Nga lo ngại bị lôi kéo vào cuộc chiến hạt nhân

LAODONG:

Thứ Sáu, 18.11.2011 | 08:50 (GMT + 7)

Nga đang đối mặt với nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc xung đột tại biên giới với Châu Âu mà rất có thể dẫn tới cuộc chiến hạt nhân - Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho biết hôm 17.11.

d
Tướng Nikolai Makarov.

Theo đó, Tướng Nikolai Makarov cảnh báo việc việc NATO mở rộng về phía đông khiến Nga có nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc xung đột cục bộ vốn đã "tăng mạnh". Theo hãng thông tấn Nga, ông Makarov bổ sung rằng "trong một số điều kiện nhất định, các cuộc xung đột cục bộ và khu vực có thể trở thành cuộc chiến tranh trên quy mô lớn liên quan tới vũ khí hạt nhân".

Sự cắt giảm lực lượng thông thường của Nga khiến Kremlin ngày càng phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân. Học thuyết quân sự Nga cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để chống trả bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào vào Nga hoặc đồng minh, cũng như cuộc tấn công thông thường trên quy mô lớn, đe dọa tới sự tồn vong của đất nước.

Nga xem sự mở rộng của NATO tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và các nước ở Đông và Trung Âu là mối đe dọa tiềm tàng tới an ninh Nga.

Ông Makarov đặc biệt nhấn mạnh tới kế hoạch kết nạp Gruzia và Ukraine của NATO, coi đó cũng là mối đe dọa lớn tới an ninh Nga. Trong cuộc chiến ngắn ngày vào tháng 8 năm 2008 Nga đã đánh bại Gruzia, sau đó công nhận Nam Ossettia và một tỉnh khác của Gruzia là Abkhazia là các nước cộng hòa độc lập, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự tại đây.

Ông Makarov cũng cảnh báo rằng kế hoạch rút quân của NATO khỏi Afghanistan có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột ở những quốc gia Liên Xô cũ tại Trung Á, mà cũng có thể phát triển thành cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Trong học thuyết quân sự của mình, Nga mô tả kế hoạch phòng thủ tên lửa Mỹ là một thách thức an ninh khác đối với Nga, cho rằng có thể đe dọa lực lượng hạt nhân và làm suy yếu khả năng răn đe của Mátxcơva.

Nga đã nhất trí xem xét lại đề nghị của NATO vào mùa thu năm ngoái nhằm hợp tác về lá chắn tên lửa, nhưng các cuộc đàm phán bị bế tắc về việc hệ thống này hoạt động như thế nào. Nga kiên quyết yêu cầu lá chắn tên lửa phải được điều hành chung, nhưng bị NATO bác bỏ.

Vân Anh (Theo AP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét