BAODATVIET.VN: Mỹ tháo chạy khỏi Iraq?
Cập nhật lúc :5:04 PM, 13/08/2010
Bất chấp lời kêu gọi từ nhiều chuyên gia, tướng lĩnh, Mỹ vẫn quyết rút quân khỏi Iraq theo kế hoạch và chỉ để lại vài chục binh sĩ bảo vệ đại sứ quán tại đây sau năm 2011. Việc này khiến nhiều người cho rằng họ tháo chạy để thoát khỏi "cục nợ".
Tháo chạy?
Mỹ hiện có 64.000 lính ở Iraq. Theo hiệp định an ninh song phương Mỹ - Iraq, con số này sẽ xuống 50.000 vào cuối tháng này. Phần lớn số binh sĩ còn lại chuyển sang công tác đào tạo, hỗ trợ và rút hoàn toàn khỏi Iraq trong năm 2011.
Lý do mà Mỹ đưa ra để rút quân theo đúng kế hoạch là Iraq đủ sức xử lý tình tình, cũng như bạo lực giảm đáng kể so với năm 2006 và 2007; các lực lượng an ninh tại Iraq có đủ khả năng đảm bảo an ninh nước này.
Mỹ hiện có 64.000 lính ở Iraq. Theo hiệp định an ninh song phương Mỹ - Iraq, con số này sẽ xuống 50.000 vào cuối tháng này. Phần lớn số binh sĩ còn lại chuyển sang công tác đào tạo, hỗ trợ và rút hoàn toàn khỏi Iraq trong năm 2011.
Lý do mà Mỹ đưa ra để rút quân theo đúng kế hoạch là Iraq đủ sức xử lý tình tình, cũng như bạo lực giảm đáng kể so với năm 2006 và 2007; các lực lượng an ninh tại Iraq có đủ khả năng đảm bảo an ninh nước này.
Quân Mỹ bắt đầu rút khỏi Iraq. |
Nhà nghiên cứu Joost Hiltermann của Tổ chức khủng hoảng quốc tế cho rằng, Mỹ rút quân khỏi Iraq chủ yếu liên quan tới thời hạn hơn là một chiến lược. Ông khẳng định: “Tổng thống Obama khi tranh cử hứa với người dân Mỹ là sẽ rút quân trong vòng hai năm nên việc rút khỏi Iraq chủ yếu diễn ra theo kế hoạch chứ không phải là chiến lược gì mới của Mỹ”.
Ông còn cho rằng, chính quyền Obama muốn tạo tiếng vang cho cuộc chiến tranh Iraq như một thành công và qua đó, họ sẽ được cho là có công giúp khép lại cuộc chiến này.
Trong khi đó, Giáo sư chính trị Sabah al-Shiekh tại ĐH Baghdad nhận định: “Nếu Mỹ trì hoãn rút quân sẽ kích động các lực lượng nổi dậy tiến hành thêm nhiều vụ tấn công, bởi đó sẽ được coi là “phần thưởng” cho các nỗ lực khủng bố và tất nhiên, sẽ cổ vũ cho những lực lượng vốn nuôi hy vọng phá hoại tình hình chính trị tại đây. Đó sẽ là sự tự sát chính trị cho cả ban lãnh đạo Iraq và chính quyền Mỹ nếu duy trì quân đội tại Iraq”.
Còn nguyên thành viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền Bush là Juan Zarate cho rằng: "Việc thay đổi kế hoạch không mang lại lợi ích gì cho Nhà Trắng. Tương tự, việc tỏ ra yếu kém hoặc dao động không mang lại lợi thế chính trị cho Thủ Tướng Iraq Maliki".
Mỹ muốn thoát khỏi "bãi lầy" Iraq. |
Ngược lại, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tareq Aziz của chính quyền Saddam Hussein cho rằng: “Mỹ để Iraq rơi vào miệng sói”. Tình hình hiện nay xấu hơn thời trước khi Mỹ tấn công Iraq năm 2003 nên ông kêu gọi Mỹ tiếp tục duy trì quân đội ở Iraq. Ông tuyên bố: “Khi bạn phạm sai lầm, bạn phải sửa chữa nó chứ không nên bỏ chạy, để Iraq rơi vào tử địa”.
Còn Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ của ĐH Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong nhận định: “Chính quyền Obama hy vọng rũ bỏ được gánh nặng Iraq để tập trung xử lý Afghanistan và Iran".
Còn Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ của ĐH Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong nhận định: “Chính quyền Obama hy vọng rũ bỏ được gánh nặng Iraq để tập trung xử lý Afghanistan và Iran".
An ninh Iraq chưa "trưởng thành"
Không đến nỗi gay gắt như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tareq Aziz nhưng Trung tướng Iraq Babakir Zebari cũng cho rằng Mỹ rút quân quá sớm. Thay vì năm 2011, Mỹ nên ở lại Iraq tới năm 2020 bởi khi đó, các lực lượng an ninh Iraq mới được luyện tập đầy đủ, đủ năng lực tự bảo vệ quốc gia.
Ông Zebari tuyên bố: “Giờ thì mọi chuyện đều ổn bởi họ vẫn ở đây. Nhưng nhiều vấn đề sẽ xảy ra sau năm 2011. Các nhà chính sách phải tìm cách bù đắp khoảng trống người Mỹ để lại”.
Mỹ duy trì 50.000 quân ở Iraq từ nay tới cuối năm 2011. |
Tuyên bố của tướng Zebari có cơ sở bởi vài tháng trở lại đây, bọn khủng bố, phá hoại vùng dậy, tiến hành hàng loạt vụ tấn công và Chính phủ không đủ sức dẹp loạn.
Điển hình là một đợt tấn công đẫm máu ở Thủ đô Baghdad, trong đó, có cuộc đột kích vào ngân hàng trung ương được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là cuộc tấn công phối hợp chiến thuật giữa đánh bom liều chết và biệt kích, gây bất ngờ cho binh sỹ Iraq. Do đó, dù vượt trội về quân số, các binh sỹ Iraq phải mất hơn ba giờ mới có thể đẩy lùi các đợt tấn công.
Điển hình là một đợt tấn công đẫm máu ở Thủ đô Baghdad, trong đó, có cuộc đột kích vào ngân hàng trung ương được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là cuộc tấn công phối hợp chiến thuật giữa đánh bom liều chết và biệt kích, gây bất ngờ cho binh sỹ Iraq. Do đó, dù vượt trội về quân số, các binh sỹ Iraq phải mất hơn ba giờ mới có thể đẩy lùi các đợt tấn công.
Nhà nghiên cứu chính trị là Tiến sĩ Hani Ashur khẳng định: “Việc bạo lực gia tăng cho thấy Thủ tướng Nuri al-Maliki thất bại trong việc giảm bạo lực”. |
Bạo lực vài tháng qua cũng có nhiều đặc điểm mới. Các vụ tấn công được tổ chức, phối kết hợp tốt hơn. Ngoài ra, bọn tấn công tiến hành hàng loạt vụ cướp ngân hàng, kho vàng…, cho thấy al-Qaida đang tăng cường các hoạt động tội phạm với những mục tiêu thiết thực hơn, thay vì chỉ là những vụ bạo lực, mang tính bè phái như trước. Chưa dừng lại, chúng đang dùng tiền, sự khủng bố, bất lực của Chính phủ để giành lấy đất đai, con người trong bối cảnh Mỹ rút đi.
Những vụ tấn công hàng loạt vào các bộ của Chính phủ, lực lượng an ninh, các nhóm bán quân sự của người Sunni ủng hộ Chính phủ, những người hành hương dòng Shiite và kể cả dân thường cho thấy Chính quyền Baghdad bất lực và không thể bảo vệ người dân.
Đó là "cái tát" nhằm vào giới chức an ninh Baghdad khi những người này vừa khẳng định đủ sức bảo vệ đất nước, chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào.
Tương lai bất ổn
Ngoài việc lực lượng an ninh Iraq chưa đủ "lớn" để tự vệ, Iraq còn vô vàn khó khăn khác. Cựu chuyên gia phân tích của CIA và chính quyền Bill Clinton là Ken Pollack nhận định: “Chưa chắc tới tháng 12/2011, khi Mỹ rút hết quân, chính trường Iraq đã kịp ổn định để tự xử lý tình hình trong nước”.
Đó là "cái tát" nhằm vào giới chức an ninh Baghdad khi những người này vừa khẳng định đủ sức bảo vệ đất nước, chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào.
Tương lai bất ổn
Ngoài việc lực lượng an ninh Iraq chưa đủ "lớn" để tự vệ, Iraq còn vô vàn khó khăn khác. Cựu chuyên gia phân tích của CIA và chính quyền Bill Clinton là Ken Pollack nhận định: “Chưa chắc tới tháng 12/2011, khi Mỹ rút hết quân, chính trường Iraq đã kịp ổn định để tự xử lý tình hình trong nước”.
Nguyên nhân là bế tắc chính trị hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Giới chính khách Iraq chưa lập được Chính phủ dù bầu cử kết thúc 5 tháng trước. Và chính cuộc chiến chính trị quyết liệt và cuộc tranh giành quyền lực này gián tiếp làm tăng thêm những cuộc tấn công phối hợp của bọn nổi dậy.
Các lực lượng an ninh Iraq chưa đủ lớn mạnh. Ảnh minh họa. |
Trong khi đó, sản lượng dầu, nền tảng của nền kinh tế Iraq, vẫn chưa trở lại các mức trước chiến tranh và còn giảm đáng kể do các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, được áp đặt sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên.
Khoảng 1,8 triệu người Iraq vẫn ở nước ngoài, hầu hết trong số đó trốn sang Syria và Jordan để tránh chiến tranh. Trước khi diễn ra cuộc xâm lược của Mỹ, ước tính chỉ có nửa triệu người Iraq sống ở nước ngoài.
Hàng tỷ USD được chi để nâng cấp mạng lưới điện lạc hậu của Iraq từ cuộc tấn công năm 2003. Tuy nhiên, nhiều người dân Iraq chỉ được sử dụng điện gần 6 giờ mỗi ngày, tương đương - hoặc thậm chí là ít hơn - so với dưới thời cựu Tổng thống Saddam Hussein.
Sản lượng dầu Iraq vẫn rất thấp so với tiềm năng. |
Cùng với đó, theo Wall Street, các chiến binh được Iran yểm trợ đang gia tăng ảnh hưởng ở Iraq và trở thành mối đe dọa lớn hơn cả al-Qaeda. Đáng sợ hơn, các nhóm chiến binh này còn tìm cách gây ảnh hưởng đến hệ thống chính trị Iraq vốn đang ngập chìm trong bế tắc.
Cuối cùng, Iraq còn có nguy cơ xảy ra xung đột giữa người Arab và người Kurd. Theo Giáo sư Shiekh, Mỹ nhiều lần làm trung gian trong các lần xung đột về khu vực tranh chấp bên ngoài khu bán tự trị của người Kurd, về luật dầu mỏ và sự phân bổ về dầu mỏ giữa Chính phủ trung ương và khu vực của người Kurd. Tuy nhiên, khi Mỹ rút đi, căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng và khó lòng kiểm soát.
Với tất cả những khó khăn này, Iraq có nguy cơ rơi vào nội chiến. Chính phủ dân chủ, ổn định mà Mỹ mong muốn có thể sẽ chỉ tồn tại trên lý thuyết mà thôi.
Với tất cả những khó khăn này, Iraq có nguy cơ rơi vào nội chiến. Chính phủ dân chủ, ổn định mà Mỹ mong muốn có thể sẽ chỉ tồn tại trên lý thuyết mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét