng sau đó của giới lãnh đạo Trung Quốc cho thấy linh cảm của chàng trai này rất nhạy, khi anh dự đoán rằng "không thể tưởng tượng nổi hậu quả".

Chưa kịp chờ phía Nhật đòi tiền chuộc, như giả định được đưa ra trong bài Chuẩn kép, Trung Nam Hải đã chủ động phản ứng lại một cách cực kỳ mạnh mẽ. Và không chỉ bằng lời nói.

Phía Trung Quốc đã cho bắt 4 công dân Nhật với cáo buộc họ quay phim trái phép khu vực quân sự. Đây là một hành động trả đũa khá cứng rắn, nhưng không phải ít xảy ra theo thông lệ quốc tế. Tiếp theo là tuyên bố tạm ngừng các tiếp xúc từ cấp địa phương đến cấp cao với Nhật Bản.

Nhưng trang hảo hán đang lên cơn say đòn không chỉ dừng lại ở đó, mà tiếp tục tung ra hai cú đòn quyết định về kinh tế và chính trị về phía võ sĩ đạo xứ Phù Tang. Đòn đầu tiên là quyết định ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, gây nguy cơ khốn đốn cho hai ngành công nghiệp ô tô và điện tử nước này. Đòn thứ hai là, sau khi viên thuyền trưởng đã được thả, chính phủ Trung Quốc đã không chỉ một lần yêu cầu chính phủ Nhật phải chính thức xin lỗi.

Đặc biệt, cảnh viên thuyền trưởng được chào đón ở sân bay, với vòng hoa được trang trọng quàng lên người, khiến những người xem truyền hình không khỏi phải suy nghĩ. Nhất là người Nhật Bản và đồng bào của hàng trăm ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt trong nhiều năm qua.

"Dường như ông ta không phải là một ngư dân vừa được thả nhờ sức ép mọi mặt của chính phủ Trung Quốc, mà là một vị anh hùng vừa hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ quốc gia quan trọng", một phóng viên của NHK (Nhật Bản), đài truyền hình đã phỏng vấn được những ngư dân ở Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc bắt để đòi tiền chuộc để phát trên kênh quốc nội của đài này vào cùng thời điểm với bài báo của Greg Torode), nhận xét với người viết.

Có một chi tiết đáng lưu ý là cuộc gặp này chỉ diễn ra sau khi cuộc gặp song phương Nhật - Mỹ, khi Nhật muốn tham khảo lập trường của đồng minh số một này. Giới quan sát đều nhận xét, cuộc gặp song phương Trung - Nhật dường như chỉ mang nặng tính xã giao và thăm dò lẫn nhau, trước khi nguyên thủ hai quốc gia này có thể gặp nhau, cũng tại Hà Nội vào cuối tháng này, như phía Nhật Bản vừa công bố.

Còn nhớ, trong cuộc gặp song phương Trung - Nhật kéo dài gần nửa tiếng bên lề ASEM 8 tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người được săn đón nhất tại diễn đàn này, đã thẳng thừng từ chối đề cập tới "sự kiện biển Hoa Đông" trước đề nghị của người đồng cấp Naoto Kan.

Những hệ quả tất yếu

Cũng cần nói thêm rằng NHK là hãng truyền thông nước ngoài đầu tiên được tiếp xúc với các ngư dân bị Trung Quốc tịch thu tàu và ngư cụ, cũng như phải nộp tiền chuộc để được tự do. Trong đó có một ngư dân đã bị khuynh gia bại sản và hiện đang phải kiếm sống qua ngày trên đất liền với nỗi nhớ biển đến nôn nao, sau khi 4 lần bị phía Trung Quốc bắt.

Phóng sự này đã được phép thực hiện xong khoảng 10 ngày sau khi Nhật bắt tàu cá Trung Quốc và một tuần sau khi Trung Quốc bắt tàu cùng 9 ngư dân Việt Nam. Và NHK, sau đó đã phát tiếp trên kênh quốc tế của đài này thêm hai lần nữa trước khi ADMM+8 khai mạc.

Nhà quay phim của một hãng truyền thông nước ngoài, người may mắn quay được cảnh hai bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản gặp nhau tại quan cà phê khách sạn, đã nhận xét: "Có lẽ, sau những chuyện này, mối quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật sẽ được mở rộng, chứ không chỉ bó gọn trong lĩnh vực kinh tế, hay sự ủng hộ lẫn nhau về ngoại giao nữa."

Còn Giáo sư Thayer cho rằng bài học cho Trung Quốc là những hành động của họ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông không thể được coi là tách rời nhau và nhận thức về sự hiếu chiến của họ đã dẫn tới hệ quả là các quốc gia trong khu vực đang đòi hỏi Mỹ phải có vai trò mạnh mẽ hơn.

"Tóm lại, Trung Quốc hẳn đã nhận thức được rằng lối hành xử của họ từ trước đến nay đã hoàn toàn phản tác dụng", Giáo sư Thayer kết luận.