Cháy rừng ở Nga: Lời cảnh báo khẩn thiết toàn nhân loại

Cháy rừng ở Nga: Lời cảnh báo khẩn thiết toàn nhân loại
,

- Những đám cháy rừng khủng khiếp đang diễn ra ở Nga là bức thông điệp khẩn cấp gửi đến với mọi người, mọi quốc gia, chung tay ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm mạnh sự phát thải khí nhà kính để cứu lấy Trái Đất.

TIN LIÊN QUAN

"Thủ phạm giấu mặt” của các đám cháy rừng

Mô tả ảnh.
Các đám cháy rừng bùng phát trên khắp lãnh thổ nước Nga. Ảnh: Chinadaily.

Những đám cháy rừng và than bùn tại Nga bắt đầu bùng phát vào thời điểm những ngày cuối tháng 7, sau hơn một tháng nước Nga phải chịu cảnh hạn hán và nắng nóng lên đến mức kỷ lục trong vòng 130 năm trở lại đây.

Tiếp đó, các đám liên tiếp bùng phát ở khắp nơi. Đến ngày 4/8, 22 chủ thể của nước Nga phát hiện các điểm cháy rừng với tổng diện tích lên đến hàng trăm ngàn hecta. Do thiếu phương tiện phòng cháy chữa cháy, thiếu cả nhân sự, một phần miền Trung nước Nga chìm trong khói lửa.

Tại khu vực thủ đô Matxcơva, các đám cháy rừng và than bùn cũng xuất hiện ở khắp nơi khiến khói bụi từ các đám cháy tràn vào thành phố khiến mức độ ô nhiễm ở thành phố này cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn an toàn. Hàng trăm người đã mắc bệnh do hít phải khói bụi từ các đám cháy rừng.

Những đám cháy rừng này đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga. Đã có ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 3.500 người khác rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất” do các đám cháy rừng.

Khoảng 1/5 sản lượng ngũ cốc của Nga bị tàn phá, làm tăng vọt giá lúa mì trên thị trường quốc tế đầu tuần qua. Tổng số thiệt hại mà nước Nga phải chịu, theo Kommersant, ước tính lên đến 15 tỷ USD.

Mô tả ảnh.
Khói bụi bao trùm cả Matcơva. Ảnh: Chinadaily.

Tuy vậy, các đám cháy vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cho đến ngày 9/8 vừa qua, các vệ tinh của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn tiếp tục ghi nhận hàng trăm đám cháy mới tại nhiều nơi ở Nga mặc dù Nga đã công bố tình hình các đám cháy đang dịu lại.

Phải nói rằng, nắng nóng và hạn hạn kéo dài ở mức kỷ lục chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra những đám cháy rừng khủng khiếp đang xảy ra ở Nga mặc dù cũng không thể loại bỏ nguyên nhân chủ quan từ sự bất cẩn của con người. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn thì thủ phạm gây ra những tai họa khủng khiếp này không chỉ là nắng nóng.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng sự ấm lên của khí hậu toàn cầu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nắng nóng và khô hạn kỷ lục ở Nga trong những ngày tháng 7 vừa qua. Do vậy, chính sự biến đổi khí hậu toàn cầu là “thủ phạm giấu mặt” gây ra các đám cháy rừng ở Nga cũng như những thiên tai liên tiếp xảy ra tại Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Âu khác trong thời gian gần đây.

Cháy rừng ở Nga đang đẩy nhanh biến đổi khí hậu

Các đám cháy rừng ở Nga đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Không chỉ gây thiệt hại lớn về người và của...

Nếu như biến đổi khí hậu là nguyên nhân sau xa gây nên những trận cháy rừng thì đáng sợ hơn, chính những đám cháy trên quy mô rộng ở Nga đang là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu, theo một cảnh báo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).

Vào ngày hôm qua (10/8), các nhà khoa học thuộc tổ chức này tuyên bố, những vụ cháy rừng dữ dội chưa từng có xảy ra tại Nga, làm gia tăng lượng khí cacbon thải vào bầu khí quyển, có thể dẫn đến việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

Các nhà sinh thái học của WWF cho rằng các đám cháy rừng và tình trạng khí hậu ấm lên tạo thành một quá trình tự thúc đẩy. Theo đó mật độ khí thải CO2 gia tăng trong khí quyển dẫn tới làm mất cân bằng hệ khí hậu, làm gia tăng số lượng và thời lượng những "sóng nóng".

Đến lượt mình, những "sóng nóng" này lại làm số vụ cháy rừng tăng lên. Mặt khác, lượng khí CO2 phát thải từ những đám cháy rừng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự cân bằng của khí hậu.

Mô tả ảnh.
Các đám cháy rừng ở Nga đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

Cũng trong một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 9/8, sản lượng lúa gạo tại các nước châu Á sẽ giảm do nhiệt độ Trái Đất ấm lên.

Nhóm nghiên cứu của FAO tính toán rằng, nhiệt độ tăng trong hơn 25 năm qua đã khiến sản lượng lúa gạo tại một số vựa lúa lớn ở châu Á giảm từ 10% đến 20%. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn khi nhiệt độ tiếp tục tăng vào giữa thế kỷ này. Và điều này sẽ là một vấn nạn thực sự với Châu Á, khi gạo là đồ ăn chủ yếu của khoảng 600 triệu người trong số 1 tỷ người nghèo nhất thế giới.

Như vậy, rõ ràng biến đổi khí hậu không chỉ là nguyên nhân gây ra những đám cháy rừng khủng khiếp mà còn để lại những hệ quả khôn lường tác động đến toàn bộ đời sống của nhân loại.

Những thiên tai liên miên tại khắp nơi trên thế giới trong những ngày gần đây có thể coi là một thông điệp sống và đầy nước mắt mang theo lời kêu gọi mọi người trên quả đất, chung tay ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm mạnh sự phát thải khí nhà kính ở mọi quốc gia trên hành tinh.

  • Lê Văn (Tổng hợp)
Thứ Tư, 11/08/2010 - 08:36
(Dân trí) - Trong khi Nga, Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với cháy rừng cùng nắng nóng kỷ lục, thì lũ lụt lại bủa vây Pakistan, Trung Quốc, và các nước trung Âu, khiến hàng ngàn người thiệt mạng và hàng triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Lở đất do mưa lớn đã san phẳng nhiều ngôi làng ở Châu Khúc, Cam Túc, Trung Quốc.

Thời khiết khắc nghiệt đang được thể hiện rõ trong mùa hè năm nay 2010, với lũ lụt ở Pakistan, Trung Quốc và trung Âu dường như “khớp” với đợt nắng nóng kỷ lục, cháy rừng ở Tây Âu và Nga.

Ở châu Á, các nước như Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Triều Tiên đang vật lộn để cứu sống, sơ tán những người bị nước lũ, lở đất, do mưa lớn kéo dài gây ra.

Cụ thể ở Pakistan, hàng ngàn người đã phải rời bỏ một thành phố lớn ở miền trung khi giới chức trách cảnh báo các dòng sông đang “tức nước” có thể “vỡ bờ” gây ngập lụt bất kỳ lục nào.

Hậu quả của trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Pakistan để lại còn lớn hơn cả động đất ở Haiti đầu năm nay, sóng thần năm 2004 và động đất năm 2005 ở Pakistan cộng lại.

Mưa lũ dữ dội trên cả một diện tích rộng lớn ở Tây Bắc Pakistan đã làm hơn 1.600 người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 15 triệu người Pakistan. Trận lụt tồi tệ nhất ở nước này có sức tàn phá có thể tồi tệ hơn cả ba thiên tai lớn gần đây cộng lại: trận động đất hồi tháng 1 ở Haiti, sóng thần năm 2004 và động đất năm 2005 ở Pakistan.

Trong khi đó lũ lụt ở khu vực Kashmir của Ấn Độ đã khiến 165 người thiệt mạng. Hiện hàng ngàn binh sỹ và lực lượng bán quân sự vẫn đang tiếp tục dọn dẹp đường sá, đống đổ nát của hàng trăm căn nhà bị san phẳng trong vùng Ladakh do trận mưa bão lớn hôm thứ sáu vừa qua để lại. Trong khi đó khoảng 200 người hiện vẫn đang mất tích.

Còn tại Trung Quốc, số người thiệt mạng trong trận lở đất do mưa lớn vào hôm thứ bảy vừa qua ở Cam Túc đã tăng lên hơn 700 người. Đất lở đã chặn đứng một dòng sông và dòng sông sau đó lại bị vỡ bờ, đẩy bùn, đất đá xuống “nuốt chửng” các làng mạng thuộc huyện Châu Khúc bên dưới.

Ngoài ra, lũ lụt trên khắp Trung Quốc hiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.100 người, gây thiệt hại hàng chục tỉ USD khi nó quét qua 28 tỉnh và khu vực ở nước này. Chỉ riêng ở tỉnh Cát Lâm, thuộc miền bắc, gần 2 triệu người đã phải sơ tán vì lũ lụt. 150.000 người khác sống dọc sông Dương Tử ở Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, cũng phải đi sơ tán.

Triều Tiên, theo Hội chữ thập Đỏ, khoảng 10.000 người đã phải tìm nơi trú ẩn trong các tòa nhà công tại thành phố biên giới Sinuiju, giáp Trung Quốc, do lũ lụt. Lũ quét đã phá hủy hàng ngàn ngôi nhà khắp đất nước này, trong khi mực nước sông Amnok tăng cao kỷ lục trong vòng 15 năm qua.

Tại trung Âu, hơn 10 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích khi mưa lớn kéo dài khiến các dòng sông và con đập ở các nước như Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc bị vỡ bờ.

Trung Âu cũng đang phải gánh chịu lũ lụt.

Mưa lớn cũng đã gây ngập lụt ở miền nam nước Đức, với vùng núi Allgäu, trong dãy Bavarian Alps, lượng nước mưa đạt hơn 100 lít/m2 trong một ngày.

3 người đã bị chết đuối ở tây nam Ba Lan, gần biên giới với Đức và Cộng hòa Séc. Nước sông tràn bờ đã phá hủy thị trấn Bogatynia, buộc 700 người phả đi sơ tán. Trong khi đó một con đập bị vỡ bờ đã gây ngập lụt Zgorzelec-Goerlitz nằm ở biên giới Đức – Ba Lan.

Còn tại miền bắc Cộng hòa Séc, 3 người đã bị chết đuối vào hôm thứ bảy vừa qua và ít nhất 3 người mất tích khi mưa lớn kéo dài khiến các dòng sông bị vỡ bờ. Ở Liberec, cách bắc Prague khoảng 100km, hàng ngàn người đã buộc phải đi sơ tán trước nguy cơ nước sông dâng cao. Mưa đã ngừng vào hôm chủ nhật vừa qua, và dự báo thời tiết cho biết tình hình trong khu vực sẽ sáng sủa hơn. Song hồi tháng 5, và tháng 6, lũ lụt tồi tệ đã cướp đi sinh mạng của 22 người ở Ba Lan, 6 người ở Cộng hòa Séc.
Một số tuyến đường cao tốc của Đức đã bị đóng cửa do ngập lụt.

Mưa lớn cũng đã xảy ra ở Tây Ban Nha, Italia, Slovienia, Serbia và Áo. Trước đó Hungary cũng bị ngập lụt và miền nam nước Pháp cũng phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, gần 500 lính cứu hỏa đã phải vật lộn với các đám cháy rằng ở miền bắc và miền trung. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã được cải thiện do thời tiết thay đổi. Các đám cháy lớn đã giảm từ 20 vào ngày hôm thứ bảy xuống còn 8 vào chủ nhật.

Còn tại Nga, cháy rừng lan rộng khắp đất nước, thiêu cháy nhiều nhà cửa, đe dọa nhiều cơ sở quân sự, hạt nhân và khiến khoảng 60 người thiệt mạng. Tại thủ đô Mátxcơva, khói bụi do cháy rừng và than bùn ở những khu vực xung quanh đã khiến thành phố phủ trong màn sương khói độc, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân, khiến số người chết mỗi ngày tăng gấp đôi so với trung bình trước kia.

Khói bụi do cháy rừng và than bùn phủ mờ Mátxcơva

Theo Cơ quan thời tiết và hải dương học Mỹ, trái đất chưa bao giờ nắng nóng đến thế trong nửa đầu năm nay. Những trận hạn hán, nắng nóng đang ảnh hưởng đến Nga và 18 bang ở nước Mỹ trở nên dài hơn và khắc nghiệt hơn, trong khi hành tinh của chúng ta đang ngày một ấm dần lên.

Tại Nga vào cuối tháng 7, nhiệt độ Mátxcơva tăng lên tới 38,3 độ C, cao nhất trong vòng 130 năm qua ở nước này. Và vào đầu tháng 8, con số 38,2 độ C lại bị phá vỡ.

Cháy rừng vẫn đang lan rộng ở Nga trong khi Bồ Đào Nha đã khống chế được hầu hết các đám cháy lớn.

Hiện tượng thời tiết bất thường trên đã làm nảy sinh cuộc tranh cãi trong giới chuyên gia. Một số người cho rằng lũ lụt ở Pakistan là do La Nina, hiện tượng ngược của El Nino, gây ra, với nhiệt độ nước biển tại khu vực Thái Bình Dương lạnh đi một cách bất thường. Nhìn chung, El Nio gây hạn hạn ở báo đảo Ấn Độ và ở Sahel. Còn với La Nina thì ngược lại.

Còn theo một nhà thời tiết học người Anh, giáo sư Andrew Watson, nhiệt độ tăng cao vào mùa hè này có liên hệ với hiện tượng El Nino vào năm ngoái. “Chúng ta biết rằng sau El Nino thế giới sẽ có một năm rất nóng và điều đó chắc chắn đang xảy ra trong năm nay”, ông cho biết.

Tuy nhiên Watson cũng khẳng định rằng các hiện tượng thời tiết bất thường hiện nay là có liên quan đến biến đổi khí hậu. “Tôi chắc chắn rằng việc ngày càng có nhiều những mùa hè khắc nghiệt như thế này trong vòng vài thập niên qua là có liên quan đến biến đổi khí hậu”, ông nhận định.

Phan Anh

Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét