>> Súng lại nổ tại biên giới Ấn Độ - Pakistan
Ông Manmohan Singh tuyên bố: “Trung Quốc muốn đứng chân ở Nam Á. Rất khó để biết vấn đề sẽ biến chuyển tới đâu. Do đó, chúng ta phải suy ngẫm về sự thực này. Chúng ta phải cẩn thận, sẵn sàng đối phó”.
Chưa dừng lại, Thủ tướng Ấn Độ còn khẳng định Bắc Kinh có thể sử dụng Kashmir (vùng đất nước này đang tranh chấp với Pakistan) để kiềm chế New Delhi. Tuy nhiên, ông Singh cũng nhận định, thế giới đủ rộng lớn để hai nước hợp tác lẫn đấu tranh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Tuyên bố trên của ông Manmohan Singh là sự kiện mới nhất trong hàng loạt diễn biến mà trong đó hai cường quốc lớn nhất châu Á chỉ trích lẫn nhau. |
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á của ĐH Jawaharlal Nehru là Srikanth Kondapalli nhận định: “Ông Singh cho rằng Trung Quốc đã vượt qua giới hạn, ảnh hưởng tới chủ quyền của Ấn Độ. Dù kim ngạch thương mại song phương tăng nhưng Ấn Độ đang nhập siêu và cáo buộc Trung Quốc bán phá giá hàng hóa”.
“Ngoài ra, Ấn Độ muốn tỏ rõ phản ứng gay gắt với Trung Quốc để Bắc Kinh biết đường mà xử lý”, ông Kondapalli nói thêm.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Zhao Gancheng của Trung Quốc thì nhận định: “Sự thực là các khúc mắc giữa hai nước là do lịch sử để lại. Chúng không nên trở thành chướng ngại vật trên đường hai nước tăng cường hợp tác. Hiện hai bên không tin tưởng nhau lắm và đây là vấn đề đáng ngại”.
Kim ngạch thương mại song phương tăng 30 lần từ năm 2000. Năm nay, hai nước đặt mục tiêu vượt 60 tỷ USD |
Theo Reuters, Trung Quốc “chống lưng” cho đối thủ của Ấn Độ là Pakistan, quốc gia ủng hộ nhiều nhóm ly khai ở Kashmir và tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Kashmir.
Ngoài ra, Trung Quốc đầu tư nhiều tiền vào Pakistan và Sri Lanka, cũng như lĩnh vực khai mỏ và năng lượng ở Myanmar khiến Ấn Độ khó chịu. Tất cả khiến quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ chưa thể “hạ nhiệt”.
Trước đó, Trung Quốc đánh bại Ấn Độ trong cuộc chiến năm 1962 nhưng tới nay, hai bên vẫn tranh cãi về việc Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ và những gì liên quan đoạn biên chung đang tranh chấp dài 3.500 km. Hiện Ấn Độ kiểm soát 45% diện tích Kashmir, Pakistan nắm giữ khoảng 1/3. Phần còn lại nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc.
Cùng lúc, theo Reuters, Trung Quốc đang tìm mọi cách để tăng cường an ninh cho tuyến hải vận từ châu Phi về nước mình bởi đây là nơi vận chuyển 80% nhu cầu dầu của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét