>> Vùng cấm bay ở Libya sẽ “ngốn” hơn 1 tỷ USD
Trong bài phát biểu tại đại bản doanh Bab al-Aziziya, bị lực lượng liên quân nã tên lửa vào đêm chủ nhật vừa qua, ông cho hay “tất cả quân đội Hồi giáo” sẽ tham gia chiến đấu cùng ông.
Bài phát biểu của nhà lãnh đạo Gadhafi kéo dài khoảng 3 phút và được phát trên đài truyền hình nhà nước. Ông cho biết có một “trận chiến cảm tử mới, do những đất nước tử vì đạo Hồi thực hiện”.
“Đạo Hồi muôn năm. Tất cả các đội quân đạo Hồi sẽ tham gia trận chiến, tất cả người dân tự do sẽ tham gia trận chiến...Cuối cùng chúng ta sẽ chiến thắng”.
Ông Gadhafi cũng phủ nhận chiến dịch ném bom của liên quân, cho biết: “Chúng ta sẽ không đầu hàng và chúng ta sẽ không sợ những kẻ qua đường. Chúng ta cười nhạo tên lửa của chúng. Đây là những tên lửa chỉ bay ngang qua.”
“Trong thời gian ngắn, chúng ta sẽ đánh bại chúng. Trong thời gian dài , chúng ta cũng sẽ đánh bại chúng”.
“Hệ thống phòng không mạnh nhất chính là người dân. Đây là những người dân ấy. Gadhafi ở trong lòng dân. Đây là hệ thống phòng không”, ông tuyên bố.
Ông kết thúc bài phát biểu bằng: “Tôi không sợ bão táp quét qua chân trời, cũng không sợ máy bay tàn phá. Tôi sẽ phản kháng, nhà tôi ở đây, trong lều của tôi...Tôi là người sở hữu hợp pháp và là người kiến tạo ngày mai. Tôi ở đây! Tôi ở đây! Tôi ở đây!”.
Các lực lượng trung thành với Tổng thống Gadhafi hiện đang giao tranh khốc liệt với phe nổi dậy.
Trong khi đó lực lượng liên quân Mỹ, Pháp, Anh cùng một số nước khác vẫn đang thực thi nghị quyết của Hội đồng bảo an đó là bảo vệ dân thường và thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Libya.
Ngoài ra, các đối tác chính trong liên minh hiện đang tranh luận để đưa ra một cấu trúc chỉ huy mới, khi Mỹ mong muốn rút khỏi vai trò đầu tàu của mình.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho hay những người thân cận với ông Gadhafi hiện đang liên lạc với các nước khác để tìm hiểu về những lựa chọn cho tương lai.
“Chúng tôi nghe nói về những người khác thân cận với ông ấy đang liên lạc với những người mà chúng tôi biết trên khắp thế giới, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Phi và các khu vực khác. Họ đã hỏi chúng tôi phải làm gì? Làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh này? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”, bà cho biết với hãng tin ABC News.
Phan Anh
Theo BBCÔng Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đã xác nhận thông tin trên. “Các nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng NATO sẽ đóng đảm nhận sứ mệnh chính trong chiến dịch đang tiếp diễn nhằm áp dụng vùng cấm bay tại Libya”, ông Rhodes nói.
Ông Rhodes cho biết thêm mặc dù các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành tại Brussels và tại thủ đô các nước, nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đồng cấp Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh đã đi đến thống nhất trên trong các cuộc điện đàm.
Bà Catherine Ashton, Cao ủy phụ trách ngoại giao và chính sách an ninh của Liên minh châu Âu, cũng xác nhận rằng các cuộc thảo luận như vậy đang diễn ra.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết rằng NATO đã hoàn thành việc lên kế hoạch để thực thi vùng cấm bay và cấm vận vũ khí tại Libya, và tất cả các thành viên của liên minh đều “cam kết thực thi trách nhiệm của họ dưới nghị quyết Liên hợp quốc nhằm ngăn chặn bạo lực chống lại các dân thường Libya”.
Mỹ đã đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 14 công ty Libya, thuộc sở hữu của Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Libya mà Washington xem là “xương sống” của ngành dầu mỏ do nhà nước Libya kiểm soát và là “nguồn hỗ trợ tài chính chủ yếu cho chính quyền Tổng thống Gadhafi”.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã áp đặt vùng cấm bay trên bầu trời Libya hôm thứ 6 tuần trước, cho phép thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo Libya Gadhafi nhằm vào các khu vực do quân nổi dậy nắm giữ.
Chiến dịch “Bình minh Odyssey” đã bước vào đêm không kích thứ 3 nhằm vào các mục tiêu phòng thủ của Libya. Kênh truyền hình quốc gia Libya cho biết ít nhất 60 dân thường đã thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương trong các cuộc không kích.
An BìnhTheo Ria
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét