Sự việc bắt đầu từ năm 2006 khi bà Ashtiani nhận tội có quan hệ với hai người đàn ông sau khi chồng chết. Khi đó, người mẹ 43 tuổi có hai con này bị đánh 99 roi trừng phạt.
Nhiều tháng sau, một tòa án khác lại truy tố một trong hai người đàn ông vì tội giết chồng của bà. Tòa này còn khép bà vào tội “ngoại tình trong lúc còn ở với chồng” và đưa ra bản án tử hình bằng cách ném đá cho đến chết, bất chấp việc bà bác bỏ các cáo trạng này.
Bà Ashtiani vẫn có nguy cơ bị tử hình. |
Bản án xử tử hình bằng cách ném đá khiến nhiều quốc gia và tổ chức ủng hộ nhân quyền lên tiếng chỉ trích.
Nghị viện châu Âu thông qua một nghị quyết khẳng định, không có lý do gì để biện minh cho bản án tử hình bằng cách ném đá và Hội đồng châu Âu cũn gửi một công văn tới Chủ tịch Quốc hội Iran là ông Ali Larijani kêu gọi ông làm hết sức mình để hủy bỏ bản án.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu là Jose Manuel Barroso cho biết, ông kinh hoàng khi nghe tin này; đồng thời khẳng định bản án dã man không lời nào có thể tả được.
Nước Pháp cũng tạo áp lực với Iran để mong cứu mạng cho bà Ashtani. Ảnh minh họa. |
Trước đó, Vatican cũng lên án vụ việc. Phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican là Frederico Lombardi cho rằng, ném đá là hình thức trừng phạt thể xác “hết sức tàn nhẫn”, giáo hội Thiên Chúa Giáo phản đối án phạt tử hình.
Vatican cũng ngụ ý vận động sau hậu trường để cứu mạng bà Ashtiani khi ông Lombardi khẳng định, sự can thiệp của người đứng đầu Thiên Chúa giáo trong các vấn đề nhân đạo thường xảy ra trong quá khứ nhưng theo kênh ngoại giao cá nhân.
Trong khi đó, Mỹ và Anh cũng khẳng định ném đá là hình thức hành quyết lên tới mức tra tấn. Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Anh Hague gọi ném đá là một “hình phạt thời trung cổ” không có chỗ đứng trong thế giới tân tiến và ông kêu gọi Iran ngưng việc thi hành hình phạt này. Ông nhấn mạnh, nếu tiếp tục áp dụng cổ tục này, Iran cho thấy sự “vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn”.
Nhiều nơi phản đối án tử hình bằng cách ném đá. |
Đáp lại sự phản đối của dư luận thế giới, Chính phủ Iran khẳng định quốc tế không nên biến trường hợp của bà Ashtiani thành vấn đề nhân quyền.
Hôm 7/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran là ông Ramin Mehmanparast tuyên bố, nếu phóng thích tất cả những kẻ sát nhân được xem là một vấn đề nhân quyền thì các quốc gia nên phóng thích tất cả phạm nhân giết người ra khỏi trại giam.
Hiện bà Ashtiani mới tạm thời chưa bị tử hình bằng hình thức ném đá. Tuy nhiên, bà vẫn có nguy cơ bị hành quyết bằng những phương pháp khác như treo cổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét