Nga bác tin bắn cảnh cáo tàu cá Nhật

Thế giới - Dân trí:
Thứ Tư, 16/02/2011 - 12:12

(Dân trí) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga hôm nay đã bác bỏ các nguồn tin được đăng tải trên báo chí Nhật nói rằng phía Nga đã nổ súng vào một tàu cá của Nhật ngoài khơi quần đảo tranh chấp Nam Kuril.
Quần đảo Nam Kuril.

Ngày 15/2, hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản, liên hệ tới các cơ quan an ninh của nước này, đưa tin rằng Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã nã pháo sáng vào một tàu đánh cá của Nhật gần đảo Habomai.

Tuy nhiên, phía Nga hôm nay đã bác bỏ thông tin trên.

“Không có vụ nổ súng nào nhằm vào các tàu đánh Nhật Bản. Thậm chí cũng không có bắn cảnh cáo”, một phát ngôn viên của Lực lượng bảo vệ bờ biển tại vùng Viễn Đông của Nga, nói.

Hôm 29/1 năm ngoái, Nga cáo buộc 2 tàu cá của Nhật Bản xâm phạm lãnh hải của Nga ngoài khơi đảo Kunashir và phớt lời các cảnh báo từ một trực thăng của lực lượng bảo vệ bờ biển Nga. Các lính phòng vệ sau đó đã phải nổ súng trực tiếp vào 2 tàu. Hai tàu đã quay trở lại cảng Rausu với nhiều lỗ đạn trên thân tàu.

Nga và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Nam Kuril (phía Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc) gồm 4 đảo là Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai theo cách gọi của Nga, còn Nhật Bản gọi là Etorofu, Shikotan, Habomai và Kunashiri.

Tranh cãi chủ quyền về 4 hòn đảo này đã ngăn cản Tokyo và Mátxcơva ký hiệp ước hoà bình chính thức nhằm kết thúc Thế Chiến II.

An Bình
Theo Ria

Thứ Năm, 17.2.2011 | 09:00 (GMT + 7)

Tên lửa S-400 tại đảo Kuril có thể giết nhiều người

(LĐO) - Việc Nga triển khai hệ thống tên lửa hiện đại S-400 Triumf tầm trung trên đảo Kurils là không cần thiết và tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm - người đứng đầu Lực lượng phòng không không quân Nga quan ngại.

Không cần thiết triển khai tên lửa S-400 tại đảo Kuril, người đứng đầu Lực lượng phòng không không quân Nga cho hay.
Không cần thiết triển khai tên lửa S-400 tại đảo Kuril, người đứng đầu Lực lượng phòng không không quân Nga cho hay.

Thiếu Tướng Sergei Popov, người đứng đầu Lực lượng Phòng không Không quân và Binh đoàn Tên lửa của Nga cho biết, để đạt mục tiêu quân sự tại đây chỉ cần sử dụng hệ thống tên lửa Buk (SA-11 Gadfly) là đủ. Trong khi đó, triển khai tên lửa S-400 tại đảo Kuril sẽ rất nguy hiểm bởi nó có khả năng vươn xa tới lãnh thổ của Nhật Bản.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã từng khẳng định, các đảo trên phải được đảm bảo an ninh và cần được trang bị những vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Tuy nhiên, việc một hệ thống tên lửa quá hiện đại và nguy hiểm như S-400 được triển khai có vẻ như không hợp lý bởi nó sẽ có sức công phá khủng khiếp, không cần thiết.

"Trong một không gian ranh giới gần như này, việc Không lực phòng không triển khai hệ thống S-400 trên đảo Kuril là không thích hợp", Thiếu tướng Sergei Popov nói.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao khác của Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Nga cho biết, hôm 15.2, Mátxcơva đã triển khai một loạt những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại tầm thấp, trung và cao tại chuỗi quần đảo Kuril tranh chấp với Nhật. Đáng chú ý, trong số đó có cả hệ thống tên lửa mới nhất S-400.

Tranh cãi xung quanh chuỗi quần đảo Kuril giữa Nga và Nhật đã ngăn cản hai nước đi đến thỏa thuận ký kết hiệp ước hòa bình chính thức kể từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.

Thanh Thanh Lan (Theo Ria Novosti)


Nga triển khai tên lửa phòng thủ hiện đại ở đảo Kuril

Thứ Ba, 15.2.2011 | 15:36 (GMT + 7)

(LĐO) - Mátxcơva sẽ triển khai cả hai hệ thống tên lửa phòng thủ trên không tầm ngắn và tầm xa tới phía nam quần đảo Kuril để bảo vệ chủ quyền của Nga tại Viễn Đông.

Quần đảo Kuril.
Quần đảo Kuril.

Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga cho biết thông tin trên vào ngày hôm nay (15.2).

Quan chức này nói rằng hệ thống tên lửa phòng thủ mới nhất S-400 Triumf cũng có thể được triển khai trên quần đảo tranh chấp.

Hỗ trợ quân sự với vũ khí hiện đại là sự cần thiết để bảo đảm an ninh trên quần đảo này, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói trong một cuộc họp diễn ra cuối tuần qua với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anatoly Serdyukov và Bộ trưởng Bộ Phát triển Khu vực Viktor Basagrin.

Bốn hòn đảo đông dân cư gồm Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai thuộc chuỗi quần đảo Kuril nằm ở vị trí giữa đảo Hokkaido của Nhật Bản và bán đảo Kamchatka của vùng Viễn Đông Nga. Bán đảo Kamchatka thuộc Liên Xô cũ vào cuối Thế chiến II nhưng vẫn là mối tranh chấp với Nhật Bản.

Sự tranh chấp đối với các hòn đảo được Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc khiến Nga-Nhật không thông qua một hiệp ước hòa bình chính thức.

Trước chuyến thăm của Tổng thống Medvedev tới một trong những hòn đảo tranh chấp hồi tháng 11 năm ngoái, Nhật Bản bày tỏ mối ngại rằng sự xuất hiện của nhà lãnh đạo hàng đầu Nga sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ ý định của Tokyo nhằm thay đổi kế hoạch thăm đảo của ông Medvedev vì "đó là hành trình Tổng thống thăm đất nước của mình".

Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Nga hay Liên Xô cũ đến phía nam quần đảo Kuril.

Ngay sau khi đặt chân lên đảo Kunashir, ông Medevedev đã đăng tải một bức ảnh với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp trên tài khoản Twitter của mình, kèm chú thích: "Có rất nhiều địa điểm đẹp như tranh vẽ ở đảo Kunashir, Nga".

Phát biểu trong một cuộc biểu họp tại Tokyo ngày 8.2, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan gọi chuyến thăm các hòn đảo tranh chấp hồi cuối tháng 11 của Tổng thống Medvedev là "sự khiếm nhã không thể bào chữa được" khiến Mátxcơva giận dữ.

Nam Anh (Theo Ria Novosti)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét