Syria: phe nổi dậy tấn công vũ trang

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Sáu, 18/11/2011, 00:31 (GMT+7)

Syria: phe nổi dậy tấn công vũ trang

TT - Các binh lính ly khai thuộc Lực lượng quân đội Syria tự do (FSA) đã tấn công một trung tâm tình báo quân sự của Syria, một cuộc đột kích táo bạo đầu tiên kể từ tám tháng qua khi nổ ra những cuộc biểu tình chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Biểu tình chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Amude ngày 6-11 - Ảnh: Reuters

Theo AFP ngày 17-11, cuộc tấn công đã diễn ra vào lúc hừng đông do FSA thực hiện. Lực lượng chống đối này do đại tá Riad al-Assad - người đã đào ngũ khỏi quân đội Syria và chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là chủ tịch của hội đồng quân sự tạm thời - thành lập vào tháng 7-2011. Kênh al Jazeera dẫn tuyên bố của FSA cho biết hội đồng quân sự này ra đời nhằm “lật đổ chế độ đương thời, bảo vệ người dân khỏi sự đàn áp, bảo vệ tài sản công và tư, ngăn chặn tình trạng hỗn loạn”.

Trong khi đó, Liên đoàn Ả Rập họp ngày 16-11 tại Rabat đã ra tối hậu thư buộc trong ba ngày Damascus phải chấm dứt việc giết hại dân thường hoặc chịu sự trừng phạt kinh tế.

Tình hình tại Syria xem chừng đang phát triển tương tự như tại Libya trước đây, nhưng đến nay cả Liên minh châu Âu và NATO vẫn khẳng định chưa có ý định can thiệp quân sự vào Syria. Bloomberg cho rằng các chiến dịch của phe đối lập vẫn chưa đến đỉnh điểm.

TRẦN PHƯƠNG

Vẫn chưa trả phương tiện hành nghề cho phóng viên

LAODONG:

Thứ Hai, 14.11.2011 | 17:08 (GMT + 7)

Đến ngày 14.11, phóng viên Hàn Giang vẫn chưa được trả lại các thẻ điện thoại đã bị cưỡng đoạt.

Một phóng viên bị khống chế và bị buộc nhận 5 triệu đồng

Cảnh trường gà chụp từ bên ngoài.
Cảnh trường gà chụp từ bên ngoài.

Như Lao Động đã đưa tin, vào ngày 7.11 phóng viên Hàn Giang (Báo Pháp Luật TP.HCM) đã xâm nhập vào trường gà ở ấp Mỹ Cần, xã Nhị Mỹ (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) để viết bài điều tra về nạn cờ bạc bằng hình thức đá gà. Anh đã bị người của trường gà phát hiện, khống chế và cưỡng đoạt 2 thẻ nhớ trong 2 máy điện thoại. Họ cũng buộc phóng viên nhận 5 triệu đồng để không viết bài.

Phóng viên đã đến trình báo và giao số tiền nói trên cho Công an huyện Cai Lậy. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trường gà trên có đã lâu, mỗi ngày hoạt động khoảng 10 tiếng, thường xuyên có khoảng 200 người tham gia đá gà với số tiền ăn thua mỗi lần (kéo dài khoảng 10 phút) vài chục triệu đồng. Lạ một điều là trường gà nói trên không phải ở nơi heo hút, kín đáo, mà chỉ cách QL1A khoảng 50m, cách thị trấn Cai Lậy chừng 300m nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại.

Kỳ Quan


laodong.com.vn

Tiền Giang:

Một phóng viên bị khống chế và bị buộc nhận 5 triệu đồng

Thứ Bảy, 12.11.2011 | 09:33 (GMT + 7)

Ngày 11.11, thông tin từ CA huyện Cai Lậy cho biết, cơ quan này đã tiếp nhận bản tường trình của phóng viên Hàn Giang (tên thật Đinh Anh Tuấn, phóng viên Báo Pháp Luật TPHCM) về việc anh bị tịch thu phương tiện hành nghề và ép nhận 5 triệu đồng.

Bản tường trình viết: “Ngày 7.11.2011 tôi có đến trường gà của 1 người tên là Nhân ở ấp Mỹ Cần, xã Nhị Mỹ (huyện Cai Lậy) thực hiện loạt bài điều tra. Sau khi dùng ĐTDĐ chụp hình cảnh đá gà, phóng viên chuẩn bị đi ra thì bị một số tay giang hồ của trường gà chặn lại, kiểm tra ví tiền, 2 ĐTDĐ, xóa hết dữ liệu và lấy của phóng viên 2 thẻ nhớ trong 2 máy điện thoại. Sau đó tên Nhân yêu cầu phóng viên ra quán... Nhân xin phóng viên đừng viết bài, sau đó đưa cho phóng viên 5 triệu đồng...

Do “trong vòng nguy hiểm” nên phóng viên buộc phải thỏa thuận và nhận tiền, sau đó đến CA huyện Cai Lậy trình báo vụ việc”. Cùng với bản tường trình, phóng viên Hàn Giang cũng đã nộp lại 5 triệu đồng nói trên cho CA huyện Cai Lậy. Cũng theo lãnh đạo CA huyện Cai Lậy, cơ quan này đã mời người bị cho là đã đưa cho phóng viên Hàn Giang 5 triệu đồng đến làm việc. Đối tượng này đã thừa nhận việc đưa tiền nói trên.

Kỳ Quan

Doanh nghiệp ngang nhiên coi thường pháp luật

LAODONG:

Thứ Hai, 14.11.2011 | 21:12 (GMT + 7)

Mặc dù đã bị chính quyền sở tại, Thanh tra đường sông, Cảnh sát đường thuỷ xử phạt về việc lập bến bãi tập kết vật liệu trái phép, tự ý bơm hút cát quanh khu vực Đuôi lươn sông Đuống nhưng Công ty Hằng Sáng vẫn cố tình “nhờn thuốc”, thách thức pháp luật!

Núp bóng... trang trại

Men theo bờ đê sông Đuống thuộc địa phận phường Phúc Lợi (Long Biên), chúng tôi đến khu vực Đuôi lươn, nơi được coi là bản doanh của Công ty TNHH Hằng Sáng.

Núp sau những vườn chuối, khu nghĩa trang của Phường là một đại công trường hoành tráng với đầy đủ các loại máy móc, “đồ nghề” phục vụ cho việc hút cát. Trên bờ sông, chiếc máy xúc đang há to miệng ngọm từng khối cát cho hàng chục chiếc xe tải cỡ lớn chờ “ăn hàng”. Xa xa, hàng chục công nhân đang “hì hục”, người thì kiểm soát số lượng chuyến xe, người đứng canh những chiếc máy nổ phành phạch hút cát. Dưới dòng Đuống, tàu thuyền neo đậu ngổn ngang quanh khu bãi của Công ty Hằng Sáng.

Những “vòi rồng” của Công ty Hằng Sáng đang hút cát.
Nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng tại khu Đuôi lươn.

Theo phản ánh của một số người dân quanh khu vực: Mặc dù không có chức năng trong việc trung chuyển cát nhưng Công ty Hằng Sáng đã tự ý lập bến bãi rồi đưa nhiều “hung thần” về, ngày đêm cày nát đường dân sinh. Kể từ khi những chiếc xe này hoạt động, con đường xuống cấp hẳn, cát sỏi rơi vãi lởm chởm, nhiều đoạn lún, nứt, xuất hiện nhiều luống cày...rất dễ gây tai nạn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, được biết: Công ty Hằng Sáng được thành lập từ năm 2008 với nhiều ngành nghề kinh doanh như phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, thức ăn chăn nuôi…nhưng không có chức năng khai thác cát. Đất tại khu vực Đuôi lươn bên bờ sông Đuống (phường Phúc Lợi) là Công ty thuê lại đất của 64 người dân trong phường để trồng cây, làm trang trại với diện tích khoảng 2.000m2 nhưng từ đầu năm tới nay, Công ty lại chuyển mục đích sang nghề...làm cát.

Có sự tiếp tay của chính quyền?

Tình trạng khai thác, vận chuyển cát tùy tiện không chỉ gây nên nguy cơ mất an toàn đến đê điều, cầu vượt sông, gây ô nhiễm môi trường..., mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất của người dân, trật tự an ninh trong khu vực, đặc biệt là nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy qua khu vực này.

Theo quan sát của phóng viên, nhiều đoạn bên bờ sông Đuống trong khu vực tập kết của Công ty Hằng Sáng đã bị sạt lở, nứt to như những chiếc tàu há miệng. Nhiều người dân còn lo ngại rằng, cứ tình hình này không biết con đê rồi cả cầu Phù Đổng có thể tụt xuống sông lúc nào chẳng hay.

Tàu thuyền đậu ngổn ngang cạnh khu bãi tập kết của Cty Hằng Sáng.
Tàu thuyền đậu ngổn ngang cạnh khu bãi tập kết của Cty Hằng Sáng.
Biên bản của UBND phường Phúc Lợi xử lí vi phạm đối với Cty Hằng Sáng.
Biên bản của UBND phường Phúc Lợi xử lí vi phạm đối với Cty Hằng Sáng.

Được biết, những khu vực cách hạ lưu cầu Phù Đồng bán kính 400 – 500m, UBND thành phố Hà Nội chưa cấp phép khai thác, tập kết cho đơn vị nào và đương nhiên những chiếc “vòi rồng” của Công ty Hằng Sáng ngày đêm trỏ xuống sông Đuống là hoàn toàn vi phạm.

Tuy nhiên, không hiểu vì sao, doanh nghiệp này vẫn “lộng hành” suốt nhiều tháng qua. Để rõ ngọn ngành sự việc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Huế, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Lợi (ngày 21/10/2011). Theo bà Huế, việc lập bến bãi tập kết vật liệu của Công ty Hằng Sáng chưa có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nên điều đó là hoàn toàn sai. UBND phường đã nhiều lần lập biên bản vi phạm đối với doanh nghiệp này và gần đây nhất là biên bản ngày 20/9/2011 khi doanh nghiệp đang hút cát từ sà lan lên khu vực Đuôi lươn với khoảng 2.500m3. Yêu cầu chấm dứt hoàn toàn việc làm trên và di chuyển hết số cát trong khu vực bãi, trả lại hiện trạng ban đầu.

Nhưng đến ngày 2/11/2011, khi phóng viên quay lại hiện trường thì hành vi hút cát ở Công ty Hằng Sáng vẫn diễn ra bình thường. Ông Ngô Văn Sáng, Giám đốc Công ty TNHH Hằng Sáng cho biết: Chúng tôi cũng chỉ chộp giật một tí rồi lượn. Phường cũng tạo điều kiện nên doanh nghiệp cũng đang làm thủ tục để đề nghị Quận và các cơ quan cấp phép làm bãi tập kết.

Khi được hỏi, đã cơ quan nào xử lí vi phạm chưa, ông Sáng vô tư: Phường phạt hành chính từ năm trăm đến một triệu đồng cũng nhiều. Rồi cả Thanh tra đường sông, Cảnh sát đường thuỷ, Tài nguyên môi trường cũng đến...

Được biết, đầu tháng 8 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn số 6400 về việc kiểm tra, rà soát và xử lý các hoạt động khai thác cát trái phép trên lòng sông, giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã có liên quan kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác cát trái phép trên sông, báo cáo UBND thành phố kết quả trước ngày 25/8/2011, nhưng không hiểu sao, những điểm như thế này vẫn chưa bị xử lý.

Phải chăng chính quyền sở tại đang “tiếp tay” cho doanh nghiệp? Để chấn chỉnh và giải quyết vấn nạn trên, thiết nghĩ, cơ quan chức năng và chính quyền các cấp của Hà Nội, cần sớm có biện pháp mạnh tay hơn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc trên.

Nhóm PVĐT

Mỹ thử thành công 'siêu vũ khí tấn công toàn cầu'

LAODONG:

Thứ Sáu, 18.11.2011 | 09:47 (GMT + 7)

Lầu Năm Góc hôm qua thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh tiên tiến, với tốc độ nhanh hơn âm thanh và có khả năng tấn công mọi mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa đến 1 giờ.

"Khai tử" quả bom hạt nhân mạnh nhất của Mỹ
Mỹ nhận bom "khủng" đối phó Iran

d
Lầu Năm Góc thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh tiên tiến AHW.

Được phóng từ tên lửa ở Hawaii vào 11h30 GMT hôm 17.11, vũ khí siêu thanh tiên tiến (Advanced Hypersonic Weapon - AHW) lướt qua bầu khí quyển trên Thái Bình Dương với "tốc độ siêu thanh" trước khi bắn trúng mục tiêu trên đảo san hô Kwajalein ở quần đảo Marshall - tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết. Kwajalein nằm cách Hawaii 4.000 km về phía tây nam.

Mặc dù Lầu Năm Góc không công bố tốc độ của AHW, nhưng các chuyên gia cho rằng AHW có thể đạt tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh - 6.000km/h.

Mục tiêu của cuộc thử nghiệm nhằm thu thập dữ liệu về "công nghệ khí động học, định vị, dẫn đường, kiểm soát và bảo vệ nhiệt" - trung tá Melinda Morgan, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.

Dự án AHW của quân đội Mỹ là một phần của chương trình "Tấn công chớp nhoáng toàn cầu" nhằm cung cấp cho quân đội Mỹ các phương tiện tấn công bằng vũ khí công thường tại bất cứ địa điểm nào trên thế giới trong vòng chỉ 1 giờ đồng hồ.

Trước đó, ngày 11.8 Lầu Năm Góc cũng thử nghiệm tàu siêu thanh HTV-2, có tốc độ 27.000km/h nhưng thất bại. Tầm hoạt động của AHW nhỏ hơn HTV-2 - Ủy ban nghiên cứu quốc hội cho biết trong một báo cáo, nhưng không cung cấp chi tiết.

Được biết Lầu Năm Góc đã đầu tư gần 240 triệu USD trong chương trình "Tấn công toàn cầu" trong năm nay, trong đó có 69 triệu USD cho vụ thử nghiệm thiết bị bay AHW hôm qua.

Song Minh (Theo AFP)

Nga lo ngại bị lôi kéo vào cuộc chiến hạt nhân

LAODONG:

Thứ Sáu, 18.11.2011 | 08:50 (GMT + 7)

Nga đang đối mặt với nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc xung đột tại biên giới với Châu Âu mà rất có thể dẫn tới cuộc chiến hạt nhân - Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho biết hôm 17.11.

d
Tướng Nikolai Makarov.

Theo đó, Tướng Nikolai Makarov cảnh báo việc việc NATO mở rộng về phía đông khiến Nga có nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc xung đột cục bộ vốn đã "tăng mạnh". Theo hãng thông tấn Nga, ông Makarov bổ sung rằng "trong một số điều kiện nhất định, các cuộc xung đột cục bộ và khu vực có thể trở thành cuộc chiến tranh trên quy mô lớn liên quan tới vũ khí hạt nhân".

Sự cắt giảm lực lượng thông thường của Nga khiến Kremlin ngày càng phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân. Học thuyết quân sự Nga cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để chống trả bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào vào Nga hoặc đồng minh, cũng như cuộc tấn công thông thường trên quy mô lớn, đe dọa tới sự tồn vong của đất nước.

Nga xem sự mở rộng của NATO tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước ở Đông và Trung Âu là mối đe dọa tiềm tàng tới an ninh Nga.

Ông Makarov đặc biệt nhấn mạnh tới kế hoạch kết nạp Gruzia và Ukraine của NATO, coi đó cũng là mối đe dọa lớn tới an ninh Nga. Trong cuộc chiến ngắn ngày vào tháng 8 năm 2008 Nga đã đánh bại Gruzia, sau đó công nhận Nam Ossettia và một tỉnh khác của Gruzia là Abkhazia là các nước cộng hòa độc lập, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự tại đây.

Ông Makarov cũng cảnh báo rằng kế hoạch rút quân của NATO khỏi Afghanistan có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột ở những quốc gia Liên Xô cũ tại Trung Á, mà cũng có thể phát triển thành cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Trong học thuyết quân sự của mình, Nga mô tả kế hoạch phòng thủ tên lửa Mỹ là một thách thức an ninh khác đối với Nga, cho rằng có thể đe dọa lực lượng hạt nhân và làm suy yếu khả năng răn đe của Mátxcơva.

Nga đã nhất trí xem xét lại đề nghị của NATO vào mùa thu năm ngoái nhằm hợp tác về lá chắn tên lửa, nhưng các cuộc đàm phán bị bế tắc về việc hệ thống này hoạt động như thế nào. Nga kiên quyết yêu cầu lá chắn tên lửa phải được điều hành chung, nhưng bị NATO bác bỏ.

Vân Anh (Theo AP)

Mỹ cấp tàu chiến thứ 2 cho Philippines | LAODONG

LAODONG:

Thứ Năm, 17.11.2011 | 15:23 (GMT + 7)

Mỹ sẽ cung cấp cho quân đội Philippines chiếc tàu chiến thứ 2 trong năm tới - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết hôm nay (17.11).

d
Chiến hạm đầu tiên Gregorio Del Pilar mà Philippines mua lại của Mỹ đã thay thế tàu hộ tống khu trục lớp Cannon Rajah Humabon già cỗi (ảnh trên) của Philippines hồi tháng 8.

Trong cuộc đàm phán tại Manila hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định với Ngoại trưởng Philippines Voltaire Gazmin rằng Washington sẽ cung cấp miễn phí chiếc tàu chiến bảo vệ bờ biển thứ hai cho Manila trong năm tới.

Trước đó, chiến hạm đầu tiên của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho Philippines đã cập cảng Manila hồi tháng 8. Mặc dù không phải là chiến hạm mới tinh, nhưng nó vẫn là tàu chiến hiện đại nhất trong hạm đội già cỗi của Philippines.

Ngoại trưởng Hillary Clinton tái khẳng định tiếp tục hỗ trợ sâu rộng đồng minh lâu đời Philippines trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày ký kết Hiệp ước quốc phòng trên tàu khu trục hải quân Mỹ đậu trong vùng vịnh Manila hôm qua.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin cho biết sẽ cùng Ngoại trưởng Albert del Rosario gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại trụ sở Lầu Năm Góc vào tháng 1 năm sau nhằm thảo luận về sự hỗ trợ của Mỹ, trong đó bao gồm cả đề nghị của Manila yêu cầu Mỹ cung cấp chiếc tàu chiến thứ 3.

Trong cuộc đàm phán hôm qua với bà Hillary Clinton và các quan chức khác của Mỹ, Ngoại trưởng Gazmin cho biết Philippines sẽ cố gắng tự tăng cường khả năng quốc phòng, nhưng đánh giá cao sự giúp đỡ của Mỹ trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào.

"Chúng tôi sẽ tự lập càng nhiều càng tốt. Nhưng khi có áp lực, chúng muốn có ai đó đứng đằng sau" - ông Gazmin nói.

Vân Anh (Theo AP)

Australia yêu cầu Trung Quốc không can thiệp nội bộ

laodong.com.vn

Thứ Sáu, 18.11.2011 | 11:05 (GMT + 7)

Ngoại trưởng Kevin Rudd tái khẳng định với Trung Quốc rằng việc Mỹ tăng quân ở Australia không ảnh hưởng tới Bắc Kinh, đồng thời cảnh báo Trung Quốc không được can thiệp vào các quyết định an ninh nội bộ của Canberra.

Tổng thống Mỹ củng cố quan hệ với Châu Á
Mỹ kêu gọi không đe doạ để thúc đẩy chủ quyền ở biển Đông
Mỹ mở rộng ảnh hưởng ở Châu Á - TBD

d
Mỹ sẽ triển khai tới 2.500 lính thủy đánh bộ tới Australia.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ triển khai tới 2.500 lính thủy đánh bộ tại thành phố phía bắc Darwin, đồng thời sử dụng các căn cứ của không quân Australia nhiều hơn một cách đáng kể so với hiện nay. Trung Quốc ngay lập tức bày tỏ sự quan ngại, cho rằng "sự có mặt của quân đội Mỹ không thích hợp khi làm tình hình căng thẳng và không phù hợp với lợi ích của các nước trong khu vực".

Ngoại trưởng Rudd cho biết Trung Quốc đã được thông báo về tuyên bố này. "Australia sẽ không thay đổi lập trường của mình. Lập trường đó dựa trên thực tế và được củng cố bằng các thỏa thuận với Mỹ, nhưng không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào" - ông Rudd nói.

Ngoại trưởng Rudd cũng đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không tham gia vào các quyết định chính sách của Canberra. "Cần phải sòng phẳng rằng chúng tôi sẽ không để chính sách an ninh quốc gia được quyết định bởi bất cứ thế lực bên ngoài nào. Đây là vấn đề chủ quyền của Australia".

"Chúng tôi không tìm cách ra lệnh cho Trung Quốc thực hiện chính sách an ninh quốc gia của họ như thế nào. Vì vậy, điều này phải thực hiện trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau".

Theo thỏa thuận, bắt đầu từ giữa năm 2012, Mỹ sẽ đưa quay vòng đến Australia số lượng lính thuỷ đánh bộ cỡ một tiểu đoàn, khoảng 200 - 250 quân, đóng tại một căn cứ quân sự của Australia tại lãnh thổ phía bắc. Con số này sẽ được tăng lên thành lực lượng đầy đủ khoảng 2.500 lính thuỷ đánh bộ.

Ngọc Vân (Theo AFP)


thanhnien.com.vn

Lũ rút, Thủ tướng Yingluck lái máy kéo ra đồng

vtc.vn
16/11/2011 05:58
(VTC News) - Thủ tướng Yingluck cho hay, tình hình Thái Lan đã ổn định hơn, người dân nước này đã dần trở lại nhịp sống trước đây sau hơn 3 tháng dật dờ tránh lũ.

Tin liên quan
Phóng viên Chinanews tại Bangkok hôm nay (15/11) cho hay, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã lấy lại niềm tin từ người dân Bangkok sau nhiều ngày cùng họ chung sức chống lũ. Mức nước tích lại ở thủ đô Bangkok đã lên đến đỉnh điểm, nước lũ dồn ứ ở phía tây Bangkok có thể sẽ được xả ra biển vào trước cuối năm nay.

Bà Yingluck cho biết, hiện nay, căn cứ vào mức độ hiệu quả của việc xả lũ, các khu vực phía đông Bangkok bị ngập sẽ trở lại bình thường vào trước cuối năm nay, các khu vực phía tây Bangkok còn tùy thuộc vào tiến độ xả lũ cũng như việc tu sửa đê điều.


Lũ rút, Thủ tướng Yingluck lái máy kéo ra đồng
Luôn sẻ chia, sát cánh với người dân trong cơn nạn
Bà Yingluck thừa nhận dù không muốn việc chống lũ sẽ kéo dài đến năm sau, nhưng hiện nay, ngay cả bà cũng không dám tin rằng sẽ khôi phục các khu vực bị ngập ở phía tây Bangkok trở lại bình thường vào cuối năm nay. Nữ thủ tướng cho hay, bà đã ra chỉ thị cho các cơ quan hữu quan tăng cường tốc độ đào kênh, hồ để chứa nước.

Bà cũng đã phái Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan Yongyuth Wichaidit thực hiện chính sách hỗ trợ 5000 baht cho mỗi hộ gia đình gặp nạn, đồng thời yêu cầu Phòng điều tra đặc biệt tiếp tục điều tra về các vấn đề như nạn tham nhũng trong quá trình cứu tế lương thực cho người dân.

Trên khắp lãnh thổ Thái Lan, mực nước ở nhiều khu vực đã rút dần, người dân ở nhiều tỉnh và thành phố khác đã trở lại cuộc sống sinh hoạt trước kia. Người dân Thái đang ráo riết dọn dep, sắm sửa, chuẩn bị đón cuộc sống mới sau những ngày lao đao tránh lũ.

Theo báo cáo mới nhất của Thái Lan, trận hồng thủy lịch sử kéo dài hơn 3 tháng qua đã khiến 562 người mất mạng vì điện giật và chết đuối.

Một số hình ảnh Thủ tướng Thái Lan Yingluck làm nông dân:

Lũ rút, Thủ tướng Yingluck lái máy kéo ra đồng
Hôm 14/11, Thủ tướng Yingluck lần đầu làm nông dân

Lũ rút, Thủ tướng Yingluck lái máy kéo ra đồng
Nữ thủ tướng xinh đẹp trong bộ trang phục nông dân

Lũ rút, Thủ tướng Yingluck lái máy kéo ra đồng
Lần đầu lái máy kéo ra đồng

Đỗ Hường

Siêu virus máy tính tấn công Iran

Thanh Niên Online:

(TNO) Theo báo Anh Telegraph ngày 14.11, Iran vừa cho biết các hệ thống máy tính quốc phòng của nước này đã bị nhiễm một “siêu virus" tương tự như virus từng được cho là do Israel tạo ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chương trình hạt nhân của Tehran hồi năm ngoái.

>> Cha đẻ của sâu Stuxnet lại hành động
>> Hiểm họa vi rút Stuxnet

Các chuyên gia đã xác định một virus máy tính có tên gọi Duqu với các đặc điểm giống virus Stuxnet do cơ quan tình báo nước ngoài của Israel (Mossad) tạo ra. Virus này được cho là đã nhằm vào các máy ly tâm của chương trình hạt nhân, vốn là thiết bị dùng để làm giàu uranium để sản xuất nhiên liệu hạt nhân.


Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran - Ảnh: AFP

Tuyên bố của Iran không nói rõ liệu Duqu có tấn công các cơ sở hạt nhân của nước này hay chưa, nhưng đây là sự thừa nhận thiệt hại đầu tiên của nước Cộng hòa Hồi giáo.

“Chúng tôi đang trong giai đoạn đầu tiên chống chọi virus Duqu”, ông Gholam Reza Jalali, người đứng đầu chương trình phòng vệ dân sự của Iran, cho biết. “Báo cáo cuối cùng về những tổ chức bị dính virus và tác động của chúng vẫn chưa được hoàn tất. Tất cả các tổ chức và trung tâm dễ bị nhiễm đang được kiểm soát”.

Mossad và các cơ quan tình báo phương Tây không bình luận gì về các hoạt động phá hoại chống Iran, khi các lãnh đạo phương Tây vẫn đang tiếp tục tranh luận liệu hành động quân sự chống Tehran có chính đáng hay không. Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tuần qua cáo buộc Iran đang phát triển công nghệ nhằm lắp đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa.

Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết Anh vẫn chưa “kêu gọi hoặc tán thành hành động quân sự”, nhưng nói thêm rằng mọi lựa chọn “vẫn đang ở trên bàn thảo luận”. Người đồng cấp phía Đức Guido Westerwelle thì nói rằng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn là không thể tránh khỏi, nhưng ông sẽ không xem xét khả năng can thiệp quân sự.

Ngay cả nội các Israel cũng bị chia rẽ. Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak ủng hộ tấn công Iran, nhưng đa số phản đối.

Duqu cũng sử dụng mật mã như của Stuxnet trước đây để xâm nhập các máy tính, gửi thông tin về cho những người xử lý thay vì phá hỏng hệ thống. Virus này phát tán thông qua một văn bản Microsoft Word bị nhiễm.

Symantec, một công ty bảo mật nổi tiếng vốn đã chủ trì các cuộc điều tra virus Stuxnet và Duqu, cho biết Duqu dường như có chủ đích tiếp cận các hệ thống máy tính từ xa.

Trước đó, một vụ nổ tại một căn cứ tên lửa của Iran ngày 13.11 đã làm thiệt mạng 17 thành viên của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, bao gồm thiếu tướng Hassan Moghaddam, người được truyền thông Iran mô tả là nhân vật tiên phong trong lĩnh vực chế tạo tên lửa.

Sự tương đồng của vụ nổ này với vụ nổ tại một căn cứ khác của Iran hồi tháng 10.2010 đã gây ra những đồn đoán rằng cả 2 vụ đều có bàn tay của Mossad. “Tôi không biết quy mô vụ nổ, nhưng sẽ là điều mong ước nếu các vụ tấn công như vậy nhân rộng”, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Barak tuyên bố tối 13.11.

Khang Huy

SEA Games 26: Nguyễn Đình Cương đòi lại công bằng

VTV
Thứ ba, 15/11/2011, 09:00 GMT+7

Ở nội dung chung kết 1500m nam, VĐV điền kinh Nguyễn Đình Cương bị đối thủ dùng tiểu xảo chơi xấu và anh đã cùng BHL gửi đơn khiếu nại lên BTC.
SEA Games 26: Nguyễn Đình Cương đòi lại công bằng

VĐV Điền kinh Nguyễn Đình Cương được nhận lại tấm HCĐ ở nội dung 1500m nam (Ảnh: Gia đình)

Khi chỉ còn cách đích chừng 10m ở nội dung chung kết 1500m nam, VĐV Nguyễn Đình Cương đã bị đối thủ người Malaysia kéo ngã và khiến anh không thể cán đích với thành tích tốt nhất. Sau khi bị đối thủ chơi xấu, Nguyễn Đình Cương chỉ về đích ở vị trí thứ 4 với thời gian 3 phút 49 giây 48.
Cán đích dầu tiên là VĐV nước chủ nhà Ridwan với thời gian 3 phút 47 giây 63 giành HCV. Về thứ hai là VĐV Philippines với thành tích 3 phút 47 giầy 65 và nhận tấm HCB. Nhờ dùng tiểu xảo với Nguyễn Đình Cương, VĐV Malaysia Ridzuan về đích với thời gian 3 phút 49 giây 27.
Sau khi kết thúc chặng đua, HLV Hồ Thị Từ Tâm cùng chuyên gia Gunter Lange đã nộp đơn khiếu nại lên ban tổ chức môn điền kinh vì hành vi phạm lỗi đáng xấu hổ của VĐV người Malaysia và đòi lại công bằng cho VĐV Nguyễn Đình Cương.
BTC nước chủ nhà sau đó đã tiến hành xác minh khiếu nại của Đoàn thể thao Việt Nam. Và kết luận cuối cùng, BTC được đưa ra, VĐV Ridzuan người Malaysia đã cố tình kéo ngã Nguyễn Đình Cương. BTC sau đó quyết định tước bỏ tấm HCĐ của VĐV này và trao lại cho người xứng đáng nhận nó là VĐV Nguyễn Đình Cương của Việt Nam.

Trung Quốc xây công trình bí mật trên sa mạc Gobi?

Người Lao Động Online:

Thứ Ba, 15/11/2011 15:02

(NLĐO) – Vệ tinh của Google đã chụp được một số hình thù kỳ dị xuất hiện bí ẩn trên sa mạc Gobi của Trung Quốc.

Tất cả những hình thù kì dị đều được phát hiện ở khu vực giáp ranh giữa tỉnh Cam Túc và khu tự trị Tân Cương, cách Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền thuộc Cam Túc khoảng 160 km.
Một số chuyên gia cho rằng đây có thể là căn cứ quân sự, thậm chí có người còn nghĩ đây là căn cứ hạt nhân của Bắc Kinh vì nhiều bức ảnh cận cảnh cho thấy các loại vũ khí quân sự.
Ông Tim Ripley, chuyên gia quốc phòng thuộc Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly (có trụ sở tại London - Anh), so sánh các công trình trên với các đường kẻ tương tự tại Area 51, địa điểm thử nghiệm bí mật của quân đội Mỹ ở bang Nevada.
Ông Ripley nói: “Bức ảnh về đường tròn trông rất giống với một bãi thử tên lửa với mục tiêu và thiết bị được đặt ra để ghi lại các hiệu ứng vũ khí. Mỹ có rất nhiều những hình này tại Area 51 ở bang Nevada”. Không ít người tin rằng Area 51 là nơi chứa những gì còn lại của một tàu vũ trụ ngoài hành tinh được tìm thấy tại Roswell.
Cư dân mạng Trung Quốc cũng có những nghi ngờ tương tự về địa điểm bí ẩn. Một người viết trên trang web Baidu: “Nó có thể là một căn cứ của người ngoài hành tinh”. Người khác bình luận: “Nó trông giống các cơ sở năng lượng mặt trời.”
Dưới đây là các bức ảnh cụ thể:
1. Bức ảnh đầu tiên, chúng ta có thể hình dung đây là sự sắp xếp của các đường kẻ. Nhiều khả năng chúng là những con đường hay ma trận lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tại sao chúng lại xuất hiện ở giữa vùng sa mạc cằn cỗi này thì chưa ai có câu trả lời chính xác.
Hình thù kì dị này được phát hiện ở huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, một khu vực hẻo lánh gần biên giới Mông Cổ, nằm ở phía Bắc sông Shule chảy qua cao nguyên Tây Tạng vào sa mạc Kumtag.

2. Còn đây là hình ảnh một mạng lưới gồm bốn ô vuông mỗi cạnh, trông giống như là những lỗ hình vuông hoặc những khối kim loại. Nằm rải rác trong khu vực đó là những mảnh vụn chưa xác định.

Khi phóng to bức ảnh, người ta nghi ngờ chúng là những chiếc ô tô bị phá hủy vì nguyên do nào đó. Bức ảnh này cho thấy một “xa lộ điên” hình thành giữa sa mạc hoang vu. Khi nhìn gần, chúng ta có thể hình dung chúng được tạo ra bởi những chiếc xe ủi sắp xếp theo thứ tự.
3. Tiếp theo là những vòng tròn kì quái giữa sa mạc Trung Quốc. Thoạt nhìn, người ta có thể hình dung đây là một tác phẩm của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, khi nhìn gần người ta có thể thấy những chiếc máy bay và xe tải ở trung tâm vòng tròn. Nhiều khả năng đây là một căn cứ quân sự của Trung Quốc.

4. Bức ảnh sau cho thấy hàng ngàn đường kẻ trải dài giữa sa mạc. Khi nhìn gần người ta cũng không thể xác định chúng là gì nhưng rõ ràng không phải do tự nhiên tạo ra, bởi chúng nhìn rất đều và lạ lùng.
5. Người ta nhìn thấy như có đường băng sân bay nhưng không lý giải được vì sao lại có màu xanh.
H.Bình (Theo Telegraph)

Ấn Độ thử tên lửa hạt nhân tầm xa

Thanh Niên Online:
Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân Agni III của Ấn Độ - Ảnh: AFP

(TNO) Ấn Độ đã bắn thử thành công một loại tên lửa tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng một tấn, có khả năng tiến sâu vào Trung Quốc, trong ngày hôm nay 15.11.

Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên của Tổ chức Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho hay, tên lửa Agni-IV đã được phóng vào lúc 9 giờ sáng nay (giờ địa phương) từ một bệ phóng nằm ở bang Orissa, miền đông Ấn Độ.

“Tất cả các thông số đều đã được đáp ứng và đây là vụ thử thành công”, ông Ravi Gupta - phát ngôn viên của DRDO - nói.

Ông Gupta cho biết thêm: “Tên lửa Agni-IV có tầm bắn tối đa 3.500km nhưng lần này tầm bắn đạt 3.000km”.

Loại tên lửa Agni là một trong 5 tên lửa đang được DRDO phát triển theo Chương trình phát triển tên lửa có điều khiển tích hợp được tiến hành từ năm 1983.

Huỳnh Thiềm

Nga nỗ lực "cứu" tàu thăm dò sao Hỏa

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Ba, 15/11/2011, 13:04 (GMT+7)

TTO - Cơ quan không gian Nga (Roscosmos) ngày 14-11 cho biết đang nỗ lực “cứu” tàu thăm dò không người lái Phobos-Grunt đang đi lệch hướng.

Tàu Phobos-Grunt đã không lên được sao Hỏa như đã định - Ảnh: news.discovery.com

Ông Vladimir Popovkin - đứng đầu Roscosmos, cũng phủ nhận tin tức nói rằng tàu Phobos-Grunt đang bị mất kiểm soát và cho biết các nhà khoa học sẽ tiếp tục nối lại liên lạc với tàu cho đến tháng 12-2011 nhằm lập trình lại con tàu và đưa lên quỹ đạo sao Hỏa như đã định. Nếu các nhà khoa học không chuyển hướng được con tàu, nó sẽ bị kéo trở lại Trái đất vào tháng 1-2012. Dù vậy, ông Popovkin khẳng định con tàu sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển và không gây nguy hiểm cho những người trên mặt đất.

“Khả năng con tàu chạm mặt đất là rất thấp. Chúng tôi khẳng định nó sẽ bốc cháy khi trở lại bầu khí quyển Trái đất” - ông nói, AFP trích dẫn.

Trước đó, một nguồn tin giấu tên nói với Hãng Interfax rằng tàu Phobos-Grunt “được xem là bị mất” sau khi được phóng vào ngày 9-11 thay vì bay lên mặt trăng Phobos của sao Hỏa, tàu bị kẹt lại quỹ đạo quanh Trái đất.

MINH ANH

Hai gã khổng lồ Nga trong vụ kiện lớn nhất thế giới

VnExpress:
Thứ hai, 14/11/2011, 11:50 GMT+7
Nhà tài phiệt Boris A. Berezovsky. Ảnh: AP.
Nhà tài phiệt Boris A. Berezovsky. Ảnh: AP.

Nhà tài phiệt số 1 lực lưỡng hung hăng, đằng đằng sát khí, nói nhiều, ngồi ở một góc phòng xử án. Ở góc kia, nhà tài phiệt số 2, bảnh bao, lịch sự, kín đáo, kiệm lời, giận dữ, hết sức khó chịu khi phải xuất hiện ở đây.

Vụ kiện tụng giữa hai nhà tài phiệt người Nga Boris A. Berezovsky và Roman A. Abramovich đang vén lên những bức màn bí mật về một giai đoạn đặc biệt của lịch sử nước Nga.

Hai cộng sự trong những năm 90 đang có cuộc chiến tranh cãi nảy lửa tại Tòa án Tối cao Anh trong tháng qua. Ông Berezovsky, 65 tuổi, tuyên bố rằng ông Abramovich nợ ông khoảng 5,8 tỷ USD. Ông Abramovich, 45 tuổi, thì nói ông chẳng nợ nần gì Berezovsky cả. Đây được coi là vụ kiện cá nhân lớn nhất thế giới.

Theo lời khai trước tòa án, mọi chuyện bắt đầu với cuộc gặp gỡ của hai nhà tài phiệt vào năm 1994 trên một chiếc du thuyền tư nhân đến vùng Caribbe. Khi đó, ông Berezovsky từ bỏ vị trí của một học giả để trở thành ông chủ của một đại lý hãng xe hơi lớn nhất của Nga. Berezovsky còn là bạn thân của tổng thống Nga lúc đó Boris Yeltsin. Abramovich, một cựu binh và cũng là nhà nhập khẩu đồ chơi, đang bắt đầu mở rộng công việc kinh doanh sang lĩnh vực dầu mỏ. Abramovich đã quyết định cùng Berezovsky chung vốn trong một thương vụ táo bạo.

Abramovich đóng góp sự láu cá của mình trong kinh doanh và tiền bạc, đổi lại Berezovsky dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục chính phủ tư nhân hóa hai tập đoàn dầu khí Siberia để rồi sau đó sẽ bán cổ phần cho Sibneft, một công ty do Berezovsky, Abramovich và một doanh nhân giàu có ở Georgia là Arkady Patarkatsishvili chung vốn làm ăn. Thỏa thuận cũng sẽ giúp ông Berezovsky nhận được một số tiền lớn từ Abramovich để tái đầu tư vào công ty truyền thông ORT của Berezovsky.

Ông Berezovsky nói thỏa thuận này kèm điều kiện ông sở hữu một phần của công ty dầu mỏ Sibneft. Nhưng Abramovich sau đó đã đe dọa và ép Berozovsky bán cổ phần cho Abramovich vào năm 2001 với giá chỉ 1,3 tỷ USD. Sau đó chính ông Abramovich quay ra bán số cổ phần đó cho công ty với giá lên tới 11,9 tỷ USD vào năm 2005.

Phía Abramovich bác bỏ tất cả những cáo buộc trên. Abramovic khẳng định rằng Berezovsky không hề nắm giữ cổ phần trong công ty Sibneft. Thay vào đó, vai trò Berezovsky trong các giao dịch đó là cung cấp “krysha”, nghĩa đen là “mái nhà” hay “bảo vệ”. “Ảnh hưởng chính trị của ông ấy rất cần thiết và tôi đã trả tiền cho những ảnh hưởng đó”, Abramovich trình bày với tòa án.

Những mánh khóe làm ăn, bao gồm những liên doanh trong lĩnh vực hàng không và khai thác nhôm, đòi hỏi hai người và các cộng sự gặp nhau ở những nơi đặc biệt kín đáo, chẳng hạn ở câu lạc bộ của Berezovsky ở Moscow, ở Riviera, ở dãy núi Alps của Pháp, ở khách sạn Dorchester ở London, trên máy bay riêng và siêu du thuyền, sân bay trực thăng và nhiều phi trường. Ông Berezovsky dựa vào chứng cứ quan trọng là cuốn băng ghi âm cuộc nói chuyện của họ ở phòng VIP của sân bay Le Bourget ở Paris vào năm 2000. Trong giấy tờ trình lên tòa án, Berezovsky cho biết ông đồng ý mua lại cuốn băng này từ một người đàn ông với giá 80 triệu USD (hoặc 5% số tiền đền bù nếu ông thắng trong vụ kiện) nhưng ông từ chối tiết lộ danh tính của người này.

Tỷ phú Nga Roman Abramovich. Ảnh: EPA.
Tỷ phú Nga Roman Abramovich. Ảnh: EPA.

Abramovich thì biện hộ rằng, trong suốt thời gian đó ông liên tục phải cung cấp một số tiền lớn để giúp đỡ Berezovsky về mặt tài chính, người mà Abramovich nói là có “lối sống xa hoa”. Chẳng hạn như ông đã thanh toán các hóa đơn thẻ tín dụng của bạn gái Berezovsky, tiền thuê máy bay cho ông Berezovsky và mua cho ông một ngôi nhà ở Cap d’Antibes, Pháp. Abramovich nói, năm 2000, ông đưa cho Berezovsky 305 triệu USD bởi vì “tôi muốn ông ấy có thể gây dựng sự nghiệp riêng ở nước ngoài”.

Cả hai người giờ đây tỏ rõ sự khó chịu, thậm chí khinh thường khả năng của nhau. “Để có được sức bật trong kinh doanh, bạn phải là người thông minh”, ông Berezovsky nói ở tòa án, “nhưng Abramovich không có tư chất đó”. Trong khi đó, Abramovich mô tả đối thủ của mình là một người “ba hoa và khoác lác một tấc lên trời”. Ông còn nói đối thủ là người không có đầu óc làm kinh doanh, cẩu thả, vô tổ chức và thường xuyên vắng mặt trong các cuộc họp.

Cả hai người cũng khoác lác đến mức tự huyễn hoặc mình. Abramovich khẳng định trong các giấy tờ trình tòa án rằng ông không có “lối sống xa hoa”, chỉ nhắc nhở tòa án là ông có một số bất động sản khổng lồ ở London và một lâu đài ở Pháp cũng như câu lạc bộ bóng đá Chelsea và du thuyền lớn nhất thế giới. Berezovsky khai bằng thứ tiếng Anh hoa mỹ nhưng lại không đúng ngữ pháp (Abramovich nói tiếng Nga và dùng phiên dịch). Berezovsky thì liên tục có những lời khai mâu thuẫn khi bày tỏ quan điểm về việc dùng một công ty truyền thông để ủng hộ một chính trị gia đổi lấy các quyền lợi chính trị có phải là tham nhũng hay không.

Tranh chấp giữa hai nhà tài phiệt đã kéo dài suốt bốn năm mà không có kết quả. Vụ kiện được bắt đầu từ sự ngẫu nhiên oái oăm năm 2007. Lúc đó Berezovsky vừa rời cửa hàng Dolce & Gabbana, bỗng nhiên nhận ra Abramovich đang bước vào cửa hàng Hermes gần đó.

Berezovsky lệnh cho một vệ sĩ quay lại xe ô tô lấy các giấy tờ của tòa án nhằm kiện Abramovich - rõ ràng là ông ấy đã chuẩn bị và luôn mang theo mình những giấy tờ này - rồi vào cửa hàng Hermes. Ông đưa các giấy tờ tòa án cho Abramovich và nói “tôi có món quà này cho ông”.

Berezovsky nói cảnh tượng đó “giống như một cảnh trong phim ‘Bố già’”.

Thật vậy, giữa lúc truyền thông châu Âu đang đói tin tức, vụ kiện tụng này đã tạo lên một không khí náo nhiệt như phim ảnh. Khi đến tòa, hai nhà tài phiệt mang theo cả đoàn tùy tùng với những vệ sĩ tai mang máy bộ đàm, và cả những cô bạn gái điệu đà với những chiếc túi xách hàng hiệu.

Trong mười năm qua, vận may chỉ đến với một người.

Berezovsky rời khỏi nước Nga vào năm 2001 và tị nạn ở Anh. Berezovsky đã bị Nga kết án vắng mặt vì tội nhận hối lộ, gian lận và tham ô. Hồi đầu năm ngoái, tờ Sunday Times ước tính tổng giá trị tài sản của Berezovsky khoảng 800 triệu USD.

Còn Abramovich vẫn là một công dân Nga, và có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Vladimir Putin. Thời báo Sunday Times ước tính tài sản của nhà tài phiệt này là 17 tỷ USD.

Cao Thu (theo NYT)

'Chiếm phố Wall' bị trấn áp ở New York - VnExpress

VnExpress:
Thứ ba, 15/11/2011, 17:48 GMT+7

Cảnh sát New York rạng sáng nay bao vây công viên Zuccotti để buộc những người biểu tình phải rời đi, đồng thời giật đổ các lều trại của họ. Ít nhất 70 người bị bắt trong chiến dịch này.

> Người biểu tình 'Chiếm phố Wall' bị trấn áp
Cảnh sát trấn áp mạnh tay
Cảnh sát trấn áp mạnh tay những người biểu tình ở công viên Zuccotti. Ảnh: AFP

Khoảng 2h sáng (chiều nay theo giờ HN) hàng trăm người biểu tình tại công viên Zuccotti, biểu tượng trung tâm của phong trào "Chiếm phố Wall", cùng nhau tập trung lại và từ chối lời kêu gọi rời đi của cảnh sát, AFP đưa tin.

Trước tình hình này, các cảnh sát chống bạo động đã đưa nhiều nhóm người biểu tình lên các xe tải để đưa đi, trong khi các lều trại tại công viên Zuccotti bị kéo đổ rồi được bỏ lên các xe rác. Một chiếc trực thăng bay vòng tròn tại khu vực này suốt khoảng thời gian cảnh sát tiến hành vây ráp.

70 người bị bắt, trong đó có cả những người tự xích họ vào với nhau. Giới chức cho biết họ lo ngại về tình trạng an ninh và vệ sinh ở công viên.

"Công viên Tự do (công viên Zuccotti), nơi phong trào 'Chiếm phố Wall' diễn ra trong suốt hai tháng qua và cái nôi của hầu hết các phong trào phát sinh khác trên cả nước và khắp thế giới, đã bị một đội ngũ cảnh sát đông đảo thu hồi", thông báo của những người biểu tình cho hay.

Cảnh sát New York trong trang phục chống bạo động đứng đầy các phố, đèn xe cảnh sát chớp liên tục trong lúc còi hú lên inh tai. Những nguồi biểu tình tức giận la thét phản đối lực lượng hành pháp và đi bộ về hai địa điểm khác, nơi họ dự định tổ chức tuần hành.

Cuộc trấn áp bất ngờ tại cái nôi của phong trào biểu tình kéo dài suốt gần hai tháng nay được phát động sau khi những diễn biến tương tự xảy ra tại các thành phố khác. Điều này cho thấy giới chức Mỹ đang tính tới một biện pháp mạnh tay hơn đối với phong trào "Chiếm phố Wall".

Cảnh sát gọi việc buộc người biểu tình rời công viên Zuccotti là một sự thu hồi tạm thời, trong khi văn phòng của Thị trưởng New York Michael Bloomberg cho hay những thành viên của phong trào "Chiếm phố Wall" chỉ tạm thời phải rời khỏi khu vực trên, và sẽ được quay lại trong thời gian tới sau khi việc dọn dẹp hoàn tất.

Việc tạm thời trục xuất những người biểu tình khỏi công viên Zuccotti để phục vụ việc dọn dẹp từng bị hoãn lại tháng trước, và phong trào "Chiếm phố Wall" coi đây là một thắng lợi. Chính tâm lý này khiến hàng trăm người biểu tình không kịp trở tay khi cảnh sát bất ngờ hành động rạng sáng nay. Một người biểu tình thậm chí mô tả sự xuất hiện của cảnh sát giống như một đội quân ra trận.

Phong trào "Chiếm phố Wall" được khởi xướng ở New York từ ngày 17/9, khi hàng trăm người biểu tình đổ về trung tâm tài chính của thành phố để phản đối "giới doanh nghiệp tham lam". Phong trào này nhanh chóng lan ra các thành phố lớn của nước Mỹ và sau đó nhận được sự hưởng ứng trên toàn cầu.

Nhật Nam

Theo dòng sự kiện:
Phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall" ở Mỹ (17/10)
'Chiếm phố Wall' trên 4 châu lục (17/10)
'Chiếm phố Wall' biến thành bạo loạn ở Rome (16/10)
'Chiếm phố Wall' nổ ra khắp các châu lục (15/10)
Biểu tình 'Chiếm phố Wall' lan ra toàn cầu (15/10)
Người biểu tình Mỹ bị yêu cầu di dời (15/10)

Mỹ thách thức Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Tuổi Trẻ Online:
Thứ Ba, 15/11/2011, 07:20 (GMT+7)

TT - Sau những ngày chủ trì Hội nghị APEC ở Hawaii, mở đầu hành trình chín ngày của mình trong khu vực đang tăng trưởng châu Á - Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Úc và Indonesia.

Đón nhận 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên của APEC, ông Obama đã có thể mạnh mẽ khẳng định nước Mỹ đang “thả neo” ở một khu vực được tin rằng sẽ là trung tâm mới của thế giới. Tại Hawaii, ông Obama - sinh ra ở Hawaii và lớn lên một thời gian ở Indonesia - tuyên bố: “Nước Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương và rõ ràng nước Mỹ hiện đang ở đây”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một xã luận kêu gọi nhìn “Về phương Đông” trước đó cũng đã viết: “Trong mười năm tới, chúng ta sẽ phải trả lời câu hỏi liệu nguồn năng lượng của chúng ta sẽ được đầu tư vào đâu nếu như chúng ta muốn đứng ở vị trí tốt nhất để duy trì sự lãnh đạo của mình”.

Bầu không khí u ám của hội nghị G-20 trước đó đã cho thấy một châu Âu đang gặp nạn mà nước Mỹ vốn cũng đang khủng hoảng đã không thể đưa tay cứu giúp. Do vậy, việc hình thành một sự hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khu vực tự do thương mại rộng lớn, chiếm 1/3 GDP toàn cầu (so với 1/4 của châu Âu), giữa Mỹ và tám nền kinh tế thành viên khác của APEC đã mở ra những viễn cảnh hấp dẫn. Trong giai đoạn đầu, với thỏa thuận khung đã đạt được, TPP sẽ bao gồm Mỹ, Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Bất ngờ tại APEC là Nhật Bản, nền kinh tế thứ ba thế giới, đã tuyên bố tham gia TPP bất chấp sự phản đối của nông dân nước mình. Với 10 nền kinh tế tham gia TPP cùng 500 triệu người tiêu dùng, ông Obama hi vọng Mỹ sẽ có thể tăng cường xuất khẩu, tạo thêm việc làm. Bloomberg dẫn lời một số nhà quan sát nhận định TPP sẽ giúp Mỹ giành lại ảnh hưởng kinh tế đã mất vào tay Trung Quốc ở một khu vực có nhiều tuyến hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.

Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh đã cho rằng với TPP, Mỹ đang muốn cô lập Trung Quốc. Trên thực tế Trung Quốc khó có khả năng gia nhập TPP. Bởi nếu vào TPP, Bắc Kinh sẽ phải giảm thuế, ngừng trợ cấp các doanh nghiệp trong nước, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư... Đây là những điều kiện Bắc Kinh không thể đáp ứng. Mỹ và các nước đã cho thấy họ sẵn sàng thúc đẩy TPP mà không có Trung Quốc. “TPP đâu phải là chuyện mời vào - Mike Froman, cố vấn của ông Obama, nói - Dù cho đó là Trung Quốc hay một nước nào khác, chính họ phải xác định xem mình có sẵn sàng tuân thủ các tiêu chuẩn đòi hỏi khi tham gia hay không”.

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ông Obama đã không ngần ngại dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để chỉ trích chính sách thương mại và ngoại hối của Trung Quốc. “Đã quá đủ rồi - Reuters dẫn lời ông Obama - Chúng tôi muốn Trung Quốc tuân thủ luật chơi như mọi người”. Ông Obama cho rằng Trung Quốc hiện đã là một nền kinh tế “trưởng thành” và cần hành xử như vậy. Mỹ yêu cầu Trung Quốc cần tăng giá đồng nhân dân tệ nhanh hơn nữa. Ông Obama không giấu “nỗi bức xúc” khi cho rằng Bắc Kinh kìm giá đồng nhân dân tệ quá thấp, làm tổn thương các công ty Mỹ và thị trường việc làm của Mỹ. “Nếu các quy định bị xâm phạm, chúng tôi sẽ hành động” - ông Obama đe dọa.

Về khía cạnh quân sự của hành trình Thái Bình Dương của mình, ngày 17-11 ông Obama sẽ đến Úc để công bố việc thành lập một căn cứ quân sự của Mỹ. Báo Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức Nhà Trắng cho biết việc này sẽ cho phép hải quân Mỹ tăng cường hoạt động ở khu vực bên ngoài bờ biển Úc và dễ dàng tiếp cận với các cơ sở quân sự Úc. Với sự hiện diện tại Úc, quân đội Mỹ, hiện đang tập trung ở Nhật và Hàn Quốc, sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng ra phía tây và phía nam khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực biển Đông..

Giáo sư người Úc Geoffrey Garrett nhận định trong khi đối thoại với Trung Quốc, Mỹ đang muốn tăng cường các liên minh kinh tế và quân sự nhằm kiềm chế Trung Quốc và đưa đối tác - đối thủ này vào việc tuân thủ các luật chơi.

SƠN HÀ