Thứ Sáu, 18.11.2011 | 11:05 (GMT + 7)
Ngoại trưởng Kevin Rudd tái khẳng định với Trung Quốc rằng việc Mỹ tăng quân ở Australia không ảnh hưởng tới Bắc Kinh, đồng thời cảnh báo Trung Quốc không được can thiệp vào các quyết định an ninh nội bộ của Canberra.
Tổng thống Mỹ củng cố quan hệ với Châu Á
Mỹ kêu gọi không đe doạ để thúc đẩy chủ quyền ở biển Đông
Mỹ mở rộng ảnh hưởng ở Châu Á - TBD
Mỹ sẽ triển khai tới 2.500 lính thủy đánh bộ tới Australia. |
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ triển khai tới 2.500 lính thủy đánh bộ tại thành phố phía bắc Darwin, đồng thời sử dụng các căn cứ của không quân Australia nhiều hơn một cách đáng kể so với hiện nay. Trung Quốc ngay lập tức bày tỏ sự quan ngại, cho rằng "sự có mặt của quân đội Mỹ không thích hợp khi làm tình hình căng thẳng và không phù hợp với lợi ích của các nước trong khu vực".
Ngoại trưởng Rudd cho biết Trung Quốc đã được thông báo về tuyên bố này. "Australia sẽ không thay đổi lập trường của mình. Lập trường đó dựa trên thực tế và được củng cố bằng các thỏa thuận với Mỹ, nhưng không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào" - ông Rudd nói.
Ngoại trưởng Rudd cũng đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không tham gia vào các quyết định chính sách của Canberra. "Cần phải sòng phẳng rằng chúng tôi sẽ không để chính sách an ninh quốc gia được quyết định bởi bất cứ thế lực bên ngoài nào. Đây là vấn đề chủ quyền của Australia".
"Chúng tôi không tìm cách ra lệnh cho Trung Quốc thực hiện chính sách an ninh quốc gia của họ như thế nào. Vì vậy, điều này phải thực hiện trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau".
Theo thỏa thuận, bắt đầu từ giữa năm 2012, Mỹ sẽ đưa quay vòng đến Australia số lượng lính thuỷ đánh bộ cỡ một tiểu đoàn, khoảng 200 - 250 quân, đóng tại một căn cứ quân sự của Australia tại lãnh thổ phía bắc. Con số này sẽ được tăng lên thành lực lượng đầy đủ khoảng 2.500 lính thuỷ đánh bộ.
Ngọc Vân (Theo AFP)
Thỏa thuận triển khai lính thủy đánh bộ Mỹ ở Úc là kết quả nổi bật nhất trong chuyến thăm Úc của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Thông điệp phát đi từ việc đó không chỉ đơn thuần là Mỹ và Úc thích ứng hóa quan hệ hợp tác quân sự và an ninh giữa hai nước vào những biến đổi mới về chính trị an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian vừa qua và cả trong tương lai, mà còn là Mỹ tăng cường hiện diện về quân sự cũng như sẵn sàng can dự trực tiếp vào diễn biến về chính trị an ninh ở khu vực.
Theo thỏa thuận đó, trước mắt Mỹ sẽ đưa 250 lính thủy đánh bộ đến đồn trú ở Úc và con số lính được triển khai rồi đây có thể lên tới 2.500, nhiều chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh thế giới. Dù có đến như vậy thì cũng vẫn chỉ là đội quân nhỏ so với những căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài. Nhưng giống như 100 cố vấn và chuyên gia quân sự Mỹ đã được ông Obama đưa sang Trung Phi, đội quân nhỏ này thực thi sứ mệnh lớn đối với nước Mỹ là bố trí chiến lược để đối phó với những mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ và đồng minh nảy sinh từ đâu đó trong khu vực hoặc từ những chuyện chính trị an ninh ở khu vực.
Lợi ích hàng đầu của Úc trong thỏa thuận này là đề cao vị thế trong chính sách của Mỹ đối với khu vực và can dự trực tiếp cũng như gián tiếp vào chuyện chính trị an ninh ở nơi khác trong khu vực. Sự hiện diện quân sự này của Mỹ có tác động trấn an đồng minh, răn đe đối thủ và tăng cường khả năng của Mỹ sẵn sàng can dự, đặc biệt sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, cũng như để ngỏ khả năng đội quân nhỏ bất cứ lúc nào sau này đều có thể nhanh chóng trở thành đội quân lớn.
La Phù
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét