21/10/2010 | 11:07:00
Ngày 20/10, giới chức cao cấp của Mỹ và Pakistan đã bắt đầu cuộc đối thoại chiến lược lần thứ ba trong năm nay tại thủ đô Washington, Mỹ.
Chương trình nghị sự cuộc đối thoại kéo dài ba ngày này tập trung vào các vấn đề như an ninh, kinh tế, nông nghiệp cùng các chủ đề khác.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Pakistan Shah Mehmood Qureshi dẫn đầu phái đoàn mỗi bên, cùng Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng quân đội hai nước.
Trong buổi làm việc đầu tiên, quan chức quốc phòng hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại khu vực biên giới Pakistan-Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đánh giá cao các chiến dịch truy quét phiến quân Taliban của quân đội Pakistan và khẳng định Washington mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với Islamabad không chỉ trong lĩnh vực an ninh.
Hai bên cũng đề cập tới khả năng Mỹ bán khí tài quân sự cũng như cung cấp các khoản viện trợ quân sự cho Pakistan.
Theo thông cáo báo chí của Nhà Trắng, cùng ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp đoàn đại biểu Pakistan dự cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Pakistan, một hoạt động mà ông đánh giá là rất quan trọng để đưa quan hệ giữa hai nước tiến tới mối quan hệ đối tác thực sự trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Tổng thống Obama và đoàn Pakistan đạt được sự nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường ổn định tại khu vực.
Nhà Trắng cũng cho biết Tổng thống Obama sẽ thăm Pakistan vào năm 2011, thay vì tới quốc gia Nam Á này vào tháng 11 tới trong khuôn khổ chuyến công du châu Á như kế hoạch trước đó.
Đánh giá về cuộc đối thoại chiến lược lần này, Phó đại diện đặc biệt của Mỹ tại Pakistan và Afghanistan, ông Frank Ruggiero nêu rõ các cuộc hội đàm nhằm tạo cơ hội để xoa dịu những căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa hai nước.
Washington cho rằng Islamabad chưa thực sự mạnh tay trấn áp lực lượng phiến quân Taliban trong phạm vi lãnh thổ của mình. Trong khi đó, Pakistan chỉ trích Mỹ chậm triển khai các gói viện trợ kinh tế và không đứng về nước này trong các vấn đề tranh chấp với Ấn Độ.
Ngoài ra, vụ máy bay trực thăng của NATO bắn nhầm khiến hai binh sĩ Pakistan thiệt mạng tại khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan hồi tháng trước khiến căng thẳng thêm gia tăng./.
Chương trình nghị sự cuộc đối thoại kéo dài ba ngày này tập trung vào các vấn đề như an ninh, kinh tế, nông nghiệp cùng các chủ đề khác.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Pakistan Shah Mehmood Qureshi dẫn đầu phái đoàn mỗi bên, cùng Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng quân đội hai nước.
Trong buổi làm việc đầu tiên, quan chức quốc phòng hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại khu vực biên giới Pakistan-Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đánh giá cao các chiến dịch truy quét phiến quân Taliban của quân đội Pakistan và khẳng định Washington mong muốn xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với Islamabad không chỉ trong lĩnh vực an ninh.
Hai bên cũng đề cập tới khả năng Mỹ bán khí tài quân sự cũng như cung cấp các khoản viện trợ quân sự cho Pakistan.
Theo thông cáo báo chí của Nhà Trắng, cùng ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp đoàn đại biểu Pakistan dự cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Pakistan, một hoạt động mà ông đánh giá là rất quan trọng để đưa quan hệ giữa hai nước tiến tới mối quan hệ đối tác thực sự trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Tổng thống Obama và đoàn Pakistan đạt được sự nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường ổn định tại khu vực.
Nhà Trắng cũng cho biết Tổng thống Obama sẽ thăm Pakistan vào năm 2011, thay vì tới quốc gia Nam Á này vào tháng 11 tới trong khuôn khổ chuyến công du châu Á như kế hoạch trước đó.
Đánh giá về cuộc đối thoại chiến lược lần này, Phó đại diện đặc biệt của Mỹ tại Pakistan và Afghanistan, ông Frank Ruggiero nêu rõ các cuộc hội đàm nhằm tạo cơ hội để xoa dịu những căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa hai nước.
Washington cho rằng Islamabad chưa thực sự mạnh tay trấn áp lực lượng phiến quân Taliban trong phạm vi lãnh thổ của mình. Trong khi đó, Pakistan chỉ trích Mỹ chậm triển khai các gói viện trợ kinh tế và không đứng về nước này trong các vấn đề tranh chấp với Ấn Độ.
Ngoài ra, vụ máy bay trực thăng của NATO bắn nhầm khiến hai binh sĩ Pakistan thiệt mạng tại khu vực biên giới Afghanistan-Pakistan hồi tháng trước khiến căng thẳng thêm gia tăng./.
(TTXVN/Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét