"Hậu" Đại lễ: Hãy biết tự sỉ để nâng cao mình lên

tuanvietnam.net:

Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức

Bài đã được xuất bản.: 18/10/2010 06:00 GMT+7

Sự ích kỷ của người Việt còn phô bày rất nặng. Công dân lập hiến đã hàng ngàn năm tuổi rồi, lẽ ra người ta phải biết sống "công lý". "Công lý" tức là giá trị lập hiến của chung, và phải biết tôn trọng những gì là của chung, nhưng chủ yếu chúng ta vẫn sống kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng".

Nếu yêu và hiểu, vẫn thấy Hà Nội rất đẹp
Đại lễ: Người bở hơi tai, người hụt hẫng

Đám cưới "siêu kim cương"...

Hào sảng, và hân hoan, ấy khi cả dân tộc ta cùng bước tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trái tim cả nước như đập cùng Hà Nội hồi hộp như những tân lang với tân nương của thời đại mới, sắp được bước vào "đám cưới vàng". Không, đúng ra đó là một đám cưới kim cương, hơn thế còn là siêu kim cương. Tại sao?

Với các đôi uyên ương, thời gian càng làm mòn cũ cảm giác tươi tắn của ngày song hỉ thì nó lại càng gia tăng tình nghĩa mặn nồng của đôi con tim đang song hành bước qua những thách thức của cuộc đời tiến về phía trước.

Vì thế mà con người mới tôn vinh con đường của cặp uyên ương theo thời gian, nào là đám cưới sắt, đám cưới đồng, đám cưới bạc, đám cưới vàng, và đám cưới kim cương. Người phương Tây có câu "niềm vui đám cưới kéo dài một ngày, nhưng nỗi lo hôn nhân kéo suốt một đời."

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cũng gần như vậy. Đó là số tuổi mà những công dân của nó hoàn toàn được phép tự hào như đang bước vào lễ cưới siêu kim cương. 1000 năm ư? Thế giới này có thể đã tồn tại dã sử mấy ngàn năm nhưng đó chỉ là dã sử. Còn quốc gia của lịch sử ghi chép bằng văn hiến thì có bao lâu.

Lần ngược lại, các văn bản lịch sử, thì người ta chỉ thấy rõ nhất giai đoạn từ 500 năm trước Chúa Jesus, được nhiều triết gia gọi là thời trục. Ở phương Đông thì có Lão Tử và Khổng Tử, ở phương Tây thì có những Socrate, Platon, Aristote... Nước Mỹ kia là một cường quốc về nhiều mặt kinh tế, khoa học, xã hội, nhưng chắc chắn về mặt thời gian mới có hơn vài trăm năm tuổi chỉ là một một tiểu quốc, một cậu bé "miệng còn hơi sữa" so với ông "Bành Tổ" Việt Nam.

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/asau2.jpg

Một ngàn năm là gì? Đó là thời gian gần bằng một nửa thời gian lịch sử có ghi chép của nhân loại.

Niềm tự hào về một Thăng Long- Hà Nội rất trọng đại và chính đáng, bởi vì chúng ta bước vào Đại lễ của nghìn năm văn hiến.

Văn hiến là gì? Đó là khi vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long. Quyết định của một vị vua tài đức, kéo theo một triều đình, và sau đó là tất cả những thảo dân đã được trở thành công dân, gia nhập vào quyết định có văn bản lập hiến, văn bản của một quốc gia. Không phải lối cà kê kể chuyện truyền miệng của dã sử. Đó là thời gian để một Thăng Long có quyền tự hào hiếm có khi so sánh với nhiều thành phố lớn khác trên thế giới.

Một ngàn năm là gì? Đó là thời gian gần bằng một nửa thời gian lịch sử có ghi chép của nhân loại. Mà lịch sử này không phải lịch sử của thôn dã, mà là lịch sử của văn minh đô hội. Nó nâng cấp cả trình độ sống của người dân từ làm nghề nông chân lấm tay bùn lên kẻ chợ - những người bắt đầu làm thợ thủ công và thương mại. Dân Thăng Long được mệnh danh là dân "kẻ chợ" từ rất sớm.

Đại lễ đã qua đi, những gì chúng ta thu hái không nhỏ chút nào, nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng những gì? Tất nhiên dư âm lớn nhất của nó lại vẫn nằm dọc xương sống của niềm tự hào. Trong Kinh Thánh có câu: "Kẻ nào được cho nhiều sẽ bị đòi lại nhiều".

...Phô bầy sự ích kỷ, tư hữu tiểu nông của người Việt

Tất nhiên chúng ta có một sự kiện tự hào 1000 năm, thì chính tại nơi đó sẽ xuất hiện một câu hỏi: Chúng ta có đủ phẩm chất để sống trong 1 quốc gia có thủ đô 1000 năm tuổi? Hay là chúng ta vẫn rời rạc, bê trễ, lộn xộn, xô bồ...tính cách của thứ thảo dân thủa hồng hoang?

Trình độ sống của công dân văn hiến hơn 1000 năm tuổi ra sao? Theo phóng sự điều tra trên truyền hình thấy rất rõ, ở ngay cạnh họ là những thùng rác rất lớn, nhưng người ta cũng mặc kệ chẳng cần ném rác vào. Vì thế đường phố trông như một khu vệ sinh không dùng giấy tự hoại. Thật là đáng buồn.

Chưa hết, sau đại lễ, những vườn hoa, mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, người ta vẫn đua nhau phá hoa như thể vườn hoa ở nơi công cộng không phải vườn hoa của nhà mình. Điều này rõ ràng phản ánh rằng, người ta xả rác vì coi đường phố không phải nhà mình, người ta phá hoa vì cũng nghĩ như vậy.

Nào những đoàn người lũ lượt từ khắp nơi kéo về Hà Nội, đông đúc, chen chúc, nhếch nhác, đi không hàng lối... Đó là những người quê mùa, mới ra Hà Nội lần đầu ư? Không, có vô vàn những người sống ở Thủ đô đã lâu. Lại có cả những sinh viên là thành phần ưu tú, nhưng người ta ào ào phóng xe chẳng theo trật tự nào cả, phía trái, phía phải, vỉa hè, đi tuốt.

Trình độ sống của công dân văn hiến hơn 1000 năm tuổi ra sao? Theo phóng sự điều tra trên truyền hình thấy rất rõ, ở ngay cạnh họ là những thùng rác rất lớn, nhưng người ta cũng mặc kệ chẳng cần ném rác vào. Vì thế đường phố trông như một khu vệ sinh không dùng giấy tự hoại. Thật là đáng buồn.

Chưa hết, sau đại lễ, những vườn hoa, mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, người ta vẫn đua nhau phá hoa như thể vườn hoa ở nơi công cộng không phải vườn hoa của nhà mình. Điều này rõ ràng phản ánh rằng, người ta xả rác vì coi đường phố không phải nhà mình, người ta phá hoa vì cũng nghĩ như vậy.

Điều đó thể hiện sự ích kỷ của người Việt còn phô bày rất nặng. Công dân lập hiến đã hàng ngàn năm tuổi rồi , lẽ ra người ta phải biết sống "công lý". "Công lý" tức là giá trị lập hiến của chung, và phải biết tôn trọng những gì là của chung, nhưng chủ yếu chúng ta vẫn sống kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng".

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/images2052306Tamvocsaudaile5.jpg

Các dịch vụ lợi dụng Đại lễ đua nhau chặt chém

Thành phố lớn, thì phải có dự án lớn, và được tiến hành theo cách lớn. Rõ ràng chúng ta đã sống trong sự sửa soạn và tự hào từ mấy năm nay, vậy mà ngay trong năm nay, khi nhân dân khắp nơi đang phấn khích tư thế hân hoan tự hào, thì nhiều nơi bị đào bới đặt đường ống ở khắp nơi.

Việc này lẽ ra phải làm từ lâu, chứ không thể nước đến chân mới nhảy, nhưng thành phố lại giải thích rằng, vì kinh phí mới nhận được nên mới bắt tay làm. Cho đến ngày Đại lễ vẫn thấy cảnh ngổn ngang ở khắp mọi nơi. Tại sao? Có phải vì dù đã có một Thủ đô lập hiến cả ngàn năm, nhưng người ta vẫn chưa biết cách sống trong tinh thần công lý, mà chỉ vẫn sống trong tinh thần làng xã tủn mủn "ta về ta tắm ao ta/dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" và "phép vua thua lệ làng"...

Nước ta có mấy...Tràng An?

Trời ơi, còn các cô gái? Phụ nữ ở khắp nơi, vẫn được coi là những bông hoa tô điểm cho thành phố. Thế nhưng ngày nay, nhiều cô xuất hiện giống những "kẻ cướp" nhà băng sặc sỡ. Các cô quần áo sặc sỡ nhưng đội mũ trùm, lại còn áo chống nắng mỗi người mỗi kiểu, nhầu nhĩ nhét dưới cốp xe, đeo khẩu trang thường trực như thể xã hội lúc nào cũng có dịch hạch. Tại sao các cô, các chị không phải là những bông hoa tô điểm cho thành phố và cuộc đời?

Còn giới trí thức, học biết bao bồ chữ, vậy mà có câu thơ "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" cũng không lý giải được đến đầu đến đũa.

Bởi Tràng An là một tên riêng nhưng gọi biểu tượng cho tất cả mọi kinh đô, dù ở nước ta hay nước nào, người kinh đô đều phải là người sống có văn hóa cao nhất. Ấy vậy mà vẫn có những người đặt câu hỏi, ở nước ta có mấy Tràng An? Tràng An nằm ở đâu?

http://tuanvietnam.net/assets/Uploads/images2052309Tamvocsaudaile1.jpg

Áo chống nắng mỗi người mỗi kiểu, nhầu nhĩ nhét dưới cốp xe, đeo khẩu trang thường trực như thể xã hội lúc nào cũng có dịch hạch. Ảnh minh họa

Đã là câu chữ thì nó có nghĩa đen và nghĩa bóng, tại sao lại cứ đòi mỗi nghĩa đen? Tràng An ở đâu, hãy hỏi các nhà sử học, chứ đừng đi hỏi một câu ca dao mà không đúng địa chỉ. Giới học giả mà còn chưa lớn như thế, làm sao bắt các thứ dân phải lớn đây?!

Đại lễ vừa mới qua, cũng là "đại cơ hội" để chúng ta ngắm và kiểm duyệt lại mình. Tự sỉ hữu đạt tôn, người xưa nói, nghĩa là chúng ta hãy biêt tự sỉ để nâng cao mình lên. Những suy nghĩ chưa đủ của tôi là cách muốn tự nâng cao chính bản thân mình cùng với mọi người, để chúng ta xứng đáng là công dân của một nền văn hiến ngàn năm tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét