Thứ năm, 19/08/2010, 07:37(GMT+7)
Tàu sân bay Mỹ CVN 73
VIT - Báo Hàn Quốc Chosun đưa lại tin của Dài tiếng nói Hoa Kỳ cho hay, Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì một sự hiện diện tại Biển Đông trong nhiều năm, để đảm bảo tự do giao thương qua tuyến đường biển quan trọng này.
Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, phát biểu trong cuộc thảo luận với các quan chức Philipine tại Manila hôm thứ Tư (18/8) rằng Trung Quốc ngày càng có những hành động “quyết đoán” trên biển. Trước đó, ông Robert Scher, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách Nam và Đông Nam Á, đã có cuộc hội đàm tương tự với các quan chức Việt Nam vào hôm thứ Ba (17/8).
Phó trợ lý Willard cho biết Hoa Kỳ không tham gia vào việc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc về tiềm năng dầu khí và các hải đảo ở Biển Đông. Nhưng, ông Willard nói Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện trong khu vực để đảm bảo sự tự do giao thương hàng hải qua Biển Đông, nơi vận chuyển hơn một nửa lượng hàng thương mại đường biển của châu Á.
Được biết, Trung Quốc rất tức giận khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu về Biển Đông tại diễn đàn an ninh châu Á tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 7, tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong việc duy trì giao thương đường biển trên Biển Đông.
Trong thời gian qua, Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong lịch sử của Quân đội Trung Quốc tại Biển Đông, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Tướng Chen Bingde (Trần Bỉnh Đức).
Trong một báo cáo hàng năm mới đây của Lầu Năm Góc trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Hai (16/8), nói rằng Trung Quốc đang phát triển khả năng quân sự có thể cho phép ảnh hưởng đến các cuộc tranh chấp trong khu vực, mở rộng lãnh hải của Trung Quốc và không cho phép các nước đối thủ sử dụng các tuyến đường biển.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng “phản pháo” qua tuyên bố gửi bằng fax cho hãng thông tấn Pháp hôm thứ Tư (18/8), rằng báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ là “không có lợi” cho mối quan hệ quân sự đang được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và khẳng định rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc “không đe dọa cho bất cứ quốc gia nào”.
Kể từ tháng Ba vừa qua, Mỹ ngày càng tỏ ra quan ngại khi chính quyền Trung Quốc bày tỏ với hai quan chức Mỹ tới thăm Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg và Jeffrey Bader - Giám đốc phụ trách châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, rằng Bắc Kinh coi Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”. Một thuật ngữ mà trước đây chỉ được áp dụng cho Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, những khu vực mà Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ.
Tiếp đó, vào cuối tháng trước, tờ Washington Post dẫn lời phát ngôn viên cao cấp Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Geng Yansheng, phát biểu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn sẽ cho phép các quốc gia khác giao thương qua khu vực biển này.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc huấn luyện diễn tập hải quân đầu tiên hồi tuần trước với Việt Nam, quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là Philipine, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Phó trợ lý Willard cho biết Hoa Kỳ không tham gia vào việc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc về tiềm năng dầu khí và các hải đảo ở Biển Đông. Nhưng, ông Willard nói Mỹ sẽ vẫn duy trì sự hiện diện trong khu vực để đảm bảo sự tự do giao thương hàng hải qua Biển Đông, nơi vận chuyển hơn một nửa lượng hàng thương mại đường biển của châu Á.
Được biết, Trung Quốc rất tức giận khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu về Biển Đông tại diễn đàn an ninh châu Á tổ chức ở Hà Nội hồi tháng 7, tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong việc duy trì giao thương đường biển trên Biển Đông.
Trong thời gian qua, Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong lịch sử của Quân đội Trung Quốc tại Biển Đông, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Tướng Chen Bingde (Trần Bỉnh Đức).
Trong một báo cáo hàng năm mới đây của Lầu Năm Góc trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Hai (16/8), nói rằng Trung Quốc đang phát triển khả năng quân sự có thể cho phép ảnh hưởng đến các cuộc tranh chấp trong khu vực, mở rộng lãnh hải của Trung Quốc và không cho phép các nước đối thủ sử dụng các tuyến đường biển.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng “phản pháo” qua tuyên bố gửi bằng fax cho hãng thông tấn Pháp hôm thứ Tư (18/8), rằng báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ là “không có lợi” cho mối quan hệ quân sự đang được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và khẳng định rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc “không đe dọa cho bất cứ quốc gia nào”.
Kể từ tháng Ba vừa qua, Mỹ ngày càng tỏ ra quan ngại khi chính quyền Trung Quốc bày tỏ với hai quan chức Mỹ tới thăm Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg và Jeffrey Bader - Giám đốc phụ trách châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, rằng Bắc Kinh coi Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”. Một thuật ngữ mà trước đây chỉ được áp dụng cho Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, những khu vực mà Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ.
Tiếp đó, vào cuối tháng trước, tờ Washington Post dẫn lời phát ngôn viên cao cấp Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Geng Yansheng, phát biểu rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn sẽ cho phép các quốc gia khác giao thương qua khu vực biển này.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc huấn luyện diễn tập hải quân đầu tiên hồi tuần trước với Việt Nam, quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông. Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là Philipine, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Thành Long (Theo Chosun)
Tin dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét