Thứ bảy, 14/8/2010, 11:22 GMT+7
Ga xe điện Bờ Hồ năm 1936. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. |
Trung đoàn Thủ Đô đi đầu về đến phố Hàng Gai - Hà Nội, ngày 10/10/1954. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. |
Ga xe điện Bờ Hồ năm 1936. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. |
Trung đoàn Thủ Đô đi đầu về đến phố Hàng Gai - Hà Nội, ngày 10/10/1954. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. |
Quân Mỹ bắt đầu rút khỏi Iraq. |
Mỹ muốn thoát khỏi "bãi lầy" Iraq. |
Mỹ duy trì 50.000 quân ở Iraq từ nay tới cuối năm 2011. |
Nhà nghiên cứu chính trị là Tiến sĩ Hani Ashur khẳng định: “Việc bạo lực gia tăng cho thấy Thủ tướng Nuri al-Maliki thất bại trong việc giảm bạo lực”. |
Các lực lượng an ninh Iraq chưa đủ lớn mạnh. Ảnh minh họa. |
Sản lượng dầu Iraq vẫn rất thấp so với tiềm năng. |
Hình: navy.mil |
Thời gian gần đây, ở các trường học, đặc biệt là vùng đồng bằng và thành phố, việc sử dụng giáo án điện tử diễn ra khá phổ biến. Điều này thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học. Đây đồng thời là một chủ trương lớn do Bộ GD$ĐT phát động trong các năm học qua. Việc sử dụng giáo án điện tử được tiến hành với nhiều môn học khác nhau. Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, bên cạnh những ưu thế rõ rệt so với giáo án thông thường, việc sử dụng giáo án điện tử trong các tiết dạy cũng gây một số khó khăn trong việc dạy của thầy và việc học của trò.
Những ưu thế nổi bật từ việc sử dụng giáo án điện tử đã được thực tiễn kiểm nghiệm và khẳng định. Ưu thế nổi trội nhất là tiết kiệm thời gian ghi bảng, từ đó giáo viên có điều kiện dành nhiều thời gian hơn cho các phương pháp truyền thụ bổ trợ như đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh. Đặc biệt với cách trình bày sinh động, cách tạo hiệu ứng với những hình ảnh minh hoạ đã góp phần tạo sức lôi cuốn đối với học sinh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, việc sử dụng giáo án điện tử cũng gây một số khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Về phía người dạy, để chuẩn bị một tiết dạy bằng giáo án điện tử, người giáo viên phải tốn khá nhiều thời gian, công sức, thường là nhiều hơn từ hai đến ba lần so với soạn giáo án theo phương pháp truyền thống. Mặt khác để thường xuyên lên lớp bằng giáo án điện tử, mỗi giáo viên phải tự sắm cho mình phương tiện để thực hiện đó là máy tính cố định hoạc máy tính xách tay. Đối với giáo viên vùng đồng bằng, thành phố, việc mua một chiếc máy tính là không quá khó khăn nhưng đối với giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vệc mua một chiếc máy tính cũng làm tốn một số tiền khá lớn trong khi thu nhập của người giáo viên nhìn chung còn eo hẹp. Đó là chưa nói đến việc nhà trường phải trang bị hệ thống phòng học có máy chiếu đồng bộ. Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, khi sử dụng giáo án điện tử, người giáo viên thường chỉ quanh quẩn bên chiếc máy tính ít có điều kiện đi lại quan sát, do đó khả năng bao quát học sinh ít nhiều bị hạn chế.
Về phía người học, học sinh thường gặp khó khăn trong khâu ghi chép. Việc sử dụng quá nhiều hình ảnh minh hoạ cũng khiến học sinh bị giảm khả năng tập trung. Bên cạnh đó, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh không phải ở đâu cũng giống nhau, nhất là đối với học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa khả năng tiếp cận với công nghệ dạy học tiên tiến còn có một khoảng cách khá xa so với học sinh ở khu vực đồng bằng, thành phố.
Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy hiện nay là xu thế tất yếu nhằm ứng dụng ưu thế của công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên cần căn cứ vào đặc thù từng môn học, từng tiết học, từng đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất cụ thể để sử dụng giáo án điện tử trong thực tiễn giảng dạy. Tránh việc sử dụng giáo án điện tử theo phong trào - một biểu hiện của bệnh hình thức đang tồn tại trong một số nhà trường hiện nay.
Bùi Minh Tuấn
|
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, Thăng Long - Hà Nội đúng là mảnh đất dạn dày lửa đạn và cũng là một tòa thành bách chiến bách thắng bởi kẻ thù nào chạm tới mảnh đất thiêng này cũng đều phải tháo chạy. Mỗi tấc đất Thăng Long - Hà Nội còn ghi dấu biết bao sự tích oai hùng và cũng đượm thắm máu đào bao liệt sĩ.
Nhưng Thăng Long vì sao lại còn là "phi chiến địa"? Đúng, có câu thơ (khuyết danh): “Thăng Long phi chiến địa, Thiên hạ vạn đại xương”. Ngụ ý rằng, Thăng Long - Hà Nội là kinh đô, là trái tim của cả nước. Bất kỳ kẻ thù nào nhòm ngó đất nước ta đều nhắm vào địa linh này. Cho nên, Thăng Long mới là trận địa của bao cuộc chiến qua bao đời và tỏ rõ tinh thần bách chiến bách thắng. Nhưng cho dù là không kẻ thù nào khuất phục được, cho dù là luôn chiến thắng nhưng không ai lại muốn Thăng Long - Hà Nội lúc nào cũng là chiến địa? Vì thế, tác giả câu thơ trên muốn khẳng định một điều: Khi Thăng Long không phải là chiến địa (có nghĩa là không kẻ thù nào nhòm ngó đất nước) thì cuộc sống của mọi người sẽ mãi hạnh phúc.
Cầu Giấy – Hà Nội – nơi hai viên chỉ huy quân Pháp (Francis Garaier và Henri Rivière) lần lượt đền tội |
Rất có thể đây chính là nguyện vọng hòa bình của người dân Thăng Long - Hà Nội. Họ muốn Thăng Long không là chiến địa để thiên hạ muôn đời thịnh vượng. Như vậy, hai cách nói trên không có gì trái ngược nhau mà còn bổ sung cho nhau. Là vùng đất trăm trận chiến cho nên người Thăng Long hiểu thế nào là sự tàn phá của chiến tranh và do đó ý nguyện hòa bình đã trở thành niềm mong muốn thường trực của các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội.
Sự thực lịch sử là mấy chục năm sau khi Vương triều Lý định đô tại Thăng Long, Thủ đô của nước Đại Việt đã phải gồng mình chống lại dã tâm của quân xâm lược Tống. “Tiên phát chế nhân” các năm 1022, 1058. Nhà Lý đã cho quân sang đánh đòn cảnh cáo tại Cảng Khâm. Năm 1075, quân Tống tập trung binh lương lớn ở các cảng biển, địa phương gần biên giới, ráo riết chuẩn bị cuộc tiến công lớn bằng hai đường bộ và thủy vào nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện kế sách: “Ngồi yên đợi giặc không bằng ra tay trước để chặn thế mạnh của giặc”, cho quân tiến đánh các cảng Khâm và Liêm; rồi vây diệt thành Ung Châu. Chiến dịch tiến công của Lý Thường Kiệt sang đất địch thành công, bàn đạp Nam chinh của quân Tống bị công phá. Nhưng dã tâm xâm lược Đại Việt của Nhà Tống không suy giảm. Năm 1077, đại quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy theo đường bộ với sự hỗ trợ của cánh quân thủy của Dương Tùng Tiên theo đường biển tiến vào nước ta. Quân bộ giặc bị chặn đứng trước phòng tuyến Sông Cầu có đoạn gọi là "Như Nguyệt", quân đường biển bị quân thủy ta do Lý Kế Nguyên chỉ huy chặn ở Mũi Ngọc, Trà Cổ, hai cánh quân địch không phối hợp được với nhau. Đó là thời điểm bài thơ “Nam quốc sơn hà...” bất hủ vang lên. Chủ động đánh giặc từ xa, ngăn và diệt giặc từ sông Cầu, Thăng Long được bảo vệ nguyên vẹn, khẳng định rõ một chân lý: “Nước Nam là của người Nam”.
Trong thời Trần, cả ba lần quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, cả ba lần chúng đều đặt chân lên đất Thăng Long. Nhưng vào được tòa thành trống, quân giặc không thể biến Thăng Long thành bàn đạp tiến công tiêu diệt quân đội và triều đình Nhà Trần, càng không thể biến Thăng Long làm lị sở thống trị non sông Đại Việt. “Thăng Long phi chiến địa” còn có ý nghĩa ở phương diện này. Để rồi, trong khi để cho giặc “trú tạm” trong thành Thăng Long, quân và dân Đại Việt với “hào khí Đông A” trên dưới một lòng, vua tôi đồng thuận, đã lập nên một võ công oanh liệt: 3 lần đánh thắng đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, để sau này, khi Trần Phu sứ thần nhà Nguyên đặt chân đến nước ta, nghe tiếng trống đồng mà thêm bạc tóc:
“Bóng lòe gươm sắt lòng thêm đắng
Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa”
Thế kỷ 15 đất nước rơi vào ách đô hộ của giặc Minh; nghĩa quân Lam Sơn khởi nghĩa. Trải 10 năm nằm gai nếm mật, quân khởi nghĩa lớn mạnh tiến lên giải phóng đất nước. Một trong những mục tiêu là giải phóng Thăng Long (lúc này mang tên Đông Quan). Sau khi đánh trận tiêu diệt lớn ở Tốt Động - Chúc Động, Lê Lợi - Nguyễn Trãi một mặt thực hiện bao vây Đông Quan bằng quân đội và cả bằng đòn tâm lý chiến, tiến công Vương Thông và quân Minh bằng đạo lý hòa bình, nhân nghĩa Việt Nam. Sau chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang đại thắng, quân tiếp viện của nhà Minh thua trận, quân Minh ở Đông Quan phải bước vào “Hội thề Đông Quan” để được an thân rút về nước.
Với vị trí là kinh đô hoặc ngay cả khi không phải là kinh đô nhưng với vị trí đặc biệt của thủ phủ cả miền Bắc, thời nào Thăng Long cũng là mục tiêu chủ chốt của các đạo quân xâm lược hòng chiếm ưu thế chính trị-quân sự-kinh tế để thôn tính toàn cõi, áp đặt sự thống trị toàn diện. Thăng Long bị giặc đánh chiếm nhưng thời nào người Thăng Long cũng chủ động đứng ở tuyến đầu cùng binh sĩ triều đình, dân binh các địa phương đánh giặc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh, chính nhân dân các vùng Đầm Mực, Ngọc Hồi đã giúp quân của Vua Quang Trung công phá và bao vây, tiêu diệt quân giặc, người dân nội thành Thăng Long cũng có sáng kiến làm “con rồng lửa” đốt trại giặc Thanh. Để rồi quân giặc bị bất ngờ, hoảng loạn mà chịu chết ở Đống Đa hay đạp lên nhau mà chạy, đứt cả cầu phao qua sông Hồng, xác trôi theo dòng nước xiết. Để rồi đoàn quân chiến thắng của Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến vào thành giữa rừng người dân chào đón.
"Đầy đường già trẻ cùng nhau nói
Thăng Long nay lại thuộc về ta"
Sông Như Nguyệt, nơi có phòng tuyến chống quân xâm lược nhà Tống |
Tiếp nối truyền thống Thăng Long, Đông Đô, thành Hà Nội đã nêu một tấm gương đánh giặc kiên cường với hình ảnh tiêu biểu của các tổng đốc Nguyễn Tri Phương (1873) Hoàng Diệu (1882) “treo mình tử chiến giữ thành” những năm thực dân Pháp mở rộng xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ 19. “Hà thành thất thủ” nhưng người Thăng Long không chịu bó tay chịu chết. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống giặc Pháp xâm lược liên tiếp nổ ra. Hai viên chỉ huy quân Pháp Francis Garaier và Henri Rivière lần lượt đền tội ngay tại vùng đất Hà Nội. Nghĩa quân Yên Thế, ròng rã trong 30 năm làm cho giặc Pháp ở Hà Nội ăn không ngon ngủ không yên.
Lịch sử của Thăng Long - Hà Nội bao giờ cũng vậy. Dã tâm xâm lược Việt Nam của giặc ngoại xâm hàng bao thế kỷ đều bị đập tan với những trận “quyết chiến chiến lược” trong và ngoài Thăng Long.
“Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”
Vào năm 1288, sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 3, nhà vua anh minh Trần Nhân Tông đã có hai câu thơ như vậy. Đó cũng là một thời “Thăng Long phi chiến địa” tự đốt cháy mình để giành chiến thắng./.
Hà Thành (Báo TNVN)'Tôi đã cắn rách dép da để cứu anh lái tàu'
Bất chấp tiếng hô “tàu cháy”, anh Đại vẫn bám trụ trong buồng lái, vừa cạy ốc tháo ghế cứu ông Thức, vừa khóc. Đúng lúc ấy, điều kỳ diệu đã đến, con ốc bung ra, anh ôm chầm thân thể lái tàu ướt đẫm máu, bế ra ngoài.
> Xả thân cứu cả đoàn tàu Thống Nhất/ Tàu hỏa húc xe tải, 3 toa lật nghiêng
Một tuần sau vụ tai nạn tàu hỏa sáng 6/8, trong căn nhà mái ngói hai gian ở thôn Mạc, xã Tiên Tân (Duy Tiên, Hà Nam), anh Nguyễn Quang Đại (43 tuổi) kể lại quá trình cứu lái tàu Trương Xuân Thức.
Nghe tin có vụ lật tàu, anh Đại phóng xe từ nhà ra hiện trường. Thấy một người chui ra từ buồng lái, anh tự nhủ lái tàu thường hai người, sao đây chỉ có một. Vội chạy lên buồng lái, ghé mắt vào trong, anh phát hiện một người đàn ông ngồi nguyên trên ghế lái, hai chân, hai tay bị kẹt cứng và do tàu lật nghiêng nên tư thế bị treo ngược.
Anh la lớn “Vẫn còn người trên tàu”, rồi đập vỡ cửa kính lao vào trong. Sờ mặt người lái tàu thấy vẫn còn thở, nhưng máu từ trán, mặt, tay, chân đang chảy ra đầm đìa, anh Đại ôm vội lấy người lái tàu định kéo ra ngoài, song không tài nào kéo được. Toàn thân ông ấy đang bị ép chặt giữa ghế ngồi và phần đầu tàu.
Máu ông Thức chảy liên tục, anh Đại liền vơ chiếc khăn mặt trên đầu tàu xé làm đôi, quấn chặt lấy cánh tay trái dập nát của nạn nhân. Nửa còn lại của chiếc khăn, anh dùng lau mặt cho ông Thức, rồi lấy thuốc lào trong túi đắp vào các vết rách ở trán, mặt, mũi để cầm máu.
Vợ chồng anh Nguyễn Quang Đại làm nông nghiệp, thời gian nông nhàn anh làm thêm nghề mộc. Ảnh: Hoàng Thùy. |
“Ngày đi bộ đội, gặp nhiều trường hợp bị thương nên tôi hiểu phải nhanh chóng cầm máu, không thì nguy mất. Anh ấy bị mắc kẹt, đợi đến lúc đưa được ra ngoài băng bó thì có lẽ chết vì mất máu”, người nông dân nhỏ thó, da đen bóng nở nụ cười hiền lành.
Sau 15 phút sơ cứu, anh Đại lại lau mặt cho nạn nhân, kiểm tra đầu, tai, mắt rồi thở phào “tạm ổn rồi, giờ chỉ cần đưa anh ấy ra ngoài là sẽ được cứu sống”. Nhưng lúc này, do ông Thức đã ngất vì kiệt sức, anh Đại lại phải bấm huyệt, xoa bóp giúp ông dần tỉnh lại.
Việc đưa ông Thức ra khỏi vị trí đang mắc kẹt không hề dễ dàng. Nhân viên cứu hộ bắt đầu dùng cần cẩu để nâng đầu tàu ra nhằm giải thoát nạn nhân. Nhưng vừa kéo lên chút đỉnh thì ông Thức nhăn mặt đau đớn. Anh Đại đề nghị dừng ngay bởi cần cẩu can thiệp càng làm ông Thức bị ép chặt.
Ở thời khắc nguy nan, trong đầu anh chợt lóe lên suy nghĩ đã là ghế thì phải di chuyển được. Dùng đèn điện thoại soi về phía sau ghế, anh mừng rỡ reo lên “em tìm được cách cứu anh rồi” và hồ hởi băng sang đường vào nhà một người sửa xe máy mượn toàn bộ cờ-lê, mỏ lết.
Chiếc ghế có 5 con ốc và hai cái chốt. Anh tháo được 4 ốc và 2 chốt, nhưng con ốc cuối cùng thì không tài nào tháo được bởi nó đã bị bẹp dúm. Hai chiếc cờ-lê đã gãy nhưng con ốc vẫn không nhúc nhích. Gần như tuyệt vọng, anh Đại ôm lấy ông Thức khóc “trời không cho em cứu anh rồi”.
“Trong nước cờ cuối cùng, tôi đã hét mọi người ở ngoài có cái gì có thể mở được chiếc ốc thì ném vào đây. Cũng may trong số đó có một chiếc móc lốp, và chính nó đã giúp tôi cứu được anh”, anh Đại cho hay.
Anh Đại kể cho đến giờ, điều anh nhớ nhất vẫn là “nước” cuối cùng. Trong lúc đang cố gắng cứu ông Thức thì ở bên ngoài hô “tàu cháy rồi”. Người hỗ trợ giục anh ra, nhưng anh vừa cố sức cạy chốt của con ốc cuối, vừa làm, vừa khóc “nếu thực sự tàu cháy thì trời không cho em cứu anh”.
Nhưng chính trong giây phút ấy, điều kỳ diệu đã đến, con ốc cuối bung ra. Anh ôm chầm lấy người lái tàu đang ướt đẫm máu lôi ra.
“Tưởng vậy là xong nhưng chân phải của anh ấy vẫn bị một thanh sắt ép chặt. Nhìn kỹ tôi thấy chân anh đi dép da, chỉ cần lấy được dép là người sẽ thoát. Tôi định lấy dao khoét nhưng sợ làm anh bị thương. Tay anh ấy đã dập nát rồi, giờ khoét chân thì sau này sống thế nào. Vậy là tôi dùng miệng cắn rách chiếc dép và bế anh ra ngoài”, anh Đại nhớ lại.
Trong suốt 2 tiếng hì hục trong buồng lái tối om, ngột ngạt vì quá chật, anh Đại cho biết nhiều lần phải hét lên với ông Thức “nếu anh muốn về với vợ con thì đừng rên nữa, để em còn tâm trí mà giúp anh”.
“Đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao lúc ấy mình khỏe thế. Tay chân bị đầu tàu đè cho thâm tím mà không cảm thấy gì. Ngay cả đến lúc người ta hô tàu cháy tôi cũng chỉ nghĩ phải cứu được anh Thức. Nghĩ dại, nếu chẳng may tàu nổ thì vợ con tôi sẽ ra sao”, anh Đại cười.
Ngôi nhà vợ chồng anh Đại khá tuyền toàng, nhưng ấm cúng. Trong ảnh là vợ chồng anh cùng 3 con. Ảnh: Hoàng Thùy. |
Ông Nguyễn Đình Thông, Giám đốc Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, xúc động cho biết: “Sau tai nạn, anh Thức bị mắc kẹt vào ghế, nếu muốn đưa ra thì phải cưa chân. Nhưng anh Đại đã không làm thế, nhanh ý đi mượn cờ-lê về tháo ốc vít. Rồi lúc nghe báo cháy, anh Đại vẫn cần mẫn tháo ghế, đưa anh Thức ra ngoài”.
Ông Thông cho biết thêm, sở dĩ không thể dùng cưa máy đưa nạn nhân ra vì có rất nhiều dầu mỡ tràn ra ngoài, nếu dùng cưa thì có thể gây cháy, càng nguy hiểm hơn. "May quá, trong lúc nguy cấp, nhờ sự thông minh, dũng cảm của anh Đại mà anh Thức đã được cứu sống", ông Thông nói.
* Clip khắc phục sự cố lật tàu |
Nghe chồng kể về việc cứu người, chị Ngô Thị Thục không tỏ ra ngạc nhiên mà cho biết tính chồng chị là vậy, rất hay giúp người. Thời con đi bộ đội ở Tây Bắc, một đồng đội của anh không biết bơi, bị lũ cuốn trôi. Ai cũng sợ không dám bơi ra, nhưng anh Đại đã mưu trí xé màn, võng nối lại, buộc vào người mình và bơi ra giữa dòng nước cứu bạn.
"Phục viên về quê, đi đâu thấy người gặp nạn anh đều giúp. Có lần đi chợ bán rau từ 5h sáng, một người phụ nữ đi xe đạp bị ôtô tông rồi bỏ chạy, anh đã bỏ hết rau của mình lại vệ đường, đèo người ta vào bệnh viện. Sau này, gia đình họ đã tìm tới để cảm ơn", chị Thục kể.
Mong muốn lớn nhất của anh Đại là ngành đường sắt làm rào chắn ở những nơi có đường dân sinh cắt ngang với đường sắt. “Cứ tình trạng đường sá mọc tự phát, cắt qua đường sắt thế này thì nguy hiểm đến tính mạng người dân, người đi tàu nữa”, anh Đại nói.
Hoàng Thùy
TIN BÀI MỚI | |
---|---|
Hình minh họa. |
Ngày 11/8, các chuyên gia y tế Anh cho biết, 1 loại vi khuẩn có khả năng chống lại các loại kháng sinh cực mạnh được phát hiện tại một bệnh viện ở Anh. Loài "siêu vi khuẩn" này có thể sẽ lây lan ra khắp thế giới.
Loại vi khuẩn này có tên NDM-1 có thể đã lây lan sang cơ thể những bệnh nhân Anh từng đến Ấn Độ hoặc Pakistan chữa bệnh. Sau đó những người này quay trở về nước để tiếp tục điều trị nên vi khuẩn NDM-1 đã được tìm thấy ở bệnh viện của Anh.
Hiện vi khuẩn NDM-1 đã được tìm thấy trên cơ thể 50 bệnh nhân tại Anh, tuy nhiên các chuyên gia lo ngại nó sẽ lây lan trên phạm vi toàn cầu.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy, NDM-1 có thể tồn tại bên trong các vi khuẩn khác như E.coli và khiến "vi khuẩn chủ thể" có khả năng kháng lại một trong những loại kháng sinh mạnh nhất là Carbapenems.
Ngoài ra, vi khuẩn NDM-1 có thể "nhảy" sang hỗ trợ các chủng vi khuẩn khác vốn đang làm đau đầu giới chuyên gia nghiên cứu thuốc kháng sinh. NDM-1 có tốc độ lây lan nhanh chóng từ người sang người và sẽ bùng phát ra khắp nơi trên thế giới. Nếu điều đó xảy ra, việc chữa trị sẽ là "không thể".
Một số ca lây nhiễm NDM-1 khác cũng đã được phát hiện tại Mỹ, Canada, Australia, Hà Lan và có nguy cơ trở thành một đại dịch nghiêm trọng.
Loại siêu vi khuẩn này có thể hủy hoại các thuốc kháng sinh. | 'Siêu vi khuẩn': họa lớn của loài người?Thứ Năm, ngày 12/08/2010, 08:48 (Tin tuc 24h) - Siêu vi khuẩn này có khả năng chống lại các loại thuốc kháng sinh. Đó là cảnh báo của các chuyên gia y học trên thế giới. Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày |
Một nhóm “siêu vi khuẩn” có khả năng kháng lại tất cả các loại thuốc đã lan từ Nam Á sang Anh và có khả năng lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Các chuyên gia y tế Anh và Ấn Độ đã phát đi cảnh báo trên với sự lo ngại thật sự.
Nghiên cứu vi khuẩn tại một phòng thí nghiệm ở châu Âu.
Các chuyên gia y tế Anh và Ấn Độ cảnh báo một nhóm “siêu vi khuẩn” có khả năng kháng lại tất cả các loại thuốc kháng sinh đã lan từ các nước Nam Á sang Anh, và có thể sẽ lây lan trên phạm vi toàn thế giới.
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Anh The Lancet, nhóm chuyên gia do bác sĩ Timothy Walsh thuộc ĐH Cardiff (Xứ Wales) và Karthikeyan Kumarasamy thuộc ĐH Madras (Ấn Độ) dẫn đầu, khẳng định các vi khuẩn chứa enzym New Delhi metallo-ß-lactamase (viết tắt là NDM-1) đã lan từ Ấn Độ và Pakistan sang các bệnh viện tại Anh.
Bác sĩ Walsh đã phát hiện enzym NDM-1 từ năm ngoái ở vi khuẩn viêm phổi Klebsiella và E.coli trong cơ thể một bệnh nhân Thụy Điển ở Ấn Độ. Vi khuẩn chứa NDM-1 có thể kháng lại hầu hết mọi loại thuốc kháng sinh, kể cả carbapenem - nhóm kháng sinh mạnh nhất, được xem là vũ khí cuối cùng để trị các loại vi khuẩn nguy hiểm. Chỉ có hai loại kháng sinh tỏ ra có công hiệu là tigecycle và colistin.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cả hai loại kháng sinh này cũng đều không thể diệt được vi khuẩn chứa NDM-1. Các trường hợp nhiễm vi khuẩn E.coli thông thường có thể nhanh chóng hồi phục, nhưng nếu vi khuẩn E.coli lại có chứa enzym NDM-1 thì nguy cơ tử vong rất cao.
Lây qua đường du lịch y tế
Bác sĩ Walsh cho biết hiện tượng vi khuẩn chứa NDM-1 kháng lại tất cả mọi loại kháng sinh được gọi là “kháng diện rộng”. “Một năm trước, chưa từng ai nghe đến hiện tượng kháng diện rộng này” - ông nhấn mạnh. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện 44 trường hợp nhiễm vi khuẩn chứa NDM-1 ở Chennai, 26 trường hợp ở Haryana tại Ấn Độ, 73 trường hợp khác ở nhiều địa điểm tại Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan.
Số trường hợp nhiễm vi khuẩn chứa NDM-1 ở Anh đã lên đến 50 và hiện đang tăng. Trong số này có 17 trường hợp là những người từng đến và nhập viện ở Ấn Độ và Pakistan, số còn lại đã đến Ấn Độ để phẫu thuật chỉnh hình.
Nhóm nghiên cứu cho biết đáng ngại là phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh ở Chennai và Haryana là cùng trong cộng đồng. Do đó, có thể khẳng định vi khuẩn chứa NDM-1 đã tồn tại trên diện rộng ở các khu vực này. Tại các bệnh viện ở Anh, hiện tượng vi khuẩn chứa NDM-1 lây lan từ người sang người đã được ghi nhận.
“Rõ ràng ngành y tế Anh đang đứng trước một thử thách lớn - bác sĩ David Livermore thuộc Cơ quan Bảo vệ sức khỏe (HPA) ở London nhận định - Chúng ta cần kiểm soát dịch bệnh ngay từ bây giờ thay vì chờ đến khi hàng ngàn người bị lây nhiễm”.
Theo các chuyên gia, cách hiệu quả nhất để ngăn chặn vi khuẩn chứa NDM-1 là lập tức cô lập các bệnh nhân bị lây nhiễm, tẩy trùng các bệnh viện, còn các bác sĩ và y tá phải thường xuyên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn.
Hiện các bệnh viện ở Anh đang điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp tích hợp nhiều loại thuốc kháng sinh cùng lúc. Một số bệnh nhân đã hồi phục, nhưng một số đang bị nặng, có những trường hợp đã nhiễm trùng máu.
Bộ Y tế Anh một mặt lên tiếng cảnh báo về vi khuẩn chứa NDM-1; mặt khác, người phát ngôn Bộ Y tế Anh khẳng định bộ “đang hợp tác chặt chẽ với HPA. Các bệnh viện cần đảm bảo kiểm soát hiệu quả các trường hợp lây nhiễm để ngăn chặn dịch bệnh lây lan”.
NDM-1 dưới kính hiển vi.
Nguy cơ lây nhiễm toàn cầu
Không giống như các loại “siêu vi khuẩn” phổ biến khác như MRSA hay C. difficile, vi khuẩn chứa NDM-1 có khả năng truyền enzym NDM-1 sang các loại vi khuẩn khác. Nguyên nhân là do NDM-1 tồn tại dưới các cấu trúc ADN gọi là plasmid. Các cấu trúc này lại dễ dàng nhân bản và “có thể lan sang hàng loạt vi khuẩn”.
Bác sĩ Walsh cảnh báo: điều đáng lo ngại là hiện y học chưa có loại kháng sinh hiệu quả nào chống lại được nhóm “siêu vi khuẩn” mới này. Nếu một nhóm “siêu vi khuẩn” tấn công nước Anh thì ngành y tế Anh sẽ “phải trải qua quãng thời gian mười năm đen tối, không có bất cứ vũ khí gì để ngăn chặn dịch bệnh lây lan”.
Điều đáng sợ nhất, như nhóm nghiên cứu cảnh báo, là vi khuẩn chứa NDM-1 có thể lây lan từ người sang người. Do vậy có nguy cơ lan rộng trên phạm vi toàn cầu bởi có “nhiều người châu Âu và Mỹ cũng đến Ấn Độ để phẫu thuật chỉnh hình”. Bác sĩ Johann Pitout thuộc ĐH Calgary ở Canada cho rằng các bệnh nhân từng điều trị ở Ấn Độ và các nước Nam Á cần được kiểm tra y tế để xác định xem cơ thể họ có chứa vi khuẩn chứa NDM-1 hay không trước khi vào điều trị y tế ở các bệnh viện trong đất nước mình.
“Nếu phớt lờ nguy cơ này, sớm muộn cộng đồng y tế sẽ phải đối mặt với các loại vi khuẩn kháng carbapenem gây lây nhiễm trên diện rộng, rất khó chữa trị và đẩy chi phí y tế các nước tăng vọt” - bác sĩ Pitout cảnh báo. Còn giáo sư Christopher Thomas thuộc ĐH Birmingham (Anh) lại cho rằng hiện tượng “siêu vi khuẩn” chứa NDM-1 cho thấy các vấn đề y tế không còn mang tính cục bộ nữa, mà là những vấn đề toàn cầu.
"Campuchia muốn yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp và tổ chức một hội nghị về vấn đề tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Thái Lan," Thủ tướng Hun Sen tuyên bố trong một buổi lễ có sự tham dự của các nhà ngoại giao nước ngoài.
"Vấn đề này rất nóng bỏng. Nó có thể gây nên một cuộc đổ máu," ông cho biết thêm.
Theo ông, các nỗ lực song phương nhằm giải quyết cuộc xung đột với Thái Lan sẽ không có hiệu quả và kêu gọi Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước khác giúp giải quyết tranh chấp.
Căng thẳng giữa hai quốc gia đối với khu vực biên giới tranh chấp đã bùng phát sau các cuộc biểu tình của phong trào "Áo Vàng" ủng hộ hoàng gia tại Bangkok về vấn đề này.
Cuối tuần qua, các phương tiện truyền thông Thái Lan dẫn lời Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cho biết ông sẵn sàng sử dụng cả biện pháp ngoại giao và quân sự để giải quyết tranh chấp.
Phe đối lập Thái Lan đã cáo buộc chính phủ sử dụng cuộc tranh chấp để khơi dậy lòng yêu nước và thúc đẩy sự ủng hộ về chính trị ở trong nước.
Hôm 08/8, Thủ tướng Hun Sen đã viết thư gửi Liên Hiệp Quốc cáo buộc Thái Lan vi phạm nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc bằng việc đe dọa sử dụng vũ lực đối với Campuchia.
Campuchia có "quyền hợp pháp để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình trong trường hợp có hành động cố ý xâm lược," ông Hun Sen viết trong bức thư, đã được công bố cho các phương tiện thông tin.
Thủ tướng Abhisit hôm 09/8 cho rằng bức thư được viết dựa trên những thông tin không chính xác.
"Campuchia muốn tô vẽ một hình ảnh của Thái Lan như là một kẻ xâm lược hoặc sử dụng vũ lực, điều này không đúng sự thật," ông nói với các phóng viên.
Campuchia và Thái Lan đã triển khai quân đội tại khu vực biên giới tranh chấp của họ kể từ tháng 7/2008, khi ngôi đền cổ Preah Vihear được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Hồi tháng 6, quân đội hai nước đã xảy ra xung đột trên biên giới của họ, cuộc xung đột mới nhất trong hàng loạt các cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng.
- Những đám cháy rừng khủng khiếp đang diễn ra ở Nga là bức thông điệp khẩn cấp gửi đến với mọi người, mọi quốc gia, chung tay ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm mạnh sự phát thải khí nhà kính để cứu lấy Trái Đất.
TIN LIÊN QUAN |
---|
"Thủ phạm giấu mặt” của các đám cháy rừng
Các đám cháy rừng bùng phát trên khắp lãnh thổ nước Nga. Ảnh: Chinadaily. |
Những đám cháy rừng và than bùn tại Nga bắt đầu bùng phát vào thời điểm những ngày cuối tháng 7, sau hơn một tháng nước Nga phải chịu cảnh hạn hán và nắng nóng lên đến mức kỷ lục trong vòng 130 năm trở lại đây.
Tiếp đó, các đám liên tiếp bùng phát ở khắp nơi. Đến ngày 4/8, 22 chủ thể của nước Nga phát hiện các điểm cháy rừng với tổng diện tích lên đến hàng trăm ngàn hecta. Do thiếu phương tiện phòng cháy chữa cháy, thiếu cả nhân sự, một phần miền Trung nước Nga chìm trong khói lửa.
Tại khu vực thủ đô Matxcơva, các đám cháy rừng và than bùn cũng xuất hiện ở khắp nơi khiến khói bụi từ các đám cháy tràn vào thành phố khiến mức độ ô nhiễm ở thành phố này cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn an toàn. Hàng trăm người đã mắc bệnh do hít phải khói bụi từ các đám cháy rừng.
Những đám cháy rừng này đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga. Đã có ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 3.500 người khác rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất” do các đám cháy rừng.
Khoảng 1/5 sản lượng ngũ cốc của Nga bị tàn phá, làm tăng vọt giá lúa mì trên thị trường quốc tế đầu tuần qua. Tổng số thiệt hại mà nước Nga phải chịu, theo Kommersant, ước tính lên đến 15 tỷ USD.
Khói bụi bao trùm cả Matcơva. Ảnh: Chinadaily. |
Tuy vậy, các đám cháy vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cho đến ngày 9/8 vừa qua, các vệ tinh của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn tiếp tục ghi nhận hàng trăm đám cháy mới tại nhiều nơi ở Nga mặc dù Nga đã công bố tình hình các đám cháy đang dịu lại.
Phải nói rằng, nắng nóng và hạn hạn kéo dài ở mức kỷ lục chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra những đám cháy rừng khủng khiếp đang xảy ra ở Nga mặc dù cũng không thể loại bỏ nguyên nhân chủ quan từ sự bất cẩn của con người. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn thì thủ phạm gây ra những tai họa khủng khiếp này không chỉ là nắng nóng.
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng sự ấm lên của khí hậu toàn cầu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nắng nóng và khô hạn kỷ lục ở Nga trong những ngày tháng 7 vừa qua. Do vậy, chính sự biến đổi khí hậu toàn cầu là “thủ phạm giấu mặt” gây ra các đám cháy rừng ở Nga cũng như những thiên tai liên tiếp xảy ra tại Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Âu khác trong thời gian gần đây.
Cháy rừng ở Nga đang đẩy nhanh biến đổi khí hậu
Không chỉ gây thiệt hại lớn về người và của... |
Nếu như biến đổi khí hậu là nguyên nhân sau xa gây nên những trận cháy rừng thì đáng sợ hơn, chính những đám cháy trên quy mô rộng ở Nga đang là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu, theo một cảnh báo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).
Vào ngày hôm qua (10/8), các nhà khoa học thuộc tổ chức này tuyên bố, những vụ cháy rừng dữ dội chưa từng có xảy ra tại Nga, làm gia tăng lượng khí cacbon thải vào bầu khí quyển, có thể dẫn đến việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Các nhà sinh thái học của WWF cho rằng các đám cháy rừng và tình trạng khí hậu ấm lên tạo thành một quá trình tự thúc đẩy. Theo đó mật độ khí thải CO2 gia tăng trong khí quyển dẫn tới làm mất cân bằng hệ khí hậu, làm gia tăng số lượng và thời lượng những "sóng nóng".
Đến lượt mình, những "sóng nóng" này lại làm số vụ cháy rừng tăng lên. Mặt khác, lượng khí CO2 phát thải từ những đám cháy rừng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự cân bằng của khí hậu.
Các đám cháy rừng ở Nga đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu. |
Cũng trong một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 9/8, sản lượng lúa gạo tại các nước châu Á sẽ giảm do nhiệt độ Trái Đất ấm lên.
Nhóm nghiên cứu của FAO tính toán rằng, nhiệt độ tăng trong hơn 25 năm qua đã khiến sản lượng lúa gạo tại một số vựa lúa lớn ở châu Á giảm từ 10% đến 20%. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn khi nhiệt độ tiếp tục tăng vào giữa thế kỷ này. Và điều này sẽ là một vấn nạn thực sự với Châu Á, khi gạo là đồ ăn chủ yếu của khoảng 600 triệu người trong số 1 tỷ người nghèo nhất thế giới.
Như vậy, rõ ràng biến đổi khí hậu không chỉ là nguyên nhân gây ra những đám cháy rừng khủng khiếp mà còn để lại những hệ quả khôn lường tác động đến toàn bộ đời sống của nhân loại.
Những thiên tai liên miên tại khắp nơi trên thế giới trong những ngày gần đây có thể coi là một thông điệp sống và đầy nước mắt mang theo lời kêu gọi mọi người trên quả đất, chung tay ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm mạnh sự phát thải khí nhà kính ở mọi quốc gia trên hành tinh.
Thời khiết khắc nghiệt đang được thể hiện rõ trong mùa hè năm nay 2010, với lũ lụt ở Pakistan, Trung Quốc và trung Âu dường như “khớp” với đợt nắng nóng kỷ lục, cháy rừng ở Tây Âu và Nga.
Ở châu Á, các nước như Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Triều Tiên đang vật lộn để cứu sống, sơ tán những người bị nước lũ, lở đất, do mưa lớn kéo dài gây ra.
Cụ thể ở Pakistan, hàng ngàn người đã phải rời bỏ một thành phố lớn ở miền trung khi giới chức trách cảnh báo các dòng sông đang “tức nước” có thể “vỡ bờ” gây ngập lụt bất kỳ lục nào.
Mưa lũ dữ dội trên cả một diện tích rộng lớn ở Tây Bắc Pakistan đã làm hơn 1.600 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 15 triệu người Pakistan. Trận lụt tồi tệ nhất ở nước này có sức tàn phá có thể tồi tệ hơn cả ba thiên tai lớn gần đây cộng lại: trận động đất hồi tháng 1 ở Haiti, sóng thần năm 2004 và động đất năm 2005 ở Pakistan.
Trong khi đó lũ lụt ở khu vực Kashmir của Ấn Độ đã khiến 165 người thiệt mạng. Hiện hàng ngàn binh sỹ và lực lượng bán quân sự vẫn đang tiếp tục dọn dẹp đường sá, đống đổ nát của hàng trăm căn nhà bị san phẳng trong vùng Ladakh do trận mưa bão lớn hôm thứ sáu vừa qua để lại. Trong khi đó khoảng 200 người hiện vẫn đang mất tích.
Còn tại Trung Quốc, số người thiệt mạng trong trận lở đất do mưa lớn vào hôm thứ bảy vừa qua ở Cam Túc đã tăng lên hơn 700 người. Đất lở đã chặn đứng một dòng sông và dòng sông sau đó lại bị vỡ bờ, đẩy bùn, đất đá xuống “nuốt chửng” các làng mạng thuộc huyện Châu Khúc bên dưới.
Ngoài ra, lũ lụt trên khắp Trung Quốc hiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.100 người, gây thiệt hại hàng chục tỉ USD khi nó quét qua 28 tỉnh và khu vực ở nước này. Chỉ riêng ở tỉnh Cát Lâm, thuộc miền bắc, gần 2 triệu người đã phải sơ tán vì lũ lụt. 150.000 người khác sống dọc sông Dương Tử ở Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, cũng phải đi sơ tán.
Ở Triều Tiên, theo Hội chữ thập Đỏ, khoảng 10.000 người đã phải tìm nơi trú ẩn trong các tòa nhà công tại thành phố biên giới Sinuiju, giáp Trung Quốc, do lũ lụt. Lũ quét đã phá hủy hàng ngàn ngôi nhà khắp đất nước này, trong khi mực nước sông Amnok tăng cao kỷ lục trong vòng 15 năm qua.
Tại trung Âu, hơn 10 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích khi mưa lớn kéo dài khiến các dòng sông và con đập ở các nước như Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc bị vỡ bờ.
Mưa lớn cũng đã gây ngập lụt ở miền nam nước Đức, với vùng núi Allgäu, trong dãy Bavarian Alps, lượng nước mưa đạt hơn 100 lít/m2 trong một ngày.
3 người đã bị chết đuối ở tây nam Ba Lan, gần biên giới với Đức và Cộng hòa Séc. Nước sông tràn bờ đã phá hủy thị trấn Bogatynia, buộc 700 người phả đi sơ tán. Trong khi đó một con đập bị vỡ bờ đã gây ngập lụt Zgorzelec-Goerlitz nằm ở biên giới Đức – Ba Lan.
Mưa lớn cũng đã xảy ra ở Tây Ban Nha, Italia, Slovienia, Serbia và Áo. Trước đó
Trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, gần 500 lính cứu hỏa đã phải vật lộn với các đám cháy rằng ở miền bắc và miền trung. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã được cải thiện do thời tiết thay đổi. Các đám cháy lớn đã giảm từ 20 vào ngày hôm thứ bảy xuống còn 8 vào chủ nhật.
Còn tại Nga, cháy rừng lan rộng khắp đất nước, thiêu cháy nhiều nhà cửa, đe dọa nhiều cơ sở quân sự, hạt nhân và khiến khoảng 60 người thiệt mạng. Tại thủ đô Mátxcơva, khói bụi do cháy rừng và than bùn ở những khu vực xung quanh đã khiến thành phố phủ trong màn sương khói độc, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân, khiến số người chết mỗi ngày tăng gấp đôi so với trung bình trước kia.
Theo Cơ quan thời tiết và hải dương học Mỹ, trái đất chưa bao giờ nắng nóng đến thế trong nửa đầu năm nay. Những trận hạn hán, nắng nóng đang ảnh hưởng đến Nga và 18 bang ở nước Mỹ trở nên dài hơn và khắc nghiệt hơn, trong khi hành tinh của chúng ta đang ngày một ấm dần lên.
Tại Nga vào cuối tháng 7, nhiệt độ Mátxcơva tăng lên tới 38,3 độ C, cao nhất trong vòng 130 năm qua ở nước này. Và vào đầu tháng 8, con số 38,2 độ C lại bị phá vỡ.
Hiện tượng thời tiết bất thường trên đã làm nảy sinh cuộc tranh cãi trong giới chuyên gia. Một số người cho rằng lũ lụt ở Pakistan là do La Nina, hiện tượng ngược của El Nino, gây ra, với nhiệt độ nước biển tại khu vực Thái Bình Dương lạnh đi một cách bất thường. Nhìn chung, El Nio gây hạn hạn ở báo đảo Ấn Độ và ở Sahel. Còn với La Nina thì ngược lại.
Còn theo một nhà thời tiết học người Anh, giáo sư Andrew Watson, nhiệt độ tăng cao vào mùa hè này có liên hệ với hiện tượng El Nino vào năm ngoái. “Chúng ta biết rằng sau El Nino thế giới sẽ có một năm rất nóng và điều đó chắc chắn đang xảy ra trong năm nay”, ông cho biết.
Tuy nhiên Watson cũng khẳng định rằng các hiện tượng thời tiết bất thường hiện nay là có liên quan đến biến đổi khí hậu. “Tôi chắc chắn rằng việc ngày càng có nhiều những mùa hè khắc nghiệt như thế này trong vòng vài thập niên qua là có liên quan đến biến đổi khí hậu”, ông nhận định.
Phan Anh
Tàu USS George Washington |