Thứ ba, 24/08/2010, 02:25(GMT+7)
Ảnh minh họa
VIT - Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm 23/8 cho hay, lực lượng an ninh biển của Malaysia (APMM) đã bắt giữ 5 tàu cá cùng 58 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, vì đã bị cho là khai thác cá bất hợp pháp trong lãnh hải của họ.
Theo Đại tá Syed Mohd Fuzi Syed Hasan, chỉ huy trưởng APMM khu vực miền Đông của Malaysia, trong quá trình tuần tra lực lượng của ông đã bắt 3 tàu cùng 37 ngư dân ở khu vực biển Terengganu và 2 tàu cùng 21 ngư dân ở khu vực biển Kelantan.
Phát biểu với Bernama, Đại tá Syed Mohd Fuzi Syed Hasan nhấn mạnh: “Qua vụ bắt giữ này cho thấy, chúng tôi vẫn luôn luôn duy trì các hoạt động tuần tra trên biển”. Ông cũng cam kết rằng, lực lượng APMM sẽ luôn bảo đảm an ninh cho cộng đồng hàng hải trên khu vực biển miền Đông của Malaysia.
Bên cạnh đó, ông Syed Mohd Fuzi cũng kêu gọi tới tất cả các ngư dân trong nước, đặc biệt những tàu cá đánh bắt xa bờ hãy đề phòng cảnh giác, nếu phát hiện thấy các tàu cá nước ngoài xâm phạm lãnh hải, hãy khẩn trương thông báo cho APMM.
Ông cho biết thêm, các tàu thuyền nước ngoài khi xâm phạm bất hợp pháp vào lãnh hải của quốc gia đều bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ. Trong thời gian gần đây, cơ quan Kiểm soát Hàng hải và các tàu cá trong nước đã phối hợp với nhau chặt chẽ, khi phát hiện các tàu cá nước ngoài trong lãnh hải, các ngư dân đều thông báo về cho cơ quan chức năng điều tàu ra bắt giữ.
Phát biểu với Bernama, Đại tá Syed Mohd Fuzi Syed Hasan nhấn mạnh: “Qua vụ bắt giữ này cho thấy, chúng tôi vẫn luôn luôn duy trì các hoạt động tuần tra trên biển”. Ông cũng cam kết rằng, lực lượng APMM sẽ luôn bảo đảm an ninh cho cộng đồng hàng hải trên khu vực biển miền Đông của Malaysia.
Bên cạnh đó, ông Syed Mohd Fuzi cũng kêu gọi tới tất cả các ngư dân trong nước, đặc biệt những tàu cá đánh bắt xa bờ hãy đề phòng cảnh giác, nếu phát hiện thấy các tàu cá nước ngoài xâm phạm lãnh hải, hãy khẩn trương thông báo cho APMM.
Ông cho biết thêm, các tàu thuyền nước ngoài khi xâm phạm bất hợp pháp vào lãnh hải của quốc gia đều bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ. Trong thời gian gần đây, cơ quan Kiểm soát Hàng hải và các tàu cá trong nước đã phối hợp với nhau chặt chẽ, khi phát hiện các tàu cá nước ngoài trong lãnh hải, các ngư dân đều thông báo về cho cơ quan chức năng điều tàu ra bắt giữ.
Thanh Mai (Bernama)
Tin dịch
Nguồn tin: Bernama
Thứ ba, 24/08/2010, 02:32(GMT+7)
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
VIT - Indonesia đã đề xuất thời hạn tiến hành hội đàm về các vấn đề biên giới với Malaysia và đang chờ đợi phản ứng từ chính quyền Kuala Lumpur, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết ngày 23/8.
Bộ Ngoại giao Indonesia đã đưa ra đề xuất trên sau khi nhận được chỉ thị của tổng thống hôm Chủ Nhật (22/8) về sự cần thiết đẩy nhanh việc giải quyết các vấn đề biên giới đang còn vướng mắc với Malaysia và các quốc gia láng giềng khác, Bộ trưởng Ngoại giao Marty phát biểu tại Jakarta hôm thứ Hai (23/8).
Phát biểu với báo giới sau khi khai mạc chương trình mang tên Youth Envoys 2010 (Phái viên thanh niên năm 2010), Bộ trưởng Marty cho biết hồi tuần trước ông đã trao đổi với người đồng cấp Malaysia về kế hoạch thành lập Ủy ban liên Bộ trưởng Indonesia-Malaysia trong tháng 9 hoặc tháng 11 năm nay.
Tuy nhiên, sau khi nhận được chỉ thị của tổng thống vào đêm Chủ Nhật, ông đã gửi một thông điệp tới Malaysia đề xuất thời hạn tổ chức hội đàm để giải quyết các vấn đề phân định biên giới chưa được xử lý dứt điểm, ông Marty phát biểu nhưng không đề cập ngày cụ thể. Hiện tại, Indonesia đang chờ đợi trả lời của phía Malaysia về thời hạn đề xuất đàm phán.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Marty còn cho biết thêm, Indonesia cũng có kế hoạch sẽ tổ chức các cuộc họp về vấn đề biên giới với các quốc gia láng giềng như Philipine, Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Palau.
“Chúng tôi sẽ trao đổi các văn kiện chính thức về vấn đề biên giới với Singapore vào ngày 30/8, với Thái Lan vào ngày 1-2/9, và với Việt Nam, Philipine và Palau trong vài tháng tới”, Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa cho biết.
Được biết, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã lại yêu cầu tiến hành đàm phán biên giới biển ngay lập tức với Malaysia để ngăn chặn sự tái diễn của những sự cố biên giới xảy ra gần đây.
“Cần có một thỏa thuận về các đường ranh giới giữa Indonesia và Malaysia”, Tổng thống Susilo phát biểu trước đám đông tại khu dinh thự riêng Puri Cikeas Indah ở Bogor, Tây Java, vào ngày Chủ Nhật (22/8).
Tổng thống Yudhoyono cho biết, vị trí địa lý vùng biển của Indonesia là rất dễ bị các nước khác tuyên bố chủ quyền, vì Indonesia tiếp giáp với bảy quốc gia; và do đó, Indonesia phải tiếp tục ưu tiên ngoại giao trong việc giải quyết vấn đề biên giới với các quốc gia láng giềng.
Trước đó, vào ngày 13/8, có ba sĩ quan thủy sản của Indonesia đã bị một nhóm thủy thủ trên tàu cảnh sát biển Malaysia bắt và sau đó đưa tới Malaysia. Nhóm cảnh sát biển của Malaysia đã chặn tàu của các sĩ quan thủy sản Indonesia khi họ đang trên đường đến đảo Batam, trong khi dẫn giải một chiếc tàu đánh cá của Malaysia đã bị bắt giữ trước đó vì đánh bắt hải sản trộm trong vùng biển Indonesia.
Và rồi, sau đó cảnh sát Malaysia đã trao đổi các sĩ quan thủy sản của Indonesia lấy sự phóng thích của ngư dân Malaysia.
Phát biểu với báo giới sau khi khai mạc chương trình mang tên Youth Envoys 2010 (Phái viên thanh niên năm 2010), Bộ trưởng Marty cho biết hồi tuần trước ông đã trao đổi với người đồng cấp Malaysia về kế hoạch thành lập Ủy ban liên Bộ trưởng Indonesia-Malaysia trong tháng 9 hoặc tháng 11 năm nay.
Tuy nhiên, sau khi nhận được chỉ thị của tổng thống vào đêm Chủ Nhật, ông đã gửi một thông điệp tới Malaysia đề xuất thời hạn tổ chức hội đàm để giải quyết các vấn đề phân định biên giới chưa được xử lý dứt điểm, ông Marty phát biểu nhưng không đề cập ngày cụ thể. Hiện tại, Indonesia đang chờ đợi trả lời của phía Malaysia về thời hạn đề xuất đàm phán.
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Marty còn cho biết thêm, Indonesia cũng có kế hoạch sẽ tổ chức các cuộc họp về vấn đề biên giới với các quốc gia láng giềng như Philipine, Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Palau.
“Chúng tôi sẽ trao đổi các văn kiện chính thức về vấn đề biên giới với Singapore vào ngày 30/8, với Thái Lan vào ngày 1-2/9, và với Việt Nam, Philipine và Palau trong vài tháng tới”, Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa cho biết.
Được biết, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã lại yêu cầu tiến hành đàm phán biên giới biển ngay lập tức với Malaysia để ngăn chặn sự tái diễn của những sự cố biên giới xảy ra gần đây.
“Cần có một thỏa thuận về các đường ranh giới giữa Indonesia và Malaysia”, Tổng thống Susilo phát biểu trước đám đông tại khu dinh thự riêng Puri Cikeas Indah ở Bogor, Tây Java, vào ngày Chủ Nhật (22/8).
Tổng thống Yudhoyono cho biết, vị trí địa lý vùng biển của Indonesia là rất dễ bị các nước khác tuyên bố chủ quyền, vì Indonesia tiếp giáp với bảy quốc gia; và do đó, Indonesia phải tiếp tục ưu tiên ngoại giao trong việc giải quyết vấn đề biên giới với các quốc gia láng giềng.
Trước đó, vào ngày 13/8, có ba sĩ quan thủy sản của Indonesia đã bị một nhóm thủy thủ trên tàu cảnh sát biển Malaysia bắt và sau đó đưa tới Malaysia. Nhóm cảnh sát biển của Malaysia đã chặn tàu của các sĩ quan thủy sản Indonesia khi họ đang trên đường đến đảo Batam, trong khi dẫn giải một chiếc tàu đánh cá của Malaysia đã bị bắt giữ trước đó vì đánh bắt hải sản trộm trong vùng biển Indonesia.
Và rồi, sau đó cảnh sát Malaysia đã trao đổi các sĩ quan thủy sản của Indonesia lấy sự phóng thích của ngư dân Malaysia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét